Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Sinh kế tái định cư của người dân sau dự án bất động sản quang trung, thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN DUY THẮNG

SINH KẾ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI DÂN SAU DỰ ÁN BẤT
ĐỘNG SẢN QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH
NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN DUY THẮNG

SINH KẾ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI DÂN SAU DỰ ÁN BẤT ĐỘNG
SẢN QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:



678/QĐ-ĐHNT ngày 30/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

460/QĐ-ĐHNT, ngày 16/05/2017

Ngày bảo vệ:

30/05/2016

Người hướng dẫn khoa học:

GS-TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI
Chủ tịch Hội Đồng:
TS: Phạm Hồng Mạnh
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Sinh kế tái định cư của người dân
sau dự án Bất động sản Quang Trung, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” là cơng
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 3 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Duy Thắng


iii


LỜI CẢM ƠN
Là một học viên cao học lớp Cao học Nghệ An 2, thuộc chương trình đào tạo
Thạc sỹ ngành Kinh tế phát triển do Khoa Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nha
Trang tổ chức, trong suốt thời gian khóa học (2014 - 2016) tơi đã được các giảng viên
truyền đạt một lượng lớn kiến thức cả lý thuyết, thực tế và các kỹ năng về lĩnh vực
kinh tế phát triển, phục vụ rất hữu ích cho q trình cơng tác của tơi hiện nay cũng như
sau này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo đã
giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian học tập tại Trường, đặc biệt là giáo viên
hướng dẫn GS.TS Nguyễn Trọng Hồi đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tơi
hồn thành bản Luận văn của mình.
Tơi xin được cảm ơn UBND Phường Quang Trung; UBND TP Vinh tỉnh Nghệ
An, cục thống kê tỉnh Nghệ An, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tài
liệu cho tơi trong q trình hồn thành luận văn
Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn đến toàn thể anh, chị em học viên lớp
cao học KTPTNA1 đã chia sẽ ý kiến, đóng góp cho bản luận văn của tơi.
Bản luận văn này có thể cịn chưa được hồn thiện do hạn chế về thời gian,
trình độ và phương thức thực hiện, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của
các thầy cô, của các anh chị và các bạn, để giúp tơi hồn thiện hơn nữa đề tài nghiên
cứu của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa ngày 05 tháng 3 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Duy Thắng


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát..................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................3
1.5.1 Về khoa học ............................................................................................................3
1.5.2 Thực tiễn.................................................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.6.1 Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................3
1.6.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................................3
1.7. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu ........................................................4
1.7.1 Nguồn số liệu sơ cấp ..............................................................................................4
1.7.2 Nguồn số liệu thứ cấp.............................................................................................4
1.8. Phương pháp xử lý thông tin điều tra .......................................................................5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................6
2.1. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................6
2.2. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................................6
v


2.1.1. Khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững...........................................................6
2.1.2. Các khái niệm về tái định cư .................................................................................7
2.1.3. Khái niệm về Bất động sản....................................................................................9
2.1.4. Một số khái niệm khác ..........................................................................................9
2.1.5. Khung sinh kế bền vững của DFID và các yếu tố ảnh hưởng.............................10
2.2. Các đề tài nghiên cứu trước có liên quan ...............................................................16
2.3. Khung phân tích sinh kế tái định cư dự án bất động sản........................................20
2.4. Tóm tắt chương 2....................................................................................................20
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................21
3.1. Xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cần thu thập và nghiên cứu.........................21
3.1.1 Nhóm nhân tố đại diện cho Nguồn nhân lực sinh kế ...........................................21
3.1.2 Nhóm nhân tố đại diện cho Nguồn lực xã hội......................................................21
3.1.3 Nhóm nhân tố đại diện cho Nguồn lực vật chất ...................................................22
3.1.4 Nhóm nhân tố đại diện cho Nguồn lực tài chính..................................................22
3.2. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu..........................................................22
3.3. Nhập liệu và kiểm định lại số liệu ..........................................................................23
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................................................23
3.4.1 Thống kê ...............................................................................................................23
3.4.2 Mơ hình kinh tế lượng ..........................................................................................24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC THẢO LUẬN.........................29
4.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn Quang Trung,................29
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của phường Quang Trung......................................................29
4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư của phường Quang Trung............................29
4.2. Về Dự án Bất động sản Quang Trung - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An...............30

4.3. Mô tả tình các nguồn lực của các hộ gia đình khi TĐC .........................................31
4.3.1 Các nguồn lực sinh kế ..........................................................................................31
4.3.2 Nguồn lực xã hội ..................................................................................................35
4.3.3 Nguồn lực vật chất................................................................................................40
4.3.4 Nguồn lực tài chính ..............................................................................................43
vi


4.3.5 Các nhân tố khác tác động đến sinh kế khi TĐC .................................................44
4.3.6 Nhân tố nguồn vốn sinh kế ảnh hưởng đến thu nhập người dân sau khi TĐC ....48
4.4. Phân tích sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình......................................................53
4.5. Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo nguồn nhân lực ..................................53
4.5.1 Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo số người có việc làm .......................53
4.5.2 Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo số người phụ thuộc ..........................54
4.5.3 Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo tình trạng nghề nghiệp.....................54
4.5.4 Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo trình độ học vấn...............................55
4.5.5 Sự thay đổi thu nhập của hộ theo kỹ năng của lao động chính ............................57
4.6. Sự thay đổi thu nhập của hộ theo nguồn lực xã hội ...............................................58
4.6.1 Sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo-Sự giúp đỡ của láng giềng...............58
4.7. Sự thay đổi thu nhập của hộ theo nguồn lực vật chất.............................................58
4.8. Sự thay đổi thu nhập của hộ theo nguồn lực tài chính ...........................................59
4.9. Hồi quy Binary Logistics về những yếu tố ảnh hưởng đến biến động thu nhập hộ
gia đình sau TĐC...........................................................................................................59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...........................................61
5.1. Kết luận...................................................................................................................61
5.1.1 Kết luận về sự thay đổi sinh kế và sự biến động các nguồn lực...........................61
5.1.2 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của hộ Gia đình.........63
5.2. Đề xuất, kiến nghị chính sách.................................................................................64
5.2.1. Từ phía các hộ gia đình .......................................................................................64
5.2.2. Từ phía tự án TĐC...............................................................................................65

5.2.3. Từ phía chính quyền địa phương.........................................................................66
5.3. Về những hạn chế của nghiên cứu..........................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70
BẢNG CÂU HỎI HỘ GIA ĐÌNH ..................................................................................1
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
ADB: Asian Development Bank- Ngân hàng phát triển châu Á
Bộ TNMT: Bộ Tài Nguyên Môi trường
DFID: Cơ quan phát triển toàn cầu vương quốc Anh
HGĐ: Hộ gia đình
TĐC: Tái định cư
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
UBND: Ủy ban nhân dân
UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc.

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: Nhân tố đại diện cho Nguồn nhân lực sinh kế..............................................21
Bảng 3-2: Nhân tố đại diện cho nhóm nguồn lực xã hội...............................................21
Bảng 3-3: Nhân tố đại diện cho nguồn lực vật chất ......................................................22
Bảng 3-4: Nhân tố đại diện cho nguồn lực tài chính.....................................................22
Bảng 3-5: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình sau TĐC ........................26
Bảng 4-1: Số người có việc làm trong hộ khi TĐC ......................................................31
Bảng 4-2: Số người phụ thuộc trong hộ khi TĐC .........................................................32

Bảng 4-3: Trình độ (số năm đi học) của lao động chính trước khi TĐC ......................33
Bảng 4-4: Kỹ năng của lao động chính trước khi TĐC ................................................34
Bảng 4-5: Quan hệ với láng giềng- hàng xóm ..............................................................35
Bảng 4-6: Khả năng thiết lập mối quan hệ với láng giềng ............................................36
Bảng 4-7: Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.........................................................37
Bảng 4-8: Hệ thống Giáo dục tại nơi TĐC....................................................................38
Bảng 4-9: Dịch vụ giải trí ..............................................................................................39
Bảng 4-10: Hệ thống thơng tin liên lạc .........................................................................39
Bảng 4-11: Hệ thống điện..............................................................................................40
Bảng 4-12: Hệ thống giao thông ..................................................................................40
Bảng 4-13: Hệ thống nước sạch ...................................................................................41
Bảng 4-14: Hạ tầng khu TĐC........................................................................................41
Bảng 4-15: Về vị trí căn hộ TĐC ..................................................................................42
Bảng 4-16: Tình trạng vay vốn......................................................................................43
Bảng 4-17: Mục đích vay vốn ......................................................................................44
Bảng 4-18: Tương quan diện tích hiện tại và trước đây................................................44
Bảng 4-19: Một số vấn đề quan ngại tại chung cư TĐC ...............................................46
ix


Bảng 4-20: Sự thay đổi môi trường học tập của học sinh- sinh viên ............................47
Bảng 4-21:Thay đổi thu nhập theo số người có việc làm trong gia đình ......................49
Bảng 4-22: Thay đổi thu nhập theo số người phụ thuộc trong gia đình........................50
Bảng 4-23: Thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC theo loại hình nghề
nghiệp của lao động chính của hộ .................................................................................51
Bảng 4-24: Thu nhập bình qn đầu người trước và sau TĐC theo kỹ năng của người
lao động chính của hộ....................................................................................................51
Bảng 4-25: Thu nhập giữa các hộ có vay vốn và khơng vay vốn .................................52
Bảng 4-26: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo người có việc...............................53
Bảng 4-27: Tình trạng nghề nghiệp * Thay đổi thu nhập .............................................55

Bảng 4-28: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo Trình độ học vấn .........................56
Bảng 4-29: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo kỹ năng lao động chính..............57
Bảng 4-30: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo Sự giúp đỡ của láng giềng ..........58
Bảng 4-31: Hồi quy các nhân tố tác động đến sinh kế bền vững của hộ gia đình sau TĐC....60

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 4-1: Nghề nghiệp của người lao động chính khi TĐC .........................................32
Hình 4-2: Trình độ học vấn của lao động chính............................................................34
Hình 4-3: Kỹ năng của lao động chính..........................................................................34
Hình 4-4: Chất lượng căn hộ và không gian TĐC ........................................................45

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2-1: Khả năng bị tổn thương của sinh kế trước tác động của việc thu hồi đất ......14
Sơ đồ 2-2: Khung phân tích sinh kế dự án BĐS Quang Trung .....................................20

xi


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa với tốc độ nhanh ở Việt Nam từ đầu
những năm 1990 đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất đai. Một mặt, việc thu
hồi quyền sử dụng đất như thế đã tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam chuyển đổi nền
kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ như Đảng và Nhà
nước mong đợi sẽ thành hiện thực vào năm 2020. Việc mất đất hay bị di dời đã ảnh
hưởng lớn đến đời sống xã hội, kinh tế của những người dân ở khu vực đó.
Khu chung cư Quang Trung là một bộ phận cấu thành của khu tập thể cao tầng

phường Quang Trung được xây dựng từ năm 1976, gồm 21 dãy nhà chung cư cao tầng
với 1.556 hộ dân, trong đó có 18 dãy nhà được thiết kế theo kiểu căn hộ khép kín và 3
dãy nhà tập thể, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến sự an toàn của những
người dân sinh sống nơi này, đồng thời ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Từ nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở khu chung cư Quang Trung, TP Vinh
luôn phải sống trong cảnh bất an. Trước thực trạng trên, năm 2013, UBND tỉnh Nghệ
An đã phê duyệt dự án cải tạo Khu chung cư Quang Trung nhằm đảm bảo an tồn tính
mạng người dân và mỹ quan đơ thị.
Trong q trình chuyển đổi này, với nhiều người dân ở dự án Bất động sản
Quang Trung có nhà và đất bị thu hồi phục vụ dự án Bất động sản đã đem lại cho họ
một khoản tiền đền bù lớn. Tuy nhiên, cuộc sống của họ cũng bị có rất nhiều xáo trộn,
đơi khi là đảo lộn hồn tồn. Q trình chuyển đổi này đưa tới cho người dân có: nhà ở
an tồn hơn, khang trang, hiện đại hơn, diện tích rộng hơn, với đầy đủ cơng năng đáp
ứng các nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Đi kèm với nó là sinh kế truyền thống của
người dân địa phương sẽ thay đổi để thích ứng với môi trường mới. Nhiều lao động
vốn phụ thuộc vào việc kinh doanh nhỏ lẻ tại khu chung cư Quang Trung khi di dời sẽ
ảnh hưởng đến việc làm, hay không có đủ việc làm để đảm bảo sinh kế của mình trong
một bối cảnh gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường và những tác động còn hạn chế
của chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm của nhà nước.
Chính vì thế, nhiều người trong số họ cảm thấy cuộc sống của mình tiềm ẩn
nhiều rủi ro, thiếu ổn định, nhiều khi cảm giác mình bị hất ra ngoài guồng quay của xã
hội- Phần đa trong số họ là những đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển
kinh tế- xã hội.
1


Với mong muốn nhận dạng bối cảnh sau tái định cư để từ đó đưa ra các gợi ý
chính sách tạo lập sinh tạo lập sinh kế bền vững cho gia đình, góp phần phát triển kinh
tế, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Tác giả lựa chọn đề tài “Sinh kế tái định cư của
người dân sau Dự án Bất động sản Quang Trung - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An”

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu sinh kế tái định cư của người dân sau Dự án Bất động sản
Quang Trung - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An. Từ đó kiến nghị, đề xuất một số giải
pháp tạo lập mới sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế tái định cư dự án Bất động sản.
 Nhận diện các nhân tố tác động, vai trò của từng nhân tố đến sinh kế tái định
cư của người dân sau Dự án Bất động sản.
 Dựa vào kết quả phân tích theo mẫu điều tra, thực trạng sinh kế của người
dân tái định cư; từ đó tìm ra nhóm các nhân tố trọng yếu tác động lên sinh kế tái định
cư của người dân thuộc dự án để làm căn cứ vững chắc đưa ra các kiến nghị, đề xuất
các hàm ý chính sách tạo lập sinh kế bền vững cho người dân tái định cư Dự án Bất
động sản Quang trung – Thành phố Vinh – Nghệ An.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
1- Sinh kế trước và sau khi bị thu hồi nhà của các gia đình thuộc dự án Bất động
sản Quang Trung thay đổi như thế nào?
2- Nguyên nhân nào gây ra các thay đổi đó? Đâu là nguyên nhân cốt lõi nhất
ảnh hưởng đến sinh kế gia đình thuộc dự án?
3- Những giải pháp nào có thể được áp dụng để cải thiện sinh kế (tạo dựng sinh kế
bền vững) cho những hộ gia đình bị thu hồi nhà để làm dự án Bất động sản Quang Trung?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ
sau khi bị thu hồi nhà ở tại dự án Bất động sản Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An. Đối tượng khảo sát của đề tài là các hộ gia đình tái định cư sau Dự án Bất
động sản Quang Trung - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An.
2



