Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.45 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI ĐỨC.
I. Sơ lược về NHNo & PTNT huyện Hoài Đức.
Trụ sở chính: Thị trấn Trôi, Hoài đức, Hà Tây. Điện thoại: 034.861392.
Các chi nhánh:
* Ngân hàng cấp 3 Cát Quế: Cát Quế, Hoài đức, Hà tây. Điện thoại: 034.669279.
* Ngân hàng cấp 3 Sơn Đồng: Kim Chung, Hoài Đức, Hà tây.
Điện thoại: 034.663928.
* Ngân hàng cấp 3 Ngãi Cầu: Ngãi Cầu, An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây.
Điện thoại: 034.845224.
1, Lịch sử hình thành và phát triển.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ
trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là chính phủ) ban hành Nghị
định số 53 quyết định “chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang kinh doanh”, thành lập các
ngân hàng chuyên doanh trong đó có ngân hàng phát triển Nông nghiệp nay là NHNo &
PTNT, ở các tỉnh thành phố thành lập ngân hàng phát triển nông nghiệp cấp II và ngân
hàng ở các huyện thị xã là ngân hàng phát triển nông nghiệp cấp III với nhiệm vụ kinh
doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần.
Nghị định số 53 ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) về việc thành lập các ngân hàng
chuyên doanh thương mại là tiền đề cho sự ra đời của Ngân hàng phát triển nông
nghiệp Việt Nam, lúc đó Hoài Đức đã được sáp nhập vào Thủ đô Hà nội được 12
năm
(1)
. Thực hiện Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng ngày
(1
)
, Huyện Hoài Đức được chuyển từ Hà tây về Hà nội cùng với 5 huyện khác là Ba Vì, Thạch Thất,
Phúc Thọ, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây từ năm 1976 Khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hoà Bình
thành tỉnh Hà Sơn Bình.


26/3/1988, Thống đốc NHNN ra Quyết định thành lập các chi nhánh Ngân hàng phát
triển nông nghiệp tỉnh, các chi nhánh NHNN huyện đều chuyển thành chi nhánh Ngân
hàng phát triển nông nghiệp huyện. Chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện
Hoài Đức thuộc sự quản lý của Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thành phố Hà nội.
Tháng 8 năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng ra đời. Ngày 14 tháng 11 năm 1990,
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam ra Quyết định số 400/QĐ-
HĐBT đổi tên gọi của Ngân hàng phát triển nông nghiệp thành Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam. Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Hoài Đức cũng được đổi tên thành
Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức. Từ thời gian này, Ngân hàng nông nghiệp
huyện Hoài Đức hoạt động theo khuôn khổ Pháp lệnh Ngân hàng của Nhà nước, điều lệ
do Thống đốc NHNN quy định và sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ngân hàng nông
nghiệp Thành phố Hà nội.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII diễn
ra từ ngày 27/07 đến ngày 12/08/1991 đã quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai
tỉnh cũ là Hà tây và Hoà bình, đồng thời chuyển 6 huyện thị là Ba Vì, Thạch Thất, Phúc
Thọ, thị xã Sơn Tây, Đan Phượng và Hoài Đức từ Hà nội trở lại Hà tây. Hai tỉnh Hà Tây
và Hoà Bình sẽ chính thức làm việc theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01/10/1991.
Thực hiện chủ trương trên, ngày 30/08/1991, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ra
quyết định số 126/NH-QĐ quyết định giải thể chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh
Hà Sơn Bình để thành lập Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Tây.
Ngày 28/09/1991, Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra quyết
định số 192/NH-QĐ thành lập Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà tây bao gồm:
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp thị xã Sơn tây và Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
các huyện: Phúc thọ, Ba vì, Thạch thất, Quốc oai, Đan phượng, Hoài đức, Ứng hoà,
Chương mỹ, Thanh oai, Mỹ đức, Thường tín, Phú xuyên. Các chi nhánh Ngân hàng
nông nghiệp tỉnh Hà tây chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1991 trong đó có
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức.
Thực hiện Quyết định số 126 của Thống đốc NHNN Việt Nam và thi hành Nghị
quyết 19, công văn số 04 của Tỉnh uỷ, Quyết định số 316 của Uỷ ban nhân dân (UBND)
tỉnh Hà Sơn Bình về việc bàn giao công việc cơ quan giữa hai tỉnh, Ban giám đốc Ngân

