Đánh giá công tác huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và phát
triển tỉnh Hải Dương
1. Thuận lợi và khó khăn
1.1 Thuận lợi
- Về khách hàng :
Khách hàng tổ chức kinh tế: Hầu hết các khách hàng doanh nghịêp quốc
doanh trên địa bàn có quan hệ tiền vay đều mở tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng. Toàn tỉnh có trên 1.200 doanh nghiệp. Trong nước: 1.160 DN ( DNQD
trên 70 DN, DN NQD gần 1.100 DN), khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài:
33DN, liên doanh, liên kết : 9 DN.
Khách hàng dân cư: Với hơn 900.000 người trong độ tuổi lao động,
phân bố khá đồng đều ở Thành phố Hải Dương và các huyện lỵ, thu nhập
ngày càng cao và thường xuyên gửi tiền tại ngân hàng. Đến năm 2007 ngân
hàng có khoảng 50.000 khách hàng.
- Về mô hình mạng lưới kênh phân phối
Có uy tín trên địa bàn. Cơ sở vật chất có trụ sở mới khang trang, vị trí
đẹp. Các chi nhánh tập trung ở các khu công nghiệp, khu dân cư, vì thế có
nhiều ưu thế để huy động vốn và cung cấp tín dụng cho ngân hàng.
- Về công nghệ
Có dàn hệ thống vi tính hiện đại, ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào
hoạt động và ứng dụng các phần mền vào phục vụ công tác. Như thông
báo số dư tài khoản qua điện thoại di động, kết nối giao dịch trên ATM
qua hệ thống chuyển mạch thẻ banknetvn giữa các ngân hàng… do vậy
việc hoạch toán, thanh toán, chuyển tiền kịp thời, chính xác, phục vụ
khách hàng kịp thời. Điều đó tạo cở sở để nghiên cứu ứng dụng nhiều sản
phẩm mới và tạo được cảm giác thoả mái cho khách hàng.
- Về nguồn lực
Với số lượng cán bộ công nhân viên đông đảo là 110 người và trình độ
cao: có 8người có trình độ thạc sĩ và sau đại học; 65 có trình độ đại học,
16 cao đẳng; 13 trung cấp; và độ tuổi trung bình trên 30.
- Về quản trị điều hành và nghiệp vụ
Ban lãnh đạo luôn năng động, bám sát mọi công việc trong từng ban,
từng phòng, từng cá nhân trong ngân hàng. Xây dựng và đè ra những chính sách
hợp lý trong những tình huống cụ thể. Có những chính sách để thu hút khách
hàng mới và giữ vững, phát triển hơn mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ
như chính sách ưu đãi với các khách hàng cụ thể để thu hút được nguồn tiền
gửi.
Luôn thực thi chính sách khách hàng của mình đã thoả thuận với những
khách hàng lớn như: Điện lực Phả Lại, Điện lực Hải Dương, Xi măng Hoàng
Thạch, Xi măng Hải Dương, Nhà máy Sứ, Nhà máy Đá mài…để nhận tiền gửi
làm gia tăng nguồn vốn.
Thực hiện việc xây dựng thương hiệu, quảng bá tiếp thị đã nâng cao
hình ảnh của ngân hàng tới mọi tầng lớp dân cư.
1.2 Khó khăn
- Về thực trạng khách hàng
Dân cư: do chủ yếu hầu hết khách hàng tập trung ở thành phố và một số
cụm công nghiệp nên một bộ phận dân cư đầu tư mua nhà đất ở các khu đô thị
và kinh doanh chứng khoán.
Tổ chức kinh tế : khách hàng thường có quan hệ gửi tiền với khối lượng
lớn , bình quân số dư đọng lớn, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh
toán lãi suất thấp, chi phí huy động thấp nhưng số dư kông ổn định, biến động
lớn gây khó khăn cho cân đối nhất là vào thời điểm cuối năm, tết nguyên đán
đòi hỏi nhiều chính sách ưu đãi, thái độ phục vụ, các dịch vụ ngân hàng kèm
theo như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu, chi tiền mặt trực tiếp.
Một số doanh nghiệp thường có cả quan hệ cho vay tiền gửi, mua bán
ngoại tệ, thanh toán trong ngoài nước. Mỗi khách hàng lại có đặc điểm hoạt
động kinh doanh khác nhau, có những yêu cầu khác nhau, do đó phải có những
đối sách khác nhau.
- Về thị phần thị trường.
Trên địa bàn hiệntại có 5 Ngân hàng thương mại quốc doanh, 04 ngân
hàng cổ phần, 01 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, hơn 60 quỹ tín dụng cơ
sở. Trong đó 5 ngân hàng mới thành lập từ năm 2003 đến nay :
-Ngân hàng ngoại thườn thành lập năm 2003
- Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thành lập 2004
- Ngân hàng cổ phần Sài gòn thương tín thành lập năm 2005.
