Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.75 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐỌC</b>
<b>VĂN BẢN “KHI CON TU HÚ ”</b>
<i><b> Tố Hữu</b></i>
<b>I. TÌM HIỂU CHUNG</b>
<b>1. Tác giả</b>
<i><b>- Tố Hữu (1920-2002): tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.</b></i>
- Quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi còn trẻ (khi đang học ở Trường Quốc học
Huế).
- Tháng 4/1939: bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau đó
chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên.
- Tháng 3/1942: vượt ngục bắt liên lạc với Đảng và tham gia lãnh đạo Tổng khởi
nghĩa tháng 8/1945 ở Huế.
- Sau Cách mạng: đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính
quyền, đồng thời vẫn sáng tác thơ.
-> Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.
- Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, là nhà thơ lớn, tiêu biểu.
- Được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm
1996.
- Tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy (1937 – 1946), Việt Bắc (1946 – 1954), Gió
<i>lộng (1955 – 1961), Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977), Một tiếng đờn</i>
(1979 – 1992)…
<b>2. Bài thơ “Khi con tu hú”</b>
- Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị
bắt giam.
- Thể thơ: lục bát.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
- Nhan đề: chỉ là một vế phụ của câu nên chưa trọn ý, nhan đề gợi mở cảm xúc
toàn bài.
- Bố cục: 2 phần:
+ 4 câu cuối: Tâm trạng của người tù cách mạng.
<b>II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN</b>
<b>1. Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng (6 câu đầu)</b>
- Tiếng chim tu hú là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng.
- Âm thanh tiếng chim tu hú đã khơi gợi trong tâm hồn người tù cách mạng khung
cảnh mùa hè:
+ Ngoài đồng: lúa chiêm đương chín
+ Trong vườn: trái cây ngọt dần,dậy tiếng ve ngân
+ Trên sân: bắp vàng rực, nắng đào
+ Trên cao: bầu trời cao, trong xanh, diều sáo bay lượn
-> Một thế giới rộn ràng, phóng khống, tràn trề nhựa sống. Tất cả đều chan hoà
ánh sáng, rực rỡ màu sắc, rộn rã âm thanh. Một mùa hè đầy tươi đẹp và thật thanh bình
của làng quê Việt Nam. Nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè khơng chỉ bằng
thính giác mà bằng cả tâm hồn.
<b>- Trong bốn bức tường chật chội của nhà giam, tác giả đã cảm nhận rõ nét khung</b>
cảnh của mùa hè với tất cả vẻ đẹp và sự hấp dẫn của nó. Điều đó cho ta thấy tác giả có
một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; một trí tưởng tượng lãng mạn phong phú; có tình u
cuộc sống nồng nàn, gắn bó thiết tha với cuộc đời và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
<b>2. Tâm trạng người tù cách mạng (4 câu cuối)</b>
- Tâm trạng: “ngột làm sao, chết uất thôi” -> Uất ức, ngột ngạt, đau khổ khi bị
giam cầm, mất tự do.
- Cách ngắt nhịp bất thường (6/2, 3/3) -> Làm tăng thêm cái ngột ngạt, chật chội,
uất ức. Thiên nhiên, sự vật thì tự do trong khơng gian rộng mở cịn con người khao
khát tự do thì lại bị giam cầm trong nhà giam chật hẹp, tăm tối.
- Hành động “muốn đạp tan phòng”: phá tan nhà giam, đập tan xiềng xích nơ lệ,
áp bức -> Khát vọng tự do mãnh liệt, ước mơ giải phóng dân tộc.
- Mở rộng: So sánh khát vọng tự do trong bài thơ này với bài thơ “Nhớ rừng”
+ “Nhớ rừng”: khao khát trở về cuộc sống tự do phóng khống, trở về q khứ
oai hùng xưa -> tư tưởng trốn tránh thực tại.
- Bài thơ mở đầu và kết thúc đều có tiếng chim tu hú nhưng tâm trạng người tù
khi nghe tiếng tu hú rất khác nhau.
+ Phần mở đầu tiếng chim tu hú khơi gợi cảnh mùa hè tươi vui, đầy ắp sự sống,
+ Phần kết thúc: tiếng chim khơi sâu vào nỗi nhức nhối, ngột ngạt, uất ức vì bị
mất tự do. Tiếng chim tu hú như tiếng gọi của tự do, như lời giục giã, nung nấu ý chí
hành động của tác giả.
<b>III. TỔNG KẾT</b>
<b>1. Nghệ thuật</b>
- Thể thơ lục bát mượt mà, uyển chuyển, giàu nhạc điệu.
- Lời thơ đầy ấn tượng, biểu lộ cảm xúc thiết tha, sôi nổi, mạnh mẽ.
- Các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê... vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề của
văn bản vừa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao khát sống đích thực, đầy
ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tác giả bị giam hãm trong nhà tù thực dân.
2. Nội dung: