Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Đương sự trong tố tụng dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.88 MB, 214 trang )



BỘ T ư PíiÁP

8 ':ÍS .|ị
vỉV ?'ị £

'■*: ....

" ' .% ■ ? ,
...

' ---'Ị

,

"

v ’ *..

-



.

NGUYỄN TRỈỂỊỊ DƯƠNG
'

''V


-

-Tí

'



íSự TRỊNG Tố-TỤNG ĐẦN sự - MỘT số
VẤN ĐỀ LÝ LỤẬN VÀ THỰC TlỄN;
• •'

• ,» -

• •-

*

-Ị ì

LUẬN ẤN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC
*

*

vVí

;K

B ,; NỘĨ.-2O10'


*

*


B ơ• G IÁ O D U• C VÀ Đ À O T A• O

130
• TU P H Á P

T R Ư Ờ N G Đ A• I H O• C L U Ả• T H À N Ị• I

N G U Y ỀN TR IỀU DƯƠNG

TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIỀN
TRƯƠNG ĐẠ! HỌC LUẬT HÀ NƠI

PHỊNG ĐỌC

Zjppp

i

ĐƯƠNG S ư• TRONG TỚ TƯNG
DÂN s ư•


-


MƠT
SỐ


VẤN ĐÈ LÝ LN
VÀ THƯC
TIỄN


Chun ngành: Luât Dân

SU’

Mã số: 62 38 30 01

LUẢN
• ÁN TIẾN S ĩ LUẢT
• HOC


N g u ị i hướng dẫn khoa học:

1. TS. HOÀNG NGỌC THỈNH
2. PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN

H À NỘ I - 2 0 1 0


LỜI C A M Đ O A N


Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Các sổ liệu nêu trong luận án là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác./.
Tác giả luận án

Nguyễn Triều Dưong


DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TÁT
ĐƯỢC
SỬ DỤNG
TRONG LUẬN
ÁN



BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLDS 2005

: Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005

BLLĐ

: Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam


BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng Dân sự

BLTTDS 2004

: Bộ luật Tổ tụng Dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2004

BPKCTT

: Biện pháp khẩn cấp tạm thời

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HĐTP

: Hội đồng thẩm phán

HĐXX

: Hội đồng xét xử

Nxb

: Nhà xuất bản

PLTTGQCTCLĐ 1996


: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996

PLTTGQCVADS 1989

: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989

PLTTGQCVAKT 1994

: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994

QIĨPL

: Quan hệ pháp luật

TA

: Toà án

TAND

: Toà án nhân dân

TANDTC

: Toà án nhân dân Tối cao

tr.

: Trang


TTDS

: Tố tụng dân sự

VA

: Vụ án

VADS

: Vụ án dân sự

VDS

: Việc dân sự

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

VVDS


: Vụ việc dân sự

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


M Ụ C LỤC
Trang

MỎ ĐẦU

1

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LƯẶN
VÈ ĐƯƠNG Sự TRONG TÓ TỤNG DÂN sự
1.1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đuong sự trong tố tụng dân sự

7

1.1.1.

K hái niệm đương sự trong tố tụng dân sự

7


1.1.2.

Đặc điểm của đương sự trong tố tụng dân sự

14

1.1.3.

Vai trò của đương sự trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự -

18

1.2

Cơ sở xác định thành phần, tư cách, năng lục chủ thể và cơ sở quy
đ ịn h quyền và nghĩa vụ của đ ư ơ ng sự

1.2.1

Cơ sở xác định thành phần, tư cách của đương sự

23

1.2.2

N ăng lực chủ thể của đương sự

30

1.2.3.


Cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự

34

1.3.

Khái quát về sự hình thành và phát triển các quy định của pháp
luật
• tố tụng
• “ dân sự
• Việt
• Nam về đương
o sự


1.3.1.

Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

40

1.3.2.

Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1989

44

1.3.3.


Giai đoạn từ sau năm 1989 đến năm 2004

49

1.3.4.

Giai đoạn từ sau năm 2004 đến nay

51

1.4.

Quy định về đương sự của pháp luật một sốnước trên thế giói

52

1.4.1.

Quy định về đương sự trong pháp luật mộtsố nước thuộc hệthống

54

pháp luật Châu Âu lục địa
1.4.2. Quy định về đương sự trong pháp luật một số nước thuộc hệ thống

60

pháp luật Comm on Law
Kết luận C h ư ơ n g 1


68
Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN sự
,

\

VIỆT
NAM HIỆN
HÀNH VỀ ĐƯƠNG s ụ•


2.1.

Thành phần, tư cách, năng lực chủ thể của đương sự trong tố tụng

71

71


dàn s ự

2.1.1.

Thành phần, tư cách của đươne sự trong tố tụng dân sự

71


2.1.2.

Năng lực chủ thể của đương sự

72

2.1.3.

Năng lực chủ thể của đương sự tronẹ tố tụng dân sự

83

2.2.

Quyền, nghĩa vụ chung của đuong sụ

85

2.2.1.

Các quyền thể hiện quyền tự định đoạt của đươno sự

85

2.2.2.

Các quyền, nghĩa vụ của đương sự trong hoạt động cung cấp chứng
cứ, chứng minh

2.2.3.


Các quyền, nghĩa vụ khác của đương sự

122

2.3.

Quyền, nghĩa vụ của từng đưong sự

131

2.3.1.

Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn

131

2.3.2.

Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

132

2.3.3.

Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

133

2.3.4.


Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu

134

2.3.5

Quyền, nehĩa vụ của người liên quan

136

2.4.

Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương

SỊ1'

Ket luận Chương 2

137
140

Chương 3

THỤ c TIỄN THựC HIỆN, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN CÁC QUYĐỊNH CỦAPHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN 142
Sự VÈ ĐƯƠNG SỤ
3.1.


Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về
đương sự

3.1.1. Thực tiễn Tòa án thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
về đương sự
3.1.2. Thực tiễn đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng

161

3.1.3. Nguyên nhân của môt số han chế trong thưc tiễn thưc hiên các quy
,'
'
'164
định của pháp luật tồ tụne dân sự vê đương sự
3.2.