1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề sinh kế của các hộ gia đình
sau khi bị thu hồi đất và nhà ở để phục vụ xây dựng dự án Bất động sản Quang Trung
– Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An.
Về mặt thời gian: Luận văn sẽ nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010
đến năm 2015.
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.5.1 Về khoa học
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá về mặt lý luận và thực tiễn về sinh kế của
các hộ gia đình di dân tái định cư dự án Bất động sản.
Thứ hai, luận văn giúp nhận diện những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế
của các hộ gia đình di dân tái định cư dự án Bất động sản
1.5.2 Thực tiễn
Thứ nhất, đề tài đã đánh giá được thực trạng về sinh kế của các hộ gia đình di
dân tái định cư dự án Bất động sản Quang Trung – Thành phố Vinh – Nghệ An. Bao
gồm các nguồn lực sinh kế, hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế của họ khi chuyển đến
nơi ở mới, các hình thức hỗ trợ Sinh kế.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà Lãnh đạo tỉnh, các Sở, Ban
ngành có liên quan của tỉnh Nghệ An, có thể tham khảo để đưa ra chính sách phù hợp
cho các vấn đề sinh kế của các hộ gia đình di dân tái định cư dự án Bất động sản trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo để các nghiên cứu
tiếp theo và cho học viên, sinh viên ngành Kinh tế phát triển…
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu các hộ gia đình bị thu hồi nhà phải di dân, tái định cư để phục vụ
dự án Bất động sản Quang Trung - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An
1.6.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Tổng số hộ gia đình trên địa bàn là N= 1.556 hộ dân.
3


Độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là e = ± 10%.
Cỡ mẫu cần thiết sẽ là ; n = 94 (tuy nhiên, để nâng cao độ chính xác, tác giả
chọn số lượng mẫu là 216 mẫu)

1.7. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu
1.7.1 Nguồn số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra. Dựa trên nội dung nghiên
cứu của đề tài, tiến hành khảo sát để tìm hiểu sự thay đổi sinh kế của người dân để
nắm tình hình và thiết kế bảng hỏi điều tra. Sau đó, tiến hành phân tích sinh kế của
người dân và so sánh trước và sau khi bị thu hồi nhà phải tái định cư, phục vụ việc xây
dựng dự án .
Nội dung điều tra: Thông tin chung về hộ: Như tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân
khẩu, lao động, diện tích nhà bị thu hồi, vốn và tài sản của hộ. Nguồn thu từ sản xuất
(công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), thu từ ngành nghề, dịch vụ. Các khoản chi, chi
cho sản xuất, chi phục vụ đời sống, chi cho giáo dục, văn hoá, xã hội, chữa bệnh. Cảm
nhận về sự thay đổi cơ sở hạ tầng, thay đổi sinh kế khi có TĐC, khoản tiền đền bù và
cách lựa chọn sử dụng tiền đền bù của hộ, quan hệ của hộ với các đoàn thể ...
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn chủ hộ trực tiếp dựa trên phiếu điều tra đã
được chuẩn bị sẵn, các câu hỏi xung quanh chủ đề kinh tế hộ, sinh kế và thay đổi sinh
kế của người dân và của vùng.
1.7.2 Nguồn số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thơng tin có sẵn được thu thập từ các nguồn sách
báo, trang Web, các báo cáo tổng kết của phường Quang Trung.
Các văn bản của pháp quy về chính sách bồi thường tái định cư; báo cáo của cơ
quan hữu quan liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Bất động
sản Quang Trung - Nghệ An.

Thu thập các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu, tài liệu về
hiện trạng sử dụng đất, các quyết định thu hồi đất của tỉnh đối với phường, tình hình
biến động đất đai qua các năm tại các phịng ban của phường để có được thơng tin về
vùng nghiên cứu
4


Thu thập thơng tin từ những cơng trình nghiên cứu đã được công bố, những báo
cáo, bài báo, tài liệu hội thảo, thu thập thơng tin từ Internet...để có số liệu về tình hình
thu hồi đất, việc làm, sinh kế của người dân.
Kết quả điều tra lao động và việc làm
1.8. Phương pháp xử lý thông tin điều tra
Từ những thông tin, số liệu thu thập từ bảng hỏi các hộ gia đình, tác giả sử dụng
phần mềm SPSS (phiên bản 22.0) để xử lý số liệu thu thập được. Đề tài sử dụng các
phương pháp sau để phân tích:
 Phương pháp thống kê mô tả: Vận dụng phương pháp này để mơ tả tình
hình tổng qt của điểm nghiên cứu, thực trạng đời sống của các nông hộ thông qua 5
loại tài sản sinh kế. Qua đó mơ tả được những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc
tiếp cận các nguồn sinh kế của các hộ gia đình làm kinh doanh ở địa phương.
 Phương pháp phân tích so sánh: Từ việc phân tổ thống kê các nhóm hộ
theo các tiêu chí phân tổ, chúng ta sẽ so sánh các nhóm hộ với nhau về điều kiện và
khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế. Trên cơ sở đó phân tích được mức độ ảnh
hưởng, ngun nhân của hạn chế giữa các nhóm hộ.
 Phương pháp phân tích định tính: Từ nguồn số liệu thu thập được, tiến
hành phân tích định tính các vấn đề liên quan đến sinh kế người dân tái định cư, chính
sách đền bù, hỗ trợ của nhà nước đối với những hộ gia đình tái định cư, những yếu tố
thuận lợi và cản trở trong việc tiếp cận nguồn vốn sinh kế, vấn đề nghèo đói.
Đề tài áp dụng khung sinh kế bền vững (SLF) của DFID, bao gồm: (1) Bối cảnh
dễ bị tổn thương, (2) Tài sản sinh kế, (3) Các chiến lược sinh kế và (4) Kết quả sinh kế
của các hộ gia đình tái định cư .


