Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Đảng bộ tỉnh nghệ an lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 175 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam coi CSXH là một bộ phận
quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, một bộ phận cấu
thành chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và là động lực to lớn thúc đẩy, phát
huy tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt đƣợc trong thực hiện CSXH,
Đảng đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề xã hội
phù hợp với thực tiễn đất nƣớc trƣớc yêu cầu mới, góp phần thực hiện mục tiêu
dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hƣớng XHCN.
Tiếp tục định hƣớng xây dựng con ngƣời, nâng cao đời sống nhân dân, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). Cƣơng lĩnh của Đảng nêu rõ vai trị của
CSXH trong thời kỳ mới là:
Chính sách xã hội đúng đắn, cơng bằng vì con ngƣời là động lực mạnh
mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bƣớc và từng chính sách. Khuyến khích làm giàu hợp pháp
đi đơi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cƣ... [48, tr.79].
Chính sách xã hội là vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,
tiếp cận ở nhiều góc độ nhƣ xã hội học, dân tộc học… Tuy nhiên, dƣới góc độ
Lịch sử Đảng, việc nghiên cứu CSXH chƣa nhiều, nhất là nghiên cứu sự lãnh
đạo của các đảng bộ địa phƣơng. Do vậy, tìm hiểu quá trình thực hiện CSXH ở
các địa phƣơng để thấy đƣợc sự vận dụng sáng tạo của các đảng bộ, góp phần
làm sáng rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng về CSXH trong sự nghiệp đổi mới.


2



Các huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, là địa bàn chiến
lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môi
trƣờng sinh thái của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là địa bàn cƣ trú của
nhiều dân tộc, có trình độ phát triển khơng đồng đều. Do vậy, Đảng và Nhà nƣớc
đã có nhiều chính sách, huy động nhiều nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã
hội đƣa các huyện miền núi tỉnh Nghệ An thốt khỏi tình trạng kém phát triển.
Hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc, đƣợc sự quan tâm của
Đảng và Nhà nƣớc, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đạt đƣợc những thành tựu
đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện.
Tuy nhiên, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn là “rốn nghèo” của tỉnh
và cả nƣớc. Việc thực hiện CSXH vẫn còn nhiều hạn chế. Một số mặt yếu kém
kéo dài, chậm đƣợc khắc phục nhƣ vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; giảm nghèo chƣa bền vững, tỷ lệ
hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao; chất lƣợng giáo dục chƣa đồng đều giữa
miền núi với miền xuôi, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển; công tác đào tạo
nghề còn nhiều bất cập; hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế cho nhân
dân miền núi còn thiếu thốn; phát triển kinh tế chƣa kết hợp tốt với giải quyết
các vấn đề xã hội... Trong khi đó, các thế lực thù địch ln lợi dụng các vấn đề
dân tộc, xuyên tạc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam,
tuyên truyền, kích động lơi kéo đồng bào dân tộc di cƣ tự do, gây mất ổn định
tình hình chính trị, xã hội ở một số xã vùng cao, biên giới của các huyện Kỳ Sơn,
Quế Phong, Tƣơng Dƣơng, tạo ra những điểm nóng ở khu vực miền núi của tỉnh
Nghệ An. Điều đó ảnh hƣởng đến sự ổn định, phát triển tồn diện của các huyện
miền núi nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Vì vậy, đi sâu nghiên cứu đƣờng lối, chính sách của Đảng đối với miền núi
nói chung và quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH ở các
huyện miền núi của tỉnh nói riêng từ năm 2001 đến năm 2010, tổng kết kinh
nghiệm để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới là rất cần thiết. Do đó, nghiên



3

cứu sinh lựa chọn vấn đề "Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính
sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010" làm đề tài luận
án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH
ở các huyện miền núi, nêu lên những thành tựu chủ yếu, chỉ ra những hạn chế và
bƣớc đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các
huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích hệ thống đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về CSXH
nói chung và CSXH đối với miền núi trong thời kỳ đổi mới.
- Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng miền núi Nghệ An tác
động đến quá trình thực hiện CSXH trên địa bàn.
- Làm rõ Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng chủ trƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc để lãnh đạo thực hiện một số CSXH ở các huyện miền núi của tỉnh
trong 10 năm (2001-2010).
- Nhận xét quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An;
từ đó tổng kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng để thực hiện tốt hơn CSXH ở
các huyện miền núi tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trƣơng của
Đảng bộ tỉnh Nghệ An, quá trình chỉ đạo thực hiện một số CSXH ở các huyện

miền núi của tỉnh nhƣ: chính sách xố đói, giảm nghèo, chính sách giải quyết


4

việc làm, chính sách giáo dục và đào tạo, cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ
nhân dân.
- Về không gian: Nghiên cứu thực hiện CSXH ở 10 huyện và 1 thị xã miền
núi tỉnh Nghệ An (Tƣơng Dƣơng, Quế Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp,
Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chƣơng, Anh Sơn và Thị xã Thái Hòa).
- Về thời gian: từ năm 2001 đến năm2010, qua 02 nhiệm kỳ Đại hội của
Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XV (2001- 2005) và khóa XVI (2006 - 2010).
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CSXH.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lơgic. Ngồi
ra, nghiên cứu sinh sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp thống
kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát... nhằm làm rõ thực tiễn lãnh đạo thực hiện
CSXH trên địa bàn miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An những năm 2001-2010.
Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu là các văn kiện của BCH Trung ƣơng Đảng, các văn
bản của Nhà nƣớc, các nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng bộ, UBND tỉnh
Nghệ An và nghị quyết, chỉ thị của 11 huyện, thị xã miền núi, số liệu khảo sát ở
một số huyện miền núi. Một số sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, bài
nghiên cứu có liên quan là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu sinh tham khảo hồn
thành luận án.
5. Đóng góp của luận án
- Làm rõ những đặc điểm kinh tế - xã hội của các huyện miền núi tỉnh Nghệ

An tác động đến quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh.
- Phân tích chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện
một số CSXH ở các huyện miền núi (2001 - 2010).


5

- Làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng tỉnh Nghệ An trong lãnh đạo thực
hiện một số CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh.
- Khẳng định thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các
huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2010, từ đó
đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn.
- Hệ thống hoá nguồn tƣ liệu về CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để Đảng bộ tỉnh Nghệ
An có những điều chỉnh, bổ sung về chủ trƣơng, giải pháp thực hiện hiệu quả
hơn CSXH ở địa phƣơng; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc
đối với CSXH trong thời kỳ đổi mới.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chƣơng, 7 tiết.


6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hơn 25 năm đổi mới đất nƣớc, nền kinh tế Việt Nam luôn giữ đƣợc tốc độ
tăng trƣởng khá cao. Thành công trong tăng trƣởng và phát triển kinh tế của Việt
Nam đã góp phần vào công cuộc XĐGN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của ngƣời dân, cải thiện phúc lợi xã hội; đồng thời thực hiện tốt CSXH là cơ sở
để phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Chính vì vậy, CSXH là

một vấn đề ln đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, thu hút sự chú ý của
các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau, trong
đó có cả những tác giả nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế. Nhiều cơng trình đã
đƣợc xuất bản, nhiều đề tài đã đƣợc nghiệm thu.
Dƣới đây là một số công trình tiêu biểu:
1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về chính sách xã hội nói chung
Nghiên cứu những vấn đề lý luận của CSXH, có một số cơng trình, nhƣ
cuốn sách Chính sách xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn do PGS Bùi
Đình Thanh chủ biên [109]; cuốn sách Một số vấn đề về chính sách xã hội ở
nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Chí Bảo [19]; cuốn sách Chính sách xã hội
và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện do Trần Đình Hoan chủ biên [56]; tác
giả Phạm Xuân Nam với cuốn sách Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải
pháp [93]... Các cơng trình đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới
CSXH và cơ chế quản lý thực hiện các CSXH thông qua việc làm rõ khái niệm
về CSXH; quan điểm lý luận, phƣơng pháp luận nghiên cứu CSXH; đồng thời
nêu rõ quan điểm cơ bản của Đảng về một số CSXH đã đƣợc thể chế hoá và từng
bƣớc đƣa vào cuộc sống; làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa CSKT và CSXH.
Công trình Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá
trình chuyển đổi từ năm 1991 đến nay - kinh nghiệm của các nước ASEAN do Lê
Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú đồng chủ biên [40]… đã phân tích sự tác động


7

của CSXH với tăng trƣởng kinh tế trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số
nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trƣờng. Từ đó, nêu rõ mối quan hệ giữa CSXH và CSKT, giải quyết
các vấn đề xã hội, tạo cho mọi ngƣời có sự bình đẳng trong việc tiếp cận với các
cơ hội xã hội.

Tiếp cận dƣới góc độ xã hội học, cuốn sách Chính sách xã hội và công tác
xã hội ở Việt Nam thập niên 90 của tác giả Bùi Thế Cƣờng [36] đã luận giải về
các cách tiếp cận về CSXH. Tác giả khẳng định, khơng một trƣờng phái nào một
mình nó có thể giải thích đầy đủ mọi vấn đề mà thực tiễn CSXH đặt ra, do đó,
cách thức thích hợp và phổ biến là tiến hành những cơng trình có tính kết hợp để
phân tích thực tế CSXH một cách đa biến, đa chiều.
Nghiên cứu mơ hình thực hiện CSXH của các nƣớc trƣớc những địi hỏi
mới của tình hình hiện nay, cơng trình Chính sách xã hội và q trình tồn cầu
hóa của tác giả Louis Charles Viossat và Bruno Palier [89] đã giới thiệu những
quan điểm và chính sách của hệ thống bảo đảm xã hội trƣớc xu thế tồn cầu hố;
cơ sở lý luận xây dựng hệ thống bảo đảm xã hội; giới thiệu các mơ hình CSXH ở
châu Âu và thế giới. Cơng trình gợi mở nhiều vấn đề để thực hiện có hiệu quả
CSXH ở Việt Nam.
Cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay
do GS, TS Mai Ngọc Cƣờng chủ biên [38] đã giới thiệu một cách khái quát về
đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc và quá trình thực hiện CSXH, cũng nhƣ hệ thống
các CSXH phổ biến ở các nƣớc và những nội dung có khả năng ứng dụng ở Việt
Nam. Đồng thời, các tác giả đã đề cập đến thực trạng, thành tựu, hạn chế của
CSXH ở Việt Nam dƣới nhiều lĩnh vực nhƣ: chính sách giảm nghèo; chính sách
việc làm... Trên cơ sở đó, các tác giả đƣa ra những giải pháp và một số khuyến
nghị về xây dựng hệ thống CSXH ở Việt Nam trong những năm tới.
Đặc biệt, tiếp cận dƣới giác độ lịch sử Đảng, cơng trình Đảng lãnh đạo
thực hiện chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới của TS Nguyễn Thị Thanh


8

[111] và cơng trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã
hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011) của PGS, TS Đinh Xuân Lý [90] là
những cơng trình đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế,

những kinh nghiệm đƣợc đúc kết từ quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của
Đảng thời kỳ đổi mới. Qua đó, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của
Đảng đối với thực hiện CSXH trong những năm đổi mới đất nƣớc.
Cùng với các cơng trình nghiên cứu chung về CSXH, nghiên cứu CSXH ở
nông thôn đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Cuốn sách Nghiên cứu chính sách xã hội
nông thôn Việt Nam do Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Dũng đồng chủ biên
[110]; cuốn sách Luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh chính sách xã hội nhằm
phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Viện Xã hội học [198]; cơng
trình Chính sách xã hội nơng thơn: kinh nghiệm Cộng hồ Liên bang Đức và
thực tiễn Việt Nam do Mai Ngọc Cƣờng chủ biên [37]… Các cơng trình đã đề
cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện CSXH ở nông thơn; phân
tích các ngun nhân, thành tựu và hạn chế, đƣa ra các quan điểm và giải pháp
đối với một số CSXH chủ yếu: vấn đề việc làm, vấn đề phân hố giàu nghèo và
cơng bằng xã hội... ở nơng thơn nƣớc ta trong điều kiện đổi mới. Cơng trình đề
cập đến phân tầng xã hội ở nông thôn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và
đƣa ra các quan điểm cơ bản giải quyết vấn đề công bằng xã hội ở nông thôn.
Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là vấn đề đƣợc giới khoa học
quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Cuốn sách Đảng lãnh đạo phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới do PGS, TS Đinh Xuân
Lý chủ biên [91], đã làm rõ luận cứ của việc nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh
đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nƣớc ta
trong tiến trình đổi mới trên một số lĩnh vực nhƣ giải quyết vấn đề lao động và
việc làm, XĐGN, chăm lo ngƣời có cơng với cách mạng, chính sách bảo hiểm xã
hội… Cuốn sách Những vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
hiện nay vận dụng cho Việt Nam do GS,TS Hồng Chí Bảo và PGS, TS Đoàn


9

Minh Huấn đồng chủ biên [21] đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về quản

lý và phát triển xã hội ở Việt Nam; khảo cứu kinh nghiệm một số nƣớc trên thế
giới; tổng kết những thành tựu của Đảng về quản lý và phát triển xã hội qua hơn
25 năm đổi mới và đánh giá tác động của lý luận đối với thực tiễn; dự báo một
số xu hƣớng chính tác động đến quản lý và phát triển xã hội trong thập niên tới,
cuốn sách đã đề xuất các hệ giải pháp đảm bảo thúc đẩy phát triển xã hội bền
vững và hoàn thiện quản lý phát triển xã hội theo nguyên tắc dân chủ và hiện đại,
trong đó luận bàn nhiều vấn đề về CSXH của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh những cơng trình đã xuất bản, một số luận án tiến sĩ nghiên cứu
về CSXH đã bảo vệ nhƣ: Luận án tiến sĩ Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh
tế với thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2006, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của tác giả Phạm Đức Kiên [85] đã nêu rõ quá
trình phát triển nhận thức của Đảng về mối quan hệ, tác động giữa thực hiện
CSKT và CSXH, những kết quả và hạn chế trên một số lĩnh vực cụ thể của
CSXH và một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng kết hợp phát
triển kinh tế và thực hiện CSXH.
Luận án tiến sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách
xã hội ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm 2006, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam của tác giả Phạm Văn Hồ [58] đã trình bày hệ thống chủ
trƣơng, chính sách của Đảng lãnh đạo thực hiện CSXH trên địa bàn có tính đặc
thù ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới. Từ đó, tác giả đã nêu lên q trình vận dụng
sáng tạo của Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên trong thực hiện CSXH của Đảng;
bƣớc đầu đúc kết một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện
CSXH ở Tây Ngun thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những cơng trình nghiên cứu trên đã tiếp cận, luận giải những vấn đề lý
luận cơ bản về CSXH, về vị trí của CSXH trong sự phát triển tổng thể kinh tế xã hội, về sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình thực hiện CSXH thời kỳ đổi
mới; giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hiện CSXH. Đây là


10


những cơng trình có giá trị để nghiên cứu sinh tham khảo trong q trình hồn
thiện luận án.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về chính sách xã hội ở miền núi
Cuốn sách Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền
núi do tác giả Bế Viết Đẳng chủ biên [49] và cuốn sách Phát triển kinh tế, xã hội
các vùng dân tộc và miền núi theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố do Lê
Du Phong, Nguyễn Đình Phan, Dƣơng Thị Thanh Mai đồng chủ biên [95], nêu
lên thực trạng kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi hiện nay; khẳng
định tính cấp thiết phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó các
tác giả nêu lên các định hƣớng phát triển, một số giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ mơi trƣờng, ổn định chính trị, an ninh quốc gia.
Cuốn sách Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới
của các tác giả Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm Thành, Nguyễn Hữu Hải [114] và
cuốn sách Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn
đề đặt ra của tác giả Lê Trọng Cúc, Chu Hữu Quý chủ biên [35], với các báo cáo
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở miền núi (dân số, phát triển kinh tế nơng, lâm
nghiệp, vấn đề an tồn lƣơng thực; xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công
nghiệp và đơ thị hố; phát triển thƣơng mại và thị trƣờng miền núi; vấn đề định
canh, định cƣ; Chƣơng trình 135 với các xã đặc biệt khó khăn; vấn đề sức khoẻ
và y tế...) đã đánh giá thực trạng phát triển miền núi những năm 1990 - 2000;
phân tích những kết quả đạt đƣợc và hạn chế; tính phù hợp và khả thi của các
chính sách và việc thực hiện các chính sách; xác định các q trình cơ bản cho
sự thay đổi về môi trƣờng, kinh tế - xã hội và văn hố trong bối cảnh tồn cầu
hố, hội nhập khu vực, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc.
Cơng trình Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam
do TS Phan Văn Hùng chủ biên [64] và cuốn sách Các dân tộc thiểu số và miền
núi hội nhập kinh tế quốc tế của các tác giả Hoàng Nam, Cƣ Hoà Vần, Hà Hùng,
Phan Văn Hùng [92]... trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển



11

bền vững vùng DTTS và miền núi; thực trạng tình tình phát triển bền vững vùng
DTTS và miền núi; nêu lên một số định hƣớng và giới thiệu một số mơ hình ở
một số tỉnh nhƣ Thái Ngun, Sơn La, Ninh Bình, Lâm Đồng... trong việc thực
hiện chính sách của Đảng đối với DTTS trong thời kỳ hội nhập.
Cơng trình Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay do GS.TS Hồng Chí Bảo
chủ biên [20], đã nêu rõ những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quan hệ dân tộc
và chính sách dân tộc; đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và các quan
hệ dân tộc; đồng thời, đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề dân tộc, các
quan hệ dân tộc, tạo sự công bằng, bình đẳng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở miền núi nƣớc ta hiện nay.
Dƣới góc độ lý luận, cuốn sách Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay của tác giả Trần Thị Hằng [55] trình bày các lý luận
về nghèo và giảm nghèo, từ đó tác giả đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp chủ
yếu giảm nghèo ở nƣớc ta hiện nay. Cơng trình Nghèo đói và xố đói giảm
nghèo ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang [116] đã
nghiên cứu tƣơng đối hoàn chỉnh, hệ thống lý luận và điều tra thực tiễn, gồm khá
nhiều tƣ liệu, thông tin cập nhật, đặc biệt là các tác giả đã có cách tiếp cận và trả
lời nhiều câu hỏi đặt ra chung quanh vấn đề đói nghèo và kiến nghị nhiều giải
pháp giúp đỡ ngƣời nghèo.
Giải quyết chính sách XĐGN ở miền núi, nơi tập trung chủ yếu của đồng
bào DTTS trở thành nỗi trăn trở của các nhà quản lý và các nhà khoa học. Cơng
trình Xố đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng
và giải pháp của tác giả Hà Quế Lâm [86] và cuốn sách Một số vấn đề giảm
nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam của tập thể tác giả Bùi Minh Đạo,
Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Đình Chiến, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Thái
Đồng [42]. Xuất phát từ những số liệu điều tra xã hội học, những cứ liệu đƣợc
thẩm định và đánh giá qua các cuộc hội thảo và báo cáo chuyên đề về công tác



12

XĐGN, cơng trình nêu lên một số đặc điểm địa lý, kinh tế ở vùng DTTS của
nƣớc ta; khái quát về tình trạng đói nghèo ở vùng DTTS, đặc biệt là trong những
năm (1992-2000); các chƣơng trình dự án của Đảng và Nhà nƣớc giúp cho các
hộ đói nghèo ở nƣớc ta thốt khỏi cảnh nghèo đói theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội IX của Đảng; từ đó, đƣa ra một số giải pháp XĐGN ở vùng DTTS nƣớc ta.
Một số tác giả nghiên cứu về công tác GD-ĐT trên địa bàn miền núi: bài
"Công tác giáo dục - đào tạo với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi
Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Thuỷ [115] đã nêu bật các
chủ trƣơng của Đảng về GD-ĐT qua các Đại hội và Hội nghị, tác giả nêu vai trị
của GD-ĐT đối với miền núi. Bài "Chính sách cử tuyển - một chủ trƣơng đúng
trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển giáo dục, đào tạo
ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lại
Thị Thu Hà [154], đề cập đến vai trò của chính sách cử tuyển đối với miền núi
nhƣ góp phần phát triển giáo dục ở các vùng DTTS, miền núi nhằm giảm chênh
lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ.
Để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vấn đề cơ bản là con ngƣời, vì
vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực cho miền núi là vấn đề trăn trở đƣợc
nhiều khoa học nghiên cứu quan tâm: Bài "Một số chính sách và thực hiện chính
sách cán bộ ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số" của tác giả Lê Duy Đại [41],
đề cập tới vấn đề một số chính sách và thực hiện chính sách cán bộ ở vùng miền
núi và DTTS thể hiện vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ ở vùng miền núi và
DTTS trong việc thực hiện CSXH ở miền núi. Bài "Đổi mới công tác đào tạo
nguồn cán bộ dân tộc thiểu số miền núi theo hƣớng nâng cao năng lực tổ chức
hoạt động thực tiễn" của tác giả Nguyễn Ngọc Hà [50], đề cập tới đổi mới công
tác đào tạo nguồn cán bộ DTTS miền núi theo hƣớng nâng cao năng lực tổ chức
hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc.



13

Sách Tác động của hệ thống dịch vụ y tế cấp huyện, xã đến việc chăm sóc
sức khoẻ sinh sản ở miền núi của tác giả Bế Văn Hậu [52] cung cấp một bức
tranh chung về thực trạng hệ thống các dịch vụ y tế ở cấp cơ sở ở một số tỉnh
miền núi phía Bắc. Từ đó tác giả đƣa ra những kiến nghị về giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng hệ thống y tế cấp huyện, xã đối với lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ở
miền núi.
Sách Đánh giá việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người
nghèo ở miền núi phía Bắc của các tác giả Nguyễn Thành Trung, Hoàng Khải
Lập, Dƣơng Huy Liệu [155] là chƣơng trình hợp tác Y tế Việt Nam với Thụy
Điển nghiên cứu, tình hình thực hiện cho tác y tế, khám chữa bệnh ở các tỉnh
miền núi phía Bắc nhƣ: Lào Cai, Hà Giang, Sơn La... thực trạng của tình hình
chăm sóc sức khoẻ đối với nhân dân miền núi, kết quả ban đầu và đƣa ra các
kiến nghị.
Một số tổ chức phi chính phủ trong q trình tài trợ cho các chƣơng trình,
dự án XĐGN, bảo vệ mơi trƣờng sinh thái, cải cách hành chính... ở vùng miền
núi, DTTS nƣớc ta, đã có các cơng trình nghiên cứu cũng nhƣ báo cáo đánh giá.
Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này là cơng trình của Cơng ty ADUKI Pty Ltd
với “Poverty in Vietnam” (“Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam”) [201]; hoặc các báo
cáo tƣ vấn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, các tổ chức
phi chính phủ, đáng lƣu ý là báo cáo của Neil Jamieson: “Socio - economic
Overview of the Northern Mountain Region and the Project and Poverty
Reduction in the Northern Mountain Region of Vietnam” (Tổng quan về tình
hình kinh tế – xã hội khu vực miền núi phía Bắc. Dự án xố đói giảm nghèo ở
khu vực miền núi phía Bắc: Ngân hàng Thế giới) [202] và “Rethinking
Approaches to Ethenic Minority Developmen, The Case of Vietnam”. Concept
Paper perpared for the World Bank, Unpublished (“Nghĩ lại cách tiếp cận

chương trình phát triển dân tộc thiểu số, Trường hợp Việt Nam”) [203]... Những
báo cáo đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần lƣu tâm đến chăm lo những đối


14

tƣợng chịu nhiều thua thiệt trong trong quá trình chuyển đổi cơ chế, những nguy
cơ xung đột tộc ngƣời, các bất bình đẳng mới nảy sinh trong xã hội tộc ngƣời,
các nguồn vốn xã hội cần khai thác để phục vụ u cầu phát triển bền vững.
1.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách xã hội ở miền núi
tỉnh Nghệ An
Cơng trình Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững miền núi
Tây Nam Nghệ An của các tác giả Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên [34] đã đề cập
đến tình hình kinh tế - xã hội, môi trƣờng sinh thái của các huyện miền núi Tây
Nam tỉnh Nghệ An, những thách thức đặt ra và hƣớng giải quyết đối với các
huyện miền núi Tây Nam Nghệ An. Cuốn sách có đề cập đến việc thực hiện
CSXH nhƣ xố đói, giảm nghèo; giáo dục - đào tạo, công tác y tế của các huyện
miền núi Tây Nam Nghệ An.
Cơng trình Phát triển bền vững miền núi Nghệ An [168] là cơng trình phối
hợp giữa UBND tỉnh Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là cơng trình bao gồm các bài viết có tính
khái quát giới thiệu phƣơng pháp khoa học, tiếp cận vấn đề; quá trình phát triển
kinh tế - xã hội hơn 10 năm qua của các huyện miền núi trên các lĩnh vực nhƣ
dân tộc - dân số, sử dụng đất đai; phát triển kinh tế nông -lâm nghiệp, quan hệ
sản xuất, công nghiệp, thƣơng mại, ổn định dân cƣ, XĐGN, phát triển giáo dục,
y tế, an ninh quốc phòng, văn hoá truyền thống, đa dạng sinh học, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và mơi trƣờng.
Cơng trình Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Nghệ An của
Nhóm Hành động chống đói nghèo (PTF) [94], đã đƣa ra những kết quả nghiên
cứu về đói nghèo ở Nghệ An, góp phần cho các quy trình lập kế hoạch với định

