Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực trạng mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.9 KB, 29 trang )

Thực trạng mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại chi nhánh
Ngân hàng Công Thương Yên Viên
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tháng 6 năm 1993 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương
thành lập Phòng giao dịch Yên Viên tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà
Nội, hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, qui mô hoạt động của Phòng
giao dịch Yên Viên ngày càng được mở rộng. Nhận thấy được sự thay đổi đó
đến tháng 3 năm 2001 Phòng giao dịch Yên Viên được nâng cấp thành Chi
nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên trực thuộc Ngân hàng Công Thương
Chương Dương (chi nhánh cấp II). Các hoạt động được mở rộng, thực hiện mọi
chức năng của một ngân hàng thương mại.
Đến tháng 4 năm 2003, căn cứ vào quyết định số 325/QĐ-HĐQT, ngày
28/03/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam
về việc nâng cấp chi nhánh và thành lập các phòng nghiệp vụ của Chi nhánh
Ngân hàng Công Thương Yên Viên, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên
Viên được nâng cấp tiếp thành Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương
Việt Nam, trở thành một trong mười chi nhánh cấp I của Ngân hàng Công
Thương Việt Nam ở địa bàn Hà Nội. Chi nhánh đặt trụ sở chính tại 284 Hà Huy
Tập, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội.
Với thời gian hơn 10 năm phát triển đi lên từ một Phòng giao dịch nhỏ
bé, có thể nói Ngân hàng Công Thương Yên Viên đã và đang từng bước phát
triển mạnh, khẳng định vị trí quan trọng trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển
lớn mạnh của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ vào Quyết định số 325/QĐ-HĐQT, ngày 28/03/2003 của Chủ
tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân
hàng Công Thương Yên Viên trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng
Công Thương TW và thành lập 7 phòng nghiệp vụ sau:
Phòng khách hàng cá nhân: Có 5 Quỹ Tiết kiệm trực thuộc: Quỹ TK 45,


57, 59, 78, 85.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng kho quỹ
Phòng tài chính- kế toán: Có hai tổ trực thuộc là Tổ điện toán và Tổ dịch
vụ thẻ.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phòng tài trợ thương mại
Hiện nay chi nhánh đã thành lập thêm Phòng giao dịch Ninh Hiệp tại xã
Ninh Hiệp.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh:
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Trong những năm vừa qua, nhất là trong giai đoạn 2003-2005, sau khi
trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công Thương Trung ương, Chi
nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên đã đạt được những kết quả kinh
doanh khả quan.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng đều đặn qua các năm: Năm 2004 đạt
387 tỷ đồng tăng 129 tỷ đồng (tăng 50%) so với năm 2003. Năm 2005 đạt 580
tỷ đồng tăng 193 tỷ đồng (tăng 49,87%) so với năm 2004. Nếu so sánh với khi
còn là Phòng giao dịch Yên Viên, tổng huy động vốn khi đó đạt khoảng 25 tỷ
đồng. Trong cơ cấu huy động thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ rất lớn: năm 2003
chiếm 88,37%, năm 2004 chiếm 89,66%, năm 2005 chiếm 88,79%. Nếu phân
chia nguồn vốn huy động theo loại tiền cho thấy vốn VND vẫn luôn chiếm tỷ
trọng lớn, thường trên 80%, tuy có thay đổi qua các năm nhưng thay đổi không
lớn. Năm 2005 vốn ngoại tệ đã có dấu hiệu tăng lên, chiếm tỷ trọng 22%.
Hoạt động cho vay: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, trung bình
70-80%, còn lại là cho vay trung, dài hạn. Năm 2003 cho vay đạt 480 tỷ đồng,
năm 2004 đạt 600 tỷ đồng tăng 25% so với 2003, năm 2005 đạt 513 tỷ đồng
giảm 14,5% so với 2004. Nhu cầu vay trung, dài hạn bằng ngoại tệ lớn hơn nhu
cầu vay ngắn hạn bằng ngoại tệ.

