Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.53 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG
TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Phương hướng phát triển
1.1. Về sản phẩm chủ yếu
Xây dựng công trình giao thông (Chủ yếu là cầu, cảng, thi công hoàn chỉnh các
công trình đường đầu cầu, tiến tới thi công các công trình đường quốc gia vào cuối năm
2007), công trình dân dụng và công nghiệp.
Tiếp cận đầu tư công nghệ kỹ thuật nghành xây dựng hầm.
Gia công sản xuất kết cấu thép, các cụm cơ khí, cac thiết bị chuyên dụng phục
vụ cho thi công như xe đúc, trạm trộn bê tông… và các sản phẩm khác theo giấy đăng
ký kinh doanh.
1.2. Về các chỉ tiêu kinh tế, đời sống
Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2008.
- Giá trị sản lượng: 165 – 180 tỷ đồng.
- Doanh thu: 75% – 80% sản lượng.
- Lương bình quân: tăng 7% – 10% mỗi năm. -
- Tỷ suất lơi nhuận/ vốn: 15% – 17%.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và đóng đủ BHXH, BHYT cho
CBCNV toàn Công ty.
1.3. Về lực lượng lao động
Đến hết năm 2008 lực lượng lao động của công ty không quá 550 người
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên (Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch và 03 thành viên,
trong đó Phó chủ tịch và các thành viên là kiêm nhiệm).
Ban kiểm soát gồm có 3 người (Trưởng ban và 02 Uỷ viên kiêm nhiệm).
1.4. Sắp xếp đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động
- Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của Công ty phù hợp
với mô hình sản xuất kinh doanh theo mô hình Công ty cổ phần.
Tiến hành rà soát, sắp xếp đổi mới lại cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành, lực
lượng lao động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới theo đề án phát triển


đã được phê duyệt.
- Về cơ cấu tổ chức: Với tinh thần tinh giảm bộ máy, giảm bớt đầu mối, nâng cao
chất lượng đội ngũ đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty giảm từ
18 đơn vị đầu mối xuống còn 13 đơn vị bao gồm: Cơ qua công ty và 12 đơn vị trực
thuộc.
Các đơn vị trực thuộc: Bỏ mô hình công trường, chuyển mô hình công trường
thành đội sản xuất. Mỗi đội sản xuất có thể đảm nhận thi công một hoặc nhiều công
trình trong phạm vi địa lý thích hợp hoặc với những công trình lớn, đồi hỏi tiến độ
nhanh có thể bố trí nhiều độ cùng tham gia thi công.
Trong từng giai đoạn căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cân đối với lực lượng lao
động, tiếp nhận thêm lao động mới tốt nghiệp tại các trường Đại học, dạy nghề có uy
tín như: Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Đại học Tài chính kế toán,
Kinh tế quốc dân, trường dạy nghề như Trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình Thăng
long, trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông I...
Xây dựng, ban hành chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Công ty bao gồm:
- Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám đốc.
- Chức năng nhiệm vụ, định biên cụ thể của từng phó ban nghiệp vụ trong Công
ty.
- Chức năng nhiệm vụ của các đội xây lắp, đội điện máy và xưởng cơ khí.
Vai trò của bộ máy quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh
doanh của Công ty được thể hiện rõ ràng cụ thể, thống nhất từ trên xuống dưới, nhằm
phát huy vai trò chủ động trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đồng thời với việc
phát huy khả năng liên kết, tập hợp các đơn vị thành viên khi thực hiện các nhiệm vụ
lớn đòi hỏi sức mạnh của toàn Công ty.
- Trong cơ cấu tổ chức việc chọn lựa người đứng đầu là hết sức quan trọng và
cần thiết bao gồm trưởng phòng ban, đội trưởng, xưởng trưởng đến các tổ trưởng sản
xuất, người đứng đầu dây truyền phải là người có năng lực, trình độ, phẩm chất và uy
tín.
1.5. Về bảo toàn và phát triển vốn
- Chỉ thi công những công trình có vốn, tập trung thi công nhanh và dứt điểm

