Tải bản đầy đủ (.pdf) (539 trang)

Giáo trình luật tố tụng dân sự việt nam nguyễn công bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 539 trang )

1


41-2017/CXBIPH/114-01/CAND
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình
(Tái bản lần thứ 17 có sửa đổi)

NHÀ XUẤT BẢN CƠNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2017

3


Chủ biên
TS. NGUYỄN CƠNG BÌNH

Tập thể tác giả
1. TS. NGUYỄN CƠNG BÌNH

Chương I, III, IV,
V, VI, X

2. TS. NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG

Chương XIV


3. TS. LÊ THU HÀ

Chương VIII

4. TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Chương IX

5. TS. BÙI THỊ HUYỀN

Chương XI

6. TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO

Chương XII

7. TS. HOÀNG NGỌC THỈNH

Chương VII

8. PGS.TS. TRẦN ANH TUẤN

Chương II

9. TS. BÙI THỊ HUYỀN
& PGS.TS. TRẦN ANH TUẤN

Chương XIII

4



LỜI GIỚI THIỆU
Luật tố tụng dân sự là ngành luật có vị trí quan trọng
trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Trong chương trình đào tạo đại học của Trường
Đại học Luật Hà Nội, môn học luật tố tụng dân sự Việt Nam
được xác định là một môn học chuyên ngành cơ bản. Để đáp
ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu luật tố tụng dân sự của cán
bộ, giảng viên, học viên và các đối tượng khác, Trường Đại
học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạn "Giáo trình luật tố tụng
dân sự Việt Nam".
Nội dung giáo trình gồm có hai phần: Phần những vấn đề
chung về luật tố tụng dân sự và phần thủ tục giải quyết các vụ
việc dân sự. Trong đó, tập thể tác giả đã cố gắng trình bày, lý
giải những vấn đề lý luận cơ bản về luật tố tụng dân sự kết
hợp với việc giới thiệu các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam. Giáo trình này đã được các nhà khoa học như
GS.TS. Lê Minh Tâm, PGS.TS. Đinh Văn Thanh, TS. Đinh Trung
Tụng và PGS.TS. Phan Hữu Thư đọc và cho ý kiến. Tuy vậy,
do được biên soạn và sửa đổi trong điều kiện hệ thống pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam đang được hoàn thiện, nhiều vấn
đề về tố tụng dân sự vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ và
5


chờ sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nên Giáo trình
này khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tơi rất mong
nhận được sự góp ý của bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

6


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BLDS
BLLĐ
BLTTDS
BPKCTT
HĐTPTANDTC
LHN&GĐ
LLS
LSĐBSBLTTDS
LTM
LTTTM
LTCTAND
LTCVKSND
PLAPLPTA
PLKSVVKSND
PLTP&HTTAND
PLTTGQCVADS
PLTTGQCVAKT
PLTTGQCTCLĐ
TANDTC
VKSNDTC

7

Bộ luật dân sự

Bộ luật lao động
Bộ luật tố tụng dân sự
Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao
Luật hơn nhân và gia đình
Luật luật sư
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
tố tụng dân sự
Luật thương mại
Luật trọng tài thương mại
Luật tổ chức toà án nhân dân
Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân
Pháp lệnh án phí, lệ phí tồ án
Pháp lệnh kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân
Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp
lao động
Toà án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao


8


PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC
CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
CHỈNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1. Khái niệm luật tố tụng dân sự Việt Nam
Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động
lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những
mức độ khác nhau nhưng pháp luật của các quốc gia trên thế giới
đều cơng nhận và bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ
thể. Quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể không trái pháp luật
được Nhà nước bảo vệ được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp.
Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Khi tham
gia vào các quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền,
nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của
mình theo quy định của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền,
lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, dẫn đến tranh chấp. Để duy trì
trật tự xã hội, Nhà nước thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của các chủ thể. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức
9


hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có
quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ
quyền, lợi ích đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật chấm
dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Căn cứ vào Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân (LTCTAND)