Hoạt động dịch vụ năm 2005 tăng hơn so với các năm trước đó: năm
2005 thu hoạt động dịch vụ đạt 1,7 tỷ đồng so với năm 2004 là 1,2 tỷ đồng và
năm 2005 là 0,8 tỷ đồng. Các dịch vụ ngân hàng đã ngày càng được cải thiện,
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Với
phương châm chung của toàn hệ thống Ngân hàng Công Thương: “Nhanh
chóng- Chính xác- An toàn- Hiệu quả”
Thực hiện mở mới L/C hàng nhập với trị giá trung bình mỗi năm
khoảng 1 triệu USD, xử lý các bộ chứng từ hàng nhập, chứng từ nhờ thu hàng
nhập, thông báo L/C hàng xuất... Thực hiện các khoản thanh toán quốc tế có
khối lượng lớn cho một số công ty như Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập
khẩu bao bì Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu công trình Hà Nội, Tổng công ty ô
tô Việt Nam...
Các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trong nước được mở rộng tới mọi
địa phương trên cả nước và tới bất kỳ ngân hàng nào trong cũng như ngoài hệ
thống với thời gian được rút ngắn rất nhiều. Hoạt động thẻ rút tiền tự động
ATM bắt đầu được triển khai trong năm 2005, lắp đặt và sử dụng máy ATM
ngay tại trụ sở của Chi nhánh, số lượng thẻ được mở đang ngày càng tăng.
Chênh lệch thu- chi năm 2005 của Chi nhánh đạt 10 tỷ đồng. Sau khi
tách khỏi Ngân hàng Công Thương Chương Dương trở thành Chi nhánh cấp I
vào đầu năm 2003, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên còn nhiều
khó khăn trong triển khai hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế không cao,
nhưng năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2003 là 2,3 tỷ đồng, năm 2004 là
5,4 tỷ đồng, năm 2005 là 8,2 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy lợi nhuận không cao
nhưng chi nhánh Yên Viên luôn quan tâm đến việc trích lập dự phòng rủi ro
nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng. Chính vì vậy hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh được đảm bảo an toàn và chất lượng tín dụng cao.
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại Ngân
hàng Công Thương Yên Viên
2.2.1. Giới thiệu chung về làng nghề Ninh Hiệp

Ninh Hiệp là một xã thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách
Hà Nội 18 km về phía Bắc sông Đuống. Ninh Hiệp xưa gọi là làng Phù Ninh
hay làng Nành, so với các địa phương vùng nông thôn có những điểm khác biệt.
Ngay từ khi mới hình thành Ninh Hiệp đã không chia ra các thôn mà chỉ
có đơn vị xóm, ở liền nhau, được gọi theo các số tự nhiên 1,2,...,8, 9. Nằm trong
cái nôi văn hóa Việt cổ, nơi hội tụ những tinh hoa của hai dòng văn hóa: văn
hóa Kinh Bắc với yếu tố nghề và văn hóa Thăng Long với truyền thống kinh
doanh thương trường. Suốt hàng nghìn năm lịch sử người dân Ninh Hiệp đã biết
khai thác những nguồn lực tự nhiên và xã hội để phát triển các nghề thủ công
phục vụ con người. Ninh Hiệp nổi tiếng khắp cả nước là một vùng “đất trăm
nghề”, là một làng đa nghề, có sự kết hợp của nghề truyền thống và nghề mới.
Xưa kia Ninh Hiệp thông với sông Đuống, giao thông thuận tiện, phía
Tây đất màu mỡ thích hợp cho việc trồng dâu, nuôi tằm nên ở đây sớm có nghề
dệt lụa, kéo theo là nghề nhuộm. Vào thời Lý Nhân Tông, kỹ nghệ dệt thủ công
ở khu vực phía Bắc sông Đuống rất phát triển, chợ Nành đã trở thành trung tâm
trao đổi các sản phẩm tơ tằm, dệt nhuộm của các tỉnh châu thổ sông Hồng.
Cũng vào thời Lý có bà Lý nương đã truyền cho dân làng cách trồng và chế biến
các loại cây thành thuốc chữa bệnh. Ngay từ thế kỷ 17-18 làng Phù Ninh đã là
một môn phái trong y học cổ truyền Việt Nam. Nghề thuốc phát triển cả y và
dược, đặc biệt ngành dược buôn bán rất phát đạt. Cuối thế kỷ 19 người làng
Nành còn học được nghề da, sau đó những người biết nghề này đã sang kinh
thành Thăng Long xưa mở hiệu đóng yên ngựa, giày da, guốc dép, lập nên phố
Hà Trung hiện nay vẫn còn đang làm và buôn bán hàng da và giả da khá nhộn
nhịp. Với truyền thống làng nghề lâu đời như vậy các nghề ở Ninh Hiệp cứ
ngày càng được phát triển, mở rộng hơn. Khi Nhà nước thực hiện chính sách
“mở cửa”, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân thì người dân Ninh Hiệp đã
nhanh chóng trở nên giàu có nhờ buôn bán với bên ngoài. Hiện nay các nghề
chính ở Ninh Hiệp là: buôn bán vải, may gia công, bán quần áo may sẵn, chế
biến dược liệu, buôn bán thuốc Nam, thuốc Bắc, chế biến hạt sen, long nhãn,
tinh dầu, chè Thanh nhiệt, trồng thuốc, trồng và buôn bán cây cảnh...

