Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ OANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ KHAI THÁC
LƯỚI VÂY XA BỜ KẾT HỢP ÁNH SÁNG TẠI THÀNH PHỐ
NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ OANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ KHAI THÁC
LƯỚI VÂY XA BỜ KẾT HỢP ÁNH SÁNG TẠI THÀNH PHỐ
NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

8310105



Quyết định giao đề tài:

525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1419/QĐ-ĐHNT ngày 28/11/2018

Ngày bảo vệ:

11/12/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ HIỂN
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn được hồn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu
tài liệu, thực hiện điều tra khảo sát thực tế tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
thời điểm năm 2017. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo
phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy và không trùng lặp với bất kỳ luận văn
nghiên cứu đã có trước đây.
Khánh Hịa, tháng 10 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Oanh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình làm đề tài tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ thầy cô,
người thân và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cơ TS. Nguyễn Thị Hiển đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt q trình thực hiện
luận văn thạc sỹ này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Trường Đại học Nha Trang đã
trang bị cho chúng tôi những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong suốt khóa học để hồn
thành nội dung chương trình học tại trường. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến
ban lãnh đạo, các anh chị trong Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quý Thầy,
Cô của Viện KH&CN KTTS đã cho tơi những thơng tin q báu và những góp ý giúp
tơi hồn thành đề tài này. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn cảm ơn đến những ngư dân và các
anh chị làm việc tại Ban quản lý cảng cá đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều tra
khảo sát. Nếu khơng có sự giúp đỡ đó tơi khơng thể nào hồn thành cơng việc của mình.
Và cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ và động
viên tôi trong suốt quá trình học và hồn thành đề tài.
Khánh Hịa, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Oanh

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu...................................................................................................3
1.6. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3
Tóm tắt chương 1.............................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN...................................................................................................................5
2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế ..........................................................................5
2.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế ..................................................5
2.1.2. Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế .........................................................7
2.2. Khái niệm lưới vây và đánh bắt xa bờ....................................................................11
2.2.1. Khái niệm lưới vây ..............................................................................................11
2.2.2. Khái niệm đánh bắt xa bờ....................................................................................12
v



2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng ...13
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp
ánh sáng tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa ............................................................15
2.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................16
2.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài..............................................................................16
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước những năm gần đây.................................................17
Tóm tắt chương 2 ..........................................................................................................19
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................20
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang, Khánh Hòa ...............20
3.1.1. Giới thiệu khái quát .............................................................................................20
3.2. Khái quát tình hình phát triển ngành khai thác thủy sản ở Khánh Hòa và nghề khai
thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng trên địa bàn thành phố Nha Trang.....................27
3.2.1. Tình hình phát triển ngành khai thác thuỷ sản ở Khánh Hoà..............................27
3.2.2. Khái quát nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng trên địa bàn thành phố Nha
Trang .............................................................................................................................30
3.2.3. Ngư trường khai thác của nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng.......................32
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................33
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................33
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................34
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..............................................................36
Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................37
4.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề khai
thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hịa ................................................................................................................................37
4.1.1 Kích thước tàu lưới vây........................................................................................37
4.1.2 Tuổi của tàu ..........................................................................................................38

vi


4.1.3. Cơ cấu lao động ...................................................................................................38
4.1.4 Trình độ học vấn và kinh nghiệm đi biển của thuyền trưởng ..............................40
4.1.5. Nguồn sáng sử dụng ............................................................................................43
4.2. Kết quả kinh tế của nghề khai thác lưới vây xa bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa .....................................................................................................................44
4.2.1. Vốn đầu tư ...........................................................................................................44
4.2.2. Vốn chủ sở hữu....................................................................................................47
4.2.3. Chi phí khấu hao..................................................................................................48
4.2.4. Chi phí hoạt động cố định ...................................................................................50
4.2.5. Chi phí biến đổi ...................................................................................................55
4.2.6. Phân phối tiền lương............................................................................................58
4.2.7. Doanh thu và lợi nhuận của đội tàu khai thác lưới vây xa bờ tại Nha Trang......61
4.2.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại
thành phố Nha Trang. ....................................................................................................63
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................67
5.1. Kết luận...................................................................................................................67
5.2. Gợi ý chính sách .....................................................................................................67
5.2.1. Cơ cấu, định hướng cho ngư dân đóng mới và nâng cấp tàu thuyền theo công
suất, đầu tư trang thiết bị cho tàu hoạt động khai thác xa bờ ........................................67
5.2.2. Nâng cao kiến thức, trình độ cho thuyền viên và thuyền trưởng ........................68
5.2.3. Hoạt động theo tổ đội tàu khai thác đi thu gom mua cá......................................68
5.2.4. Tạo thêm việc làm cho các hộ ngư dân ...............................................................69
5.3. Hạn chế và hướng mở của đề tài ............................................................................69
5.3.1. Hạn chế của đề tài................................................................................................69
5.3.2. Hướng mở của đề tài ...........................................................................................70
Tóm tắt chương 5...........................................................................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................71
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQSP

Bảo quản sản phẩm

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CV

(Cheval Vapeur) - Sức ngựa hoặc Mã lực: Cơng suất

CP

Chi phí

CPbd

Chi phí biến đổi

CPcd

Chi phí cố định


DTcb

Doanh thu chuyến biển

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

GDP

(Gross Domestic Product) - Tổng sản phẩm quốc nội

LN

Lợi nhuận

Min

Giá trị nhỏ nhất

Max

Giá trị lớn nhất

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

N


Số mẫu

ROA

(Return on Assets) - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE

(Return On Equity) – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TB

Giá trị trung bình

TDT

Tổng doanh thu

TTN

Tổng thu nhập

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sản lượng thủy sản khai thác tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2017 .........27
Bảng 3.2: Số lượng tàu cá phân bố theo nghề tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2017......28
Bảng 3.3: Số lượng tàu cá phân theo cơng suất của tỉnh Khánh Hịa giai đoạn 2010 2017 ...............................................................................................................................29
Bảng 3.4: Cơ cấu tàu thuyền phân bố theo phuường, xã ở Nha Trang năm 2017 ........31
Bảng 3.5: Cơ cấu tàu thuyền phân bố theo nhóm công suất ở Nha Trang năm 2017 ...31
Bảng 3.6: Sản lượng khai khác thủy sản của Nha Trang giai đoạn 2010 – 2017 .........32
Bảng 3.7: Phân bố phiếu điều tra tại các địa phương thành phố Nha Trang.................35
Bảng 4.1: Chiều dài tàu lưới vây phân bố theo nhóm cơng suất tại Nha Trang năm
2017 ...............................................................................................................................37
Bảng 4.2: Tuổi của nhóm tàu khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại Nha Trang
năm 2017 .......................................................................................................................38
Bảng 4.3: Số lao động trên tàu khai thác lưới vây xa bờ tại Nha Trang năm 2017 ......38
Bảng 4.4: Cơ cấu độ tuổi lao động của ngư dân khai thác nghề lưới vây xa bờ kết hợp
ánh sáng ở Nha Trang năm 2017...................................................................................39
Bảng 4.5: Cơ cấu độ tuổi chủ tàu nghề khai thác lưới vây xa bờ tại Nha Trang năm
2017 ...............................................................................................................................39
Bảng 4.6: Thống kê trình độ học vấn của chủ tàu .........................................................40
Bảng 4.7: Thống kê trình độ học vấn và thu nhập của thuyền trưởng tại Nha Trang
năm 2017 .......................................................................................................................41
Bảng 4.8: Thống kê số năm kinh nghiệm của chủ tàu tại Nha Trang năm 2017 ..........42
Bảng 4.9: Loại bóng đèn sử dụng..................................................................................43
Bảng 4.10: Cơ cấu vốn đầu tư, mua sắm thiết bị của tàu khai thác lưới vây xa bờ tại
Nha Trang năm 2017 .....................................................................................................45
Bảng 4.11: Vốn chủ sở hữu của tàu khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại Nha
Trang năm 2017.............................................................................................................47
Bảng 4.12: Chi phí khấu hao của nghề khai thác lưới vây xa bờ tại Nha Trang năm
2017 ...............................................................................................................................48
Bảng 4.13: Chi phí sửa chữa lớn và bảo dưỡng trong năm của tàu khai thác lưới vây xa
bờ tại Nha Trang năm 2017 ...........................................................................................51

