Tải bản đầy đủ (.pdf) (435 trang)

Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.11 MB, 435 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PGS. LE HONG LY



S u t a c d o n g


c u a k i n h t e t h i t r u d n g


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sự TÁC ĐỘNG CỦA

■ ■

KINH TẾ THỈ TRƯỜNG VÀO



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>PGS.TS LÊ HỔNG LÝ</b>


Sự TÁC ĐỘNG CỦA

■ ■


KINH TẾ THỈ TRƯỊNG VÀO



LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIÊT TẮT</b>



GS Giáo sư


H. Hà Nội


H Đ N D Hội đồng nhân dân


M T T Q T Ư Mặt trận Tổ quốc Trung ương


Nxb. Nhà xuất bản


PGS Phó Giáo sư



Sđd. Sách đã dẫn


TDTT Thể dục thể thao


Tp. Thành phố


TS rp* Aỵ


Tiên sĩ


ƯBND ủ y ban nhân dân


UBMTTQ ủ y ban mặt trận Tổ quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

LỜI M ỏ



Sau bao năm dài chiến tranh giữ nước, người Việt Nam
kết thúc cuộc chiến ác liệt vào mùa xuân 1975. Đất nước
được độc lập, toàn vẹn trong một hồn cảnh vơ cùng khó
khăn với hậu quả lâu dài và khắc nghiệt của m ột cuộc chiến
tranh chưa từng có cho đến thời điểm bấy giờ. Có thệ nói,
chiến tranh Việt N am là m ột cuộc thử nghiệm vũ khí lớn
nhất, sự huỷ diệt cao nhất của tất cả các tập đoàn sản xuất vũ
khí trên thế giới. Bom đạn, chất độc hoá học, chiến tranh tâm
lý, cân não, sự chia rẽ v.v... đã dội lên đầu người Việt. Đất
nước hoang tàn, kinh tế kiệt quệ, hậu quả nặng nề của cuộc
chiến có thể nhìn thấy bất cứ ở đâu trên đất nước cho đến tận
bây giờ. Tuy nhiên, lòng khát khao độc lập và sự toàn vẹn
lãnh thổ, ý chí khơng chịu làm nơ lệ đã làm cho người Việt
N am vượt qua tất cả để đạt được sự thống nhất đất nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Cũng như tất cả các giai đoạn lịch sử trước đó, người
Việt không chỉ biết đau buồn, than khóc sau mỗi cuộc chiến,
mà họ vươn dậy đối mặt với những thử thách mới như sự mất
mát đau thương, nghèo đói do sự kiệt quệ của nền kinh tế...
Cùng với sự hàn gắn những vết thương chiến tranh, phục hồi
nền kinh tế, cải thiện đời sống, thì một sự hàn gắn hết sức to
lón được đòi hỏi hơn bao giờ hết đó là sự hàn gắn tình cảm
của con người cùng với những di sản văn hố mà từ đó họ đã
lớn lên, rồi cũng từ đó họ đã ra đi biền biệt, đằng đẵng một
chặng đường dài tưỏmg như không bao giờ trở lại.


Chiến tranh loạn lạc bao giờ cũng kèm theo biết bao
nhiêu sự ly tán của con người. Chín năm kháng chiến đã một
lần xáo trộn, hồ bình lập lại 1954 một lần nữa diễn ra một
cuộc chia cắt lón N am — Bắc. Người miền Nam tập kết,
người miền Bắc di cư. Mỗi con người ra đi đều mang trong
mình hình ảnh những người thân thuộc, hình ảnh quê hương
với những bờ ao, mái đình, luỹ tre, bến nước, ngơi chùa, dịng
sơng với bao niềm khắc khoải, khơn ngi. Những hình ảnh
ấy không bao giờ m ờ phai trong kí ức của tất cả những người
ra đi và ai cũng vậy, dù phải chết cũng m uốn ít nhất một lần
trong đời được trở lại với những nơi thân thương ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dời Ung đi nơi khác sinh sống nay vé trước hết cũng mới là để
gặp íỡ lại người thân họ hàng, mừng mùng tủi tủi biết người
này :òn, kẻ kia mất, thế đã là hạnh phúc lắm rồi. Vào những
năm 70 — 80 thực tế ớ nước ta là như vậy, người ta biết phải
giữ cái này, sửa cái kia cho quê hương, họ hàng, song lực bất
tòng tâm không phải chỗ nào và ai cũng làm được.



Cho đến khi đổi mới, đời sống càng ngày càng khấm khá
lên, kinh tế phát triển với tốc độ tâng trưởne tốt hàng năm, đời
sống văn hoá cũng dần dần được cải thiện. Từ chỗ có của ăn,
của để cộng vói cuộc sống có đơi chút dư giả cũng là lúc nhu
cầu vãn hoá tăng lên, không lẽ cứ để những đền, chùa điêu tàn
như trước. Con người không thể chỉ sống vì miếng ăn, đó là
chưi nói đến chuyện tâm linh theo truyền thống của người
Việt, sự yên ấm mồ mả tổ tiên, thần thánh cũng là sự đóng
góp vào cuộc sống yên bình, ổn định của người đang sống,
nếu không kể đến sự phù hộ độ trì của tổ tiên, thần thánh ta
mới có được cuộc sống hôm nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

các đình, chùa ấy khơng phải <i>ở</i> đâu cũng bảo đảm được nhi
xưa, song điều đáng nói là gần như những di sản tír
ngưỡng, tơn giáo ấy đã được khôi phục lại. Ở m ột góc đệ
nào đó có thể nói đây là m ột cơng cuộc khôi phục các di
sản văn hố vơ cùng to lớn của nhân dân cả nước.


Cùng với việc xây dựng lại đền, chùa, đình, miếu... là
việc khôi phục các lễ hội của làng vốn đã bao lâu nay bị quên
lãng do chiến tranh, do khơng cịn di tích vật thể làm nơi mở
hội. Lễ hội tổ chức vừa để xác định lại vị trí của di tích, để trở
lại với những hình bóng xưa của truyền thống văn hoá làng, để
cảm ơn, ghi nhận công lao đóng góp của tất cả những người
đã tham gia phục hồi lại di sản văn hoá và cũng để khoe với
các làng khác nét văn hoá của làng mình. Sau này, đương
nhiên cịn có chuyện thu hút kinh phí vào quỹ chung của dân
làng để bảo tồn di tích và lễ hội. Cho đến nay, có lẽ khơng cịn
một lễ hội quan trọng nào đối với các làng của người miền


xuôi cũng như miền núi chưa được khôi phục lại. Thậm chí cả
những lễ hội mới được du nhập vào Việt Nam nhưng trở thành
một hiện tượng văn hoá phổ biến cũng được kể đến. Con số
thống kê từ nguồn của Cục Văn hố thơng tin cơ sở (Ban nếp
sống mới TƯ) m à chúng tôi có được cho biết, tồn Việt Nam
có: 8902 lễ hội. Trong đó:


- <i>25</i> lễ hội du nhập từ nước ngoài
- 7005 lễ hội dân gian


- 1399 lễ hội tôn giáo


- 409 lễ hội lịch sử cách mạng
- 64 lễ hội k h á c 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Một tác giá khác cũng dưa ra một con số thống kê mà
theo tác giả cũng cho ià “chắc chắn là chưa đầy đủ” thì trong
một năm ớ nước ta có 7K50 lễ hội, trong đó có 24 tỉnh có 10Ơ
lễ hội trớ lên. Tỉnh có số lượng lễ hội nhiều nhất ờ miền Bắc là
Hải Dương với 566 lễ hội, và tính nhiều lễ hội nhất ở miền
Nam là Kiên Giang với 392 lễ hội”2. Một thống kê từ 2001 chỉ
tính riêng trong phạm vi huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã thống kê
được 139 địa danh có lễ hội. Năm 2000 huyện có 79 nơi làm
đơn xin m ở hội và được chính quyền chấp thuận, tạo điều kiện
giúp đỡ tổ chức3. Vấn đề <i><b>ở </b></i> đây khơng nói đến sự chính xác


của các số liệu, mà là sự “bùng nổ” một thời hết sức mạnh mẽ
của các lễ hội cổ truyền trong đời sống hiện nay, với sự đóng
góp của tồn xã hội để có sự bùng nổ ấy. Đó cũng là nhu cầu
to lớn của nhân dân vói các giá trị vãn hoá truyền thống của


dân tộc.


Cần phải khẳng định neay một điều về vai trò của Nhà
nước trong sự phục hồi này là hết sức to lớn. Nếu khơng có sự
thay đổi trong các chủ trương đường lối lãnh đạo thì sẽ khơng
có những sự thay đổi mà chúng ta đã thấy trong văn hoá và cụ
thể ở đây là lễ hội. v ề vai trò này của Đảng và Nhà nước, các
nhả lý luận đã chỉ ra có ba bước đột phá để đẫn đến đường lối
đổi mới toàn diện đất nước mà nó đang được tiếp tục hiện nay.


Ba bước đột phá ấy là:


<b>: L<ê Thị Minh Lý, “Lễ hội — nhìn nhận lừ góc độ vãn hoá phi vật the". Trong: </b>


<i><b>Mộ>t con dường tiếp cận di sân văn lìố. Bộ VHTT — Cục Di sản, H. 2 0 0 5 , </b></i>


<b>11.272.</b>


<b>3 C h í Tín, </b> <i>Đ ể <b>lề hội bền gốc trong Ìỏììg dàn, Hà Nội mới cuối tuần, số 308, </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

1- Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8 nãm 1979)
với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất “ bung ra” là
bước đầu tiên <i>của quá trình đổi mới à</i> nước ta.


2- Hội nghị Trung ương 8 khoá V (tháng 6 năm 1985)
đánh dấu bước đột phá thứ hai bằng chủ trương dứt khoát xoá
bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một
giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, chuyển
mọi hoạt động sản xuất — kinh doanh sang cơ chế hoạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa; chuyển ngân hàng sang nguyên


tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là Hội nghị này đã thừa nhận
sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá.


3- Bước thứ ba là Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội VI,
Bộ Chính trị đã đưa ra kết luận đối với một số vấn đề thuộc về
quan điểm kinh tế:


a) Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy
nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; ra sức phát triển công
nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được phát triển có chọn lọc.


b) Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu nhiều
thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.


c) Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung
tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá -
tiền tệ, dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, baơ cấp;
chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực
hiện cơ chế một giá4.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tất cả những đột phá đó dẫn đến Đại hội VI của Đảng
(12-'; 986) đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đưa ra
đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đưa đất nước đi vào
đúng quĩ đạo của sự phát triển tạo nên những tiến bộ rõ rệt
trong đời sống và nền kinh tế của cả nước. Sự đổi mới toàn
diện và đúng hướng ấy được khẳng định ở Cương lĩnh (năm
1991): “ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hưởng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường


có sự quản lý của Nhà nưóc”5 và khái niệm “kinh tế thị
trường” chính thức được văn kiện Đại hội IX đưa ra khẳng
định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là
mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở
nước ta. Đây là một sự thay đổi đúng đắn và hợp với quy luật
phát triển. Chính vì vậy mà nó đã đưa đến những kết quả đáng
kể mà ta thấy như: “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt
7,5% một năm. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch
tích cực theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hoá. Tỷ trọng
công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 1988 chiếm 21,6%
đến năm 2005 tăng lên 41%; tỷ trọng nông nghiệp năm 1988
chiếm 46,3% đến năm 2005 còn 20,5%, tỷ trọng dịch vụ năm
1988 chiếm 33,1% đến năm 2005 tăng lên 38,5%. Năm 1988
còn phải nhập hơn 60 vạn tấn lương thực, mà năm 1989 đã
xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo và đến năm 2005 xuất
khẩu 4,2 triêu tấn gạo. Thu nhập bình quân đầu người năm


1990 là 200USD tăng lên 600USD năm 20056.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

CHƯƠNG 1



MỘT SỐ VẤN ĐÊ CỦA LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG

<sub>• </sub>

<sub>■</sub>



TRONG NÉN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG



<b>I - PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CƠNG TRÌNH</b>


Do điều kiện nghiên cứu cũng như khả năng của bản
thân, chúng tơi khơnc có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các lễ
hội tín ngưỡrm đang diễn ra tronc cả nước. Vì thế địa bàn


nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là hai khu vực cư trú của
người Việt <i>ở</i> Bắc Bộ và Nam Bộ. Cách làm của chúng tôi là
lựa chọn hai trường hợp điển hình là lẽ hội Bà Chúa Kho ở
Bắc Bộ và lễ hội Bà Chúa Xứ ớ Nam Bộ.


Tại sao chúng tôi lại chọn hai lễ hội này mà không phải
là những lễ hội khác. Điều này được giải thích bởi những
nguyên nhân sau đây;


a) Đây là hai lễ hội có khá nhiều tiếng tăm trong thời
gian qua. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nó, là đề tài mà
báo chí trong suốt một thời gian dài quan tâm đến, chủ yếu ở
khía cạnh phê phán, chỉ trích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

báo chí phê phán, phần khác lo cấp trên nhắc nhở nên chính
quyền các địa phương này đã có lúc dùng những biện pháp
hành chính để dẹp bỏ. Tuy không dẹp được nhưng đã có lúc
sự nhiệt tình dẹp bỏ này được sử dụng khá triệt để. Điều đó
cũng phản ánh phần nào tư duy nhận thức trong quản lý văn
hóa chung của cả nước ta: từ chỗ cấm đoán, dẹp bỏ đến nương
nhẹ, lờ đi, để tồn tại trong một xu thế thay đổi của tình hình
xã hội.


c) Hai lễ hội ở hai đầu của đất nước nhưng lại khá giống
nhau về nhiều phương diện, mà đặc biệt nhất là sự biến
chuyển của hai vị thần được thờ từ tín ngưỡng nơng nghiệp
thành vị thần của thương nghiệp.


d) Hai cách tổ chức khác nhau của một hiện tượng lể hội
gần giống nhau, tuy ở những qui mô khác nhau, cấp độ khác


nhau nhưng mục đích và kết quả lại có nhiều điểm giống nhau
như vấn đề xã hội hóa văn hố, kinh tế vãn hoá, du lịch văn
hoá v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

khá: nhau trong điều kiện kinh tc chính trị xã hội mà nó
đarg tồn tại.


Tài liệu phục vụ cho cơng trình này chủ yếu là tài liệu
thự: địa được chúng tôi thực hiện trong hai năm vừa qua.
Đưíng nhicn, nhũnu tài liệu đã có ne bố của các tác giả đi trước
luôi là nquồn lư liệu quí báu mà chúng tơi phải tìm hiểu và
than khảo. Mối quan tâm chính của cơng trình là xem xét hiện
tưẹng văn hoá cổ truyền đã và đanẹ tồn tại trong đời sốns xã
hộ đươim đại như thế nào? Sự tồn tại của nó đã góp phần vào
cuóc sống hiện nay ra sao đối với những con người và cộng
đồig tham gia trực tiếp vào nó? Từ đó thử tìm hiểu xem tác
độig của nó như thế nào đối với sự phát triển ở nhữnc địa
phương đó nói rièng và xu thế phát triển của cả nước nói chung.
<b>II - M Ộ T SỐ Q U I ƯỚC V Ể KHÁI NIỆM</b>


Đổ thống nhất cách hiểu tron 2, quá trình nghiên cứu,
chúng tơi xin dừng lụi ở một số khái niệm như nhữnq công cụ
làm việc. Điều này hoàn toàn mang tính chất qui ước riêng
cho cơng trình chứ khơn? có tham vọng tìm ra một khái niệm
hay một thuật ngữ khoa học mới.


<i>I. Lễ hội tín ngưỡng</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Các nhà nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ 20 trở
về trước thường dùng thuật ngữ <i>hội, hội lễ.</i> Điều này phù hợp


với cách gọi của dân gian. Người dân ở các làng quê xưa
thường gọi <i>đi hội, chơi hội.</i> Làng có hội thì người ta thường
nói làng <i>m ở hội, vào đám.</i> Từ năm 1938 học giả Nguyễn Văn
H uyên1 khi viết về hiện tượng văn hoá này bằng tiếng Pháp
ông cũng dùng như vậy, dù rằng <i>ỉừ /ề te</i> tiếng Pháp chắc chắn
không trùng nghĩa với từ <i>hội</i> trong tiếng Việt. Bởi vì cũng như
các t<i>ừ /estiv a l</i> trong tiếng Anh, <i>Praidnic</i> trong tiếng N ga và
Slavơ, thì <i>fête</i> chỉ có nghĩa là hội thuần tuý theo kiểu vui vẻ,
chứ không bao hàm ý nghĩa nghi lễ như trong từ hội của tiếng
Việt khi dùng để chỉ các lễ hội dân gian.


Toan Ánh là người sử dụng thuật ngữ <i>hội hè đình đám </i>
khá triệt để. Trong hai cuốn sách do ông xuất bản năm 1960
và 1974 ở Sài Gòn trong bộ “Nếp cũ ” của mình ông đều dùng
thuật ngữ này, nhưng khi gọi vắn tắt thì ơng chỉ gọi là <i>hội, </i>
Theo ông: “Trong hội thưịng có nhiều trị vui gọi là bách hí.
Tuy nhiên, để dân chúng m ua vui, nhưng mục đích của hội hè
đình đám khơng phải chỉ có thế, và mua vui cho dân chúng
cũng không phải mục đích đầu tiên của hội hè. Có thể nói
được rằng mục đích đầu tiên của hội hè đình đám là để dân
làng bày tỏ lịng thành kính và biết ơn đối với Đức Thành
Hoàng, Thần linh coi sóc che chở cho dân làng”2.


<i><b>1 N guyễn Văn H uyên, Les Ịê te s d e Phù Đ ổng (une bataille céleste dan s la </b></i>


<i><b>tradiĩion annarnỉte), XXXIV* Cahier de la </b></i>s,cde <b>Geographie de Hà N ội, 1938.</b>
<i><b>2 Toan Ánh, N ếp cũ - hội hè đình đám (Q uyển hạ). Nxb. Tp Hổ Chí Minh, </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Giáo sư Đ inh Gia Khánh, người trung thành với quan
điển văn hoá dân gian là một chỉnh thể nguyên hợp và dày


cơm khám phá tính thẩm mĩ của nó, thì dùng thuật ngữ “/ỉội
<i>lễ</i> cân gian, thời điểm mạnh trong đời sống của cộng đổng”.
Thto ông: “ Danh từ <i>hội lễ</i> nên được dùng như một thuật ngữ
vănhố. Có Ihể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này theo
hai thành tố là <i>hội</i> và <i>lễ. Hội</i> là tập hợp đông rmười trong một
sinh hoạt cộng đổng. <i>L ễ</i> là các nghi thức đặc thù gắn với sinh
hoít ấy”3. Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình ông đã
hết sức dày công tìm hiểu và klìẳnc định tính thẩm mĩ trong
các hiện tượng văn hóa dân gian Việt Nam. Một tác giả cùng
thòi khác đã triển khai quan điểm chỉnh thể nguyên hợp của
văr hóa dân gian rất thành công là nhà nghiên cứu Caơ Huy
Đỉnh với tác phẩm “ Người anh hùng làng Dóng”4. Trơng tác
phim này, tác giả Cao Huy Đính cũng dùng thuật ngữ <i>hội</i> để
chi lễ hội Dóng. Đ ây có lẽ là tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam
nghiên cứu một hiện tượng văn hoá dàn gian trong mối quan
hệ với nghệ thuật trình diễn (perfomance), một phương pháp
nghiên cứu đã gặt hái nhiều thành công ở Phương Tây.


Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, xu thế sử dụng
thuật ngừ lễ hội được phổ biến hơn. Có thể nói chính thức bắt
đầu bằng cơng trình lễ hội cổ truyền Việt Nam của Viện
Nghiên cứu vãn hóa dân gian do tác giả Lè Trung Vũ chủ biên
cùng các tác giả khác là Phan Đăng Nhật, Ngô Đức Thịnh,
Nguyễn Xuân Kính, Lê Vãn Kỳ và các cộng tác viên. Công


<i><b>3 Đinh Gia Khánh, Trên đường tìm lìiểu vân hóa dân gian. Nxh KHXH. H 1989, </b></i>
<b>tr. 172.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

trình như một sự xác nhận chính thức của Viện Nghiên cứu
vãn hoá dân gian về m ột thành tố văn hoá dân gian cũng như


một bộ phận nghiên cứu quan trọng của Viện5. Cũng cần phải
nói rằng, trước đó cũng đã có m ột số người sử dụng thuật ngữ
<i>lễ hội</i> trong các bài viết của mình nhưng cịn rải rác. Có một
cơng trình xuất bản vào năm 1984 của hai tác giả Thu Linh và
Đặng Văn Lung6 cũns đã sử dụng thuật ngữ này, song có thể
nói mục đích của các tác giả này khác so với các nhà nghiên
cứu ở Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian và các nơi khác. Từ
nhữns; kinh nghiệm và kiến thức tiếp thu của hoạt động văn
hoá quần chúng ở Liên Xô phổ biến tại nước ta trong thời kỳ
đó, hai tác giả này đã áp dụng vào lễ hội cổ truyền Việt Nam
để tách bạch phần lễ và phần hội với những “hành động hội”,
“kịch bản hội” theo mơ hình của các lẻ hội quần chúng được
giảng dạy ở các trường Đại học văn hóa thuộc Liên Xơ (cũ).
Cách nhìn nhận như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đối với giới
hoạt động văn hoá một thời gian dài cho đến tận bây giờ. Nó
khác với quan niệm lễ hội với ý nghĩa là một chỉnh thể nguyên
hợp, đan quện vào nhau trong lễ có hội, trong hội có lễ với “ý
nghĩa lớn lao của lễ hội ỉà nhầm “đưa quá khứ hội nhập vào
hiện tại, qui tụ toàn bộ năng lượng của vũ trụ, của không gian
và thời gian đậm đặc năng lượng thiêng mà con người đi dự
hội C.Ó nguyện vọng tắm mình trong đó, để sau đó họ là một
con người khác đáp ứng cho năm mới, mùa mới”7.


<i><b>' Lè Trung Vũ (chủ biên), L ề hội c ổ truyền. Nxb. KHXH, H. 1992.</b></i>


<i><b>6 Thu Linh - Đặng Vãn Lung, L ễ hội - truyền tliống và hiện đại. Nxb. Văn hóa, </b></i>
<b>H. 1984</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Đ úng như giáo sư Trần Quốc Vượng viết: “ Lễ hội gồm
hai phán vừa tách rời vừa không tách rời nhau: Lễ (nghi lễ


cúng Thần, Thánh, Phật, Mẫu...) và Hội (tụ hội của dân một
làng hay liên làng (vùn?)”8. “Trên thực tế và về lý thuyết Lễ -
Hội xoắn xuýt hữu cơ vào nhau, không thể tách rời” . Do đó
nếu khơng xcm xét lễ hội ở góc độ đó sẽ rất dễ làm thô thiển
nó và mất đi những ý nghĩa đích thực của nó. Phải chăng việc
dùng thuật ngữ <i>lễ hội</i> của các nhà nghiên cứu chính là muốn
nhấn đến ý nchĩa <i>thiêng liêng</i> của lễ hội cổ truyền của nhân
dân ta trong quá khứ, khi mà trong rất nhiều trò chơi của các
lễ hội ấy cũng nhuốm màu thiêng liêng một cách có ý thức
của nhữníĩ ncười tổ chức. Điều này có thể nói hồn tồn có sự
thốnc nhất của cả những người dùng thuật ngữ <i>hội</i> / / v à những
người dùng <i>lễ hội.</i> Dù rằng, ở mỗi cách dùnẹ đều có các độ
nhấn khác nhau nhưng họ đều muốn khẳng định cách dùng
của mình là đúng thậm chí đã có lúc cuộc tranh luận bất phân
thắng bại. Đ ó là khi Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn
tổ chức hội thảo khoa học quốc tế tại Hà Nội với chủ đổ “Lễ
hội truyền thống trong đời sốnơ xã hội hiện đại” từ ngày 8 đến
13 tháng 3 năm 1993. Cuộc tranh luận diễn ra trong buổi họp
trù bị giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam để thống nhất một số
vấn đề thuật ngữ và quan điểm. Khi đó một nhà nghiên cứu
đùa rằng: để vừa lòng cả hai phái <i>hội lễ</i> và <i>lé hội</i> tôi đề nghị
đặt tcn là Le Hoi theo kiểu tiếng Pháp. Cuối cùng thì Hội thảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

cũng thành công tốt đẹp và kết quả của nó là một tập kỷ yếu
ra đời vào năm 19949.


Qua tìm hiểu của chúng tôi ý kiến của các nhà nghiên
cứu về tên gọi có thể khác nhau tùy thuộc vào sự nhấn vào lễ
hay hội, nhưng về cơ bản nội dung thì gần như thống nhất với
nhau. Đó là lễ hội bao hàm cả lỗ và hội, hai phần này gắn bó


chặt chẽ với nhau, đan quện vào nhau. Tách bạch ra để nghiên
cứu, xem xét nhưng luôn luôn phải đặt nó là một chỉnh thể.
Đặc biệt là trorm quá khứ, hầu hết tất cả nhữrm hoạt động
trong phần hội đều chứa đựng những niềm tin, những phong
tục nhằm đạt được những ước vọng, khao khát và niềm tin mà
ở phần ỉễ được thực hiện bằng các nghi lễ hết sức trang
nghiêm, thành kính. Để cuối cùng đạt được mục đích của lễ
hội đó là tính thiêng liêng, cao cả của niềm tin m à mỗi cá
nhân, cộng đồng gửi gắm vào đó. Tuy nhiên, cũng cần phải
công nhận rằng, trong quá trình phát triển của xã hội, khá
nhiều trò chơi phong tục đã phai nhạt và dần chuyển thành
những trò giải trí thuần túy, kết hợp với các hoạt động vãn hoá
văn nghệ mới nên làm cho phần hội có vẻ bị tách biệt ra khỏi
phần lễ. Song một điều rõ ràng là cái còn bảo lưu được của lễ
hội cổ truyền và vẫn luôn thu hút được người hiện đại đến dự,
chính là tính thiêng của các nghi lễ tại các đền, chùa, đình,
miếu nơi diễn ra lễ hội ấy. Đó là hạt nhân căn bản nhất mà
chúng ta cần phát huy.


<i><b>9 Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên), L ề lìơĩ truyền thống trong dời sổng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Thuật ngữ mà chúng tôi sử dụng trong cơng trình này là
<i>lễ hội</i> và chúng tôi cũng đổng ý rằng việc gọi phần lễ và phần
hội chi có tính chất để nghiên cứu hay tổ chức, còn thực tế lễ
hội là một chỉnh thc nguyên hợp. Cũng như vậy, chúng tôi cho
rằng xu thế biến đổi của lễ hội qua mỗi thời đại là sự tất yếu,
nhất là trong điều kiện hiện nay, bên cạnh rất nhiều phong tục
được tchơi phục thì tính du lịch của hội hè càng ngày càng
tăng; đó là chưa kể đến vai trò kinh tế mà các lễ hội ấy đem
lại. Gần đây, giáo sư Kiều Thu Hoạch (dưới bút danh Kiều


Thạch) đã công bố một bài tổng thuật rất đặc sắc về lễ hội ở
Đ ô n g Á cho thấy tình hình cũng tương tự. “ Các nhà íolklore
H;àn - Nhật - Trung đều có cùng nhận xét rằng, mặc dầu <i>hội </i>
x u ấ t phát từ <i>lễ,</i> song càng về giai đoạn muộn thì lễ hội càng
n h ạ t nhòa hạt nhân tín ngưỡng, mà yếu tố “vui thần, vui
người'’ ngày càng có xu thế phát triển phong phú, đa dạng hơn
đ ể hòa nhịp với nhu cầu văn hóa - xã hội của thời đại” 10. Theo
ô n g cho biết ba yếu lố được xem như một chỉnh thể cấu thành
lễ hội đổng thời thực hiện ba chức năng lớn của lễ hội, đó là:


1 - Chức năng tín ngưỡng: Mọi người dự hội được an ủi
timh thần, thỏa mãn tâm linh cầu người an, vật thịnh...


2 - Chức năng mua vui: Công chúng được hưởng thụ văn
hcoá nghệ thuật, được thỏa mãn sức hoan tiếu cuồng nhiệt...


3 - Chức nâng kinh tế: Lễ hội là nơi thu hút hoạt động
giiao thương, trao đổi hàng hóa, sản vật địa phương, xúc tiến
giiao lưu hàng hóa giữa các địa phương, các thôn làng với các


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

thị trấn, làm phồn vinh kinh tế thành thị. Cần hiểu thêm rằng,
chợ hội / hội chợ lúc nguyên sơ chỉ đơn giản như một dịch vụ
để phục vụ thiện nam tín nữ, thí chủ mười phương, nông dân
thôn quê tới thành thị dự lề hội tiện mua đồ ãn thức uống, mua
sắm những vật dụng cần thiết, rẻ tiền” 11.


Đối với các nước châu Âu, khi nói về các lễ hội truyền
thống ở nước ta các nhà nghiên cứu thường kèm theo một tính
từ thuộc tính bên cạnh danh từ hội <i>ựestivaì).</i> Thực ra từ
<i>/ 'estival</i> (tiếng Anh), <i>fê te</i> (tiếng Pháp), <i>Prazdnic</i> (tiếng Nga


hay khối ngôn ngữ Slavơ) có nghĩa là một cuộc liên hoan, hội
họp vui vẻ. Cái m à ngày nay ta thường dùng để chỉ liên hoan
tiếng hát truyền hình, liên hoan sinh viên thanh niên thế giới...
Vì thế khi dịch từ <i>lễ hội</i> (với nghĩa là lễ hội truyền thống) của
chúng ta mà dùng íestival nhiều khi sẽ gây ra sự lầm lẫn về
nội dung và ý nghĩa của hiện tượng này. Ngược lại khi chuyển
sang tiếng Việt cũng gây ra sự hiểu biết không đầy đủ với
nhiều người, nhất là ngoài giới nghiên cứu chun mơn. Nó
làm mất đi tính nghi lễ, tính thiêng liêng của các lễ hội cổ
truyền đã và đang tồn tại ở nước ta. Do vậy, ngay cả các nhà
nghiên cứu châu Âu khi nói đến hiện tượng văn hóa này ở
chúng ta thường kèm theo các từ như Ritual ceremony hay
Religion íestival (lễ hội tơn giáo, lễ hội (mang tính) nghi lễ, lễ
hội phong tục). Chẳng hạn như một ngưòi Pháp được nhiều
người nghiên cứu lễ hội Việt Nam trích dẫn, đó là Gustave
Dumoutier trong tiểu luận nghiên cứu về hội Dóng <i>ở</i> nước ta


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

đã gọi nó là “<i>một lễ hội tôn ỹ á o</i> A nnam ” 12. Theo quan sát của
chúng tơi đây là cách Jihìn nhận khá phổ biến trong giới học
giả phương Tây. Một bằng chứng gần đây nhất là chuyên đề
hội thảo thường niên Cập nhật Việt Nam 2005: “Không chỉ là
m iếng cơm manh áo, mà hình như cịn có cả chuyện tâm linh
trong kỷ nguyên đổi mới ở Việt Nam ” 13. Troníĩ hai ngày 11 và


12 tháng 8 năm 2005 tại Đại học Tổng hợp quốc gia Canbera,
các nhà nghiên cứu bàn bạc sôi nổi đến các hiện tượng tín
ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam hiện nay mà khơng hề có sự
tách bạch tín ngưỡng với tơn giáo. Hay nói như GS. Đặng
N ghiêm Vạn: “Tín ngưỡng chỉ niềm tin tôn giáo. Nhưng phổ
biến một quan niệm coi tín ngưỡng là một cái gì thấp hơn tôn


giáo... Vậy nên, thuật ngữ tín ngưỡng được hiểu một cách
thông thường như hiện nay cần được xem lại, vì nó bao hàm
trong cả những hành vi, những nghi thức tôn giáo, các lễ hội
trong đó có cả hành vi thế tục. Thuật ngữ tín ngưỡng dân gian
càng cần được bàn lại” 14.


Ở công trình này, chúng tơi khơng dám bàn sâu vào vấn
đề ấy, đó là cả m ột sự phức tạp đòi hỏi có sự nghiên cứu lâu
d ài của các nhà chuyên mơn. Nó địi hỏi ngồi trình độ hiểu
b iết là thời gian, công sức, sự tập hợp và khái quát tư liệu thực
đị;a trên địa bàn Việt Nam, trên cơ sở tham khảo của thế giới.
T ừ đó mới có thể đưa ra những nhận định mang tính thuyết


<i><b>G.Dumoutier Une f ê te reỉigiense annam ite à Phù Dổng, Revue d ’histoire dé </b></i>
<b>religions — N . l , t . XXVIII. (Juin — Aout 1893), Paris, 1893.</b>


<i><b>13 Vietnam Ưpdate 2005 — N ot b y R ice A ỉone M aking Sence o f Spirituaìity in </b></i>


<i><b>R eỊonn-era V ietnam 11-12 Ausgust, A NU — Australia.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

phục. Còn ở đây, khi dùng <i>lễ hội tín ngưỡng</i> chúng tôi coi như
một qui ước để làm việc trên thực tiễn.


<i>L ễ hội tín ngưỡng</i> m à chúng tôi quan niệm ở đày là
những lễ hội m à trong đó những người đi lễ thể hiện những
tín ngưỡng rất đa dạng của mình để cầu mong, để bày tỏ
những nguyện vọng hết sức thực tiễn nhằm phục vụ cho cuộc
sống của họ. Chính tính thực tiễn trong nguyện vọng của
những người đi lễ đã tạo ra sự thay đổi trong những giai đoạn
nhất định khi đời sống xã hội thay đổi. Chẳng hạn, khi sống


trong một xã hội nông nghiệp thuần túy với những mất mùa,
nắng hạn và lụt bão, bệnh dịch thì người ta cầu nước, cầu
được mùa, cầu khô tạnh và sinh sôi nảy nở đầy đàn cho cả
con người và gia súc. Nhưng khi xã hội phát triển như hiện
nay, người ta lại có những nguyện vọng khác phù hợp với thời
đại họ đang sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Cũng như vậy đối với mảng lễ hội tín ngưỡng liên quan
đến những anh hùng lịch sử có thật như Trần Hưng Đạo, Lý
Thường Kiệt, Phùng Hưng, Hai Bà Trưng v.v... hay những anh
hùng truyền thuyết đã được lịch sử hóa và được chấp nhận như
những nhân vật lịch sử của dân tộc như Thánh Dóng, vua
Hùng... khơng phải là những lễ hội thuộc phạm vi xem xét của
đề iài. M ặc dù, tín ngưỡng thờ các nhân vật lịch sử ở nước ta
là một tín ngưỡng rất phổ biến và lễ hội tôn vinh họ đều là
những lễ hội nổi tiếng trong cả nước. Trong quá trình triển
khai, chúng tôi cũng không bỏ qua nếu có những cơ hội xem
xét, so sánh.


Đương nhiên việc tách bạch ra như vậy chỉ để cơng trình
tập trung vào mảng tín ngưỡng đa thần mà cụ thể ở đây là các
vị nữ thần chúng tôi chọn làm trường hợp nghiên cứu. Hơn
thế, công trình cũng khơng tập trung vào nghiên cứu tín
ngưỡng thờ các vị thần đó là chính, mà xem xét sự tác động
của nền kinh tế thị trường hiện nay vào việc thờ cúng họ như
th ế nào. Sự thờ cúng họ, các nghi lễ thực hiện trong lễ hội về
họ giải quyết những vấn đề gì và dẫn đến cái gì trong cuộc
sống hiện nay. Đó là mục đích cao nhất m à cơng trình đặt ra.
Ở góc độ nào đó, những lễ hội tín ngưỡng này là bối cảnh để
chúng tôi tiến hành những nghiên cứu của mình. Bởi vì thực


tiễn lễ hội hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề xung quanh các
hiện tượng văn hoá cần được xem xét, phân tích một cách kỹ
lưỡng. Từ đó, một măt để chúng ta hiểu biết, cập nhật được
tìnih hình, nắm bắt được xu thế xã hội, mặt khác có thể giúp
chio các nhà quản lý có những ứng xử thích hợp với các hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>2. Kinh tế thị trường và những thách thức của nó ở </i>


<i>Việt Nam</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Sau này, khi xã hội phát triển dần lên thì người Việt vẫn
không bao giờ coi trọng thương nghiệp mà chủ yếu vẫn là “đĩ
nônể vi b ản” . Một số người buôn bán chuyên nghiệp xuất hiện
thì ca số là người Hoa với tư cách chỉ là các trú khách tạm đến
cư t 'ú làm ăn buôn bán vào những thời gian nhất định mà thôi.
Mộ: số người làm nghề như rèn, dột từ các làng nghề đến các
chợ mở lều hay xin trọ để làm nghề cũng chủ yếu để phục vụ
bà con quanh vùng rèn con dao, cái liềm, cái cuốc... Số khác
thường xuyên hơn thì cũng chỉ là lái trâu, buôn muối, chạy
hàng xáo... theo lối chuyển từ vùng này qua vùng kia, theo thời
theo vụ vào những lúc nông nhàn. Không ai nghĩ đến chuyện
trở thành những người buôn chuyên nghiệp, mặc dù họ biết
rằng “phi thương bất phú” nhưng lại sợ “vi phú bất nhân”. Ý
thức dịch vụ và lấy lãi theo lối cung cầu của kinh tế thị trường
ngày nay chưa có mà chỉ thấy sự lươn lẹo, nói thách, nâng giá
theo kiểu “miệng lưỡi con buôn” như một sự vi phạm đạo đức
đáng kính của cái nghèo truyền kiếp. Vì thế người Việt khơng
có những thương thuyền buôn bán ven biển hay m ở ra đại
dương với nước ngoài, khơng có những người bn bán
chuyên nghiệp, v ề sau, có số người tách ra khỏi nghề nông để
đi buôn nhưng vẫn khơng qn nguồn cội, do đó tiền buôn bán


được lại chuyển thành tài sản như nhà cửa, ruộng đất, ao vườn,
phòng khi sa cơ lỡ vận có chỗ mà trú chân. Như vậy đầu óc
phiêu lưu không thể có cơ mà phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

sau đó là một số đại lý, tư sản mại bản. Với bản tính cần cù,
thông minh, cộng thêm một chút láu cá vặt của những cuộc
chạy chợ từ các chợ làng xưa đã nhen nhóm một nền kinh tẽ
thị trường trong thời thuộc Pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29></div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Theo các nhà nghiên cứu phương Tây thì một nền kinh tế
thị trường là sự đối lập của nền kinh tế chỉ huy. Trong nền
kinh tế thị trường các vấn đề kinh tế cơ bản đều do các cá
nhân, gia đình và doanh nghiệp giải quyết thông qua một hệ
thống các thị trường điều hành tự do... Trong thực tế, một thị
trường lại có thể được xác định bởi sự sắp xếp m à thông qua
đó những người mua và bán có tiềm năng gặp nhau để trao đổi
hàng hóa và dịch vụ. Một thị trường là một địa điểm cụ thể, ví
dụ như một chợ của các nông dân địa phương, nhưng thị
trường thường được đề cập đến với nghĩa một khu vực địa lý
rộng hơn. Khu vực một thị trường cụ thể, có thể là cộng đồng
địa phương, có thể là cả m ột dân tộc; hoặc đối với trường hợp
một số hàng hóa như vàng, bạc thì thị trường của chúng là thị
trường cả thế giới.


Trong các nền kinh tế thị trường, tài nguyên thiên nhiên
và hàng hóa vốn thường là sở hữu tư nhân. Trong các nền kinh
tế như vậy, người mua và người bán đều có sự tự do kinh tế rất
lớn. Và họ sẽ cho nhau tín hiệu để giao dịch thông qua hệ
thống này. Ví dụ: Nếu muốn mua nhiều hơn bình thường về
một hàng nào đó, người mua gửi tín hiệu để nhà sản xuất tăng


sản lượng mặt hàng đó. Tương tự như vậy, nếu giảm mua một
mặt hàng nào đó, người mua lại ra tín hiệu cho nhà sản xuất để
họ giảm sản xuất mật hàng đó. Tóm lại, các nền kinh tế thấy ở
các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản và nhiều nước ở Tây Âu, mà ở
đó phần lớn các vấn đề kinh tế được giải quyết bởi một hệ
thống các thị trường tự do là các nền kinh tế thị trư ờ n g '\


<b>15 Theo A.VV.Smith. GS kinh tế thuộc Đại học tổng hợp Bắc Illinoise. Trong: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Nền kinh tế thị trường được xác định bởi các thị trường
tự do. Đ ó là những thị trường không có sự can thiệp của chính
phủ. Ở đấy, mỗi cá nhân đều tự do theo đuổi lợi ích của chính
mình. Họ nghĩ ra hàng hóa, sản xuất hàng hóa. Họ sẽ giàu lên
nhưng cũng làm xã hội giầu lên bằng việc tạo cơ hội và việc
làm cho xã hội.