- Ngân hàng cổ phần quốc tế, ngân hàng cổ phần Kỹ thương thành
lập năm 2006
Một loạt các ngân hàng cấp I mới tách ra theo QĐ 888 của NHNN.
Ngoài ra còn có ngân hàng phát triển, bưu điện, bảo hiểm…
Các ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập nên tích cực trong việc
tiếp cận khách hàng với các hình thức quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại trúng
thưởng…điều này tạo sự cạnh tranh gay gắt, chênh lệch lãi suất thu hẹp lại, làm
cho thị phần huy động vốn của ngân hàng giảm và đến cuối năm 2007 : 15,5%.
- Về sản phẩm dịch vụ
Tuy đã đa dạng sản phẩm nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, chưa phát triển
như : gói dịch vụ, quền chọn tiền tệ, thấu chi tài khoản tiền gửi…
Dịch vụ thẻ ATM số máy trang bị còn quá ít và giao dịch chưa ổn định.
- Về trình độ công nghệ
Hiện tại, công nghệ thông tin của ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh tuy
đã đổi mới nhiều nhưng vẫn nhiều bất cập trong thanh toán, các sản phẩm
thanh toán chưa phong phú, thời gian thanh toán chậm.
- Về nguồn lực
Đa số là các cán bộ nhân viên trẻ nên kinh nghiệm làm việc còn thiếu,
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năg giao tiếp cần được đào tạo thêm. Trình độ
của một bộ phận cán bộ công nhân viên chức còn hạn chế so với yêu cầu
công tác mới.
2. Những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý về huy động
vốn
+ Điểm mạnh :
- Lập ra các kế hoạch, chiến lược về huy động vốn một cách tổng thể
như : các kế hoạch huy động vốn theo các quý,các năm, các giai đoạn cụ
thể như kế hoạch 5năm…
Chiến lược theo từng đối tượng, thời hạn huy động vốn…
Đưa ra các mục tiêu huy động vốn rất sát thực với tình hình thực tế.
Lên kế hoạch chi tiết cụ thể cho các phòng , điểm giao dịch của ngân
hàng về quy mô, cơ cấu nguồn vốn.
Nghiên cứu và đưa ra khá nhiều hình thức để huy động vốn như : Tiết
kiệm thông thường, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết
kiệm bậc thang, tiết kiệm rút dần, kỳ phiếu … với các kỳ hạn khác nhau
từ 1 tuần đến 60 tháng.
- Tổ chức bộ máy hoạt động một cách thống nhất xuyên suốt. Các bộ
phận, cán bộ tại các phòng, điểm giao dịch rõ ràng từng nhiệm vụ và
chỉ tiêu huy động cụ thể.
- Ban lãnh đạo luôn quan tâm chỉ đạo đến từng phòng ban và các cán bộ
công tác như có những chỉ đạo nhằm tăng cường sự hăng say, phấn đấu
trong công việc bằng sự khen thưởng kịp thời.
Có nhiều chỉ đạo kịp thời trong những thời điểm thị trường thay đổi.
+ Điểm yếu
- Lập kế hoạch chưa có những chiến lược đặc biệt nhằm thu hút các
khách hàng mới và tiềm năng. Các báo cáo kế hoạch còn chung chung
chưa nói rõ được chi tiết của vấn đề.
Nghiên cứu và dự báo về chưa có nhiều những thông tin quan trọng.
Các chương trình thực hiện còn khá khiêm tốn .
- Công tác điều hành đôi khi còn lúng túng, bị động để mất thị trường,
mất khách hàng, biểu hiện rõ trong thời gian vừa qua chúng ta đã đi sau
các NHTM về lãi suất huy động, về thực hiện chính khách hàng.
Chưa tổ chức tốt hệ thống thông tindự báo, dự đoán thị trường, lãi suất
làm cơ sở cho việc kiểm soát rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản một cách
năng động, hiệu quả.
Chưa có tận dụng hết khả năng của mạng lưới kênh phân phối của
mình. Các phòng, điểm tổ chức cán bộ vi tính còn nhiều bất cập dẫn đến
thiếu thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Không Phát triển mạng lưới
hoạt động dưới các hình thức gần gũi với khách hàng như huy động vốn
tại nhà, huy động vốn từ nguồn lương của người lao động trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
Chưa có phòng Marketing riêng nên các hoạt động như: nghiên cứu dự
báo thị trường, nghiên cứu các sản phẩm mới, chính sách đối với khách
hàng chưa được làm một cách chuyên nghiệp và thường xuyên. Hiện nay,
các hoạt động này đèu do phòng kế hoạch nguồn vốn đảm nhiệm.