năm 2014 thì tồ án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tồ án nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ cơng lí, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động
của mình, tồ án góp phần giáo dục cơng dân trung thành với Tổ
quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc
của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các
vi phạm pháp luật khác. Do vậy, khi có chủ thể yêu cầu bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có vi phạm hoặc
có tranh chấp thì tồ án phải xem xét thụ lí giải quyết để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc phát sinh từ quan hệ
pháp luật dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và
lao động do toà án giải quyết được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó,
đối với những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các
bên được gọi là vụ án dân sự; đối với những việc khơng có tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự.
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự là
quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của toà án,
viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch,
người định giá tài sản, người thẩm định giá tài sản (sau đây gọi
chung là người định giá tài sản) và những người có liên quan đến
việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như cá nhân, cơ
quan, tổ chức lưu giữ các chứng cứ tài liệu của vụ việc dân sự
10


v.v..(1) Các chủ thể này tham gia vào quá trình này với những mục

đích, động cơ, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và giữa họ nảy sinh
các quan hệ khác nhau như quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ
quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch và người liên quan; quan
hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với nhau
và quan hệ giữa các đương sự với người liên quan. Để bảo đảm việc
giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh
chóng, đúng đắn; bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,
cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước, pháp luật quy định cụ thể
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
Trong khoa học pháp lý, trình tự do pháp luật quy định cho việc giải
quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là “tố tụng dân
sự”. Hoạt động của các chủ thể nêu trên tiến hành trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo quy định của
pháp luật được gọi là hoạt động tố tụng dân sự. Tuy vậy, hiện nay
vẫn có ý kiến cho rằng hoạt động thi hành án dân sự không phải là
hoạt động tố tụng dân sự vì cơng tác thi hành án dân sự do cơ quan
thi hành án dân sự tổ chức.(2) Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của
các bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) do Nhà nước ta đã ban hành
thì tố tụng dân sự bao gồm khởi kiện, hoà giải, xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết
định của toà án nên thi hành án dân sự phải được coi là một giai
đoạn của tố tụng dân sự. Từ đó, tập hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự thành
ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự. Từ đó, có thể định
nghĩa luật tố tụng dân sự như sau:
(1). Sau đây gọi tắt là người liên quan.
(2).Xem: Viện nghiên cứu khoa học pháp lí, Bộ tư pháp, Luận cứ khoa học và thực
tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn

mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 2003, tr. 13; Viện nhà nước và pháp
luật, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Những quan điểm cơ bản về
Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2001, tr. 63.

11


Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống
pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm
hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và
thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự phát
sinh nhiều quan hệ khác nhau giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan
thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và
người liên quan. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, luật tố
tụng dân sự Việt Nam đã điều chỉnh các quan hệ này bằng việc
quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể khi
tham gia quan hệ, buộc các chủ thể phải thực hiện các hành vi tố
tụng của mình phù hợp với ý chí của Nhà nước. Từ đó, có thể rút
ra kết luận sau:
Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các
quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự,
đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan phát

sinh trong tố tụng dân sự.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự
Việt Nam bao gồm nhiều loại:
- Các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án
dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và
người liên quan;
12


- Các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án
dân sự với nhau;
- Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân
sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng, việc thực hiện mục
đích của tố tụng là động lực thiết lập các quan hệ. Ngoài ra, các
quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự đa
dạng, hình thành giữa các chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau.
Trong đó, tồ án, cơ quan thi hành án dân sự là các chủ thể có vai
trị mang tính quyết định đối với q trình giải quyết vụ việc dân
sự và tổ chức thi hành án dân sự.
Trong số các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố
tụng dân sự thì các quan hệ giữa toà án và các đương sự chiếm đa
số bởi toà án và các đương sự là hai chủ thể tố tụng dân sự cơ bản
của vụ việc dân sự, ở bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng đều phát sinh
các quan hệ này.
3. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Luật tố tụng dân sự là ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật
Việt Nam, luật tố tụng dân sự khác các ngành luật khác không chỉ

ở đối tượng điều chỉnh mà cịn ở cả phương pháp điều chỉnh của
nó. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là tổng hợp
những cách thức mà luật tố tụng dân sự tác động lên các quan hệ
thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cũng phụ thuộc
vào tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng
điều chỉnh của nó như phương pháp điều chỉnh của các ngành luật
khác. Do đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cơ bản là
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật
như tồ án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với những
người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành
án dân sự như đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người
13


