Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG PH¬ƯƠNG H¬ƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU T¬Ư NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM BIA HALIDA TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.28 KB, 18 trang )

NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM
NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM BIA HALIDA
TRONG THỜI GIAN TỚI.
I – Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
bia HaLiDa
1. Mục tiêu
Hiện nay, ở Việt Nam mức tiêu thụ bình quân đầu người là 18lit/năm, tuy
nhiên, với mức thu nhập với mức thu nhập đang tăng dần lên của người dân
cộng với sự thay đổi tập quán uống ( chuyễn từ uống rượu sang uống bia ) của
người dân ở nhiều vùng nông thôn..., thì vào năm 2010, mức tiêu thụ bia bình
quân đầu người ở Việt Nam ước tính sẽ đạt tới 28lit/năm.
Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, lượng bia tiêu thụ trên toàn quốc năm
2004 là khoảng 1,4 triệu lít và ước tính, với tốc độ tăng trưởng 11% năm, thì
mức tiêu thụ bia của năm 2007 chắc chắn vượt qua con số 1,8 triệu lít. Hiện tại
thị trường đang chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhãn hiệu bia nỗi
tiếng như Bia SàiGòn, Bia Hà Nội, Heineken, Halida,.....
Trước tình hình đó đòi hỏi công ty phải nâng cao trình độ quản lý, mở
rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời thực hiện các
biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Để thực hiện được yêu cầu này em xin
nêu ra môt số giải pháp như sau :
• Tăng sức cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở thực hiện cải tiến và
hoàn thiện chất lượng sản phẩm, thực hiện các giải pháp để làm giảm chi phí
sản xuất
• Mở rộng thị trường mới vì đây là một nội dung quan trọng đặc biệt là
thị trường Miền Nam do nhu cầu về bia ở vùng này là rất lớn, cụ thể trong thời
gian tới công ty sẽ xâm nhập vào vùng Mêkông và một số vùng phụ cận.
• Tăng quy mô sản phẩm được tiêu thụ trong những năm tới đạt trên 150
triệu lít
• Tiếp tục nâng cao trình độ của người lao động bằng các phương pháp
truyền thống và hiện đại
2. Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty


2.1 – Giữ vững và mở rộng thị trường
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì vấn đề thị trường là vấn đề then chốt
trong việc duy trì và nâng cao sản lượng của công ty. Hiện nay công ty đẵ xác
định thị trường mục tiêu là thị trường miền Bắc và miền Trung (đặc biệt là vùng
Khu bốn cũ bao gồm các tĩnh : Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh ), tuy nhiên cũng
không thể bỏ qua các thị trường tiềm năng mà công ty đẵ đạt được thành công
nhất định với sản lượng tiêu thụ có xu hướng ngày càng tăng như: Đà Nẵng,
Quy Nhơn, Huế, Cần Thơ....
Có thể nói đối với người tiêu dùng thì các đại lý phân phối ở các tỉnh thành
phố chính là bộ mặt của công ty. Vì vậy đối với các nhà phân phối ở các thị tr-
ường này công ty cần có chiến lược ưu tiên khuyến kích tạo điều kiện về giá cả,
phương thức vận chuyễn, kho bãi ... đặc biệt là vấn đề hoa hồng sao cho họ cảm
thấy xứng đáng so với sức lao động mà mình bỏ ra, để họ trở thành cách tay đắc
lực đáng tin cậy của công ty tại đó.
2.2 Nhanh chóng nắm bắt và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến hiện đại.
Khoa học công nghệ là chìa khoá quyết định sức cạnh tranh của một doanh
nghiệp. Xu hướng hiện nay trong toàn lĩnh vực là đều đổi mới công nghệ để
theo kip với xu hớng phát triển hiện nay.
Để chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh. công ty càng nhanh chóng
nắm bắt cơ hội áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh của mình.
Việc vận dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty
cần áp dụng một loạt các bịên pháp: nắm bắt thông tin và lựa chọn công nghệ
thiết bị, có lực lượng lao động phù hợp xây dựng phương thức tổ chức và quản
lý tốt thì việc vận dụng khoa học kỹ thuật mới có sức cạnh tranh cao.
2.3 – Phát triển thương hiệu bia Halida
Với sản phẩm tiêu dùng thương hiệu giúp giúp cho người tiêu dùng định h-
ướng sản phẩm. Thương hiệu là sức mạnh, là lợi thế so sánh và được dùng để
cạnh tranh trực tiếp giữa các sản phẩm cùng loại với nhau. Doanh nghiệp không
có hay chưa có thương hiệu không khác gì người đi đêm mà không có đèn. Và

nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không xây dựng cho mình một thương
hiệu vững chắc thì sớm hay muộn cũng sẽ bị các tập đoàn kinh doanh đồ uống
quốc tế thao túng.
Thực tế cho thấy, các sản phẩm hàng hoá nói chung và đồ uống nói riêng,
nếu xây dựng được thương hiệu kết hợp với bản sắc văn hoá, thì thương hiệu đó
có một sức sống lâu bền trong lòng người tiêu dùng. Nhật Bản đẵ xây dựng đ-
ược cho mình một thương hiệu trà đạo, Pháp có thương hiệu về vang, Đức nỗi
tiếng là quê hương của bia, còn Nga lại nức vang với Vodka, Scotland được biết
đến với Whisky...tất cả các đồ uống đó đều có một điểm chung là gắn với đặc
trưng văn hoá bản sắc văn hoá nội địa, sử dụng sản phẩm đồng nghĩa với việc
tiếp xúc với một nền văn hoá mới. Giờ đây, những thuật ngữ như: Rượu vang
Pháp, trà đạo Nhật Bản... đẵ không còn xa lạ với người yêu thích văn hoá ẩm
thực.
Để thương hiệu bia Halida được biết đến nh là một niềm tự hào bia nội thì
công ty phải có những bước đi cụ thể chính xác nhằm phát triển bia Halida
thành một thương hiệu được nhiều người biết tới, một trong những phương
pháp hữu hiệu để có thể thực hiện ước mơ đó là phải phát triển bia theo hướng
kết hợp với bản sắc văn hoá dân tộc.
II - Một số giải pháp và kiến nghị
1. Một số giải pháp
Phát huy những thành tựu đã đạt được và thực hiện những phương hướng
đẵ nêu ở trên, theo em để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm bia
Halida trong giai đoạn tới, cần thực hiện một số giải pháp sau đây :
1.1 Giải pháp về huy động vốn
Hiện nay để có thể huy động được vốn thì công ty Việt Hà thì chỉ huy động
vốn thông qua nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn vay không được Công ty chú
trọng nhiều.
Hiện nay do nhu cầu phát triển ngày càng tăng Công ty rất cần vốn để mở
rộng hoạt động sản xuưất kính doanh, do vậy tìm ra được các phương thức huy
động vốn đối với công ty là rất quan trọng.

Sau đây là một số phương thức huy động vốn công ty nên tham khảo và áp
dụng :
Một là, tăng cường huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng của các Ngân
hàng thương mại. Giải pháp này được đa ra trên cơ sở.
• Nhu cầu vốn của công ty trong giai đoạn tới là rất lớn và phải đáp
ứng mục tiêu mở rộng sản xuưất kinh doanh để phục vụ cho tiêu dùng ngày
càng cao, và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Nguồn vốn bổ sung hiện nay
của công ty được sử dụng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và huy động từ cán
bộ công nhân viên chức - nguồn vốn này không phải là yếu tố giúp Công ty đạt
hiệu quả sản xuất kinh doanh tối đa. Nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thương
mại với sức ép lãi vay cũng như các điều kiện về tín dụng là một trong những
nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tức là nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên
thị trường.
• Hệ thống Ngân hàng thương mại phát triển cùng với sự ra đời của
hàng loạt loại hình từ NHCP, Nhà nước, tư nhân….cùng với sự phát triển mạnh
mẽ đó là những đổi mới theo chiều hướng linh hoạt có lợi cho các cá nhân tổ
chức như: lãi suất, số lượng vốn cần vay, thời gian trả lãi…đó chính là lợi thế
cho doanh nghiệp.
Công ty hiện đang là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn trong lĩnh
vực sản xuất bia, liên tục trong nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao, có uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường,
có triển vọng phát triển tốt, như vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều điều khiện thuận
lợi trong việc vay vốn Ngân hàng.
Hai là, tăng cường huy động nguồn vốn của Công ty thông qua hoạt động
hoạt động cổ phần hoá của Công ty với các biểu hiện
• Thu nhập hiện nay của người lao động trong Công ty là ở mức khá
cao và có xu hướng liên tục tăng, Công ty cần tạo điều kiện cho cán bộ Công
ty nhân viên chức có điều kiện để mua cổ phần. Có như vậy sẽ khuyến kích ng-
ười lao động trong hoạt động sản xuưất kinh doanh hơn vì lúc này lợi ích của họ