hƣớng vì ngƣời nghèo ở các cấp chính quyền địa phƣơng.
Xuất phát từ lý luận chung để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực
tiễn địa phƣơng, cơng trình nghiên cứu Kết hợp phát triển kinh tế và giải quyết
các vấn đề xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong q trình cơng nghiệp hố,


15

hiện đại hố của TS Đồn Minh Duệ và TS Đinh Thế Định [39]; cơng trình Tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội – một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số
tỉnh miền Trung của các tác giả Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến, Mai Đức Lộc [51], đã
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề
xã hội, làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp phát triển
kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ, từ đó bƣớc
đầu nêu lên những giải pháp chủ yếu để kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết
các vấn đề xã hội ở nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có đề cập đến
miền núi Nghệ An.
Cuốn sách Nghệ An - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI [134] là cơng trình
khái qt về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hố... của tỉnh
Nghệ An trong thế kỷ XX, đồng thời nêu lên những cơ hội và thách thức của tỉnh
trƣớc vận hội mới, những khuyến nghị mang tính chiến lƣợc nhằm nâng cao và
phát triển cả thế và lực tỉnh Nghệ An trƣớc thiên niên kỷ mới.
Tiếp cận dƣới góc độ xã hội học, đề tài khoa học Nghiên cứu các giải
pháp và xây dựng mơ hình vượt đói nghèo cho đồng bào Khơ Mú ở Nghệ An do
Hoàng Xuân Lƣơng làm chủ nhiệm [88], đã đƣa ra một hệ thống các giải pháp
nhƣ xác định tiềm năng, cơ cấu cây - con cho từng bản có ngƣời Khơ Mú sinh
sống trên cơ sở quy hoạch toàn diện của các huyện; khắc phục tính thiếu kế
hoạch, hình thành các tổ sản xuất; tiến hành sinh hoạt chính trị - tƣ tƣởng trong
cộng đồng ngƣời Khơ Mú và vận dụng các chính sách XĐGN của Trung ƣơng,
tỉnh cần có sự linh hoạt, phù hợp với đồng bào Khơ Mú; xây dựng các mơ hình

vƣợt đói nghèo ở các bản ngƣời Khơ Mú.
Kỷ yếu hội thảo khoa học Những giải pháp thực hiện có hiệu quả Đề án
Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An của UBND tỉnh Nghệ An [186], đã
tập hợp tham luận của các nhà khoa học bàn về tình hình thực hiện Quyết định
147 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An,
từ đó đƣa ra giải pháp trên các lĩnh vực cụ thể để phát triển miền núi tỉnh Nghệ


16

An trong điều kiện mới nhƣ quy hoạch dân cƣ, ngăn ngừa tội phạm và tệ nạn xã
hội; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS, nâng cao chất lƣợng giáo
dục, dạy nghề và đào tạo nguồn lực trên địa bàn miền Tây nghệ An… Các tham
luận đã gợi mở nhiều vấn đề về thực hiện CSXH ở miền núi tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới.
Kỷ yếu Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ nhất [187], đã
tập hợp các tham luận tổng kết phong trào thi đua yêu nƣớc của đồng bào các
DTTS tỉnh Nghệ An qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi
mới. Các tham luận đã phản ánh tình hình của các DTTS trên nhiều phƣơng
diện, cho một cái nhìn khái quát, tổng thể về các dân tộc trên địa bàn miền núi
tỉnh Nghệ An; những kết quả cũng nhƣ hạn chế trong quá trình thực hiện đƣờng
lối đổi mới của Đảng.
Tác giả Trần Văn Hằng với bài viết "Nghệ An tập trung phát triển kinh tế
- xã hội nâng cao đời sống các dân tộc ở miền Tây" [53] đã trình bày những tiềm
năng, lợi thế của miền Tây và kết quả đạt đƣợc bƣớc đầu, bài viết đã nêu lên 8
giải pháp nhằm vƣợt qua những khó khăn, thử thách trên địa bàn miền núi của
tỉnh nhƣ đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, tăng cƣờng sự lãnh đạo,
chỉ đạo, kiểm tra, đơn đốc, lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, dự
án; đẩy mạnh cơng tác XĐGN, xóa nhà tranh tre, tạm bợ cho đồng bào dân tộc;
triển khai có hiệu quả về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo…

Bài "Lý thuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền Tây
Nghệ An" của tác giả Hồ Thị Thanh Vân [197], đã tiếp cận lý thuyết “cực phát
triển” để đề ra chiến lƣợc nhằm thúc đẩy sự phát triển của mảnh đất trọng yếu miền Tây Nghệ An. Tác giả mạnh dạn đƣa ra ý kiến xây dựng “cực phát triển
miền Tây” với cơ chế đủ mạnh để tạo nên sự đột phá cho sự phát triển trên địa
bàn này.
Tác giả Nguyễn Thế Trung với bài “Nghệ An tập trung đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực chất lƣợng cao” [156] đề cập đến những giải pháp để nâng cao