Phương hướng và giải pháp hoàn thiên các quy đinh của pháp luât
tô tụng dân sự vê đưong sự

169


3.2.1.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về đươnạ sự

3.2.2.

Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về


169

đương sự
Kết luận Chương 3

189
KÉT LUẬN

190

NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
191
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

192

PHỤ LỤC

201


M Ở ĐẦU

1. T íih cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Pháp luật không chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ về dân sự cho các chủ thể
mà còn gh nhận các phương thức giải quyết nhàm bảo đảm thực thi các quyền, nghĩa
vụ này. Trong đó, việc bảo đảm thực thi các quyền, nghĩa vụ về dân sự bằng việc giải
quyết của ĨA theo thủ tục TTDS là một phương thức giải quyết trực tiếp, hiệu quả và
kịp thời. M ic đích của việc quy địnli trình tự, thủ tục giải quyết các VVDS nhằm bảo

đảm thuận tiện để đương sự có thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình, đồng thời bảo đảm cho TA có thể giải quyết nhanh chóns và chính xác
VVDS. Vì vậy, để xây dựng một thủ tục tố tụng họp lý và khoa học thì phải giải quyết
một cách hợp lý mối quan hệ giữa đương sự với TA, trên

CO'

sở vừa bảo đảm mở rộng

và tạo mọi thuận lợi để đương sự được tham gia và thực hiện được các quyền và nghĩa
vụ của mình, vừa bảo đảm cho TA có thể thuận lợi trong việc thực hiện quyền lực Nhà
nước về tư pháp dân sự.
Đương sự trong TTDS là một trong những chủ thể không thể thiếu trong quá
trình TA giải quyết VVDS. Đương sự có vai trị đặc biệt quan trọng trong TTDS,
bởi vì lợi ỉch của họ là nguvên nhân và mục đích của q trình tố tụng. Tuy nhiên,
vai trị của đương sự trong TTDS cũng có sự khác nhau thơng qua các quy định
pháp luật TTDS của các nước thuộc các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới. Đối
với các nước mà pháp luật TTDS theo mơ hình tranh tụng thì đương sự đóng vai trị
chủ động, quyết định diễn biến, trình tự tố tụng, cịn các nước mà pháp luật TTDS
theo mơ hình thẩm xét thì đương sự có vai trị thụ động hơn, vai trị trung tâm thuộc
về TA. Vì vậy, nghiên cứu và nhận thức đúng đắn vai trò của đương sự là cơ sở
quan trọng để hoàn thiện pháp luật TTDS về đương sự.
Nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống về đương sự trong TTDS có ý
nghĩa rất lớn trong việc nhận thức đầy đủ về chủ thế này nhàm xác định thành phần,
tư cách đương sự trong VVDS, đồng thời tạo cơ sở cho việc xác định quyền và
nghĩa vụ tố tụng chung của đương sự cũng như quyền nghĩa vụ của mỗi đương sự ở


những vị trí tố tụng khác nhau.
Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong

các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh - thương mại, lao động đáp ứng
yêu cầu phái triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phù họp với xu thế
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, trên cơ sở kế thừa, phát triển và pháp điển hóa
những quy định của các văn bản pháp luật TTDS trước đây, BLTTDS 2004 đã được
Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ Năm thơng qua ngày 15 tháng 6 năm 2004. Đương sự
được quy định tại Mục 1 Chương VI (từ Điều 56 đến Điều 62) và tại Chương XX (từ
Điều 313 đến Điều 314; Điều 316, 317...) của BLTTDS 2004. BLTTDS 2004 đã
khắc phục được đáng kể những hạn chế, bất cập của các quy định về đương sự trong
các văn bản pháp luật trước đó. Tuy nhiên, một số quy định về đương sự trong
BLTTDS 2004 còn chưa đày đủ, thiếu cụ thể - thậm chí cịn mâu thuẫn cần được
nghiên cứu tồn diện nhằm góp phần hồn thiện, tạo điều kiện cho việc giải quyết các
W D S của TA được nhanh chóng và chính xác.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp, các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động trong thời gian qua cho thấy các đương sự rất khó
khăn và lúng túng trong việc tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố
tụng của mình hoặc có những hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Ngoài ra, khơng ít
các TA đã có sai lầm như xác định sai thành phần và tư cách của đương sự, xâm
phạm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, từ đó dẫn đến hậu
quả là quyềr. và nghĩa vụ của các đương sự không được xác định một cách chính
xác hoặc khóng được bảo đảm, nhiều bản án, quyết định của TA đã bị huỷ vì những
sai lầm đó.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc tìm hiểu đương sự trong TTDS là vấn đề có ý
nghĩa lý luậr và thực tiễn quan trọng. Qua việc tìm hiểu đương sự trong TTDS giúp
chúng ta có cách nhìn tổng quan hon về đương sự trong TTDS, đồng thời có ý nghĩa
trong việc xác định thành phần, tư cách, quyền và nghĩa vụ của đưong sự phục vụ cho
quá trình giả quyết VVDS, đảm bảo quvền và lợi ích họp pháp của đương sự.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể thấy, trong thời gian trước khi có BLTTDS 2004, chưa có một cơng