gắn chặt với Công ty.
• Hiện nay hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam là vô
cùng sôi động, Công ty có thể huy động vốn thông qua thị trường này. Đây là
phương pháp huy động vốn phổ biến mà các Công ty lớn hiện nay vẫn làm.
Ba là, phát hành trái phiếu Công ty. Trong giai đoạn này việc phát triển
không ngừng của thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường vốn nói chung, đặc
biệt là sự ra đời của thị trường chứng khoán ở nước ta đẵ góp phần mạnh mẽ
của tiến trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trên cơ sở khai thông, mở
rộng sự giao lưu các nguồn vốn và đảm bảo cung cưấp kịp thười các nhu cầu về
vốn đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế.
Các điều kiện thuận lợi để phát hành trái phiều
• Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều năm qua luôn đạt tăng
trưởng cao, sản phẩm của Công ty luôn chiếm lĩnh được thị trường, đạt được lợi
nhuận lớn, tình hình tài chính lành mạnh và triển vọng phát triển là lớn.
• Công ty làm ăn nghiêm túc khồn vi phạm pháp luật Nhà nước và
các kỷ luật tài chính.
• Có kinh nghiệm trên thị trường, được Ngân hàng và các nhà đầu
tư tín nhiệm.
Bốn là, tăng cường huy động vốn tự bổ sung của Công ty. Trong nhiều
năm tới Công ty tiếp tục huy động vốn bằng nguốn vốn tự bổ sung, Công ty cần
tích luỹ mở rộng vốn đầu tư để phát triển bằng việc tiết kiệm chi phí sản xuất
(đặc biệt là nên quản lý tốt việc sử dụng điện năng trong Công ty tránh việc gây
lãng phí trong sản xuất) giành lợi nhuận vào tái đầu tư phát triển, mở rộng kinh
doanh chủ động sủ dụng linh hoạt các loại vốn các loại quỹ vào mục tiêu phát
triển kinh doanh, chuyễn đổi cơ cấu tài sản phù hợp với nhu cầu kinh doanh trên
thị trường theo nguyên tắc nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo toàn và phát triển
được vốn.
1.2 – Giải pháp về mở rộng đầu tư và chiếm lĩnh thị trường
• Thị trường
Hiện nay doanh nghiệp chỉ mới xâm nhập được vào một số thị trường nhất

định: Miền Bắc, các tỉnh Khu bốn cũ, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ….Doanh nghiệp
cần phải duy trì, cũng cố vững chắc và phát triển thị trường hiện tại. Thực hiện duy
trì và phát huy thị trường hiện tại bằng cách thường xuyên nâng cao chất lượng sản
phẩm, thực hiện hế thống phân phối tốt và chính sách giá hợp lý.
Đặc biệt là việc duy trì và phát triển thị trường miền Nam. Lượng nhu cầu
đối với tất cả các sản phẩm là lớn một cách tương đối với cả nước, và sản phẩm
bia cũng không phải ngoại lệ.
Để nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty phải tìm kiếm
và thực hiện chiến lược xâm nhập vào những thị trường mới. Xâm nhập vào thị
trường mới bằng chính sách giá chính sách phân phối thực hiện hình thức xúc
tiến hỗn hợp hợp lý và hiệu quả.
Thị trường mới là thị trường có tiềm năng phát triển, nhu cầu thị trường về
bia trong hiện tại và trong tương lại cao. Như vậy doanh nghiệp cần phải xác
định đâu là thị trường tiềm năng có khả năng phát triển mạnh.
Vì là sản phẩm đồ uống nên trước hết thị thị trường tiềm năng là những vùng
có nhiệt độ hang năm tương đối cao, và người dân có thói quen sử dụng đồ uống
có cồn, ngoài ra những vùng đó phải có một mức phát triển kinh tế nhất định.
• Khách hàng
Đối với khách hàng truyền thống công ty cần có các chính sách nhằm duy
trì và lôi kéo họ. Các hoạt động chăm sóc khách hàng như: quà tặng, thăm
hỏi .... thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng thông qua đó để tiếp nhận các
ý kiến phản hồi của khách hàng, Công ty cần nhanh chóng xác minh những kiếu
nại của khách hàng và giải quyết kịp thời các kiếu nại đó.
Mặt khác đối với các khách hàng truyền thống, công ty cần có các chính
sách ưu đãi về giá, vận chuyễn. Đối với các dịch vụ thanh toán, công ty cần hết
sức linh hoạt tránh cứng nhắc, chấp nhận mọi phương thức thanh toán, tạo điều
kiện thuận lượi nhất cho khách hàng.
Phải biết khôn kéo thông qua khách hàng truyền thống để tìm hiểu thăm dò
đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là nơi cung cấp những thông tin về đối thủ cạnh
tranh chính xác nhất .

Bên cạnh đó công ty phải tìm kiếm thêm khách hàng mới, những khách
hàng lớn để tăng khối lượng tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Khách hàng mới là những khách hàng chưa tiêu dùng sản phẩm của công ty
nhưng lại có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm.
• Giá bán sản phẩm
Công ty Bia Việt Hà từng quan niệm rằng muốn thu hút được khách hàng

×