Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu nấm rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên lúa tại tỉnh kiên giang và biện pháp phòng trị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUỐC SƠN

NGHIÊN CỨU NẤM Rhizoctonia solani GÂY BỆNH
ĐỐM VẰN TRÊN LÚA TẠI TỈNH KIÊN GIANG VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUỐC SƠN
NGHIÊN CỨU NẤM Rhizoctonia solani GÂY BỆNH
ĐỐM VẰN TRÊN LÚA TẠI TỈNH KIÊN GIANG VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Công nghệ sinh học

Mã số:

60420201


Quyết định giao đề tài:

67/QĐ - ĐHNT

Quyết định thành lập HĐ:

196/QĐ - ĐHNT

Ngày bảo vệ:

22/03/2018

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS TRẦN THỊ THU THỦY
TS. PHẠM THỊ MINH THU
Chủ tịch Hội đồng:
TS. ĐẶNG THÚY BÌNH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani
gây bệnh đốm vằn trên lúa tại tỉnh Kiên Giang và biện pháp phòng trị bệnh” là
cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất cứ cơng
trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
………..., Ngày

tháng


Tác giả luận văn

Trần Quốc Sơn

iii

năm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của q phịng
ban trƣờng Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi đƣợc hồn thành đề tài.
Đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy và TS. Phạm Thị
Minh Thu đã giúp tôi hồn thành tốt đề tài. Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………..., Ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Quốc Sơn

iv

năm



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3
1.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Kiên Giang ................................................................ 3
1.2. Sơ lƣợc về bệnh đốm vằn trên lúa ............................................................................4
1.2.1. Lịch sử phát hiện, địa bàn phân bố ........................................................................4
1.2.2. Thiệt hại của bệnh gây ra.......................................................................................4
1.2.3. Triệu chứng bệnh ...................................................................................................5
1.2.4. Tác nhân ................................................................................................................6
1.2.5. Sự lây lan, xâm nhiễm và gây bệnh .....................................................................11
1.2.6. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh .......................................................... 12
1.2.7. Quản lý bệnh........................................................................................................14
1.3. Sơ lƣợc về giống lúa dùng trong thí nghiệm: Jasmine 85 ......................................18
1.3.1. Nguồn gốc............................................................................................................18
1.3.2. Những đặc tính chủ yếu .......................................................................................18
1.3.3. Yêu cầu kỹ thuật và tình trạng sử dụng ............................................................... 18
1.4. Sơ lƣợc các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm ...................................................19
1.4.1. Thuốc Validan 5 SL............................................................................................. 19
1.4.2. Thuốc Evitin 50 SC ............................................................................................. 19
1.4.3. Tricô - ĐHCT 108 bt/g ......................................................................................... 20
Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 21

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................21
2.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 22
v


2.3.1. Thu mẫu bệnh và phân lập nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn .............22
2.3.2. Khảo sát đặc điểm nuôi cấy của các chủng nấm Rhizoctonia solani ..................23
2.3.3. Đánh giá khả năng gây hại của nấm Rhizoctonia solani .....................................24
2.3.4 Nghiên cứu khả năng phòng và trị bệnh đốm vằn của thuốc sinh học trong điều
kiện nhà lƣới ..................................................................................................................26
2.3.5 Phân tích số liệu....................................................................................................27
Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................29
3.1. Thu mẫu bệnh và phân lập nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn ................29
3.1.1. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh đốm vằn trên ruộng ghi nhận đƣợc khi thu
mẫu bệnh........................................................................................................................ 29
3.1.2. Phân lập các chủng nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên lúa............30
3.2. Đặc điểm nuôi cấy của các chủng nấm Rhizoctonia solani ...................................31
3.2.1. Đặc điểm khuẩn ty, khuẩn lạc .............................................................................31
3.2.2 Tốc độ khuẩn ty nấm phát triển ............................................................................34
3.2.3. Sự hình thành và đặc điểm hình thái của hạch nấm ............................................35
3.3. Khả năng gây hại của các chủng nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên
lúa ..................................................................................................................................40
3.3.1. Tỷ lệ bệnh (TLB) .................................................................................................41
3.3.2. Chỉ số bệnh (CSB) ............................................................................................... 42
3.4. Khả năng phòng và trị bệnh của thuốc sinh học và hóa học trong điều kiện nhà
lƣới .................................................................................................................................44
3.4.1. Tỷ lệ bệnh (TLB) .................................................................................................44
3.4.2. Chỉ số bệnh (CSB) ............................................................................................... 49
3.4.3. Các chỉ tiêu về thành phần năng suất ..................................................................54

Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 58
4.1 Kết luận....................................................................................................................58
4.2 Khuyến nghị ............................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................59
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSB

: Chỉ số bệnh

Cs

: Cộng sự

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

GSKC

: Giờ sau khi cấy

KTSKHT

: Kể từ sau khi hình thành


NSCB

: Ngày sau chủng bệnh

NSNC

: Ngày sau nghiên cứu

PDA

: Patato dextrose agar

TLB

: Tỷ lệ bệnh

WA

: Water agar

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh sách các chủng nấm Rhizoctonia solani đã đƣợc phân lập .................31
Bảng 3.2. Đƣờng kính tản nấm của 10 chủng nấm Rhizoctonia solani qua các thời điểm ..... 34
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thành và hình thái của hạch nấm ..........................................36
Bảng 3.4. Tỷ lệ (%) chồi lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn qua các thời điểm .....................41
Bảng 3.5. Chỉ số bệnh (%) của cây lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn qua các thời điểm .....42

Bảng 3.6. Tỷ lệ (%) chồi lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn ở thời điểm 5 NSCB .................45
Bảng 3.7. Tỷ lệ (%) chồi lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn ở thời điểm 7 NSCB .................45
Bảng 3.8. Tỷ lệ (%) chồi lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn ở thời điểm 9 NSCB .................46
Bảng 3.9. Tỷ lệ (%) chồi lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn ở thời điểm 14 NSCB ...............47
Bảng 3.10. Chỉ số bệnh (%) của cây lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn ở thời điểm 5 NSCB ......... 49
Bảng 3.11. Chỉ số bệnh (%) của cây lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn ở thời điểm 7 NSCB ...... 50
Bảng 3.12. Chỉ số bệnh (%) của cây lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn ở thời điểm 9 NSCB ...... 51
Bảng 3.13. Chỉ số bệnh (%) của cây lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn ở thời điểm 14 NSCB ....... 51
Bảng 3.14. Tổng số bơng /chậu ở các nghiệm thức ......................................................54
Bảng 3.15. Trung bình số hạt/bông ...............................................................................55
Bảng 3.16. Tỷ lệ (%) hạt chắc/bông ..............................................................................55
Bảng 3.17. Trọng lƣợng hạt /chậu .................................................................................56