ix


Bảng 4.14: Chi phí bảo hiểm, thuế, phí của đội tàu lưới vây xa bờ tại Nha Trang năm
2017 ...............................................................................................................................52
Bảng 4.15: Chi phí lãi vay của đội tàu khai thác lưới vây xa bờ tại Nha Trang năm
2017 ...............................................................................................................................53
Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí cố định của tàu lưới vây xa bờ tại Nha Trang năm 2017 ....... 54
Bảng 4.17: Chi phí biến đổi (chưa bao gồm chi phí nhân công)của tàu khai thác lưới
vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại Nha Trang năm 2017 ...................................................55
Bảng 4.18: Số tàu đã sử dụng hầm bảo quản sản phẩm ................................................58
Bảng 4.19: Chi phí nhân cơng của tàu khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại
Nha Trang năm 2017.....................................................................................................59
Bảng 4.20: Tổng hợp chi phí của tàu khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại Nha
Trang năm 2017.............................................................................................................60
Bảng 4.21: Doanh thu của nhóm tàu lưới vây tại Nha Trang năm 2017 ......................61
Bảng 4.22: Kết quả của đội tàu khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại Nha
Trang năm 2017.............................................................................................................62
Bảng 4.23: Hiệu quả của nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại Nha Trang
năm 2017 .......................................................................................................................63
Bảng 4.24: Thu nhập khác của các hộ ngư dân.............................................................65
Bảng 4.25: Số người phụ thuộc trong gia đình .............................................................65

x


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ phân vùng khai thác (Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010) ......13
Hình 3.1: Bản đồ địa chính thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa .............................21
Hình 3.2: Thơng tin về nhiệt độ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa.................23

Hình 4.1: Tàu cá làm bằng vật liệu compisite ...............................................................46
Biểu đồ 3.1: Số lượng tàu cá phân bố theo nghề khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2010 - 2017 ....................................................................................................28
Biểu đồ 3.2: Số lượng tàu cá phân theo công suất giai đoạn 2010 - 2017 ....................29
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu độ tuổi chủ tàu nghề khai thác lưới vây xa bờ tại Nha Trang năm
2017 ...............................................................................................................................40
Biểu đồ 4.2: Kinh nghiệm đi biển của chủ tàu tại Nha Trang năm 2017 ......................42
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu chi phí khấu hao tàu khai thác lưới vây xa bờ tại Nha Trang năm
2017 ...............................................................................................................................50
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu chi phí biển đổi trung bình của tàu khai thác lưới vây xa bờ tại
Nha Trang năm 2017 .....................................................................................................57

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề khai thác lưới vây xa bờ
kết hợp ánh sáng tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” là điều tra, đánh giá
thực trạng của nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng. Phân tích kết quả, hiệu
quả của nghề khai thác lưới vây xa bờ, từ đó có cơ sở lý luận để gợi ý những chính
sách nhằm phát triển bền vững nghề trong tương lai.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp thống kê mô tả: thu thập từ số liệu
thứ cấp và số liệu sơ cấp, chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, số mẫu đi
thu được là 53 hộ ngư dân nghề khai thác lưới vây xa bờ. Số liệu điều tra được xử lý
trên phần mềm Microsoft Excel để phân tích, tính tốn kết quả, tìm và tìm số trung
bình, số nhỏ nhất, số lớn nhất , các chỉ tiêu: lợi nhuận, sản lượng, doanh thu, chi phí…
Đồng thời phân tích những thơng tin thu được để đánh giá thực trạng cơ cấu tàu thuyền,
trang thiết bị khai thác của tàu cá của các hộ ngư dân nghề lưới vây xa bờ : kích thước
tàu , số lao động trên tàu, cơ cấu độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm…
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với 53 hộ ngư dân khai thác nghề lưới vây xa bờ ở

thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa như sau:
Về độ tuổi lao động: Trong các tàu được khảo sát nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
là lao động có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi chiếm trên 65%.
Về trình độ học vấn của chủ tàu: Đa số là học hết cấp I và cấp II chiếm 94,33% ,
tỷ lệ học hết cấp ba rất ít chỉ chiếm 5,67%.
Về kinh nghiệm đi biển của chủ tàu: Đa số chủ tàu đề có kinh nghiệm đi biển lâu
năm, và đa số những người này đều là người lớn tuổi.
Trang bị nguồn sáng tập trung cá với công nghệ chiếu sáng mới hiện đại trên tàu
lưới vây xa bờ chưa được các ngư dân chú trọng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sau khi trừ hết tất cả chi phí, lợi nhuận bình
qn của tàu khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại Nha Trang năm 2017 là
464,94 triệu đồng/năm, trong đó nhóm tàu có công xuất trên 400 CV đạt lợi nhuận cao
nhất là 794,34 triệu đồng/năm và nhóm tàu cơng suất từ 90 đến 250 CV đạt lợi nhuận
trung bình thấp nhất là 165,61 triệu đồng/năm. So sánh giữa hai nhóm tàu composite
và tàu gỗ thì thấy rằng doanh thu, lợi nhuận, các chỉ số hiệu quả của nhóm tàu
composite cao hơn nhóm tàu gỗ.
Từ khóa: Lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng, hiệu quả kinh tế, thành phố Nha Trang.
xii


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương,
có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải
rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn
đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú
đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh
và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với
chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.
Với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển

hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì
tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ
trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động ni trồng thủy sản đã có những
bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt
12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, sản lượng thuỷ sản cả năm 2017 ước tính đạt
7.225,0 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2016. Trong đó sản lượng thủy sản khai thác
của cả nước ước tính đạt 3.389,3 nghìn tấn, tăng 5,1% so với năm 2016, trong đó cá
đạt 2.498,1 nghìn tấn, tăng 5,4%, tơm đạt 163,7 nghìn tấn, tăng 2,6%. Sản lượng thủy
sản khai thác biển ước tính đạt 3.191,2 nghìn tấn, tăng 5,1%, trong đó cá đạt 2.363,8
nghìn tấn, tăng 5,4%, tơm đạt 150,2 nghìn tấn, tăng 2,8%. (Tổng cục thống kê, 2017).
Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên,
đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển và tài nguyên rừng. Với thế mạnh
385 km bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối Cam Ranh cùng với sáu đầm và vịnh
lớn là một trong những địa phương phát triển các ngành nghề khai thác trên biển. Theo
ước tính, vùng biển Khánh Hịa có tổng trữ lượng hải sản khoảng 150 nghìn tấn, cho
phép khai thác khoảng 70 nghìn tấn/ năm bao gồm các vùng xa bờ và gần bờ. Thế
nhưng hơn 80% sản lượng hải sản được khai thác đánh bắt chủ yếu ở gần bờ. Những
năm gần đây, nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa gần bờ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt
bởi ngư dân khai thác chưa đúng hướng, đánh bắt hải sản tập trung gần bờ tại các đầm,
vịnh dẫn đến hậu quả các sinh vật biển đang tiến đến bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay,
trên địa bàn thành phố Nha Trang hiện có khoảng 3.104 tàu cá với tổng công suất
1


381.998 CV. Trong đó, tàu có cơng suất từ 90 CV trở lên khoảng 956 chiếc, chiếm
31% chủ yếu khai thác xa bờ, cịn lại tàu có cơng suất dưới 90 CV khoảng 2.148
chiếc, chiếm 69% chủ yếu khai thác vùng ven bờ.
Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng trên địa bàn thành phố Nha Trang có quy mơ sản
xuất nhỏ, tàu thuyền và ngư cụ đánh bắt được đóng mới theo kinh nghiệm dân gian.

Hiện nay Nhà nước có dự án phát triển nghề cá xa bờ, tạo điều kiện cho ngư dân đóng
mới tàu thuyền theo bản vẽ thiết kế, đóng tàu bằng vỏ thép, vỏ composite, trang thiết
bị máy móc hàng hải ngày càng được hiện đại hóa để đánh bắt ở ngư trường xa bờ, đội
ngũ thuyền viên trên tàu được bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng,
thuyền viên nhằm nâng cao kiến thức chun mơn, kỹ năng tay nghề để đảm bảo an
tồn hàng hải.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng quan tâm, đó là vấn đề nhận thức của ngư dân
về trang bị nguồn sáng tập trung cá với công nghệ chiếu sáng mới trên tàu lưới vây
chậm được đổi mới để theo kịp tiến độ phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong khi
đó, việc trang bị ngư cụ như thế nào để phù hợp với việc tăng công suất nguồn sáng,
thì ngư dân chưa quan tâm, dẫn đến chi phí cho việc thắp sáng ngày càng cao và hiệu
quả đánh bắt chưa đạt mức cao nhất về yếu tố sản lượng. Hướng giảm dần khai thác
gần bờ, phát triển khai thác xa bờ là một tất yếu để phát triển bền vững cho nên việc
hoạt động điều tra và đánh giá các thông tin kinh tế cho các nghề khai thác thủy sản là
quan trọng cho tỉnh Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng, góp phần cho sự
tăng trưởng của cả nước . Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề khai
thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa”
với hy vọng sẽ có biện pháp hợp lý để khuyến khích ngư dân tập trung đánh bắt xa bờ
nhằm giúp nghề lưới vây của địa phương phát triển bền vững và có hiệu quả cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh
sáng. Phân tích kết quả của nghề khai thác lưới vây xa bờ, từ đó có cơ sở khoa học để
đề xuất những kiến nghị nhằm phát triển bền vững nghề trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề
khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng của thành phố Nha Trang thể hiện qua các
chỉ tiêu (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu).
2