Ngay từ năm 1995 chính quyền xã Ninh Hiệp đã xây dựng “Đề án chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, phát triển làng nghề truyền thống xã Ninh Hiệp theo hướng
công nghiệp hóa và đô thị hóa đến năm 2000 và các năm tiếp theo”. Đến tháng
9/2004 thành phố Hà Nội đã ra quyết định 150/2004/QĐ-UB phê duyệt quy
hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Ninh Hiệp. Sau đó công tác giải phóng mặt
bằng với diện tích khoảng 60 ha, xây dựng các công trình bên ngoài hàng rào...
đang được thực hiện. Hoạt động buôn bán vải được đẩy mạnh thông qua việc tu
bổ nâng cấp chợ vải Ninh Hiệp (lấy lại tên cổ là chợ Nành). Huyện Gia Lâm
cũng đã phê duyệt dự án xây dựng chợ dược liệu, trung tâm chế biến dược liệu
(được thành phố hỗ trợ 1 tỷ đồng).
Toàn xã có 3020 hộ với 14136 nhân khẩu làm ăn trên 488 ha đất tự
nhiên. Theo định hướng phát triển của huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội,
Ninh Hiệp sẽ trở thành một khu trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của
các xã Bắc sông Đuống.
2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Ninh Hiệp
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh tế toàn xã Ninh Hiệp
(2004-2005)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005
Số tiền Kết cấu Số tiền Kết cấu
Tổng sản phẩm toàn xã 240,75 100% 268,45 100%
Sản xuất CN, tiểu thủ CN 132,69 55,12% 150,223 55,96%
Thương mại, dịch vụ 88,8 36,88% 102,12 38,04%
Sản xuất nông nghiệp 19,26 8% 16,107 6%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế xã hội toàn xã Ninh Hiệp hai năm
2004-2005 của UBND xã Ninh Hiệp)
Do là làng đa nghề nên so với những làng nghề khác, hoạt động sản
xuất, kinh doanh ở Ninh Hiệp diễn ra rất sôi động quanh năm không ngừng
nghỉ. Truyền thống làm nghề lâu đời cùng môi trường kinh tế xã hội ở địa
phương đã nuôi dưỡng và rèn luyện nên những con người có năng lực, kinh

nghiệm kinh doanh buôn bán. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ là nguồn thu lớn nhất và luôn tăng trưởng đều đặn qua các
năm, điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh tế toàn xã hai năm
2004, 2005
Năm 2005 thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
đạt 252,343 tỷ đồng chiếm 94% tổng sản phẩm toàn xã, tăng 30,853 tỷ đồng so
với năm 2004 (tăng 13,93%). Riêng giá trị ngành thương mại, dịch vụ đạt
102,12 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2004. Sản xuất nông nghiệp tuy chiếm tỷ
trọng nhỏ nhất nhưng bà con nông dân vẫn bảo đảm chắc ăn hai vụ lúa trong
năm, giá trị đạt hơn 50 triệu đồng 1 ha canh tác. Những kết quả đạt được này đã
vượt chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra từ năm 2000.
Biểu đồ: Cơ cấu kinh tế theo ngành nghề của Ninh Hiệp
(2004-2005)
Năm 2005 ở Ninh Hiệp tỷ lệ hộ giàu đã chiếm trên 25% (hơn 755 hộ),
hộ nghèo chỉ còn 0,63% (19 hộ). Mức tăng trưởng bình quân đạt 11,5%/năm.
Mục tiêu do chính quyền xã đặt ra đến năm 2010 là: tăng trưởng kinh tế hàng
năm đạt từ 11,5% đến 12%. Nâng tỷ trọng thu từ công nghiệp, thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ lên 96,8%, hộ nghèo giảm còn 0,15%, thu nhập bình quân
1 người/năm là 7,5 triệu đồng. Những con số này phản ánh quyết tâm của Ninh
Hiệp hướng tới cái đích công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền kinh tế đa dạng của
mình. Nếu như chỉ dựa vào nông nghiệp như các xã khác thì không thể đạt tới
một cuộc sống đô thị mà Ninh Hiệp đang vươn tới. Ninh Hiệp xứng đáng là
điển hình của ngoại thành Hà Nội, là trọng điểm thực hiện CNH- HĐH nông
nghiệp và nông thôn.
(tỷ đồng)
2.2.2.1. Về thị trường
Không như những làng nghề chỉ có một nghề chính, là làng đa nghề với
nhiều mặt hàng nên thị trường của Ninh Hiệp rất rộng lớn.
Ngay từ khi Nhà nước cho phép mở cửa buôn bán với nước ngoài,
khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thị trường, các cơ