Để xác định m ột nền kinh tế phải thông qua thị trường,
m à thị trường là sự thể hiện vắn tắt của một quá trình m à
qua đó các quvết định của các hộ gia đình về việc tiêu thụ
hàng hóa gì, có thể thay đổi hàng hóa gì, cùng vói các quyết
định của các nhà sản xuất, các hãng sản xuất cái gì, sản
xuất như th ế nào, kết hợp cùng yếu tố thứ ba là quyết định
của người lao động sản xuất trực tiếp làm bao nhiêu, làm
cho ai... đều được điều hịa thơng qua điều chỉnh giá cả. Có
tất cả các thị trường cho mọi thứ hàng hóa. Vì vậy thị
trường là sự sắp xếp mà thơng qua đó giá cả sẽ ảnh hưởng
đến sự phân bố nguồn lực khan hiếm gồm lao động, đất đai
và v ố n 16. Hoặc nói như tác giả Decorse: “ Một nền kinh tế
thị trường là một mô hình trao đổi kinh tế dựa trên giá trị
của hàn g hóa và dịch vụ được xác định bởi cung và cầu của


những hàng hóa đ ó 17.


Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các nền kinh tế ngày
nay đều là nền kinh tế hỗn hợp. Ở đó chính phủ và khối tư
nhân cùng tương tác trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế.


<b>16</b> St. J. <i><b>Christopher, Economics, </b></i>Cassell <b>Publishers. </b>Ltd. <b>ƯK, Yates, 1989.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Một mặt chính phủ kiểm tra tỉ lệ đầu ra (thông qua việc đánh
thuế, chuyển giao phúc lợi, cung cấp các dịch vụ công cộng
— như cảnh sát chẳng hạn). Cùng lúc đó, dù có một chút ít
hạn chế nhưng các cá nhân vẫn tự do theo đuổi lợi ích của
mình. Đây là dạng phổ biến vì nó là trung gian của hai dạng
kinh tế chỉ huy và kinh tế tự do hồn tồn.


Có thể nói rằng, để rút ra được những điều như trên,
người Âu - Mỹ đã phải trải qua một thời gian dài vài thế kỷ và
trả một giá không nhỏ bàng những thất bại, khủng hoảng thừa,
khủng hoảng thiếu, lạm phát, trì trệ và mất mát. Thực tế lịch
sử các nước Âu - Mỹ đã cho thấy m ột con đường gian nan để
đạt được những nền kinh tế hùng m ạnh như hiện nay, nhưng
vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức mới. Điều đó địi hỏi những
sự ứng phó liên tục của tất cả các nước trong quá trình phát
triển của mỗi nước và của toàn cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

là điầu dễ hiểu. G ần đây, khi tham gia hiệp định thương mại
Việt - M ỹ cũng như chuẩn bị vào Tổ chức thương mại quốc
tế (WTO), các tiêu chí để xác định nền kinh tế thị trường
được đòi hỏi là: M ột nền kinh tế thị trường cần có:



1) Khả năng chuyển đổi của đổng tiền
2) Tự do thỏa thuận mức lương


3) Đầu tư nước ngoài


4) Sở hfru hoặc quản lý của Nhà nước đến với các ngành
sản xuất


5) Quản lý của Nhà nước đối với sự phân bố các nguồn lực
6) Các yếu tố thích hợp khác.


Trong khn khổ của cơng trình, khơng phải bàn về kinh
tế thị trường mà chỉ nhìn nhận ở sự tác động của nó vào kinh
tế xã hội, văn hoá, nên chúng tôi chỉ xem xét ở một số khía
cạnh văn hố xã hội m à thôi. Nhưng trước khi xem xét sự tác
động của nó đến văn hoá xã hội, chỉ xin trình bày một vài nét
liên quan đến tác động tích cực và tiêu cực của nó trong kinh
tế. Về những tích cực của nó thì như những con số đã thống kê
ở trên khơng ai có thể phủ nhận được. Đất nước thay da đổi
thịt, đời sống được nâng cao, lạm phát bị loại trừ, thoát khỏi
khủng hoảng v.v... “Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63
tuổi năm 1990 tăng lên 71,5 tuổi vào năm 2005. Chỉ số phát
triển con người (HDI) từ mức dưới trung bình (0,498) năm
1991 tâng lên mức trung bình (0,688) năm 2002. Đến năm
2005 Việt Nam được xếp thứ 108 trong tổng số 177 nước” 18.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Sự thay đổi của chúng ta khả quan làm thán phục nhiều người
phương Tây vốn khơng có cảm tình và khơng tin ở chúng ta.
Đ ó là m ột sự thực hùng hồn hoàn tồn khơng phải chúng ta tự
nhìn nhận. Song mặt trái của tấm huân chương cũng là điều


đặt ra cho chúng ta phải suy nghĩ.


Từ chỗ mong làm cho ra được sản phẩm, ra bao nhiêu
hết bấy nhiêu vì sự khan hiếm hàng hóa, đến chỗ sản xuất ra
bây giờ bị tồn đọng, lãng phí, ế ẩm. Bởi vì đi vào thị trường
quốc tế người ta không chấp nhận theo cung cách của ta, mà
phải theo chuẩn mực chung của thế giới. Kinh tế thị trường
khơng có chỗ để xin xỏ đối tác thông cảm, bỏ qua mà là theo
chất lượng và luật định chung. Những vụ tranh chấp như cá
basa, dệt may, tơm, chuyện bóng đá hay hợp đồng của
V ietnam Airline đã cho chúng ta những bài học đắt giá của lối
làm ăn cũ. Nhất là trong cung cách mua bán, đàm phán và
quản lý kinh tế m à chúng ta phải trả giá bằng những Epco -
M inh Phụng, Tameco, Lã Kim O anh, Việt - Xô Petro, Cota
xuất khẩu v.v... Những năm gần đây, những vụ án được phanh
phui ngày càng nhiều, mức độ của vụ này lại lớn hơn vụ trước
đã bộc lộ những khiếm khuyết trong tất cả các lĩnh vực của
nền kinh tế trong quá trình đi vào nền kinh tế thị trường ở
nước ta. Lối làm ăn chụp giật, cạnh tranh không lành mạnh,
kiếm tiền bằng bất cứ giá nào v.v... và v.v... Báo chí đã tốn
không biết bao nhiêu giấy mực để đăng tải những hiện tượng
này, m à ở đây không thể kể hết được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

trường vào văn hoá xã hội mới là những điều đáng lo ngại và
cần được quan tâm, nếu khơng nó sẽ dẫn đến những hậu quả
khôn lường, ơ đây chúng tơi chí xin điểm qua một số tác
độna lớn mà thỏi.


Trước hết đó là sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận
cán bộ và nhân dân trong xã hội, đặc biệt là những người nắm


giữ những cương vị liên quan đến kinh tế như ngân hàng,
doanh nghiệp. Tinh trạng tham nhũng những khoản tiền
khổng lồ của đất nước của một số cán bộ, quan chức đã gây ra
sự phẫn uất và hủy hoại niềm tin của nhân dân vào chế độ. Từ
chỗ yên phận với cảnh nghèo chung của cả xã hội trong hoàn
cảnh chiến tranh, đến chỗ ma lực của đồng tiền đã làm lu mờ
tình cảm, đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp mà chính
những người tham nhũng đã từng có. Cơn lốc của cuộc sống
vật chất đã cuốn theo tất cả những gì tốt đẹp và sự trân trọng
kính phục của những người vừa mới hơm qua cịn được coi
như những anh hùng.


Sự xuống cấp về đạo đức cịn nguy hiểm hơn đó là rơi
vàơ thế hệ trẻ, tiềm nãng chính để xây dựng và bảo vệ đất
nước sau này. Từ những cuộc dua xe coi thường trật tự xã hội
cũng như mạng sống của người khác trên đường đến những
chuyến “bay đêm ” trong các dộng lắc của những cô cậu trẻ
tuổi vẫn được bố mẹ tin tưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

phờ phạc quay cuồng “ lắc” 14. Tệ nạn mại dâm với những tụ
điểm múa sexy như kiểu Hoàng Mai, số 287 Nguyễn Văn
Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh mà cơng an thành phổ' Hồ
Chí Minh triệt phá lúc 15 giờ ngày 2 tháng 6 năm 2005 hay
những đường dây gái gọi từ mạt hạng đến cao cấp từ Hà Nội
đến thành phố Hồ Chí Minh. Đến mức cả những người mẫu và
diễn viên được nhiều người hâm mộ cũng sẵn sàng đạp trên
đầu dư luận và lòng m ến mộ của cơng chúng. Đó là chưa kể
đến sự nhức nhối của những đường dây buôn bán phụ nữ từ
trong nước xuyên sang các quốc gia khác20. Qui luật cung —
cầu của nền kinh tế thị trường được triệt để khai thác phục vụ


cho những kẻ có tiền bất chấp mọi thuần phong m ĩ tục cũng
như những hành vi đạo đức xã hội.


Những quí tử “phiêu linh” , những cậu ấm “phá gia chi
tử”, những “gái đi hoang” ở thành phố đến những lời ru buồn
sau lũy tre làng, hay những cà phê đen tràn ngập trước, trong
khuôn viên các trường đại học và những cuộc “sống thử”
trong các khu ký túc xá sinh viên đang là nỗi lo lắng hoang
mang của nhiều bậc cha mẹ và những người có trách nhiệm
với nguy cơ hủy hoại truyền thống dân tộc. Tất cả những hiện
tượng trên đều là những mặt trái mà nền kinh tế thị trường
đem lại trong xã hội hiện nay. Mặc dù, đây không phải là một
bộ phận lớn trong xã hội, song nguy cơ tiềm ẩn của nó hồn


<b>|l)' Xem An ninh thê giới các ngày: 8/1/2004, 22/4/2Ơ04, 3/6/2Ơ04, 20/4/2005.</b>
<b>30/3/2005, 27/4/2005, 7 /5 /2 0 0 5 , 4/6 /2 0 0 5 . 8/6/2005, 29 /6 /2 0 0 5 , 24/8/2005,</b>
<b>27/8/2005, 1/10/2005, 5 /1 0 /2 0 0 5 ... Hà Nội tin chiều 3/10/2005 22/6/2005.</b>
<b>24/9/2005, 3/9/2005. Doanh nghiệp chú nhạt 17/9/2005...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

tồn khóng nhỏ. Mật khác, nó có nguyên nhân, nguồn gốc từ
nền kinh tế thị trường song khôrm phải tất cả là do nền kinh tế
ấy đem lại. Nó còn ớ khả năng “miễn dịch” của những truyền
thống vãn hố của chúng ta khơng được củng cố một cách liên
tục và bền vững. Cũng cần phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, tất
cả những hiện tượng trên đây xuất hiện trong nền kinh tế thị
trường, nhưng đổ lỗi cho kinh tế thị trường thì khơng phải.
Xung quanh nó cịn có rất nhiều yếu tố tác động đến, song
việc nó xuất hiện trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay
thì hết sức rõ ràng. Vì vậy, đơi khi người ta đổ tất cả cho nền
kinh tế ấy, có lẽ bời một phần nhìn thấy một số sự tác động


trực tiếp mà nó đem lại đập vào mắt người ta.


Chảng hạn như chuyện xây mồ xây mả một thời gian
gần đây rầm rộ do người dân có tiền và do người từ nước
ngoài gửi về. Trường họp thôn An Bằng, xã Vinh An, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên H uế có khoảng 2Ơ00 hộ. Lệ
thường mỗi hộ xây hai lăng vị chi khoảng 4000 lăng mộ. Lăng
mộ xây ít tiền nhất được xem là bạch lăng mất hai cây vàng,
lãng nhiều tiền nhất được xem là phú lăng xây mất 12 cây
vàng. Đổ đồng mỗi lãng chi phí hết 6 cây vàng. Không ở đâu
như ở nơi đây, người ta quen tính toán, nhắc đến vàng bằng
chữ “cây”. Nếu làm phép tính đơn giản đem 6 cây vàng nhận
với 4000 lăng mộ, thì vị chi đã có 24.000 cây vàng được dùng
cho việc kiến thiết “thành phố lăng”21. Ây là chưa kể đến sự
lộn xộn về mặt kiến trúc, qui hoạch của cả khu nghĩa trang,
tạơ ra sự hỗn độn của đủ loại kiểu cách, màu sắc, to nhỏ, cao


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

thấp. Rồi vấn đề diện tích đất đai bị thu hẹp và chuyển đổi đếr
đâu, như thế nào? Tâm lý của những người hàng ngày sống (
đây với m ồ to, mả nhỏ v.v... và v.v... chẳng thế mà đã diễn n
những cơn “ sốt đất nghĩa trang”22 chẳng kém gì chuyện số
đất xây nhà cửa. Từ đó m à cũng có cả cị mồi lẫn chuyện nân£
giá, ép giá, ăn chặn, lừa lọc quyết liệt chẳng kém gì trên thị
trường địa ốc thực thụ.


Hoặc một làng bói giữa lịng Hà Nội ngay ở thời điểm
những năm đầu thế kỷ XXI này, thì đến trước thời mở cửa có
thấy cũng chỉ lác đác đâu đó m à thôi. Vậy mà bây giờ ở ngay
phường Giảng Võ, quận Ba Đình, trong một khu vực diện tích
chỉ hơn 0,6krrr mà ngõ nào, ngách nào cũng có thầy cúng,


thầy bói: “Ngõ 2 có đến 6, 7 thầy. Ngõ 1, ngõ 3 ít hon cũng
đến 4,5 thầy. Hịm hịm có tới 16, 17 thầy... phong tỏa trong
một cái làng nhỏ mà tổng diện tích chỉ hơn 0,6km 2..i này”23.
Mọi nhu cầu giải hạn đều được giải quyết khi khách lo lắng
với m ột giá “m ềm m ại” từ 250.000 đ đến 500.000 đ là đủ. Đã
có người nói về Hà Nội hiện nay nghề bói tốn dường như trở
thành “kỹ nghệ với nhiều mánh khóe biến hóa tinh vi” để dẫn
tới nhiều thực tế đau lòng do hậu quả của nó gây nên. “ Một số
người tiền mất, tật mang, nhiều đôi trai gái yêu nhau thắm
thiết, song chỉ vì một lời của thầy mà hai gia đình kiên quyết
khơng cho lấy bởi “có lấy được thì cũng sớm tan vỡ thôi” .
Nhiều người sau khi đi xem bói về trở nên tiêu cực, sống trong


<b>22 Thanh Khiết, </b><i>Sốt <b>đ ấ t nghĩa tran g, An ninh thế giới, số 291, 8/8/2002, tr. 12.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

hoang m ans, lo âu, phiền m uộn..."24. Ấy là chưa kể đến hàng
loại dịch vụ xung quanh vàn đề này như đào mộ thuê, khấn
vái thuê và bây giờ là khóc thuê trong các đám tang khá phổ
biến ở các vùng nông thôn Bắc Bộ: \


Gần đây nhất là những chuyện đẻ thuê, đẻ theo hợp
đổng; hay các dịch vụ hảo vệ các thiếu gia con nhà giàu; thuê
thám tử tư để vợ chồng theo dõi nhau; thuê côn đồ để dằn mặt,
cảnh cáo hay trả thù nhau do xích mích ớ cơ quan; rồi những
hội chứng tự lăng xè mình thành nổi tiếng bằng các chiêu
quay phim sex chẳng khác gì mấy chuyện xì căng đan của thế
giới ngôi sao màn bạc phương Tây, nhưng lại cịn thiếu văn
hố hơn, trái với truyền thống phưcíng Đơng của chúng ta.
Nhữne chuyện gần đây nhất là những tác động của đơ thị hóa,
cơng nghiệp hóa thời mỏ cửa đã tạo ra những “cơn lốc đô thị”


tràn vào vùng đ ào’6 của Nhật Tân Hà Nội; "chuyện cấm vận ở
khu công nghiệp An Khánh”27 và “ Bi kịch của những người
giàu xổi ở Mĩ Đ ình”28 v.v...


Quả thực, rất nhiều hiện tượng do trước đây khơng có
hoặc có thì rất hãn hữu nên không ai biết đến nhiều do hạn
chế thông tin, thì ngày nay nhỡn tiền trước bàn dân thiên hạ,


<i><b>24 Minh Tiến, Mê tín dị đoan ờ Hù N ộ i, An ninh thế giới, số 4 54, 25/5/2005, tr. 14</b></i>
<i><b>25 Nguyễn Văn Vàn. Vần chuyện “khóc íỊì", Người Hà Nội ngày 7/8/1999, tr. 10</b></i>
<i><b>26 Nguyẻn Việt Cường. Khi "cơn loc ” dơ ỉlìị tràn qua vùng đ à o , An ninh thế giới, </b></i>


<b>sò 388, ngày 01/7/2004, tr. 12.</b>


<i><b>27 Nguyỗn Việt Cường, Vì sao c ó chuyện "cấm v ậ n ” à khu công nghiệp An </b></i>


<i><b>Khánh ”, An ninh thế giới, sò 363, 01/01/2004.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40></div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

thị trường cũng tác động vào lĩnh vực này, do muốn thu hút
khán, thính giả nên các báo, đài khai thác triệt để mọi tin tức
từ mọi nơi trong nước và thế giới. Con người ngày nay có thể
hòa nhập với thế giới rất nhanh và neồi một chỗ mà biết được
biết bao điều đang xảy ra trên thế giới. Con người càng ngày
càng xích lại gần nhau, cuộc sống phong phú lên nhiều, trái
đất ngày càng nhỏ bé, gần gũi với tất cả những người đang
sống trong nó. Tuy nhiên thông tin quá nhiều không phải
khơng có lúc bị loạn, bị nhiễu. Thông tin nhanh đã có lúc tạo
ra những cơn sốt tác động mạnh đến thị trường. Đặc biệt
những thông tin trái ngược, khơng chính xác lại gây ra những
tác hại vô cùng to lớn tạo ra những tin đồn thất thiệt, sự hoang


m ang lo sợ trong nhân dân, tạo ra những tác động xã hội tiêu
cực gày mất ổn định trong xã hội chỉ vì một dịng tin vấn trên
một tờ báo hay trên ti vi có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả một
công ty đang làm ăn phát đạt hay gây náo loạn trên toàn bộ thị
trường. M ột lời đồn đại về những kẻ rạch mặt trẻ em làm tất
cả các gia đinh lo lắng, số mũ bảo hiểm được bán chạy như
tôm tươi. Gần đây nhất là loại thuốc phòng dịch cúm H 5N| từ
gia cầm - taminflu đã làm cho khơng ít các nhà thuốc tư nhân
doanh thu tăng vọt v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

nhau giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất phát tù tính
khách quan của nó. Cả hai kiểu kinh tế thị trường này đều
chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống cáe quy
luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh Iranh,
quy luật lưu thông tiền tệ v.v... Đồng thời cả nền kinh tế thị
trường ở các nước tư bản chủ nghĩa đều là các nền kinh tế hỗn
hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết (quản lý) của
Nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước ở các nền
kinh tế là khác nhau. Khơng có nền kinh tế thị trường thuần
túy (hoàn hảo), chỉ vận hành theo cơ chế thị trường.


Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
ở mục tiêu, phương thức, mức độ can thiệp của Nhà nước và
sự can thiệp này do bản chất của Nhà nước quyết định29. Nhà
nước can thiệp nhiều hay ít, mạnh hay yếu là do trình độ quản
lý và tiềm năng kinh tế cũng như khả năng điều hành của bộ
máy ấy. Sự can thiệp ấy cịn vì sự ổn định của đất nước, của
nền kinh tế và vì lợi ích của giai cấp mà nó phục vụ, Nhà nước



<b>ấy là của dân, do dân và VI dân hay của những tập đoàn, giai </b>


cấp khác nhau sẽ qui định sự can thiệp ấy đi theo hướng nào.
Hiện nay chúng ta đang theo đuổi mục đích thứ nhất là của
dân, do dân, vì dân thì các mức độ can thiệp cũng phải xuất
phát từ đó m à thực hiện, để đạt được mục tiêu cuối cùng là
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”


<i><b>'g Đ oàn D uy Thành, N hững nguyên tắ c vận hành c ơ c h ế thị trường ở V iệt</b></i>


<i><b>N am . Trong D oanh n g h iệp - doan h nliân V iệt N am , vãn lìố và tri tuệ.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>III. M Ộ T SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN X U N G Q U A N H </b>
<b>LỄ HỘI TÍN N G Ư Ỡ N G T R O N G NEN </b> <b>k i n h</b> <b>t ê</b>


<b>T H Ị T R Ư Ờ N G</b>


<i>a) Vài chấm phá vê quá trình nghién cứu</i>



Giống như qui luật của sự phát triển của một nền kinh
tế thị trường, do nhu cầu phát triển kinh tế nhầm đạt được sự
tăng trưởng nhanh, cho nên kinh tế luôn đi trước sự phát triển
vãn hố. Cũng có một phần như đã <b>trình </b> bày ở trên, từ một
nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, thiên tai và loạn lạc, đứng
trước biết bao nhiêu khó khãn, nghèo đói nên mục đích phát
triển kinh tế được đặt lên hàng đầu. Vì vậy để đạt được sự
phát triển kinh tế nhanh nhất, khơng phải khơng có lúc
chúng ta đã có phần lãng quên việc phát triển văn hoá cho
kịp với sự phát triển kinh tế. Chính điều đó đã tạo ra một số


hẫng hụt và khiếm khuyết tronq sự phát triển đồng bộ và bền
vững của cả nước. Tương tự như vậy, các công trình nghiên
cứu văn hố nói chung trong nền kinh tế thị trường và lễ hội
tín ngưỡng nói riêng cũng nằm trong tình trạng đó. Phải
chăng vì vậy mà chúng ta chưa có những cơng trình nghiên
cứu theo kịp tình hình phát triển của lễ hội nói chung và lễ
hội tín ngưỡng nói riêng trong điều kiện kinh tế thị trường.
Đó là một thực tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

nghiệm, do đó khơng tránh khỏi những vấp váp, thất bại trước
những đối tác đầy kinh nghiệm và dày dạn trận mạc trong lĩnh
vực này. Cái gì cũng mới thì đâu có gì để mà nghiên cứu hay
tìm hiểu ngay được. Mọi thứ cần có thời gian và vị trí của nó.
Vì vậy vắng bóng những cơng trình nghiên cứu dày dặn vể lễ
hội tín ngưỡng trong nền kinh tế thị trường, cũng như văn hoá
trong kinh tế thị trường nói chung là điều dễ hiểu.


Trong những trường hợp như vậy thì báo chí ln ln ỉà
những phương tiện đi đầu. Do cơng việc của báo chí là cập
nhật thông tin, phản ánh những sự kiện, diễn biến xảy ra hàng
ngày trong xã hội, nên nó đã rất nhanh nhạy nắm bắt được
tình hình và phản ánh kịp thời. Chính điều đó một mặt là
nguồn tư liệu tốt cho các nhà nghiên cứu, mặt khác còn là
những gợi ý rất tốt cho các ý tưởng nghiên cứu lớn và lâu dài.
Tất nhiên, tùy mục đích của mỗi người, quan điểm của mỗi tờ
báo, không phải lúc nào báo chí cũng phản ánh trung thực
thực tiễn khách quan. Càng không phải tất cả các nhà báo đều
là những người trung thực, không vụ lợi. Song rất mừng những
người như vậy không phải là nhiều.



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45></div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46></div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

lịch sử, danh lam thắng cánh, các cơng trình kiến trúc, nghệ
thuật... để tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước và gắn bó
với cộng đồng” . Mặc khác “những làng, xã, thôn, bản,
phưừng... trước đây chưa có lỗ hội, ngày nay do nhu cầu của
cuộc sống, do nguyện vọng của nhân dân, muốn tổ chức lễ hội
cơ sờ phải báo cáo kế hoạch tổ chức, nội dung và biện pháp
chỉ iạo các nghi lễ, các trò chơi vui, cuộc đấu... trước 30 ngày
và phái được ủ y ban Nhân dân quận, thị xã cho phép”30. Quy
chế đã có những qui định về thủ tục mở hội, thời gian và nơi
cấp phép, các nghi thức, các hoạt động vãn hoá, tế lễ, cờ quạt
v.v... nhưng cũng tôn trọng nguyện vọng của nhân dân nếu
dân có nhu cầu. Đây là một sự đổi mới lớn trong nhận thức
của các cấp chính quyền. Sự đổi mới này thực sự đã đem lại
bộ mặt mới cho lễ hội dân gian. Nó khuyến khích sự phục hổi
các giá trị văn hoá cổ truyền ở các làng, tạo ra một sự đa dạng,
nếu thật sự biết khai thác. Bởi vì “Hội làng, khơng làng nào
giống làng nào. Vì đấy là ngày tưởng nhớ, ngày kỵ thành
hoàng làng hoặc các vị thần được thờ ở đình, đền, miếu, quán
làng ấy. Do sự tích thánh thần mà có hội, có tế lễ, có vào đám
và có hội, có đám cịn do tình hình kinh tế làng nữa. Bởi vậy,
mỗi làng đều khác nhau về nghi lễ, về tục lệ, về các hèm
kiêng kỵ, nhiều khi đến cả một chữ”31. Nói như học giả
Nguyễn Khắc Viện, chi có sản phẩm văn hoá mới mang đậm
đặc thù dàn tộc”32 thì những sắc thái riêng của mỗi làng Việt


<i>Bộ Văn hóa - T hổng tin, Q uy c h ế lé lìội Rộ VHTT, 7/5/1W 4 </i>


<b>M Tơ Hồi, </b><i>Hội <b>hẻ đình dám , Tạp chí Xưa và Nay, số 35. 1/1997, tr. 14 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

sẽ làm cho vãn hoá Việt Nam vừa đa <b>dạng </b> vừa đặc sắc. Phải


công nhận một thực tế là sự bùng dậy của lễ hội truyền thống
đã góp phần rất lớn vào việc giữ gìn bản sắc vãn hố dân tộc
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

thành huyên náo và mất irật tự, làm giảm đi sự tôn nghiêm và
làm mất vẻ đẹp của một cánh quan thiên nhiên ngoạn mục...
Cảnh trên núi dưới thuyền đều nhảy lên đồng gây sự hỗn loạn,
mất trật tự và đã suýt gây ra chết người do sự chen lấn nhảy
nhót làm một chiếc đò quá tải bị đắm ”33. Chuyện đấm thuyền
chết ncười đã xảy ra trong những năm gần đây.


Vào những năm 1993 - 1994 của thế kỷ trước, việc thu
tiền mãi lộ của khách đến dự hội ở các làng là rất phổ biến. Các
Ban tổ chức ở một số làng cố gắng tận thu trong ngày hội để
sao có lãi cao nhất. Vì thế nẹười ta cố tìm cách đặt ra nhiều thứ
lệ phí để thu cho được nhiều. “Chẳng hạn giá vé vào cửa (của lễ
hội Côn Sơn <i>-</i> Hải Dương) thắng cảnh 2000đ/người (năm 1994)
nhưng giá giữ m ột xe đạp là 1500đ/lượt, xe máy là 3000đ/lượt.
Nêu thắc mắc của du khách, tôi được ban tổ chức cho hay:
Dịch vụ coi giữ xe đạp, xe máy Ban tổ chức giao tất cho địa
phương quản lý; thu cao thấp ra sao địa phương tự điều
chỉnh”34. Từ những năm đó đã xuất hiện chiều hướng thị trường
thương mại của các lễ hội. “Có thể nói rằng nơi nào có lễ hội, ở
đó có dịch vụ” phục vụ sinh hoạt được dịp bung ra mạnh mẽ.
Thơi thì chẳng thiếu thứ gì: Từ nhà nghỉ trọ, cho tới các điểm
trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô, quán nước chè năm xưa thay
bằng những quán cơm, phở bình dân, cà phê, karkê giải khát
có nhiều viđeo “chui”35. Những hoạt động văn hóa mới được


<i><b>^ N guyễn Miên Thảo, L ẻ hội mùa thu ở H u ế m ột sô hủ tục đang sống lạ i, Báo </b></i>


<b>Van </b>hóa ngày 17/17/1993, tr. <b>3. _</b>


<i><b>M Phạm Nam Giang, N ổi buồn lé hội C ơn Sơn, Báo Văn hóa số 44, ngày </b></i>


<b>20 /3 /1 9 9 4 , tr. 3</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

đem vào không khéo léo như chiếu phim, ca nhạc, trò chơi điện
tử, xổ số, thậm chí thi người đẹp... đã xảy ra đầu những năm
90. “ Những nam thanh nữ tú phấn son lòe loẹt, sau khi thành
tâm ở đền xong với những đổ cúng lễ thịnh soạn, nhảy lên xe
xịn là cười hơ hố, nói tục, vãng bậy như không...”36 là những
nét không đẹp của lễ hội. Hiện tượng bổ bán đóng góp để tổ
chức lễ hội ở đầu những năm 90 cũng khá phổ biến.VI muốn tổ
chức được hội và thậm chí muốn cho hội làng mình to, có tiếng
và hồnh tráng để thu hút khách nên “ở một địa phương nọ chỉ
cách Hà Nội 20 km, muốn tổ chức lễ hội rơm rả, đón bằng “Di
tích lịch sử”, chính quyền xã đã vận động nhân dân đóng góp
mỗi gia đình 20.000 - 25.000đ. Chỉ tính sơ sơ mỗi xóm đóng
trên 1 chỉ vàng (thời điểm năm 1994) một thơn có 18 xóm, xã
cũng đã thu được trên 2 cây vàng36.


Trong chuyện đóng góp này không tránh khỏi những
tiêu cực nảy sinh như tham nhũng, bớt xén tiền của dân. Đặc
biệt là ở những lễ hội lớn có nguồn kinh phí thu được cũng
lớn. Vì vậy “nguồn này cần phải được quản lý sử dụng hfru ích
vào các việc từ thiện, nâng cấp, tôn tạo chùa chiền. Nguồn
kinh phí cịn cần sử dụng vào sửa chữa nâng cấp hệ thống giao
thông phục vụ lễ hội, và đảm bảo y tế, vệ sinh, dịch vụ nơi ăn
nghỉ”37. Đã có khơng ít các địa phương làm tốt được điều này,
dù đây đó chuyện “ăn bẩn” vẫn còn xảy ra.



Thời điểm đầu những năm 1990 khi các lễ hội bung ra
cũng là khi xuất hiện việc xây dựng các nhà hàng, khách sạn


<i><b>16 Phạm Danh Nghĩa, Bài đ ã dẫn.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

hay quy hoạch những khu dịch vụ khá lộn xộn ớ các lề hội. Từ
đó gây ra sự ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan thâin
nghiêm của các di tích văn hoá. Những nhà hàng, quán xá
mọc lên vô tội vạ để thu lợi nhuận cho thấy rõ của sự tác độns
của kinh tế thị trường. Báo chí thời kỳ này cũng đã kịp thời
nhắc nhớ những điều đó. Khi đó, vấn đề mơi trường đã bắt
đầu xuất hiện, song do số người đến hội chưa phải nhiều, vả
lại chỉ tập trung chủ yếu vào những ngày hội chính nên tình
trạng ơ nhiễm chưa lớn. Cây cối bị gãy nát trong các ngày hội,
rác rưởi và chất thải xung quanh khu vực hội chỉ sau một thời
gian hết hội là có thể khắc phục được. Hơn nữa, chưa có nhiều
người đến các di tích lai rai quanh năm như sau này, qui mô lễ
hội cịn chưa đơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

theo” lễ hội khiến du khách phiền lòng như cho thuê chiếu
nghỉ, chụp ảnh “ lưu n iệm ’, cho thuê mâm đặt đồ cúne tế, bán
hương hoa vàng mã... kèm theo lễ hội, lại xuất hiện cả “tệ nạn”
như ăn cắp, trấn lột, hành khất và thậm chí... mại dâm. Nhiều
lúc, khách đi hội giật mình thon thót ln phải “ đề cao cảnh
giác” , chẳng còn tâm trí đâu mà ngắm cảnh ngấm người”38.
Bên cạnh những trò chơi lành mạnh thì “cũng nảy sinh nhiều
“trị” tiêu khiển giống một tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè,
trai gái, hút sách”39. Hay như lời kể của một bà cụ trong một
phóng sự thì: “Ai đời làng cử thằng cháu làm trưởng Ban tổ


chức lễ hội. Nó đưa ơng bác bốn tờ 50.000 đ rồi bảo thế này:
“ Bác là cây đa, cây đề làng mình. Mọi người ai cũng tin, cũng
nghe bác. Lát nữa, vào hội, bác cầm số tiền này góp hịin cơng
đức lấy may, để người ta noi theo” . Ơng bác trịn mắt nhìn số
tiền, tím mặt lại: “Cả đời tao lãn lộn đánh giặc, bây giờ làm
thằng cò mồi mất dạy cho chúng mày hử” 40. Rồi nhân cơ hội
nhu cầu đi lễ, các đoàn lễ được tổ chức, đặc biệt là cho các cụ
lâu ngày có dịp được đi hội. Tuy nhiên, người ta quảng cáo
một giá nhưng khi đã đi rồi thì giá cả tăng gấp đôi, gấp ba do
những phát sinh mà nhà tổ chức đưa ra đủ mọi lý do như thuê
xe, cầu phà, bến bãi, đò ngang v.v... Thậm chí đã đóng tiền rồi
mà chẳng may khơng đi được thì tiền cũng mất luôn...” Ngủ
lại chùa, giá 5.000 đ một người, có chiếu, có chăn, có màn thật


<b>w </b>Nhạt <i><b>Linh, Lên chùa và đi hội thời nay, Báo G iáo dục và thời đại, số 1K, ngày </b></i>
<b>5/5 /1 9 9 6 , tr. 12.</b>


<i><b>w Trung Đ ông, L ễ hội với tinh thán mới, Ráo Nhân Dân, 2/3/1996, tr. 3 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

đấy, nhưng vừa bấn, vừa thùng nhiều chỗ do chuột gậm... Dẫu
sao nhà chùa lấy tiền trọ 5.000 đ/người còn rẻ chán so với
khách sạn, nhà nghi bên ngoài. Phần vệ sinh nơi tôn nghiêm
nà) hầu hết chưa được chú ý đúng mức, có nơi “thiện nam tín
nữ’' tìm khơntỊ ra chỗ di “toa lét" đành phải đi bừa bãi”41. Đó
là những người ở trong chùa cịn ở các hotel bình dân tại Thiên
Trù chùa Hương thì giá 32.000 đ một chiếu cho một đêm ngủ
lại. Đó là chưa kể đến “Đêm đến, tiếng cãi vã bên sới bạc,
những giọng hát ỉ eo vọng ra từ các quán trọ”42 làm cho đất
Phật đượm mùi nhân gian trần tục.



Vì lợi nhuận mà khơng ít những điều chướng tai gai mắt
đã diễn ra trước nhu cầu đi lễ ngày càng đông của người đi hội
mà báo chí đã lên tiếng vào cuối những năm 90 ở hội chùa
Hương. Chảng hạn mùa lễ hội năm 20Ơ0 có khoảng 340.000
khách đã đến đây vãng cảnh. Tuy nhiên, hàng loạt chùa giả
động giả đã được những người dân xây dựng trái phép ở đây
để kiếm lời từ du khách. 42 di tích chùa, động giả đã bị
ƯBND huyện Mỹ Đức ra quyết định niêm phong từ tháng
2/2000 và đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn còn là một vấn đề
hết sức bức xúc mà cảnh quan chùa Hương kêu cứu43.


Một hiện tượng hết sức phổ biến khác của việc biến các
lễ hội thành các dịch vụ kinh doanh; đó là số lượng các hòm


<i><b>41 Vù Phương N goe, T heo chân các cu đ i chùa m ùa lẻ hội, Báo Người Hà Nội, </b></i>
<b>số 11, ngày 14/3/1998, tr. 7.</b>


<i><b>42 Xuân Trường, Ai d i trẩ y hội chùa Hươỉiẹ, Bào Hà N ội mới, ngày ỉ 2/2/1998, </b></i>
<b>tr. 2.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

công đức nhan nhản ở khắp nơi, dưới mọi hình thức từ hịm
kính, hịm gỗ, đĩa, hộp đến các hang, hốc, các bệ thờ. Điều
này đã gây cho người đi lễ một sự phản cảm mạnh mẽ. Tâm
lý chung, không một người nào đi lễ mà không đặt lễ hay bỏ
hịm cơng đức một chút tiền lòng thành. Tuy nhiên nếu đê
điều đó là sự tự nguyện thì nó trở nên thiêng liêng, thanh thản
và thoải mái. Ngược lại chưa kịp lễ đã thấy các hịm cơng
đức, hơn thế nữa lại mời chào như bắt ép lại càng phản cảm
hơn như ở hội Phủ Giầy. “Đ ến phủ nơi nào cũng thấy hịm
cơng đức bằng tủ kính, tủ gỗ. Hai chiếc bàn lớn có hai người


ngồi ghi cơng đức. Cứ đóng góp từ 15.000 đ trở lên được trao
cho một tờ giấy chứng nhận cỡ to bằng tờ giấy khen của các
cháu cấp tiểu học. Một bà vãi coi đền vồn vã: “ Mời bác uống
trà đi, uống xong rồi bác ghi công đức, bác nộp bao nhiêu
ạ?... Phủ Giầy trong thời buổi cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
chỉ thấy đặt tiền, chỗ nào cũng cần một đến vài tờ 200đ,
500đ, có kẻ đặt cả tờ 50.000đ dâng lễ”44. Sản phẩm văn hố
thì tốt xấu lẫn lộn “Băng video hát chầu văn 20.000đ/ bâng,
cả bộ 40.000đ/2 băng. Sản phẩm văn hoá trước Phủ Giầy,
trước lăng bà Liễu Hạnh bán đầy sách bói tốn, tướng pháp,
giá đắt”45. Rồi “ đâu đâu cũng thấy bóng dáng Xuân Hinh.
Không phải là anh ta cùng đi hội Phủ Giầy mà băng cát xét
chầu văn Xuân Hinh được mòi bán khắp nơi”46. Đã có lúc


<i><b>44 Phạm Thị Vừng, N g à v xuân đ i lề liội Phù G iầy. Báo Đại Đoàn kết, số 25, ngày </b></i>
<i><b>29/3/200. tr.3 .</b></i>


<i><b>45 Lê Minh Sâm, Đ ến Phủ G iầy nghĩ vê' văn hoá lề hội, Báo Hà Nội mới cuối </b></i>
<b>tuẩn, số 263, ngày 8/4/200, tr. 1, 6.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

đồng tiền với ma lực của nỏ dã làm mất đi những nét đẹp văn
hoá như vậy, thậm chí ở những hình thức vốn xưa nay được
tôn thờ như một nét sinh hoạt tao nhã cũng bị đồng tiền lấn
lướt như ở hội Lim. “ Hát quan họ xin tiền, thuyền chở các “ca
sỹ’* quan họ chỉ là lấy lệ còn họ mở báng là chính, mồm thì
nháp nháy lấy lệ, thực ra các “ca sỹ” ấy quan tâm vào cái nón
ngả ra kia?? v.v... Chưa hết, nhiều địa phương còn mời các ca
sỹ hài hước về diễn, có lẽ là địa phương xa, đồng bào nông
dân không để ý nhiều tới các chi tiết nên có nghệ sỹ hứng chí
diễn bừa có những động tác và cả lời không đúng đắn chỉ hợp


với nhóm thanh niên choai choai có tí tóc nhuộm màu, tai xỏ
khun là khối chí la hét...”47.