trình khoa hoc nào nghiên cửu đầy đủ và chi tiết về đương sự trong TTDS. Việc
nghiên cứu ùm hiểu đương sự trong TTDS mới chỉ dừng lại ở một số đề tài mang
tính nhỏ, híp như ở một số bài viết trên tạp chí chuyên ngành luật khi đề cập đến
một số khít cạnh khác nhau về đương sự. Một số nghiên cứu bước đầu có liên quan
đến vấn đề này, trong đó phải kể đến bài viết: “Bảo đảm sự có mặt của bị đơn và
những vấn đè liên quan khi giải quvết VADS” của tác giả Lê Xuân Tri trên Tạp chí
TAND số ] năm 1998; Bài viết “Ai có tư cách là nguyên đơn trong VA” của tác giả
Nguyễn Thị Mai trên Tạp chí TAND số 7 năm 1999; Bài viết “Vấn đề ghi nhận sự
thoả thuận của các đương sự” của tác giả Thanh Hải trên Tạp chí TAND số 8 năm
1999; Bài Mèt “Xác định tư cách nguyên đon và bị đơn trong một vụ kiện” của tác
giả Nguyễi Quang Lộc trên Tạp chí TAND số 9 năm 1999; ... Sau khi BLTTDS
2004 ra đờ^ đã có một số cơng trình nghiên cứu về đương sự hoặc có liên quan đến
đương sự t-ong TTDS như bài viết “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
BLTTDS” của tác giả Nguyễn Thái Phúc đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
10 năm 2005; Bài viết “Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tổ tụng”
của tác giả Tràn Anh Tuấn trên Tạp chí TAND, số 23 tháng 12 năm 2008; Luận án
tiến sỹ luật học năm 2006 với đề tài “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong
TTDS ViệiNam” của tác giả Nguyễn Cơng Bình (bảo vệ tại Trường Đại học Luật
Hà Nội) [2 v.v... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập đến
một số khíi cạnh về đương sự như: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có phải
là đương sr khơng; căn cứ bản chất của quyền khởi kiện để xác định tư cách tham
gia tố tụnị hay bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

V.V..

mà chưa đề cập đến

đương sự tong TTDS một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống.
3. Đố tưọng và phạm vi nghiên cứu
Đối trợne của việc nghiên cứu đề tài là một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

đương sự tong tố tụng như khái niệm chung về đương sự, khái niệm riêng của mỗi
tư cách đưmg sự, vai trò của đương sự; làm rõ cơ sở để xác định thành phần, tư


4

cách đương sự; năng lực chủ thể và cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của đương
sự; khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về đương
sự trong TTDS; các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về thành phần, tư cách,
năng lực chủ thể, quyền và nghĩa vụ của đương sự; thực tiễn thực hiện, phương
hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật TTDS về đương sự.
Đương sự trong tố tụng dân sự là một đề tài khá rộng và phức tạp, bao gôm
nhiều nội dung khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn ở
một số nội dung sau đây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đương sự trong quá trình TA giải quyết
VVDS;
- Các quy định của pháp luật hiện hành về đương sự, thực tiễn thực hiện các
quy định này tại các TA qua đó chỉ ra các bất cập, hạn chế, tồn tại để thấy rõ cơ sở
của việc hoàn thiện pháp luật TTDS về đương sự;
- Chủ yếu đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam về
đương sự.
4. Cơ sỏ’ phưong pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Đe tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về xây dựng N hà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngồi
ra, q trình nghiên cứu đề tài luận án, các phương pháp nghiên cứu khoa học
chuyên ngành khác nhau cũng được sử dụng như: phân tích, chứng minh, tổng hợp,
so sánh, thống kê, diễn giải, quy nạp...T rong đó, phương pháp được sử dụng chủ
yếu là phương pháp phân tích, diễn giải, quy nạp.
5. Mục

vụ• của việc
cứu đề tài
• đích và nhiệm

• nghiên
o
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn lý luận về đương sự
trong TTDS, từ đó phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật TTDS hiện
hành về đương sự và thực tiễn thực hiện các quy định này ở TA để tìm ra phương
hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật TTDS về đương sự.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những


5

khía cạnh sau:
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về đương sự trong TTDS như khái
niệm, đặc điểm...; cơ sở xác định thành phần, tư cách đương sự; năng lực chủ thể,
cơ sở quy định các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự;
- Phân tích khái quát về sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
TTDS Việt Nam về đương sự;
- Nghiên cứu quy định của pháp luật một số nước về đương sự để tìm ra
những điểm phù hợp nhằm tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
vấn đề này;
- Phân tích làm rõ các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về đương sự để
tìm ra những hạn chế, bất cập của các quy định này;
- Tìm hiểu thực tiễn thực hiện các quy định về đương sự trong TTDS, các
nguyên nhân của những tồn tại trong thực tiễn để xác định các phương hướng và
đưa ra một số giải pháp trong việc hoàn thiện pháp luật TTDS về đương sự.
6. Ý nghĩa

khoa học
o
• và thực
• tiễn của luận
• án
Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tồn diện, đầy đủ, có hệ
thống về đương sự trong TTDS Việt Nam . K et quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp
phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về đương sự trong TTDS, qua đó có cơ sở lý
luận để phân tích, đánh giá những bất cập của các quy định pháp luật TTDS hiện
hành, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự
để làm cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh
vực tương ứng.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy pháp luật
TTDS, đồng thời cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho thẩm phán,
hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên trong công tác thực tiễn hiểu rõ về đương sự và
cơ sở để xác định chính xác thành phần, tư cách, quyền và nghĩa vụ của đương sự
trong TTDS, bảo đảm đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của
mình. Ngồi ra, các kết luận và nội dung kiến nghị của luận án góp phần vào việc
sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS về đương sự.


6

7. Những đóng góp mới cùa luận án
Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, đầy đủ, hệ thống các vấn đề lý luận và thực
tiễn v ề đương sự trong TTDS, Luận án có những đóng góp mới sau đây:
- Xây dựng được khái niệm và làm rõ được các đặc điểm của đương sự; phân
tích v à làm rõ được vai trị của đương sự trong TTDS;
- Phân tích và chỉ ra được những căn cứ, cơ sở để xác định thành phần và tư
cách tố tụng của đương sự; cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự;

- Phân tích và làm sáng tỏ những điểm hợp lý, bất cập của các quy định pháp
luật hiện hành về đương sự;
- Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong thực tiễn thực hiện quy
định pháp luật hiện hành về đương sự; chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế
đó;
- Xác định được phương hướng hoàn thiện và đề xuất giải pháp hoàn thiện
pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về đương sự.
8. Kết cấu của luận án
L u ận án v ớ i đê tài:

“Đ ương sự trong tố tụng dân s ự - M ộ t số vấn đề lý luận và

thực tiễn ” thuộc chuvên ngành Luật Dân sự, mã số 62 38 30 01 được kết cấu bởi ba
chương ngoài phần Mở đàu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đương sự trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về đương
sự.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện, phương hướng và giải pháp hoàn thiện các
quy định pháp luật tố tụng dân sự về đương sự.


7

Chuong 1

MỘT SÓ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN
V Ề Đ Ư Ơ N G SỤ• T R O N G T Ó T Ụ• N G D Â N s ự•

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐƯƠNG sự TRONCr TỚ
TỤNG DÂN S ự

1.1.1. Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sụ
Đương sự hiểu một cách chung nhất là “người là đổi tượng trực tiếp của một
việc đang được giải q u yết” [103, tr.572]. Còn trong cuốn Từ điển Hán Việt, đương
sự được định nghĩa là người “có liên quan trực tiếp đến một v iệ c ” [28, tr.232]. Như
vậy, đương sự là người có liên quan trực tiếp trong một vụ việc nào đó xảy ra đang
được đưa ra xem xét, giải quyết trong cuộc sống hàng ngày.
Trước hết, với việc định nghĩa về đương sự trên đây có thế thấy “người” được
xác định là đương sự không chỉ là cá nhân (chủ thể tự nhiên) mà còn bao gồm các
chủ thể khác như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Để sống, để tồn tại và phát
triển con ngirời không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà buộc phải thiết lập các mối
quan hệ với những người khác. Các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể chịu sự tác
động của nhiều yếu tổ khác nhau được hình thảnh trong quá trình sản xuất, phản
phối của cải vật chất, trong việc thoả mãn những nhu cầu văn hoá, tinh thần cũng
như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội - được gọi là quan hệ xã hội [84, tr.435].
Ban đầu là những mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với cá nhân, nhưng sau đó cùng
với sự phát triển của xã hội lồi người đã hình thành nên các tổ chức và các tổ chức
đó trở thành chủ thể của các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội rất phong phú và da
dạng: có thể là quan hệ trong gia đình (quan hệ giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với
con, giữa anh chị em với nhau...), quan hệ về tài sản (quan hệ giữa các cá nhân, tổ
chức với nhau thông qua một tài sản như việc mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản ..
quan hệ về kinh doanh, thưong mại, quan hệ lao động, quan hệ đạo đức, quan hệ về
chính trị v.v... Sự phong phú và đa dạng của các loại chủ thể trong các quan hệ xã
hội đã làm cho phạm vi các chủ thể có thể được xác định là đương sự trong các vụ


8

việc phát sinh trong đời sống xã hội sẽ ngày càng được mở rộng.
Đương sự trong vụ việc thông thường là các chủ thể độc lập trone một hoặc
nhiều quan hệ đang được xem xét. giải quyết trong vụ việc hoặc quan hệ phát sinh

từ việc xem xét, giải quyết vụ việc đó. Vì vậy, muốn xác định được đầy đủ đương sự
trong vụ việc thì cần phải xác định được những mối quan hệ phải được giải quyết
trong vụ việc đó và những mối quan hệ có liên quan đến việc giải quyết vụ việc. Một
vụ việc mà có nhiều mối quan hệ đan xen của nhiều chủ thể thì vụ việc đó có thể có
nhiều đương sự tham gia và ngược lại trong vụ việc đó chỉ phải giải quyết một mối
quan hệ giữa hai chủ thể thì chỉ hai bên chủ thể đó được xác định là đương sự.
Ngoài ra, đương sự trong một vụ việc phải là những chủ thể có quyền, lợi ích
liên quan trực tiếp với việc xem xét, giải quyết vụ việc đó. Cá nhân, pháp nhân và
các chủ thể khác không phải là đương sự trong vụ việc khi khơng có quyền, lợi ích
liên quan trực tiếp với vụ việc cụ thể đang được giải quyết. Vì vậy, để xác định
được đầy đủ những ai là đương sự, trước hết cần xác định rõ bản chất của vụ việc
mới có thể xác định được ai là chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp với việc
giải quyết vụ việc đó. Tùy thuộc vào từng vụ việc mà thành phần các chủ thể được
xác định là đương sự sẽ khác nhau: có những vụ việc mà việc giải quyết vụ việc này
có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhiều chủ thể, tuy nhiên có vụ việc thì việc
giải quyết chỉ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của hai bên chủ thể. Thơng thường
đương sự có quyền, lợi ích được giải quyết ngay trong vụ việc đó. Tuy nhiên,
đương sự cũng còn bao gồm cả những người mà quyền và lợi ích khơng được giải
quyết ngay trong vụ việc nhưng kết quả giải quyết vụ việc này có ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền, lợi ích của họ. Vì vậy, họ cũng phải được tham gia vào việc giải
quyết vụ việc.
Như vậy, có thể hiểu rằng, theo nghĩa rộng thì đương sự trong một vụ việc là
cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc
vì có quyền, lợi ích liên quan đến việc giải quyết vụ việc. Vậy đươne sự trong TTDS
theo quan niệm của các nhà luật học là gì ?
Hiện nay, có các quan niệm khác nhau về đương sự. Trong cuốn “Black’s Law