sở sản xuất tư nhân được phép trực tiếp xuất khẩu... thương nhân Ninh Hiệp đã
nhanh chóng nắm bắt cơ hội để mở rộng hoạt động. Họ trực tiếp mở rộng quan
hệ buôn bán sang Trung Quốc, Hồng Kông, Campuchia... qua con đường xuất
nhập khẩu tiểu ngạch.
Ngoài nguồn cung cấp vải trong nước chủ yếu từ Hà Nội, các hộ buôn
bán vải lớn tại Ninh Hiệp đều có những vệ tinh đầu vào từ Trung Quốc, Hồng
Kông. Còn những hộ buôn nhỏ không có vốn thì mua lại hàng tồn, hàng ế để
bán lẻ cho người tiêu dùng, chưa bao giờ bị lỗ cả. Thị trường đầu ra cho những
người bán vải ở Ninh Hiệp thì vô cùng, trải dài từ Bắc vào Nam, từ chợ Đồng
Xuân, sân bay Nội Bài, Nha Trang, đến thành phố Hồ Chí Minh... Ngoài bán
buôn thương nhân Ninh Hiệp còn bán lẻ thông qua hoạt động vô cùng sầm uất
của chợ vải Ninh Hiệp (chợ Nành)_ là chợ vải lớn nhất nước, là trạm trung
chuyển vải khổng lồ của các tỉnh phía bắc. Ngày nay chợ Ninh Hiệp đã được
mở rộng ra phía ngoài hình thành khu phố chợ với những cửa hàng khang trang,
là nơi tập trung kinh doanh buôn bán vải của thương nhân, nhóm kinh doanh,
doanh nghiệp tư nhân theo hình thức bán buôn, bán lẻ, đại lý, cửa hàng giới
thiệu sản phẩm. Chợ Ninh Hiệp đáp ứng mọi nhu cầu về vải cho khách hàng, từ
vải trong nước đến vải Trung Quốc, vải nhập ngoại cao cấp. Người tiêu dùng từ
người mua lẻ đến mua buôn từ lâu vẫn rất thích mua vải ở Ninh Hiệp vì “mua
tận gốc bán tận ngọn”. Có những người Ninh Hiệp sáng sớm đã sang Hà Nội lấy
hàng, chiều lại giao hàng cho khách ở Hà Nội về lấy. Ninh Hiệp đã có uy tín với
khách hàng như vậy. Không chỉ có vậy, nói đến chợ Ninh Hiệp không thể
không nhắc đến hàng trăm vệ tinh khác của nó ở Hà Nội và các tỉnh khác. Riêng
ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) phải có đến hơn 200 quầy hàng là của người Ninh
Hiệp. Từ Bắc vào Nam nơi nào cũng có đại lý của người Ninh Hiệp. Ngoài mặt
hàng truyền thống là vải, những năm gần đây, Ninh Hiệp còn mở rộng nghề gia
công may mặc, quần áo may sẵn cũng đã trở thành mặt hàng quan trọng đứng
sau vải trong hoạt động kinh doanh tại Ninh Hiệp.
Còn đối với nghề thuốc, chủ yếu tập trung ở hai xóm 7 và 8 với khoảng
vài trăm hộ. Vào buổi sáng, chợ xóm 8 trở thành nơi các loại thuốc đã qua sơ

chế tập trung về đây buôn bán, trao đổi. Do điều kiện đất canh tác bị thu hẹp,
dân số tăng quá nhanh người Ninh Hiệp không có điều kiện trồng nhiều cây
thuốc nữa mà chủ yếu phải thu mua từ khắp các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên
Bái, Thái Nguyên...thuốc nam từ vùng chùa Hương, chùa Thầy. Nhưng chủ yếu
là nhập về từ Trung Quốc. Các loại nguyên liệu được tập trung về Ninh Hiệp
chế biến, gia công, sấy khô sau đó được đóng gói phân bổ đi các nơi. Các hộ
chế biến dược liệu ở Ninh Hiệp có tay nghề giỏi, nắm được nhiều bí quyết trong
nghề đối với một số mặt hàng thuốc mà chưa nơi nào học được. Do đó mặt hàng
thuốc xuất đi các nơi rất có uy tín, được coi là một trong những điểm trung
chuyển thuốc đông y lớn vào hàng nhất nhì ở miền bắc. Các mặt hàng sen khô,
long nhãn, tinh dầu, chè Thanh nhiệt... cũng đều được tiêu thụ rộng khắp trên thị
trường cả nước và xuất khẩu (Trung Quốc, Campuchia...). Từ năm 1998 đến
nay chỉ riêng mặt hàng sen khô mỗi năm Ninh Hiệp xuất khoảng 10.000 tấn sen
khô đã qua chế biến sang Trung Quốc đổi lấy thuốc bắc về Việt Nam.
Như vậy có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Ninh Hiệp có thị
trường rất rộng, không chỉ trong nước mà còn cả xuất khẩu sang nhiều nước.
Điều này đòi hỏi các thương nhân Ninh Hiệp phải ngày càng hoàn thiện sản
xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, cùng với nhu cầu ngày càng lớn của thị
trường còn cần mở rộng sản xuất, tìm kiếm những nguồn hàng mới, cung cấp
các sản phẩm đa dạng hơn.
2.2.2.2. Về tổ chức sản xuất
Người dân Ninh Hiệp với truyền thống kinh doanh buôn bán đã biết phát
huy khả năng của mình vào hoạt động kinh tế. Nhiều thương nhân sau một thời
gian tích lũy vốn đã đầu tư vào sản xuất để trở thành những cơ sở sản xuất kinh
doanh. Để tổ chức sản xuất kinh doanh người trong gia đình thường làm những
công việc quản lý, giao dịch, tiêu thụ sản phẩm hay chỉ làm những công việc về
bí quyết gia truyền còn lại là thuê nhân công. Sự phân công công việc mang tính
chuyên môn hóa cao hơn. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu
quả do mở rộng được thị trường đã thành lập các công ty TNHH, doanh nghiệp
tư nhân với hình thức xưởng trung tâm và xưởng vệ tinh. Xưởng trung tâm tập

trung những thợ bậc cao chuyên làm những khâu kỹ thuật thuộc bí quyết nghề.
Nhưng số cơ sở như vậy không nhiều. Tính toàn xã có đến hơn 600 hộ
sản xuất kinh doanh có vốn lớn từ mấy trăm triệu đến hàng tỷ đồng nhưng hầu
hết chỉ đăng ký là hộ sản xuất kinh doanh. Vì sao qui mô sản xuất lớn như vậy
mà các hộ lại không đăng ký là công ty để thuận lợi trong các quan hệ đối tác,
có ưu đãi về vay vốn, xuất nhập khẩu hàng hóa? Nguyên nhân chính là do tâm
lý của các hộ kinh doanh tại đây, họ đều ngại thủ tục đăng ký thành lập công ty
phiền hà, phải hạch toán sổ sách nhiều. Cả xã chỉ có vài chục hộ hạch toán bằng
sổ sách kế toán theo yêu cầu của phòng thuế vì doanh thu của họ quá lớn. Còn
lại các hộ vẫn làm theo kiểu “sổ chợ”, đây chính là lý do mà khi chợ Đồng
Xuân cháy nhiều thương nhân Ninh Hiệp đã bị vỡ nợ, sổ nợ cháy theo hàng.
Ngoài các hình thức tổ chức như trên ở Ninh Hiệp còn có Hợp tác xã
dịch vụ tổng hợp hoạt động khá hiệu quả cơ bản đáp ứng được các nhu cầu về
cung ứng dịch vụ của toàn xã, thu nhập bình quân của mỗi xã viên từ 320.000
đến 550.000/tháng và có tích lũy tái đầu tư.
2.2.2.3. Về lao động và giải quyết việc làm
Riêng hoạt động của chợ vải thu hút lao động của 90% hộ gia đình trong
xã. Chủ thể kinh doanh tại chợ không chỉ là người tiểu nông, thợ thủ công,
người buôn bán nhỏ mà thương nhân, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất
kinh doanh, nhóm kinh doanh ngày càng nhiều.
Nghề may cắt gia công có khoảng hơn 200 hộ, mỗi hộ thuê khoảng 60
lao động trong xã và các xã xung quanh may gia công.
Nghề trồng, chế biến mua bán dược liệu có sự tham gia của khoảng gần
300 hộ gia đình trong xã.
Với nhiều dự án của Chính phủ, của thành phố Hà Nội như: xây dựng
trung tâm thương mại, dịch vụ, bến ôtô Bắc Nam, quốc lộ 1B, khu công nghiệp,
khu chế xuất vừa và nhỏ, khu chung cư, đường vành đai 3... diện tích đất canh
tác của Ninh Hiệp bị giảm mạnh lao động thuần nông dư thừa. Dự án xây dựng
chợ dược liệu, trung tâm chế biến dược liệu đã được phê duyệt. Khi những công

×