giám định, người phiên dịch nên luật tố tụng dân sự điều chỉnh các
quan hệ này bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.
Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố
tụng bằng phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở chỗ quy định địa vị
của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và các chủ thể
khác trong tố tụng không giống nhau; các chủ thể khác đều phải
phục tùng toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự. Các
quyết định của toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự
có giá trị bắt buộc các chủ thể tố tụng khác phải thực hiện, nếu
không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự quy
định như vậy là xuất phát ở chỗ toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi
hành án dân sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, giải quyết vụ việc dân
sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm sát các hoạt động tố tụng. Để
thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan này

phải có những quyền lực pháp lý nhất định đối với các chủ thể tố
tụng khác. Do đó, ở các quan hệ do luật tố tụng dân sự điều chỉnh
khơng có sự bình đẳng giữa toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi
hành án dân sự với các chủ thể khác.
Tuy vậy, ngoài phương pháp mệnh lệnh, luật tố tụng dân sự
còn điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương
pháp định đoạt vì các quan hệ pháp luật nội dung tồ án có nhiệm
vụ giải quyết trong các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự, kinh
doanh, thương mại, lao động, hơn nhân và gia đình. Các chủ thể
của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình
khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ
thể đó là đương sự. Do vậy, để bảo đảm quyền tự quyết định
quyền lợi của các đương sự trong tố tụng, luật tố tụng dân sự điều
chỉnh các quan hệ giữa tồ án với các đương sự phát sinh trong
q trình tố tụng bằng phương pháp định đoạt. Theo đó, các đương
sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ
trước tồ án. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh
chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tồ án giải
quyết vụ việc. Trong q trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành
14


án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thoả
thuận giải quyết những vấn đề tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi
kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.
Như vậy, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định
đoạt. Trong đó, phương pháp điều chỉnh chủ yếu nhất là phương
pháp mệnh lệnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ NGUỒN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN

SỰ VIỆT NAM
1. Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Pháp luật là công cụ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát
triển. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa vào
cuộc sống một phần là nhờ các quy định của pháp luật. Đảng và
Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy dân
chủ, tăng cường kỷ cương, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa làm cho dân giàu, nước mạnh thì pháp luật càng có vai
quan trọng. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
với chức năng là điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng
dân sự, luật tố tụng dân sự Việt Nam có nhiệm vụ bảo đảm thực
hiện những nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
Hiện tại, nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam đã được quy
định trong nhiều văn bản pháp luật tố tụng dân sự. Tại Điều 1
BLTTDS năm 2015 quy định: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định
những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục
khởi kiện để toà án nhân dân (sau đây gọi là toà án) giải quyết
các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)
và trình tự, thủ tục yêu cầu để toà án giải quyết các việc về yêu
cầu dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải
15


quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân
sự) tại toà án... nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự
được nhanh chóng, chính xác, cơng minh và đúng pháp luật. Bộ
luật tố tụng dân sự bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,

quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật”. Theo quy định này thì luật tố tụng dân sự Việt Nam có
những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà
nước ta về cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Để không ngừng
nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự, đáp ứng được
những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
trong giai đoạn hiện nay luật tố tụng dân sự Việt Nam phải thể chế
hoá được quan điểm, đường lối của Đảng trong Nghị quyết của Bộ
chính trị số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020; Kết luận của Bộ chính trị số 92-KL/TW ngày
12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW,
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020 v.v.. Bên cạnh đó, luật tố tụng dân sự Việt Nam
cũng phải thể chế hoá được quan điểm, đường lối của Đảng trong
các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Thứ hai, quy định quy trình tố tụng dân sự thật sự khoa học
làm cho các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân
sự và tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể tố tụng có nhiều
thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng tạo ra được cơ chế kiểm sát, giám sát
hoạt động tuân theo pháp luật trong q trình tố tụng dân sự có
hiệu quả, bảo đảm các hoạt động tố tụng dân sự tiến hành được
đúng đắn. Qua đó, bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự và
thi hành án dân sự được nhanh chóng, chính xác, cơng minh, đúng
pháp luật và bảo đảm được quyền bảo vệ của đương sự trong tố
tụng dân sự.
16



Thứ ba, bảo đảm cho toà án xử lý được nghiêm minh các hành
vi trái pháp luật; bảo đảm việc thi hành được các bản án, quyết
định dân sự của tồ án. Trên cơ sở đó, ngăn chặn và khắc phục kịp
thời hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đồng thời giáo
dục được mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ cơ bản trên, luật tố tụng dân sự Việt Nam
cịn có nhiệm vụ bảo đảm phát huy dân chủ trong tố tụng dân sự;
tạo điều kiện cho mọi người đóng góp được nhiều sức lực và trí
tuệ vào các cơng việc của Nhà nước và xã hội. Trong đó, có cả
việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
2. Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “nguồn” được hiểu là nơi bắt đầu,
nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều
gì.(1) Nguồn luật được hiểu là nơi rút ra các quy tắc xử sự của các
chủ thể trong xã hội do Nhà nước quy định. Các văn bản pháp
luật là một trong những hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước
trong quản lý xã hội nên được coi là nguồn luật cơ bản. Nguồn
của luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm các văn bản pháp luật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa toà án,
viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, người tham gia tố tụng
và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự. Các văn bản
pháp luật là nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay bao
gồm nhiều loại như Hiến pháp, BLTTDS, LTCTAND, Luật tổ
chức viện kiểm sát nhân dân (LTCVKSND) và các văn bản pháp
luật khác.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định về chế

(1).Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2003, tr. 692.

17


độ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý. Các văn
bản pháp luật khác được nhà nước ban hành nhằm cụ thể hoá các
quy định của Hiến pháp. Hiến pháp là một nguồn quan trọng của
luật tố tụng dân sự. Trong Hiến pháp có nhiều quy định về
nguyên tắc của hoạt động tố tụng dân sự như quy định về hoạt
động xét xử của toà án có hội thẩm nhân dân tham gia; thẩm
phán, hội thẩm nhân dân khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật; tồ án xét xử cơng khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa
số (Điều 103) v.v.. Trên cơ sở những quy định này của Hiến
pháp, các văn bản pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể trình
tự, thủ tục tố tụng dân sự.
- BLTTDS là nguồn chủ yếu nhất và quan trọng nhất của luật
tố tụng dân sự. Trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự thì
BLTTDS là văn bản pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực cao nhất,
có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, quy định trực tiếp và có hệ thống
về tất cả các vấn đề của tố tụng dân sự.
- LTCTAND và LTCVKSND chủ yếu quy định về tổ chức của
toà án, viện kiểm sát. Tuy vậy, trong LTCTAND, LTCVKSND
cũng có nhiều quy định về nguyên tắc hoạt động của toà án, viện
kiểm sát trong tố tụng dân sự nên các văn bản pháp luật này cũng
là một trong các nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam.
- Pháp lệnh án phí, lệ phí tồ án (PLAPLPTA) quy định về các

loại án phí, lệ phí, nguyên tắc thu nộp án phí lệ phí v.v..
- Các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự (BLDS), Bộ
luật lao động (BLLĐ), Luật hơn nhân và gia đình (LHN&GĐ),
Luật thương mại (LTM), Luật trọng tài thương mại (LTTTM) v.v.
tuy không phải là các văn bản tố tụng dân sự nhưng vẫn có những
quy định về tố tụng dân sự. Ngoài ra, Nghị quyết của Quốc hội số
18


103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về việc thi hành BLTTDS, Nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 326/2016/UBTVQH14
ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu nộp, quản
lý và sử dụng án phí, lệ phí tồ án, Nghị quyết của HĐTP
TANDTC số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 hướng dẫn thi
hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày
25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành BLTTDS và Nghị quyết
số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành
Luật tố tụng hành chính; Thơng tư liên tich số 02/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC ngày 31/8/2016 của TANDTC và
VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong
việc thi hành một số quy định của BLTTDS v.v.. cũng là một
trong các nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam.
III. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1. Giai đoạn trước năm 1945
Trước thời Pháp thuộc, do nền kinh tế phong kiến lạc hậu, kém
phát triển nên pháp luật cũng chưa phát triển. Trong các văn bản
pháp luật được ban hành chưa có sự phân biệt rõ các lĩnh vực về
hành chính, dân sự, hình sự và tố tụng. Qua các văn bản pháp luật
còn lưu giữ đến ngày nay cho thấy các quy định về tố tụng dân sự
của nhà nước phong kiến chịu ảnh hưởng rất lớn của quan điểm

nho giáo, ghi nhận cả những hủ tục, tập quán lạc hậu như hạn chế
quyền đi kiện của con cháu đối với ông, bà, cha, mẹ; vợ đối với
chồng (từ Điều 504 đến Điều 511 Quốc triều hình luật); khơng
cho mượn người đi kiện thay, nếu ai tự tiện mượn người đi kiện
thay thì người mượn và người đi kiện thay phải chịu hình phạt
như nhau, bị xử đánh roi, xích sắt khố lại bắt làm phu phục dịch
một tháng.(1)
(1).Xem: Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp
thuộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 164, 168.