từng công trình, hạng mục công trình. Thi công đến đâu hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu
thanh toán đến đó và bàn giao kịp thời để thu hồi vốn nhanh, giảm nợ. Kiên quyết
không thi công giàn trải, các công trình chưa có vốn.
- Có kế hoạch chi tiết, nghiệm thu hàng tuần, tháng, quý và cả năm.
- Có kế hoạch xác định nhu cầu nguồn vốn tuần, tháng, quý. Cân đối chủ động
đáp ứng đầy đủ cho công trình, đơn vị đảm bảo tạo điều kiện thi công đúng tiến độ.
- Mở rông mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng, có chương trình làm việc và
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các Ngân hàng nhằm giải quyết vốn vay phục vụ cho
sản xuất kinh doanh.
1.6. Về nâng cao năng lực quản lý, điều hành
- Về điều hành:
+ Phải tăng cường, củng cố thiết lập trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong toàn Công
ty, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật. Bố trí sắp xếp tổ chức phù hợp với
các nhiệm vụ, phân công, phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cụ thể cho từng
người, từng vị trí công tác. Đồng thời rà soát, hoàn thiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, quyền lợi của từng cấp, từng cá nhân, tập thể.
+ Hàng tháng, hàng quý xác định được các hạng mục công trình trọng tâm, trọng
điểm để tập trung chỉ đạo đáp ứng các yêu cầu tiến độ đề ra.
+ Tăng cường kiềm tra, đôn đốc, xử lý những vi phạm kiên quyết kịp thời, đảm
bảo thi công các công trình đạt và vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ, kiên
quyết xử lý các trường hợp vi phạm chất lượng công trình, làm bừa làm ẩu bớt xén vật
tư, công nghệ làm mất uy tín của Công ty.
+ Chủ động đáp ứng cho các đơn vị về thiết bị, vật tư, đặc biệt là nguồn vốn cho
thi công.
+ Thực hiện nghiêm ngặt chế độ kiểm tra, kiểm soát, thông tin báo cáo. Số lượng
phải chính xác, kịp thời đáp ứng cho công tác điều hành, quản lý đạt hiệu quả cao.
- Về quản lý:
+ Phải xây dựng cơ chế quản lý thống nhất, đúng quy định pháp luật từ Công ty
đến các đội, xưởng. Đặc biệt chú ý đến công tác quản lý tiến độ, quản lý chất lượng,
quản lý tiền lương, vật tư, thiết bị và công tác thanh quyết toán các hợp đồng, bản

khoán, các công trình.
+ Trong quản lý phải có biện pháp kiên quyết, chặt chẽ, phải kiểm soát được thu
chi hàng tháng, quý của từng đơn vị. Kết thúc các hạng mục công trình phải kiểm tra
xác định lỗ, lãi để có biện pháp xử lý. Giao chỉ tiêu lãi cho từng công trình, đơn vị. Rà
soát tập hợp thiết kế, biện pháp tổ chức thi công tổng hợp tiêu chuẩn công nghệ thi công
thành thư viện lưu trữ hồ sơ tài liệu trên đĩa.
+ Định kỳ mở các lớp tập huấn bổ túc nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn nghiệp
vụ về các thủ tục hành chính, hệ thống luân chuyển, cập nhật hồ sơ, chứng từ phương
pháp hạch toán, cập nhật và chuyển tải thông tin trong bộ máy điều hành, đảm bảo xử lý
chính xác, kịp thời các tình huống trong sản xuất kinh doanh và chấp hành đúng các chỉ
thị mệnh lệnh của lãnh đạo cấp trên.
1.7. Về sử dụng cán bộ và phát triển nguồn nhân lực
- Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý:
+ Thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình về công tác dự nguồn và quy hoạch cán
bộ, sử dụng cán bộ đúng quy hoạch.
+ Tiến hành thống kê, phân loại cán bộ theo các tiêu chí: Năng lực, phẩm chất
đạo đức, sự phù hợp về vị trí công tác để có kế hoạch thay thế, chuyển đổi nhằm phát
huy năng lực, sở trường của từng người, tránh sự trì trệ, yếu kém trong quản lý điều
hành.
+ Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán
bộ chủ chốt của Công ty (Từ đội phó, phó phòng trở lên) đạt dưới 45 tuổi. Tạo điều
kiện cho cán bộ lãnh đạo cán bộ quản lý học tập và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Thống kê năm chắc tình hình cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong toàn Công
ty, phân loại sắp xếp bố trí đúng người, đúng việc, có hiệu quả.
+ Thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển dụng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trẻ,
có năng lực và đảm nhận nhiều công việc.
+ Thực hiện luân chuyên cán bộ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém không đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ.
- Đối với đội ngũ công nhân lành nghề, thợ bậc cao:

+ Quản lý chặt chẽ lực lượng công nhân lành nghề, thợ bậc cao có năng lực và
trình độ sức khoẻ, coi đây là tài sản quý giá của công ty. Công ty phải có quy chế chính
sách về quản lý, điều động, đãi ngộ phù hợp để họ yên tâm gắn bó và phát huy trình độ
tay nghề đóng góp cho Công ty. Có kế hoạch cân đối, bổ sung lực lượng lao động, có
phương án hợp đồng sử dụng lại những người đã nghỉ hưu theo nghị định 41/CP theo
yêu cầu công việc.
+ Xây dựng kế hoạch đảm bảo thu nhập, đảm bảo đời sống cho người lao động.
Xây dựng quy chế trả lương hợp lý, đảm bảo sự công bằng trông phân phối theo nguyên
tắc tiền lương tỷ lệ với sản phẩm và khối lượng công việc, hiệu quả công tác của mỗi
người.
- Về chính sách thu hút, gìn giữ và phát triên nhân tài:
+ Có chế độ chính sách thu hút, bồi dưỡng đào tạo cán bộ trẻ coi đó là việc đầu
tư cho tương lai. Có chính sách đãi ngỗ phù hợp đối với người có đóng góp đặc biệt
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng và củng cố môi trường làm việc lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi
cho những cán bộ có năng lực được cống hiến và phát triển.
- Phối hợp giữa chính quyền với tổ chức Công đoàn để có kế hoạch chăm lo đời sống
vật chất, văn hoá, tinh thần cho người lao động.
1.8. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp
- Xây dựng phong cách lao động có kỷ luật:
+ Chấp hành nghiêm túc luật lao động, thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình,
quy phạm kỹ thuật, các quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
+ Thực hiện phong cách làm việc tiên tiến, công nghiệp, sáng tạo, vượt lên mọi
khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Xây dựng văn hoá kinh doanh:
+ Luôn tôn trọng và sẵn sàng hợp tác với khách hàng. Thái độ cởi mở, lịch sự, tự
tin trung thực trong công việc, thực sự là niềm tin với khách hàng.
- Xây dựng phong cách văn minh và nếp sống văn hoá:
+ Rèn luyện phong cách ứng sử văn minh cho mọi đối tượng, nhất là đối tượng
thường xuyên phải giao tiếp với các đối tác của cơ quan, đơn vị.

+ Chỉnh trang lại công sở, bố trí lễ tân, tiếp đón lịch sự, từ văn phòng các đội,
xưởng đến cơ quan công ty. Tạo môi trường văn hoá, nâng cao nhận thức của CBNV về
văn hoá trong doanh nghiệp, vận động và xây dựng phong trào “Văn minh Thăng
Long”.
2. Định hướng trong công tác đấu thầu của Công ty
- Công ty cần tích cực duy trì các mối quan hệ hợp tác và mở rộng mối quan hệ
với các khách hàng mới, đối tác mới. Đồng thời phát động toàn Công ty cùng hợp tác
trong công tác tìm kiếm các thông tin liên quan đến đấu thầu. Xây dựng quy trình xử lý
thông tin hiện đại và bài bản hơn nhằm nâng cao hiệu quả của các thông tin. Từ đó có
thể tăng số lượng các công trình mà Công ty tham gia dự thầu và tăng tỷ lệ thắng thầu
của Công ty lên hơn nữa. Từ đó có thể nâng cao và khẳng định uy tín của Công ty.
- Tham gia dự thầu nhiều hơn những công trình xây dựng dân dụng, công trình
công nghiệp… để có thể mở rộng cơ cấu sản phẩm của Công ty. Trong giai đoạn hiện
nay, đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp tận dụng được hết những nguồn lực cho phát triển
của Công ty.
- Đầu tư nâng cao năng lực của để nâng cao khả năng thắng thầu:
+ Năng lực tài chính: tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng Công ty, mở rộng quan hệ
với ngân hàng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận để lại.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc
biệt là đội ngũ trong bộ phận liên quan đến công tác tổ dự thầu, lập hồ sơ dự thầu bằng
các biện pháp như: cử cán bộ đi học, thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật, thực hiện tốt
công tác học tập, rút kinh nghiệm từ những sai sót đã xảy ra.
+ Đầu tư cải tiến máy móc thiết bị phục vụ thi công, kiểm tra chất lượng, giám
sát, thu thập và xử lý thông tin… Đồng thời có chính sách khuyến khích những sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, phương pháp quản lý mang lại lợi ích cho Công ty.
- Hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu, thực hiện tốt quá trình tính giá dự thầu,
bóc tách khối lượng công việc để có sự linh hoạt trong giá dự thầu.
- Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường… đê
khẳng định năng lực, uy tín của Công ty.
3. Thách thức

×