Rõ ràng giai đoạn này cho ta thấy một thực tế là chuyện
làm ăn từ lĩnh vực kinh tế đã lan sang tất cả các lĩnh vực khác
đến cả văn hố, tín ngưỡng. Lễ hội tín ngưỡng cũng là mảnh
đất màu mỡ cho sự làm ăn ấy. Từ chỗ bỡ ngỡ của những bước
đi ban đầu thời mới m ở cửa, chỉ sau chưa đầy mười năm, việc
làm ăn đã trở nên sôi nổi và có vẻ khá thơng thạo ở mọi lĩnh
vực đối với người Việt Nam. Nhất là khi công cuộc làm ăn lớn
chưa xuất hiện một cách mạnh mẽ thì các kiểu làm ăn nhỏ, cò
con theo lối buôn bán vặt lại rất hợp với người nông dân vốn
sinh ra từ một nền kinh tế tiểu nông manh mún. Ở một chừng
mực nào đó nó cũng cho thấy một sự chuyển đổi hết sức mau


<i><b>47 Mạnh Tuấn, Đằng sau các lể hội, báo Người Hà Nội, số 10, ngày 4/3/2000, tr. 11. </b></i>
<i><b>Xem thêm - Nguyễn Thu Hiền, Mùa lễ hội năm n ay, Báo Nhân Dân, ngày </b></i>
<b>4/3/2000, tr. 5.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

lẹ và nhanh chóng của người Việt, song nó cũng báo hiệu cho
những khó khăn của sự phát triển đồng bộ, làm ăn lớn với tầm
nhìn xa. Bởi vì sự manh mún và nhỏ lẻ của lối buôn bán vặt sẽ
khó tạo cho chúng ta những bước nhảy vọt trong suy nghĩ và
cung cách làm ãn công nghiệp, có bài bản.


Trong một chừng mực nào đó ở khá nhiều nơi, kinh tế
thị trường đã đem lại cho các địa phương tổ chức lễ hội những
nguồn thu đáng kể, tạo ra sự thay đổi của đời sống người dân
địa phương đó. Chẳng hạn như trường hợp Phủ Giầy, ngoài
việc lấy hội nuôi hội thì “với một xã đất sản xuất ít ỏi như ở


đây (khoảng 500 ha) tìm được thu nhập 700 kg thóc cho một
đầu người một năm cho gần một vạn dân là điều hoàn tồn
khơng dễ. Nhiều hộ đã lấy hội Phủ Giầy làm nguồn sống. Bán
hàng ăn, bán đồ lưu niệm, viết sớ, hát thuê... đều là những
nghề thời vụ có thể kiếm ra tiền và là nguồn thu lớn. Lấy hội
nuôi hội là ở chỗ ấy”48. Tương tự như vậy là các địa phương có
hội khác như chùa Hương, Bà Chúa Kho, Bà Chúa Xứ, Yên
Tử... Tuy nhiên, ở một số nơi sự thương mại hoá lễ hội đôi khi
đã trở nên quá mức làm thay đổi bộ mặt truyền thống của nó.
Vì vậy, một số báo chí đã phải kêu lên “Xin đừng biến tướng
hội làng”49 hay “Đừng thương mại hoá lễ hội”50.


Có lẽ, do sự bung ra tràn lan của tất cả những nơi có hội
nên ngồi những lợi ích về kinh tế thì cũng thấy khơng ít sự
lộn xộn. Một Quy chế lễ hội chung khơng thể thâu tóm được


<i><b>4lf Xuân Quang, Tom chát Phù Giẩx, Báo Lao động, số 67, ngày 27/4/1998, tr. 1,6.</b></i>
<i><b>49 Vũ Trọng, Xin đừng biến tướng hội tàng, Báo Văn hoá số 550, ngày 23/2/2000, </b></i>
<b>tr.5</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

tình hình ớ tất cả các địa phương. VI vậy trong thời gian này
nhiều hội nghị, hội thảo đã được tiến hành với mục đích quản
lý cho tốt các lễ hội, đặc biệt là lễ hội tín ngưỡng. Bởi vì cái
ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín là vơ cùng mỏng manh,
vừa khỏ phân biệt, vừa khó quản lý. Thực ra, đứng về mặt
pháp lý người dân chỉ cần nấm vững pháp luật, họ được phép
làm bất cứ cái gì m à pháp luật khơng cấm. Những vấn đề pháp
luật không cấm nhưng trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc
thì phải dựa vào sự tuyên truyền, cảnh báo của báo chí, của
các luật tục trong làng, nếp sống của gia đình, cộng đồng v.v...


Tuy nhiên, do trình độ dân trí của chúng ta chưa cao, sự bung
ra đôi lúc thái quá của các lễ hội, nên vấn đề quản lý lễ hội
được đặt ra khá cấp thiết vào cuối thập niên 90. Những ý kiến
được đưa ra như vấn đề thời gian tổ chức lễ hội rút ngắn lại,
không nên kéo dài, sự phân cấp quản lý đâu là Nhà nước, đậu
là cấp tỉnh, cấp huyện, xã và đến làng. Đây là một ý kiến phù
hợp), vấn đề đưa văn hoá của dân trả về cho dân là việc nên
làm, các cấp chính quyền chỉ đóng vai trị điều chỉnh mà thơi.
Cịn ý kiến: “Để ngăn chặn sự phục hồi các nghi lễ mê tín dị
đoan (như lên đồng...) các cấp ngành Văn hố khơng nên cho
những tập thể lấy danh nghĩa hội này, hội kia tham gia lễ hội
với những quần áo đồng bóng (kiểu khăn chầu, áo ngự) lại
càng không nên cho phép hoặc đứng ra tổ chức một đội các bà
mặ'.c kiểu đồng bóng mà lễ hội nào cũng tham dự, có khi lại
còn dược giới thiệu ở trên ti vi nữa”51, thì cần phải xem xét ở


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

từng nơi, từng trường hợp, từng tổ chức cụ thể, nếu khône sẽ
dẫn đến sự vi phạm tự do tín ngưỡng của bà con. Bởi vì khơng
ít những hội đồn đó đều là những tổ chức đi lễ một cách chân
thành và vì m ột tín ngưỡng lành mạnh thuần tuý mà thôi. Một
nhà báo đã đúng khi cho rằng “tổ chức và quản lý tốt các lễ
hội chính là tạo điều kiện cho nó phát triển một cách lành
mạnh, làm phong phú sinh hoạt tinh thần của nhân dân... Lãnh
đạo địa phương giữ vai trò quyết định trong công tác tổ chức
quản lý. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nơi nào có sự quan
tâm chỉ đạo chặt chẽ, đúng hướng của lãnh đạo địa phương
phát huy mọi tiềm năng văn hố trong nhân dân thì lễ hội ở đó
vừa tưng bừng đông vui vừa trật tự và thể hiện rõ chủ đề, mục
đích của nó ”52.



Bên cạnh việc xã hội hoá trong công tác quản lý và tổ
chức lễ hội thì sự hỗ trợ tác động của chính quyền các cấp là
một động lực to lớn đối với sự phát triển của lễ hội. Rõ ràng
cuối thập niên 90 sự tự phát của các lễ hội là rất phổ biến. “Từ
nội dung hình thức tổ chức cho đến kinh phí chủ yếu do hảo
tâm quyên góp, chứ Nhà nước chưa bảo trợ, giúp đỡ nhiều,
việc khôi phục lễ hội chủ yếu bằng tiềm thức trí nhớ mà chưa
có cơng tác nghiên cứu tồn diện”53. Vì thế, các hội thảo, các
dự án nghiên cứu cùng với một số chính sách khơi phục các di
tích đã góp phần tác động không nhỏ vào công tác tổ chức,
quản lý. Công tác nghiên cứu chỉ ra những cái hay, cái đẹp,


<i><b>52 Trung Đ ôn g, L ề hội với tinh thần mới, Báo Nhân Dân, ngày 2/3/1996, tr. 3</b></i>
<i><b>51 Anh Thơ, L ề h ội mùa xuân trên rừng cãv số, Báo Hà Nội mới cuối tuần, số</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

giải mã các hiện tượng, phàn tích các mặt tích cực, tiêu cực,
chỉ ra những đặc trưns độc đáo của mỗi lễ hội cóp phần
k h ố m nhỏ vào công tác tổ chức quán lý nó. Sự góp mặt của
các nhà nehiên cứu, cũng như sự công nhận di tích hay một ít
vốn liếng ban đầu của Nhà nước như một chất kích thích, như
cái đà phát triển cho các lễ hội. Các nhà nghiên cứu chi ra
rằng “ Rất nên tránh việc áp đật dân bằng một “kịch bản” lễ
hội cho tất cả các làng. Cần tơn trọng tính chất đặc thù của lễ
hội Có vậy, thì lễ hội mới trở thành hoạt động sáng tạo vãn
hoá phong phú và mới không trở thành một “công thức” cứng
đờ...” . Như vậy, quá khứ song hành và hội nhập với hiện tại.
Sức m ạnh của hiện tại bao gồm cả bề dày và chiều dài lịch sử
của truyền thống. Như vậy, trong tươrm lai sẽ nhất định bao
gồm cả hiện tại và lúc đó đã hội nhập vào quá khứ. Và, vì vậy,
dân tộc ta sẽ tồn tại và phát triển mãi mãi”54. Những cơng


trình nghiên cứu lễ hội của íhập kỷ 90 kéo dài cho đến nay đã
góp phần khơng nhỏ vào việc phục hồi, giải mã và đưa nhiều
lễ hội về đúng vị trí của nó. Điều này đã tạo ra sự phấn khởi
và tin tưởng của nhân dân vào chính quyền. Hon nữa, bằng
các biện pháp hành chính, chính quyền các địa phương đã
giúp khơng ít cho nhân dân trong việc giải toả sự lấn chiếm,
tranh chấp... các di tích văn hố, tín ngưỡng tạo cơ hội cho các
di tích trở về vị trí cũ để từ đó tiến hành các lễ hội đúng như
nó đã từng có. Từ đó tạo ra sức bật mói cho các lễ hội và cũng
<b>tạo điều kiện cho việc quản lý được tốt hơn55. Trong quá trình</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

xem xét các chương sau chúng ta sẽ thấy rất rõ vai trị của
chính quyền, của sự phân cấp và tính xã hội hoá ở các lễ hội
mà chúng tơi nghiên cứu.


Có thể nói, kinh tế thị trường đã tác động mạnh mè vào
lễ hội truyền thống, nó có khơng ít những ảnh hưởng tiêu cực
vào quá trình phát triển lễ hội trong giai đoạn này. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận những mặt tích cực mà nó đem lại cho
hiện tượng văn hoá đặc sắc này ở nước ta. Điều này được tất
cả báo chí, các nhà nghiên cứu, quản lý và đông đảo nhân dân
cồng nhận. Cho đến nay, nhờ vào sự tác động của kinh tế thị
trường có thể khẳng định những đóng góp mà nó đem lại như:


- Phục hồi được hàng loạt các di tích đã bị tàn phá qua
các cuộc chiến tranh, loạn lạc và thiên tai bão lụt.


- Kèm theo sự phục hồi của các di tích là sự trỗi dậy của
các lễ hội tại các di tích ấy.



- Nhiều lễ hội, phong tục, nghi lễ trong các lễ hội tưởng
chừng đã mất đi nay nhờ vào sự phục hồi này mà được trở lại
như một nét độc đáo của văn hoá ở các địa phương.


- Lễ hội truyền thống đã đóng góp một phần không nhỏ
vào đời sống vãn hoá xã hội, đời sống tâm linh của con người.
Nó thoả mãn nhu cầu đa dạng của đông đảo cư dân bùng nổ


<i><b>- Nguyền Thế Long, Ta v ề ta lẻ đình tơ, Báo Hà Nội mới, ngày 15/2/1998, tr. 3.</b></i>
<i><b>- Nguyền Tri N guyên, Đ ể th oát khỏi sự ngự trị của m ê tín di đoan, Báo Vãn hoá, </b></i>
<b>số 4 34, ngày 13/1/1999, tr. 11</b>


<i><b>- Vù Kiểm, Làm lành mạnh tục cúng lể rằ m , mồng m ộ t ỏ thôn q u ê , Báo Nhân </b></i>
<b>Dân, ngày 27/3/1999, tr. 1,6</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

cùng một lúc: niềm tin và ngưỡng vọng sức mạnh tổ tiên; hoà
đồng giao cảm với mọi người, thưởng ngoạn, hưởng thụ và
nhập cuộc sáng tạo văn hoá, du ngoạn danh thắng, di tích;
m ua sắm, thướng thức của ngon vật lạ; vui chơi giải trí; tự soi
mình để thấy nét riêng tài sắc trong cộng đồng rộng lớn... Vậy
là, ]ễ hội bao giờ cũng là “bảo tàng” văn hoá sống động và
lắm vẻ, ở đó, mỗi người đi hội là một tác giả sáng tạo đồng
thời là người thưởng ngoạn”í6.


- Trong thời kỳ công nghiệp hoá đang phát triển mạnh
mẽ nó có vai trị cân bằng tâm lý, giải toả sự căng thẳng cho
mọi tầng lớp người tham gia sau những ngày lao động vất vả,
để lấy lại sức mạnh cho những thách thức mới đang chờ đợi
phía trước.



- “Lễ hội ngày nay trở nên một dạng du lịch văn hố tín
ngưỡng đầy hấp dẫn. Không ở đâu bằng lễ hội, người ta được
hồ mình vào khơng khí náo nhiệt, rực rỡ sắc màu của cộng
đồng rộng lớn” ...57


- Trong chừng mực nào đó lễ hội cịn giải quyết được
một số công ăn việc làm, đem lại được một nguồn thu nhập
cho địa phương, cho cả ngành du lịch v.v...


Có thể nói, những lợi ích mà lễ hội truyền thống đem lại
khômg phải là nhỏ và không phải lúc nào cũng kể ra được một
cách rạch ròi, điều này gần như các báo chí từ khi Đổi mới đến
<b>nay đều công nhận. Đương nhiên giống như cuộc sống cái gì</b>


<i><b>56 Thtế Văn, L ể hội - “Bào tàng ” vân hoá sống, Báo Nhân Dân cuối tuần, số 9, </b></i>
<b>n g à y 27/2/2000, tr. ]</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

cũng có tính hai mặt của nó, chính vì vậy mà ở lễ hội truyền
thống, đặc biệt là lễ hội tín ngưỡng luôn cần sự nghiên cứu, điều
chỉnh của tất cả từ người tổ chức, nhà nghiên cứu đến các nhà
quản lý và tồn thể xã hội, để cho nó được ngày một tốt hơn.


Bước sang thế kỷ XXI, tuy khơng cịn sự bùng nổ mạnh
mẽ của thập niên 90 ở thế kỷ trước, các lễ hội nói chung đã đi
vào chiều sâu hơn, không rùm beng quảng cáo, không ổn ã
phô trương, song số người đi hội không hề giảm. Điều mà
chúng ta thấy là lễ hội trở thành một hiện tượng du lịch tín
ngưỡng ngày càng trở nên phổ biến. Những tác động của kinh
tế thị trường vào các lễ hội tín ngưỡng vẫn khơng hề giảm,
thậm chí cịn mạnh m ẽ hơn. Vì thế mà biết bao nhiêu tổn


đọng cần được giải quyết ở các lễ hội vẫn là những vấn đề đặt
ra như “Đôi điều nhìn lại từ một vài lễ hội”58 hay “Đầu xuân
đi hội”59, hoặc “Đôi điều nghĩ về lễ hội”60, rồi “Đôi điều về lễ
hội”61, “Đầu nãm đi phủ Tây H ồ”62, “Làm gì để ngăn chặn
thương mại hoá lễ hội”63; “Cần dẹp tệ nạn đổi tiền ăn phần
trăm ở các lễ hội”64; “Lễ hội và những gam màu sáng tối”65,


<i><b>58 N guyền Tiến Cương, Đ ơi điều nhìn lại từ m ột vài l ể hội, Báo Nhân Dân, ngày</b></i>
<b>10/2/2001, tr.l</b>


<i><b>59 Đinh Hải, Đầu Xuân đi hội, Báo Hà Nội mới, ngày 17/2/2001, tr. 2</b></i>


<i><b>60 N guyễn Sĩ Đ ại, Đ ô i điều n gh ĩ v ề lể h ộ it Báo Nhân Dân, ngày 2 4 /2/2001, Ir.6</b></i>
<i><b>61 Lê Hóng N guyên, Đ ô i điều v ề lể h ộ i, Diễn đàn vãn nghệ Việt Nam, số 3, </b></i>


<b>2002, tr. 35</b>


<i><b>62 Tạ Hiền, Đ ầu năm đ i phủ T ây H ồ, Báo Lao động, ngày 29/1/2004</b></i>


<i><b>63 N guyễn Minh N gọc, Làm g ì đ ể ngân chặn thương m ại hoá trong tề hội, Báo </b></i>
<b>Lao động, ngày 2 9 /1/2004, tr. 7</b>


<i><b>64 Khánh Linh, C ấn d ẹ p tệ nạn đ ổ i tiền ăn phân trâm ở các lể hội, Báo Vãn hoá, </b></i>
<b>số 1073, ngày 25 - 2 8 /2 /2 0 0 5 , tr. 12</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

“Thi trường mùa lễ hội xuân vào m ùa làm ăn”66; “Cần ngãn
chặn những biểu hiện thiếu lành mạnh trong mùa lễ hội”67
v.v... Có thể nói hàng loạt vấn đề, hao nhiêu bức xúc vẫn là
điều thường trực như chính sự thách thức của cuộc sống.
Tuy nhiên, đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống của


chúng ta hiện nay. Giờ đây chúng ta đã bình tĩnh hơn để
nhìn nhận, xử lý chứ không cịn nóng vội, hấp tấp như trước
nữa, bởi chúng ta đã hiểu đó là qui luật của cuộc sống. Cái
gì phù hợp và có tác dụng thì dù có khó khăn chật vật
nhưng vẫn tổn tại, cái gì khơng phù hợp, có thể m ột lúc nào
đó nổi lên ổn ào nhưng sau đó sẽ dần dần biến mất do cuộc
sống đào thải. Ngoài những điều kể trên thì qua báo chí từ
đầu th ế kỷ XX này xuất hiện m ột số vấn đề đáng lưu ý xung
quanh lễ hội tín ngưỡng.


Điều nổi trội nhất là việc đi lễ của người dân nói chung
trở nên mạnh mẽ hơn. Có thể nói, nếu như thập niên cuối của
thế kỷ trước người đi lễ chủ yếu vào mùa lễ hội và dịp mùa
xuân, thì ở giai đoạn này việc đi lễ ở các đền,chùa, đình, miếu
được rải ra quanh năm không chỉ ngày lễ hội. Chưa bao giờ ở
các đền, chùa vào các ngày rằm, mồng một lại đông người đến
lễ như hiện nay. Vào những ngày đó, những ngơi chùa lớn
cũng như nhỏ chật cứng người đến lễ. Chẳng hạn như Hà Nội
“Tối mười bốn, người người đổ về chùa Phúc Khánh mạn Ngã
Tư Sở dự lễ cầu an, giải hạn đơng tới ngót hai chục ngàn, đến


<i><b>N hậl Anh, Thị trưởng m ùa lề hội xuân vào mùa làm ăn, Báo Tin tức, số 64,</b></i>
<b>ng.ày 2 3 /2/2005, tr. 2. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

đầu chiều may có chỗ trong sân, người đến muộn ngồi cả
ngoài đường nhưng không huyên náo”68. Đến mức tồn bộ lực
lượng cơng an Phường Ngã Tư Sở và Thịnh Quang phải tập
trung đến để giữ gìn trật tự. Bên cạnh sự mê tín của nhân dân,
rõ ràng có những vấn đề tác động của xã hội thời kinh tế thị
trường như trên đã nói. Thậm chí, khơng chỉ riêng những


người dân thường mà rất nhiều những công chức Nhà nước và
một số cán bộ trung, cao cấp cũng tham gia khá nhiệt tình vào
việc này. Hai phóng sự của báo Sài Gòn giải phóng đầu năm
nay69 (2005) đã dẫn đến việc “Thủ tướng yêu cầu xử lý việc sử
dụng xe công đi lễ c h ù a”70 và đã công bố danh sách 40 xe
công vi phạm. Vấn đề ở đây không phải ở chỗ các cán bộ Nhà
nước dùng xe công đi lễ, m à là <i>ở</i> hiện tượng tại sao số lượng
cán bộ công chức đi lễ lại tăng mạnh trong thòi gian gần đây?
Đó là hiện tượng đáng lưu ý. Trước đây, thường thấy người
dân quê hay lễ bái, cầu cúng xì xụp nên người thành phố
thường cho rằng nhà quê lạc hậu, mê tín. Ngày nay đến lượt
người dân quê ngỡ ngàng khi thấy người thành phố nườm
nượp xe cộ đi lễ với những đồ vàng mã đủ mọi thứ cao ngất
ngưởng, đồ ăn thức uống ê chề. Những người làm ăn, buôn
bán đi lễ là lẽ thường tình, đằng này lại thấy biết bao nhiêu
công chức, cán bộ và cả quan chức đi lễ. Tuy được tiền do
những công việc làm dịch vụ mà người dân quê vẫn không


<i><b>6X N guyẻn Mai Hương, Diêu Trang, Xuân Trường, Đ i lễ ngày rằm , Báo Hà Nội </b></i>
<b>mới, ngày 8/2/2001, tr. 1, 2.</b>


<i><b>69 Quốc Hợp - Minh Hải, M ặ t trá i lể hội - C ông cliức đ i đền c h ù a ...7 Báo Sài </b></i>
<b>Gòn giải phóng, số 99 3 8 , 9 9 3 9 , ngày 26, 27 /2 /2 0 0 5 , tr. 1</b>


<i><b>70 Nhóm PV, T ừ phản ánh cù a b á o SGGP, Thủ tướng yêu cáu xử lý việc sù dụng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

khỏ] ngạc nhiên trước những điều lạ lẫm ở thời buổi kinh tế
thị trường này. Phần nào đó, chính sự ồ ạt đi lễ của người
thàm phố, đã lôi kéo niềm tin của những người dân quê tham
gia /ào việc này. Vì thế họ không những đi lễ mà cịn tìm


cách tạo ra những chỗ lễ để lôi kéo người thành phố về bằng
việc xây dựng, đồn đại những điểm di tích mang nhiều vẻ
huyần bí, thiêng liêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

người làm nghể nịng thuần t thì họ mong thần thánh phù
hộ cho họ đông con, nhiều cháu, cây cối tốt tươi, mưa thuận
gió hồ, được mùa bội thu. Nay họ đi buôn hay làm kinh tế thì
họ lại cần thần thánh phù hộ ăn nên làm ra, đi bn bán trót
lọt, tránh được tai mắt của thuế quan, đầu xuôi đuôi lọt, phát
tài phát lộc. Và như vậy, lễ vật dâng lên thần thánh cũng phải
khác không thể như xưa.


“Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải
cải biến, nâng cấp lễ hội thành một sinh hoạt vãn hoá cộng
đồng hiện đại mà đậm đà bản sắc dân tộc, không chỉ thoả mãn
những nhu cầu mới của dân ta, mà còn định hướng được thị
hiếu văn hoá, thẩm m ĩ mới, bồi đắp tâm hồn con người Việt
Nam mới... Lễ hội ngày nay cũng là dịp bùng nổ nhu cầu du
lịch. Cơng việc giữ gìn an ninh, trật tự, chống tệ nạn, chống
mê tín đi liền với tổ chức tốt các dịch vụ đi lại, ăn uống,
thương m ại”...71 đó là một hướng đổi mới mà cơ quan ngôn
luận của Đ ảng đề ra. Cũng trên cơ sở ý tưởng này, một số ý
kiến được đưa ra theo xu hướng không thể giữ nguyên được lễ
hội như cũ mà tìm ra những cái đặc thù của mỗi lễ hội, chọn
ra cái riêng mà khôi phục chứ không đua nhau cào bằng. Phấn
đấu làm sao khôi phục m à vẫn giữ được tính thiêng liêng,
không phá vỡ nếp sống, tránh sự sa đà72, đó là những cái cần
thiết trong sự đổi mới lễ hội truyền thống. Cũng không thể
thay thuyền rồng bằng thuyền nan, ca nô để rước nước, hoặc



<i><b>71 Nhân Dân cuối tuần, Đ ổ i mới lễ hội c ổ truyền, Báo Nhân Dân cuối tuẩn, số 7 </b></i>
<b>(6 2 9 ), ngày 18/2/2001, tr. 1 ,3</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

đ ó n í khố, đội khăn mà lại đi giày thể thao Adidas hay thắt
lưng lụa xanh đỏ bỏ múi bên sườn mà lại mặc âu phục và đội
mũ cát két...73 Yêu cầu thay đối không chỉ xuất phát từ sự phát
triển của thời đại, mà còn ớ bản thân hiện tượng văn hoá trong
bối cảnh mới.


Một nét mới khác ở giai đoạn này được nhiều báo chí
quan tâm tới cũng như nỗi lo lắng của mọi người đó là việc
giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc. Trước sự phát triển
kinh tế quá nhanh so với phát triển vãn hoá, sự tác động mạnh
mẽ của kinh tế thị trường, nguy cơ của truyền thống bị lay
chuyển. Do một thời gian quá say sưa với việc kiếm tiền và
làm giàu, con người có vẻ xao nhãng quá khứ, nay bỗng nhiên
khi có của ăn của để một chút thì chợt thấy một số điều lo
ngại: con cái hư hỏng, đạo đức xuốns; cấp, tình cảm gia đình,
dịng họ, vai trị cộng đồng lỏng lẻo v.v... Dường như những
bức xúc này lại quá nhiều và quá rõ trong thời kinh tế m ở cửa.
Từ đó là người ta nghĩ rằng bên cạnh những cái lợi thì kinh tế
thị trường mang đến không ít những cái hại. Vì vậy, người ta
bắt đầu lo đến việc giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc.
Có như vậy mới đáp lại sự nhất thể hoá đang diễn ra ở khắp
nơi với phim Holyvvood, nhạc Rock, ăn nhanh kiểu Mỹ, hàng
hoá phương Tây tràn ngập thị trường. Xu thế tồn cầu hố
đang làm các dân tộc xích gần nhau nhưng lại tạo ra sự khơ
cứng về văn hố, chẳng lẽ tất cả chỉ cùng ăn một thứ, cùng vui
một kiểu, cùng một lôi sống, suy nghĩ. Chính lúc này nhu cầu



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

đa dạng, sự cần thiết những nét đặc thù của mỗi dân tộc đổ tạo
ra một vườn hoa nhiều hương sác là cần thiết hơn bao giờ hết.
Cho nên, khơng riêng gì ở Việt Nam m à tất cả các nước trên
thế giới đều ở trong tình trạng như vậy. Một trong những nơi
có thể giữ gìn được những sắc thái riêng của mỗi cộng đồng
đó là lễ hội. Bởi thế “giữ gìn tinh hoa lễ hội truyền thống” 74 là
điều nhiều người muốn tìm đến. Qua các lễ hội, những th ế hệ
cao tuổi sẽ truyền lại những điều m à họ học được từ cha ông
cho lớp trẻ ngay trên thực tiễn tổ chức một lễ hội với những
nghi thức, phong tục, trò chơi v.v... “ Phát huy bản sắc dân tộc
qua một lễ hội truyền thống”75 và mỗi một lễ hội ấy góp lại
một nét, của một địa phương thì cả nước sẽ có một bức tranh
văn hoá đa dạng và phong phú, góp phần làm giàu cho truyền
thống của dân tộc. Bước vào thế kỷ XXI các lễ hội truyền
thống cũng được khai thác vào chiều sâu, những triết ]ý nhân
sinh của con người, tâm linh của con người trước những nghi
lễ thần linh trong các lễ hội. Những ồn ã của cuộc sống trần
thế, sự khấc nghiệt của công cuộc mưu sinh và sự căng thẳng
của cuộc sống đã đưa con người trở về với những sự tĩnh lặng
ở các đền chùa để sâu lắng, để hổi tưởng và trở lại sự cân bằng
cho những thách thức mới đang chờ đợi ở phía trước. Có lẽ
sau khoảng hơn 10 nãm mở cửa, đến thời điểm đầu thế kỷ
này, trước những biến động toàn cầu cũng như thực tiễn của
đất nước đã thức tỉnh tất cả mọi con người chúng ta.


<i><b>74 Trần Văn M ỹ, G iữ gìn tinh h oa lể hội tru yền thống, Báo Hà N ội mới, ngày</b></i>
<b>1 8 /2 /2 0 0 1 , tr. 4</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Tóm lại, như chúng tói dã trinh bày, báo chí khơng phải
là kênh n chiên cứu, song vai trị cùa nó lại rất quan trọng


tron2 quá trình nghiên cứu. Trong hàng trăm bài báo, phóng
sự về lễ hội suốt gần hai thâp ký qua mà chúng tôi không thể
kể hết được ở đây, báo chí đã là một nguồn tư liệu phong phú
cho các nhà nghiên cứu; một mặt háo chí đã phản ánh kịp thời
những hiện tượng văn hoá diễn ra trong xã hội, cập nhật tin
tức và tình hình cho các nhà quản lý, nghièn cứu, mật khác nó
cũns góp phần cảnh tỉnh cho xã hội nhữrm hiện tượng, những
xu hướng không lành mạnh, đồns thời hướng dẫn, biểu dương
nhũng hiện tượng tốt, điển hình có thể nhân rộng. Thực tế này
đã thấy rõ trong việc phản ánh của báo chí về lễ hội tín
ngưỡng. Tin tức từ các nhà báo đã góp phần gợi m ở cho các
nhà nghiên cứu những suy nghĩ, những hướng nghiên cứu, báo
động cho dư luận, cho các nhà quản lý những xu thế không
lành m ạnh do sự tác động của kinh tế thị trường vào các lễ hội
tín ngưỡng v.v... Vì thế, dù khơng phải là những chuyên luận
nghiên cứu, báo chí đã góp phần đáng kể vào việc nghiên cứu
lễ hội tín ngưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

năm qua, theo chúng tôi là việc sưu tầm, ghi chép v à khôi
phục lại các lễ hội về mặt văn bản. Q ua điều tra tài liệu, ghi
chép hệ thống lại, qua điền dã, hổi cố trong nhân dân h ầu hết
các lễ hội cổ truyền đã được sưu tầm và ghi chép lại, đó là một
công việc lớn của tất cả các nhà nghiên cứu, sưu tầmt trong
khắp cả nước. Trong quá trình này, ở chỗ này, chỗ kia„ trong
từng bài viết hoặc các bài nghiên cứu, có tác giả cũng đặt ra
một số vấn đề nổi cộm, khó chịu thậm chí bức xúc vể những
thay đổi mà lễ hội cổ truyền được tổ chức hiện nay. Đ ặc biệt
một số người đã từng được chứng kiến những lễ hội ấy trong
quá khứ. Nỗi Ilìềm nuối tiếc, sự nhớ nhung về một thời “vang
bóng” đơi lúc đã làm cho họ ngậm ngùi, thương nhớ. Song đó


chỉ như những kỷ niệm, những hoài niệm khơng cịn trở lại
nữa. Sự tác động của thị trường vào lễ hội nói chung cũng chỉ
được các nhà nghiên cứu nhắc đến như những cái gì đ ó đập
vào mắt họ một cách trực diện, tạo ra m ột phản ứng nhất Ihời,
chứ chưa có ý thức đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu. Cũng có thể
đơi người đã có ý tưởng hay ý thức cần phải làm việc đó, song
do những lý do này hay lý do khác mà họ không thể tiếp tục
được. Do vậy, khơng ít những ý tưởng đó được chuyển thành
các bài báo, các phóng sự như một sự thông tin, cảnh tính và
chỉ dừng lại ở đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

hiện tượng; lễ hội v.v... chứ chưa có những cơng trình chun
bàn về sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội truyền
thống. Đi tìm tất cả những bài nahién cứu về lễ hội để lọc ra
được những chi tiết mà các nhà nghiên cứu quan tâm đến sự tác
động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng là một việc
hết sức khó khăn đối với những người làm cơng trình này. Vì
thế, trong một chừng mực nhất định, chúng tôi cố gắng tìm
kiếm ở mức độ cao nhất để xem xét vấn đề đó. Trước hết là các
bài nghiên cứu trong các tạp chí chuyên ngành trong khoảng
thời gian từ Đổi mới đến nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

cứu và được hình thành ngày một rõ nét. Trong quá trình đó
cũng có một số bài nghiên cứu liên quan đến lễ hội (nói
chung) trong nền kinh tế thị trường, chủ yếu đạt nó trono bối
cảnh của cuộc sống hiện đại. Chẳng hạn, năm 1986 Giáo sư
Trần Quốc Vượng có đặt vấn đề nhìn nhận lễ hội một cách


tổng thể trong xu thế xã hội đang chuyển đổi76. Bài viết khá
thú vị và gợi m ở ra nhiều vấn đề cho việc nhìn nhận lễ hội


truyền thống nói chung trước những thay đổi đang diễn ra
mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới. Sự chuyển đổi mà giáo sư
Trần nhìn một cách tổng thể ấy đã được thể hiện cụ thể hơn
bằng các bài viết của PGS. Lê Trung Vũ hai nãm sau đó bằng
các bài “Lễ hội, một số vấn đề thời sự” (1988) và “Lỗ hội -
câu chuyện của đương thời (1989)77. Cũng vào thời gian này,
một cơ quan ngôn luận thường xuyên công bố các bài nghiên
cứu lễ hội là Tạp chí Nghiên cún vãn hoá nghệ thuật (sau này
là Tạp chí Vãn hoá nghệ thuật). Cùng với Tạp chí Văn hố
dân gian cho đến hiện nay tạp chí Văn hố Nghệ thuật vẫn
duy trì tốt chuyên mục này. Từ 1990, do sự thay đổi của đòi
sống kinh tế, như chúng tôi đã trình bày ở trên, nhu cầu của lễ
hội truyền thống đối với đời sống vãn hoá bắt đầu tăng. Lễ hội
đã bắt đầu trở thành các món ăn tinh thần quan trọng của xã
hội lúc đó. Điều này cũng được các nhà nghiên cứu chú ý đến.
GS. Trần Quốc Vượng có “Vì một di sản văn hoá cổ truyền, vì


<i><b>76 Trần Quốc Vượng, L ễ hội - m ột cái nliìn tổng thể, Tạp chí Văn hoá dán gian, </b></i>
<b>SỐ 1, 1986, tr. 3.</b>


<i><b>77 Lê Trung Vũ, L ể hội, m ột sô vấn ă ề thời sự. Tạp chí Vãn hố dân gian, số 3 + </b></i>
<b>4, 1988, tr. 37</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

một nền vãn hoá m ới” (1990)78, GS. Ngô Đức Thịnh với:
“ Những giá trị vãn hoá của lễ hội cổ truyền và nhu cầu của xã
hội hiện đại” (1993)79, TS. Tơn Thất Bình có “Một số đặc
điểm của lễ hội dân gian hiện nay ỏ' Huế” (1993) 80, GS. Đinh
Gia Khánh bàn đến “ Hội lễ dân gian truyền thống trong thời
hiện đại” (1993)81, PGS. Nguyền Duy Hinh có “Lễ hội - đôi
điều suy n g h ĩ ’ (1993)82, tác giả Phan Đăng Long với “Lễ hội


dân gian Hà Nội với cuộc sống hiện nay (1994)83 và từ cuối
thập niên 90 của thế kỷ X X khi m à các lễ hội tín ngưỡng được


khơi phục m ạnh mẽ, xã hội đang bị cơ chế thị trường tác động
mạnh mẽ thì nhu cầu tâm linh cũng xuất hiện nhiều hơn. Các
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này cũng xuất hiện nhiều
hom. Chúng tôi cùng GS. Ngô Đức Thịnh viết “Về tín ngưỡng
lễ hội và sự phát triển của xã hội hiện nay” (1997)84, PGS. Chu
Quang Trứ có “Lễ hội và tâm linh người Việt” (1997)85,
“Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện


<i><b>7K Trần Q uốc Vượng, V ì m ột di sản vân lĩoá c ố truyền, vì m ột nền vân hố m ớ i, </b></i>
<b>Tạp ch í N ghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, số 4, 1990, tr. 17</b>


<i><b>79 N g ô Đức Thịnh, Những giá trị vân hoá của lễ hội c ổ truyền và nhu câu của </b></i>


<i><b>x ã hội hiện đại, Tạp ch í N ghiên cứu Vãn hoá nghệ thuật, số 1, 1993, tr. 54</b></i>


<i><b>xn Tơn Thất Bình, M ộ t s ố d ặ c điểm củ a lề hội dân gian hiện nay ỏ Thừa Thiên - </b></i>


<i><b>H uê, Tạp ch í N ghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, số 3, 1993, tr. 64</b></i>


<i><b>81 Đ inh Gia Khánh, H ội lề dàn gian truyền thong trong thời hiện đ ạ i, Tạp chí </b></i>
<b>Vãn hố dân gian, số 2, 1993, tr. 8.</b>


<i><b>82 N guyễn Duy Hinh, L ẻ hội - đ ô i điều su y nghĩ, Tạp chí Nghiên cứu Vãn hoá </b></i>
<b>nghệ thuật, số 6 , 1993, tr. 55</b>


<i><b>** Phan Đãng Long, L ề hội dân gian Hờ N ội với cuộc sống hôm nay, Tạp chí </b></i>



N g hi ơ n cứu V ă n h o á n g h ệ thuật, s ố 10, 1994, tr. 33


<i><b>X4 N gô Đức Thịnh, Lê H ồng Lý, Vê tín ngưỡng lể hội vờ sự ph át triển x ã hội </b></i>


<i><b>hiện nay, Tạp ch í N ghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, số 1, 1997, tr. 35</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

đại” (2 0 0 1)86 hoặc Nguyễn Văn Mạnh với “Giá trị của lễ hội
truyền thống trong xã hội hiện đại” (2002)87... Những nhu cầu
văn hố tín ngưỡng và việc thực hành nó trong các lễ hội trớ
nên phổ biến và thường xuyên hơn đối với những người đi hội.
Điều này qua các nghiên cứu cũng như báo chí mà chúng tơi
đã điểm ở trên cho thấy rõ ràng điều đó đã có tác động trực
tiếp đến đời sống của con người hiện đại trong bối cảnh kinh
tế mới. Nó cũng phản ánh những nhu cầu hiện thực của con
người trong tình hình mới đúng như báo chí đã nêu. Như vậy,
tuy không được nhiều, nhanh nhạy và mạnh mẽ như báo chí,
nhưng các nhà nghiên cứu cũng không bỏ quên trận địa của
mình. Dù rằng vẫn phải khẳng định là việc làm của họ chưa
xứng với tầm vóc và những vấn đề mà xã hội đặt ra, đòi hỏi họ
phải kịp thời và cập nhật hơn nữa.