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vết bệnh đốm vằn trên lúa...............................................................................6
Hình 1.2. Chu trình bệnh đốm vằn trên lúa ...................................................................12
Hình 3.1. Triệu chứng bệnh đốm vằn trên các bộ phận cây lúa ở điều kiện ngồi đồng. ..... 30
Hình 3.2. Đặc điểm tản nấm của các chủng nấm Rhizoctonia solani ở thời điểm 36
GSNC ..............................................................................................................32
Hình 3.2. (tiếp theo) Đặc điểm tản nấm của các chủng nấm Rhizoctonia solani ở thời
điểm 36 GSNC ................................................................................................ 33
Hình 3.3. Hình thái khuẩn ty chủng nấm R. solani – chủng RG1 trên môi trƣờng PDA ........ 33
Hình 3.4. Quá trình hình thành hạch nấm Rhizoctonia solani của chủng nấm RG2.....37
Hình 3.5. Đặc điểm hình thành hạch nấm trên đĩa petri của các chủng nấm ở thời điểm
120 GSKC .......................................................................................................39
Hình 3.5. (tiếp theo) Đặc điểm hình thành hạch nấm trên đĩa petri của các chủng nấm
ở thời điểm 120 GSKC ...................................................................................40

Hình 3.6. Mức độ gây bệnh đốm vằn của một số chủng nấm ở thời điểm 14 NSCB ...43
Hình 3.7. Mức độ bệnh đốm vằn trên cây lúa ở thời điểm 14 NSCB của một số nghiệm
thức xử lý ........................................................................................................48

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên lúa tại tỉnh
Kiên Giang và biện pháp phòng trị bệnh” đƣợc thực hiện từ tháng 01 năm 2017 đến
tháng 06 năm 2017 trong điều kiện phịng thí nghiệm Phịng trừ Sinh học và Nhà lƣới
thuộc bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa NN & SHƢD, trƣờng Đại học Cần Thơ nhằm
nghiên cứu khả năng gây hại, đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh
đốm vằn trên giống lúa Jasmine 85 tại tỉnh Kiên Giang và đánh giá hiệu quả của hai
loại thuốc sinh học Validan 5SL và Tricơ-ĐHCT trong việc phịng và trị bệnh.
Đề tài đã phân lập đƣợc 10 chủng nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên
6 giống lúa (OM5451, Jasmine 85, OM2517, KG9921, OM4900, OM6976) tại các
huyện Châu Thành, Gò Quao, Giồng Riềng và thành phố Rạch Giá, thuộc tỉnh Kiên
Giang.
Qua khảo sát các đặc điểm nuôi cấy của các chủng nấm nhận thấy các chủng nấm
có nhiều đặc điểm giống nhau về hình thái khuẩn lạc và phát triển nhanh trên mơi
trƣờng PDA; đồng thời có sự đa dạng về đặc điểm hạch nấm nhƣ thời gian bắt đầu
hình thành, mức độ hình thành trên đĩa petri, màu sắc và kích thƣớc.
Kết quả thực hiện đánh giá khả năng gây hại của 10 chủng nấm Rhizoctonia
solani trên giống lúa Jasmine 85, đã ghi nhận đƣợc chủng Rhizoctonia solani RG1 có
khả năng gây bệnh cao nhất với tỷ lệ chồi bị nhiễm bệnh và chỉ số bệnh ở thời điểm 14
ngày sau chủng bệnh lần lƣợt là 100% và 52,82% nên đƣợc sử dụng làm nguồn nấm
bệnh để thực hiện cho thí nghiệm tiếp theo.
Kết quả thực hiện đánh giá khả năng phòng và trị bệnh đốm vằn của thuốc sinh
học so với hóa học trong điều kiện nhà lƣới đã ghi nhận các thuốc sinh học Validan

5SL và Tricô-ĐHCT đều có hiệu quả quản lý bệnh đốm vằn trong điều kiện nhà lƣới ở
những thời điểm xử lý khác nhau. Trong đó, thuốc Validan 5SL ở biện pháp phun
trƣớc hoặc phun kết hợp trƣớc + sau và thuốc Tricô-ĐHCT ở biện pháp phun kết hợp
trƣớc + sau cho hiệu quả phòng trị bệnh cao và bảo vệ năng suất tốt hơn so với khi áp
dụng 2 thuốc này ở các biện pháp xử lý khác.
Từ khóa: Bệnh đốm vằn, biện pháp phịng trị, Rhizoctonia solani, Validan 5SL,
Tricơ-ĐHCT.
x


MỞ ĐẦU
Nƣớc ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển,
kèm theo đó là sự phát triển của nhiều loại dịch hại. Hằng năm, những thiệt hại do bệnh gây
ra trên cây trồng có thể lên tới hơn 7% sản lƣợng lƣơng thực (Phạm Văn Kim, 2000). Trong
đó, bệnh đốm vằn là một bệnh hại quan trọng và xuất hiện ở hầu hết các nơi trồng lúa trên
thế giới. Bệnh có thể gây thiệt hại năng suất lên đến 25-50% (Ou, 1985; Agarwal et al..,
1989; Phạm Hoàng Oanh và cs, 2004; Gnanamanickam, 2009). Trong những năm gần đây,
xu hƣớng sản xuất lúa theo hƣớng độc canh, tăng vụ, sử dụng giống cao sản đó là nguyên
nhân và điều kiện cho các loại bệnh hại phát triển ngày càng nhiều hơn, trong đó bệnh đốm
vằn là một trong những đối tƣợng, phá hoại nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa nƣớc của
nƣớc ta, gây thiệt hại nặng về năng suất, làm tổn hại đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời
cùng với việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng liên tục một loại thuốc trừ bệnh ở
một vùng có thể làm tác nhân gây bệnh quen thuốc và có thể dẫn đến hiện tƣợng kháng
thuốc (Vũ Triệu Mân, 2007b).
Tỉnh Kiên Giang là một trong số các tỉnh trồng lúa trọng điểm của vùng ĐBSCL
và của cả nƣớc. Diện tích trồng lúa 769,464 ha, năng suất lúa 60,34 tạ/ha và sản lƣợng
lúa cả năm 4.642,896 nghìn tấn. Kiên Giang đang tập trung phát triển ngành nơng
nghiệp tồn diện và bền vững theo hƣớng sản xuất hàng hóa hiện đại phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sản xuất lúa gạo đóng một vai trị quan
trọng (Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2015).