19


Dưới thời kỳ Pháp thuộc, tổ chức tư pháp ở nước ta rất phức
tạp. Sau bản Hoà ước Giáp Thân ngày 06/6/1884 được ký kết,
nước Việt Nam về phương diện pháp lý đã trở thành thuộc địa của
Pháp. Bên cạnh các tồ án của Việt Nam cịn có các tồ án của
Pháp được thiết lập ở Nam Kỳ và các thành phố khác như Hà Nội,
Hải Phòng, Vinh, Nam Định. Tồ án của Pháp có thẩm quyền xét
xử tất cả các việc có liên quan đến người Pháp, hoặc người nước
ngoài được ưu đãi như người Pháp. Toà án của Việt Nam chỉ có
thẩm quyền giải quyết những việc xảy ra giữa người Việt Nam với
nhau. Tuy vậy, trong thời kỳ này pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam bước đầu đã có sự phát triển. Những năm đầu thế kỷ XX,
chính quyền phong kiến Việt Nam đã ban hành được hàng loạt các
văn bản pháp luật có quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc
dân sự như Bộ Bắc kỳ pháp viện biên chế năm 1921, Bộ luật dân
sự, thương sự tố tụng Bắc kỳ năm 1921, Bộ Trung kỳ pháp viện
biên chế năm 1935, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Trung kỳ
năm 1935 v.v.. Nhìn chung, các văn bản pháp luật này đã quy định

tương đối đầy đủ, cụ thể được các vấn đề về tố tụng dân sự, có tính
đến điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy vậy, chúng vẫn
còn mang tư tưởng phong kiến lạc hậu và nhiều dấu ấn của Bộ luật
tố tụng dân sự năm 1806 của Pháp.
2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra trang
sử mới trong lịch sử phát triển của dân tộc, lập ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà. Từ ngày đầu được thành lập, Nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật mới. Trong đó có nhiều văn bản
có chứa đựng các quy phạm tố tụng dân sự như Sắc lệnh số 34/SL
ngày 13/4/1945 bãi bỏ hai ngạch quan hành chính và quan tư pháp;
Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 quy định tổ chức các đoàn thể luật
sư; Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho giữ tạm các luật lệ
hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ
luật pháp duy nhất cho toàn quốc, nếu những quy định trong luật lệ
20


cũ không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính
thể dân chủ cộng hồ; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 ấn định
thẩm quyền các toà án; Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mở
rộng quyền bào chữa cho các đương sự; Sắc lệnh số 85/SL ngày
22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng v.v.. Tuy
những vấn đề về tố tụng dân sự còn được các văn bản đó quy định
tản mạn nhưng đây là những quy định mang tính ngun tắc đặt
nền móng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật tố tụng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết
thúc thắng lợi, miền Bắc hồn tồn giải phóng nhưng miền Nam
vẫn bị đặt dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền bù

nhìn Sài Gịn cho tới năm 1975. Thời gian đầu chính quyền Sài
Gịn vẫn áp dụng những văn bản pháp luật tố tụng được ban hành
dưới thời Pháp thuộc như Nghị định ngày 16/3/1910, Dụ số 4 ngày
02/4/1953 về Luật nhà phố nhưng có sử dụng các quy định của Bộ
dân sự tố tụng Pháp 1806 để giải thích những thiếu sót. Từ năm
1960 trở đi, chính quyền Sài Gòn đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật tố tụng dân sự mới. Ngày 8/01/1962, ban hành Luật số I/62 về
quy chế luật sư và tổ chức luật sư đoàn; ngày 5/6/1970, ban hành
Sắc lệnh số 72/SL/CCDD/PTNNN quy định về thủ tục tố tụng của
những vụ kiện điền địa; ngày 20/12/1972, ban hành Bộ luật dân
sự, thương sự tố tụng. Nhìn chung các quy định pháp luật tố tụng
dân sự của chính quyền Sài Gịn khá cụ thể, đã có những tiến bộ so
với pháp luật tố tụng dân sự của chính quyền phong kiến Việt Nam
trước đó. Tuy vậy, chúng cũng chỉ tập trung bảo vệ lợi ích của
chính quyền tay sai, phản động.
Ở miền Bắc, từ những năm đầu hồ bình lập lại Nhà nước ta đã
ban hành hàng loạt văn bản pháp luật tố tụng dân sự mới như
Thơng tư của Bộ tài chính và Bộ tư pháp số 03/VHC ngày
02/4/1955 sửa đổi tạm thời lệ phí về việc hộ; Nghị định của Bộ lao
động và Bộ tư pháp về hồ giải xích mích giữa chủ và người làm
21