Ở qui mô lớn hơn là các Hội thảo và các cơng trình in ấn
thành các chuyên khảo hay kỷ yếu Hội thảo. Trong vòng hai
mươi năm qua nhiều Hội thảo ở những mức độ khác nhau như
bàn tròn, Hội thảo chuyên đề về một lễ hội hay vùng lễ hội
của một địa phương; hội thảo tín ngưỡng, tơn giáo v.v... Tập
trung nhiều hơn cả là các cuộc Hội thảo do Bộ Văn hố thơng
tin chủ trì vì những vấn để nhạy cảm đều thuộc lĩnh vực quản
lý của Bộ này. Chúng tôi chỉ điểm ở đây hai cuộc Hội thảo có
tính học thuật do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn


quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức) vì


<i><b>“ N gơ Đức Thịnh, Những giá trị cùa lể hội c ổ truyền trong đời sống x ã hội hiện </b></i>


<i><b>đại, Tạp c h í N ghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, số 3, 2001, tr. 6 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

nó liên quan mật thiết đến vấn đề chúng ta đang quan tâm.
Hội thảo thứ nhất là “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã
hội hiện đại” được tổ chức từ ngày 8 - 1 3 tháng 3 năm 1993
được tổ chức ở Hà Nội. Đây là hội thảo quốc tế về lễ hội trong
tình hình bùng nổ của lễ hội truyền thống Việt Nam trong bối
cảnh của kinh tế thị trường. Cùng với các nhà nghiên cứu Việt
Nam, 11 nhà khoa học nước ngoài cùng tham gia bàn về vấn
đề chính là lễ hội truyền thống tồn tại, phát triển như thế nào
trong đời sống hiện đại. Đâu là những giá trị, những nhu cầu
của nó đối với người dân các quốc gia hiện nay. Nó phục vụ
như thế nào cho đời sống văn hoá và kinh tế của xã hội hiện
đại (như du lịch, giải toả căng thẳng, giải trí...). Một số tham
luận đã đặc biệt chú ý đến vai trị tín ngưỡng trong các lễ hội
và các lễ hội tín ngưỡng ở nước ta trong thời kỳ mới. Điều này
có thể thấy được trong các tham luận như: “Lễ hội cổ truyền
trong q trình thích nghi với đời sống xã hội hiện tại” (Vũ
Ngọc Khánh), “Hội lễ tín ngưỡng thờ nữ thần và các khía
cạnh kinh tế - xã hội hiện nay” (Lê Thị Nhâm Tuyết), “Cơ sở
tôn giáo và giá trị đạo đức của hội làng người Việt” (Lê Trung
Vũ), “Niềm tin và lễ hội” (Tô Ngọc Thanh), “Lễ hội - thái độ
ứng xử xưa và nay” (Đặng Nghiêm Vạn)88. Một thực tế không
thể phủ nhận là vai trò của tín ngưỡng trong các lễ hội truyền
thống Việt Nam. Nói theo dân gian đi hội là để được lễ thần
thánh, để cầu mong sự phù hộ cho cuộc sống của mọi người,


<b>có lỗ rồi mới có hội, phi lễ bất thành hội. Và đương </b>nhiên, <b>cái </b>
nhu cầu lễ ấy của mỗi thời đại, mỗi con người khác nhau,


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

nhưng hiển nhiên là không thể thiếu. Kinh tế thị trường xuất
hiện thì cũng đem đến cho tín ngưỡng trong các lễ hội một sắc
thái mới là như vậy.


Hội thảo thứ hai cũng là Hội thảo quốc tế với tên gọi:
“Tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội Phủ G iầy” được tổ chức từ
ngày 30/3 đến 2/4/2001 tại Hà Nội. “ Mục đích của hội thảo
là nhằm nhận thức rõ hơn nguồn gốc và bản chất của đạo
Mẫu, so sánh những hình thức thờ Mẫu của người Việt với
các dân tộc khác trong nước và các dân tộc ở châu Á, như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, M alayxia, Nhật..., từ đó thấy
được những nét chung cũng như các sắc thái riêng của từng
dân tộc, từng nước”89. Đ iều đáng nói ở Hội thảo này đó là
m ột hiện tượng vốn được kiêng kị và lên án khá mạnh mẽ ở
Việt Nam lâu nay - hiện tượng lên đồng, đã được đưa ra một
cách công khai. M ột mặt bởi thực tế đang diễn ra ở Việt Nam
vào cuối thế kỷ XX đầu th ế kỷ XXI, các hiện tượng lên đổng
rất phổ biến và công khai, m ặt khác, cho thấy sự thay đổi của
các cơ quan quản lý Nhà nước đã có cách nhìn nhận khoa
học hơn, thực tế hơn, không bị những hệ tư tưởng chính trị
hay ý chí chủ quan áp đặt vào các hiện tượng văn hoá. Một
bộ phận quan trọng của các bài tham luận được chú ý đến đó
là những vấn đề lý luận của hiện tượng tín ngưỡng được một
số học giả nâng thành đạo - đạo Mẫu. Tín ngưỡng này
chiếm m ột vị trí vô cùng quan trọng đối với người dân Việt
Nam. Những lễ hội tín ngưỡng liên quan đến các nữ thần



<i><b>89 N gô Đức Thịnh (chủ biên), Đ ạ o M ầu và các hình thức Shaman trong các tộc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

luôn là các lễ hội có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống
tâín linh của người Việt ở cả ba miền đất nước. Bộ phận các
tham luận vừa nói trên là phần thứ nhất của hội thảo (sau này
cũng là phần đầu tiên của cuốn ký yếu) với nhan đề Đạo Mẫu
ở Việt Nam. Trong số lượng 16 bài tham luận (nhiều nhất
trone 4 phần) có hai bài liên quan đến vấn đề chúng ta đang
nghiên cứu ở đây, đó là vấn đề lễ hội tín ngưỡng trong nền
kinh tế thị trường. Đó là tham luận của tác giả Ngô Đức
Thịnh và Trần Đình Luyện về lễ hội đền Bà Chúa Kho90.
Giống như các vấn đề chúng tôi sẽ bàn đến ở chương sau, hai
tác giả nhìn nhận lễ hội tín ncưỡng này dưới tác động trực
tiếp của sự biến đổi xã hội của Việt Nam thời “iMỞ cửa” .
Thực tế xã hội cũng như các nghiên cứu đến giai đoạn này
cho thấy vấn đề lễ hội tín ngưỡng trong nền kinh tế thị
trường đang là vấn đề thời sự và địi hỏi có sự nhìn nhận một
cách khoa học và nghiêm túc. Như vậy, ta đã thấy sự phát
triển của quá trình nghiên cứu của các học giả từng bước áp
sát với thực tiễn của cuộc sống đặt ra. Đó cũng là nhu cầu
cập nhật cần thiết của giới nghiên cứu khoa học trên toàn thế
giới. Sự hoà nhập với thế giới đòi hỏi Việt Nam cũng cần
phải hồ mình vào xu thế chung như một qui luật của sự phát
triển. Tuy chưa được kịp thời và sát thực, cơng trình nghiên
cứu còn chưa nhiều, song đã báo hiệu những hướng đi đúng
đắn phù hợp với trào lun chung của thế giới.


<i><b>90 X em - N gô Đức Thịnh, Tín ngưỡng Bà Chúa K ho và sự biến d ổ i của x ã hội </b></i>


<i><b>V iệt N am .</b></i>



<i><b>- Trần Đình Luyện, Hiện tượng Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ M ẩu ở Bắc Ninh. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Một điều hết sức thú vị và cũng là điểm đáng để chúng
ta suy nghĩ là, chính các nhà nghiên cứu nước ngoài lại là
những học giả đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về các
lễ hội tín ngưỡng của Việt Nam trong bối cảnh của nền kinh tế
thị trường. Phải chãng, bằng con mắt của những người nhìn từ
bên ngồi vào, họ đã nhìn thấy rõ hon sự chuyển đổi trong các
sinh hoạt vãn hoá tín ngưỡng của chúng ta? Phải chãng do họ
được đào tạo bài bản hơn nên họ dễ dàng nhận ra những điều
mà từ bên trong chúng ta không nhận thấy hoặc giả nhận thấy
mà chưa có điều kiệu hay chưa dám nói ra? Cũng có th ể do họ
đã trải qua tất cả những điều mà chúng ta đang phải trải qua
nên họ nhanh chóng nhận biết? Một điều khác cần được làm
rõ ở đây, đó là cách nhìn nhận lễ hội tín ngưỡng ở các tác giả
nước ngồi khơng hạn hẹp ở những lễ hội mà ta thường quan
tâm, đó là những lễ hội với qui mô lớn, bề thế... mà được mở
rộng ra như các nghi lễ tín ngưỡng của các gia đình, củ a cộng
đổng, dịng họ... Tuy vậy, nó vẫn nằm trong mối quan hệ rất
chặt chẽ với những lễ hội tín ngưỡng lớn có quy mơ cù a một
làng hay cả vùng. Do đó, ở quy mơ nhỏ có thể chỉ là những
nghi lễ nhưng nó đều có những mối liên hệ ràng buộc với cả
chu trình lễ nghi mang tính cộng đồng lớn.


Dưới đây, trong chừng mực tư liệu hạn chế, chúng Itôi chỉ
dừng lại ở một số cơng trình liên quan đến các sinh hoạt tín
ngưỡng mà các tác giả nước ngoài đã nghiên cứu về chúng ta
trong thời gian sau đổi mới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

cuốn “<i>Những thách thức trên con dường cải cách ở Đỏng </i>
<i>Dưong</i>”gl do Viện phát triển quốc tế của Đại học tổng hợp
Harvard thực hiện. Đây là một công trình của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài Đại học Harvard tiến hành năm 1993,
nhằm đánh giá sự chuyển đổi kinh tế xã hội của ba nước Đơng
Dương trong q trình các nước này bước vào nền kinh tế thị
trường. Những tác động của sự thay đổi kinh tế đã làm thay
đổi nhiều hiện tượng vãn hoá xã hội và đã tạo ra những bước
chuyển biến lớn trong đời sống ở các nước này, đặc biệt là sự
chuyển đổi của các nghi lễ truyền thống: có sự khơi phục và
có sự chuyển đổi của truyền thống. Năm 1994 Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia đã cho dịch cuốn sách này dùng làm tài
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và quản lý Việt
Nam 92. Cùng với những cuốn như “Là/Ĩ <i>sóng thứ ba</i>” , “Sự
<i>thăng trầm quyền lực</i>” , <i>“Cú sốc tương ì ai</i>” thì đây là một
trong những cuốn sách được chú ý của những năm 90. Bởi vì
những thơng tin m à các nhà nghiên cứu trình bày trong đó
thực sự là một cách nhìn nhận mói mẻ đối với các nhà nghiên
cứu Việt Nam lúc bấy giờ. Tương tự như vậy là cách tiếp cận,
đánh giá và nhìn nhận các vấn đề, tuy có những điều cịn phải
trao đổi nhưng cũng có tác dụng tốt để tham khảo. Trong phần
nghiên cứu về Việt Nam, tác giả Lương Văn Hy đã chỉ ra một
thực tế là thặng dư kinh tế đã tạo điều kiện cho dân làng tổ


<i><b>91 Borje Ljunggren (Edit), The Challenge o f Re/orni in Itìdoehina, Harvard </b></i>
<b>studies in International Developm ent, Harvard Institute for International </b>
<b>D evelopm ent, 1993.</b>


<i><b>92 Borje Ljunggren (chù biên), Những thách thức trên con đường cả i cách ở </b></i>



<i><b>Đ ô n g D ương, V iện phát triển quốc tế Harvard, Trường Đại học Tổng hợp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

chức những lễ nghi càng phức tạp. Thứ hai, Nhà nước Việt
N am ngày càng quan tâm đến phát triển kinh tế và ổn định
chính trị hơn là cải tạo tư tưởng xã hội chủ nghĩa và do vậy đã
giảm những sự kiểm sốt của mình đối với các lễ nghi ở địa
phương93. Bằng việc điều tra thực tế ở hai làng ở vùng đồng
bằng và trung du Bắc Bộ tác giả đã cho thấy thời gian từ 1987
đến 1991 là thời gian chuyển đổi khá mạnh mẽ. Bước chuyển
đổi này có vai trò hết sức quan trọng vì từ lối suy nghĩ cũ, bảo
thủ chuyển sang đổi mới, cho nên nó có tác dụng như một
bước ngoặt. Còn những năm sau này dù có chuyển đổi m ạnh
hơn nữa thì cũng là có đà sẵn từ thời điểm này. Chúng ta còn
nhớ những chỉ thị, những văn bản qui định hạn chế và cấm
đoán việc cưói xin, tang lễ, lễ hội... đến cuối những nãm 80
vẫn còn hiệu lực m ạnh mẽ. Thực tế ở hai làng này cũng như
tất cả các làng khác trong cả nước các lễ hội “có đơng người
dự hơn và được tổ chức công phu hơn bất cứ thời điểm nào kể
từ năm 1954” , các lễ hội đã được hồi sinh khi các đền, chùa
được xây dựng lại. Kết luận m à GS. Hy đưa ra là “trong những
năm 80, N hà nước đã quan tâm tới phát triển kinh tế và ổn
định chính trị. Đây là thời kỳ mà các nhà lý luận gọi là thời kỳ
quá độ, kéo dài tới một tương lai có thể thấy trước được. Việc
cơ cấu lại nền kinh tế, chính trị Việt Nam là một phần của sự
thay đổi về quan điểm này. Kết quả là Nhà nước nới lỏng kiểm
soát các hoạt động nghi lễ ở địa phương. Cuộc cải cách trong
nền nông nghiệp Việt Nam và sự biến đổi các thông số văn


<i><b>93 Lương Văn H y, C ải cách kinh t ế và tăng cường lề nghi tại hai làng ở miền </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

hoá. xã hội đều gắn chặt với nhau”94. Cùng ở hướng nghiên
cứu như vậy, tác giả Lương Văn Hy cịn có một nghiên cứu ở
miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian này. Cơng trình
của ơng đã được Trung tâm Keck nghiên cứu chiến lược và
quốc tế công bố trong cuốn: <i>"Đông Dương - sự thay đổi về </i>
<i>vãn hoá và xã h ộ i”95</i> năm 1994.


Thời gian này, có một nhà nghiên cứu Mỹ tiến hành làm
một luận án tiến sỹ với đề tài nghi lễ và tín ngưỡng ở nông
thôn Việt Nam trong bối cảnh sau các cuộc cách mạng lớn.
Địa phương mà ông tiến hành thực địa nhiều năm đó là làng
Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Shaun Kingsley
M alam ey - tác giả người Mỹ đã đặt những nghiên cứu nghi lễ
và tín ngưỡng của mình như chuyện m a chay, cưới xin, lễ hội,
thờ cúng các liệt sỹ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thịnh Liệt
trong bối cảnh kinh tế xã hội thời kỳ Đổi mới của Việt Nam
để thấy sự chuyển đổi của nó cũng như vai trò của các tổ chức
xã hội trong các cộng đồng làng, đặc biệt là vai trò của phụ
nữ. Những thay đổi trong việc tổ chức lễ hội <i>ở</i> các đình làng
Thịnh Liệt (như Giáp Nhị, Giáp Tứ) được tác giả hết sức chú ý
xem xét. Những nghiên cứu của ông đã được thể hiện trong
luận án tiến sỹ nhan đề: “Ritual and Revolution in V ietnam ”96
(Nghi lễ và cách mạng ở Việt Nam) bảo vệ tại Đại học
Michigan (Mỹ). N ăm 2001 một số ý tưởng trong đó được


<b>94 Lương Văn Hy, Tài liệu đã dẫn, tr. 481</b>


<i><b>95 Clarement M ckenna C ollege, Ịndochina Sociơl and C ultural ch a n g e, The </b></i>
<b>Keck Center for International and Strategic Studies Monograph Series, </b>
<b>Number Seven, 1994.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

công bố trong cuốn: <i>“The country o f Memory: RemarkimỊ the </i>
<i>Past in late Socialist Vietnam</i>” do giáo sư Hue - Tam H o Tai
của Đại học Harvard chủ biên97. Và năm 2002 Shaun
M alam ey đã công bố công trình <i>“Văn hố, nghi lễ và Cách </i>
<i>mạng ở Việt Nam ,m</i> sau khi được sửa chữa, bổ sung từ luận án
tiến sỹ.


Năm 1994 dưới sự tài trợ của nhiều tổ chức nghiôn cứu ở
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đại học Tổng hợp Hawaii đã cho ra
mắt một cơng trình ‘T ầ m <i>nhìn châu Á của các chính phủ - tơn </i>
<i>giáo và Nhà nước hiện đại của Đông Á và Đông Nam</i> Ấ”9q do
ba nhà khoa học Charles Keyes, Laurel Kendall và Helen
Hardacre đồng chủ biên. Cuốn sách có mục đích nghiên cứu
tình hình tơn giáo ở các nhà nước Đông và Đông Nam Á hiện
đại với những tương đồng, ảnh hưởng và so sánh sự phát triển
của nó trong thời kỳ hiện đại. Tại đây, trong lời kết của cuốn
sách nhan đề: <i>“Thách đô' khỏi sự mê hoặc những sự phán hồi </i>
<i>qua nghi lễ, quyền lực và lịch s ử \</i> tác giả Jean Comaroff cho
rằng: “Các chính phủ của những Nhà nước mới ở Đông Nam A
hiện nay đi đến việc hiểu “tôn giáo” theo các ý nghĩa cụ thể:
như sự sống động của trật tự cổ xưa hay một cách nhìn nhận


<i><b>97 Hue - Tam Ho Tai (cditor) The C ountry o f M em ory: Remarking the p a s t in </b></i>


<i><b>late S ociaìist Vietnam. Berkely: Ưniversity o f California Press, 2001 (Đất </b></i>


<b>nước của sự tưởng niệm: trờ lại với quá khứ ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa </b>
<b>đương đại).</b>



<i><b>9K Shaun K ingsley M alam ey, Culture, R ituaì and Revoỉution in Vietnam, </b></i>
<b>R outledge Curzon, New York, 2002.</b>


<i><b>99 Asian Vision o f Authovity - Religon a n d the M odern </b></i> <i>State </i> <i><b>o f E ast and </b></i>
<i><b>Southeast A sia E dited by: Charles F.K eyes, Helen Hardacre and Laurel </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

thể hiện những hàm ý chính trị” 100. Nói một cách rõ hơn là bên
cạnh việc để cho các tôn giáo phần nào vẫn giữ được các trật tự
truyền thống, thì vì mục đích hiện tại của mình, các chính
quyền mỗi nước đều ít nhiều sử dụng tôn giáo trong các mục
đích chính trị của mình. Việc mở cửa tự do tín ngưỡng ở nước
ta trong Ihời kỳ đổi mới cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.


Suốt từ năm 1993 cho đến hơm nay, có một nhà nghiên
cứu người Nhật Bản đã gắn cuộc đời nghiên cứu của ông với
văn hố Việt Nam, đó là giáo sư Michio Suenary thuộc Đại
học Tổng hợp Tokyo. Giống như nhiều nhà khoa học nước
ngồi khác, ơng cũng đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi của
tín ngưỡng, lễ hội ở Việt Nam trong bối cảnh tác động của
nền kinh tế thị trường đang diễn ra tại đây từ thập kỷ 90 của
th ế kỷ trước, ô n g đã đặt chân lên khá nhiều nơi ở Việt Nam
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Hồ Bình,
Phú Thọ, Hưng Yên, Nghệ An, Sơn La và hiện nay ông đang
nghiên cứu tại Huế. Tuy vậy điều quan tâm lớn nhất của ông
là đời sống xã hội và tín ngưỡng lễ hội ở nông thôn trong xu
th ế đổ thị hoá. Hai cuốn sách của ỏng: <i>“Tình hình hiện nay </i>
<i>của vùnq Đơtĩíị Á - một thử nghiệm nghiên cứu nhân loại </i>
<i>h ọ c"m</i> và <i>“Cuộc sống xã hội vả các vị tổ tiên ở làng Việt </i>
<i>N am ngoại thành Hà N ội</i>,,w2 là những kết quả nghiên cứu của



<i><b>1(KI' Jean Comaroff, D efying D isenciiantm ent. Refỉections on Rtu, Pow er, and </b></i>


<i><b>H isíory. Troni; A sian Vision o f Authority Reìigon an d the M odern State o f </b></i>
<i><b>Eưst and Southeast A sia tài liệu dà dẫn, tí . 3Ơ1 </b></i>


<i><b>1011 M ichio Suenary (E l) , The E ast Asian P resen t - an Anthrơpological </b></i>


<i><b>Expỉoration, Tokyo, 1997.</b></i>


<i><b>]iC </b></i> <i><b>M ichio Suenary, Social Ịife and ancestor in a Vietnam ese village on the </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

ông về làng Triều Khúc, Hà Nội. Từ 1996 Tạp chí Văn hố
dân gian đã trích đăng cơng trình của ơng dưới nhan đề “Sự
phục hưng của tín ngưỡng Việt Nam (trích yếu)” 103. Ông cũng
cho rằng, những biến đổi của tín ngưỡng lễ hội ở Việt Nain là
do công cuộc xã hội chủ nghĩa, do tăng trưởng kinh tế và do
chính sách m ở cửa gần đây của Nhà nước đem lại. Khi đặt sự
so sánh với các nước khác trong khu vực, ông cho rằng “Việt
Nam vừa có những điểm giống với xã hội khác, đồng thời lại
có cơ sở xã hội có tính độc lập, từ đó có thể cho phép dự đoán
rằng trong tương lai Việt Nam sẽ phát triển một cách độc lập
tự chủ” 104 và theo ông “tương lai của tín ngưỡng dân gian Việt
Nam có sức kết cấu rất mạnh trong làng xã”. Từ năm 2001 trở
về trước, ngoài những cơng trình đã kể trên, cùng với cuốn
của giáo sư Hue Tam Ho Tai chủ biên, cịn có một số cơng
trình khác đề cập đến các vấn đề kể trên105 trong rất nhiều
nghiên cứu khác về Việt Nam. Đó là chưa kể đến một số hội
thảo quốc tế và khu vực liên quan đến Việt Nam, hoặc của


<b>"ơ </b> <b>M ichio Sucnary “Sự phục hưng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam (trích </b>


<b>y ế u )”, Tạp ch í Văn hố dân gian, số 3, 19%, tr. 82.</b>


<b>"M</b> <b>Như trên</b>


<b>11,5 </b> <i><b>Xem thêm: + Morinis, Alan ed. Sacreci .lourneys: The Anthropoìưgy o f </b></i>


<i><b>P ilgrim age. Westport: Green W ood Press, 1992 (Những chuyến hành hương </b></i>


<b>thiêng liêng: Nhân học hành hương).</b>


<b>+ </b> <i><b>John K leinen, Facing the Future, R eviving the Past: A Study o f Soeial </b></i>
<b>change in a Northern Vietnam se V illage. Singapore: Institute o f Southeast </b>
<b>A sian Studies, 1999 (Đ ối mặt với tương lai, làm sống lại quá khứ: Nghiên </b>
<b>cứu sự thay đổi xã hội ở làng Việt Bắc Bộ).</b>


<b>+ Le H ong Ly, Prayying for proíits: The cult o f lady o f the Treasury A A S </b>
<b>Truong Huyen Chi, Winter crop and Spring Festival: The contestations o f </b>
<i><b>local Government in a Red River Delta Commune. Trong: Bevond H anoi - </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

một số trường đại học ở nước ngoài <i>ờ</i> Âu, Mỹ, ú c m à chúng
tôi khơng có điều kiện nấm bắt được tất c ả 106.


G ần đây nhất, năm 2004, tác giả Philip Taylor, một nhà
nghiên cứu của Đại học Tổng hợp quốc gia Canbera ( ú c ) đã
công b ố một tác phẩm lễ hội tín ngưỡng đúng với loại hình mà
chúng tơi đang bàn ở đây. Đó là tác phẩm <i>“Sự sùng bái nữ </i>


<i>thần đang tăng</i> - <i>việc hành hương và tôn giáo p h ổ cập (phổ </i>
<i>biến) ở Việt</i> /Vam” '07. Như đã trình bày ở trên, nhiều học giả
nước ngoài đồng nhất quan niệm của chúng ta là tôn giáo, như


ở đây Philip Taylor gọi là tôn giáo phổ biến cũng ở ý nghĩa
đó. Đ ây là một cơng trình mà tác giả của nó đã bỏ ra nhiều
thời gian và công sức nghiên cứu trong nhiều năm ở Việt Nam
để hoàn thành. Với 332 trang sách được chia làm nhiều
chương, Philip Taylor đã có một nghiên cứu toàn diện về lễ
hội Bà Chúa Xứ ở An Giang dưới con mắt của những người đi
lễ từ thành phố. Tác giả đặc biệt lưu ý đến bối cảnh thay đổi
về kinh tế chính trị ở Việt Nam đã tác động lên những người
hành hương lễ hội Bà Chúa Xứ. Sự tham gia của họ đã góp
phần làm thay đổi bộ mặt của một lễ hội tín ngưỡng như thế
nào; tác động của đô thị hoá và nền kinh tế thị trường và
những thay đổi nhanh nhạy của đời sống tôn giáo của người
Việt để phù hợp với cuộc sống. Đồng thời cũng quan tâm


<b>106 Chẳng hạn Kirsten W.Endres một người nghiên cứu Việt Nam ờ Đức có: </b>
<b>“BeautifuỊ custom s, vvorthy Traditions: Changing State D iscourse on the R ole </b>


o f V ietnam ese culture” Euro - Viet V st. Pelerbourg, 28 - 30/5/2002 (Những


<b>phong tục đẹp, những truyền thống tốt: sự thay đổi trong diễn ngôn nhà nước </b>
<b>đối với vai trị vãn hố V iệt Nam).</b>


<i><b>107 Philip Taylor, G oddess on the Rise - P iỉgrim age and p o p u ĩa r R eligion in </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

nhiều đến vấn đề giới và sự bình đẳng, vai trị của phụ nữ
trong việc tham gia lễ hội này ra sao. Với cái nhìn của một
người ngoài cuộc tham gia cùng những người trong cuộc, lại
là một người nước ngồi, tác giả đã có những khám phá lý thú
về các vấn đề trên. Đúng như ông nói: “Đây là m ột cái nhìn cụ
thể về một vị nữ thần mà sự nổi tiếng rộng rãi của bà phụ


thuộc vào những quan sát thực tiễn của các cá nhân, bằng
những câu chuyện truyền miệng, tiếng đồn từ gia đình đến gia
đình, bè bạn đến bè bạn. Những cái nhìn như vậy được lan
truyền trong các sạp hàng ngoài chợ, hay những người hàng
xóm với nhau hoặc những sự trao đổi giữa những người cùng
đi hội làm cho ánh hào quang và sự thiêng liêng của vị thần
lan toả ra khắp nơi” 108.


Tóm lại, có thể nói là các cơng trình nghiên cứu về lễ hội
tín ngưỡng của các học giả nước ngoài được cập nhật khá
sớm. Tuy rằng đề cập cụ thể vào nó ngồi Philip Taylor chỉ có
một số nghiên cứu ít ỏi khác, song những nghiên cứu về tín
ngưỡng tôn giáo của Việt Nam trong thời điểm xuất hiện kinh
tế thị trường được tiến hành khá kịp thời. Một đặc điểm dễ
nhận thấy của các nghiên cứu nước ngoài, hay trong nước theo
cung cách của nước ngồi ln đặt hiện tượng vãn hoá mà họ
quan tâm (tín ngưỡng, lễ hội...) trong bối cảnh chung của nền
kinh tế chính trị đổi mới của Việt Nam. Ngồi ra là các khía
cạnh văn hoá xã hội khác, như vậy sẽ có một cái nhìn bao
quát hơn, tỉ mỉ và biện chứng hơn đối với các hiện tượng văn
hoá mà họ quan tâm. Hơn thế nữa, qua đó mà người ta còn


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

thấ) được những động lực khác thúc đấy hay ngăn cản sự tiến
triển của hiện tượng văn hoá. Cho nên, hầu hết các công trình
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đều đi từ một hiện
tượng rất cụ thể, nhưng từ hiện tượng cụ thể ấy họ lại mở rộng
nghiên cứu của mình ra rất nhiều vấn đề.


<i>bl Một sô quan điểm lý luận của cơng trình</i>




Quan điểm m à chúng tôi theo đuổi trong cơng trình này
là luôn luôn đật lễ hội tín ngưỡng trong bối cảnh xã hội mà nó
đang tồn tại. Điều quan tâm chủ yếu của chúng tôi là xem các
lễ hội ấy hiện nay đang được tồn tại ra sao, bị tác động như
thế nào bởi môi trường xã hội mà nó đang tồn tại. Mặt khác,
cũng xem xét tác động ngược trở lại của nó đối vối xã hội ra
sao, đặc biệt là các nhóm người tham gia vào nó ở nhiều góc
độ khác nhau. Nói như lý thuyết “xã hội tổng thể” của
Macxen Mauss thì mọi hiện tượng xã hội đều nảy sinh trong
một m ôi trường kinh tế - xã hội nhất định, phản ánh một thực
tại xã hội nhất định, do vậy, khi nghiên cứu một hiện tượng
dưới con mắt của “sự kiện xã hội tổng thể”, chúng ta không
chỉ làm rõ bản chất của hiện tượng xã hội ấy mà còn phải lý
giải được cái xã hội nào đã sản sinh và tồn tại các hiện tượng
mà chúng ta đang nghiên cứu109.


Trên cơ sở đó, chúng tơi sẽ hết sức lưu ý quan điểm kinh
tế chính trị (political econom y)110 trong nghiên cứu hiện tượng


<i><b>m Dẫn theo N g ô Đức Thịnh, Tín ngưỡng Bà Chúa K h o và sự biến đ ổ i của x ã hội </b></i>


<i>Việt Nam</i>, trong: <i>"Dạo Mầu và các hình thúc Shaman trong các tộc người ở</i>


<i><b>v i ệ t N am và châu Á ' \ KHXH, H. 2004, tr. 148.</b></i>


<i><b>110 Alan Bamard and Jonathan Spencer, E ncyclopedia o f Social and C ultural </b></i>


<i><b>A n th ropology (Bách khoa toàn thư về nhân học vân hoá x ã hội). Routledge. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

văn hoá này. Quan điểm kinh tế chính trị ở đây khơng chí


thuần tuý ở các chủ trương, chính sách, đường lối, quan điểm
chính trị đối với việc m ở cửa hay phát triển kinh tế, mà còn
bao hàm ở sự thống nhất kinh tế lồng trong chính trị ở cấp vi
mơ. Nói rộng ra là cả những lợi ích, những giá trị hay những
cái đạt được làm thỏa mãn các cá nhân (hay cộng đổng) dù là
rất nhỏ, đó chính là ý nghĩa kinh tế chính trị <i>ở</i> cấp nhỏ nhất từ
cơ sở mà chúng ta thấy.


Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, những hiện
tượng này là rất phổ biến. Vai trò của kinh tế trong tất cả mọi
lĩnh vực của cuộc sống luôn được đặt lên hàng đầu. Nhu cầu
của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi con người cũng phải chạy
theo nó với một sức hút mãnh liệt. Nói như Alvin Toffler “Sự
say mê tiền bạc, hàng hoá và đồ vật ỉà sự phản chiếu không
phải của chủ nghĩa tư bản hoặc xã hội chủ nghĩa, mà là của hệ
thống công nghiệp qui mô lớn. Đó là sự phản chiếu của vai trò
trung tâm của thị trường trong tất cả xã hội mà trong đó sản
xuất bị tách ra khỏi tiêu thụ, mà trong đó mỗi người phụ thuộc
vào thị trường để thoả mãn nhu cầu cuộc sống chứ không phải
phụ thuộc vào kỹ năng sản xuất của họ ” 111. Xã hội công
nghiệp đã đem lại bao nhiêu sự tuyệt diệu cho con người về
tiện nghi làm việc, đời sống cao, xích m ọi người lại gần nhau,
nhưng nó cũng “xé tan tính đồng nhất cơ bản của xã hội, tạo
ra một cách sống đầy căng thẳng kinh tế, xung đột xã hội và
sự khó chịu tâm lý” .


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Sự phát triển mạnh mẽ cùa kinh tế đưa đến sự tăng
trưởng nhanh của kinh tế cả nước, đời sống vật chất của con
nguời, song mật trái của nó là sự suy thoái về đạo đức, thẩm
mĩ, sư ó nhiễm về mơi trường... dẫn đến rất nhiều rủi ro cho


cuộc sống. Vì vậy, chính trong những điều kiện ấy lại đẩy
người ta đến những niềm tin vào những điều mà nhiều người
trước đó cho là mê tín dị đoan và không bao giờ tin tưởng vào
nó. Điều này cho thấy con người trong xã hội hiện đại chứa
chất đầy mâu thuẫn, nhưng đó cũng là điều hết sức biện
chứng. Như nhận xét của một nhà nghiên cứu tôn giáo trong
hội thảo quốc tế “ Biến đổi của đời sống tôn giáo trong bối


<b>c ả n h </b> mở cửa, hội nhập” do Viện Nghiên' cứu tôn giáo Việt


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

con người có tình cảm và lý trí chứ khơng phải chi có lý trí
khơng có tình cảm. Tình cảm là một phạm trù rộng, tron2 đó
có chỏ dựa cho tơn giáo” 112. Trong bài trình bày của m ình, tác
giả của tham luận đặc biệt nhấn mạnh đến một thực tế là nền
kinh tế thị trường có rất nhiều sự may rủi, nhất là trong bôi
cảnh Việt Nam, đối với các tầng lớp trực tiếp va chạm với nó
nhiều nhất như người làm ăn, buôn bán, tầng lớp thị dân, do
đó niềm tin tơn giáo ở họ mạnh hơn các tầng lớp khác. Tuy
nhiên trong guồng quay của nó, không một tầng lớp nào trong
xã hội đứng ngoài cuộc. Chính vì vậy, quan điểm kinh tế
chính trị sẽ được chúng tôi sử dụng triệt để trong quá trình
khảo sát thực địa.


Qua các tài liệu báo chí, chúng ta thấy nổi lên hai quan
điểm về nền kinh tế thị trường ở nước ta. Thứ nhất, đó là quan
điểm phê phán những tiêu cực m à kinh tế thị trường đem lại.
Dù khơng nói ra, nhưng xu thế này không hoan nghênh sự có
mặt của kinh tế thị trường, vì cho rằng nó chỉ đem lại những
điều tồi tệ cho xã hội. Những người phê phán nó chỉ nhìn thấy
những m ặt tối của nó mà thơi. Tuy nhiên, phải khẳng định


một điều cả ở xã hội tư bản hay xã hội chủ nghĩa, bản thân
nền kinh tế thị trường không hề có lỗi, mà lỗi chính ở những
người thực hiện nó, sử dụng nó theo những mục đích riêng của
mình. Nếu là một đất nước có luật pháp minh bạch, có kỷ
cương thì nền kinh tế thị trường lành mạnh sẽ đem lại sự phát
triển thịnh vượng cho đất nước ấy. Nếu ở môt quốc gia hệ


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

thôiiiỉ luật pháp chưa tốt, nền tảng tri thức và văn hoá của
những người thực thi những hoạt động kinh tế thị trường chưa
tốt, không có bản lĩnh sẽ dẫn đến các tiêu cực của nền kinh tế
ấy được nhân lên. Ta thường nói mở cửa thì có gió mát nhưng
lại phai chịu đựng bụi bẩn bay theo. Mọi thứ đều có hai mật
của nó, nếu biết khai thác tốt mặt tích cực thì sẽ phát triển
theo hướng tốt, còn đê mặt tiêu cực hồnh hành thì cái xấu,
cái ác sẽ nảy sinh.


Xu thế thứ hai ủng hộ nền kinh tế thị trường nhưng có
khơng ít những lo lắng, nhiều khi hoang mang liệu khơng biết
nó sẽ dẫn xã hội đi về đâu. Song cả hai xu thế này đều phải
công nhận một điều trong tình hình thế giới hiện nay, qui luật
phát triển theo hướng thị trường là không thể đảo ngược được,
trừ phi chúng ta tự tách mình ra khỏi thế giới để tự diệt vong.
Vì vậy bình tĩnh, từ tốn đối mặt với tất cả những vấn đề đặt ra,
luôn luôn chấp nhận thách thức và tự vươn lên, vừa làm vừa
học, rút kinh nghiệm, sửa sai, có ý thức thực sự cầu thị thì dần
dần chúng ta sẽ đi đúng vào đường ray của sự phát triển bình
thưởng như các quốc gia đã từng trải qua những giai đoạn như
vậy. Vấn đề dám làm, dám chấp nhận để tiến lên, để vượt qua
những thách thức của thời đại, đó là một thái độ khoa học.



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

ấy không thể dựa trên những kiến thức khoa học đê giải thích
ý nghĩa của nó. Giải thích bằng trải nghiệm ” " 3. Điều này có
thể thấy rõ ở mọi người, nhất là ở các niềm tin tín rìgưỡns ở
nước ta. Những thần cây đa, ma cây gạo, những gò đống, đền
miếu... ở khắp mọi nơi mọc lên trong quá khứ là một phần dựa
vào sự trải nghiệm ấy. Người ta đi chợ, trên đường đi gặp một
ngôi miếu thờ, tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có là n h '’ thế
là cầu khấn thần linh phù hộ cho đi chợ mua mau bán dễ. Lời
cầu nguyện được linh ứng (dù đó chỉ là một sự ngẫu nhiên),
một lần, hai lần tạo cho người ta một niềm tin vào tín ngưỡng
ấy, vị thần ấy, thế là trước khi làm việc gì quan trọng người ta
đến đó cầu xin.


Tương tự như vậy là các cuộc đi hội, những lời cầu thần
khấn phật ở chỗ này không được nhưng chỗ khác được. Từ
chỗ một, hai lần ứng nghiệm làm người ta tin, sau đó nhất tâm
đi lễ tại đây. Hiển nhiên không phải lúc nào cũng được, song
khi đã tin rồi thì cái sự không được ấy được họ giải thích hết
sức có lý, đó là: “do tôi cầu thần linh không chân thành hay
làm điều gì đó sai trái ngày hơm ấy”. Sự giải thích vừa là an ủi
nhưng vừa như một sự nhận lỗi về bản thân mình trước thần
thánh, để lần sau phải thành tâm hơn. Thực tiễn ở các lễ hội
tín ngưỡng cho ta thấy khi lời cầu khấn ứng nghiệm cũng như
không ứng nghiệm, người đi lễ ln ln có hàng trăm lý do
để giải thích vì sao được và vì sao không được. Đương nhiên,
những lần được thì thực tế cũng có vơ vàn lý do dẫn đến cái


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

được ấy, bẽn ngoài sự che chớ hay phù hộ của thần, song khi
ấy luôn được người ta gán cho đó là do thần, thánh giúp đỡ.
Chính điều đó làm cho người đi lễ tin tưởng vào vị thần mình


thờ. Trước đây, ở một chừng mực nào đó, GS. Trần Quốc
Vượng cũng như một số người khác đã nói đến sự trải nghiệm
tương tự. Tuy chữ dùng của ông là “nghiệm sinh” và khi dùng
cho lễ hội ơng nói “với tinh thần tham dự, dấn thân của ngươi
trong cuộc với cái nhìn từ bên trong” " 4 tức là người trực tiếp
tham gia lễ hội làng mình. Những sự tham gia ấy vừa là một
phong tục được lặp đi lặp lại từ đời này qua đời khác. Song,
trong quá khứ ta đã thấy rất nhiều những câu chuyện lan
truyền trong dân gian về làng này hay làng kia do lễ bái
không cẩn thận, khơng giữ gìn kiêng khem của một số người
tham gia m à dẫn đến những tai hoạ để cả làng phải gánh chịu.
Những trải nghiệm ấy làm cho người ta tin vào sự sùng kính
đối với thành hoàng và các vị thần được thờ trong làng.


N gày nay, trong bối cảnh đầy may rủi của nền kinh tế
thị trư ờ ng và hậu quả của tốc độ phát triển cơng nghiệp thì
n hữ ng trải nghiệm tôn giáo lại càng là nhu cầu cứu cánh
cho mồi con người trước thách thức của cuộc sống.


Như vậy, từ khuôn khổ nghiên cứu đặt ra cho cơng trình,
chúng tơi đã bắt đầu bằng việc qui định phạm vi nghiên cứu
cho nó cũng như những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Để
tiến hành điều đó, chúng tơi đã trình bày một số qui ước về
khái niệm, thuật ngữ sẽ sử dụng ở trong công trình này, đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

thời cũng là khuôn vấn đề xem xét của mình trong pham vi
qui ước ấy. Sau đó, một cách hết sức khái quát, chúng tôi đã
xem xét bối cảnh nền kinh tế thị trường đã và đang diễn ra ỏ
Việt Nam, những tác động mà nó đem lại cho vãn hố nói
chung và lễ hội (trong đó có lễ hội tín ngưỡng) nói riêng;


những cái được và cái hạn chế mà nó đem lại v.v... Điều này
là rất cần thiết cho cơng trình vì nó đóng m ột vai trị then chốt
đối với những nghiên cứu tiếp theo.