Để phòng trị bệnh đốm vằn, nhiều biện pháp đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng,
trong đó biện pháp sử dụng thuốc với nhiều thuốc có nguồn gốc hóa học và sinh học
hiện nay đƣợc khuyến cáo áp dụng rộng rãi trong địa bàn tỉnh Kiên Giang tuy nhiên
với hiệu quả ở những mức độ khác nhau. Việc quản lý bệnh bằng thuốc hóa học tuy
cho hiệu quả nhanh chóng nhƣng khơng bền vững vì có một số nhƣợc điểm nhƣ: gây ô
nhiễm môi trƣờng, không an toàn cho ngƣời sản xuất và tiêu dùng, tăng chi phí sản
xuất và tạo điều kiện cho mầm bệnh hình thành nịi kháng thuốc (Gusmin et al.,
2005). Trong khi, các sản phẩm có nguồn gốc sinh học tỏ ra thân thiện với môi trƣờng
và hiệu quả bền vững hơn, cho nên việc sử dụng các sản phẩm này trong phịng trị
bệnh cây nói chung và bệnh đốm vằn trên lúa nói riêng là hƣớng nghiên cứu và sản
xuất rất hứa hẹn nhằm hạn chế hậu quả của các nông dƣợc đến môi trƣờng.
1


Chính vì những lý do trên đề tài “Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani gây bệnh
đốm vằn trên lúa tại tỉnh Kiên Giang và biện pháp phòng trị bệnh”cần đƣợc thực
hiện nhằm:
(1) Nghiên cứu đặc điểm hình thái và khả năng gây hại của nấm Rhizoctonia
solani gây bệnh đốm vằn trên lúa tại tỉnh Kiên Giang
(2) Nghiên cứu hiệu quả thuốc sinh học Validan 5SL và thuốc Tricơ-ĐHCT
trong việc phịng và trị bệnh đốm vằn trong điều kiện nhà lƣới.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh có sản lƣợng lúa chiếm tỷ lệ cao và là một trong những tỉnh
trọng điểm sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL và của cả nƣớc. Ngành trồng

trọt ln giữ vai trị chủ đạo trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Các nhóm
cây trồng bao gồm cây lƣơng thực, cây cơng nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả,
trong đó ƣu thế thuộc về các cây lƣơng thực, đặc biệt là cây lúa. Trong đó các
huyện nhƣ huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện Hòn Đất, huyện Kiên
Lƣơng, huyện Tân Hiệp… là những huyện trồng lúa tiêu biểu của tỉnh.
Năm 2010, tỉnh Kiên Giang tỉnh đã xuất khẩu đƣợc 819.000 tấn gạo, tiếp tục dẫn
đầu các tỉnh ĐBSCL về xuất khẩu gạo ra 45 thị trƣờng, tăng 6 thị trƣờng so với năm
2009 (Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2015).
Theo Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, vụ Đơng xn 2016-2017, năng
suất bình qn của tỉnh chỉ 6,16 tấn/ha, còn năng suất vụ lúa mùa chỉ đạt 3,76 tấn/ha.
Tổng sản lƣợng lúa thu hoạch đạt khoảng 2 triệu tấn, “hụt” khoảng 400.000 tấn so kế
hoạch. Nguyên nhân chính là do tình trạng hạn hán, xâm ngập mặn, sâu hại và bệnh
hại. Từ đó, lợi nhuận của ngƣời nơng dân cũng thấp đi
( />Năm 2017 đƣợc dự đoán là năm thứ 2 liên tiếp Kiên Giang sản xuất lƣợng lúa
không đạt kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết diễn biến bất thƣờng phát sinh
tình trạng nắng hạn, xâm nhập mặn cục bộ, mƣa bão gây bất lợi tới sản xuất nông
nghiệp. Để khắc phục thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang xây dựng kế
hoạch, triển khai hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hƣớng cải tiến bao gồm sản xuất
lúa theo hƣớng ViêtGap và phát động nông dân giảm lƣợng giống gieo sạ, quản lý và
sử dụng giống lúa chất lƣợng cao. Nông dân nâng năng lực sản xuất, mạnh dạn áp
dụng tiến bộ khoa học; tăng giá trị lúa hàng hố, sản xuất nơng nghiệp thân thiện với
môi trƣờng, liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, góp phần nâng thu nhập
ngƣời trồng lúa. Nhờ vậy, vụ Đơng Xn 2017-2018 với diện tích gieo trồng là
3


290.000 ha, năng suất lúa ở Kiên Giang đạt khoảng 7,1 tấn/ha, tăng hơn so với cùng vụ
năm 2016-2017 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, 2018).
1.2. Sơ lƣợc về bệnh đốm vằn trên lúa
1.2.1. Lịch sử phát hiện, địa bàn phân bố

Bệnh đốm vằn hay còn gọi là bệnh khô vằn, tiếng Anh gọi là Sheath blight
disease. Đây là một trong các bệnh quan trọng trên ruộng lúa ở khắp thế giới (Phạm
Văn Kim, 2015). Bệnh đƣợc ghi nhận đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1910 bởi Myake
(Lee and Rush, 1983) nhƣng mãi đến năm 1912 thì Sawada đã phát hiện rằng Shirai
từng mơ tả bệnh này từ năm 1906. Khơng lâu sau đó, bệnh đốm vằn đã đƣợc các nhà
khoa học báo cáo sự hiện diện ở nhiều quốc gia khác nhau.
Địa bàn phân bố của bệnh khá rộng ở tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới
(Ou, 1985). Bệnh xuất hiện ở nhiều nƣớc nhƣ Philippines, Sri Lanka, Trung Quốc và
nhiều quốc gia Châu Á khác (Ghaffer, 1988), trong đó có cả ở Việt Nam. Barazil,
Venezuela, Surinam, Madagasca và USA cũng đƣợc ghi nhận là có sự xuất hiện của
bệnh (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.2.2. Thiệt hại của bệnh gây ra
- Những ghi nhận trên thế giới:
Bệnh đốm vằn là một loại bệnh gây hại quan trọng cho các vùng trồng lúa trên thế
giới, đƣợc ghi nhận là một loại mầm bệnh do nấm gây ra quan trọng thứ 2 sau bệnh đạo ôn
(Ou, 1985). Hiện nay, chƣa có giống kháng đối với loại bệnh này (Kotamraju, 2010).
Bệnh gây ảnh hƣởng nặng đến năng suất từ 20% đến 25%, khi bệnh nặng có thể
lên đến 50% (Ou, 1985; Agrios, 2005; CABI, 2007; Gnanamanickam, 2009). Thất thu
năng suất còn tùy thuộc vào mức độ phân đạm, cũng nhƣ tính nhiễm bệnh của giống
(Võ Thanh Hoàng, 1993). Từ năm 1985 - 1990, bệnh đốm vằn đã xuất hiện trên 47%
diện tích đất trồng lúa của Trung Quốc và ƣớc tính thiệt hại 200.000 tấn/năm. Tại Nhật
Bản, bệnh có thể gây thất thu năng suất đến 20% (Ghaffer, 1988). Tại Hoa Kỳ đã có
trƣờng hợp thiệt hại năng suất đến 50% khi trồng các giống nhiễm nặng (Lee and
Rush, 1983).

4


-


Những ghi nhận ở nƣớc ta:

Ở Việt Nam, ruộng lúa từ miền Bắc đến miền Nam đều bị bệnh đóm vằn gây hại
(Phạm Văn Kim, 2015). Bệnh nặng có thể làm giảm năng suất đáng kể, trung bình từ 15 –
40% (Lê Lƣơng Tề, 1998). Diện tích nhiễm bệnh đã tăng lên 10 lần trong 5 năm (từ 21.000
ha của năm 1985 tăng lên 200.000 ha trong năm 1990 và 1991) (Ghaffer, 1988).
Tại ĐBSCL, bệnh đốm vằn gây hại quanh năm và có mặt khắp nơi (Phạm Văn
Kim, 2015). Trong những năm 1996 và 1997, bệnh gây nhiều thiệt hại quan trọng cho
ruộng lúa và là một trong hai bệnh quan trọng nhất tại ĐBSCL (Phạm Minh Sang và
cs, 1996). Bệnh đốm vằn tuy phát triển chậm, không ồ ạt nhƣ bệnh đạo ơn, nhƣng ln
ln có mặt trong mỗi vụ và vụ sau ln có khuynh hƣớng nặng hơn vụ trƣớc (Phạm
Văn Kim, 2015).
Theo dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần, từ 15 – 21/01/2018, bệnh khô vằn
trên cả nƣớc ta có diện tích nhiễm 3.225 ha (giảm 454 ha so với kỳ trƣớc, tăng 2.469
ha với cùng kỳ năm trƣớc). Bệnh tập trung phân bố tại tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc
Trăng, HCM, Đồng Nai... (Cục bảo vệ thực vật, 2017).
1.2.3. Triệu chứng bệnh
Trên đồng ruộng vết bệnh có thể xuất hiện gần mực nƣớc (Ou, 1985). Bệnh đốm vằn
gây hại chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá, thân và cổ bông, nhƣng các bẹ lá ở sát mặt nƣớc hoặc các
lá già thƣờng là nơi phát sinh bệnh (Võ Thanh Hoàng, 1993; Vũ Triệu Mân, 2007a).
Vết bệnh đầu tiên có hình bầu dục hoặc hình elíp, ovan, hoặc bất định, chiều
rộng từ 0,5 - 1 cm và chiều dài từ 1 - 3 cm (Groth và cs, 2009). Giữa vết bệnh có màu
xám trắng, xung quanh có màu nâu (Ou, 1985) (Hình 1.1). Mơ nhiễm bị hƣ chỉ cịn
biểu bì ngồi của bẹ nên vết bệnh bị lõm xuống, phần biểu bì cịn lại áp sát vào bẹ lá
bên trong (Võ Thanh Hoàng, 1993). Lúc đầu, vết bệnh có màu lục tối hoặc xám nhạt,
sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây (Vũ Triệu Mân, 2007a).
Bệnh lan dần từ các bẹ dƣới lên các bẹ trên, kể cả phiến lá (Võ Thanh Hoàng,
1993). Vết bệnh ở lá tƣơng tự nhƣ ở bẹ lá, thƣờng vết bệnh lan rộng ra rất nhanh
chiếm hết cả bề rộng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ. Các
lá già bên dƣới hoặc lá sát mặt nƣớc là nơi phát sinh trƣớc sau đó lan dần lên các lá

trên (Vũ Triệu Mân, 2007a).
5


Vết bệnh ở cổ bông thƣờng là vết bệnh kéo dài bao quanh cổ bơng, hai đầu vết bệnh
có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại (Vũ Triệu Mân, 2007b).
Kích thƣớc và màu sắc vết bệnh cũng nhƣ sự hình thành hạch nấm tùy thuộc vào
điều kiện môi trƣờng. Trong điều kiện ẩm, sợi nấm trắng có thể phát triển rất nhanh
trên bề mặt vết bệnh (có thể dài khoảng vài cm trong 24 giờ) (Võ Thanh Hoàng, 1993;
Ou, 1985). Nhiều đốm liên kết nhau tạo thành vết vằn, bẹ và phiến lá bị cháy khơ,
khuẩn ty sẽ hình thành hạch nấm trịn, dẹt có màu trắng khi non, biến sang màu ngà,
nâu và nâu sậm khi già. Hạch nấm dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và trôi nổi trên mặt
nƣớc (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bẹ lá, lá và các bộ phận bị bệnh khơ lụi sớm, vàng xơ xác, nghẹn địng, bơng lép
(Lê Lƣơng Tề, 1998).
1.2.4. Tác nhân
Bệnh đốm vằn hại lúa đƣợc báo cáo lần đầu tiên ở Nhật Bản năm 1910 đƣợc xác
định bệnh đốm vằn hại lúa do nấm Hypochnus sasakii Shirai, tại Srilanca và Philippin
đƣợc coi là do nấm Rhizoctonia solani Kuhn. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn là giai
đoạn sinh sản vơ tính, giai đoạn hữu tính của nấm có tên là Pellicularia sasakii Shirai
(hay cịn gọi là Corticicum sasakii hoặc Thanatephorus cucumericus (Frank) Donk)
thuộc lớp Nấm Đảm (Vũ Triệu Mân, 2007a; CABI, 2007).