công; Thông tư của Bộ tư pháp số 1828/VHC ngày 18/10/1955 về
quyền chống án và thời hạn chống án; Thông tư của Bộ tư pháp số
69/TC ngày 31/12/1958 sửa đổi thẩm quyền của toà án nhân dân
và thủ tục ly hôn v.v.. Sau khi Hiến pháp năm 1959, LTCTAND
năm 1960 và LTCVKSND năm 1960 được ban hành, Toà án nhân
dân tối cao (TANDTC) đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn về
công tác xét xử dân sự như Thông tư số 614/DS1 ngày 24/4/1963

hướng dẫn một số thủ tục tố tụng cho tồ án địa phương, Thơng tư
số 594/NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử các việc
tranh chấp về thừa kế, Thông tư số 01/UB ngày 03/3/1969 hướng
dẫn việc viết bản án sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, dân sự; Thông tư
số 39/NCPL ngày 21/01/1972 hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và
tạm xếp những việc kiện về hơn nhân và gia đình và tranh chấp về
dân sự, Thông tư số 06/TATC ngày 25/02/1974 hướng dẫn về
công tác điều tra trong tố tụng dân sự, Thông tư số 25/TATC ngày
30/11/1974 hướng dẫn về cơng tác hồ giải trong tố tụng dân sự,
Thông tư số 96/NCPL ngày 8/02/1977 ban hành Bản hướng dẫn về
trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự v.v.. Đến năm 1980, sau khi
Hiến pháp được ban hành, nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến
pháp, nhiều văn bản pháp luật quy định về tố tụng dân sự cũng
được ban hành như LTCTAND năm 1981; LTCVKSND năm
1981; Thông tư liên ngành của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao (VKSNDTC) và Bộ tư pháp số 01/TTLN ngày 01/02/1982
hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm hình sự, giám đốc thẩm dân
sự ở tồ án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
tương đương, Thông tư liên ngành của TANDTC, VKSNDTC và
Bộ Tư pháp số 02/TTLN ngày 01/02/1982 hướng dẫn về thủ tục
tái thẩm hình sự, tái thẩm dân sự ở Tồ án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và tương đương; Thông tư của
TANDTC số 82/TATC ngày 07/01/1982 tạm thời quy định về
thẩm quyền của toà án nhân dân, Thông tư của TANDTC số
83/TATC ngày 02/8/1982 hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm dân
sự ở Toà án nhân dân tối cao; Thông tư liên ngành của TANDTC,
22


VKSNDTC, Bộ tư pháp, Bộ lao động và Tổng cục dạy nghề số

02/TTLN ngày 02/10/1985 hướng dẫn thực hiện thẩm quyền xét
xử của tồ án nhân dân v.v.. Nhìn chung, các văn bản pháp luật
được Nhà nước ta ban hành trong thời gian từ 1954 đến 1989 đã
quy định được tương đối đầy đủ, hợp lý các vấn đề về tố tụng dân
sự. Tuy vậy, các vấn đề về tố tụng dân sự vẫn còn được quy định
tản mạn, chủ yếu được quy định trong các thơng tư do Tồ án nhân
dân tối cao ban hành nên hiệu lực chưa cao.
3. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004
Năm 1989, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thi hành án dân sự
đã tạo bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Đây là các văn bản pháp luật tố tụng dân sự đầu tiên được Nhà
nước ta ban hành quy định các vấn đề về tố tụng dân sự có hiệu
lực cao. Tiếp theo đó, nhiều văn bản pháp luật khác cũng được ban
hành như LTCTAND năm 1992, LTCVKSND năm 1992, Pháp
lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án kinh tế năm 1994 (PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động năm 1996 (PLTTGQCTCLĐ) v.v..
Để thể chế hoá đường lối cải cách tư pháp của Đảng, sau khi sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 Nhà nước ta đã ban hành LTCTAND
năm 2002, LTCVKSND năm 2002, Pháp lệnh thi hành án dân sự
năm 2004. Như vậy, trong giai đoạn này nhiều văn bản pháp luật
có hiệu lực cao quy định về các vấn đề về tố tụng dân sự đã được
ban hành. Tuy vậy, các quy định này vẫn còn khá tản mạn như các
giai đoạn trước. Đặc biệt, với sự ra đời của PLTTGQCVAKT năm
1994, PLTTGQCTCLĐ năm 1996 đã dẫn đến các quy định về tố
tụng dân sự bị xé lẻ, thiếu tập trung và có nhiều quy định chồng
chéo, mâu thuẫn.
4. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế-xã hội Việt