Để hiểu được một cách tổng quát quá trình nghiên cứu lễ
hội tín ngưỡng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, chúng
tôi đã cố gắng điểm lại quá trình bàn luận về nó từ góc độ báo
chí đến các cơng trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài
nước trong khoảng thời gian từ cuối thập niên 80 của thế ki X'
đến nay. Bằng cách này phần nào người đọc cũng thấy được
một bức tranh toàn cảnh (dù chưa đầy đủ) việc nghiên cứu
hiện tượng văn hoá này ở nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

CHƯƠNG 2



LỄ HỘI ĐỀN BÀ CHÚA KHO



<b>I- ĐIA ĐIỂM VÀ DI TÍCH</b>


<b>1- </b> <b>Làng Cổ Mễ</b>


Làng Cổ Mễ nay thuộc phường Vũ Ninh, thị xã Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây là phường mới thành lập năm 2003
gồm có các khu phố và thôn sau đây:


- Khu phố Suối Hoa
- Thôn Cổ Mễ


- Thôn Thanh Sơn
- Thôn Phương VT


- Thôn Phúc Sơn


- Cụm dân cư khu tập thể công ty 4 và khu tập thể hưu
của bộ đội công binh đóng ở khu vực này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Hiện nay, làng c ổ Mễ đang dần dần bị đô thị hoá rất
mạnh mẽ. Cả phường Vũ Ninh hiện nay, duy chỉ có khu phô'
Suối Hoa là thuộc thị xã Bắc Ninh cũ, còn lại tồn bộ 4 thơn
trước kia thuộc ven thị xã, do đó đất của phường hiện nay chủ
yếu thuộc 4 thôn kể trên. Trên diện tích đất 624 héc ta hiện
nay của phường tổng cộng có tới 30 cơ quan của tỉnh và thị
xã. Diện tích nơng nghiệp hiện nay chỉ còn 240 héc ta nhưng
giữa năm 2004 phường lại vừa chuyển giao tiếp 100 héc ta để
xây dựng cơ sở hạ tầng. Chỉ trong khoảng thời gian 10 năm từ
1995 đến 2004 tốc độ đô thị hố diễn ra đến chóng mặt tại
một vùng vốn xưa là nông thôn thuần tuý về nông nghiệp. Một
điều dễ nhận thấy là khơng cịn bao lâu nữa đây sẽ biến thành
những khu phố mới của thị xã Bắc Ninh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

cảm thấy Cổ Mễ hợp lý hơn vừa thể hiện sự cổ kính, lâu đời,
mà không cần biết đến những ý nghĩa sâu xa của nó. Với
những làng khoa bảng, học hành cao hơn, điều này chắc cũng
có thể được giữ và cũng có thể khơng được giữ mà cịn bị chữa
đi do tâm lý tự ti của người dân, huống chi là một làng lại có ít
người đỗ đạt.


Cái tên Cô Mễ biến thành c ổ Mễ từ bao giờ khơng có
bằng chứng nào để chứng minh, chỉ biết rằng, tài liệu tìm
được cịn giữ chữ Cơ Mễ chính là bản thần tích thần sắc hiện
đang được giữ ở Viện Thông tin khoa học xã hội Việt Nam.


Ngaỵ trong bản ấy, ngồi bìa vẫn ghi là c ổ Mễ, trong nội
dung ghi bằng cả chữ Nôm và quốc ngữ là Cô Mễ. Các tấm
bia cịn lại ở trong đình hiện nay (chủ yếu là bia hậu) hai chữ
Cô Mễ vẫn được dùng để gọi tên làng. Tuy nhiên c ổ Mễ bây
giờ vẫn là tên chính thức trong các văn bản của chính quyền
Nhà nước cũng như tất cả các giấy tờ liên quan đến làng. Đây
cũng là m ột vấn đề khá lý thú đối với các nhà nghiên cứu ở
nhiều lĩnh vực.


Làng Cổ M ễ là một làng thuần nông trong bốn làng
thuộc xã Vũ Ninh cũ. Cho đến nay nghề chính của họ cũng
vẫn là nơng nghiệp mà khơng có một nghề phụ gì. Thực ra ở
bốn thôn này có một loại nghề phụ mới chỉ xuất hiện những
năm gần đây là xây dựng, song người làng cũng chỉ đi làm thợ
hay phụ thợ nề thuê chứ không phải là những người làm nghề
chuyên nghiệp hay chủ thầu như trường hợp làng Nội Duệ ở
Tiên Sơn. Thêm nữa do có nhiều cơ quan, nhà máy nàm trên
địa phận đất làng nên một số ít người làng cũng được nhận


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

c ổ Mễ nằm irên khu vực địa hình bổi tụ trên tầng đất sét
biển cịn một ít núi sót lại. “Khu vực này gồm tồn bộ các
huyện phía nam sông Cầu. Đây là khu vực đồng bằng tạo nên
vựa thóc của Hà Bắc (cũ). Tuy nhiên ngay ở khu vực đồng
bằng bằng phẳng này vẫn có những khối núi sót nhơ lên như
những hòn đảo giữa biển lúa, đó là núi Dạm, núi Sơn Dương ở
Q u ế Võ, núi Tiên Sơn, núi Lim ở Tiên Sơn, núi Thiên Thai ở
Gia Lương” (Địa chí H à Bắc, 1982, tr. 54). Giống như ở nơi
khác, Cổ M ễ tuy không ở trong địa phận các núi nổi tiếng đó,
song cũng có những ngọn núi riêng của mình. Cư dân của
làng cũng nằm ven các ngọn núi đó. Ngày nay núi Kho (hay


đổi Thông) là còn nguyên vẹn hơn cả, núi Chùa thì bộ đội
cơng binh đang đóng tại đó, núi Trước thì đã bị san m ất hoàn
toàn, núi Đ ồn đã bị nhà m áy kính Đáp Cầu san 2/3 làm cơ sở
sản xuất, núi Ả Mã cũng không cịn hình thù như trước đây.
N ăm ngọn núi này nằm theo trục dọc Bắc Nam m à đầu tiên là
núi K ho và núi Đồn nằm ngay sát dịng sơng Cầu thơ mộng,
đồng thời cũng là vị trí của phòng tuyến Như Nguyệt nổi tiếng
trong lịch sử. Nhìn tồn cảnh, do nhà dân nằm ven chân và
sườn núi, do vậy nối liền năm ngọn núi với nhau thành một
dải như m ột bức tường thành. Trong quá khứ cũng như thời
gian không xa khi m ùa lụt đến, đây là những chỗ rất tốt để
người dân có thể trú chân đợi ngày nước rút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

tích lớn như đình, chùa mà thơi. Xóm cũng chi cịn trong ký
ức và quen m iệng gọi khi cần phân biệt, trên thực tế thời
hợp tác xã tập thể đã chuyển thành hai đội sản xuất m à chỉ
gọi theo số. T ừ đình ra sông Cầu được gọi là đội 1, cịn từ
đìnli Irở xuống phía nam cho hết đất làng được gọi là đội 2.


Hiện nay, theo thống kê mới nhất của phường Vũ Ninh,
làng Cổ Mễ có 570 hộ với 2300 nhân khẩu. Trong số này có
mộl số hộ thuộc nhà máy cơ khí Đ áp Cầu và xí nghiệp mộc
xẻ, tuy hộ khẩu thuộc làng c ổ Mễ nhưng họ không phải là dân
gốc ở đây. Làng xưa được chia thành sáu xóm nhưng chỉ có
bốn giáp là Đ ơag, Đồi, Nam, Bắc trong đó người của giáp
Đông luôn luôn được làm quan đám trưởng. Những người
được hỏi cũng không nhớ được tại sao giáp này lại được ưu
tiên như vậy. Chỉ biết đó đã thành lệ truyền từ đời này sang
đời khác cứ theo đó mà làm.



Cư dân trong làng hiện nay đã có nhiều họ đến cư trú, song
theo các già làng trước kia dịng họ có máu mặt nhất cho đến tận
bây giờ đó là họ Nguyễn. Hai họ tiếp theo là họ Phạm và họ Đỗ,
còn lại các họ khác yếu cả về thế lực lẫn số đinh. Do vậy, chủ
yếu các họ này chi phối ở trong làng. So sánh với những ký ức
của những người cao tuổi ở đây thì bộ mặt của làng c ổ Mễ ngày
nay đã khác xưa nhiều đến mức người có đầu óc tưởng tượng
nhất cũng không thể nào mà tưởng tượng nổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

chiếc đồn giặc án ngữ ở đây để kiểm soát khu vực Đáp Cầu,
Bắc Ninh, do vậy đây là vùng tranh chấp. Vì thế dân c ổ Mễ
cũng là một làng tham gia cách mạng để chống Pháp khá triệt
để. Tinh thần cách m ạng ấy sau này còn được thể hiện cả
trong văn hoá là các phong tục cổ và nhiểu di tích đã bị triệt
để tiêu thổ kháng chiến và làm cách mạng sau đó. Dân làng
cịn cho biết trước đây làng cũng có truyền thống hát quan họ,
nhưng do bị bỏ quá lâu từ thời cách mạng nên nay đã khơng
cịn. Năm 1993 làng đã định khôi phục lại nhưng khơng có hạt
nhân nên bị mai một luôn. Thời chống Mỹ đây cũng là khu
vực ác liệt mà không quân Mỹ chọn là điểm đánh phá tuyến
đường sắt và đường số PA qua sông Cầu. Năm 2003 xã Vũ
Ninh đã được nhận huy chương hạng III và được Nhà nước
công nhận là xã anh hùng thì trong đó cơng lao của c ổ Mễ
được đánh giá cao nhất.


<b>2- Các di tích trong làng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Di tích lớn nhất phải ke đến là đình làng c ổ Mễ, đây là
một ngơi đình lớn với một qui mô bề thế. Đình được xây ở
giữa làng theo hình chữ nhất năm gian hai chái. Do sự bề thế


của đình nên sau này khi tôn tạo người ta nâng sàn lên mà
khòng nâng được cả đình nên hiện nay nhìn đình rất thấp.
Theo chỉ dẫn trong Thần tích thần sắc của làng thì đình được
làm ớ cổ con phượng. “Trên phần khung gỗ của đình, người
thợ xây dựng bằng bàn tay tài khéo, lại thêm sự kỳ công, đã
đục chạm thành côns hàng loạt tác phẩm nghệ thuật tố hảo:
Đây là bức cốn sinh độnc những hình rồng ổ, hình rồng mây
đại hội, kia là bức cửa võng tựa bức tranh liên hoàn, nét đục
chạm tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ” 1. Hiện tại ở đình cịn giữ
được một số tấm bia cổ, do sợ bị hỏng và thất tán nên dân làng
đã chôn các tấm bia ngay ngồi hành lang của đình. Trên bia
có ghi rõ: “Chính Hoà vạn niên trọng thu cốc nhật”, mặt sau
của bia ghi “ Hồng tiêu Chính Hoà vạn vạn niên chi nhị”
(1681). M ột bia khác có ghi sự tích vị thần được thờ là ông
quan võ họ N guyễn tên gọi là Phúc Hải. Còn một số bia
khác là bia hậu. Nền đình dài 25,5m, rộng 13,5m, có 6 hàng
cột với 48 cột lớn nhỏ, trong đó cột lớn cao đến 4,8 m còn
cột nhỏ cao 3,35m , cột hiên cao 2,55rrr. Điểm đặc sắc của
đình Cổ Mễ là có nhiều bức cốn trang trí là những cảnh
người, vật được chạm trổ rất đẹp và sinh động. Các nghệ
nhân dân gian triệt để khai thác các đề tài cuộc sống để đưa
<b>lên </b>các bức <b>trang trí trên đình.</b>


<i><b>1 Khánh D un, Tín ngưỡng Bà chúa Kho- s ở VHTT & TT Hà Bắc 1994, tr. 1 1</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Đó là những bức cô'n chạm rồng lớn, luồn lách dưới râu
của đầu rồng lớn ấy là những đầu rồng nhỏ có ba người cưỡi
trên đó, ngồi hình người là hình các con thú bốn chân được
chạm xen kẽ. Hoặc m ột cảnh khác là bốn người phụ nữ đeo
hoa tai cưỡi trên các đầu rồng nhỏ. Cảnh người phụ nữ ngồi


trên chiếc sập kê trên đầu rồng. Người phụ nữ này m ặc áo
có cổ hình lá sen, đeo hoa tai, đầu chít khăn. Hai bên người
phụ nữ này có hai người đàn ơng nằm , tóc búi, tay cầm quạt
để quạt cho người phụ nữ. Đ ằng sau họ là hai người đàn ông
đang cười, cạnh một trong hai người đàn ông ấy là một
người đàn ông khác đầu cạo trọc không m ặc quần áo, hai
mắt tròn xoe đang cười. Đ ây là m ột bức tranh rất tự nhiên
và ngộ nghĩnh chưa rõ nội dung định nói về cái gì. M ột
cảnh khác đó là cảnh chèo thuyền của bốn chàng trai cởi
trần đóng khố, tóc búi gọn, cơ thể khoẻ m ạnh đang ra sức
chèo thuyền.


Một cảnh khác tả hình ảnh cô gái cưỡi trên đầu rồng, tóc
búi cao đeo hoa tai dài tới vai, tay trái cầm một khối tròn như
một trái cây, tay phải múa. Những cảnh tương tự được thấy
khá nhiểu trong các bức chạm trên đình c ổ Mễ. Sự phong phú
của những bức chạm cho thấy nội dung đa dạng của cuộc
sống được các nghệ sỹ đưa vào chốn thâm nghiêm này một
cách tự nhiên, bình dị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

tiết kiến trúc bị hỏng được sửa chữa, cột đình được gắn lại và
chôn trên hiên đình, những phần kiến trúc trên mái như nóc,
đầu đao được tu sửa cẩn thận, ngơi đình đã trở nên khang trang.


Đình có các sắc phong gồm:


1 - Niên hiệu Thiệu Trị hợp phong hai vị mỗi vị một đạo
sắc vào ngày 15 tháng 11 Thiệu Trị năm thứ 6 (1846)


2 - Cũng năm đó một sắc phong khác cho hai vị vào


ngày 13 tháng 12 Thiệu Trị năm thứ 6 (1846)


3 - Niên hiệu Tự Đức hợp phong hai vị mỗi vị một đạo
vào năm Tự Đức thứ 3 ngày 20 tháng 12 (1850).


4 - Niên hiệu Đồng Khánh hợp phong hai vị một đạo vào
năm Đ ồng Khánh thứ 2, ngày 1 tháng 7 (1887)


5 - Niên hiệu Duy Tân hợp phong hai vị một đạo vào
năm Duy Tàn thứ ba ngày 11 tháng 8 (1909).


6 - Niên hiệu Khải Định hợp phong hai vị mỗi vị một
đạo, vào năm Khải Định thứ 9 ngày 25 tháng 7 (1924).


N gồi sáu sắc phong chính thức được ghi chép này,
theo một số người trong làng cho biết có sắc phong từ thời
Q uang Trung ở ngồi đền Trình (nay thuộc khu phố Suối
Hoa), xưa kia khu vực này vẫn thuộc đất làng c ổ Mễ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

lành. Trước khi đền Bà Chúa Kho trớ thành một di tích bề th(
thì chùa là một di tích đứng thứ hai chỉ sau đình. Tam quar
chùa được xây đẹp có gác chng được xây trên nóc tam quar
mà từ đó có thể quan sát rộng ra xung quanh. Chùa khônị
phải là một kiến trúc thờ Phật bề thế như một số ngôi chùa nổ;
tiếng khác trong khu vực, song vị trí và cảnh quan của nc
cũng là một nét đáng chú ý. Kiến trúc chùa không phải là mội
di tích bề thế, tượng Phật không nhiều và lớn, nhưng “ Hệ
thống tượng Phật trong chùa khá hoàn chỉnh, trong đó có ba
pho tượng đá được tạo tác từ gần 400 năm trước”3.



Chùa làng c ổ Mễ đã trải qua nhiều lần trùng tu và thay
đổi vị trí. Theo dân làng cho biết, đầu tiên chùa nằm gần đền
Suối Hoa ngoài khu phố Suối Hoa bây giờ. Sau đó chùa được
dời lên đỉnh núi Chùa. Cuối cùng nó lại được chuyển về vị trí
hiện nay. Nguyên nhân và thời gian của những lần di chuyển
không ai nhớ chính xác vào thời điểm nào và tại sao. Song
điều này cho thấy sự xáo trộn ở trong làng diễn ra khá mạnh
mẽ, mà một phần chắc chắn là do sự thay đổi của thời cuộc,
của chiến tranh, loạn lạc, cải cách...


Tương tự như vậy là trường hợp văn chỉ của làng. Trước
đây làng có một văn chỉ ở gần đình. Vào những dịp lễ hội văn
chỉ cũng là nơi được tiến hành các nghi lễ trang trọng. Sau đó
văn chỉ được dời đi cũng chưa rõ nguyên nhân. Theo dân làng
cho biết, sau Cách m ạng th á n g Tám, khi Cải cách ruộng đất,
văn chỉ đã bị phá, khu vực đất ấy được chia cho dân ở. Vị trí
của văn chỉ nay thuộc đất vườn của gia đình bà Chúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Một di tích khác khá quan trọng của làng c ổ Mễ đó là
nghè ở bên bờ sơng Nguyệt Đức. Vị trí chính xác của nó được
các cụ già cho biết ở phía sau núi gần bờ sông chỗ đặt mồ mả
bây giờ. Nghè được xây dựng với qui mô nhỏ, đơn giản làm
nơi trú ngụ của Đức Thánh Tam Giang. Chỉ những khi làng
vào đám hay có việc lễ lạt gì người ta mới rước Thánh vào
đình để làm lễ, còn ngày thường Thánh vẫn trú ngụ ở đây.
Trong thần tích chỉ nói chung là hai vị Thành Hoàng (Tam
Giang và Quí Minh) được thờ ở hai nơi là đình và nghè, song
được biết đây chỉ là nơi thờ Đức Thánh Tam Giang. Thần tích
cũng cho biết “ Ngài sinh ngày mồng 5 tháng giêng, hoá ngày
10 tháng tư, (cũng) lậ ngày Ngài hiển Thánh. Ngài giết giặc


phù về Lý Nam Đế. Thượng từ Bà Sà, hạ Lục đầu dương đều
lập miếu thờ N gài” (Thần tích thần sắc).


<b>3- Đền thờ Bà Chúa Kho</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

Trở lại quá khứ, trong ký ức của người dân địa phương
thì đền xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dựng lên để thờ
một vị Tiên Cơ nên cịn được gọi là miếu Tiên Cô. Truyền
rằng miếu được dựng lên vào đời Lý, qua các đời sau Trần, Lê
được xây nên thành đền. Trải qua bao cuộc vật đổi sao dời,
chiến tranh binh lửa và cả sự thờ ơ của con người mà lúc thì vị
trí thờ này được trọng, khi lại bị lãng quên tuỳ theo nhu cầu
của con người. Để rồi những năm 90 vừa qua ngôi miếu bé
nhỏ trước đây được sửa sang mỗi ngày một khang trang, bề
thế như du khách thấy ngày nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Còn bây giờ, chỉ cần rẽ qua đường tàu hoả hướng vào đền
đã thấy một cảnh tượng khác hẳn. Cả một vùng đất nghèo xưa
nay ctã chuyển minh. Nhà cửa mọc lên san sát đủ các màu sắc,
đủ loại chiều cao thấp và kiểu dáng khác nhau. Đoạn đường
vào làng lầy lội xưa nay đã là một con đường nhựa rộng rãi có
thể phóng xe ở tốc độ cao. Một ngôi nhà lớn đồ sộ được treo
biển là Nhà Văn hoá làng c ổ Mễ. Thấp thoáng sau lưng nó là
mái đình cong truyền thống sừng sững đứng trội lên xung
quanh các ngôi nhà hiện đại bởi kiến trúc cổ kính của nó. Cũng
từ đáu đường vào làng nhìn sang bên tay phải xa xa về hướng
đền Bà Chúa Kho ta sẽ thấy một quần thể di tích nổi lên phía
sườn núi Kho với những đền, tam quan, khu bán hàng, bãi đỗ
xe - cả xe máy lẫn ô tô với đủ mọi màu sắc. Bên cạnh hồ Trầm,
những cơng trình kiến trúc cũ và mới ấy càng nổi bật lên và


như muốn vươn lên cao nữa để soi mình bên hồ nước rộng và
thoáng mát, giống như cây cầu bên bờ núi Dinh bắc qua sông
Cầu, con đường huyết mạch lên Mục Nam Quan, địa đầu củaTổ
quốc. Do địa hình của khu đền nằm trên sườn núi nên đã tạo
thành một bức tranh ngoạn mục bên dòng Như Nguyệt.


Bây giờ, lần lượt đi từ ngoài vào ta sẽ gặp sự bố trí của
quần thể di tích như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

hợp lý. Không như trước, đây là ruộng và nền đất lầy vào lúc
mưa, bụi khi có nắng gây ô nhiễm môi trường. Một đội bảo vệ
trông giữ xe tuỳ theo mật độ khách đến m à được tăng cường
số người trông giữ, hướng dẫn xe ra vào một cách hợp lý.
tránh gây ách tấc giao thông trong những lúc đông khách. Tu>
vậy vào những ngày cao điểm sự ùn tắc vẫn không thể tránh
khỏi, cho nên người ta phải đẩy trạm ngăn xe ra xa khu vực
cổng đền vài trăm mét.


Từ khu vực gửi xe có hai lối đi lên đền. Đi theo cổng
chính thì du khách sẽ gặp m ột loạt các quán hàng bán các loại
lễ vật và vàng mã để vào lễ đền. Số hàng quán này được xếp
theo hai dãy mỗi dãy là 50 ô bán hàng. Đây là số quán hàng
do dân làng c ổ Mễ xây lên và cho người làng thuê để kinh
doanh trong năm. Ngoài ra, tất cả các gia đình có nhà xung
quanh đền cũng bung ra làm các dịch vụ cho khách đi lễ. Vì
thế ngoài số 100 quán hàng của làng còn rất nhiều các quán
hàng khác vây quanh. Người ta tận dụng từng mét vuông đất,
hiên nhà, góc đường để kinh doanh, dù chỉ đặt được một cái
bếp than để đun nước uống hay luộc vài quả trứng, đôi con
gà... phục vụ khách. Nhìn chung tất cả mọi ngõ ngách ở khu


vực này đều được khai thác một cách triệt để với một diện tích
nhỏ hẹp như vậy mà mật độ người thì rất đơng cho nên vào
những ngày hội người chen chân nhau để tìm lối vào đền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

dựng chiếc cổng này cũng thể hiện một cách kiến trúc khá cẩn
thận. Hai cột lớn ở cửa chính được xây cao, bốn cạnh được
đắp viền cẩn thận, có câu đối bằng chữ Hán đắp nổi. Trên trụ
cột cũng được trang trí hoa văn đắp nổi, thể hiện một chiếc
cổng của một di tích đền, chùa như các nơi khác. Ngồi trang
trí và câu đối, cổng chính cịn được hàn hai cáah cửa sắt lớn để
những khi vắng khách hay vào dịp vãn hội có thể đóng lại,
nhằm bảo vệ phía bên trong. Để chứng minh cho sự bảo vệ ấy,
là một phòng bảo vệ được đặt ngay bên phía trái khi ta bước
vào bên trong cổng. Tại đây ngày thường cũng như ngày hội
ln có người trực để xử lý những sự vụ cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Người bán vé số, bán thẻ, bán đủ các loại sách thì theo bước
chân người đi lễ trên từng mét đất của khu vực đền, tất cả tạo
thành một bức tranh với đủ mọi màu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Bước qua cửa tam quan la sẽ gặp một khoảng sân rộng
khác. Đày là khu vực chính cung của đền Bà Chúa Kho.
Thẳng từ cửa chính của tam quan vào là một lư hương lớn
bằng đổng đặt trên sân đền trước cửa nhà tiền tế. Người đi lễ
có thể bắt đầu thắp hương từ đây. Tại sân đền này trước kia có
hai cây đa cổ thụ rất lớn che phủ bóng mát cả một vùng. Thời
chiên tranh, hai cây đa bị phá huỷ, nay nhà đền đã trồng lại,
tuy chưa to nhưng cây đa ngày nay đã toả bóng mát khá rộng
trong khu vực sân đền phía bên phải khi từ cổng bước vào.
Khoảng sân đền này nằm trên một độ cao lưng chừng núi, do


đó từ đây người ta có thể phóng tầm mắt nhìn ra xa phía sơng
Như Nguyệt, cầu Đáp Cầu, thị xã Bắc Ninh và những cánh
đồng ngút tầm mắt của vùng nam sông Cầu. Điều này cũng
tạo ra những cảm xúc nhất định cho người đi lễ. Bà Chúa ngự
ở đíìy có thể nhìn bao qt được tất cả các hướng, nơi đi về
của các đệ tử của Bà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

bình thường người đi lễ dù có vào dược bên trong cũng vẫn
phải làm lễ Bà trước khung kính ngăn cách để bảo vệ.


Về các ban thờ theo trục chính nhà tiền tế và cung Bà
Chúa Kho nơi đặt tượng Bà Chúa Kho gồm có các ban thờ sau:


Từ ngoài cửa nhà tế bước vào ta sẽ gặp ngay một bàn thờ
lớn được trang trí rất đẹp bằng các vật công đức của khách
thập phương. Đó là bàn thờ bằng gỗ được chạm trổ tinh xảo,
sơn son thếp vàng hết sức cầu kỳ. Hai bên bàn thờ là đôi hạc
cao lớn đứng trên lưng rùa, cả hai con hạc gỗ hướng nhìn
người hành lễ. Trên mặt bàn thờ là bộ đỉnh đồng, lư hương
bóng lống, cùng những lọ lộc bình lớn để cắm hoạ. Tất cả
những đổ thờ trên đó đều là những thứ đắt tiền do khách thập
phương cung tiến. Trước bàn thờ có giá để đồ tế khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

vách ngăn sau ban thờ này lại tạo ra được sự riêng biệt như hai
phẩn thờ làm cho người đi lễ đã vào đây là không thể và cũng
không muốn bỏ sót bất cứ một ban nào. Từ đó nó cũng tạo
nên tính độc lập tương đối cho mỗi ban thờ nhưng vẫn là một
sự gần gũi thân thuộc giữa các vị thần với nhau và các vị thần
với con người.



Bàn thờ cuối cùng của nhà tiền tế đó là ban thờ tam toà
Thánh Mẫu. Ba vị Thánh Mẫu đều có tượng lổng trong khung
kính và những đổ ngũ sự đầy đủ trên bàn thờ. Nào gương lược,
những đồ thờ cho các Mẫu được khách thập phương cung tiến
bày chật trên bàn thờ, ai cũng muốn đồ thờ của mình mãi mãi
bên cạnh Mẫu. Trên trần là các loại nón cùng các vật dụng
thường thấy trong các nơi thờ Mẫu. Cũng như hầu hết các
thiết chế thờ tự ở quần thể di tích này, việc xây dựng như ta
thấy hiện nay đều do tiền công đức của các cá nhân, tổ chức
từ khắp nơi trong cả nước và nước ngồi đóng góp. Vì thế,
việc giữ được nguyên bản kiến trúc cũ chắc chắn là không thể
được. V ả lại, bản thân những kiến trúc ấy đã bị phá huỷ từ lâu
rồi nên ít người cịn có thể nhớ được nó một cách chi tiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

nhìn từ bên trong ra và từ bên ngoài vào ta có cảm giác là tồ
tiền tế ơm hết tất cả và nối liền với cung Bà Chúa. Do vậy mà
người đi lễ quan tâm nhiều hơn đến các ban lề, nhất là khi nó
lại liên tiếp nhau, nên không làm người ta thấy có các cung
riêng biệt. t)ó cũng là một ưu thế trong kiến trúc khu vực này.


Đi tiếp vào chính cung nơi thờ Bà Chúa Kho sẽ gặp
tượng bà đật ở chính giữa trong khung kính. Trong q khứ,
khơng rõ đã có khi nào Bà được đúc tượng hay chưa, còn bây
giờ tượng Bà là một bức tượng đồng rất đẹp, ngồi xếp bằng
khuôn mặt thanh tú, phúc hậu. Toàn bộ tượng được thếp vàng
nên dưới ánh đèn điện toả sáng qua khung kính tạo ra những
ánh hào quang lấp lánh. Bức tượng Bà được dân làng tổ chức
đúc vào ngày 25 tháng 9 năm 1993 (tức 10 tháng 8 Quí Dậu).
Điều thú vị là người nghệ sỹ đúc, có lẽ do quá mến mộ sắc
đẹp của các liền chị Quan họ nên đã đúc tượng Bà phảng phất


vẻ mặt của họ. Bên cạnh ban thờ tượng của Bà, phía bên trái
nhìn từ ngồi vào là ban chầu bà, còn bên phải là Đức ô n g . Cả
hai đều có tượng kèm theo và được đặt trong khung kính. Hai
ban này có nhiều cách giải thích khác nhau khá thú vị. Vào
những năm 90 được đề là ban Mẫu và ban Đức Ơng, có người
lại giải thích đó là cha mẹ của Bà Chúa Kho khơng rõ có trùng
là Mẫu và Đức Ông hay không. Trên đây là toàn bộ kiến trúc
và thứ tự ban thờ theo trục chính từ ngồi vào đến hậu cung
của đền Bà Chúa Kho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

các két công đức để ở tất cả các ban thờ, người ta còn tổ chức
đật một bộ phận công đức ngồi riêng tại khu nhà này. Những
ngi:ời này thay phiên nhau trực ngày đêm để tiếp nhận công
đức của khách thập phương. Sau khi nhận tiền họ có trách
nhiệm thơng báo trên loa để tất cả mọi người cùng nghe thấy
và DÍên nhận số tiền đó bằng một phiếu công đức được in sẵn
có ánh và sơ đồ của quần thể di tích đền. Đây cũng là nơi Ban
quan lý tiếp khách đến liên hệ với nhà đền. Hiện nay trước cửa
ngói nhà này, cịn được đặt một tượng Bà Chúa Kho với một
bàn thờ nhỏ có hương hoa và một hịm cơng đức để những ai
khỏng muốn đưa trực tiếp cho Ban công đức hoặc không
muốn bỏ trên các hịm cơng đức ở chỗ khác. Đồng thời cũng
là chỗ để khi không vào trực tiếp được trong hậu cung thì
ỉđứch có thể lễ bà ở đây. Vào những năm cuối thế kỷ trước,
đầu thế kỷ này người c ổ Mễ có tiến hành làm thêm một pho
tượng khác của Bà Chúa, chưa rõ đây là pho mới hay là pho cũ
làm từ năm 1993 được đưa ra đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Qua đài Cửu thiên đến nhà hoá vàng với lị thiêu lớn có
thể đốt cùng một lúc rất nhiều các loại vàng mã. Vào những


năm 90 chỗ này vừa là nơi hoá vàng vừa là. nơi đặt khu vệ
sinh. Nhưng khi đó lị thiêu nhỏ nên khơng thể đáp ứng nổi
nhu cầu hoá vàng của hàng vạn du khách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

Như vậy là hết trục bén trái đi từ cổng tam quan vào.
Bâv giờ bước qua phía phải khi di từ tam quan vào đền. Bước
qua cổng tam quan rẽ ngay bên phải sẽ gặp cây đa bóng mát
rợp sân đền khu vực này. ở đây du khách sẽ thấy ngay một
n hì bia sau đó là cả một “ sân bia”. Trước đây, khi người công
đức chưa nhiều, những người có tâm công đức từ 500 ngàn
đồng đã được khắc lên bia. Những tấm bia cứ dài ra thành
từng hàng nối đuôi nhau từng lớp ở khoảng sân này vì số
người cung tiến ngày càng nhiều. Ngoài sân chật người ta
chuyển lên phía cổng sau đi lên núi của cung chính. Nhưng
rồi chỗ đó cũng chật kín khơng cịn chỗ mà để. Phía sân bia,
vì ở một vị trí cao nên từ đây trên các g hế đá xen kẽ với các
hàng bia công đức, du khách có thể ngồi nghỉ và phóng tầm
mắt ra xa phía núi Dinh, sông Cầu. Cùng dãy với nhà bia về
phía bắc ra bờ sông cũng là khu vực tường rào quây quanh đền
phía này. Tuy nhiên, người ta không làm hàng rào mà xây một
dãy nhà làm tường rào kéo tuốt xuống sân dưới ra phía cổng.
Dãy nhà đó được chia thành nhiều đơn nguyên nay để làm
kho, làm nơi phát lộc, làm nhà bếp và nhà kho đựng các kệ gỗ,
sắt để làm chỗ đặt lễ cho khách thập phương khi có đông
người đến lễ. V ào những dịp vắng khách, những kệ gỗ và sắt
ấy được chuyển xuống đây. Khu nhà này cũng là nơi nghỉ
ngơi của những người phục vụ, của du khách khi ở lại qua
đêm. Năm 2004 người ta xây tiếp hai ngơi nhà nữa phía tường
riio sát chân núi làm nhà khách.



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

chính phía Tam tồ Thánh Mẫu, còn ban Cậu là kiến trúc đối
diện qua khoảng sân. Tượng, các đồ thờ cúng, các cách bài trí
tại đây đều mới.


Đi sâu vào bên trong, nằm ở giữa hai ban Cô và ban Cậu
là toà bát bộ sơn trang được xây dựng khá qui mô với hang
động, núi và các kiến trúc đầy đủ của một bát bộ sơn trang mà
ta thường thấy ở các đền chùa. Ngoài ra là các tượng thờ các
vị thần cũng như những đồ tế khí, các vật trang trí được bài trí
trong cung này. Trước những năm 90 tồn bộ phía bên phải
của khu đền đi từ cổng tam quan vào chưa hề có gì. Sơn trang,
ban Cậu, ban Cơ, nhà bia đều là những cơng trình mới xây sau
năm 90. Tương tự như vậy là các công trình khác rải rác ở các
nơi kể cả phần cung chính và phía bên trái. Chẳng hạn đài
Cửu Thiên là do một gia đình tự nguyện cơng đức tồn bộ, các
cơng trình bên này cũng vậy, có cái thì do một hay vài gia
đình hoặc một tổ chức nào đó cơng đức, có cái thì xây dựng
bằng tiền công đức tại đền. Cho đến 2004 gần như năm nào
cũng có những xây dựng, sửa chữa lớn hoặc nhỏ. Vì thế mà
một ban chuyên trách về xây dựng đã được bầu ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

một rừng cây bạch đàn và nhữim cây khác, tạo thành một
thảm rừng đằng sau lưng đền. Đứng ở đây có thể nhìn tồn
cảnh khu đền từ trên cao. Trèo tiếp lên sẽ đến nhà lun niệm
Hồ Chủ tịch. Những năm “ăn nên làm ra” của đền, người ta
tiến hành xây một nhà lưu niệm Bác Hồ ở trên sườn núi này.
Quang cảnh trên này tĩnh mịch, vắng người, không ồn ào như
dưới đền vì rất ít người lên đây, mà chủ yếu họ lễ bái ở các
ban dưới đền là chính. Do vậy, rất nhiều người đến lễ nhưng
khồng hề biết là đây có một khu lưu niệm Hồ Chủ tịch, mặc


dù một biển hướng dẫn đã được đặt ở cổng hậu đền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<i><b>Sơ đồ khu di tích Bà Chúa Kho</b></i>



<b>Nhà chùa</b>


Nhà nhận
cơng đức


<b>Vườn cây</b>


Bảo vệ


<b>Khu lưu niệm Hồ Chủ tịch</b>


Rừng cày


______ Cổng


hậu <sub>Hóa vàng</sub>


] S



Tam tòa T hánh mẩu 3 4 1


Bau công đổng tứ phù


Nhà tiền tế <sub>Nhà</sub>


bia


C ổng tam quan lên đển


Vườn cây


Sân đền
(phía dưới


chân
núi Kho


D ãy bán hàng Cổng đền Dáy bán hàng


<b>1- Hồng Bơ</b>
<b>2- Hồng Bảy</b>
<b>3- Ban Cơ</b>
<b>4- Ban Cậu</b>


<b>5- Bát bộ sơn trang</b>
<b>6- Miếu ơng Cóc</b>
<b>7- Ban Đức Ơng</b>
<b>8- Ban Chầu Bà</b>


Dãy bán hàng


D ãy bán hàng


Đường vào --- > Bãi xe máy


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

<b>4 - Sự tích hay truyền thuyêt về </b>

<b>Bà </b>

<b>Chúa Kho</b>



Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào cho thấy có
mệt văn bản lịch sử chính thức nói về Bà Chúa Kho ở c ổ Mễ,
Bắc Ninh. Về nhân vật Bà Chúa Kho thì có một số nơi thờ như
làng Tiên Lác Thượng, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên của tỉnh
Hà Bắc (cũ), xã Quả Cảm, huyện Yên Phong và làng Thượng
Đồng (làng Lẫm) cũng thuộc huyện Yên Phong4 và một số nơi
khác. Ở các tỉnh, ngoài Bấc Ninh thì nổi nhất là đền thờ Bà
Chúa Kho ở Giảng Võ, Hà Nội và ở Thái Binh thì người ta cho
là bà Trần Thị Dung vợ Trần Thủ Độ cũng là Bà Chúa K h o ,
bởi theo căn cứ được nhà Trần phong tặng là Linh Từ Quốc
Mau. Tuy vậy, trừ Bà Chúa Kho ở c ổ Mễ thì tất cả các Bà
Chúa Kho kể trên đều thuộc đời Trần. Song ở tất cả các bà này
đều có m ột nét chung đó là những người giữ tay hịm chìa
khố cho các kho quân lương, của cải của các triều đại.


Riêng Bà Chúa Kho của làng c ổ Mễ cho đến nay vẫn chỉ
là một nhân vật truyền thuyết. Nội dung của truyền thuyết đó
gần như đều xuất phát từ ghi chép của Nguyễn Xuân Cần và
Nguyễn Huy Hạnh khi tiến hành làm hồ sơ di tích cho Bảo
tàng Hà Bắc vào năm 1990. Nội dung tóm tắt được kể là: “Bà
vốn xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm.
Vốn chịu khó hay lam hay làm nên sau khi lấy vua Lý, thấy
ruộng đất ở đây phì nhiêu màu m ỡ bị bỏ hoang nên bà đã xin
với vua cho đi chiêu dân cắm đất lập đồn điền. Lúc đó vào hồi
tháng tám tháng chín, nước dâng ngập cả khắp vùng, tay đeo


<i><b>4 Trần Văn Lạng ( 1993) Tìm hiểu m ột sỏ' vấn d ể tín ngưỡng ỏ đền Bà Chúa Kho, </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

bị trấu, bà đi dọc từ Quả Cảm xuống vùng núi Bài vãi trấu
xuống mặt nước. Gió đơng bắc đưa trấu trôi đến đâu bà cắm


địa giới đồn điền đến đó. Buổi ấy, vua đặt ở c ổ Mễ và Thượng
Đ ồng những kho lương lớn giao cho bà trơng nom. Ngồi việc
trông nom kho tàng bà còn phải cai quản số đông tù binh
Chàm và Trung Hoa do nhà Lý bắt được sau mỗi cuộc chiến
tranh và đưa họ về làm <i>ở</i> các trang ấp. Dân các làng từ Đại
Tảo Sở, Đại Tảo Xã, c ổ Mễ, Quả Cảm đến Hạ Đổng, Trung
Đồng, Thượng Đồng v.v... tất cả 72 trang ấp đều là những
phạm nhân làm ruộng cho Bà. Sau mỗi vụ thu hoạch, thóc từ
các làng được đưa về tập trung ở hai kho lương lớn là c ổ Mễ
và Thượng Đổng. Đường vận chuyển thóc cịn lại cho đến nay
là dãy dọc sâu chạy suốt từ sau làng c ổ Mễ qua Hữu Chấp tới
Thượng Đ ồng dân vẫn cấy lúa, làng Thượng Đồng mang tên
làng Lẫm (trong đó có lẫm tiền và lẫm thóc) hay làng Kho từ
đó. Dân các làng trên đều lập đền thờ và vẫn đến tế lễ bà vào
ngày 10 tháng giêng hàng năm”5.


Trên cơ sở của những chi tiết này, khi kết hợp với một
nhà văn ở địa phương, một trong hai tác giả trên đã trình bày
rằng có thêm một số chi tiết theo dị bản ở nơi khác kể để
thành truyện Bà Chúa Kho trong <i>Tập truyện dân gian vùng </i>
<i>Quan họ</i> do Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc xuất bản hai năm
sau đó. Đ ây là tồn bộ câu chuyên được họ kể:


Đời nhà Lý có một hồng tử rất chăm học, nghe noi nào


<b>có thầy giỏi, dù xa xôi hiểm trở, chàng cũng tìm đến. Một lần </b>



hồng tử đi qua vùng c ổ Mễ - Thị Cầu, đường xa bụng đói, lại


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

gặp lúc trời tối đành tìm nơi nghỉ trọ. Đang lang thang lạc


giữa cánh đồng bốn bề nước trắng, chợt thấy có ánh lửa gần
đấy, hoàng tử vội lần tới.


Gặp túp lều nhỏ, hoàng tử lên tiếng gọi. Cửa mở, không
ngờ trong lều chỉ có một người con gái soi đèn ra đón. Hồng
tử lúng túng định quay ra thì người con gái bảo:


- X in chàng chớ ngại, ở đây đâu chỉ có chàng với thiếp,
mà cịn có ngọn đèn này nữa.


Thấy cô gái sáng ý tha thiết, hoàng tử đành vui lịng ở
lại. Cơ gái khêu to ngọn đèn, lấy ra bữa cơm của mình mời
hồng tử cùng ăn. Bữa cơm đạm bạc, nhưng ngon lành quá,
hoàng tử nhai chậm thấm thìa vị ngọt bùi của hạt cơm nấu
khéo chín nục.


Đêm hơm ấy ngọn đèn thức sáng. Trong lều chỉ có cái
chõng tre, hai người ngồi trò chuyện qua đêm. Cô gái kể cảnh
nghèo, bố mẹ mất sớm, không muốn nương tựa nhờ vả người
trong họ trong làng nên làm túp lều ra đây cho tiện bề kiếm
sống... Giọng cô gái mỗi lúc một sôi nổi:


- Thiếp nghĩ, giàu nghèo là tự tay mình làm ra. Cứ chăm
chỉ rồi sẽ khá lên, phải không chàng? Người ta đi gặt, ăn


tuông bỏ vãi, thiếp cứ mót nhặt lại của họ mà lại được nhiều
thóc hơn. Gần đây có kho lương, thiếp cứ vào các hang chuột
cũng được khối thóc...


Hồng tử không ngờ người con gái quê mùa . chân thực


lại <i>có</i> tâm sự hơn người đến thế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

qua. Người con gái vẫn ngỡ hoàng tử chỉ là anh học trị nghèc
như mình, nên cũng nhiều lưu luyến, săn sóc. Hồng tử dã tìn
được thầy ở ngay một làng cạnh đấy nên càng tiện cho ha
người gặp gỡ.


Một hơm, hồng tử đang ngồi học ở nhà trọ, có sứ gií
tìm đến, mang lệnh vua cha triệu chàng về triều. Hoàng tử vộ
theo đường tắt tìm đến gặp cơ gái. Lần này chàng mới kể thực
về mình và ngỏ lời cầu hơn.


Tới kinh đơ, hồng tử được vua cha xuống chiếi
nhường ngôi. Tuy chưa già yếu nhưng đức vua m uốn trac
quyền cho con tập sự để tiện bề dìu dắt.


H ồng tử lên ngơi. Việc làm đầu tiên của nhà vua trẻ
tuổi này là sai quân về vùng sông Cầu đón ngưịi con gái
u thương về phong làm hoàng hậu.


Từ đó, dun tình càng thêm khăng khít, nồng đậm.
Nhiều việc trong triều, đức vua đều bàn bạc với vợ.


Lần ấy, thấy chổng có vẻ đăm chiêu nghĩ ngợi, hoàng
hậu lo lắng lắm, liền lựa lời hỏi han. Biết không giấu được,
đức vua qua lại hỏi:


- Chắc nàng còn nhớ những kho lương thực ở ven sông
Cầu quê nàng? Không hiểu sao số thóc chứa ở đấy cứ tự



nhiên mất đi quá nửa. Ta đã sai quan khâm sai về khám
nhiều lần, đều khơng tìm ra nguyên do. Việc kho quỹ là
huyết m ạch của quốc gia, đâu phải là chuyện nhỏ. Làm
cách nào bây giờ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

vợ tre là bao nhiêu nhó thương, nhưng túng thế, nhà vua đành
gật đáu ưng thuận.


Nói sao hết nỗi mừng cảm động khi được trở lại quê
hươniỉ thuở hàn vi. Nhung hoàng hậu khơng vội để lộ tình
cảm của mình. Nàng dẫn đầu đồn qn triều đình đến thẳng
khu kho. Các quan coi kho vội kéo nhau ra quì lạy rồi đưa
hoàng hậu đi khắp nơi xem xét. Kho thóc nào cũng còn đầy
vỏ trấu. Cầm một nắm trấu lên, hoàng hậu nhìn thẳng vào các
quan coi kho béo phệ. Thấy các quan coi kho run run lúng
túng, nàng cười nhạt, bảo:


- Chuột nào m à nhằn trấu khéo như cối xay thế này?
Đúng là ở đây có những con chuột thành tinh. Các ngươi cứ
yên tâm, ta có phép bất được chúng lộ nguyên hình. Cả chuột
nhỏ, chuột to, chuột yêu tinh quỉ quái ta cũng khơng sợ...


Liền đó hồng hậu cho lập đàn tràng, đủ hương án, bàn
độc, nải quả, mũ mã, đèn nến sáng choang, khói nhang nghi
ngút. Rồi hoàng hậu cho kiếm một ổ chuột mới đẻ còn đỏ
hỏn, phát cho mỗi quan coi kho một con chuột chưa mở mắt
ấy, hoàng hậu truyền rằng:


- Ta đã phù phép, các ngươi hãy vào tế lễ, những con
chuột này sẽ tự chết trên tay các ngươi. Nếu con chuột nào


sống là người cầm đã bị tinh chuột ám vào. Ta sẽ chém đầu
trừ hoạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

- Chính các ngươi đã bóp chết lũ chuột kia. Tội lỗi đã
rành rành ra đó, mn sơng khai đi!


Lũ quan coi kho mặt xám như chàm đổ, vội rập đầu
nhận tội. Nào là đánh tráo trấu lấy thóc rồi báo là chuột ăn.
Nào là chuốc rượu cho lính canh, m ở khoá kho lấy trộm. Nào
là đút lót cho quan đến khám. Nào là tẩy xoá sổ sách để bịn
rút dần... Hồng hậu sai người biên chép đủ các lời khai ấy,
rồi sai quân đến nhà từng quan coi kho tịch biên gia sản, bao
nhiêu vàng bạc châu báu của cải thu được đều cho xuất ra
mua thóc về dự trữ đầy các kho. Mặt khác, hoàng hậu lại sai
quân sỹ đi tìm các hang chuột quanh kho đào lên. Lậi thu
thêm được một số thóc bị chuột tha đi.


Khi các kho lẫm trở lại đầy ắp, hoàng hậu liền tự mình
đứng ra làm tổng quản các kho. Vì thế, nhân dân từ đấy gọi
hoàng hậu là Bà Chúa Kho, hay bà Chúa Lẫm. Ai cũng vui
mừng thấy hoàng hậu đã trừ được cả loài chuột bốn chân lẫn
loài chuột hai chân, vốn cùng giống hại dân hại nước.


Xong việc, bà Chúa mới bắt đầu thăm lại cảnh cũ người
xưa. Đến đâu bà cũng được đón tiếp cởi mở. Thấy dân tình
cịn thiếu ăn, thiếu mặc, bà bảo mọi người:


- Giàu nghèo là ở tay mình. Sao cứ chịu mãi thế này?
Vùng này còn bao nhiêu đất bỏ hoang, ta phải cày xới lên mà
làm ăn chứ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

thuộc dãy Nham Biền. Vừa đi, bà vừa vung trấu vãi xuống mặt
nước. Gió đông bắc đưa trấu đi đến đâu, bà cho người cắm
đồn điền tới đó.


Có được đất rồi, bà phân người đi khắp các nơi, lập nên
bảy mươi hai trang ấp trong vùng, cùng lo cai quản, cày cấy.
Sau mỗi vụ thu hoạch, cảnh trí càng hưng thịnh lên. Dân gian
không ngớt lời ca tụng công đức của Bà Chúa Lẫm.


Triều đình biết tin đều mừng vui. Riêng nhà vua là người
sung sướng nhất, ngài lấy làm hài lịng vì năm xưa đã tự kiếm
được người vợ thông minh, hiền đảm6.


Nếu có thể là tài liệu chính xác thì phải kể đến Thần phả
đức vua Bà, được ghi trên bia đá đặt tại chùa Nguyễn Thiên
làng Thượng Đồng, xã Vạn An, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.
Bản dịch của Nguyễn Đình Bưu: Bản đức là người Quả Cảm,
sinh vào năm thứ tư Thiên ứng chính bình (1286) triều Trần,
dáng vẻ không trần tục, thái độ không tầm thường. Cha mẹ
Ngài là người lương thiện, làm ruộng và bán hàng chăm chí
cơng việc, không hề cạnh tranh, hiếu thắng, đã ngoài ba mươi
tuổi, điềm sinh con chưa được báo mộng, thì nghĩ thầm rằng
“Trời đất vốn công bằng sao ta không nghỉ ncơi mà cầu
nguyện sinh con nhỉ ?” Nghĩ rồi làm ngay.


Trong tuần nhật cầu nguyện trước Phát, một đêm xuân
khoảng qua canh ba, thân mẫu Ngài đánh thức thân phụ Ngài
dậy, bất giác gật đầu bảo: “Điéu phúc đang lúc ra đó” . Thân
mẫu Nuài vui sướng hỏi là thế nào. Thân phụ Ngài nói: “Lúc



</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

canh khuya yên tĩnh được tiếp một bà cụ ngồi trên toà sen tới
cho vợ chồng ta một đoá mây đẹp, tôi vái một lạy nhận lấ y ”.
Thân mẫu Ngài nói: “Tôi cũng mộng như vậy” . Rồi ngày
tháng trôi qua rất đẹp, đến khi lâm bồn sinh ra Bản đức.


Bản đức thuở nhỏ khi chơi thường không trang điểm, đến
lúc trưởng thành thì tài khéo, dáng vẻ đều hơn người. Đời vua
Trần Anh Tông (1293 - 1314) theo mẹ lên Tràng đi bán hàng.
Một hơm, đang đi thì xe nhà vua đi thẳng đến, Ngài quay đi thì
xung quanh đã che kín. Mẹ con chỉ được một đoạn đường
đứng tạm lại, ai cũng dễ trông thấy. Bỗng viên trung sứ đi đến
nói rằng: “Chỗ này có một đám mây trắng xuất hiện, nhà vua
trông thấy, người nào nấp ở đây mau theo lệnh chỉ”. Mẹ con
bàng hoàng rụng rời chân tay, vội sửa quần áo để ra mắt nhà
vua, vua cho lên xe về. Rồi cho phép thân mẫu Ngài về quê và
đãi ngộ xứng đáng. Mấy năm sau, được nhà vua yêu, nên cha
mẹ Ngài được vỗ về và ban nhiều ân sứ. Thời gian đó Ngài hầu
vua đã có mang, được ban sắc làm Hoàng phi đệ tam cung,
hưởng ân huệ lâu dài lấy 72 trang làm buồng riêng, cô' hương
Quả Cảm không thể không được xưng tụng và vinh dự. Đó
cũng là năm sao Di. Ngài mang thai ốm mất, vua thân đến bên
giường thương khóc rất bi ai, rồi làm lễ truy tặng làm Hoàng
Hậu, ban bổng lộc riêng cho dân trang thờ làm phúc thần. Sai
quan trọng thần đem binh, mã, tượng bảo hộ và đưa về quê an
táng tại lãng ở Quả Cảm, địa đầu núi Hoàng Nghinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

liên quan đến Bà Chúa Kho ớ c ổ Mễ. Tác giả cho rằng đây
cũng chỉ là một trong 72 nơi thờ Đệ tam Hoàng phi của một
vua Trần, khơng có liên quan gì đến việc trông coi kho tàng7.



Tuy vậy, nhiều chi tiết được thêu dệt xung quanh truyền
thuyết về Bà Chúa Kho được lun truyền trong dân gian xung
quanh vùng c ổ Mễ. Nhưng cuối cùng đều khẳng định, Bà
Chúa Kho là người trông coi các tài sản quốc gia của triều đại
Lý. Đ ây cũng chính là vấn đề cốt lõi cho hiện tượng bùng nổ
lễ hội đển Bà Chúa Kho sau này.


Có một điều thú vị ở đây là, đến những năm 80 của thế
kỷ trước, câu chuyện về Bà Chúa Kho cũng như bao truyền
thuyết khác ở các làng Việt bình thường như làng c ổ Mễ, đều
chỉ là chuyện bình thường có ớ khắp mọi nơi trên đất Việt
Nam. Ngay cả khi những người làm nghiên cứu sưu tầm được
thì cũng chỉ là thêm một tí chút vào kho tàng những truyền
thuyết dân gian vô cùng phong phú ớ Việt Nam mà thơi. Vì
thế mà năm 1981, mộí cán bộ của Sớ Văn hố thơng tin thể
thao Hà Bắc sun tầm câu chuyện dân gian kể trên đãng trong
tập <i>“Gươnẹ mặt qué hươmị"</i> cũng không ai để ý đến. Tuy
nhiên, cùng với việc xuống cấp của ngôi đền cũng như một số
đồ vật trong đó bị mất mát, với dán chúng địa phương đây lại
là một cái cớ đế họ địi hỏi các cấp chính quyền phải xem xét
lại giá trị ngôi đền Bà Chúa Kho*. Việc này đã có kết quả khi


<i><b>Lờ Xuân Quang. 1999. Di tìm lại sự ỈI( h Bà Chúa Kho xưa và na\ . xuân Ký </b></i>


<b>M ào. 1999, tr 65</b>


<b>' Trấn Ván Lạn </b>11<i><b> ( I W3 ) Tim hiếu một s d Ytin dẽ tin ngưởng ờ đen Bù Chùa Kho. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

chính quyền thị xã Bấc Ninh đã để nghị Bảo tàng Hà Bắc cùng


Sớ Văn hố Thơng tin - Thể thao nghiên cứu lại ngơi đền, khi
đó đã bị phá huỷ khá nặng nề cả do thời gian và bởi con
người. Theo truyền thống của Bộ Vãn hoá thông tin cho đến
nay, trừ những di tích quá nổi tiếng do thờ các vị anh hùng
dân tộc hay những sự kiện lịch sử lớn, có tầm vóc thì dù di
tích ấy có bị phá huỷ cũng vẫn được cơng nhận. Cịn lại,
những di tích đã bị phá, lại thờ những nhân vật khơng có trong
chính sử hoặc dã sử mà khơng nổi tiếng thì rất khó có bằng
chứng để cơng nhận. Có một số trường hợp di tích thờ nhân
vật không nổi tiếng, nhưng kiến trúc lại rất đẹp thì Nhà nước
chuyển sang hướng công nhận phần kiến trúc nghệ thuật của
di tích đó. Vì vậy, trường hợp phổ biến cho đến hiện nay là
người ta tập hợp cả cụm di tích lại đế công nhận như đình,
đén, chùa, miếu... Trường hợp ờ c ổ Mỗ là như vậy. Bảo tàng
Hà Bắc đã tiến hành lập hồ sơ di tích bao gồm cả đình, chùa
và đền cho đủ một bộ hồ sơ để trình lên Bộ. Kết quả của việc
làm đó là Bộ Vãn hố thông tin đã ra quyết định công nhận
vào ngày 21/1/1989.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

năm 1989 hai tác giả Nguyễn Xuân Cần và Nguyễn Huy Hạnh
cùng với nhân dân c ổ Mễ in một cuốn sách mỏng giới thiệu về
khu di tích và bán hết cho khách thập phương mà cả Bảo tàng
và Sở cũng không biết được cuốn sách ấy mặt mũi ra sao8.


Như đã điểm ở trên nãm 1990, Bảo tàng Hà Bắc đã cho ra
đời cuốn <i>Truyện cổ xứ Bắc</i> trong đó có nói đến chuyện Bà
Chúa Lẫm, cũng là một truyền thuyết tương tự với truyền
thuyết Bà Chúa Kho đã kể trên. Ngay tiếp, năm 1991 Giáo hội
Phật giáo Hà Nội đã cho in cuốn <i>Lịch sử đền Bà Chúa Kho</i> như
một cách chớp thời cơ phục vụ khách thập phương bắt đầu đổ


về lễ càng ngày càng đơng. Sách khơng có chủ biên, chỉ có tên
chung của một nhóm tác giả. Cuốn sách mà như tác giả Lê
Xuân Quang đã phê phán là “thần tích tự soạn lủng củng mâu
thuẫn không đúng chính sử”. Khơng hiểu sao một tổ chức Phật
giáo nổi tiếng như Giáo hội Phật giáo Hà Nội lại làm như vậy.
Thực tế xảy ra những năm sau này cho thấy, rất nhiều cơ quan,
tổ chức có uy tín nhiều khi bị lợi dụng để một sô' cá nhân, tập
thể núp dưới bóng của họ mà làm những việc không đúng,
trong khi họ không biết gì. Phải chăng đó cũng là trường hợp
của Giáo hội Phật giáo Hà Nội? Đây cũng là một thực tế phổ
biến của nước ta trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao
cấp sang thị trường, mọi thứ còn lạ lẫm và mới mẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

đây là tên sách đã lấy hẳn tên <i>Bà Chúa Kho</i> nên càng thu hút
sự chú ý của du khách nhiều hon. Cuốn sách dày dặn, so với
thời đó là in đẹp vì có bìa trước được in ảnh đẹp, giấy tương
đối trắng. Truyện Bà Chúa Kho chỉ là một trong 24 truyện
được in ở trong này. M uốn đọc được truyện Bà Chúa Kho thì
ắt phải mua cả cuốn với 24 truyện trong đó. Như vậy rõ ràng,
cái tên Bà Chúa Kho thực sự có sức thu hút khách thập
phương đi lễ. Việc phát hành cuốn sách thực sự là một phản
ứng kịp thời với tình hình.


Liền sau đó là cuốn sách mỏng của Hoàng H ồng cẩn!)
càng góp phần vào sự sôi động cho “thị trường” lễ hội về nhân
vật này. Thời điểm ấy cũng là thời điểm mà báo chí và những
tin đồn được lan truyền về sự linh thiêng của Bà Chúa Kho
thực sự sôi động. Lan truyền trong dân gian đã tạo nên sức
hấp dẫn ghê gớm cho người đi lễ. Vào các dịp đầu xuân người
đi lễ không kể xiết, đến mức có năm các hàng bán vàng mã


bắt đầu mọc lên từ cầu chui Gia Lâm cho đến tận Đ áp Cầu,
còn người tiếp thị dắt khách săn đón người đi lễ từ thị trấn
Tiên Sơn chứ không phải từ đầu đường vào làng chỗ rẽ ở ga
Đ áp Cầu.


Như trên đã nói, sự phê phán của báo chí khi ấy không
hề làm giảm số lượng khách đến, ngược lại càng làm cho
người ta tò mò thêm và càng khẳng định những lời đồn đại
được lan truyền là đúng như người ta mong muốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

quê hương họ. Biết đâu, nếu Bà là người của địa phương nào
đó lại chẳng là niềm tự hào của họ và di lích hay địa <b>danh </b>ấy
sẽ trở thành một điểm đáng chú ý. Năm 1992, ơng Trần Đình
Diễn ở Đình Bảng, Từ Sơn đã gửi cho dân làng c ổ Mễ một
bức thư. Trong bức thư này ông khẳng định rõ, Bà Chúa Kho ở
Cổ Mễ chính là cơng chúa thứ 6 của vua Lý (có nguồn gốc từ
Đình Bảng, Bắc Ninh). Theo ông, lai lịch của Bà như sau: “ Lý
An Quốc, lớn lên học thông minh, bắn cung, đua kiếm, cơng
chúa thích luyện võ, vua cha rất yêu, có lần vua nói rằng (con
gái) An Quốc chẳng kém Triệu Trinh Nương thời Ngô.


Bà sinh năm Giáp Ngọ (1054) ngày 12 tháng 4. Mẹ đẻ
mất sớm, được mẹ già chăm sóc ni dưỡng. Vua gả bà cho
quan Trưởng là Hoàng Lục, phong làm Phò mã giữ tỉnh
Quảng Nguyên, nay cịn miếu thừ Hồng Lục tại đầu thị trấn
Quảng Nguyên (?) Vào năm 1076, vua Tống Hy Tông cùng
Thái sư Vương An Thạch sai Quách Quỳ làm đại tướng mang
30 vạn vừa quan, vừa dân phu, cùng vài chục viên triều tướng
sang đánh nhà Lý.



Lý Thường Kiệt xây dựng phịng tuyến sơng Cầu từ
Ngân Sơn đến Quảng Ninh, vậy các tơn thất, hồng tộc nhà
Lý phải đứng đầu mọi công việc. Bà Lý An Quốc được giữ chi
cục hậu cần Vũ Ninh Sơn, nay là c ổ Mễ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

cạo, cung tên, sau đó bà m ở thành quyết chiến. Bà biết mình
sẽ chết nên dặn quân cận vệ, khi ta chết đem xác ta giấu
xuống khe núi, lấy đá xếp chặt lên, sau lấy cỏ đốt để chúng
không lấy được xác ta.


Bà hy sinh ngày 12 tháng 1 năm Đinh Tỵ tức ngày
16/2/1077. Bà N guyên Phi cho xây miếu thờ tại Vũ Ninh nay
là Cổ Mễ. Nhũng tư liệu này, theo ơng Diễn thì là do “ các cụ
xã tôi cịn nhớ kể lại”9. T rí nhớ của các cụ quả là còn rất tốt.


Như vậy, có m ột điều dễ nhận thấy là Bà Chúa Kho là
một nhân vật truyền thuyết. Khơng có một tài liệu chính sử
nào vào thời Lý và sau đó nói đến Bà. Nhất là khi Bà có một
trọng trách lớn như vậy (chủ khố linh từ) ở một địa điểm lịch
sử nổi tiếng đến nhường ấy (phòng tuyến sơng Như Nguyệt)
mà khơng có một dòng sử nào nhắc đến Bà.


Cịn xét theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt của
người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thì việc thờ các nữ thần là rất
phổ biến, nhất là các nữ thần nơng nghiệp. Có một tài liệu khá
tin cậy, đó là bản Thần tích, thần sắc của làng do Viện Viễn
Đơng bác cổ cịn giữ được, nay đang lưu giữ ở Viện Thông tin
khoa học xã hội m à chúng tôi đã nhắc đến. Trong tài liệu chép
tay đề này 17 tháng 4 năm 1938 này, tuy rất sơ sài, nhưng
thông tin quan trọng nhất theo chúng tôi là cái tên làng chép


bằng Hán Nôm chỉ rõ tên là c ổ Mễ. Ngoài ra là những chi tiết
về hai vị thành hoàng làng, nơi thờ bên bờ sông Cầu và những


<i><b>Trần Văn Lạng (1993) Tìm hiểu m ộ t sô vấn đê tín ngưỡng ở dền Bà Chúa Kho, </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

ngàv lễ của làng. Tài liệu do đích thân các quan chức trong
làn£ ghi chép và gửi lên Viện Viễn Đông bác cổ. Những thơng
tin này có thể tin cậy được vào thời sian đó. Dù rằng, khảo sát
thực tế và vãn bản của kho tư liệu này, cho thấy độ chênh giữa
bác cáo chính thức của các làng lên Viễn Đông bác cổ không
phải không có, và vì vậy nguồn tư liệu này không phải lúc nào
cũng đáng tin cậy. Bởi lẽ, nhiều địa phương do ngại ngùng và
muốn giấu một số phong tục của làng, nên không phải lúc nào
họ cũng khai thật cho Viễn Đông bác cổ. Nhưng những điều họ
khổng muốn khai báo thường liên quan đến các hiện tượng hay
những hèm mà họ sợ người ngoài biết sẽ cho là lạc hậu hay xấu
theo con mắt của người ngoài cuộc. Trong trường hợp bản Thần
tích của làng c ổ Mễ không phải là như vậy, mặc dù những chi
tiết khai báo ở đây cịn rất s’ơ sài.


Có lẽ cũng xuất phát từ cái tên c ổ Mễ mà trong làng cịn
lưu truyền rằng ngơi đền có từ đời Lý, với cái tên là miếu Tiên
Cô. Đến đời Trần, miếu Tiên Cô được sửa thành đền. Tuy theo
nghĩa chữ Hán, Cô ở đây không phải là cỗ gái, song đấy là các
cụ xưa kia dùng chữ Nôm bằng cách lấy âm Hán để gọi Bà
Lúa - vị nữ thần của làng. Như vậy khởi nguyên ban đầu làng
thờ vị thần (tiên) Lúa (Cồ Mễ)*. Còn cái tên Bà Chúa Kho, có
lẽ mãi về sau này, khi sách vở bắt đầu nói nhiều đến các bà
Chúa trong lịch sử như chúng ta đã thấy. Riêng trường hợp Bà
Chúa Kho của c ổ Mễ, qua đợt điền dã đầu năm 2004, chúng



</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

tôi thư thập được một số thông tin khá thú vị. Q ua đó đưa ra
một giả thuyết về cái tên này như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

Đền Cổ Mễ lại nằm ở trong khu vực những kho này. Mà
những kho ấy không phải là nơi người dân ớ ln đó để trông
nom, trừ khi có những tài sản q như thóc lúa (nhiều) hay đổ
dùng q. Do vậy khơng ai nói ra nhưne ai cũng hiểu “kẻ nào
lấy ta khổng nhìn thấy nhưng có bà tiên lúa đang trơng nom
tại đó biết” . Kẻ ăn trộm có thể khơng bị chủ nhà nhìn thấy,
nhưng sẽ bị vị thần ở trong đền kia thấy được. Phải chăng cái
tên Bà Chúa Kho với nghĩa trông nom các kho cho dân làng
xuất phát từ đó? Sau này, khi sự linh thiêng của Bà được đồn
đại thì người đời gắn cho Bà nhiều chức phận nữa thậm chí là
m ột nhân vật lịch sử có công lớn với đất nước, quê hương.
Cuối cùng để đến khi đất nước mớ cửa, nền kinh tế thị trường
xuất hiện, ước m ơ làm giàu đã biến Bà thành một chủ nhà
băng có m ột tài sản to lớn chẳng kém gì các chủ ngân hàng có
máu mặt nhất trên thế giới. Ở chừng mực nào đó thì của cải
của Bà cịn là vơ tận nữa. Đó mới là điều thú vị.


<b>II- LỄ H Ộ I Đ Ể N BÀ C H Ú A KHO</b>


Ngày nay, lễ hội đền Bà Chúa Kho thiên về phần lễ hơn
là lễ và h ộ i10. Người ta đến đây mục đích chính tập trung vào
lễ ít ai n ghĩ đến chuyện khác. Có chãng là một sự ăn uống lấy
sức, lấy lộc và nghỉ ngơi, mua sắm một vài thứ quà lưu niệm
vừa lấy lộc vừa làm quà. Đến lễ hội Bà Chúa Kho, mục đích
lớn nhất của người hành hương là để vay tiền và xin lộc. Do
đó tập trung vào lễ bái, sắm sửa lể vật là điều quan trọng nhất.


Bởi vì h ọ quan niệm càng cẩn thận bao nhiêu, càng nhiều lộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

bấy nhiêu. Như vậy đáp ứng lớn nhất của lễ hội này đó là một
nhu cầu tâm linh, thoả mãn một niềm mơ ước may mắn giàu
sang, phú q. Đó là khát vọng của tất cả mọi người nhưng ở
một số người lại là khát vọng cháy bỏng nên mới có chuyện
bất chấp để làm giàu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

Nội, Hai Phòrm là nlũrnc thành phố lớn, đốn Lạim Sơn, Quáng
Ninh, Thái Nguyên, Việt Trì, Phú Thọ, rồi bao Iihicu tính
khác, lừ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam.


Lễ hội Bà Chúa Kho cũnc khónq có những kiênc hèm,
khơnc có những trị diễn nghi lễ, những hội trận diễn ta về
cuộc đời hay một thời điểm nào đó, trong cuộc đời vị thần
được thờ. Do vậy, chỉ nói đi lễ Bà Chúa Kho cũne khơng có gì
là thiếu hay sai khi nói về lễ hội n à y ". Ây là chưa kể, nếu tlico
truyền ihống thì khi tổ chức lễ hội nào đó vốn có từ cổ truyền,
thường nó phải để kỷ niệm, nhắc nhở cuộc đời, chiến công
của vị thần đang được Ihờ bằng những biểu tượng và nghi lễ.
Trong khi đó ở đây, ngồi lễ bái, xin lộc, vay mượn Bà Chúa
Kho như đã nói thì khơng cịn gì nữa. Song có một điều, số
lượng người dự, tâm lý của họ và qui mô tổ chức thì lại hồn
tồn là tầm vóc của một lỗ hội lớn của một vùnc. Vả lai, theo• • • L / • 7


tài liệu ít ỏi mà chúng tơi có được, cũng như khảo sát qua ký
ức của người dân c ổ Mỗ thì trong quá khứ nơi đây đã từng và
vãn diễn ra một lễ hội của làng, cùng những nghi lỗ khác
trong năm như biết bao làng Việt khác. Có điều hội làng xưa
kia, nay chỉ tập trung vào đền, để mang tính rộng rãi cho


khách thập phương, còn những nghi lễ riêng của làng thì chỉ
có người làng tham dự. Đây cũng là nét thay đổi của lễ hội
làng Cổ Mễ nói riêng và xu thế chung của các lễ hội cổ truyền
Việt Nam. Sự thay đổi cũng là lẽ thường tình, mà như Eric
H obsbawm và Terence Ranger gọi là “sự sáng tạo của truyền


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

thống” (The Invention of Tradition) (Eric Hobsbawm anc
Terencc Ranger, 2000). Thực lế diễn ra ở lỗ hội dền Bà Chúi
Kho, cũng đã cho thấy khá rõ điều này.


<b>1 - </b>

N h ữ n g

<b>nghi lễ </b>

tro n g n ă m

<b>của làng cổ Mễ</b>



Vốn dĩ là m ột làng nông nchiệp, lại nông nghiệp thuần
tuý cho đến thời kỳ đổi mới, làng c ổ Mẻ cũng như bao làng
Việt cổ truyền khác cũng có những nghi lễ, phong tục riêng
của mình. Tuy là m ột làng nghèo, song do truyền thống từ xưa
để lại dân lànc vẫn tổ chức các nghi lễ đó tuỳ theo mức độ
kinh tế hàng năm. Trong ký ức của người già, hội làng thật
náo nhiệt, lộng lẫy. Dân làng tất bật chuẩn bị cho cá nhân, gia
đình và cho làng để tham cia hội làng. Tục xưa, làng cũng bán
nhiêu, bán hậu mỗi khi tu sửa đình, chùa hay làm những việc
chuníĩ. Tuỳ theo nhu cẩu của cônq việc mà người ta đặt ra việc
bán bao nhiêu xuất nhiêu. Người mua nhiêu bằng ruộng hoặc
bằng tiền mặt. Khi đã là quan vicn thì người đó có quyền lợi
ngang hàng với kỳ hào, chức sắc, được tham gia bàn bạc và
giải quyết những công việc của làng. Được ngồi chiếu trên qui
định cho quan viên mỗi khi làng có việc, được chia phần theo
vị trí của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

khói những ngày ciỗ tết hội hè. Vì vậy, sự tự nguyện của việc


làm này được diễn ra một cách thường xuyên trong làng.


N hững ngày lễ trong làng xưa kia được thực hiện
trong một năm bao gồm:


- Ngày m ồnc 5 tháng giêng là ngày sinh của thành
hoàng làng


- Ngày mồng 7 tháng giêng là ngày lễ các vị thành hoàng
- Ngày mồng 7 tháng 3 cũng là ngày lề các vị thành hoàng
- Ngày mồng 10 tháng 4 là ngày hoá của các vị thành hoàng
- Ngày mồng 1 tháng 8 là ngày lễ các vị thành hoàng


- Ngày mồng 10 tháng 8 là ngày lễ khai đình từ khi làm đình
- Ngày m ồng 2 tháng 9 là ngày lễ các vị thần làng


Trong số những ngày trên đây thì hai ngày hội chính vào
10 tháng tư và 10 tháng 8 âm lịch


- Lễ hội 10 tháng 4 âm lịch


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

thần ngự trong mây trắng, một vị áo trắng một vị áo đỏ, hai bên
quàn sỹ giáo mác tua tủa bước vào đền Phương La ở ngã ba Sà
thờ Trương Đại Vương nơi Lý Thường Kiệt đặt đại bản doanh
đánh giặc Tống và ông đã truyền quân sỹ sửa lễ cầu để Thánh
trợ chiến cho trận đánh này.


Sau khi hai vị thần bước vào đền từ trong đền sang sảng
tiếng ngâm thơ như tiếng sét vang vọng ra khắp trận tuyến:



<i>Nam quốc sơn hà Nam Đ ể cư</i>


<i>Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư</i>
<i>N hư hà nghịch lỗ lai xâm phạm</i>


<i>N hữ đẳng hành khan thủ bại hư</i> .
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


Thái uý Lý Thường Kiệt truyền với ba quân đó là bài thơ
“Thần” và Trương Đại Vương đã hiển linh phù hộ. Quân sỹ nức
lòng ồ ạt vượt sông Như Nguyệt, quân Tống hồn xiêu phách lạc
bỏ chạy, bị giết chết vô k ể 12. Và cũng từ ấy, lễ hội 10 tháng 4
của các làng hữu ngạn sông Cầu, trong số đó là c ổ Mễ được
mở để nhắc nhở lại công đức của Trương Đại Vương.


Qui định xưa của làng vào những năm phong đãng hoà
cốc, thiên thời địa lợi, mưa thuận gió hồ thì làng mở hội ba
ngày. Cịn những năm khó khăn, mùa màng thất bát thì khơng
mở hội mà chỉ lễ thánh ở đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

Trung tâm tất cả các lẻ hội trong năm đều được tiến
hànti ớ đình. Tất cả các nghi lễ chính thức cũng như các hoạt
động liên quan dều được tiến hành tại đây. “ Mỗi năm tứ kỳ
làng trích tiền cơng quĩ cát bốn ncười đi mua lễ. Lễ vật chủ
yếu dùng xơi gà, lợn, hồn hâm phám quả” (Thần tích thần
sắc). Những người được tham cia dự tế gồm 40 người là các
quan đám, quan bồi văn, tư văn. Những người khác là ban kỳ


hào, nhiêu, tư văn, hương lý, kỳ dịch đều có mặt trong buổi tế.
Trang phục tế là áo thụng màu lam, hia, mũ, quần trắng.


Diễn xướng đặc biệt nhất của lễ hội 10 tháng 4 là cuộc
đua trải trên sông Cầu để tưởne nhớ đức Thánh Tam Giang.
Ngày thường, các trải được gác trên nóc nhà hoặc hành lang
đình làng, đến ngày hội mới làm lễ hạ trải. Mỗi trải có hàng
chục tay chèo chia đôi ngồi hai bên, đuôi trải có người giữ lái,
người phất cờ, đầu trải có thủ trống hoặc giữ trống khẩu để
điều khiển trải khi vào cuộc đua. Các tay chèo cởi trần, đóng
khố, người giữ lái và người đánh trống thì đội mũ, mặc áo
thụng m à u 13.


- Lễ hội 10 tháng 8 âm lịch


Hội tháng Tám được m ở trong ba ngày 9, 10 và 11 tháng
8. Vào dịp hội này người c ổ Mễ có một nghi thức trang trọng
đó là rước Thần từ miếu bên bờ sơng về đình để mở hội. Đám
rước được cử hành trọng thể với sự tham gia của tất cả các
suất đinh trong làng từ 15 tuổi trở lôn. Trang phục đám rước
rất trang trọng: quần trúc bâu trắng, Ơng só, một cặp áo lương


<b>r' </b>Nguyền <i><b>N gọc Thanh, Lê Thị Hồng Phúc (1993), Khôi phục lể hội đỉnh làng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

(trong trắng ngoài the), thắt lưng nhiễu điều, dầu đội khãn xếp
hoặc nón dứa. Làng chọn 8 trai làng khoẻ mạnh, không tang
trở để khiêng kiệu bát cống rước bài vị của đức Thánh Tam
Giang từ bờ sông về. Khi đến miếu thờ một đoàn thuyền chờ
sẵn để chở đoàn ra lấy nước trên dịng sơng Cầu. Nước được
lấy đổ vào choé rước về đình làm nước thờ quanh năm. Khi


nước được lấy lên bờ, đoàn rước từ từ quay về đình làng. Nghi
thức rước được tiến hành vào ngày mồng 9 tháng 8 âm lịch để
hơm sau bước vào chính hổi. Cũng trong ngày này tại chùa
làng có nghi thức thỉnh kinh trước khi làng vào hội. Vì thế
ngày hội tháng Tám được nhắc đến với các nghi thức “ thỉnh
kinh rước nước” là như vậy.


Hội tháng 8 cịn có m ột nghi thức khác đó là giao hiếu,
ăn giải giữa

cổ

Mễ và Hữu Chấp là làng nằm cách

cổ

Mễ
khoảng 3 km về phía tây - bắc. Hai làng có tục kết chạ với
nhau từ lâu, người c ổ Mễ khiêm nhường gọi Hữu Chấp là
quan anh, ngược lại người Hữu Chấp cũng luôn từ tốn xưng
với người Cổ Mễ chỉ nhận mình là quan em. Cả hai bên luôn
luôn nhường nhịn tôn trọng lẫn nhau. Con trai con gái hai làng
không được lấy nhau làm vợ chồng. Hai làng thường xuyên có
mối giao hảo, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc, cũng như
những lúc khó khăn hoạn nạn. Hai làng chỉ cách nhau một
cánh đồng nên việc giao hữu khá thuận lợi. Trong dịp hội
tháng Tám, ngày mồng 9 tháng 8 c ổ Mễ cắt 12 người lên làng
Hữu Chấp để tham dự tế lễ. Còn Hữụ Chấp cũng cắt 12 người
xuống Cổ Mễ tham dự tế lễ vào ngày 14 tháng 8 là ngày giã
hội. Khi tế lễ xong thừa lộc Thánh ẩm thực vui vẻ cùng nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

Một lục khác được liến hành vào dịp hội tháng Tám dó
là lị vào cai đám của người làng c ổ Mỗ. Theo phong tục cổ
tru>ền mà dân làng còn ciữ đến bây giờ, dối với đàn ônc dù
sôYisi ở làng hay đi làm ăn xa thì cứ đốn 50 là vào cai đám. Từ
lớp tuổi này trở lên là nhũng người quan trọng nhất, quyết
định mọi việc ở trong làng. Vào ngày 10 tháng 8 trong dịp lệ
làng, nhũn2 người ỏ' tuổi này sửa mâm xôi, con gà, áo ihe


khăn xếp, ra đình để lễ Thánh và trình lànc. Nếu ai ở xa
không kịp về hoặc có lý do nào khác thì gia đình ở nhà có thể
làm thay để trình làng, như vậy cũnq coi như ơng ta có mặt ỏ'
nhà. Kể từ đấy người đó có vai vế, có thân phận ỏ' làng. Nếu là
người đi xa, sau này về nghiễm nhiên đã là người được chấp
nhận. Bằng không sẽ bị cả làng tẩy chay, khinh ghét.


Cũng trong dịp này, những gia đình có con gái di lấy
chồng xa ngoài làng, phải nhắc con e;ái và con rể sửa lễ về lễ
Thánh. Khi đi lấy chồng, người con cái đã phải nộp cheo làng
theo phong tục, như câu nói cửa miệng của người c ổ Mễ là
“Cheo lànc, cưới h ọ ”, lục này xưa ở c ổ Mễ rất nghiêm ngặt.
Gia đình có con gái đi lấy chồng thicn hạ, dù cưới ăn lo hay
ăn nhỏ trong nhà, trong họ bao nhiêu không biết, nhưng nhất
thiết phải dẫn cheo cho làng. Cheo làng có thể bằng hiện vật
như gạch, mâm đổng, cũng có thể bằng tiền. Còn vào ngày
hội, nếu con gái và con rể không vổ lễ Thánh được thì gia đình
phải sửa lỗ thay vào lễ hội 10/8 hàng năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

cáu là nhằm cỉiỗn lại sự tích luyện quân của đức T hánh Tam
Giang, dồng ihời cũng là tục cầu 111 ưa của cư dân Việt c ổ 14.


Ngoài nhũng trò diễn và^phong tục đã kể trên, trong dịp
hội tháng tư và tháng tám cịn có các trị chơi khác như kéo
co, chọi gà, đánh cờ, hát quan họ. Xưa kia, theo các cụ trong
làng cho biết, đây cũng là một làng quan họ, sau này mai một
dần khơng cịn nhu' cũ. Những năm 90 của thế kỷ trước đã có
lúc dân làng muốn khôi phục lại, nhưng do các nghệ nhân đã
qua đời, khơng cịn cốt cán nên sự việc không thành.



Như vậy, do thời gian dã trôi đi quá lâu, cuộc sống đã có
biết bao nhiêu thăng trầm trong thế kỷ XX trên đất nước ta,
cho nên nhiều nét văn hoá của làng c ổ Mễ đã bị mai một mà
ít người cịn nhó được. Vì thế chúng tôi đã không thể dựng
nên một cách đầy đủ bộ mặt của lễ hội cổ truyền làng c ổ Mễ
xưa. Song bằng những điều chúng ta cịn tìm hiểu được đã cho
thấy một không khí hội hè khá nhộn nhịp trong năm của làng
Cổ Mễ. Nó chứng tỏ tại đây, cũng dã một thời vang bóng
những sinh hoạt văn hoá vừa nhuốm màu tín ngưỡng, vừa
chứa đựng nhiều truyền thống văn hoá của người dân Kinh
Bắc. Người dân c ổ M ễ ln tự hào về ngơi đình lịch sử, có giá
trị kiến trúc nghệ thuật cao và nhũng lễ hội xưa đã từng diễn
ra tại đây.


Sau này, khi trung tâm tín ngưỡng chuyển sang đền Bà
Chúa Kho, một phần cũng do lễ hội của làng đã không được
tổ chức từ lâu, nhiều nghi thức, phong tục chỉ còn đọng lại


<i><b>14 N guyễn N gọc Thanh, Lê Thị H ồng Phúc (1 9 9 3 ), Khôi phục l ễ hội đình làng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

ký ức người già mà không rõ cách tổ chức ra sao. Lại có ý
kiến cho rằng người ta dồn về đền Bà Chúa Kho lễ bái đông*
nên cả làng phải tập trung vào đó để phục vụ và quản lý, nên


sức lực và tiền của được tập trung vào đây làm cho việc tế lễ ở
đình khơng cịn như trước nữa. Những năm sau này, khi đền
Bà Chúa Kho đã khang trang thì tiền cơng đức cũng được đem
tu sửa đinh, song lễ hội thì khơng có thời gian để mở nữa. Mọi
sự chú ý của cả làng đều đổ dồn vào đền Bà Chúa Kho, bởi
vậy mà việc ở đình cứ nhạt dần đi. Lễ hội xưa có chăng chỉ


còn ở trong tiềm thức của những người già từng trải mà thơi.
Có người lại thẳng thừng cho rằng lễ hội ở đình khơng mở lại
có ảnh hưởng gì đâu, ấy là chưa nói đến mở hội thì phải đầu tư
về kinh tế khá lớn. Đó cũng là một cách nghĩ của khơng ít
người dân c ổ Mễ. Nó cũng phản ánh được một luồng ý thức,
tư tưởng của một bộ phận lớn người làng trong thời buổi kinh
tế thị trường này. Cũng là một điều tiếc cho một ngơi đình lớn
như đình c ổ Mễ với truyền thống lễ hội đã có từ xựa, nhưng
ngày nay đã thay đổi rất nhiều trước cơn lốc của nền kinh tế
thị trưòng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

thơi. Vì thế, việc so sánh hai hiện tượng này ở hai đầu c ủ a đất
nước là một điểm hết sức thú vị. Vể nội dung thờ cúng và mục
đích đi lễ của người dân ớ cả hai đền này hết sức giống nhau.
Tuy nhiên từ cách thức tiến hành, tổ chức, tế lễ, bài trí, lễ vật
v.v... đều có những nét khác nhau phản ánh điều kiện kinih tế
xã hội và môi trường ở mỗi địa phương có những khác Ibiệt.
Về tâm thức của người đi lễ ở hai nơi cũng vậy, từ đó nó phản
ánh cách tiếp cận với nền kinh tế thị trường ờ hai vùng k hác
nhau của đất nước cũng có những điểm chung và riêng. iQua
đó cũng phản ánh văn hoá của các vùng miền trong một niước
có những đặc trưng nhất định. Chúng tơi sẽ có những so sánh
về hai hiện tượng này ở một cơng trình khác.


<b>2. Sự linh thiêng của Bà Chúa Kho</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

hôi 11 cười dân ở Việt Nam tỉéii hiẽí đến đồn Bà Chúa Kho vì
hiện tượnc cầu cúng ở đó thì trước đấy ít ai biết đến ngôi đền
này. Níĩav na ười dân địa phương cũng khơnu có mấy người
thực hiện việc lễ ử đền khi xin xỏ hay cầu m onc một việc gì


lớn cho gia đình hay cá nhân mình. Tất nhiên, điều này bây
giờ họ chí kể khi ta thật thân thiện với họ, còn nếu khơng
quen biết thì đương nhiên, họ sẽ nói là Bà thiêng lắm và cần gì
người ta cũn2; đến để cầu cúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

cửa I1Ĩ. Khơng biết diều này có điírm vói ý tưởng mà Samuel
Popkin đặt ra, khi hàn về Người nônsi dân duy lý không?
(Raiional peasant) của xã hội nônẹ thôn Việt Nam <i>(,Sưnĩuel </i>
<i>popkin, 1978),</i> còn chúng ta thì quen eọi bằng thuật ngữ tính
thực dụng của người nơng dân.


Nhìn chung, người Việt Nam là một dân tộc tin vào tín
ngưỡng đa thần. Vào những dịp lễ lạt hay bất cứ lúc nào tiện
lợi cho họ, người ta đều tiến hành lễ bái ỏ' tất cả các nơi thờ tự
mà họ ghé qua. Đó cũng chỉ là một tâm thức bình thưịng theo
một thói quen, như câu tục ngữ “có thờ có thiêng, có k i ê n ầ c ó
lành” mà thơi. Đối với người dân làng c ổ Mễ cũng vậy, họ ehỉ
coi đền Bà Chúa Kho là một nơi thờ tự bình thường của làríg,
đương nhiên là khơng bằng đình và chùa. Dù rằng bây giờ ta
hỏi thì họ trả lời hoàn toàn khác, như đã trình bày. Cịn thâm
tâm khơng mấy người tin cho lắm. Đúng như câu tục ngữ “Bụt
chùa nhà không thiêng” của người Việt. Bằng vào việc quan
sát thái độ của họ khi cầu cúng thuê cho khách thập phương;
khi họ tranh giành khách hay chuẩn bị các đồ lễ vật thuê cho
khách v.v... hay như các báo chí miêu tả, sẽ thấy được khá rõ
sự “không thiêng” ấy. Dù rằng, do sự tin tưởng ghê gớm của
khách thập phương, phần nào cũng lôi kéo được một số người
làng tin theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

xuủl ncay cạnh đền. Bây ui ờ nhà máy co' khí Đáp Cầu cũng


khéníi cịn mà chuyển thành một xưởnc sán xuất sữa đậu nành
và L'ho một công tv liên doanh do Trune Quốc thuê sản xuất
chiếu ni lông.


Khi đền chỉ là mội ngôi miếu nhỏ thì dân c ổ Mễ cũng
khóng llìấy ai quan tâm đến việc quản ]ý hay giữ cho mình như
bây giờ. Theo dân làng trước nhữnc; năm 70 ở miếu có người
tên là bà đồng Xuân là cháu cụ đồng Bá Xe ở Hà Nội coi giữ.
Ngúi ta cũng khơng cần biết là họ ở Hà Nội và địa chỉ cụ thể
nhu' thế nào. Một mặt, khi đó việc đồng bóng hồn tồn bị cấm
đốn nên người trôrm coi ở đây cũng không dám hành nghề
công khai. Mặt khác, người đến lễ lại càng vắng nên không có
gì nguy hiểm đối với chính quyền và dân làng. Sau đó cho đến
trước năm 1989 khi các bà đồng đi khỏi đây (không rõ nguyên
nhân) thì đền được cụ Bồ người làng c ổ Mễ trông coi. Cụ Bồ
là người mà trong thòi gian bà đồng Xuân trông coi đền,
thường cùng phụ giúp với bà đồng và cũng được bà truyền lại
cách thức cúng lễ để sau này truyền lại cho người làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

ngọn đèn diện lớn rọi thảng vào đền mà theo dân địa phươrm
làm cho ngôi đền mất thiêng. Có người lại nói, đó là chỗ Belo
nhốt chó và các súc vật khác của ông ta làm ô uế xông vào
đến tận đền. Một thời gian sau, bỗng nhiên bà vợ đầm của
Beto bị bệnh đau bụng (có người khác lại nói là Beto bị bệnh ở
chỗ hiểm hoặc các con của ông ta bị bệnh). Họ đã đi nhiều
bệnh viện tây y m à không sao khỏi bệnh. Khi đó, người thư ký
của Beto, vốn là một người Việt, bèn đề nghị ông ta sửa một lễ
dâng cúng ở đền Bà Chúa Kho cầu xin. Quả nhiên, sau lễ ấy,
vợ Beto khỏi bệnh, vì thế ơng ta đã thay đổi hẳn thái độ và đã
bỏ tiền để sửa sang ngôi đền, bỏ đèn ở hàng rào để không


chiếu thẳng vào đền, dọn dẹp sạch sẽ khu vực đó. Chuyện này
bẵng đi theo thời gian, bao nhiêu thay đổi từ sau Cách mạng
tháng Tám nên không ai nhắc đến, chỉ đến khi có sự sơi động
của người di lễ, người ta mới lại kể ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

vị trí quan trọng để đánh phá cả cầu và ga xe lửa. v ề phía
Việt Nam, để bảo vệ cầu và ga, ở đây người ta đã bố trí hai
đơn vị pháo cao xạ được đặt trên núi Dinh và núi Kho để hỗ
trợ cho nhau.


Một điều thú vị là trong suốt cuộc chiến tranh, biết
bao bom đạn đã dội xuống đây, ga Thị Cầu bị phá huỷ
nặng, cầu Đ áp Cầu cũng bị phá. Đơn vị cao xạ ở núi Dinh bị
trúng bom nhiều lần, có thương vong xảy ra, nhưng đơn vị ở
núi Kho thì chưa m ột lần bị trúng bom của không quân Hoa
<i>K ỳ.</i> Hầu hết số bom ấy lại rơi ra ngoài khu vực đơn vị đặt
pháo cao xạ. Vì thế người ta tin rằng núi Kho được Bà Chúa
K ho phù hộ nên đã tránh khỏi bom Mỹ. Tuy nhiên khi đó
cũng chỉ là câu chuyện truyền miệng như vậy m à thôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

tin cậy người kể đã cho chúng tôi địa chỉ, tên thật của một số
người mà họ biết để chứng tỏ là có thật. Chúng tôi cũng không
tiện ghi tên họ ở đây do nguyên tấc điều tra mà phương pháp
nghiên cứu nhân học qui định. Một điều có thể tin được đó là
phần trăm sự thật trong những câu chuyện đó khá lớn. Tất
nhiên theo con mắt khoa học ngày nay thì đó chỉ là sự ngẫu
nhiên. Song người ta hay hỏi lại là tại sao sự ngẫu nhiên lại
đúng vào những người ấy, đúng sau khi họ đã làm những hành
động như vậy m à không phải trước hay sau đó thật lâu. Điều
đó thì thật khó m à giải thích khiến người ta bị thuyết phục.



Những câu chuyện tương tự như vậy có thể gặp ở bất cứ
một nơi thờ tự nào ở nước ta. Đặc biệt là những nơi thờ tự nổi
tiếng cả ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Cuối năm 2003, khi dự
lễ hội Gò Tháp ở Đ ồng Tháp, cũng như đầu nãm na) ở lễ vía
Bà Chúa Xứ chúng tơi được nghe khơng ít những câu chuyện
tương tự. Đây thật sự là một hiện tượng thú vị cho các nhà
nghiên cứu văn hoá và quả thực nó đóng một vai tiị khơng
nhỏ trong các lễ hội ở nước ta. Ở góc độ nào đó đơi khi cịn là
điều khơng thể thiếu được đối với các lễ hội cổ truyền


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

Khc cũnu là m ột trong nluìnu địa điểm trên dường buôn bán
Hà Nội - Lạng Sơn. Vì ihế, dã khơng ít người ché qua đây để
cầu xin sự che chở.


Vì chuyện làm ăn, ai biết người đó, nên khơng có một
chứnq cứ cụ thể nào để biết ai là người đầu tiên được Bà Chúa
Kho phù trợ để phát tài. Tuy nhiên, có sự đồn đại từ người này
qua người khác trong giới làm ăn. Và thế là một đồn mười,
mười đồn trăm, trăm thành ngàn, thành vạn, để dần dần đền
Bà Chúa Kho trở thành một trung tâm hành lễ lớn nhất ở phía
Bắc. Cũng từ đó, dân làng c ổ Mễ bước vào một giai đoạn mới
trong đời sống của mình. Từ một làng quê nghèo, sống duy
nhất bằng nông nghiệp bỗng nhiên trở thành một làng giàu,
thav đổi hẳn bộ m ặt của mình và có được giai đoạn hưng thịnh
chưa từng thấy trong lịch sử.


3. Q u y t r ì n h lễ Bà C h ú a K ho
<i>a) Thời gian lễ hội</i>



Thời gian lễ hội quan trọng nhất là đầu năm và cuối năm.
Đầu năm là đi vay, đi xin, còn cuối năm là đi trả và đi tạ ơn. Vì


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

nên, thời gian từ mồng 5 đến 15 tháng Giêng là giai đoạn cực
điểm của lễ hội đền Bà Chúa Kho là vậy. Đưong nhiên, đó là
thời điểm lý tưởrm nhưng khơng phải ai cũng có thể đi được, do
đó tâm lý chung là trong mùa xuân vãn là thời gian tốt. Người
đi lễ, nhất là nhũng người làm ăn, thường cố gắng đi trong thời
điểm tốt nhất để hy vọng vào một sự linh thiêng, m ay m ắn sẽ
đến với họ. Điều này cho thấy, sự đông đúc của người đi lễ
trong hai tuần đầu tiên của năm mới. Sau thời gian đó, người đi
lễ thường là những người ở các giới khác không quá chú trọng
vào thời điểm, miễn là họ vẫn đi vào mùa xuân. Đối với người
làm ăn, ngoài việc có những điểm đi lễ m à họ bắt buộc phải
đến vì mục đích của năm tới (nên phải đến lễ Bà Chúa Kho
trưóc Rằm tháng Giêng chẳng hạn), người ta còn cố gắng làm
sao đi lễ được càng nhiều nơi càng tốt. Đồng thời cũng là sự kết
hợp nghỉ ngơi, thư giãn để bước vào một vụ làm ăn mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

gần Bà. Tháng Giêng là thời điểm rét ở Bắc Bộ, vậy mà bất
chấp cái rét mướt, thậm chí mưa phùn lạnh ẩm, thấu vào da thịt,
người đi lễ vẫn hết sức hào hứng. Thế mà nhiều khi 4 - 5 giờ
sánu đã có nườm nưọp người lừ các vùng xa xơi hơn như Hải
Phịng, Quảng Ninh, Nam Định, Lạng Sơn có mặt ở đó rồi. Quả
thực, việq cầu xin Bà có một sức hút ghê gớm. Nhiều người
được hỏi có Ihấy mệt và lạnh khơng thì họ thật vui vẻ mà trả lời
là không thấy mệt mỏi gì mà cịn thấy nóng do sự rạo rực của
thân thể, khi nghĩ đến việc được đến nơi để lễ Bà cầu phúc, cầu
tài và hy vọng được nhiều lộc trong năm tới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

ăn thì gần như bắt buộc. Do đó, nếu họ khơng đi được thì họ
nhờ người thân hay bạn làm ăn đạt lễ và kêu cầu giúp cho an
lâm kẻo sợ Bà trừng phạt. Cho đến chiều 30 Tết, theo dân ở
đây cho biết, vẫn còn những người đến lễ Bà.


Thời gian lý tưởng của lễ tạ vẫn là dịp tháng Chạp, lúc này
đa số những người làm ăn nhỏ, những người lao động, cơng
chức đã hịm hòm biết được kết quả thu nhập trong năm của
mình. So với những điều xin hay vay mượn đầu năm, họ cũng
áng chừng được sự linh nghiệm hay chưa đạt. Như vậy cũng có
thể thảnh thơi đến lễ để cảm tạ Bà hoặc cịn những điều gì chưa
thoả thì cầu tiếp cho trọn vẹn đến hết năm. Biết đâu lại hé mỏ
một cơ hội may mắn vào phút chót như dân làm ăn.


Ngoài hai thời điểm đặc biệt trên đây, cuộc hành hương
đến đền Bà Chúa Kho diễn ra quanh năm vào bất cứ lúc nào.
Thời gian này, người hành hương là những thành phần sau đây:


Thứ nhất, đó là nhũng người khách vãng lai trên đường
đi làm ăn, tình cờ đi qua khu vực đền người ta tranh thủ vàc
lỗ. Có thể do họ ở rất xa nhưng có nghe tiếng tăm của đền Bề
Chúa Kho nhưng khơng có điều kiện để đến lễ vào đầu năm.


Thứ hai, là những người công chức, người lao động dc
điều kiện công tác hay đi làm qua hoặc gần đấy mà tranh thỉ
ghé đến đền để làm lễ và thăm viếng. Nếu khơng có cơ hội th'
họ cũng không thể đến đền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

Thứ tư, là nhũng người đủ mọi loại tầng lớp trong xã hội,
nghe ùn về sự thiêng liêne của Bà mà họ muốn đến đây để


bày tỏ nguyện vọng của họ và cầu xin m ột cách hết sức chân
Ihành. Tháng 8/2003 cũng như tháng 3/2004, khi chúng tôi
quan sát tại đền đã nghe được một ìmười nông dân từ Hà Tây
lên, cầu xin năm đó mua được một xe công nông để làm ăn
(8/2003), một người nông dân khác ở Lục Ngạn (Bắc Giang)
đến xin cho vườn vải nhà chị năm đó khơng bị sâu và sai quả
để có mùa vải thắng lợi (3/2004), có người lại chỉ cầu mong
cho đàn vịt nhà mình không bị dịch m à chết hết thì gia đình
chị ta sẽ không biết lấy gì mà sống (3/2004) v.v... Rồi người
ta cầu cho con cái thi cử vào mùa thi tới được đỗ đạt, cầu cho
sức khoẻ của người đang ốm mau lành bệnh...


Thời gian trong năm khá dài, nên rải rác lúc nào cũng có
người đến đền, tuy nhiều ít khác nhau. Ây là chưa kể ngày nay
do làm việc 5 ngày trong tuần nên ngày nghỉ cuối tuần cũng là
những chuyên du lịch thú vị của người già, công chức và đặc
biệt là số học sinh, sinh viên kết họp đi lễ đền và đi pic-nic.


<i>b) Sửa ỉễ cún q Bà và các vị khác trong đền</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

tế thị trường hiện nay, hỗ có cầu là có ne ười cung cấp, ấy là
chưa kể nhập gia tuỳ tục, có những thứ đến đây mới biết cần
phải sắm và những thứ dễ vỡ, dễ nát như hoa quả, trứng sống.
Vì vậy, đa số những người thông thạo, tỉ mỉ mới sắm sửa kỹ từ
ở nhà, cịn lại thì tuỳ tâm của m ỗi người mà quyết định mua ở
đây, sắm một phần hay sắm cả hoặc khôim đem gì, đến nơi sẽ
mua tất cả.


Trừ những người đi lỗ chuyên nghiệp thì họ cần phải sắm
sửa bài bản, đầy đủ cho tất cả các cung, còn lại đa số mọi người


là tuỳ theo hồn cảnh, điều kiện và mục đích đi lễ của minh mà
mua sắm. Thường thường họ nghĩ sao thì làm vậy và hầu hết là
sắm sửa tiền, vàng, ngoài các đồ lễ chay, lễ mặn. Bởi vì mục
đích chính là cầu lộc cho năm tới có nhiều và làm ăn phát đạt,
kết quả của sự phát đạt ấy đều được qui ra tiền, ra vàng. Cho
nên đó là những thứ m à gần như ai cũng biết để mua.


Dưới đây chúng tôi thử thống kê các đồ lễ chay, mặn và
vàng mã m à chúng tôi quan sát được ở đền Bà Chúa Kho:


- Gà luộc, cả con nguyên vẹn


- Xôi, để trong đĩa hay đóng thành phẩm


- Trứng sống, trứng vịt tươi, thường kèm theo gạo, muối
- Giò, chả, khoanh hoặc cả khẩu, chả cả bánh


- Thịt lợn: khẩu thịt, chân giò, thủ lợn
- Bánh chưng và các loại bánh khác
- Rượu, chai lớn, chai nhỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

- Thuốc lá: sang là Ba sô' (555), nếu không là các loại khác.
- Hoa quả: tuỳ theo mùa đi lễ nhưng đó là dịp có các loại
táo Tàin Mỹ (to, đẹp), mận, nho, lê. Càng tìm được những loại
lạ, nhập khẩu từ nước ngồi về thì người ta càng cảm thấy lễ
của mình sang hơn, lạ hơn dễ được để mắt đến hơn.


- Các loại vàng mã như:


+ Đ ô la, tiền đồng theo từng tập



+ Vàng lá, vàng phên, vàng xoè, vàng Kim Thành,
cành vàng.


+ Hộp trang sức: gương, lược, kẹp tóc,...
+ Quả trầu


+ Hài sảo: giày kèm theo một số thứ khác...


Nhưng nhà sản xuất hàng mã cũng luôn luôn cập nhật
với thị trường và thị hiếu của người đi lễ. Họ cũng tung ra
những sản phẩm đẹp, lạ để thu hút khách hàng. Dần dần thành
quen và thích. Chẳng hạn trước những năm 90 ít thấy các loại
cành vàng hay các loại cau vàng, bạc... Bây giờ thì những thứ
đó tràn ngập. Đặc biệt để làm cho đẹp nên họ đã sử dụng
những chất liệu giấy trang kim khá tốt, cũng như các thỏi
hoặc lá vàng, bạc, cũng như một số thứ khác. Vậy nên vào dịp
cuối năm khi hoá vàng thật là vấn đề nan giải. Những thứ đó
khơng cháy hết, màu sắc và chất liệu của chúng có thể tạo ra
sự ỡ nhiễm nhất định cho người sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

ngũ hổ <i>ở</i> ban côns đồng, tứ phủ, đồ trang sức, cau xanh, hài sảo
thì đặt ở Sơn Trang v.v... Những điều này, nếu nhờ người lễ
thuê dẫn lễ họ sẽ chỉ cho khách đến nơi đến chốn một cách hết
sức tường tận tỉ mỉ. Đối với những người đi lễ thành tâm thì họ
khơng quan tâm mấy đến chuyện này. Đối với họ đi lễ được hết
các ban là đã thoả mãn rồi. Còn việc đặt lễ vật nào ở đâu như
thế nào họ cũng không mấy khi tìm hiểu. Những lúc hội quá
đông người, không chen nổi vào trong và cũng không có tiền
thuê đặt lễ họ đành gặp chỗ nào vắng là đặt lễ và kêu cầu tất cả.


Như vậy là họ đã thoả mãn với việc đến lễ ở đây rồi. Bình
thường muốn có một cuộc lễ cho đầy đủ thì tối thiểu người đi lễ
phải bỏ ra không dưới 50.000 đồng. Đối vói người trung lưu thì
đây là một cái giá bèo bọt, nhưng đối với người nông dân cũng
không phải là nhỏ. Vì thế dân làng ở đây có thoả thuận một số
loại lễ bình dân khá phổ biến là:


Lễ 1 giá 10.000 đ
Lễ 2 giá 20.000 đ
Lễ 3 giá 30.000 đ
Lễ 4 giá 40.000 đ
Lễ 5 giá 50.000 đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

sắm lễ cho biết có người mua hết vài triệu vàng mã để cúng
x o n ỉ rồi đốt cũng là chuyện hàng năm người ta vẫn gặp ở đền.
Theo một số chị em làm dịch vụ đặt lễ cho biết những người
đó là những người đã làm ăn trúng lớn sau khi đi lễ ở đây đầu
năm hoặc năm trước. Nay đến đặt lễ lớn vừa để tạ ơn vừa để
cầu cho năm tiếp theo. Hầu như không kể ra chi tiết, nhưng
những người này đều hồ hởi tâm sự với những người phục vụ
rằng năm đó họ cầu thế nào và đạt được ra sao. Vì thế mà họ
sắm lễ nhiều để tạ ơn Bà Chúa Kho.


<i>c) Quy trình lễ ở đền Bà Chúa Kho</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

của khách đi lễ chi nhằm vào đền trong làng c ổ Mễ mà ít ai chú
ý chỗ này nên chưa có vấn đề gì nổi cộm để có sự can thiệp cho
rõ ràng của các cấp quản lý.


Quy trình lễ trong đền Bà Chúa Kho được bắt đầu từ ban


công đổng tại nhà tiền tế. Lễ vật ở đây là lễ mặn như rượu thịt,
thuốc lá, bia, trứng, gạo, muối. Đây là nơi thờ các quan lớn,
các đức ông, ngũ hổ nên nhất thiết phải là lễ mặn. Sau khi đặt
lễ ở đây, người đi lễ thắp hương và đem hương đi cắm ở tất cả
các ban trong khu vực đền, sau đó trở lại ban công đồng tiến
hành làm lễ. Lễ này có ý nghĩa như: Sự trình báo xin phép các
quan cho vào làm lễ. Người đi lễ có thể tự mình cầu xin, nếu
khơng biết lễ thì có thể thuê những người trông nom tại đây
cầu khấn giúp, bởi họ cầu khấn rất có bài bản và lun loát.
Người đi lễ chỉ cần cho họ biết họ tên, địa chỉ và ước nguyện,
sau đó ngồi bên cạnh người khâ'n thuê ấy, chắp tay vái cùng
và chứng kiến. Làm theo những gì mà người khấn thuê bảo.
Sau lễ tuỳ tâm mà trả cho người khấn giúp 2000 hay 5000 đ
hay nhiều hơn, cùng một chút lễ vật như quả táo, bao thuốc,
đĩa xôi... gọi là tuỳ tâm chia lộc.


Kết thúc ở cung này đi tiếp vào bên trong cung đệ nhị thờ
Tam Toà Thánh Mẫu. Tại đây người lể có thể xin cầu phúc, lộc
cho bản thân và gia đình. Đặt lễ hay khơng là tuỳ ý, thắp hương
cầu khấn là lẽ đương nhiên. Tuỳ theo mức độ và nhu cầu của
người đi lễ mà có thể tiếp tục thuê người khấn và sắm lễ vật,
nếu khơng thì chỉ cần tự mình tháp hương và cầu khấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

loại chiểu theo mục đích cúa người đi lễ muốn vay nhiều hay
ít. Trước khi cầu khấn phải lễ hên tá (nhìn từ trong ra) là thân
phụ của Bà Chúa Kho và bên hữu là thân mẫu của Bà. Sau đó
đến phán lễ chính để vay tiền hoặc xin lộc của Bà (đầu năm)
cũng như trả hay tạ lễ cho Bà (vào cuối năm). Chỗ này là nơi
được thuê khấn vái nhiều nhất. Những người lễ thuê có những
bài cúng chuyên nghiệp do sách vớ được in bày bán và họ học


thuộc lòng như trường hợp bài cúng trong sách “ Những bài
khấn nôm” của tác giả Thanh Bình, tập sách khơng có nhà
xuất bản và chắc tên tác giả cũng không phải thật.


Con lạy Ngọc Hoàng thượng đế
Con lạy Ngũ vị Tôn ông


Đệ nhất Thượng thiên
Đệ nhị Thượng ngàn
Đệ tam Thoải phủ
Độ tứ Khâm sai


Con lạy tứ vị Chầu bà
Tam toà Thánh Mẫu
Đệ nhất Thượng thiên
Đệ nhị Thượng ngàn
Đệ tam Thoải phủ


Con lạy năm dinh quan lớn
Mười dinh quan lớn


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

Con lạy Trần triều hiển thánh
Hưng Đạo Đại Vương


Nay nhân ngày... tháng... năm...
Tín chủ con: Tên, họ, vợ, chồng
Ngụ tại... số nhà... phường... xã...
Nhất tâm tưởng, vạn tâm cầu
Mang miệng đến tâu



Mang đầu vọng bái
Chắp tay con vái
Trước cửa tam tồ
Lịng con thiết tha
Cầu xin Thánh mẫu
Cùng cơ cùng cậu
Rủ lịng xót thương
Đại đức từ bi


Lầm lỗi điều gì
Xin Mẫu đại xá
Phù cho tất cả


Con cháu khang ninh
Tỏ đức hiếu sinh


Anh linh Thánh mẫu
Cứu khổ trừ tai


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

Nam m ô A di đà Phật!
Nam m ô A di đà Phật!
Nam m ô A di đà Phật!


Một bài cúng khác, không phai ở sách này mà theo lác
giả K hánh D uyên cho biết15.


Nam m ô A di đà Phật!


Hôm nay là ngày... tháng... năm... Việt Nam quốc, Hà
Bắc tỉnh, Bắc Ninh thị, Vũ Ninh xã, c ổ Mễ thôn.



Con lạy: 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Tam giới thiên chúa cấp nhất thiết thánh chúng
Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh


Thiên tiên thánh mẫu, Địa tiên thánh mẫu, Thuỷ tiên
thánh mẫu.


Tứ phủ chầu bà, Ngũ vị Thánh ông, Tả hữu quan Hồng.
Nhị vị thánh cơ, Bát bộ Sơn Iranc, Thập nhị tiên Nàng.
Đương niên hành khiến chi đức tôn thần


Đương cảnh thành hoàng, bản thổ Đại vương
Ngũ hổ thẩn tướng, Thanh, Bạch xà thần linh
Kính lạy:


Đức C húa Kho Thánh Mẫu hiển hoá anh linh, cảm thông
các sư, chấp lễ, chấp bái chứng minh công đức phù hộ độ trì
chơ con tên là:... ở tại địa chỉ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

Ngày hôm nay tu thiết kim ngân, hương hoa, lễ vật, chí
thiết một lòng thành tâm đ án” lễ, sám hối cầu xin cho con
được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách
sự cầu như đắc ý.


Chúng con cúi đầu thành tám kính lễ Chúa Kho Thánh Mẫu.
Những bài cúng này có vẻ bài bản, sách vở, chữ nghĩa
của những nhà Nho. Do đó khi đọc lên có cảm giác vừa quá
cao siêu, khách sáo. Có lẽ vì thế mà những người lễ thuê, tuỳ
theo sự thông minh, nhanh nhẹn của mình mà họ dựa trên nền


tảng ấy rồi thêm bớt, thậm chí họ tự đặt ra nội dung bài khấn
để phù hợp cho từng đối tượng m à họ khấn thuê. Đây mới là
sự sáng tạo và cập nhật, nó vừa có giá trị thực tiễn mà không
kém phần nghệ thuật trong đó. Hoàng Hồng c ẩ m đã ghi được
một bài kiểu n à y 16.


Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, chư
Phật mười phương. Con lạy công đồng tứ phủ, hội đổng các
quan trên quan dưới, các bóng các giá... Con lạy linh từ chủ khố
Bà Chúa Kho anh linh hiển hố. Hơm nay là ngày... tháng...
năm... con tu thiết kim ngân, hương hoa, phẩm quả thành tâm
dâng lễ. Con đến cửa mẹ nương nhờ ân đức mẹ, con cầu buôn,
cầu bán, cầu lộc, cầu tài, cầu học giỏi vẻ vang, cầu Xênh xang áo
mũ, cầu tiến chức thăng quan, cầu gia đình yên ấm, cầu gia
quyến an khang. Kính nhờ lượng mẹ cho chúng con cầu tài được
<b>tài, cầu lộc thêm lộc, trăm sự cầu được như lịng.</b>


Con cúi đầu thành tâm kính lễ Linh từ quốc mẫu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

Nam mô A di đà Phật (3 lần)


Còn đây là bài khấn mà chúng tôi ghi được vào ngày
11/1/2004 (tức ngày 20 thánR Chạp năm Quí Mùi, 2003) trong
đợt điền dã tại đền Bà. Nqười khấn thuê hỏi muốn gì và làm
nghề gì để họ dễ bề cầu khấn. Khi chúng tơi nói là người cơ
quan thì được người khấn thuê khấn giúp như sau:


Con lạy c ô n g đồng tứ phủ vạn linh, ngũ vị quan
ông, hội đ ồ n g q u a n lớn.



Con lạy Linh từ Chúa Kho, muôn linh vạn kiếp


Hôm nay là ngày 20 tháng Chạp, năm Quí Mùi, con
đứng trước cửa Bà văn thay, lễ đỡ cho gia chủ: Họ, tên người
lễ, họ tên vợ, họ tên các con, địa chỉ ỏ' đâu...


Hôm nay gia chủ con nhất tâm, toàn tâm
Cầu dốc m ột lòng tòng một đạo


Đầu năm có về cửa Bà
Xin tài, xin lộc


Xin ngân, xin xuyến


Hôm nay gia chủ con mang miệng đến tâu, mang đầu
đến tạ ơn Bà có tờ vàng, nén nhang, tờ đơn, cánh sớ, thanh
bông hoa quả, kim ngân vàng bạc dâng lên cửa Bà.


Bà m ở cửa kho, bà cho gia chủ con xin lộc lai niên của
Bà về làm ăn từ giờ đến đầu xuân năm Giáp Thân.


Chơt nhớ là người nhờ khấn làm cơ quan, người khấn
chuyển nội dung khấn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

Tăng lương, lãng bậc
Tăng chức, tăng quyền
Trên kính, dưới u
Kẻ vì, người nể


Cho cơng được thành


Cho danh được đạt.


Trong gia chung và cho đơi dịng phu thê nước chảy một
dòng, thuyền về một bến.


Bà cho trong ấm ngoài êm


Bà cho các Ún, các tiểu ở nhà học hành Ihông minh, sáng
suốt, thi cử vẻ vang, đỗ đạt thành tài.


Gia chủ con có vận gì Bà giải vận,
có hạn Bà giải hạn


Bà chống ách, trừ tai
Chống tai, trừ hoạ
Điều lành đem lại,
Điều dữ mang đi


Năm xung thì Bà giải xung
Tháng hạn thì Bà giải hạn.


Hơm nay gia chủ con về cửa Bà xin hậu tạ Bà, để Bà
chứng tâm, chứng lễ, chưng lệ, chưng cầu.


Bà cho gia chủ con khi trở ra về
lộc phúc tại gia, cầu lộc tại nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

Con niệm Nam mô A di đà Phật!


Sau đó tung đài âm đư(tng để xem kết quả. Nếu thuận


tức là lời khấn đã được chấp nhận, nếu nghịch thì phải gieo
đài lại. Mỗi người một giọng, lời khấn của những người ở đây
thậi chuyên nghiệp, du dương thực sự hấp dẫn. Dù họ nói rất
nhanh, lên trầm xuống bổng nhưng ít có khi sai.


Trong số lễ vật dâng lên đền, khi chuẩn bị nhiều người
còn thuê viết sớ. Những tờ sớ được in sẵn, người viết sớ chủ
yếu chỉ còn việc ghi họ tên tín chủ và địa chỉ cùng nguyện
vọng có thể vay tiền có thể cầu việc này xin việc kia vào trong
đó. Mẫu sớ bán ở đền phổ biến có nội dung như sau (ghi theo
phiên âm của Nguyễn Kim Hiền):


Cao minh tuyển
Phục dĩ


Nhất tâm bái đảo cảm thông


Phật thánh chứng minh thốn niệm cẩn
Trần nghinh đạt


Tôn nghiêm động hũ cầu khang thái phục
Cao minh ái hữu


Việt Nam quốc (địa chỉ người cầu)


Thượng phụng (ngày tháng năm khi cầu)


Phật thánh hiến cúng đương thiên tiến sớ ( )
Giải hạn tống ách trừ tai nhất kỳ gia nội bình an



</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

Phật thánh khuông phù chi đức tư phùng lệnh tiết tiến lễ
kỳ an giải nhất thiết chi


Tai ương kỳ hà sa chi cát khánh do thị kim nguyệt cát
nhật tu thiết kim ngân hương hoa tịnh cũng phụ trần cụ hữu sở
văn kiến thần.


Thượng tấu cung duy Nam vô cứu khổ cứu nạn linh
cảm quan th ế âm bồ tát kim liên tọa hạ. Tam thế thiên chúa
tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế.


Ngọc bệ hạ


Thiên địa thuỷ tiên tam toà vương mẫu ngũ vị hoàng thái
tử vương quan chư ban khâm sai công chúa


Cung quyết hạ


Tả hữu đãi nhất thiết liệt vị uy linh
Vị tiền cúng linh


Thánh từ Doãn kim Sớ tấu Phục nguyện
Phật thánh chứng minh thần tiên bảo hộ tỉ thần đẳng
thân cung khang thái gia nội bình an tam tai bát nạn sử vô
xâm phạm chi ngu bách phúc thiên tường thường hưởng thọ
khang chi khánh tài như xuyên chỉ lộc tự vân lai nhất quyết sở
cầu vạn ban như ý đãn thần hạ tình vơ nhậm khích thiết binh
dinh chi chí cẩn sớ.


A



Ân
Thiên


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

Nhạt thần khấu thủ hoà nam cụ sớ


Những ước muốn cụ thể muốn vay mượn hao nhiêu,
nhiều ne ười đi lễ thường trực tiếp cầu khấn trước ban thờ ít để
na ười khác biết dược.


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

Lỗ xong ở Cửu trùng thiên thì chuyển saim bát bộ Sơn
trang nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn cùng các vị khác. Tại đây
đặt cả lễ chay, lễ mặn đều được, thậm chí cúng đặc sản như
bún, bánh đa càng tốt. Theo niềm tin dân gian, cung Bà
Chúa Kho chỉ cho vay vốn, cho lộc rơi lộc vãi. N hưng vốn
đó, lộc đó có thành hiện thực hay không phải được phù trợ
của Bà Chúa Thượng N gàn. Cho nên đây là nơi cầu xin làm
ăn phát đạt, xin xuất ngoại, thăng quan tiến chức... Cung
này được xây dựng khoảng giữa những năm 90, khi đó điều
kiện cịn chưa có nên năm 1999 một tín chủ là bà N guyễn
Thị M inh Nghi, giám đốc công ty thương mại tỉnh Bắc Ninh
cung tiến toàn bộ việc tân trang lại cung này. Bây giờ du
khách đến đây sẽ thấy rõ sự bề th ế của nó.


Ban Cậu ở bên trái trước mặt ban Sơn trang. Lễ ở đây để
cầu con cái, nếu có con cái rồi thì để chúng ngoan ngoãn,
chăm chỉ học hành thi cử đỗ đạt. Lễ ở đây thường là lễ chay.
Toàn bộ nội thất của ban này được như bây giờ là do công đức
của gia đình ơng bà N guyễn Đại Nghĩa, 48 tuổi và Đào Thị
Hải Yến 44 tuổi, số nhà 116 - 118 phố Nguyên Du, Hà Nội.


Đây cũng là một cơng trình mới xây vào giữa những năm 90
của thế kỷ trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

Thông 65 tuổi và bà Nguyễn Thị Kim Minh 62 tuổi ở số nhà
23 lò 1 1 khu cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ
Chí Minh. Giá trị của nó bao gồm xây dựng nhà 38.500.000 đ,
nội thất 16.000.000 đ, tổng cộng lên tới 54.500.000 đ. Thời
gian xây dựng từ ngày 1 tháng 7 Bính Tý (1996) và hoàn
thành vào ngày 15 tháng 10 cùng nãm.


Cuộc hành lễ sẽ tiếp tục chuyển sang miếu ơng Cóc. Đây
là nơi cầu duyên và cầu con theo tâm thức dân gian. Từ đây
sang nơi thờ sơn thần là một núi giả nhỏ đắp gắn vào đầu nhà
của cung thờ Bà Chúa Kho trên núi có một cây đa khá đẹp,
chỗ này cũng gần cổng hậu của đền lên khu di tích Hồ Chủ
tịch. Chỗ này có ý nghĩa cho những người cầu việc mua bán
đất đai xây dựng nhà cửa. c ả miếu ông Cóc và nơi thờ Sơn
thần người ta chỉ bỏ tiền chứ không ai đặt lễ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

lễ ở những ban chính hoặc những ban mà họ đã có mục đích
sẵn. Ngồi ra, ở những chỗ khác chủ yếu người ta thắp nhang
và đặt tiền là đủ. Riêng có ban Cơng đồng và cung Bà Chúa
Kho thì hầu như ai cũng muốn đặt lễ. Đẩy cũng là điều dễ
hiểu vì ban Công đồng là nơi mở đầu, trình báo, lại là nơi thờ
nhiều vị thần, còn cung Bà Chúa Kho là điều hiển nhiên vì
mục đích đến đây của tất cả mọi người là đi lễ Bà. Do đó
khơng thể có chuyện khơng vào đây lễ Bà dù là có lễ vật hay
khơng có lễ vật. Gần như tất cả các nơi người đi lễ đều đặt tiền
như một loại lễ vật tối thiểu và cơ bản nhất. Theo phong tục
Việt Nam thì đi lễ đầu năm luôn phải là tiền mới, nhưng để


đặt được hết mọi nơi thì số tiền bỏ ra cũng không phải là nhỏ.
Vì thế, năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cuối nãm âm lịch, Ngân
hàng Nhà nước đều tung ra một lượng tiền mới nhất định để
nhân dân tiêu Tết. Sô' tiền này, không phải ai cũng có thể đổi
được đầy đủ theo nhu cầu của mình. Do vậy mà xuất hiện dịch
vụ đổi tiền mới trưóc tất cả các cửa đền chùa trong các dịp lễ
hội đầu xuân. Những đồng 200đ, 500đ, lOOOđ, 2000đ và
5000đ là những mệnh giá được sử dụng nhiều nhất tại các lễ
hội. Đây cũng là một nét mới của lễ hội trong thời buổi kinh
tế thị trường. Nhà đền cũng có thể thu lại số tiền đạt lễ của
khách mà đổi lại cho khách qua các dịch vụ trung gian.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

toả ra, nuưừi đi lễ với đủ mọi sác màu của áo quẩn, đội trên
đầu những mâm lễ được bày biện, trang trí luyệt đẹp, tất cả
lạo thành một bức tranh hết sức ngoạn mục. Nhìn quanc cảnh
nàv đã tạo ra một cái thú của người đi hội đó là cảnh người
xein người vốn dĩ từ bao địi nay. Phải chăng vì thế mà ta thấy
khống ít người ngoại quốc ngây ngất đứng trên cổng tam quan
của đền nhìn xuống, lãm lăm trong tay nhũng chiếc máy ảnh
và họ bấm m áy liên tục. Quang cảnh hội làm cho người Việt
năin nào cũng đi hội còn mê, huống chi người ngoại quốc
được chứng kiến lần đầu. ở góc độ của người nghiên cứu,
quan sát các m âm lễ này ta còn thấy được một điều đó là sự
giàu sang phú quí hay phong lưu, cần kiệm của mỗi mâm lễ
và đằng sau những m âm lễ ấy là các ông chủ, bà chủ của nó.
Họ cũng thể hiện bản thân bằng đủ mọi loại trang phục, kiểu
mốt để phô bày trước thiên hạ tầng lớp, vị trí của mình trong
xã hội. Người giàu lại muốn giàu Ihêm, nên mâm lễ của họ
càng lớn với những của ngon vật lạ, rưọ'u ngóại, bia hộp, thuốc
lá Mỹ, nho Mỹ, kẹo sôcôla, bánh cao cấp v.v... Còn những


người nghèo thì đến đây để muốn bút ra khỏi cái nghèo hiện
tại nên m âm lễ của họ cũng khơng thiếu gì: hoa quả, bánh
kẹo, gà, xôi,... Không biết ở trên cao kia, Bà Chúa Kho có
nhìn thấy hết tâm trạng của họ hay không? Song trước mắt ai
nấy đều quên đi cái thân phận của mình để hồ vào dịrm
người tấp nập ở lễ hội đền Bà Chúa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

khu vực ban Công đổng và cung đệ nhị mà thôi. Trước ban thờ
Bà Chúa Kho khơim có chỗ để đặt lễ. Vì vậy, vào đẩu xuân,
những ngày đông khách, Ban tổ chức phải kê thêm hàng chục
chiếc kệ được đóng thành bốn năm tầng để cho khách thập
phương làm nơi đặt lỗ. Đi sớm để chiếm được một chỗ đặt lễ
như vậy quả là vất vả. Bởi vậy mà không thiếu gì cảnh lộn
xộn, chen lấn, chồng chất lên nhau làm cho nhũng mâm lễ
được sắp đặt đẹp như vậy m à phải xộc xệch, đổ vỡ là chuyện
thường xảy ra. Chỉ nhũng ngày vắng, khách mới đặt được lễ
một cách đàng hoàng trên ban thờ ngồi Cơng đồng hay ban
thờ Mẫu bên trong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179></div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

<b>III - D Â N L À N G C Ổ M Ễ T Ồ C H Ứ C L Ê H Ộ I Đ E N </b> <b>b à</b>


<b>C H Ú A K H O T H Ế N À O ?</b>


Cho đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, làng c ổ M ễ
vẫn là một làng nông nghiệp thuần tuý. Nghề nông luôn ln
là nghề chính và bảo đảm sự sống cho người dân và theo
truyền thống người ta chỉ chú trọng vào nó. Một điều khá lạ
lùng là nằm giữa một khu vực Kinh Bắc đầy năng động như
vậy mà người dân c ổ M ễ lại giữ vững truyền thống nơng
nghiệp của mình đến thế. Đất làng gần như bị cắt xén khắp


nơi cho các cơ quan, đơn vị bộ đội. Làng cách trung tâm thị xã
Bắc Ninh, thủ phủ của Kinh Bắc chỉ 2 km. Các làng xung
quanh như Thượng Đồng, Hữu Chấp hay đối diện bên kia
sông là Thổ Hà, đều là những làng khá năng động hoặc có
nghề phụ, hoặc bn bán. Vậy mà c ổ Mễ như m ột ốc đảo
nằm giữa sự ồn ào náo nhiệt ấy. Chính vì thế mà cho đến năm
1993, khi lễ hội Bà Chúa Kho rộ lên thì đây vẫn là một làng
nghèo, nhà cửa lụp xụp, đường sá lầy lội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

dịch vụ khác như xe ôm, dẫn khách... đổ về đây mỗi lúc một
đông, tỉ lệ thuận theo số lượng khách đến. Ngôi đền và khu
vực quanh nó khi ấy chưa được m ở rộng, lại phải chứa quá
nhiều khách cùng m ột lúc nên không thể đáp ứng nổi lượng
khách lớn quá mức. Vì thế đã xẩy ra những hiện tượng như
móc túi, tranh khách, chen lấn xô đẩy, ép giá, môi trường
xung quanh bị ô nhiễm bẩn thỉu do khơng có khu vực vệ sinh
đầy đủ và chỗ chứa rác thải. Những sự lộn xộn, mất trật tự, có
cả đánh nhau đã làm cho những người đi hội khó chịu, báo chí
đã viết khá nhiều về điều này. Từ sự bức xúc ấy đã dẫn đến
việc Sở Văn hoá - thông tin - thể thao Hà Bắc, thị xã Bắc Ninh
và Cục Văn hoá quần chúng tổ chức một hội thảo khoa học để
xem xét việc này. Khi đó một số báo cáo đã tỏ thái độ rất gay
gắt trước tình trạng ở đền Bà Chúa Kho. Đ ã có đơi ba ý kiến
không viết trong tham luận nhưng nói trước Hội nghị là cần
dẹp bỏ cái này, cái kia bằng biện pháp hành chính như thời
bao cấp. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả đều thấy một xu thế
mới khơng thể tránh được đó là trào lưu của kinh tế thị trường
tác động vào đời sống văn hố nơng thơn, trong đó có lễ hội
đền Bà Chúa Kho.



Chính lúc đó, cái nhạy cảm tiềm tàng của người Kinh
Bắc, hình như mới trỗi dậy trong máu thịt của người c ổ Mễ.
Sự năng động, nhạy bén và khéo léo của người c ổ Mễ, mà
m ột thời đã được ghi chép trong “Phong thổ Hà Bắc”


<i>Gái C ổ M ễ nghề hàng mau mắn</i>


<i>Miệng chào ran má phấn môi son... </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

điều kiện can thiết. Người lànc c ổ Mễ nhìn thấy lợi nhuận do
ngói đền đcm lại ngày một rõ ràng. Thế là tính tự quản của
cộng đổng làng xã, bắt đầu được phát huy một cách cao độ vì
quyền lợi của dân làng.


Trỏ' lại vấn đề cộng đồng làng xưa, các thành viên của nó
bị ràng buộc bởi những phong tục, tập quán và các luật lệ của
làng. Tất cả những cái đó tạo ra khn phép, cũng như cố kết
các thành viên cộng đồng lại thành một khối để bảo vệ nhau
cùng tồn tại. Tồn tại trước sự đe doạ của các thế lực xấu như
trộm cướp, giặc dã, xoay sở với chính quyền Trung ương và
các làng láng giềng. Tổn tại trước những thách thức hàng
ngày, hàng giò' của cuộc sống như dịch bệnh, đói nghèo, lụt
bão, thiên tai... Vì thế m ột cộng đổng làng cần có những luật
lệ để tạo ra sự cố kết ấy. Vai trị của lệ làng vì thế mà có tác
động hết sức quan trọng, đặc biệt ở người c ổ Mễ thì điều đó
lại càng rõ. Người dân ở đây thẳng thừng m à nói rằng “sợ nhất
là lệ làng chứ không sợ công an” (Tất nhiên là ở một góc độ
hẹp về những vi phạm trật tự trong làng và quanh khu vực
đền). Điều này là hoàn tồn có thật, cả làng còn nhớ đến một
sự kiện dính dáng đến chuyện tham nhũng trong làng có thể


dẫn đến mức khởi tố, nhưng do sự dàn xếp của làng mà đương
sự đã tránh được sau khi thành khẩn và trả lại số tiền đã biển
thủ. Rồi qua những cuộc tẩy chay của làng, mới thấy vai trò
của những luật lệ ấy quan trọng đến nhường nào và làm người
dân phải kính nể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

- Hội đồng tuế từ 45 tuổi trở lèn
- Hội đồng niên từ 45 xuống 30 tuổi
- Hội đồng học từ 29 tuổi trở xuống.


Mỗi khi họp làng bao giờ cũng phải là các bậc cao tuổi
phát biểu trước sau đó mới đến lớp 50 - 55 tuổi, tiếp đến mới
đến các lớp tuổi khác. Lớp tuổi vào làng là từ 50, như trên đã
trình bày dù ở trong làng hay đi làm ăn xa thì dịp đó về mà vào
làng, nếu khơng phải có người nhà thay cho để trình làng. Kể từ
đó, anh là người có vai vế, có thân phận ở làng trong cái “hội
đồng của những người cao tuổi” . Đã vào rồi (dù là người nhà
thay mặt vào hộ) thì dù đi đâu ở đâu đến khi về làng nghiễm
nhiên anh được chấp nhận. Nếu không sẽ bị làng tẩy chay.


Có nhiều cách để người ta cô lập những người phạm lỗi,
một số trong đó cịn tồn tại đến ngày nay. Chẳng hạn như
không cho tham gia vào hội tuổi già; khi nhà có cưới xin, tang
ma không ai đến; rút ruộng không cho làm... Bất kể người đó
làm to, làm nhỏ tới chức tước gì ở trong làng hay nước nếu
không tuân thủ đều bị đối xử như vậy. Đã từng có nhân vật có
vai vế ngoài Trung ương khi về làng định phản ứng suýt bị tẩy
chay nếu không chịu theo lệ của làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

nước để tránh khúc mắc với chính quyền. Mặt khác, cán bộ


chính quyền cấp xã, thôn cũng không phải là ai khác ngoài
con cháu các cụ cả. Vì vậy, bản thân họ cũng phải vì quyền
lợi của dân làng mà làm việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

Trước tình trạng lộn xộn xảy ra ở trên đền Bà Chúa Kho
vào thời gian đó đối với khách thập phương đi lễ, các cụ đã
tiến hành các quyết sách của mình. Nói là quyết sách nghe có
vẻ bài bản, nhưng thực chất ở làng xưa cũng như nay, việc tập
hợp người làng trước một cơng việc gì đó là rất nhanh. Bởi vì
người ta đều sống cạnh nhau ở trong làng, công việc gần như
nhau, nên việc tập trung nhau vào buổi trưa hay tối sau giờ
làm việc khá dễ dàng. Nói như dân gian thì “Khi nào bác đi
chỉ cần đứng bên bờ rào nhà bác ới tôi một tiếng là có thể
cùng nhau ra đình”. Đối với những người khác cũng tương tự
như vậy. Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm được chính xác
cuộc họp có tính quyết định số phận tổ chức lễ hội Bà Chúa
Kho diễn ra khi nào vì thời gian đã quá lâu nên thông tin của
người làng không giống nhau. Chỉ biết rằng mọi sự được dân
làng quyết định sau khi mật độ khách đến bắt đầu đơng và có
sự lộn xộn xảy ra tại đền Bà Chúa Kho.


Cho đến thời điểm năm 2004 tổ chức quản lý tại đền Bà
Chúa Kho được ổn định bằng một cơ cấu gồm 7 ban như sau:


1- Hội người cao tuổi
2- Ban quản lý di tích
3- Ban an ninh


4- Ban dịch vụ trông xe, bảo vệ
5- Ban tài chính



6- Ban xây dưng và tơn tao
7- Ban kiểm sốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

ban chấp hành là 21 người. Trong số này 7 người trưởng ban
đồng thời là thường trực. Ban chấp hành 21 người này bầu ra
ba người lãnh đạo cao nhất của tất cả 7 ban (một trưởng, hai
phó). Tất cả 7 ban trên đây tạo thành Ban quản lý lễ hội đền
Bà Chúa Kho. Trưởng Ban quản lý là người cao nhất là người
điều hành chung toàn bộ công việc của đền. Người đang giữ
chức này là ông Thục, năm nay 65 tuổi. Trong quá trình tổ
chức quản lý lễ hội ở đây, những người trong Ban quản lý lễ
hội đã từng đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi như
đền Đô, chùa Hương, đền Hùng và nhiều nơi khác để tiến
hành việc quản lý tại đây.


Những người ở 7 ban trong Ban quản lý là do các cụ hai
giới của Hội người cao tuổi trực tiếp bầu ra. Khi được bầu họ
có quyền lợi, có trách nhiệm và có những quyền do dân làng
qui định để thực thi công việc. Ví dụ ơng trưởng Ban quản lý
được phép chi 50.000 đ trở xuống m à không cần phải xin ý
kiến ai. Chẳng hạn những việc như người ở xa cơ nhỡ, mất
mát xin một chút tiền lộ phí, khách đến làm việc với nhà đền,
nhà báo... để họ có tiền uống nước hoặc ăn trưa. Trong thường
trực Ban quản lý được phép chi từ 100.000 đ trở xuống vào
các việc đột xuất hoặc xử lý cơng việc. Tồn bộ Ban chấp
hành (21 người) trong Ban quản lý được phép chi từ 200.000 đ
trở xuống. Còn lại tất cả các việc chi quá 200.000 đ trở lên
phải là sự quyết định của các cụ hai giới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

phép bàng cách này hay cách khác ép buộc khách. Trừ tiền
gửi xe của khách còn lại tất cả các dịch vụ: điện, nước, vệ
sinh, mâm bày lễ đều miễn phí. Đày cũng là điểm tạo ra sự
thoải mái cho khách thập phương.


Nhiệm vụ của các ban được qui định rất rõ ràng như sau:


- Ban hội người cao tuổi ở đây là ban điều hành để phụ
trách phân công các cụ ông, cụ bà tham gia vào các cơng việc


ngồi đền, chứ khơng phải là tồn thể hội người cao tuổi với
tư cách là một tổ chức cao nhất. Tất nhiên là tất cả các ban
đều do các cuộc họp toàn thể của hai giới bầu ra. Hội nghị
toàn thể là nơi quyết định tất cả những công việc quan trọng
nhất của làng. Còn Ban hội người cao tuổi trong Ban quản lý
là nơi điều hành để các cụ bà, cụ ông tham gia vào việc trông
nom ở trên đền.


Tất cả các cụ bà được chia thành 18 tổ có nhiệm vụ
trơng coi tồn bộ các việc ở các cung trên đền. Những việc ấy
bao gồm: quét dọn sạch sẽ cung mình trơng nom, thu thập các
đĩa, m âm của nhà đền mà người đi lễ mượn xong bỏ lại, lau
chùi bàn thờ, hạn chế hương người ta đốt khi có quá nhiều
khách, chỉ bảo cho khách khi họ không biết, giảng giải cho
khách những gì họ cần về cung mình đang phụ trách, khấn lễ
thuê cho khách nếu như có yêu cầu, hạn chế khách vào cung
khi số lượng người quá đông để họ lần lượt được vào v.v...
Ngày thường, mỗi cung chỉ có hai bà trơng nom, cịn ngày hội
đơng phải cần tới 3 đến 5 bà phuc vu mới đủ. Ai ở cung nào
chịu trách nhiệm về cung đó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

vụ trên đền), dọn vệ sinh ở sân và các nơi công cộng trong
khu di tích.


Vào ngày thường, mỗi ngày trên đền có ba tổ cụ bà phục
vụ với số lượng khoảng 30 người. Thời gian bắt đầu của mỗi
ngày là từ 6 giờ sáng hôm trước đến 6 giờ sáng hơm sau thì
đổi ca cho ba tổ khác. Số người trong ba tổ hàng ngày ấy cũng
được luân phiên qua các cung, kho, nhà hoá vàng, khu nhà
bếp. Như vậy để bảo đảm sự công bằng trong cả việc làm lẫn
nguồn thu nhập, bởi vì ở các cung khác nhau mức độ lễ và nhu
cầu của người đến lễ cũng khác nhau. Từ đó dẫn đến dịch vụ
và thu nhập cũng khác nhau. Còn lại, khi ở cùng một chỗ
nhưng hôm qua lượt bà thu được nhiều lộc hon tôi hôm nay
vẫn làm chỗ đó, hoặc hơm qua bà làm thì đơng khách đến lệ
mà hôm nay lượt tơi lại vắng khách thì hoàn toàn là sự may
rủi, là do số tôi không được hưởng lộc. Điều này ai cũng có
lúc phải chịu và vui vẻ mà chấp nhận.


Các cụ bà trông coi trên đền cùng ăn chung ở đền hai
bữa. Những bữa ăn này là miễn phí và có người nấu nướng
phục vụ. Riêng vào dịp hội đông (khoảng thời gian từ tháng
12 âm lịch đến tháng 3 âm lịch) được cấp thêm mỗi người
5000 đ một ngày. Ngoài ra tiền lộc khách thập phương trả và
biếu do giúp họ lễ bái thì người đó được hưởng.


- Ban quản lý di tích là bộ phận chính thức phụ trách
quản lý di tích. Tất cả những gì liên quan đến di tích như cơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

di tích... đó là việc mà Ban này phai theo dõi và đề đạt với Ban


Quản lý đê trình hai giới các cụ.


- Ban an ninh phụ trách công tác an ninh bảo vệ toàn bộ
khu di tích và đặc biệt là hướng dẫn bảo vệ khách thập phương
cũng như tài sản của khu di tích trong những ngày hội lớn. Kịp
thời giải quyết các vụ lộn xộn, các khúc mắc xảy ra trong khu
di tích khi hội đang đông. Xử lý các hiện tượng đột xuất trong
khu vực đền bảo đảm an toàn cho các két tiền cũng như các đồ
lễ vật của khách cũng như những đồ thờ của dân cung tiến.


- Ban bảo vệ, dịch vụ trông xe gồm những cụ ông và một
số trung niên, thanh niên. Số cụ ông trong hội người cao tuổi
không tham gia trong các ban kia thì được tập hợp ở ban
này. Họ, do tuổi tác thường được ngồi trông xe, thu vé, còn
lại số trung niên và thanh niên do sức khoẻ và sự nhanh
nhẹn được cử làm nhiệm vụ bảo vệ, chạy đi chạy lại điều
phối số lượng xe cộ của khách đến dự hội. Số lượng người
th am gia ở ban này hết sức cơ động, phụ thuộc vào số lượng
khách đến. V ào những ngày hội lớn, số người phục vụ ở ban
này lên tới 30 - 40 người. Họ phải cử người chặn xe từ xa
ngoài cổng đền để hướng dẫn khách. Dẫn xe, phân luồng
vào, ra khỏi bến, chỉ chỗ cho lái xe đỗ vào những điểm qui
đ ịn h , hối thúc những xe đi chậm , dẹp người để tránh làm ùn
tắc đường cho xe thoát ra khỏi khu vực ách tắc. Đi xung
q u a n h bãi xe để trông xe cho khách, tránh mất mát các đồ
vật h a y phụ tùng xe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

theo tình hình mà người ta quyết định chi phí cho họ cho phù
hợp. Mức giá bồi dưỡng phụ thuộc vào số tiền thu được từ
dịch vụ này nhiều hay ít mà có các mức 15.000 đ hay 30.000


đ một người trong một ngày. Vì thế mà sô' lượng người tham
gia hết sức linh hoạt. Cũng giống như các vãi bà trên đền, số
người tham gia ở đây cứ lần lượt thay phiên nhau nên không
bao giờ mất lượt. Những ngày bình thường thì nhàn hơn vì ít
xe hơn, do đó thu nhập cũng ít hơn, khoảng 5.000 đ, 10.000 đ
hay 15.000 đ/ ngày/ người là cao nhất. Giá tiền dịch vụ thống
nhất là xe máy 2.000 đ/ chiếc, ô tô chia làm bốn loại theo mức
độ từ nhỏ đến lớn mà tính 8.000 đ, 10.000 đ, 15.000 đ và
20.000 đ (xe 4 chỗ, 1 2 - 1 5 chỗ, 24 chỗ và loại 40 chỗ). Nếu
như những năm 90 chỉ có bãi giữ xe cả xe máy lẫn ô tô
khoảng 3000 m 2, thì đến 2004 diện tích này đã lên gấp bốn
lần và có bãi riêng cho từng loại xe.


- Ban tài

<b>chính </b>

phụ trách vấn đề tài chính của đền. Họ có
nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý số tiền do khách thập phương công
đức qua bộ phận nhận công đức hàng ngày. Ban này có trách
<b>nhiệm lập sổ sách rõ ràng rành mạch, trông nom và thu thập </b>
tiền công đức từ các két đặt ở các ban thờ trên đền. Chi thu hàng
ngày phục vụ lễ hội. Hàng tháng Ban tài chính phải báo cáo chi
thu và số liệu tiền trong tháng đó cho Ban quản lý nắm được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

vậy hầu hết các cơng trình <i>ớ</i> đền đều dược xây dựng tốt. Tiền
công đức năm nào cũng được trích phần trăm để xây dựng,
cho nên liên tục từ những năm 90 đến nay gần như năm nào
cũng có cơng việc cho Ban xây dựng. Cứ nhìn tất cả các cơng
trình khang trang tại đền sẽ thấy Ban xây dựng đã hồn thành
một số lượng cơng việc nhiều như thế nào. Những bãi xe máy,
xe ỏ tô rộng lớn, các cung cô, ban cậu, nhà bia v.v... Ban này
cũng có trách nhiệm trả lời chi tiết những đòi hỏi, chất vấn
của những người bỏ tiền công đức ra xây dựng một cơng trình


nào đó. Chính sự rành mạch và rõ ràng, công minh này mà
người bỏ tiền ra công đức rất thoải mái, vì người ta thấy số
tiền họ bỏ ra thực sự có tác dụng và cơng trình mang tên công
đức của họ đứng sừng sững trước mặt mọi người, niềm tự hào
của người ta lại càng tăng lên. Những người khác nhìn vào
đây sẽ muốn công đức theo vì người ta thấy tiền của họ bỏ ra
không bị thất thoát.


Cuối cùng là Ban kiểm soát. Ban này khá đặc biệt và
được hai giới trực tiếp bầu ra. Bởi vì đây là bộ phận cực kỳ
quan trọng, nó có nhiệm vụ kiểm sốt tất cả các ban kể cả từ
người cao nhất của Ban quản lý. v ề mặt hành chính Ban kiểm
soát trực thuộc Ban quản lý, nhưng họ lại thuộc sự chỉ đạo
“ngành dọc” của các cụ hai giới. Sự thi hành phận sự của họ,


sẽ bảo đảm tính nghiêm minh, trong sạch và trung thực của tất
cả những người điều hành, thực hiện tổ chức lễ hội. Vì vậy,
đây là những người hiểu biết và đặc biệt là hết sức trung thực,
có đức độ để bảo đảm sự nghiêm minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

triển khai và phân công của tháng tiếp theo, quyết định những
vấn đề lớn mà Ban quản lý không được quyền quyết (làm
thêm hạng mục sửa chữa hay tôn tạo; tiền chi phí các việc quá
mức Ban quản lý được chia, vấn đề đối nội, đối ngoại...) Cứ
như vậy guồng máy hoạt động một cách nhịp nhàng và đều
đặn. Những kỳ họp lớn có tính chất bàn bạc, tổng kết, bầu bán
thường để vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 11 âm lịch, người
dân ở đây gọi là lịch Bà Chúa là vì đây là dịp vãn người đến lễ
ở đền nên những việc bàn định lớn có thể phải kéo dài ngày sẽ
được tiến hành.



Đối với dân làng, trước cổng đền ngoài cùng giáp khu
vực đỗ xe Ban quản lý cho xây dựng hai dãy ki ốt tổng cộng là
100 ô mỗi ơ có diện tích khoảng 6 m 2. Mỗi ô như vậy trước
đây người ta cho 4, còn nay là 6 gia đình thuê. Tuỳ các gia
đình trong làng theo mối quan hệ họ hàng hay làm ăn cùng
tập hợp nhau lại lập thành những nhóm, mỗi nhóm 6 gia đình
đăng ký thuê. Giá của 100 kiốt được định giá theo vị trí của
nó. Chỗ đắt nhất gần cổng chính vào đền, cịn càng vào sâu
bên trong theo lối ra bờ sông càng rẻ vì có ít khách đi tới Ị
(ngày nay (2004) đây đã là con đường sạch sẽ thông ra bờ
sông, tuy vậy khách đến đền chủ yếu vẫn từ phía cửa chính).
Theo giá của năm 1999, 2000 là 400.000 đ/ chỗ đắt nhất và


30.000 đ/ chỗ rẻ nhất. Với giá như vậy được thuê trong một
<b>năm thì bất cứ chỗ nào cũng có lãi cho người kinh doanh. Vì </b>
thế đây cũng là một cách chia xẻ quyền lợi cho những thành
viên trong làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

gia đình chung nhau một qn nhó này vì số hộ trong làng đã
tăng lên. Số quán bây giờ vị trí và sự thuận lợi của làm ăn
cũng đã thay đổi. Để đảm bảo công bằng người ta đã chia 100
kiốt này ra làm ba loại A, B, c . Trong đó:


- Loại A có giá từ 400.000 đ đến 500.000 đ/ 1 ô
<b>- Loại </b>B có giá từ 50.000 đ đến 200.000 đ/ 1 ơ
- Loại

c

có giá từ 15.000 đ đến 50.000 đ/ 1 ô


Hàng năm, cứ vào tháng 11 âm lịch là người ta tiến hành
bắt thăm để nhận vị trí quán mình được thuê. Thời gian kéo


dài đến tháng 11 âm lịch năm sau. Để tránh việc có thể một
ngưịi nào đó năm nào cũng bắt được chỗ tốt mà có thể chỉ
cần một ngày hội đã thu đủ tiền thuê cho cả năm. Cho nên từ
2003 làng mới chia ra làm ba nhóm A\ B, c như trên của số


100 kiốt này. Như vậy năm nay anh bắt thăm ở nhóm A thì
sang năm chuyển sang B, sau nữa chuyển sang c . Trong nhóm
A có những quán 400.000 đ và có những loại 500.000 đ tiền
thuê. Còn trong nhóm B và c do vị trí khác nhau một chút là
đã có sự khác nhau về kinh doanh nên người ta phân định
thành nhiều loại giá hơn. Như vậy, trước hết là theo lối cũ
trước năm 2003 có thể vài năm liền anh đều bắt được chỗ tốt
thì từ 2003 khơng thể có chuyện đó, sự may rủi đã được dàn
đều. Càng chia tỉ mỉ bao nhiêu sự công bằng càng được bảo
đảm hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

riêng từng người (đại diện cho một gia đình) hoặc cả sáu nhà
iàm chung chia lãi thu được đều nhau. Tất cả là do sự thoả
thuận, vì là những người cùng làm ăn hoặc người nhà nên việc
thoả thuận khá nhẹ nhàng, do quan niệm lọt sàng xuống nia.
Cùng với họ là m ột số người ăn theo như dịch vụ đổi tiền mới,
cung cấp vàng mã, chạy mua đồ ăn, kẹo bánh, cung cấp gà,
chả, giò, trứng, mời chào chèo kéo khách, dẫn khách, khấn
thuê, đặt lễ thuê v.v... Mỗi quán là cả một đội quân lên tới cả
chục người. Họ rất linh hoạt trong việc làm ãn và có một sự
kết hợp khéo léo, đồng bộ từ việc đón khách, mời khách vào
hàng mình, sắp lễ và dẫn lễ cho khách lên đền, ở đó có bà, mẹ
hoặc bà con họ hàng đang trơng trên đó cả ngày hơm đó nên
lễ vật sẽ được chuyển vào sâu hơn, hoặc có người khấn thuê
ngay trước ban thờ, rồi trông lễ, hạ lễ, hoá vàng giúp khách


v.v... Tất cả tạo thành một dịch vụ khép kín, liên hoàn.


Một lá sớ như đã thấy ở trên người viết thuê cho khách
tuỳ theo mức độ cung cầu m à có giá khoảng từ 6.000đ ngày
thường lên tới 10.000 đ, 15.000đ hoặc 20.000đ vào ngày hội.
Người nào có nhu cầu cúng bài bản hơn, sớ viết chi tiết hơn sẽ
có những thầy cúng sẵn sàng phục vụ cả sớ lẫn việc lên tận
cửa ban thờ Bà Chúa Kho làm lễ giúp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

vẫn có một số người khơng được th vì những đôi vợ chồng
mới cưới tuy chưa tách riêng, vẫn ở chung với đại gia đình
song vẫn được tính thành một gia đình. Khi khách đã vào bất
cứ một hàng nào thì những hàng khác khơng có quyền và
khơng được phép chèo kéo tiếp nữa. Khách vào hàng này,
nhưng lại cần người viết sớ hoặc hàng hố gì mà hàng đó
khơng có thì chủ hàng chạy sang bên cạnh lấy cho đủ. Số tiền
bán được cho khách người chủ quán trả lại đầy đủ cho người
có hàng. Sau này đến lượt khách sang nhà khác thì mọi việc
cũng được lặp lại như vậy nếu khách có nhu cầu. Tất cả được
thoả thuận hết sức sòng phẳng của những người cùng tham gia
buôn bán ở đây. Đồng thời cũng tạo ra một vịng kép kín để
khai thác triệt để khách đi lễ. Người sắm lễ (chủ quán mà
khách vào thuê) có thể chạy đi khắp các quán để lấy cho đủ
các thứ m à khách yêu cầu, m à không lấy một chút hoa hồng
nào trong số hàng lấy từ các quán khác. Cịn chuyện khấn vái,
lễ th thì ngồi các bà trơng trên đền, dưới các quán hàng
còn một đội quân trẻ trung năng động và hết sức nhanh nhẹn
của các phụ nữ tuổi từ 30 - 40 tuổi. Họ thuộc lòng các bài
khấn nhưng cũng hết sức sáng tạo tuỳ theo khách hàng yêu
cầu và cũng đoán mặt, đoán nghề nghiệp của khách mà tìm lời


phù hợp. Điều này đã thấy trong bài cúng mà chúng tôi thu
được ở trên.


Bên cạnh đó là một đội quân dịch vụ đông đảo đi đón


<b>khách chào mời từ thị xã Bắc Ninh thậm chí cịn xa hơn đến </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

Riêng số ăn mày có thời kỳ làng đã dẹp hẳn nhưng mấy nãm
nay lại xuất hiện và được bố trí ngồi dọc ở cửa sau lên đền theo
lối gửi xe máy đi lên. Như vậy, khách đến đi vào cổng chính
cũng ít gặp và khơng cảm thấy khó chịu. Khi được hỏi, những
người phụ trách có nói là mỗi năm có một lần hội nên người
làng vẫn để người ta đến ăn mày lộc thánh được chút nào hay
chút ấy, vì cũng có nhiều người đi hội sau khi lễ cũng muốn bố
thí làm phúc.


Với sự quản lý chặt chẽ của ban an ninh không một
người nào không phải dân c ổ Mễ được phép vào làm ăn ở
đây. Chỉ cần họ bén mảng đến trước cửa đền là đã bị trục xuất.
Những người đột lốt khách đi lễ rồi tính chuyện làm ăn hay
trộm cắp luôn luôn bị bộ phận an ninh theo dõi bắt hoặc trục
xuất. Tất nhiên những khi hội đông bộ phận này không thể
bao qt hết thì loa phóng thanh luôn luôn nhắc nhở khách
thập phương chú ý. Có m ột số rất ít trường hợp người ngoài
làng do hoàn cảnh này nọ muốn đến đây kiếm ăn bằng việc
bn bán thì phải có sự bảo lãnh của người làng. Song số này
rất ít hoặc chỉ phục vụ cho chính gia đình đó bằng cách chạy
hàng thuê hay phục vụ trong nhà, trong quán v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

CHƯƠNG 3




LỄ HỘI MIẾU BÀ CHÚA x ử NÚI SAM



<b>I - CHÂU ĐỐC VÀ MIẾU BÀ CHÚA x ứ</b>


<i>1. Vài nét về phường Núi Sam và thị xã Châu Đốc</i>



Ngày nay du khách có thể đến với lễ hội miếu Bà Chúa
Xứ khá dễ dàng. Từ thành phố Long Xuyên, có thể bắt xe buýt
theo đường 91 đi Long Xuyên - Châu Đốc khoảng 60 km, hoặc
có thể dùng xe máy chỉ hết 2 giờ là có thể đến thị xã Châu Đốc,
từ đó vào miếu Bà chỉ còn 5 km. Nếu đi từ Tịnh Biên thì theo
ngả Nhà Bàng là con đường dẫn đến sát biên giới Cămpuchia,
còn đi theo đường thuỷ từ Sóc Trăng hay Cần Thơ, Kiên Giang
lên, hay từ thành phố Hồ Chí Minh xuống, đến bến đò Châu
Giang, rồi lên bờ vào Miếu Bà dự hội. Lễ hội Bà Chúa Xứ ngày
nay, khơng cịn là hội của dân làng VTnh Tế và tỉnh An Giang
nữa, mà cịn có khách thập phương từ khắp các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long và nhiều nơi khác như các tỉnh miền Đông,
Nam bộ, miền Trung, miền Bắc và đặc biệt là thành phố Hồ
Chí Minh, là nơi có số lượng người đến dự hội đông nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

<b>không gian của làng xưa chia thành một </b> phường <b>và m ộ t xã. </b>


Phường Núi Sam gồm 6 ấp (khóm): Vĩnh Tây I, Vĩnh Tây II,
Vĩnh Đông I, Vĩnh Đông

<b>II, </b>

Vĩnh Phước và

<b>vinh </b>

Xuyên. Xã
Vĩnh T ế nay có 4 ấp: Vĩnh Khánh I, Vĩnh Khánh II, Cây Châm
và Bà Bài. Phường Núi Sam có diện tích 3,76 km 2, trong tổng
diện tích của thị xã Châu Đ ốc là 100,59 km 2. Đây là một thị xã
vùng biên giới phía Tây Nam đất nước, thuộc tỉnh An Giang.


Núi Sam là ngọn núi cao 234 m với chu vi là 5.200m, nổi
lên giữa một vùng đổng bằng mênh mông của Đồng Tháp
Mười, tạo nên một cảnh quan ngoạn mục, thu hút hàng vạn
khách thăm từ khắp mọi miền đất nước. Khu vực miếu Bà lại
nằm trong một quần thể di tích văn hố, với nhiều di tích khác
nhau, thị xã Châu Đốc nằm sát biên giới Cãmpuchia - Việt
Nam, hiện đang được m ở cửa trong xu thế hội nhập và đổi mới
của tỉnh An Giang nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung,
nên trở thành một vị trí du lịch hấp dẫn đối với du khách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

vĩ” 1. Đến nay đán số của thị xã Châu Đốc có khống hơn
100.00Ơ người. D ây là một tronc những trung tâm kinh tế của
tỉnh An Giang.


An Giang là m ột trong lục tỉnh của Nam Kỳ Irước đây
(Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và
Hà Tiên). Theo <i>Đại Nam nhất thống chí</i> thì “Năm Minh
Mạng thứ 13 (1832), lấy đất này cùng với huyện Vĩnh An,
tỉnh Vĩnh Long đặt làm hai phủ Tuy Biên và Tân Thành, đặt 4
huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Đônc Xuyên và Vĩnh An (Tây
Xuyên, Phong Phú thuộc phủ Tuy Biên, Đổng Xuyên và Vĩnh
An thuộc phủ Tân Thành) lập tỉnh An Giang, đặt chức An Hà
tổng đốc thống lĩnh 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty
Bố chánh và Án sát”2.


<i>b- Các di tích của vùng núi Sam</i>


Vùng núi Sam bao gồm một quần thể di tích văn hoá -
lịch sử nổi tiếng, như chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa


Hang, Pháo Đài, đồi Bạch Vân, đồi Đá Chẹt, vườn Tao Ngộ,
miếu Son Thần, đặc biệt lãng Thoại Ngọc Hầu, đình Vĩnh Tế...


- Chùa Tây An


Là m ột ngôi chùa nguy nga, đồ sộ, đứng ngay trước mặt
con đường trục chính từ thị xã Châu Đốc đi vào miếu Bà.
Chùa có ba ngơi lầu, nóc trịn hình củ hành theo kiến trúc Ân
Hồi, màu sắc sặc sỡ, nhưng hài hồ đẹp mắt. Ngơi giữa là


<i><b>1 C hâu D ố c í ự giới thiệu Văn </b></i>n g h ệ <b>Châu Đốc, 2003, tr. 10.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

chánh diện thờ Phật, hai bên là lầu chuông và lầu trống. Đi
qua một công viên nhỏ, bước lên bậc thềm, ta gặp ngay tượng
người mẹ bồng con, miêu tả tích xưa Quan Âm Thị Kính.
Trước sân chùa, có hai con voi bằng xi măng lớn như voi thật,
con trắng sáu ngà, con đen hai ngà.


Đông Lang ở phía phải, là chùa Địa Tạng thờ Địa Tạng
Vương Bồ Tát theo kinh Đ ịa Tạng. Tây Lang là nhà khói rộng
rãi trên nền đất cao, phía trước đặt hai tượng Quan Âm.


ở chính điện thờ Phật theo dòng thiền Lâm tế, ngồi
tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa, còn có các=tượng Di Đà,
Quan Âm, Tam T hế Phật, Đại T hế Chí... và các vị Bổ Tát. Hai
bên và phía trước, là các vị La Hán, Bát Bộ Kim Cương, Tam
Hoàng Ngũ Đế...


Phía sau thờ các vị sư trụ trì chùa Tây An, tượng tạc
bằng gỗ uy nghiêm , hiền triết.Tại đây đáng lưu ý có tượng


hồ thượng Thích Bửu Thọ, người có cơng lớn trong việc
trùng tu chùa, được tạc sinh động như người thật, tay cầm
gậy, ngồi bên bàn viết, cốt cách siêu phàm. Người được tôn
là Phật thầy Tây An, là Pháp Tạng thiền sư, có tên là Đoàn
Minh H uyên, sinh năm Đ inh Mão (1807), quê quán làng
Tòng Sơn, Sa Đéc, thuộc trấn Vĩnh Thanh xưa, nay là tỉnh
Đ ồng Tháp. Ông đến ch ùa Tây An, trong thời kỳ thiền sư
Hải Tịnh N guyễn Văn G iác trụ trì (đời thứ nhất) và được
ngài Hải Tịnh thu nhận và ông đã làm được nhiều việc, nên
được nhân dân tôn là Phật thầy.


</div>

<!--links-->

×