Hình 1.1. Vết bệnh đốm vằn trên lúa

6


Giai đoạn sinh sản vơ tính là giai đoạn thƣờng gặp ngồi đồng và ở giai đoạn này
nấm bệnh đóm vằn chỉ sinh ra hạch nấm. Chỉ khi nào chuyển sang giai đoạn sinh sản

hữu tính, nấm mới sinh ra bào tử và là bào tử đảm; giai đoạn này ít khi bắt gặp ở điều
kiện ngoài đồng (Phạm Văn Kim, 2015). Gây hại bằng bào tử đảm cũng đƣợc ghi nhận
ở Bắc Ấn Độ (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Đặc điểm hình thái
Nấm sinh trƣởng dễ dàng trên các loại mơi trƣờng phổ biến (Ou, 1985). Sợi nấm
Rhizoctonia solani Kuhn có màu trắng khi cịn non, khi già thì chuyển dần sang màu
nâu, đƣờng kính sợi nấm từ 8 - 12 µm và sợi nấm đƣợc phân thành nhiều nhánh, vách
ngăn ngang đƣợc thành lập ở những khoảng cách xa nhau (Parmeter, 1970; Ou, 1985;
Agarwal và cs, 1989; Võ Thanh Hoàng, 1993). Sợi nấm phát triển nhanh phân nhánh
gần vách ngăn của tế bào sợi nấm, sợi nấm phân nhánh vuông gốc hoặc 450 và thắt eo
ngay vị trí phân nhánh (Agrios, 2005; CABI, 2007; Gnanamanickam, 2009). Nấm có 3
kiểu khuẩn ty:
- Khuẩn ty vƣợt, thẳng: những khuẩn ty mọc nhanh và mọc thẳng, mang trên đó
các khuẩn ty cầu.
- Khuẩn ty cầu: là những nhánh ngắn, hình cầu phát triển ở những khoảng cách
nhất định trên khuẩn ty vƣợt. Thƣờng có nhiều nhánh, tập hợp thành mảng có hình
dáng và kích thƣớc thay đổi và chính nó quyết định hình dạng và kích thƣớc vết bệnh.
- Khuẩn ty dạng xâu chuỗi hạt: gồm các tế bào ngắn, thắt lại ở nơi có các vách
ngăn ngang. Loại này tham gia vào việc thành lập hạch nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Nấm Rhizoctonia solani biến động về hình thái. Nhóm hình thái đƣợc xác định
dựa vào sự bắt cặp vơ tính của hai sợi nấm khác nhau. Hai sợi nấm có nhóm hình thái
khác nhau có thể bắt cặp vơ tính khi tiếp xúc với nhau. Nếu cùng nhóm hình thái hai
sợi nấm dù tiếp xúc nhau cũng không bắt cặp đƣợc với nhau. Đến nay ngƣời ta đã biết
đến 12 nhóm hình thái khác nhau của nấm này: AG1 đến AG11 và AGB1 (Phạm Văn
Kim, 2015).
Nấm Rhizoctonia solani sinh sản vơ tính khơng hình thành bào tử mà hình thành
hạch nấm (Parmeter, 1970; Ou, 1985; CABI, 2007). Hạch nấm là một cấu trúc phức
tạp đƣợc tạo ra do các sợi nấm cuộn lại, chúng có khả năng đƣợc duy trì sức sống
7



trong điều kiện môi trƣờng không thuận lợi nhƣ: khô hạn, thiếu thành phần dinh dƣỡng
hay hóa chất độc hại (Ghaffer, 1993). Có thể nhìn thấy hạch nấm ngay trên vết bệnh,
rất dễ dàng rơi và nổi trên mặt nƣớc (CABI, 2007; Vũ Triệu Mân, 2007a;
Gnanamanickam, 2009).
Trên môi trƣờng thạch khoai tây (PDA), hạch nấm ban đầu có màu trắng, sau đó
chuyển sang màu nâu hoặc nâu sậm theo thời gian với nhiều hình dạng (trịn, bầu dục,
elip…), dẹp ở phía dƣới và đa dạng về kích thƣớc. Đƣờng kính hạch nấm từ 1 - 6 mm,
nhiều hạch nấm có thể kết hợp với nhau tạo thành khối lƣợng lớn (Parmeter, 1970; Ou,
1985; CABI, 2007). Khi mới đƣợc hình thành, hạch nấm bị chìm trong nƣớc, khi già
mới có thể nổi trên mặt nƣớc (Lee and Rush, 1983; CABI, 2007). Cụ thể, sau 15 ngày,
do các tế bào bên ngoài rỗng nên hạch nấm sẽ nổi trong nƣớc. Hầu hết các hạch nấm
thành lập ngoài đồng đều nổi trên mặt nƣớc sau khi thành lập đƣợc một tháng (Võ
Thanh Hoàng, 1993). Kích thƣớc của sợi nấm và hạch nấm khi nấm mọc trên môi
trƣờng nuôi cấy thƣờng lớn hơn so với nấm mọc trên các mô ký chủ trong tự nhiên
(Ou, 1985).
Nấm sinh sản hữu tính bằng đảm. Đảm khơng vách ngăn, 10 – 15 x 7 – 9 micron,
mấu đảm 4,5 – 7 x 2 -3 µm, có 2 – 4 cái trên mỗi đảm. Đảm kích thƣớc 8 - 11 x 6,5
µm (Võ Thanh Hồng, 1993).
Độc tố
Độc tố do nấm Rhizoctonia solani sinh ra là một carbohydrate có chứa glucose,
mannose, Nacetygalactosamine và N-Acetyglucosamine (Vidhyasekaran et al., 1997).
Chen (1958) đã phân lập đƣợc axit p-hydrovyphenylacetic từ nấm và Yoshimura
(1955) đã nghiên cứu khả năng phân hủy cellulose của chúng (trích dẫn bởi Ou,1985).
Khả năng biến dị
Đặc điểm phát triển, kích thƣớc và số lƣợng hạch nấm cũng nhƣ độc tính gây
bệnh trên cây giữa các chủng nấm có thể khác nhau rất nhiều. Điều kiện môi trƣờng,
nhất là dinh dƣỡng cũng làm thay đổi các đặc tính này của các chủng nấm Võ Thanh
Hoàng, 1993).


8


Đặc điểm sinh lý
Agrios (2005) cho rằng nấm Rhizoctonia solani phát triển tốt nhất trong khoảng
nhiệt độ từ 15 – 18oC, tuy vậy vẫn có những chủng hoạt động ở nhiệt độ cao hơn trên
35oC. Theo ghi nhận của Hemmi and Yokogi (1927), điều kiện nhiệt độ thích hợp cho
sự phát triển sợi nấm R. solani là 30oC, tối đa 40 – 42oC, ở nhiệt độ 10oC sợi nấm phát
triển rất ít hoặc khơng phát triển. Đến năm 1993, Matsumoto et al. cho rằng nhiệt độ
thích hợp cho nấm phát triển là từ 28oC đến 31oC. Hashiba et al.. (1974) cho thấy các
chủng thu thập ở vùng nhiệt độ cao thì phát triển tốt trên mơi trƣờng Potato Dextrose
Agar (PDA) ở 35oC và phát triển kém ở 12oC. Tuy nhiên, nhiệt độ ảnh hƣởng lên sự
phát triển của nấm còn thay đổi tùy theo chủng nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Năm 1974, Hashiba et al đã xác định pH thấp nhất, tối ƣu và cao nhất cho sự phát
triển của nấm lần lƣợt là 2,5; 5,4 - 6,7 và 7,8 (Hemmi and Yokogi, 1927; Matsumoto
et al., 1933; Hashiba et al., 1974; trích dẫn bởi Ou, 1985).
Nguồn đạm tốt nhất là arginine, threonine, glycine và ammonium sulfate. Chất
2,4 – D có kích thích sự phát triển và làm tăng khả năng gây bệnh của nấm (Võ Thanh
Hoàng, 1993). Theo Santos (1970), thấy rằng một số nguồn carbon nhƣ: innositol và
sorbitol cho tỉ lệ phát triển của hệ sợi nấm cao nhất.
Điều kiện cho sự phát triển của hạch nấm 16 – 30oC, nhiệt độ tối hảo 28 - 30oC,
ẩm độ tƣơng đối cao trên 95 - 96% là điều kiện cần thiết cho sự hình thành hạch nấm
(Inoue and Uchino, 1963; trích dẫn bởi Ou, 1985). Võ Thanh Hoàng (1993) cũng cho
biết nhiệt độ hạ đột ngột, tốc độ hình thành cũng gia tăng; trong điều kiện có ánh sáng,
hạch nấm sẽ đƣợc thành lập nhiều. Nguồn dinh dƣỡng cũng ảnh hƣởng đến số lƣợng
và kích thƣớc hạch nấm, nếu dùng ammonium sulfate, hạch nấm sẽ không thành lập
đƣợc.
Phổ ký chủ
Nấm Rhizoctonia solani là lồi nấm có phổ ký chủ rộng chúng có thể xâm nhiễm
32 họ cây trồng và 20 lồi cỏ dại thuộc 11 họ (CABI, 2005). Theo Vũ Triệu Mân

(2007) thì nấm Rhizoctonia solani gây hại trên lúa là loại nấm bán kí sinh thuộc nhóm
AG 1 type 2 nhƣng cũng có tính chun hóa rộng, phạm vi ký chủ trên 180 loài cây
trồng khác nhau nhƣ lúa, đại mạch, đậu tƣơng, ngơ, mía, đậu đỗ, dâu, ...
9


Tại các tỉnh ĐBSCL, nấm R. solani ngoài gây bệnh đốm vằn trên lúa, nấm còn
gây bệnh thối nhũn lá đậu nành, bệnh héo cây con đậu xanh, bệnh đốm vằn trên bắp và
bệnh trên nhiều loại cây trồng khác (Võ Thanh Hoàng, 1993). Theo Phạm Hoàng Oanh
và cs (2004), trong cùng một khu vực, chúng ta có thể bắt gặp nấm này gây hại trên
nhiều loài cỏ dại, trên lúa và trên các cây trồng khác lúa.
Khả năng lƣu tồn
Nấm Rhizoctonia solani có thể lƣu tồn bằng sợi nấm hoặc hạch nấm trong đất,
trong rơm rạ lúa bị nhiễm bệnh hoặc thực vật khác (Agrios, 2005; Burgess et al., 2009;
Wamishe et al., 2012). Nấm có khả năng lƣu tồn đƣợc trên 188 lồi thực vật, thuộc 32
họ, trong đó có ít nhất 20 lồi cỏ dại thuộc 22 họ.
Hạch nấm chính là bộ phận lây lan chủ yếu của bệnh đốm vằn. Hạch nấm mọc
cơi trên mặt của bẹ lúa nơi có vết bệnh và rất dễ rơi xuống nƣớc ruộng, nổi trên mặt
nƣớc hoặc hạch nấm rơi trên mặt đất ruộng và lƣu tồn trong đất trong thời gian dài.
Bên cạnh hạch nấm, sợi nấm trong rơm rạ sau thu hoạch cũng giúp nấm bệnh tồn tại
khá lâu và cũng là nguồn lây lan của bệnh đốm vằn (Phạm Văn Kim, 2015). Các sợi
nấm trong tàn dƣ cây bệnh sẽ xâm nhiễm trực tiếp vào mô cây (Burgess và cs, 2009).
Cịn đối với hạch nấm, q trình xâm nhiễm đƣợc lặp lại thƣờng xảy ra qua tiếp xúc
giữa hạch nấm và bẹ lá lúa.
Thời gian tồn tại hạch nấm trong tự nhiên rất biến đổi và phụ thuộc rất lớn vào
điều kiện ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, hóa chất và các vi sinh vật đối
kháng (Lê Lƣơng Tề, 2000). Theo Vũ Triệu Mân (2007), hạch nấm có thể sống một
thời gian dài sau thu hoạch lúa, thậm chí trong điều kiện ngập nƣớc vẫn có tới 30% số
hạch giữ đƣợc sức sống, nảy mầm thành sợi và xâm nhiễm gây bệnh cho vụ sau. Hạch
nấm sau khi nảy mầm nhiều lần, khả năng nảy mầm giảm dần từ 90% còn 13% đối với

hạch nấm lớn và 3% đối với hạch nấm nhỏ (Ou, 1985). Trong điều kiện khơ ráo và
nhiệt độ phịng, hạch nấm có thể sống sót đến 20 tháng (Phạm Văn Kim, 2015).
Ở Nhật Bản, sợi nấm cũng nhƣ hạch nấm có thể tồn tại qua mùa đơng, hạch nấm
có thể sống trong đất khô sau 21 tháng (Endo, 1931). Theo kết quả nghiên cứu của
Bertus (1932) ghi nhận trong điều kiện nhiệt độ phịng đối với đất khơ hạch nấm có thể
sống ít nhất 130 ngày, đất ẩm khả năng sống tối thiểu 224 ngày. Theo ghi nhận của
Hori and Anraku (1971), 60 - 70% hạch nấm nhỏ hơn 1 cm đƣợc tìm thấy trên mặt đất
10