5


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết
Phần này nhằm mục đích: Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết, các nghiên cứu
liên quan đến luận văn từ các cơng trình khoa học, các bài viết đã được cơng bố, trên
các tạp chí, ấn phẩm khoa học để tổng hợp thành lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
phục vụ cho luận văn.
Kết cấu chương, gồm 8 phần chính: (i) là các khái niệm cơ bản về: sinh kế;
sinh kế bền vững; về định cư và tái định cư; khái niệm về bất động sản và một số khái
niệm khác. (ii) Nghiên cứu về khung sinh kế bền vững, những nội hàm của khung sinh
kế bền vững của DFID (iii) Các yếu tố ảnh hưởng đến khung sinh kế bền vững theo
khuyến cáo của ADB, 1995; World Bank, 2004 gồm có: (1)Bối cảnh dễ bị tổn thương;
(2)Tài sản sinh kế với 5 nhân tố là (Vốn nhân lực (H); vốn tự nhiên(N); vốn tài chính
(F); Vốn vật chất (P); vốn xã hội (S)). (iv) chiến lược sinh kế chính là cách thức sinh
nhai để người dân đạt được mục tiêu của họ. (v) Kết quả của sinh kế, là tiêu chí cao
nhất trong khung sinh kế bền vững. Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình
đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện hoạt động sinh kế.
(vi) Thể chế chính sách, nó sẽ quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và
việc thực hiện các hoạt động sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối
tượng khác nhau. (vii) Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được cơng
bố- cung cấp cái nhìn toàn diện và đa chiều về vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở để tác giả
xây dựng lên khung phân tích đề tài ở phần (viii).
2.2 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1

Khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững


2.1.1.1 Khái niệm về sinh kế
Sinh kế là: sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên,
quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống [14]
Theo bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) [15] thì: sinh kế bao gồm
các khả năng tài sản (nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần
thiết để kiếm sống
Sinh kế: Bao gồm con người, khả năng của mình và các phương tiện của cuộc
6


sống, bao gồm thực phẩm, thu nhập và tài sản. Tài sản hữu hình là nguồn tài nguyên
và các khoản dự trữ, và tài sản vơ hình là tiếng nói và khả năng tiếp cận. [11]
 Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm tồn bộ những
hoạt động của con người để đạt được mục tiêu, dựa trên những nguồn lực sẵn có của
con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ
phát triển của khoa học cơng nghệ.
2.1.1.2 Khái niệm về sinh kế bền vững
 Theo Hanstad [16] thì: Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng
phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời
điểm hiện tại và trong tương lai trong khi khơng làm xói mịn các nguồn lực tự nhiên.
 Theo Koos Neefjes [18]: Một sinh kế phải tùy thuộc vào các khả năng và của
cải (các nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt đ ộng mà tất cả à cần thiết để
mưu sinh. Sinh kế của một người hay một gia đình là bề n vững khi họ có thể đương đ
ầu và phục hồi trước các căng thẳng và chấn động, và tồn tại được hoặc nâng cao thêm
các khả năng và của cải của mình và cả trong tương lai mà khơng làm tổn hại đến các
nguồn lực môi trường.
 Trong luận văn, tác giả dùng khái niệm về sinh kế bền vững của Hanstad [16]
như trình bày ở trên.
2.1.2


Các khái niệm về tái định cư

2.1.2.1 Tái định cư.
Wood (1977) đưa ra định nghĩa mở rộng về khái niệm. Theo ông, tái định cư là
"một sự di chuyển tự phát hoặc có kế hoạch của người dân hay một nhóm từ những
khu vực sinh sống gốc đến định cư ở khu vực khác". Mengistu [17] định nghĩa tái định
cư như là một qui trình mà qua đó các cá nhân hay nhóm người tự nguyện hoặc không
tự nguyện rời bỏ nơi định cư căn nguyên của họ để tái định cư ở các vùng mới nơi mà
họ có thể bắt đầu những phương hướng cuộc sống mới bằng cách tự thích ứng với các
hệ thống lý sinh, hành chính xã hội của môi trường mới. Một dự án được lập kế hoạch
liên quan đến việc di chuyển người dân gần như là qua dạng lựa chọn và kiểm soát từ
một khu vực đến một khu vực khác thì được gọi là kế hoạch tái định cư. Có hai dạng
di dân chính. Dạng thứ nhất là việc di chuyển tự phát của các cá nhân hoặc gia đình
hoặc thậm chí cả tồn bộ cộng đồng nhưng khơng có kế hoạch và sự trợ giúp của các
7


cơ quan nhà nước. Dạng thứ hai là tái định cư bắt buộc, đó là hoạt động tái định cư bắt
buộc thuộc các chương trình hoặc dự án chính thức có kế hoạch được nhà nước quản
lý và cấp kinh phí trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì mục đích phát triển kinh tế, an
ninh quốc phòng.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) [13], tái định cư là biện pháp nhằm
ổn định khôi phục đời sống cho những người bị ảnh hưởng bới các dự án của nhà
nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bi thu hồi hết hoặc thu hồi khơng hết, phần cịn lại
khơng đủ điều kiện đê tiếp tục sinh sống, phải chuyển đến nơi ở mới. Tái định cư bao
gồm tái định cư tự nguyện và tái định cư bắt buộc. Tái định cư tự nguyện là do nhu
cầu cuộc sống người dân tự nguyện di chuyển từ nơi này sang định cư ở nơi khác. Tái
định cư bắt buộc: dự án phát triển dẫn đến những mất mát tái định cư không thể tránh
khỏi, trong đó những người bị ảnh hưởng khơng cịn lựa chọn nào khác ngoài việc xây
dựng lại cuộc sống, thu nhập và cơ sở vật chất ở bất cứ một nơi nào khác.