hàng nông nghiệp tỉnh Hà Sơn Bình đã tiến hành nhận bàn giao 6 Ngân hàng nông
nghiệp huyện do thành phố Hà nội chuyển về trong đó có Ngân hàng nông nghiệp
huyện Hoài Đức
(1)
.
Từ cuối năm 1994, trong công tác tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp có những
cải biến nhằm thích hợp với những nhiệm vụ của Ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam , ngày 26/11/1994, Ngân
hàng nông nghiệp tỉnh Hà Tây ra Quyết định đổi tên Phòng giao dịch và Phòng thu trực
thuộc Ngân hàng nông nghiệp huyện, thị xã thành Ngân hàng nông nghiệp loại IV.
Đây là một sự cải biến, nâng cấp về mặt tổ chức ở Phòng giao dịch và Phòng thu nhằm
mở rộng trách nhiệm và quyền hạn ở các chi nhánh cấp huyện thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh. Các Phòng giao dịch và Phòng thu
trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức cũng được đổi tên thành Ngân
hàng nông nghiệp loại IV bao gồm các Ngân hàng: Cát Quế, Sơn Đồng, và Ngãi Cầu.
Ngày 15/11/1996, Được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc
NHNN Cao Sỹ Kiêm đã ra Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam thành NHNo & PTNT Việt Nam. Đối với huyện Hoài Đức, thời điểm
chuyển đổi tên gọi Ngân hàng nông nghiệp thành NHNo & PTNT là vào cuối năm
1996, và tên gọi NHNo & PTNT Hoài Đức được giữ cho đến tận ngày nay.
(1)
Ngay từ đầu tháng 9/1991, Ban Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Hà Sơn Bình đã tiếp cận với
Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội để trao đổi, thống nhất về những nội dung, yêu cầu, kế hoạch cần bàn
giao. Từ ngày 5 đến ngày 15/10/1991, Ban Giám đốc đã tổ chức ký kết biên bản giao nhận với từng
ngân hàng huyện, thị xã, và ký biên bản giao nhận chung giữa hai tỉnh.
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo & PTNT được xác
định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở
rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Hiện nay, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức đã có một Ngân hàng trung tâm và 3
ngân hàng chi nhánh là các Ngân hàng cấp 3 Sơn Đồng, Ngãi Cầu và Cát Quế. Trong
những năm qua cán bộ nhân viên ngân hàng đã không ngừng nâng cao trình độ nghiệp
vụ, bám sát tình hình địa phương, đồng thời triển khai kịp thời, đúng đắn những chỉ
đạo, định hướng, điều chỉnh của ngân hàng cấp trên, hoàn thành tốt công việc được
giao.
Hoài Đức là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội. Toàn huyện có 22 xã với trên 4000 hộ dân, với nhiều làng nghề truyền thống đã và
đang được khôi phục, hàng năm đem lại thu nhập cao cho lao động trong huyện. Các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn tuy quy mô không thật lớn, song hàng năm vẫn tham
gia sản xuất và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm và thu nhập cho
nhiều người lao động, nhiều mặt hàng còn được xuất khẩu đi các nước trên thế giới
mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn, do chưa
hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, các doanh nghiệp trên địa bàn là những doanh
nghiệp nhỏ và vừa, vốn tự có thấp, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh yếu, các làng
nghề truyền thống mới được khôi phục, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định,
năng lực quản lý và nguồn vốn của các xã còn thấp, công tác quy hoạch tổng thể theo
vùng, cây con, ngành nghề, sản xuất hàng hoá chưa rõ ràng…Trước thực tế đó, Ngân
hàng đã bám sát phương hướng và các chương trình phát triển kinh tế địa phương để
xác định hướng đầu tư vào các doanh nghiệp, hộ sản xuất, làng nghề, kinh tế trang trại
cho vay phục vụ đời sống ( đối tượng áp dụng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức
và người lao động có thu nhập ổn định).
Với doanh nghiệp, Ngân hàng chủ động bám vào các khu công nghiệp, các
doanh nghiệp để tiếp cận các dự án khả thi, nghiên cứu đầu tư. Với kinh tế hợp tác xã,
Ngân hàng phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện để phân loại hợp tác xã, nắm bắt
nhu cầu về vốn và chủ động đầu tư vốn cho các hợp tác xã có phương án sản xuất kinh
doanh dịch vụ tốt. Đối với hộ gia đình, cá nhân, Ngân hàng đẩy mạnh thực hiện theo
QĐ 67 của Thủ tướng Chính Phủ để chủ động đầu tư trực tiếp tới hộ sản xuất hay qua
tổ nhóm tín chấp. Với làng nghề, Ngân hàng kết hợp với Sở công nghiệp, Hội đồng liên

minh các hợp tác xã để khảo sát, phân loại, đầu tư vào các làng nghề mới phát triển.
Đối với mô hình kinh tế trang trại, ngân hàng dựa vào tiêu chí của tỉnh và tiếp cận với
chủ trang trại nắm nhu cầu đối tượng đầu tư. Ngoài ra, Ngân hàng luôn cố gắng hiện đại
hoá công nghệ, cải tạo toàn bộ hệ thống mạng LAN, tăng cường đổi mới hệ thống vi
tính có cấu hình cao đáp ứng nhu cầu các chương trình chuyển tiền điện tử, giao dịch
trực tiếp, thông tin báo cáo, thanh toán SWIFT.
Do kết hợp nhiều mặt, công tác chỉ đạo điều hành lại thực sự quán triệt nguyên
tắc coi trọng hiệu quả, kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp và công tác thi đua, phát
huy tính sáng tạo ở ngân hàng cơ sở, chống tác phong làm việc tuỳ tiện, phát động cán
bộ nhân viên tích cực tìm kiếm khách hàng, thực hiện khen thưởng vật chất cho những
cán bộ, đơn vị có công trong việc thu hút khách hàng. Từ thực tế hoạt động, NHNo &
PTNT huyện Hoài Đức đã đạt được một số thành công đáng khích lệ và đón nhận
những phần thưởng cao quý sau:
- Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng năm 1998.
- Bằng khen do Thủ tướng Chính phủ trao tặng các năm 2000 và 2002.
- Bằng khen do Thống đốc NHNN trao tặng năm 2003.
- Cờ thi đua xuất sắc do UBND tỉnh trao tặng các năm 2001 và 2004.
- Được NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây công nhận đạt xuất sắc toàn diện liên tục từ
năm 1999 đến năm 2006.
- Thành công về xây dựng củng cố và phát triển mạng lưới tổ chức kinh doanh
với 3 chi nhánh ngân hàng cấp 3 để đưa dịch vụ ngân hàng đến gần dân hơn.
- Thành công về khoán tài chính cho nhóm và người lao động. Ngân hàng khoán
tài chính cho từng cán bộ, mỗi cán bộ nhận một mức khoán tài chính khác nhau tuỳ khả
năng, trình độ…
- Thành công trong việc vận dụng đổi mới phát triển công nghệ tin học vào hoạt
động kinh doanh.
- Thành công trong việc đổi mới phong cách chỉ đạo và điều hành của ban Giám
đốc theo hướng “dân chủ - kỷ cương - hiệu quả”.
- Thành công trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, đẹp
về phẩm chất và phong cách, đoàn kết và cùng chăm lo đến sự nghiệp chung.

2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động.
2.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng tín dụng
Phòng hành chính nhân sự
NH
3
Cát Quế
NH
3

Ngãi Cầu
NH
3

Sơn Đồng
Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của NHNo & PTNT Hoài Đức được
khái quát trong sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức NHNo & PTNT Hoài Đức
Những năm qua, NHNo & PTNT Hoài Đức đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện
hơn về mạng lưới, nhân lực, công nghệ và các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Về mạng lưới hoạt động, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức đã đưa Ngân hàng
đến gần dân hơn với Trụ sở chính và ba ngân hàng con. Trụ sở chính nằm ngay trung
tâm của Huyện, cơ sở vật chất khang trang, giao thông thuận lợi … thuận tiện cho mọi
giao dịch.
Về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo toàn ngân hàng là Giám đốc ngân hàng trung tâm.