với khả năng sống sót 30 - 50%. Tƣơng tự, Roy (1976) cho biết sau 9 tháng tồn tại
trong phân bị, rơm hạch nấm có thể sống sót trở lại (trích dẫn bởi Ou, 1985).
1.2.5. Sự lây lan, xâm nhiễm và gây bệnh
Sự lây lan
Bệnh đốm vằn lây lan bởi hạch nấm hoặc lây lan từ rơm rạ mắc bệnh và từ cỏ dại
có bệnh ở ven bờ ruộng. Hạch nấm sinh ra từ vết bệnh ở bẹ lá lúa hoặc ở lá lúa, nhanh
chóng rơi xuống nƣớc ruộng và nổi trên mặt nƣớc. Bên cạnh các hạch nấm sinh ra từ lúa
mắc bệnh, các hạch nấm của bệnh đốm vằn từ cỏ dại ven ruộng, ven bờ mƣơng và cả ở
những bụi lục bình trơi nổi trên sơng rạch cũng là nguồn lây lan bệnh đốm vằn quan
trọng. Hạch nấm rơi trên mặt nƣớc kinh rạch có thể vào ruộng trong lúc lấy nƣớc tƣới
ruộng và xâm nhiễm gây hại cho lúa trong ruộng. Các lá lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn khi
tiếp xúc với các lá lúa khác cũng có thể lây cho lá lúa mạnh (Phạm Văn Kim, 2015).
Sự xâm nhiễm và gây bệnh
Chu kì bệnh bắt đầu từ hạch nấm lƣu tồn trên ruộng, trên tàn dƣ (Lê Lƣơng Tề,
2000), hoặc trong điều kiện ngập nƣớc trên đồng ruộng, hạch nấm nổi trên mặt nƣớc
và tiếp xúc với bẹ lá, nảy mầm và xâm nhiễm (Võ Thanh Hồng, 1993) (Hình 1.2).
Nấm thành lập 2 cơ cấu: (1) khối khuẩn ty cầu và từ các nhánh của cấu trúc này
sẽ phát triển vòi xâm nhiễm và (2) gối xâm nhiễm từ đây cũng hình thành vịi xâm
nhiễm. Chủ yếu nấm xâm nhiễm bằng vòi xâm nhiễm phát triển từ khối khuẩn ty cầu
(Võ Thanh Hoàng, 1993).

Hạch nấm nảy mầm, sợi nấm xâm nhiễm thơng qua khí khổng hoặc thâm nhập
trực tiếp qua cutin (Ou, 1985; Agrios, 2005). Muốn xâm nhiễm qua khí khổng, khuẩn
ty phải phát triển len lỏi vào mặt trong của bẹ lá và xâm nhập vào (Võ Thanh Hồng,
1993) nhƣng nấm có thể thâm nhập vào cả hai mặt của phiến lá (Ou, 1985).
Sau khi phát triển xong vết bệnh sơ cấp, sợi nấm phát triển ra bên ngồi và bên
trong mơ bệnh. Vết bệnh phát triển theo chiều dọc lan rộng lên lá và theo chiều ngang
lây qua các cây lân cận. Khi các vết bệnh cịn non, sợi nấm hoạt động tích cực và có
khả năng gây bệnh nhất. Trên các vết bệnh già đã bạc màu chỉ phát triển rất ít sợi nấm
và chúng khơng có khả năng gây bệnh cao (Ou, 1985).

11


Tiến trình bệnh bên trong cây có liên quan đến pectin transeliminase, các biến
chuyển tinh bột và đạm bên trong bẹ lá thích hợp cho sự phát triển lên của nấm bệnh
(Võ Thanh Hoàng, 1993).
Gặp điều kiện thuận lợi, hạch nấm đƣợc hình thành. Trong điều kiện tối, bệnh
đốm vằn càng nghiêm trọng (Võ Thanh Hồng, 1993; CABI, 2007).

Hình 1.2. Chu trình bệnh đốm vằn trên lúa (Nguồn: Wamishe et al., 2012)

Trong nghiên cứu, khi cắt hạch nấm thành 4, 8, 16 miếng, những miếng này có
thể xâm nhập và tạo vết thƣơng trên mô cây ký chủ, những miếng lớn sẽ tạo những vết
bệnh lớn (Ou, 1985).
1.2.6. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh
Thời điểm phát sinh bệnh
Bệnh xuất hiện vào giai đoạn cuối đẻ nhánh và bắt đầu làm đòng (Wamishe et al.,
2012), thƣờng xuất hiện khi lúa đạt 45 ngày sau sạ và giai đoạn lúa 60 ngày tuổi (Võ
Thanh Hồng, 1993). Cịn theo Vũ Triệu Mân (2007a) thì sự phát triển của bệnh ở thời
kỳ đầu cây mạ đến đẻ nhánh có mức độ ít, giai đoạn đòng trỗ đến chín sáp là thời kỳ

nhiễm bệnh nặng. Cây lúa có tuổi càng cao, càng dễ mẫn cảm với sự gây hại của bệnh.

12


Võ Thanh Hồng (1993) giải thích rằng lúa ở giai đoạn trổ, các chồi tiếp cận chặt,
bệnh dễ lây lan; bẹ lá già khơng cịn ơm chặt vào thân giúp nấm dễ phát triển vào mặt
trong của bẹ lá để tấn công.
Ở miền Bắc nƣớc ta, bệnh gây hại nặng trong vụ mùa lớn hơn vụ Chiêm (Vũ
Triệu Mân, 2007a). Còn ở ĐBSCL, bệnh đốm vằn nặng vào vụ hè thu và thu đông và
nhẹ vào vụ đông xuân (Phạm Văn Kim, 2015).
Các điều kiện ảnh hƣởng đến sự phát sinh và phát triển của bệnh
Bệnh gây hại nặng ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao (Võ Thanh Hồng, 1993).
- Nhiệt độ: Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự xâm nhiễm của nấm là 23 – 350C,
tối ƣu 30 – 320C, với ẩm độ khá cao 96 - 97% (Kazaka, 1965; đƣợc trích dẫn bởi Ou,
1985). Theo ghi nhận Endo (1930) cũng nhƣ Hemmi and Endo (1933) cho rằng ở nhiệt
độ 320C sự xâm nhiễm đƣợc hình thành trong 18 giờ và 280C trong 28 giờ với điều
kiện ƣớt liên tục (Endo, 1930; Hemmi and Endo, 1933; đƣợc trích dẫn bởi Ou, 1985).
Nhiệt độ khoảng 24 – 320C và pH = 5,5 tối ƣu cho sự phát triển của bệnh
(Gnanamanickam, 2009; Vũ Triệu Mân, 2007a). Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể phát sinh
ở nhiệt độ thấp (Lê Lƣơng Tề, 1998).
- Mƣa và ẩm độ: Bệnh đốm vằn trên lúa phát triển mạnh trong điều kiện mƣa
nhiều và ẩm độ cao. Lƣợng mƣa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan
nhanh. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc vào lƣợng mƣa và mực nƣớc trên
ruộng (Võ Thanh Hoàng, 1993; Vũ Triệu Mân, 2007; Nguyễn Trần Oách, 2007).
- Đất: Ở đất ẩm ƣớt bệnh sẽ nặng hơn đất khô (Agrios, 2005). Đất trồng nhiều
vụ lúa, ngập nƣớc liên tục, không cài ải hay đất bị ngộ độc hữu cơ sẽ làm bệnh phát
triển nặng hơn. Mật độ sạ dày bị nặng hơn so với sạ thƣa (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Chất natri có đặc tính ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh đốm vằn. Do đó, vùng đất
nhiễm mặn, có hàm lƣợng natri trong đất cao, ít bị bệnh đốm vằn hơn so với vùng ngọt

(Phạm Văn Kim, 2015).
- Mật độ gieo sạ: Ruộng lúa đƣợc gieo sạ với mật độ cao, lúa giáp tán sớm sẽ
tạo ẩm độ cao thích hợp cho sự phát triển của bệnh đốm vằn sớm hơn so với ruộng
đƣợc sạ với mật độ thƣa hơn (Phạm Văn Kim, 2015).