Theo Võ Kim Cương (2007) trích trong Phạm Minh Trí (2011), tái định cư là di
chuyển và thay đổi cuộc sống của con người, không chỉ là q trình chuyến dịch vật
chất mà cịn là q trình cắt bỏ các quan hệ cũ và tạo lập các quan hệ mới. Việc này
gần giống việc bằng cây trồng vào chỗ mới. Tái định cư thường là di dời và tái định cư
các căn hộ, nghĩa là bên cạnh sự ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình, cịn có
sự ràng buộc giữa mỗi người trong đó với mơi trường xã hội chung quanh. Các mối
quan hệ chính như việc làm, chỗ ở, nơi học hành, điều kiện đi lại và sự tiếp cận các
dịch vụ đô thị, quan hệ láng giềng ... Xét về hình thức, tái định cư có các dạng như: di
dân, tái định cư tại chỗ..... Xét về sở nguyện của người dân, tái định cư cũng có nhiều
mức độ như: tái định cư tự phát, tái định cư tự giác, cưỡng bức tái định cư.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm của Võ Kim Cương để phục
vụ cho nghiên cứu. Bởi nó đã bao hàm được các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài
mà luận văn tập trung nghiên cứu đó là: Sự thu hồi đất của Nhà nước đã kéo theo cuộc
sống người dân nơi có dự án (bị thu hồi đất) ảnh hưởng, họ phải di chuyển nhà đến nơi
ở mới. Do vậy, dẫn đến những hệ lụy trong công việc cũng như các mối quan hệ khác
của họ và gia đình họ.
2.1.2.2 Tái định cư bền vững
Ngân hàng Thế giới năm 2001 đã đưa ra văn kiện OP 4.12 về chính sách TĐC
khơng tự nguyện (được rà soát bổ sung năm 2013) để làm điều kiện tài trợ cho các dự
án phát triển, trong đó nêu 3 mục tiêu chính sách.
8


 Một là, TĐC không tự nguyện cần được tránh khi có thể hoặc giảm thiểu
bằng cách khai thác mọi phương án thiết kế khả thi khác của dự án.
 Hai là, trong trường hợp bất khả kháng, các hoạt động TĐC phải được quan
niệm và thực hiện như những chương trình phát triển bền vững, được cung ứng đủ
nguồn đầu tư nhằm tạo điều kiện cho những người phải di chuyển cũng được hưởng
lợi ích từ dự án.
 Ba là, cần trợ giúp những người bị di chuyển nhằm cải thiện sinh kế và mức

sống của họ hoặc chí ít là khôi phục lại bằng mức thực tế trước di chuyển hoặc trước
khi thực hiện dự án, tùy theo mức nào cao hơn.
2.1.3

Khái niệm về Bất động sản
Theo vi.wikipedia.org: Bất động sản là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước

như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những
gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như
là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khống chất ở dưới mảnh đất đó.
Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động, lều, nhà tạm thì khơng
được xem là bất động sản.
Bất động sản ("real estate" hay "real property") có nghĩa ngược với động
sản ("personal property"). Người sở hữu bất động sản được phép sử dụng, mua
bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa
hưởng, hoặc để yên bất động sản của mình. Thị trường bất động sản có liên hệ mật
thiết với thị trường vốn, thị trường tài chính.
Theo khoản 1, Điều 107-Bộ Luật dân sự [8], thì, Bất động sản bao gồm:(a) Đất
đai; (b) Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai; (c) Tài sản khác gắn liền với đất
đai, nhà, cơng trình xây dựng;(d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2.1.4

Một số khái niệm khác
 Hộ gia đình tái định cư: Là hộ dân (bao gồm hộ một người hoặc hộ có từ hai

người trở lên) và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 Hộ gia đình tái định cư tập trung: Là hộ gia đình được quy hoạch đến ở một
nơi ở mới tạo thành điểm dân cư mới.
 Vùng tái định cư: Là địa bàn các huyện, thị xã được quy hoạch để tiếp nhận
dân tái định cư. Trong vùng tái định cư có ít nhất một khu tái định cư

9


2.1.5 Khung sinh kế bền vững của DFID và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.5.1 Khung sinh kế bền vững của DFID
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế
của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế
hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững
sinh kế của những hoạt động hiện tại.

Nguồn: DFID (1999)[15]
Hình 2-1: Khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường các
cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau như thế nào.
Nó khơng phải là mơ hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra một cách tư duy về
sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng nhưng vẫn trong khn khổ có
thể quản lý được. Khung sinh kế luôn được đặt trong trạng thái động, nó khơng có
điểm đầu, điểm cuối. Giá trị của một khung sinh kế giúp cho người sử dụng nhìn nhận
một cách bao qt và có hệ thống các tác nhân gây ra nghèo khổ và mối quan hệ giữa
chúng. Có thể đó là những cú sốc và các xu hướng bất lợi, các chính sách và thể chế
hoạt động kém hiệu quả hoặc việc thiếu cơ bản các tài sản sinh kế.
Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người
đã kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như để đạt được
các mục tiêu và ước nguyện của họ. Mà những mục tiêu và ước nguyện mà con người
đạt được nhờ sử dụng và kết hợp các nguồn lực khác nhau có thể gọi là kết quả sinh
10


kế. Đây là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống kể cả trước mắt
cũng như lâu dài. Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào

dẫn tới các hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì. Đồng thời
cũng cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết quả
sinh kế thể hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao,
khả năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần phải kết hợp và sử dụng khác nhau như đất
đai, vốn, khoa học công nghệ
2.1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khung sinh kế bền vững
Những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về vấn đề TĐC
Kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới (World Bank, 2004) cho thấy rằng, TĐC
có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường như: hệ
thống sản xuất bị phá vỡ, người dân phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo khi những
điều kiện sản xuất và những nguồn tạo thu nhập của họ mất đi, người dân có thể bị di
dời đến những nơi khơng có việc làm hay các tài ngun kiếm sống khơng có nhiều,
các thiết chế cộng đồng và mạng lưới xã hội bị phá vỡ, các mối quan hệ họ hàng thân
thích cũng bị ảnh hưởng; các yếu tố truyền thống, văn hố và tình tương thân tương ái
có thể bị mất đi. Đây chính là những chi phí, những tổn thất “vơ hình” mà người dân
TĐC phải gánh chịu bên cạnh những mất mát về nhà cửa, đất đai.
Bên cạnh đó, ngồi những thiệt hại trên đã được nêu ra trên, Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB, 1995) còn nêu thêm những thiệt hại khác mà người dân TĐC có thể
gặp phải như: Cư dân tại chỗ các khu vực TĐC khơng thân thiện hay khơng có những
nét tương đồng về văn hóa, những khó khăn về cơng việc làm ăn nơi ở mới có thể khiến
cho người dân TĐC phải khai thác tối đa đến mức kiệt quệ các tài nguyên môi trường để
sinh tồn và điều này gây ra những hậu quả hết sức tai hại cho môi trường.
Như vậy, theo các tổ chức quốc tế, hệ lụy của việc di dời, giải tỏa, TĐC là nhà
cửa, đất đai của người dân bị ảnh hưởng, mặt khác họ còn phải chịu nhiều mất mát và
thiệt hại liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường. Theo đó, việc giải tỏa,
di dời sẽ khiến cho đời sống người dân bị đảo lộn, mất ổn định và mơi trường bị đe
dọa. Cụ thể đó là sự xuống dốc và nghèo đói của một bộ phận dân cư, sự suy giảm các
yếu tố văn hóa của một cộng đồng và ơ nhiễm mơi trường. Ngồi những hậu quả lâu
dài này thì những khó khăn trước mắt như đi làm xa, khó khăn trong việc chuyển hộ

khẩu và chuyển trường học cho con cái, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ khác,
v.v gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của người dân.
11


Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững là:
a) Bối cảnh không chắc chắn( bối cảnh dễ bị tổn thương)
Bối cảnh không chắc chắn là môi trường sống bên ngoài của con người. Sinh kế
và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu,
cũng như bởi những cú sốc và tính mùa vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài
sản trở nên bị giới hạn và không kiểm sốt được.
Bối cảnh khơng chắc chắn được cấu thành bởi các nhân tố như: Xu hướng: Dân
số, môi trường thay đổi, cơng nghệ, thị trường và thương mại, tồn cầu hóa; Cú sốc:
Hạn hán, lũ lụt, mưa bão, sự qua đời của thành viên trong gia đình, bạo lực hay tình
trạng bất ổn dân sự, dịch bệnh, chiến tranh; Tính thời vụ: Sự biến động của giá cả, biến
động của sán xuất, sức khỏe, những cơ hội làm việc.
Ba nhân tố cấu thành nên bối cảnh không chắc chắn là quan trọng vì chúng có
tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chứng
sẽ mở ra những cơ hội để con người theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.
b) Tài sản sinh kế
Theo DFID [15] tài sản sinh kế là việc kết hợp 5 loại tài sản gồm nguồn vốn
con người (H), nguốn vốn tự nhiên (N), nguồn vốn tài chính (F), nguồn vốn vật chất
(P), nguồn nguồn vốn xã hội (S) để tạo ra sinh kế tích cực cho đời sống. Giữa chúng
có hai mối quan hệ quan trọng là xác định trình tự (sequencing) và thay thế
(Substitution). Năm loại tài sản này được xem là yếu tố cơ bản trong khung phân tích
về sinh kế bền vững:
Vốn nhân lực (Human capita1- H)
Vốn nhân lực thể hiện những kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức
khỏe tốt giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác và đạt được mục tiêu
sinh kế của mình. Ớ mức hộ gia đình thì vốn nhân lực là yếu tố về số lượng và chất

lượng lao động sẵn có, năng lực thích ứng; yếu tố này thay đổi theo số lượng nhân
khẩu, kỹ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe . . .
Vốn tự nhiên (Natural capital – N)
Vốn tự nhiên là khái niệm được sử dụng khi nói đến các các yếu tố về đất đai và
sản xuất; nước và các nguồn lợi thủy sản; cây và lâm sản; đa dạng sinh học; dịch vụ
môi trường.
12