9


D ictio n n ary đ ư ơ n g sự được định nghĩa là: “người đưa ra hoặc chống lại người đưa
ra việc kiện ” [104, tr.515] hay trong cuốn Từ điên Luật học được xuất bản năm 1999
thì “đương sự là người có quyền, nghĩa vụ được giải quyết trong một khiếu nại hoặc
một v ụ án” [17, tr. 165]. Naoài ra, theo cuốn Từ điển Luật học của Viện Nghiên cửu
khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì đươna sự được giải thích như sau:
“Cá nhân, pháp nhản tham gia TTDS với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn,
hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự là một trong các nhóm
người tham gia TTDS tại TAND trong các vụ kiện về dân sự, kinh doanh,
thương mại, hơn nhân gia đình và lao động. Những người tham gia TTDS đó
bao gồm đương sự, người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, VKS,
người làm chứng, người phiên d ịch ” [96, tr.278].
Qua những quan niệm trên đây, chúng ta có thể thấy các nhà luật học đều có
một quan niệm chung, đương sự là những người tham gia vào q trình giải quyết
VADS vì có quyền, nghĩa vụ được giải quyết trong VADS, bao gồm bên nguyên
đơn, bên bị đơn. Tuy nhiên, các nhà luật học chưa đưa ra một khái niệm toàn diện
về đương sự trong TTDS. Vì vậy, để có thể xây dựng được khái niệm đương sự
trong TTDS thì trước hết chúng ta cần phải làm rõ TTDS là gì ? việc phân loại các
đối tượng đưọ’c giải quyết theo thủ tục TTDS được xác định như thế nào ? những
chủ thể nào có thể được xác định là đương sự ?
Thơng thường tố tụng được hiểu là “việc kiện cáo trước toà án” [28, tr.687].
Vì vậy, TTDS được hiểu là những việc kiện cáo nhau ra TA về các quan hệ dân sự
và yêu cầu TA giải quyết. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, khái niệm “tố tụng dân sự”
cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ theo mơ hình tố tụng và pháp luật của mỗi
quốc gia thuộc mỗi hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới [16, tr.5 - 6].
Quan niệm thứ nhất: Các nước trong hệ thống thông luật (Common Law),
theo mơ hình tố tụng tranh tụng, quan niệm TTDS là trình tự, thủ tục để giải quyết
đối với tất cả các tranh chấp hành chính và các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Khi lấy ý kiến đóng góp dự thảo BLTTDS



10

Việt N am , có một sơ nhà nghiên cứu đơnạ tình với ý kiên này [94]. Với quan niệm
này, đương sự trong TTDS là người tham gia vào quá trình TA giải quyết các tranh
chấp hành chính, tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh cloanh thừơng mại,
lao động.
Quan niệm thứ hai: Cấc nước theo hệ thống luật dân sự (Civil Law), theo mơ
hình tố tụng xét hỏi do xuất phát từ việc phân chia hệ thống pháp luật thành công
pháp và tư pháp lại cho rằng việc giải quyết các tranh chấp về quyền và lợi ích giữa
một bên là Nhà nước đại diện với một bên là công dân nhằm buộc tội những hành vi
vi phạm pháp luật hình sự, được coi là xâm phạm tới trật tự cơng cộng thì được giải
quyết theo tố tụng hình sự, nếu là tranh chấp giữa người dân và Nhà nước mà liên
quan đến các quyết định, hành vi hành chính thì giải quyết theo tố tụng hành chính.
Các tranh chấp giữa người dân với nhau thuộc về tư pháp sẽ được giải quyết theo
TTDS. Như vậy, theo quan niệm này thì TTDS là trình tự, thủ tục giải quyết các
tranh chấp, yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực tư như: dân sự, hơn nhân và gia đình,
kinh doanh - thương mại, lao động.
Chúng tơi đồng tình với quan niệm thứ hai. Bởi vì, xét về bản chất các ngành
luật nội dung như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại, luật lao
động là các ngành luật tư, được đặc trưng bởi các chủ thể tham gia các quan hệ này
bình đẳng với nhau. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ các
quan hệ này được thực hiện theo thủ tục TTDS. Luật hành chính có bản chất là
ngành luật cơng, đặc trưng bởi quan hệ bất bình đẳng, vì vậy để giải quyết các tranh
chấp hành chính cần có một thủ tục riêng để giải quyết - thủ tục tố tụng hành chính.
Thực tiễn q trình hồn thiện pháp luật TTDS ở Việt Nam đã cho thấy các
nhà làm luật ủng hộ quan niệm thứ hai này. Trước khi BLTTDS 2004 có hiệu lực
thi hành việc giải quyết các tranh chấp ở TA theo các thủ tục tố tụng khác nhau và
được quy định trong các văn bản khác nhau. Việc giải quyết các tranh chấp dân sự,
hôn nhân và gia đình theo thủ tục giải quyết các VADS được quy định trong

PLTTGQCVADS 1989, giải quyết các tranh chấp kinh tế theo thủ tục giải quyết các
VA kinh tế được quy định trong PLTTGQCVAKT 1994, giải quyết các tranh chấp


11

lao động theo thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động được quy định trong
PLTTGQCTCLĐ 1996. Sở dĩ các loại tranh chấp này được giải quyết ở các thủ tục
khác nhau vì trong hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này không phân chia hệ
thống pháp luật thành hệ thống luật công và hệ thống luật tư như các nước theo hệ
thống luật dân sự. Mỗi ngành luật được hiểu là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật. Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Kinh tế, Luật Lao
động được xác định là các ngành luật độc lập và mỗi ngành luật này lại điều chỉnh
một nhóm các quan hệ xã hội riêng biệt. Luật Dân sự và các ngành luật khác như
Luật Hơn nhân và Gia đình, Luật Kinh tế, Luật Lao động (các ngành luật nội dung)
là các ngành luật có vị trí ngang nhau trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, hệ thống
luật tố tụng (luật hình thức) cũng có sự tách biệt để giải quyết các loại tranh chấp
trong từng ngành luật nội dung và TTDS chỉ là thủ tục giải quyết các tranh chấp,
yêu cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên, BLDS 2005 ra đời đã đánh dấu
một sự thay đổi rất lớn về vị trí của Luật Dân sự. Luật Dân sự được coi như là “luật
gốc” trong hệ thống luật tư [47, tr.7]. Các ngành luật thuộc hệ thống luật tư như
Luật Dân sự, Luật Hơn nhân và Gia đình, Luật Thương mại, Luật Lao động v.v... đã
có sự thống nhất. Do vậy, TTDS, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động đã có sự tương

đồng. BLTTDS 2004 ra đời là sự thống nhất các trình tự tố tụng để giải quyết các
tranh chấp, yêu cầu thuộc lĩnh vực tư giống như pháp luật tố tụng của các nước
trong hệ thống luật dân sự. Như vậy, với quan niệm này, đương sự trong TTDS là
người tham gia vào quá trình TA giải quvết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.
Ngồi ra, Luật TTDS không chỉ điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong

q trình giải quyết VVDS mà cịn điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá
trình THADS (TTDS bao gồm cả hoạt động giải quyết VVDS và thi hành án dân
sự). Hoạt động THADS là một giai đoạn của TTDS, vì thủ tục thi hành án khơng
phải là hoạt động TTDS mà là “dạng hoạt động mang tính hành chính - tư pháp ”
[58, tr. 23]. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ
đề cập đến đương sự trong quá trình TA giải quyết VVDS. Vì vậy, chúng tơi khơng
bình luận và đánh giá về vấn đề này.