13


- Phân bón: Bón nhiều phân đạm và tập trung thúc đòng bệnh sẽ phát sinh và
phát triển mạnh hơn. Bón kali có tác dụng làm giảm mức độ nhiễm bệnh của cây (Võ
Thanh Hoàng, 1993; Vũ Triệu Mân, 2007; Nguyễn Trần Oách, 2007). Bón phân lân
với lƣợng quá cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của bệnh (Phạm Văn Kim, 2015).
1.2.7. Quản lý bệnh
Hầu hết các giống lúa đều nhiễm bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani từ
trung bình đến nặng, chƣa tìm thấy giống kháng bệnh này (Võ Thanh Hoàng, 1993;
Vũ Triệu Mân, 2007; Phạm Văn Kim, 2015). Để quản lý tốt bệnh đốm vằn có thể áp
dụng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ:
Biện pháp canh tác
Làm cỏ ven bờ ruộng, trong ruộng lúa để tiêu diệt bớt nguồn bệnh lƣu tồn cạnh
cây lúa. Vớt lục bình trên kênh, ruộng (Phạm Văn Kim, 2015).
Theo Phạm Văn Kim (2015) nên làm đất kỹ để chơn vùi rơm rạ có bệnh và hạch
nấm xuống sâu trong đất giúp giảm cơ hội để hạch nấm và rơm rạ có bệnh tiếp xúc với
lúa mới gieo sạ sẽ giúp giảm thiệt hại bệnh đốm vằn gây ra.
Vũ Triệu Mân (2007a) và Nguyễn Thị Kim Oanh (2008) khuyến cáo nên luân
canh với cây trồng khác, ngay sau khi thu hoạch lúa cày sâu để vùi lấp hạch nấm.
Ngoài ra, phải gieo trồng đúng thời vụ, bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón tập trung
phân đạm đón địng. Gieo sạ với mật số vừa phải. Hệ thống tƣới tiêu chủ động không
để nƣớc quá cao trong khi bệnh đang lây nhanh.
Tại Indonesia, sử dụng kali có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Gieo sạ với mật độ thích hợp sẽ làm giảm ẩm độ, nhiệt độ dƣới tán cây và gia tăng sự

thoát hơi nƣớc và ánh sáng mặt trời tạo điều kiện bất lợi cho bệnh đốm vằn. Tƣơng tự
ở Việt Nam, mức độ bệnh có thể giảm nhờ loại bỏ cỏ dại, mật số gieo trồng thấp và sử
dụng cân đối phân bón NPK (CABI, 2007; Wamishe et al., 2012).
Rodrigues et al. (2003) cho rằng sử dụng phân có chứa Silicon để kiểm soát
bệnh đốm vằn sẽ làm giảm chiều cao bệnh từ 24 – 52%, nhất là các vùng đất thiếu
silicon. Theo CABI (2007), cho thấy rằng Canxi có thể giúp cây trồng kháng lại bệnh
đốm vằn.
14


Biện pháp sinh học và thân thiện với môi trƣờng
Ngày nay với xu hƣớng sản xuất lúa theo hƣớng bền vững, an toàn, các nhà khoa học
nhiều nơi đã quan tâm nghiên cứu sử dụng các vi sinh vật đối kháng hoặc các biện pháp
thân thiệt với môi trƣờng để quản lý bệnh đốm vằn hại lúa do nấm Rhizoctonia solani nhằm
kiểm sốt bệnh một cách bền vững, an tồn với môi trƣờng và con ngƣời nhƣ:
- Datta et al. (2002) cho biết cây lúa biến đổi gene có khả năng kháng đƣợc bệnh
đốm vằn. Srinivasachary et al. (2011) cho rằng đã có nhiều nghiên cứu xác định gene
kháng bệnh đốm vằn trên lúa, kể cả giống lúa bản địa, tuy nhiên chƣa tìm đƣợc gene
nào kháng bệnh đốm vằn do nấm R. solani, mặc dù một số mức độ kháng khác nhau
đã đƣợc báo cáo. Đã có đƣa ra giả thiết là cây lúa kháng bệnh đốm vằn do đặc tính
sinh lý cây trồng.
- Dịch trích thực vật:
+ Nguyễn Đắc Khoa và cs (2010) báo cáo rằng dịch trích từ lá cây cỏ hôi
Chromolaena odoreta khi đƣợc xử lý bằng biện pháp ngâm hạt hoặc phun lá có khả
năng giúp cây lúa khống chế đƣợc bệnh đốm vằn. Khả năng này có thể kéo dài đến 21
ngày sau khi chủng bệnh.
+ Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Dƣơng (2012) sử dụng dịch trích cỏ hơi hạn
chế bệnh đốm vằn trên lúa. Các nghiệm thức ngâm hạt 2,5%, phun trên lá hoặc kết hợp
ngâm hạt và phun lá đều cho khả năng khống chế bệnh đốm vằn tƣơng đƣơng với
thuốc hóa học và khác biệt so với đối chứng, hiệu quả kích kháng đƣợc kéo dài đến 70

ngày sau sạ.
- Sinh vật đối kháng: trong tự nhiên tồn tại rất nhiều sinh vật đối kháng với nấm
R. solani nhƣ nhóm nấm đối kháng: Trichoderma spp., Gliocladium spp., Penicillium
spp…, nhóm xạ khuẩn: Streptomyces spp…, và nhóm vi khuẩn đối kháng Baccillus
subtilis, Pseudomonas arguginos, Pseudomonas flluorecens.
+ Nấm Trichoderma: nấm Trichoderma spp. đƣợc sử dụng rộng rãi trong phòng
trừ sinh học để quản lý bệnh hại do R. solani gây ra (Hardar et al., 1984). IRRI (1976)
đã báo cáo rằng các dòng Trichoderma spp. thu thập trên ruộng lúa thì phổ biến ở lúa
rẫy hơn là lúa nƣớc. Với khả năng cạnh tranh cao các tàn dƣ thực vật trên đồng ruộng,
các dịng Trichoderma có thể làm cạn kiệt nguồn thức ăn và do đó ức chế nấm gây
15


×