- Phân tích những khó khăn, thuận lợi của nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp
ánh sáng tại Nha Trang.
- Cơ sở cho cơ quan quản lý có định hướng cho nghề khai thác lưới vây xa bờ kết
hợp ánh sáng phát triển bền vững.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế của nghề khai thác lưới vây
xa bờ kết hợp ánh sáng trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi điều tra các hộ ngư dân và đánh giá thực trạng của
nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả kinh
tế của các hộ ngư dân hoạt động nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng trên
địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại Nha
Trang, Khánh Hòa?
- Hiệu quả kinh tế của nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng tại thành
phố Nha Trang?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nghề khai thác lưới vây xa bờ kết
hợp ánh sáng tại thành phố Nha Trang?
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học cho các nhà quản lý nghề cá của tỉnh
tham khảo nhằm phát triển khai thác thủy sản bền vững vùng biển xa bờ. Đóng góp
cho bộ dữ liệu thống kê về hoạt động khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng của
tỉnh Khánh Hoà.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các đề tài
nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến kinh tế thủy sản ở Việt Nam nói chung và
Khánh Hịa nói riêng.

1.6. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
5 chương:
3


Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế, bản chất và tiêu chuẩn
hiệu quả kinh tế; các quan điểm đánh giá hiệu quả và phân tích các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu
trong nước và ngoài nước. Các khái niệm về nghề khai thác lưới vây và đánh bắt xa bờ.
Chương 3: Đặc điểm đối tượng, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu thực trạng tình hình nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh
sáng trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa. Bên cạnh đó, giới thiệu về
địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Từ kết quả đánh giá thực trạng, đánh giá hiệu quả của nghề khai thác lưới vây xa
bờ kết hợp ánh sáng, xác định thuận lợi và khó khăn của các hộ ngư dân khai thác lưới
vây xa bờ kết hợp ánh sáng để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị giải pháp để nâng cao
hiệu quả nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng trên địa bàn nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
Tóm tắt chương 1
Nội dung của chương này trình bày lý do chọn đề tài của tác giả, mục tiêu chung
và mục tiêu cụ thể mà đề tài hướng tới là điều tra, khảo sát để đánh giá thực trạng của
nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng. Trên cơ sở số liệu đi điều tra được sẽ
đi đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng. Từ đó
đưa ra những thuận lợi và khó khăn hiện nay là cơ sở cho các cơ quan quản lý định
hướng cho sự phát triển của nghề.
Chương này nêu ra đối tượng nghiên cứu chính là hiệu quả kinh tế của các hộ ngư

dân hoạt động nghề khai thác lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng trên địa bàn thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hịa. Thơng qua các số liệu thu thập từ các Sở ban ngành, các đề tài,
dự án liên quan đến đề tài nghiên cứu và số liệu đi điều tra, khảo sát của tác giả.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế
2.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Mục đích của sản xuất là thoả mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần
cho con người và cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo
ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội, sản xuất đạt mục tiêu về kết quả
kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng hữu ích ngày
càng lớn. Từ kết quả đó chúng ta đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh tế được
xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, tiền vốn, vật lực) để đạt được những mục tiêu xác
định” là quan điểm của Nguyễn Thị Thu (1989).
Để xem xét hiệu quả của một lĩnh vực nào đó, người ta thường xem xét vấn đề
hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội.
Hiệu quả kinh tế: Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng ngành
thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu, hiệu quả kinh tế là hệ số giữa
kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả thu về đề cập trong khái
niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp… Hiệu quả kinh tế
thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong q trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả chính trị: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế
quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị. Hai phạm trù này phản
ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu

cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Hai loại hiệu quả này có vị trí
quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và theo hướng bền vững.
Thêm vào đó, hiệu quả chính trị phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội ở
các mặt như trình độ, tổ chức sản xuất, trình độ quản lý và mức sống bình quân.
Sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị là một nguyên tắc để phát
triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách ổn định và theo hướng bền vững. Bất
kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng tới sự
phát triển bền vững của nền kinh tế, ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của đất
nước, đời sống nhân dân gặp khó khăn và mơi trường bị ơ nhiễm.
5