12

Việc phân loại các đôi tượng được giải quyết theo thủ tục TTDS cũng có nhũng
quan niệm rất khác nhau và từ đó dẫn đên những quan niệm khác nhau về đương sự
trong TTDS. Trong pháp luật TTDS của đa số các nước trên thế giới, do khôn 2 phân
chia đối tượng giải quyết theo thủ tục TTDS là các VADS và VDS mà đổi tượng giải
quyết theo thủ tục TTDS chỉ là các VADS (trong đó giải quyết cả tranh chấp và yêu
cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động). Vì vậy,
pháp luật của đa số các nước quy định đương sự trong VADS gồm nguyên đơn, bị
đơn [56, tr.45]. Trước khi có BLTTDS 2004, nhiều nhà khoa học pháp lý Việt Nam
cho rằng đối tượng được giải quyết theo thủ tục TTDS cũng chỉ là các VADS, trong
đó TA giải quyết các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình và cả các yêu cầu về
dân sự, hôn nhân và gia đình [52]. Vì vậy, quan niệm thành phần đương sự trong
VADS bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người dự sự (người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khơng có u
cầu độc lập) [74]. Tuy nhiên, khi BLTTDS 2004 ra đời, tại Điều 1 đã quy định đối
tượng giải quyết theo thủ tục TTDS các VVDS, VVDS bao gồm: VADS và VDS.
VADS là W D S mà trong đó TA giải quyết các loại tranh chấp cịn VDS là VVDS
mà trong đố TA Mìf>ng giải quyết các tranh chấp mà TA giải quyết yêu cầu công nhận

hoặc không công nhận về một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ

dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động hoặc TA giải quyết
yêu càu công nhận quyền dân sự, hơn nhân & gia đình, kinh doanh thương mại, lao
động. Yì vậy, với cách phân loại đối tượng này, đương sự trong TTDS của Việt Nam
được xác định bao gồm cả đương sự trong VADS và đương sự trong VDS.
Các chủ thể để có thể được xác định là đương sự trong TTDS thì trước hết
phải là chủ thể của các QHPL dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động (gọi chung là các QHPL nội dung). Sự phong phú và đa dạng của các
chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung cũng sẽ làm cho các chủ thế có thể được
xác định là đương sự cũng được mở rộng. Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại
đã chứng minh: tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia,
việc thừa nhận tư cách chủ thể của QHPL nói chung và chủ thể của các QHPL nội
dung nói riêng có thể khác nhau. Thời kỳ La Mã, cơng dân La Mã mới được thừa


13

nhận tư cách chủ thể của pháp luật, cịn nơ lệ được coi như là một công cụ - Luật La
Mã cổ đại thừa nhận hai loại công cụ là công cụ câm (đồ vật) và công cụ tiếng (nô
lệ) - v à khơne có tài sản riêng, nơ lệ khơng đưọc lập gia đình mà chỉ được coi là
hình thức chur.g sống (concubernium) và khơng có giá trị pháp luật. Con cái của họ
hiển nhiên đưcc coi là nô lệ và thuộc về chủ nô của mẹ chúng [85, tr.64]. Pháp luật
của các nước thuộc hệ thống pháp luật Đạo Hồi là một hệ thống pháp luật mang tính
tơn giáo. Các nguyên tắc pháp luật được xây dựng trên kinh Cơ- ran và các truyền
thống có liên quan đến cuộc đời của Nhà tiên tri theo mô tả của những người rao
giảng giáo lý Đạo Hồi trong ba thế kỷ đầu của kỷ nguyên Hồi giáo (từ thế kỷ thứ
VII đen thế kv thứ X sau công nguyên). Với đặc điểm đó, pháp luật Hồi giáo hầu
như chỉ thực hiện với cộng đồng những người theo Đạo Hồi. Pháp luật các quốc gia
thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (civil law) hay pháp luật của các quốc gia thuộc
hệ thống luật Anh - Mỹ (common law) đều thừa nhận cá nhân, tổ chức là chủ thể
của QHPL. Tuy nhiên, do đặc trưng của mỗi hệ thống này, tính đa dạng của các chủ

thể là tổ chức khác nhau có thể là pháp nhân cơng pháp (Nhà nước, các cơ quan, tổ
chức, đơn vị của nhà nước, doanh nghiệp công...) hay các pháp nhân tư (công ty
dân sự, các hiệp hội, các tổ chức nghiệp đoàn, các q u ỹ .. .)•
Cùng với sự phát triển của mỗi quổc gia, phạm vi chủ thể của QHPL nội dung
ngày càng được phát triển và mở rộng. Chủ thể của QHPL nội dung là cá nhân, pháp
nhân và các tổ chức khác là những thực thể pháp lý nhưng khơng có tư cách pháp
nhân vẫn có thể trở thành chủ thể của QHPL như hộ gia đình, tổ hợp tác V.V...VÌ
vậy, đương sự trong TTDS có thể là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham
gia vào quá trình TA giải quyết các VVDS.
Tuy nhiên, không phải mọi chủ thể của QHPL nội dung đều có thể trở thành
đương sự trong các quan hệ TTDS. Bởi vì, như nhận xét của một số nhà nghiên
cứu: “Xét cho cùng, lợi ích chính là những phương thức, phương tiện tôi ưu mà chủ
thể ỉụa chọn nhằm đạt được các nhu cầu của mình, vì chủ thể giành lay và sử dụng
chúng tạo ra những điều kiện tốt nhất để trực tiếp thực hiện các nhu cầu cấp bách
của bản thân” [26, tr.50] hay “Quyền dân sự và chính trị khơng đơn thuần chỉ