Vốn tài chính (Financial capital - F)
Vốn tài chính chỉ rõ các nguồn lực về tài chính mà người dân sử dụng để đạt
được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn chủ yếu của vốn tài chính.
 Dự trữ khả dụng: Tiết kiện là loại vốn tài chính được ưa chuộng hơn vì nó
khơng gắn liền với việc phải trả nợ và không phụ thuộc người khác. Chúng có thể cất
giữ dưới nhiều dạng: Tiền mặt, tiền gìn ngân hàng hay các tài sản có tính thanh khoản
cao như là vàng bạc và chăn nuôi gia súc.
 Các khoản tiền thu thường xuyên: Bao gồm thu nhập, các loại thu thường
xuyên như là lương hưu, kiều hối, tiền trợ cấp, hay các khoản chi trá từ chính phủ.
Vốn vật chất (Physical capital - P)
Vốn vật chất gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh
kế như: giao thơng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cung cấp năng
lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin
Cơ sở hạ tầng bao gồm những sự thay đồi môi trường vật chất giúp cho người
dân đạt được nhu cầu tối thiểu của họ và thực hiện được nhiều hơn. Các công cụ sản
xuất là các dụng cụ và thiết bị mà người dân sử dụng để thực hiện công việc năng suất
hơn. Các thành phần cơ sở hạ tầng sau đây thường thiết yếu đối với sinh kế bền vững:
(i)Vận chuyển hợp lý;(ii)Nhà cửa chắc chắn;(iii)Nguồn cung cấp nước đầy đủ và vệ
sinh;(iv)Năng lượng sạch, hợp lý;(v)Truy cập thông tin.
Vốn xã hội (Social capital – S)
Trong bối cảnh của khung sinh kế bền vững, vốn xã hội là các tiềm lực xã hội

mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Các tiềm lực này
được phát triển thông qua các mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tính đồn hội
của các nhóm chính thức; và mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh
hưởng lẫn nhau, cơ chế cho tham gia vào các quyết định; lãnh đạo . . .
Trong mơ hình lý thuyết của mình, DFID cịn so sánh mức độ tiếp cận tài sản
của các nhóm xã hội khác nhau để xác định nhu cầu của từng nhóm, đảm bảo sự cân
bằng giữa các loại tài sàn. Các loại tài sản còn liên kết với nhau theo nhiều cách để
sinh ra kết quả thực về thu nhập, thông dụng nhất là hai cách tiếp cận sau:
 Sự tuần tự: Con người bắt đầu đối phó và vượt qua những cú sốc hay những
áp lực bằng những kết hợp tài sản nào? Tiếp cận một hay một vài tài sản cụ thể nào đó
13


là cần và đủ để vượt qua những cú sốc? Nếu như vạy, nó cỏ thể cung cấp những chỉ
dẫn quan trọng về nơi mà những hỗ trợ sinh kế sẽ đặt trọng tâm, ít nhất là lúc bắt đầu.
Ví dụ: Người dân dùng tiền (tài sản tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu
dùng (tài sản vật chất).
 Sự thay thế. Có khá năng thay một loại tài sản đối với một loại tài sản khác
hay khơng? Ví dụ, tăng tài sản con người có thể bù đắp thiếu hụt vốn tài chính trong
hồn cảnh cụ thể khơng? Từ đó mở rộng các lựa chọn để hỗ trợ.
Cũng theo nghiên cứu của DFID, đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng
đối với sinh kế của người dân, và sinh kế phụ thuộc vào sự kết hợp của những loại tài
sản khác nhau, nó là phần quan trọng để con người giảm nghèo và đảm bảo an ninh
sinh kế của mình. Do đó, những chiến lược sinh kế khác nhau chỉ được chọn khi mà
nó đề cập đến những nguy cơ hay những cơ hội mà người dân phải đối mặt trong quá
trình di chuyển đến nơi ở mới. Đối với tất cả các quốc gia có sản xuất nơng nghiệp,
đặc biệt là các quốc gia mà tỉ lệ nông nghiệp chiếm đáng kề trong cơ cấu kinh tế như
Việt Nam thì đối với người dân, đất đai không chỉ là tài sản mà còn là phương tiện sản
xuất - kinh doanh quan trọng để tạo nguồn thu nhập. Vì vậy, khi nhà nước thu hồi đất
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân.

2.1.5.3 Gắn khung sinh kế bền vững với tái định cư
THU HỒI ĐẤT
- Mất địa điểm
sản xuất kinh
doanh
- Thay đổi môi
trường sống
- Thay đổi địa
điểm sống

NGUỒN LỰC
SINH KẾ

HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ

TÁC ĐỘNG
ĐẾN SINH KẾ

- NL con người

-Sản xuất

- NL tự nhiên

- Kinh doanh

- NL tài chính

- Cung cấp các

dịch vụ khác

- Khả năng bị
tổn thương của
sinh kế hgđ trước
tác động thu hồi
đất-TĐC

- NL xã hội
- NL vật chất

- Các biện pháp
hỗ trợ sinh kế
thích ứng hồn
cảnh TĐC

- Giá cả thị rường
nhà tăng cao

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Sơ đồ 2-1: Khả năng bị tổn thương của sinh kế trước tác động của việc thu hồi đất
14


×