23


Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI đã không ngừng phát
triển. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế-xã hội cũng đặt ra những yêu
cầu mới về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã
hội. Để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tếxã hội của Đảng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải các
quyết tranh chấp, ngày 15/6/2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khố XI đã thơng qua BLTTDS đầu tiên của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 5 –
BLTTDS năm 2004. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2005.
BLTTDS năm 2004 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam gồm 418 điều được cơ cấu thành chín phần, ba mươi sáu
chương. Nội dung của nó đã quy định được khá đầy đủ các vấn đề
về tố tụng dân sự như các nguyên tắc cơ bản; thẩm quyền dân sự
của toà án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng; chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân
sự; biện pháp khẩn cấp tạm thời; cấp, tống đạt và thơng báo các
văn bản tố tụng; án phí, lệ phí và chi phí tố tụng; thời hạn tố tụng,
thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu; thủ tục giải quyết các vụ
việc dân sự; thủ tục thi hành bản án, quyết định của toà án; xử lý
các hành vi cản trở tố tụng; khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự;
tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự v.v..
Việc ban hành BLTTDS năm 2004 đã đánh dấu bước phát
triển của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khắc phục
được tình trạng tản mạn, mâu thuẫn, khiếm khuyết của các quy
định tố tụng dân sự trước đây đồng thời cũng thể chế hoá được
quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng pháp luật, cải cách tư
pháp được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng như Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết của

Bộ chính trị số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương Đảng khố IX về
một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện
24


thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Từ
đó, tạo được những điều kiện thuận lợi cần thiết cho tồ án giải
quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự; bảo đảm cho
các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ được quyền, lợi ích hợp
pháp của mình trước tồ án. Theo các quy định của BLTTDS
năm 2004, quy trình tố tụng dân sự tại các tồ án có sự thay đổi
căn bản theo hướng dân chủ, cơng khai, minh bạch. Trong đó,
đương sự được có vai trị quyết định và chủ động trong việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước toà án. Sau việc ban
hành BLTTDS năm 2004 Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn thi hành Bộ luật này như: Nghị quyết của Quốc hội số
32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về việc thi hành BLTTDS; Nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 742/2004/NQ-UBTVQH11
ngày 24/12/2004 về việc giao thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự
quy định tại Điều 33 BLTTDS cho toà án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh; Pháp lệnh án phí, lệ phí tồ án ngày
27/02/2009; Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 01/2005/NQ-HĐTP
ngày 31/3/2005 hướng dẫn một số quy định trong Phần thứ nhất
“Những quy định chung” của BLTTDS; Nghị quyết của HĐTP
TANDTC số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 hướng dẫn thi hành
một số quy định của BLTTDS về “chứng minh và chứng cứ” v.v..
Sau một thời gian thi hành cho thấy nhiều quy định của
BLTTDS năm 2004 vẫn còn bất cập. Để khắc phục tình trạng này,

ngày 29/03/2011 Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khố XII đã thơng qua LSĐBSBLTTDS và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2012. LSĐBSBLTTDS đã sửa đổi các quy định của
BLTTDS năm 2004 khơng cịn phù hợp như về việc tham gia các
phiên toà của viện kiểm sát, thẩm quyền của toà án, quyền và
nghĩa vụ tố tụng của đương sự, thu thập chứng cứ, thời hiệu khởi
kiện, thời hiệu yêu cầu v.v.; đã huỷ bỏ các quy định quyền yêu cầu
thi hành án dân sự, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong thi hành án dân sự v.v.. Ngoài ra, Luật này cũng đã bổ sung
25


×