14

mang tính chất qiyền cá nhân, chỉ bảo đảm mục đích cá nhân, mà cịn có vai trị to
lớn trong việc p h ic vụ mục đích tồn xã hội, vì sự tiến bộ và phát triển chung" [79,
tr.33]. Đồng thời lợi ích cũng lại là nguyên nhân, nguồn gốc của các tranh chấp
giữa các quốc gií, các dân tộc, các cá nhân, các tổ chức và các chủ thể khác trong
các quan hệ xă tòi hay các QHPL. Khi mà các chủ thể trong các QHPL nội dung
tôn trọng lợi ích :ủa nhau, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ pháp lý với nhau
thì sẽ khơng dẫn lến việc khởi kiện, u cầu đến TA và khơng có hoạt động tố tụng
giải quyết thì các chủ thể của các quan hệ pháp luật nội dung này không trở thành là
đương sự trong 7TDS. Nhưng khi chủ thể của các QHPL nội dung này khơng tơn
trọng lợi ích của nhau hoặc vi phạm, tranh chấp với nhau về quyên, nghĩa vụ dân
đến việc khởi kiện, yêu càu TA giải quyết và TA thụ lý giải quyết theo thủ tục

TTDS thì các cha thể của của các QHPL nội dung trở thành đương sự trong TTDS
vì có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết các VVDS.
Quá trình giải quyết VVDS nảy sinh nhiều QHPL giữa các chủ thể: TA. VKS,
những người tham gia tố tụng và những người liên quan. Các chủ thể này tham gia
vào QHPL TTDS với những động cơ và m ục đích khác nhau. TA, VKS tham gia để
thực hiện quyền tư pháp về dân sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác cịn đương sự là chủ thể tham gia tố tụng là để bảo vệ quyền và lợi ích họp
pháp của chính mình.
Như vậy, có thể thấy rằng, đương sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, pháp
nhân hoặc các chủ thể khác có quyền, lợi ích tranh chấp hoặc cần phải xác định
tham, gia vào quá trình TA giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
1.1.2. Đặc điểm của đưong sự trong tố tụng dân sự
Đương sự trong TTDS là người tham gia TTDS. Do vậy, đương sự có đầy đủ
các đặc điểm của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, mục đích đương sự tham gia tố
tụng là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, những người tham gia
tố tụng khác tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc đê


hơ trợ cho hoạt động tơ tụng. Vì vậy, so với những người tham gia tơ tụng khác,
đương sự cịn có những đặc điểm khác biệt sau đây:
-

Đương sự là chủ thể của QHPL nội dung có quyền, lợi ích tranh chấp, bị

xăm phạm hoặc cần được xác định tron% VYDS;
Trước khi trở thành đương sự trong TTDS, các chủ thể đã tham gia vào một
QHPL nội dung như quan hệ dân sự, quan hệ hơn nhân và gia đình, quan hệ kinh
doanh thươne mại, quan hệ lao động, họ đều có quyền, lợi ích gắn liền với các quan

hệ đó. Lợi ích của các chủ thể có thể là lợi ích vật chất phát sinh từ tài sản hoặc là các
lợi ích tinh thần phát sinh từ các giá trị nhân thân như danh dự, uy tín, nhân phẩm
v.v... Khi có tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ các quan hệ nội dung, các chủ thể tham
gia vì để bảo vệ quyền, lợi ích của mình đã đưa ra các yêu cầu thông qua việc khởi
kiện hoặc nộp đơn yêu cầu TA giải quyết. Quá trình giải quyết các VVDS thực chất
là việc giải quyết các QHPL nội dung phát sinh giữa các chủ thể nhằm xác định
quyền, nghĩa vụ của các chủ thể này trong các QHPL đó. Đương sự muốn khởi kiện
hoặc yêu cầu thì trước hết họ phải chứng minh rằng họ có quyền, lợi ích cần được
giải quyết trong vụ việc đó. Vì vậy, về nguyên tắc, cá nhân, tổ chức để trở thành
đương sự của VVDS thì phải có quyền và lợi ích liên quan đến giải quyết YVDS.

Sự liên quan về quyền, lợi ích của đương sự đối với quá trình giải quyết VVDS
có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Quyền, lợi ích của đương sự liên quan trực tiếp đến
quá trình giải quyết VVDS thể hiện khi TA giải quyết vụ việc đó TA sẽ xem xét và
quyết định đến quyền và nghĩa vụ cho các đương sự. Ngoài ra, đương sự cũng có
thể có quyền lợi liên quan gián tiếp đến việc giải quyết quyền, lợi ích của các đương
sự khác trong VVDS. Mặc dù, khi giải quyết VVDS, TA có thể không giải quyết và
quyết định đến quyền lợi của người này ngay trong VVDS đó nhưng kêt quả giải
quyết VVDS là cơ sở quan trọng xác định quyền, lợi ích của họ trong các mối
QHPL có tính phái sinh từ quan hệ đã được TA giải quyết. Chẳng hạn, trong trường
họp TA giải quyết việc người bị thiệt hại khởi kiện pháp nhân để đòi bồi thường
thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân
giao thì TA chỉ giải quyết quyết định buộc pháp nhân phải bồi thường cho người bị
thiệt hại mà không giải quyết việc buộc người của pháp nhân phải bồi hoàn cho


16

pháp nhân. Tuy nhiên, TA quyết định mức bồi thường của pháp nhân là bao nhiêu
trong trường hợp này sẽ là cơ sở xác định nghĩa vụ hoàn lại cho người của pháp