17

chất lƣợng nguồn nhân lực ở tỉnh Nghệ An nói chung và các huyện miền núi của
tỉnh nói riêng trong thời kỳ mới. Tác giả nhấn mạnh, một trong những giải pháp
quan trọng là đầu tƣ và phát triển giáo dục và đào tạo.
Bài "Sáu giải pháp đào tạo nghề cho lao động miền núi Nghệ An" của
Quang Hƣng [65], từ thực trạng lao động ở miền núi Nghệ An, đã đề xuất 6 giải
pháp để đào tạo nghề cho lao động miền núi. Bài viết của đồng tác giả Nguyễn
Thị Hƣơng và Nguyễn Thị Diệp "Đào tạo nghề cho ngƣời lao động trên địa bàn
các huyện thuộc Chƣơng trình 30a ở Nghệ An trong thời kỳ hội nhập" [83], đã
nêu lên thực trạng trong công tác đào tạo nghề ở các huyện miền núi, từ đó xác
định khâu đột phá và giải pháp trọng điểm đó là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực, bao gồm cả đào tạo nghề cho nông dân.
Ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn miền núi tỉnh Nghệ An đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đăng tải trên
Tạp chí Thơng tin Khoa học - Cơng nghệ Nghệ An nhƣ bài: "Mơ hình hỗ trợ phát
triển kinh tế - xã hội tại xã Mƣờng Ải, huyện Kỳ Sơn" của tác giả Lầu Bá Tềnh
[108]; Bài "Một số kết quả ứng dụng khoa học - công nghệ tại các vùng dân tộc
thiểu số và miền núi trên đại bàn Nghệ An” của tác giả Nguyễn Q Hiếu [54];
bài viết "Chƣơng trình xây dựng mơ hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn

2004 - 2010 ở Nghệ An" của tác giả Trần Xn Bí [22]; bài viết "Mơ hình thâm
canh và chế biến chè tuyết shan tại vùng núi cao huyện Kỳ Sơn của tác giả
Nguyễn Trọng Cảnh [28]. Các tác giả đã đánh giá vai trò của hoạt động khoa học
- công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, DTTS tỉnh Nghệ
An, góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng nơng thơn, miền núi của tỉnh.
Đăng trên Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, bài viết "Thu hút đầu
tƣ phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
các dân tộc trong thời kỳ chủ động hội nhập quốc tế" của tác giả Phan Quốc Huy
[66]. Bài viết tiếp cận dƣới góc độ kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực đầu tƣ


18

cho phát triển kinh tế miền Tây, đặt phát triển kinh tế gắn với giữ gìn bản sắc
văn hóa các dân tộc trên địa bàn miền núi.
Dƣới góc độ Dân tộc học, cơng trình Các dân tộc và quan hệ dân tộc ở
miền núi Nghệ An hiện nay của tác giả Nguyễn Đình Lộc [87], khái qt một
cách có hệ thống các dân tộc cƣ trú ở miền núi Nghệ An, đặc biệt đã tổng kết
đƣợc những nghiên cứu thành phần các dân tộc từ trƣớc đến nay và bổ sung tƣ
liệu mới. Luận án nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn về quan hệ dân tộc hiện
nay ở Nghệ An trong mối quan hệ ngơn ngữ, văn hố, giáo dục. Chỉ ra những
hiện tƣợng tiêu cực, đồng thời đƣa ra kiến nghị nhằm góp phần giải quyết tiêu
cực cũng nhƣ hồn thiện chính sách dân tộc.
Nhiều luận văn thạc sĩ đã tiếp cận giải quyết các CSXH trên địa bàn miền
núi tỉnh Nghệ An nhƣ: Những biện pháp cơ bản nhằm góp phần xố đói, giảm
nghèo ở các huyện miền núi vùng cao tỉnh Nghệ An của tác giả Lô Xuân Vinh
[200]; Định canh, định cư để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Con cuông tỉnh
Nghệ An của tác giả Hồng Đình Tuấn [158]; Phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An của tác giả Bùi Đình Sâm [96]; Vốn
ngân sách Nhà nước cho các huyện miền núi cao tỉnh Nghệ An của tác giả

Nguyễn Văn Thông [113]; Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng theo Chương trình 135 ở huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An của tác giả
Lƣơng Văn Khánh [84]… là những luận văn thạc sĩ luận giải trên góc độ kinh tế
nhằm đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nêu lên
tác động của sự phát triển kinh tế đối với thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi
tỉnh Nghệ An.
2. Những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ
Qua các cơng trình cơng bố có thể thấy mảng đề tài về CSXH trong đó có
đề tài thực hiện CSXH ở địa phƣơng miền núi, vùng đồng bào DTTS đã thu hút
đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả, của nhiều cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nƣớc.


19

Trong các cơng trình đó đã phản ánh ở mức độ khác nhau về sự lãnh đạo
của Đảng đối với CSXH nói chung và q trình qn triệt, tổ chức chỉ đạo thực
hiện của các Đảng bộ địa phƣơng trong thực hiện CSXH ở các vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS nói riêng. Hầu hết các tác phẩm đã
phác họa rõ bối cảnh, tình hình mới đòi hỏi thực hiện mạnh hơn nữa CSXH ở
các địa phƣơng miền núi, nêu lên những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc về CSXH đối với các địa phƣơng miền núi trong sự phát triển kinh tế xã hội của miền núi nói riêng và cả nƣớc nói chung; quán triệt quan điểm của
Đảng, Nhà nƣớc, Đảng bộ các địa phƣơng miền núi, trong đó có Đảng bộ tỉnh
Nghệ An đã tổ chức chỉ đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi, góp phần
thay đổi diện mạo các địa phƣơng miền núi.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu trên tiếp cận vấn đề CSXH
ở miền núi dƣới góc độ khoa học kinh tế, triết học hoặc xã hội học. Vì vậy, cho
đến hiện nay chƣa có một cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu nghiên cứu
về sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh
Nghệ An - là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các DTTS của tỉnh.

Điểm dễ nhận thấy đầu tiên trong các tác phẩm đó, vấn đề thực hiện
CSXH ở các địa phƣơng miền núi, trong đó có miền núi Nghệ An đƣợc đề cập
đơn lẻ, rời rạc, hoà lẫn vào trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội nói
chung ở miền núi; thiếu cái nhìn khái qt, tồn diện về q trình chỉ đạo thực
hiện CSXH của các đảng bộ địa phƣơng miền núi; chƣa thấy đƣợc vai trò của
CSXH đối với sự phát triển miền núi nói chung và các huyện miền núi Nghệ An
nói riêng; chƣa làm rõ sự quán triệt, vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi với những đặc thù về
điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Có thể nói, lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của Đảng bộ
tỉnh Nghệ An chƣa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống.
Sự chỉ đạo cụ thể của Đảng bộ Nghệ An đối với thực hiện CSXH ở các huyện


20

miền núi ra sao? Các Đảng bộ địa phƣơng triển khai, tổ chức thực hiện nhƣ thế
nào, có những đặc điểm gì? Sự sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá
trình tổ chức chỉ đạo thực hiện CSXH đối với các huyện miền núi để góp phần
phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội các huyện miền núi? Những kinh
nghiệm về lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi để đóng góp vào
hoạch định và thực hiện CSXH nói chung và áp dụng ở các địa phƣơng miền núi
khác... Những vấn đề đó vẫn còn là những nội dung cần đƣợc tập trung nghiên
cứu một cách thấu đáo hơn. Cần phải khảo sát thực tế một cách cụ thể, để có
đƣợc những đánh giá khách quan có cơ sở khoa học về những mặt đạt đƣợc và
chƣa đạt đƣợc trong quá trình lãnh đạo thực hiện một số CSXH ở các huyện
miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Chừng nào những vấn đề trên chƣa đƣợc
làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những đánh giá, kiến giải về lãnh đạo thực
hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đối với các huyện miền núi vẫn chƣa đầy
đủ, sâu sắc và toàn diện.

3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Để làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong thực hiện CSXH
đối với các huyện miền núi, luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Từ nghiên cứu chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về CSXH nói
chung và đối với miền núi nói riêng, luận án đi sâu nghiên cứu q trình qn
triệt, vận dụng những chủ trƣơng, chính sách đó của Đảng bộ tỉnh Nghệ trên địa
bàn các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010.
- Đánh giá những thành cơng cũng nhƣ hạn chế trong q trình Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện một số CSXH ở các huyện miền núi.
- Đúc kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện
miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An.


21

Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN
(2001 - 2005)

1.1. Khái niệm chính sách xã hội và những yếu tố tác động tới thực
hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
1.1.1. Khái niệm chính sách xã hội
Có nhiều cách hiểu về CSXH nhƣ: tác giả Bùi Đình Thanh, chủ nhiệm
chƣơng trình khoa học - cơng nghệ cấp Nhà nƣớc KX-04 Chính sách xã hội Một số vấn đề lý luận và thực tiễn luận giải:
Chính sách xã hội là cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật những
đƣờng lối, chủ trƣơng, những biện pháp để giải quyết các vấn đề xã
hội dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo,
phù hợp với bản chất chế độ xã hội - chính trị, phản ánh lợi ích và
trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội

nói riêng nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày
càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân
[109, tr.23].
Trong cuốn sách Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực
hiện, tác giả Trần Đình Hoan đƣa ra định nghĩa về CSXH:
Chính sách xã hội là loại chính sách đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật
của Nhà nƣớc thành một hệ thống quan điểm, chủ trƣơng, phƣơng
hƣớng và giải pháp để giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, trƣớc
hết là những vấn đề xã hội liên quan đến công bằng xã hội và phát
triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã
hội [56, tr.8].
Tác giả Phạm Xuân Nam chủ biên cuốn sách Đổi mới chính sách xã hội,
luận cứ và giải pháp lập luận:


22

Chính sách xã hội là sự thể chế hóa, cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng
giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm của
chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ chính trị - xã hội, phản
ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng
nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con ngƣời và điều
chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con
ngƣời với xã hội hƣớng tới mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu
cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân
dân [91, tr.11].
Tác phẩm Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện
nay do tác giả Mai Ngọc Cƣờng chủ biên, trên cơ sở phân tích các đặc điểm của
hệ thống CSXH đã đƣa ra định nghĩa:
Chính sách xã hội là tổng thể các hệ thống quan điểm, chủ trƣơng,

phƣơng hƣớng và biện pháp đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà
nƣớc để giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong một thời gian và
không gian nhất định, nhằm tăng cƣờng phúc lợi, bảo đảm công bằng
xã hội và tạo cơ hội cho ngƣời dân hòa nhập vào sự phát triển xã hội
[38, tr.18].
Luận án nghiên cứu, tiếp cận khái niệm CSXH nhƣ trong Từ điển Bách
khoa Việt Nam (Hội đồng quốc gia biên soạn) định nghĩa là:
Chính sách xã hội - Một bộ phận cấu thành chính sách chung của một
chính đảng hay chính quyền nhà nƣớc trong việc giải quyết và quản lý
các vấn đề xã hội, CSXH bao trùm mọi mặt của cuộc sống con ngƣời,
điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình,
quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội. Một trong những đặc điểm cơ bản
của CSXH là sự thống nhất biện chứng của nó với chính sách kinh tế.
Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện CSXH và
ngƣợc lại, sự hợp lý, công bằng, tiến bộ đƣợc thực hiện qua CSXH lại


23

tạo ra những động lực mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu kinh tế,
nhằm làm cho dân giàu, nƣớc mạnh. CSXH phải đạt mục đích đem lại
đời sống tốt đẹp cho con ngƣời, mang lại sự công bằng, dân chủ cho
mỗi con ngƣời [61, tr.603].
Chính sách xã hội có nhiều nội dung phong phú. Tựu chung lại, CSXH chia
thành hai nhóm: nhóm thứ nhất, các chính sách tạo điều kiện để con ngƣời sống
và làm việc tốt hơn (tác động rõ nét đến cá nhân trong xã hội) và nhóm thứ hai,
các chính sách tạo điều kiện để các giai cấp, tầng lớp dân cƣ xứng đáng vị trí, vai
trị của mình trong cơ cấu xã hội, ổn định và phát triển (tác động rõ nét đến cộng
đồng xã hội). CSXH còn đƣợc hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng, CSXH gồm cả
hai nhóm chính sách nêu trên; cịn nghĩa hẹp, CSXH chỉ bao hàm nhóm chính

sách thứ nhất (lúc này, nhóm chính sách thứ hai thuộc về vấn đề cơ cấu xã hội).
Chính sách xã hội trong CNXH nhằm giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra
trong quá trình xây dựng CNXH, góp phần trực tiếp hình thành con ngƣời mới
và cơ cấu xã hội mới XHCN, qua đó cá nhân và cộng đồng đƣợc tạo điều kiện
phát huy vai trị của mình vào sự phát triển của bản thân, cộng đồng và xã hội.
Vì vậy, CSXH ở Việt Nam khơng phải là CSXH nói chung mà phải là CSXH
của CNXH. CSXH trở thành thƣớc đo bản chất nhân văn của chế độ và xã hội, là
một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Mục đích của CSXH
là xây dựng một xã hội ổn định, dân chủ, cơng bằng, tiến bộ vì sự phát triển toàn
diện của con ngƣời. Mục tiêu của CSXH thống nhất với mục tiêu phát triển kinh
tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con ngƣời và vì con ngƣời. Con
ngƣời đƣợc xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nƣớc.
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Nghệ
An tác động tới thực hiện chính sách xã hội
* Đặc điểm tự nhiên
Miền núi tỉnh Nghệ An gồm 10 huyện và 1 thị xã (Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng,
Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chƣơng. Quế Phong, Qùy Châu, Quỳ Hợp, Tân