Kết quả kinh tế của hoạt động khai thác hải sản là sự khác biệt giữa kết quả thu
được là doanh thu và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như: chi phí khấu
hao của giá trị đầu tư (đầu tư cho tàu, ngư cụ và trang thiết bị), chi phí nhiên liệu, chi
phí tiền lương thủy thủ, chi phí bảo quản, chi phí lương thực thực phẩm, chi phí sửa
chữa nhỏ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí lãi vay. Hiệu
quả kinh tế sẽ vận dụng những tương quan so sánh giữa giá trị kết quả đạt được và chi
phí yếu tố đầu vào (Duy Nguyen Ngoc, 2010). Chi phí các yếu tố đầu vào cụ thể của
hoạt động khai thác có thể là: vốn đầu tư cho tàu (bao gồm vỏ tàu và máy tàu), vốn
đầu tư cho ngư cụ, vốn đầu tư trang thiết bị trên tàu, nhiên liệu, các chất bảo quản sản
phẩm sau khai thác (đá cây, muối), lương thực thực phẩm phục vụ ăn uống và sinh
hoạt của thủy thủ, lương của thủy thủ và vốn bằng tiền khác (dùng để sửa chữa tàu,
đóng bảo hiểm, nộp thuế nhà nước, trả lãi vay và các chi phí khác).
Các quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế - xã hội:
Hiệu quả là kết quả đạt được trong nền kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ
hàng hóa” (Tạ Duy Bộ, 2003). Theo quan điểm này thì hiệu quả là tốc độ tăng của kết
quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Vì thế hiệu quả được đồng
nhất với các chỉ tiêu kết quả và nhịp độ tăng của các chỉ tiêu. Quan điểm này thực sự
khơng cịn phù hợp với điều kiện ngày nay. Kết quả sản xuất có thể tăng lên do chi

phívà mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất (đầu vào của quá trình sản xuất). Nếu hai
doanh nghiệp có cùng một kết quả sản xuất nhưng có hai mức chi phí khác nhau, theo
quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là như nhau.
Đặng Đình Hào và Hồng Đức Thân (2002) lại cho rằng “Hiệu quả kinh tế
được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó”. Quan điểm này cho rằng: nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của
kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và
lời lãi.
Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Sự
thiếu toàn diện được thể hiện:
- Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh
trong trạng thái tĩnh, hiệu quả kinh tế chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản
xuất. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế khơng những cho chúng ta biết được kết quả của
quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư
6


hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan
điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ.
- Thứ hai, quan điểm truyền thống khơng tính đến yếu tố thời gian khi tính toán
các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính tốn
hiệu quả kinh doanh chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ
sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích hiệu quả kinh tế có ý
nghĩa quan trọng.
- Thứ ba, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường
hợp khơng phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế.
Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế:
Theo Hồng Hùng (2001) thì hiệu quả kinh tế căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
Thứ nhất, trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Có ba phạm

trù cần phân biệt rõ: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả
kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I)
đầu tư thêm. Tỷ số dO/dI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn lực là
giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Hiệu quả kinh tế là
phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm.
Thứ hai, yếu tố thời gian: các nhà kinh tế hiện nay coi thời gian là yếu tố trong
tính tốn hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và tổng doanh thu bằng nhau
nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau.
Thứ ba, Hiệu quả tài chính, xã hội và mơi trường: hiệu quả về tài chính phải phù
hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của
các quốc gia. Hiệu quả tài chính trước đây thường thể hiện bằng những chỉ tiêu: lợi
nhuận, giá thành, tỷ lệ hoàn vốn, thời gian hoàn vốn,…Hiệu quả xã hội của một dự án
gồm lợi ích xã hội mà dự án mang lại như: việc làm, mức tăng về GDP do tác động
của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn
thiện hơn của môi trường sinh thái.
2.1.2. Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, tiền,
nguyên vật liệu) để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu
7


quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết
kiệm thời gian.
Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc
biệt. Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quản lý đó. Con người tạo ra của cải
vật chất bằng sức lao động. Lao động được đo lường bằng thời gian. Với một mục tiêu
nhất định con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít nhất, hay nói một cách
khác thì trong một thời gian lao động nhất định kết quả đạt được phải cao nhất.

Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết
quả tối đa với chi phí tối thiểu (thời gian hao phí lao động thấp nhất). Điều này có
nghĩa là với mức chi phí nhất định thì doanh nghiệp phải đạt kết quả tối đa hoặc ngược
lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đây trong lý luận cũng như thực tiễn đã tồn
tại sự nhầm lẫn giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh, khi đó đã coi kết quả là mục đích và coi hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh là mục tiêu. Từ quan niệm nhầm lẫn đó dẫn đến sự hạn chế trong phương pháp
luận giải quyết vấn đề, đôi khi người ta hay coi đạt được kết quả là đạt được hiệu quả
và rõ ràng điều đó có nghĩa là không cần chú ý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây
là quan niệm sai lầm và cần phải được thay đổi.
+ Hiện nay, chúng ta có thể hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh
doanh nhất định, kết quả cần đạt bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp
có thể là những đại lượng có thể cân, đo, đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi
loại, doanh thu, lợi nhuận… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất
lượng hoàn tồn có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm…
Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó trong khái
niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả
(đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản kinh doanh.
Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có
thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị
hiện vật để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu
8


vào” và “đầu ra” khơng có cùng một đơn vị đo lường, cịn việc sử dụng đơn vị giá trị
ln luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ. Vấn đề

được đặt ra là hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay phương tiện của kinh
doanh? Trước tiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh việc thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp đạt được ở trình độ nào. Nhưng xem xét hiệu quả kinh tế khơng chỉ
dừng ở đó mà thơng qua đó có thể phân tích, tìm ra các nhân tố cho phép nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể có các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của
doanh nghiệp ở mức độ cao hơn với chi phí về nhân tài, vật lực và tiền vốn ít hơn. Như
vậy, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều
trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết khả năng tiến tới
mục tiêu cần đạt là kết quả.
Như đã đề cập trên, bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh là hiệu quả của lao
động xã hội, được so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí
lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả hoạt động kinh doanh là tối đa hóa kết quả
hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn vốn sẵn có. Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt
được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác. Để đạt hiệu quả
ngày càng cao và vững chắc, địi hỏi các nhà kinh doanh khơng những nắm chắc các
tiềm năng tiềm ẩn về lao động, vốn, kỹ thuật… mà cịn phải nắm vững tình hình cung
cầu hàng hóa trên thị trường, đối thủ cạnh tranh…hiểu được thế mạnh thế yếu của
doanh nghiệp để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được những cơ hội
vàng của thị trường, ngoài ra phải nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ bản chất
và các quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ việc đánh giá đúng hiệu
quả, cho phép doanh nghiệp phát hiện khả năng và tìm đúng biện pháp để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo quan điểm của Nguyễn Đình Phan & iNguyễn Kế Tuấn (2007). Hiệu quả
kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
giảm, tức là doanh nghiệp đó mất đi khả năng cạnh tranh, thiếu sức sống và trở thành
gánh nặng cho đất nước. Vì thế doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu xã hội.
Hiệu quả kinh tế có hai mặt định lượng và định tính:
+ Về mặt định lượng: Biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi
phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
+ Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng,

nỗ lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và gắn bó của việc
9


giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị
xã hội.
Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không được phép đồng nhất giữa kết quả
và hiệu quả. Vì kết quả chỉ mới làm cơ sở để tính tốn hiệu quả.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, việc tạo ra và không
ngừng làm tăng lợi nhuận là hết sức cần thiết. Nhưng không được đơn giản coi lợi
nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế. Điều quan trọng là phải
xem xét lợi nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối sử dụng như thế nào.
Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân,
sự vận động của nó phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu
chung của cả hệ thống. Do đó, lợi nhuận mà mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
thu được phải thể hiện sự gắn bó của họ đối với sự vận động của thị trường, vừa phải
thể hiện sự tuân thủ pháp luật Nhà nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, lợi nhuận cũng phải được phân phối
theo hướng kết hợp hài hịa các loại lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân người lao động,
lợi ích người chủ sở hữu, lợi ích tập thể và lợi ích tồn xã hội (Nguyễn Đình Phan &
Nguyễn Kế Tuấn, 2007).
Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các
phương án khác nhau và chọn phương án có hiệu quả kinh tế cao. Tiêu chuẩn hiệu quả
kinh tế phải đảm bảo tính tồn diện.
Thứ nhất, là sự gắn bó và ước định lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng. Một
mặt, giảm chi phí lao động xã hội sản xuất hàng hóa. Mặt khác, đảm bảo chất lượng
sản phẩm, không ngừng mở rộng mặt hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Thứ hai, tính tồn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải cùng lúc vừa