nhân đối với khoản tiền mà pháp nhân đã bồi thường trước đó.
-

Đương sự là chủ thể được TA chấp nhận tham gia vào quá trình giải quyết

VVDS đế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
Đương sự có thể mong muốn tham gia hoặc buộc phải tham gia vào hoạt động
tố tụng do việc "khởi đ ộ n g ” vụ việc của nguyên đơn hoặc người yêu cầu và được TA
thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, các đương sự khi tham gia vào quá trình tố tụng trước
hết là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì để bảo vệ lợi ích của mình
đương sự đưa ra yêu cầu, nêu ra các ý kiến đồng thời cung cấp chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu, ý kiến của mình là hợp pháp và có căn cứ với mong muốn để TA giải
quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết các
W D S . Các lợi ích mà đương sự hướng tới trong quá trình giải quyết VVDS có thể là
lợi ích cá nhân, cũng có thể là lợi ích của pháp nhân hoặc lợi ích của những chủ thể
đặc biệt khơng có tư cách pháp nhân như của hộ gia đình, tổ hợp tác hay doanh
nghiệp tư nhân. Đối với các cá nhân, tổ chức hay các chủ thể khác mà khởi kiện
hoặc yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người khởi
kiện, người yêu cầu tham gia với tư cách là đại diện của đương sự, còn đương sự là
chủ thể được bảo vệ quyền lợi.
Trong một số trường họp đặc biệt, các chủ thể là cơ quan Nhà nước, tổ chức
khởi kiện để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng thì các chủ thể này có thể
tham gia tố tụng và có các quyền, nghĩa vụ như của đương sự nhưng khơng phải là
đương sự. Bởi vì, các cơ quan, tổ chức này khởi kiện nhưng khơng phải là chủ thể
có quyền lợi bị tranh chấp hoặc vi phạm mà về nguyên tắc chỉ những chủ thể có
quyền lợi mới có thể tự định đoạt về quyền lợi của mình thơng qua hồ giải. Điều
này cũng được thể hiện thơng qua các quy định tại các Điều 421, 423 BLTTDS của
nước Cộng hồ Pháp thì Viện Cơng tố có thể tham gia tố tụng như m ột bên đương
sự chính để bảo vệ trật tự công, v ề vấn đề này, Đ iều 45, 46 BLTTDS của Liên
Bang Nga quy định Kiểm sát viên, các cơ quan chính quyền khởi kiện để bảo vệ lợi



17

ích của Liên bang Nga và của chủ thể khác trong trường hợp khơng thể tự mình
khởi kiện thì Kiểm sát viên hoặc cơ quan đã khởi kiện có quyền, nghĩa vụ như
nguyên đơn, trừ quyền hoà giải.
- Đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau trong tổ tụng, có thể tham gia tổ
tụng độc lập hoặc thơng qua người đại diện trong TTDS;
Trong quá trình giải quyết VVDS, các đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau
về các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Pháp luật TTDS quy định các quyền, nghĩa vụ
chung của đương sự, nhưng các đương sự ở các tư cách tố tụng khác nhau có một số
quyền, nghĩa vụ khác nhau. Tuy nhiên, với những quyền và nghĩa vụ tố tụng của
đương sự mà pháp luật quy định các đương sự là cơ sở để các đương sự có điều
kiện thuận lợi như nhau khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình về mặt nội dung.
Ngồi ra, đương sự có thể tham gia độc lập trong TTDS khi họ có đủ điều kiện
về năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng. Tuy
nhiên, trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên hoặc đương sự là tổ
chức có tư cách pháp nhân thì người đại diện của đương sự có thể thay mặt đương
sự để tham gia vào quá trình giải quyết VVDS để thực hiện những quyền và nghĩa
vụ của đương sự. Đặc biệt, trong trường họp vì lý do nào đó đương sự khơng trực
tiếp tham gia tố tụng, họ có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tơ
tụng, trừ một số trường hợp pháp luật quy định không được uỷ quyền. Đây chính là
đặc điểm để phân biệt giữa đương sự trong TTDS với những người tham gia tố tụng
khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch v.v...
- Đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt, việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết
các VVDS;
Đương sự là chủ thể có vai trị quan trọng đối với q trình giải quyết các

VVDS. Khác với các chủ thể tố tụng khác chỉ đương sự mới có quyền tự định đoạt
trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về dân sự và tố tụng. Các chủ thể tố tụng
khác có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự. Việc thực
TRUNG Ư..VÌ THƠNG TIN THƯ VIỆN
TRỰỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ■

—4ứ D

ì


18

hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng có thể làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt hoạt động tố tụng. TA giải quyết VVDS thực chất là TA giải
quyết các vêu cầu của đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Vì vậy, chỉ khi
các chủ thê này có đưa ra u cầu thì TA mới giải quyết nhưng khi các chủ thể đó
thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu hay đưa ra ý kiến của mình thì hoạt động tố tụng
có thể bị thay đổi hoặc chấm dút.
Như vậy, trong VVDS phát sinh tại TA do cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu càu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình hay của người khác hoặc để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của nhà nước
đang bị tranh chấp hoặc có liên quan đến sự kiện pháp lý mà TA có thẩm quyền xác
định. Trong các VVDS, có những chủ thể tham gia có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến việc giải quyết các VVDS và tham gia vào quá trình giải quyết

W D S để bảo

vệ quyền và lợi ích của mình, đó chính là đương sự trong TTDS.
1.1.3. Vai trò của đương sự trong tố tụng dân sự

Các chủ thể của hoạt động TTDS rất đa dạng, bao gồm: cáccơ quan tiến hành
tố tụng (TAND, VKSND); những người tham gia tố tụng (đương sự, đại diện của'
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dương sự, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch, người định giá), người liên quan (các cá nhân,
cơ quan, tố chức đang lưu giữ các tài liệu có chứa đựng chứng cứ hoặc có trách
nhiệm phải chuyển giao các văn bản tố tụng). Tuỳ thuộc vào mục đích tham gia tố
tụng và địa vị pháp lý của mỗi chủ thể mà vai trò của mỗi chủ thể này là khác nhau
trong TTDS.
Trong các chủ thể đó, đương sự là chủ thể có vai trị đặc biệt quan trọng trong
TTDS bởi lợi ích của họ là nguyên nhân và mục đích của q trình tố tụng. Tuy
nhiên, vai trị của đương sự cũng phụ thuộc vào quan niệm về tổ chức tư pháp của
mỗi nước. Đối với các nước mà pháp luật tố tụng theo mơ hình tranh tụng thì đương
sự đóng vai trị quyết định tồn bộ hoạt động tố tụng, họ chủ động quyết định diễn
biến, trình tự tố tụng cũng như quyết định sự tham gia tố tụng của chủ thể khác.
Đương sự tham gia tổ tụng với sự trợ giúp tích cực của luật sư và có vai trị quan


×