24

Kỳ, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa), với 217 đơn vị hành chính cấp xã; diện tích
tự nhiên 13.747,69 km2, chiếm 83,36% tổng diện tích tự nhiên của tồn tỉnh. Về
địa giới hành chính, phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Nam giáp
tỉnh Hà Tĩnh; phía Đơng giáp 4 huyện đồng bằng của tỉnh; phía Tây, Tây Bắc,
Tây Nam giáp 3 tỉnh của nƣớc Cộng hòa DCND Lào với đƣờng biên giới dài
419 km. Miền núi Nghệ An có 5 cửa khẩu nối với nƣớc Cộng hòa DCND Lào: 1
cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn (Kỳ Sơn); 1 cửa khẩu chính: Thanh Thủy (Thanh
Chƣơng); 3 cửa khẩu phụ: Tam Hợp (Tƣơng Dƣơng); Thông Thụ (Quế Phong);
Cao Vều (Anh Sơn) và 5 đƣờng quốc lộ nối liền giao thông các huyện (Quốc lộ

15A, 48, 46, 7A, đƣờng Hồ Chí Minh). Đây là điều kiện thuận lợi để giao lƣu
kinh tế trên tuyến hành lang Đông - Tây, tuyến Bắc - Nam theo đƣờng Hồ Chí
Minh, giao thƣơng với Lào, Đông Bắc Thái Lan. Các huyện miền núi Nghệ An
là địa bàn chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, nhất là về
quốc phòng - an ninh và đối ngoại của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.
Về địa hình, miền núi tỉnh Nghệ An nằm về phía Đơng Bắc dãy núi Trƣờng
Sơn có độ cao và độ dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đồi núi chủ yếu
là cao, dốc. Địa hình bị chia cắt mạnh, hình thành nhiều tiểu khu vực: vùng Tây
Bắc (gồm các huyện: Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và
thị xã Thái Hòa); vùng Tây Nam (gồm các huyện: Thanh Chƣơng, Anh Sơn, Con
Cng, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn). Với địa hình đa dạng, phức tạp của các huyện
miền núi ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình thực hiện các CSXH trên địa bàn.
Trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An có 2 hệ thống sông lớn là sông
Lam và sông Hiếu bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn, ngồi ra cịn có trên 100 khe
suối xen kẽ. Hệ thống sông suối phần lớn ở thƣợng nguồn hẹp và dốc, trở ngại
cho việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng và hạn chế đến khả năng điều hòa
nguồn nƣớc trong các mùa phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy vậy, với nhiều
thác nƣớc lớn nhỏ, là nguồn thủy năng rất lớn để phát triển thủy điện, thủy lợi
kết hợp với nuôi trồng thủy sản và điều hòa dòng chảy, chống lũ lụt, sụt lở đất.


25

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, các huyện miền núi Nghệ An
có lƣợng mƣa phân bố khơng đều theo không gian và thời gian, các tháng mƣa
lớn tập trung vào tháng 8,9,10 trong năm. Khí hậu tạo điều kiện cho nhân dân
phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp. Tuy nhiên, mƣa thƣờng gây ra lũ, lụt, sạt
lở đất, ảnh hƣởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Đất đai các huyện miền núi Nghệ An gồm 6 nhóm đất chính. Đất nơng
nghiệp có 102.096 ha, chiếm 7,4% tổng diện tích tự nhiên, là tỷ lệ rất thấp so với

với toàn tỉnh và cả nƣớc (toàn quốc là 28,39%; tỉnh Nghệ An là 12%); một số
huyện vùng núi cao, chiếm tỷ lệ rất thấp nhƣ Tƣơng Dƣơng: 0,32%; Kỳ Sơn:
1,79%; Con Cuông: 2,29%; Quế Phong: 2,54%; Quỳ Châu: 4,8% [171, tr.3]. Do
vậy, việc mở rộng, xây dựng các cơng trình hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tế
khu vực miền núi rất khó khăn.
Tổng diện tích đất có rừng ở các huyện miền núi Nghệ An là 656.391 ha,
chiếm 93,1% tổng diện tích rừng tồn tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên
chiếm 95,8% và diện tích rừng trồng chiếm 4,2%. Nghệ An là tỉnh đứng thứ 2 cả
nƣớc sau Gia Lai về diện tích rừng. Rừng ở các huyện miền núi Nghệ An còn có
tiềm năng du lịch sinh thái, có nhiều cảnh quan thiên nhiên nhƣ Thác Kèm, Thác
Sao Va, các khu bảo tồn thiên nhiên nhƣ vƣờn quốc gia Pù Mát, Pù Huống, Pù
Hoạt. Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là một trong các yếu tố có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của miền núi Nghệ An.
Song, rừng ở đây đã và đang bị tàn phá, tình trạng phá rừng để khai thác gỗ và
lấy đất sản xuất gây những tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân cũng nhƣ
môi trƣờng sinh thái.
Nhƣ vậy, các huyện miền núi Nghệ An có điều kiện tự nhiên để phát triển
một cách bền vững. Lợi thế của vùng là thuận lợi thông thƣơng với bên ngoài,
nguồn tài nguyên đa dạng, trữ lƣợng lớn và mức độ khai thác chƣa cao (đất chƣa
sử dụng; sông, thác chƣa làm hồ chứa, thủy điện; khoáng sản mới bƣớc đầu khai
thác…). Đồng thời, nơi đây cũng gặp phải nhiều khó khăn trong phát triển kinh


×