giải quyết những vấn đề kinh tế, kinh doanh, vừa giải quyết những vấn đề xã hội của
đất nước.
Thứ ba, tính toàn diện của hiệu quả kinh tế yêu cầu phải xem xét mỗi giải pháp,
mỗi phương án một cách toàn diện về không gian và thời gian, để hiệu quả của từng
phần tử, từng phân hệ có tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ
thống, nâng cao hiệu quả hiện tại và lâu dài cả nền kinh tế quốc dân.
10


2.2. Khái niệm lưới vây và đánh bắt xa bờ
2.2.1. Khái niệm lưới vây
Lưới vây (hay còn gọi là lưới bao, lưới rút, lưới rút chì) cũng là một trong những
ngư cụ phổ biến hiện nay ở các vùng ven biển nước ta. Tuy mới phát triển sau 1975 ở
ĐBSCL, nhưng sản lượng khai thác do nghề này mang lại đứng hàng thứ ba sau lưới
kéo và lưới rê. Lưới vây khác lưới lưới kéo, lưới rê ở chổ ngư cụ này chỉ chun khai
thác các lồi cá , tơm đi thành đàn lớn với kích thước cá tương đối đồng đều và thuần
loài. Do vậy sản phẩm do lưới vây mang lại rất thuận lợi cho công nghiệp chế biến cá.
Lưới vây là một trong những loại ngư cụ đánh bắt có năng suất cao và được sử
dụng rộng rãi ở các nước có nghề cá trên thế giới. Sự hình thành nghề lưới vây được
bắt nguồn từ những yêu cầu đánh bắt các đàn cá nổi (Ví dụ: cá nục, cá thu, cá ngừ,…)
ở những vùng nước khác nhau, mà ở đó các loại ngư cụ khác khơng thể thực hiện được
hoặc thực hiện với hiệu quả thấp. Ở Việt Nam, lưới vây cũng được sử dụng để tiến
hành khai thác các đàn cá nổi trên phạm vi cả nước. Có thể nói, nghề lưới vây có một
vị trí hết sức quan trọng cả hiện tại và tương lai đối với ngành công nghiệp cá của
nước ta, đặc biệt khi thực hiện phát triển nghề cá xa bờ.
Lưới vây rút chì là một trong những kiểu lưới tiên tiến nhất của nghề cá. Lưới
vây rút chì đánh bắt những đàn cá tập trung có giá trị kinh tế như: cá thu, cá ngừ, cá
nục...Lưới vây rút chì được cấu tạo từ những tấm lưới hình chữ nhật, phần trên liên kết
với giềng phao, phao, phần dưới liên kết với giềng chì, chì, vịng khun và hệ thống
dây giềng rút biên, giềng rút chì. Điểm nổi bật của lưới vây là đàn cá được bao vây

khơng thể trốn thốt được ở phía dưới nhờ hệ thống giềng rút, giềng biên và vịng
khun hoạt động thực hiện q trình cuộn rút thu hẹp phần dưới đáy. Lưới vây rút chì
khởi đầu từ lưới rùng và đã phát triển cải tiến đánh bắt những đàn cá nổi ở độ sâu lớn.
Hình dạng, kích thước lưới vây tạo ra những nét nổi bật của chúng. Phương pháp đánh
bắt bằng nghề vây rút chì tiên tiến hiện đại. Ngày nay hầu hết các tàu đánh cá bằng
nghề vây rút chì trang bị máy dò cá, định vị, radar, tời thu giềng rút, máy thu lưới, hệ
thống chiếu sáng tập trung cá, thiết bị đo dòng chảy .
Cấu tạo lưới vây bao gồm 2 phần cơ bản là: Cấu tạo vàng lưới vây và phụ tùng
cho lưới vây. Vàng lưới vây bào gồm cánh lưới, thân lưới, tùng lưới. Cánh lưới vây có
tác dụng bao vây, lùa cá vào thân và tùng. Với chức năng như vậy nên người ta thường
thiết kế cánh lưới chiếm chiều dài rất lớn so với thân và tùng. Thân lưới có nhiệm vụ
11


×