Dưới quyền Giám đốc là hai Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc phụ trách mảng tín
dụng và một Phó Giám đốc phụ trách mảng kế toán – ngân quỹ tại ngân hàng trung tâm.
Trụ sở chính của ngân hàng được tổ chức thành ba phòng chức năng là Phòng hành
chính – nhân sự, Phòng kế toán – ngân quỹ và Phòng tín dụng. Ba ngân hàng cơ sở
được tổ chức tương tự nhau gồm Giám đốc, một Phó Giám đốc, một tổ kế toán – ngân
quỹ và một tổ tín dụng.
Về nhân lực, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức có một nguồn nhân lực có trình
độ đồng đều. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng đều có ý thức kỷ luật rất
cao, có tinh thần cầu tiến. Hiện nay toàn ngân hàng có gần 60 cán bộ nhân viên, hầu hết
họ đều được đào tạo ở trình độ đại học.
2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
-Giám đốc:
Điều hành hoạt động chung toàn ngân hàng, chịu trách nhiệm trực tiếp trước
ngân hàng cấp trên về hoạt động của ngân hàng.
- Phó Giám đốc 1: Phó Giám đốc phụ trách tín dụng.
+ Giúp việc cho Giám đốc, phụ trách phần tín dụng toàn ngân hàng.
+ Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng ngân
hàng.
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về mảng tín dụng toàn ngân hàng.
- Phó Giám đốc 2: Phó Giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ.
+ Giúp việc cho Giám đốc, phụ trách phần kế toán – ngân quỹ, huy động vốn
toàn ngân hàng.
+ Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế toán, ngân quỹ.
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về mảng kế toán – ngân quỹ toàn
ngân hàng.
- Phòng hành chính nhân sự:
+ Phụ trách phần quản lý nhân sự, kiểm tra kiểm soát công việc toàn ngân hàng.
+ Tham mưu cho Giám đốc trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực và các
vấn đề nhân sự khác.
+ Phụ trách công việc văn thư, mua sắm các vật dụng nhỏ cho các phòng.

+ Làm công tác bảo vệ phụ trách công việc bảo vệ ngân hàng, chăm sóc vườn
hoa, cây cảnh.
+ Phụ trách công việc lái xe cho ngân hàng, chuyển tiền đi các chi nhánh, chuyển
tiền lên ngân hàng tỉnh…
+ Thăm hỏi cán bộ ốm đau, nghỉ chế độ, hiếu, hỷ.
- Phòng tín dụng:
+ Cho vay các thành phần kinh tế và tham gia huy động nguồn vốn.
+ Phụ trách công việc cho vay chung, làm các báo cáo tín dụng, …
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp về các công việc của Phòng Tín dụng trước Giám
đốc và các Phó Giám đốc.
- Phòng kế toán - ngân quỹ:
+ Huy động vốn.
+ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, trực tiếp cung cấp các
dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng.
+ Thực hiện việc giải ngân cho các hợp đồng vay vốn,…
+ Bộ phận ngân quỹ thực hiện thu và chi tiền theo các chứng từ kế toán.
- Tổ thẩm định: Thẩm định các món vay vượt quyền phán quyết của Trưởng
phòng tín dụng và Giám đốc ngân hàng cấp 3.
- Ngân hàng cấp 3: các chi nhánh con của ngân hàng Hoài Đức thực hiện các
chức năng, nghiệp vụ giống như ngân hàng mẹ.
Có 3 chi nhánh ngân hàng cấp 3 với cơ cấu tổ chức các chi nhánh giống nhau
đều gồm 1 Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phụ trách mảng kế toán ngân quỹ, 1
Phó Giám đốc phụ trách mảng tín dụng, 1 tổ tín dụng và 1 tổ kế toán - ngân quỹ.
3. Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
3.1. Các hình thức tiền gửi.
Hiện nay NHNo & PTNT huyện Hoài Đức có các sản phẩm huy động vốn như
sau:
- Tiền gửi tiết kiệm thông thường trả lãi sau.
- Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng trả lãi sau: đợt khuyến mại “Tiết kiệm dự thưởng
mừng xuân Đinh hợi” do NHNo & PTNT Việt Nam phát động từ ngày 22/01/2007 đến

22/04/2007.
- Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước: Hiện nay NHNo & PTNT huyện Hoài Đức
đang tổ chức đợt khuyến mại: “ Tiết kiệm dự thưởng trả lãi trước Mừng xuân Đinh
Hợi” từ 25/12/2006 đến 30/03/2007 trong đợt khuyến mại của NHNo & PTNT Hà Tây.
Khách hàng khi đến gửi tiền theo hình thức này sẽ được rút lãi về trước, đến hạn khách
hàng chỉ đến rút gốc về.
- Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: Khách hàng gửi một lần vào loại này khi rút ra
được ngân hàng trả lãi theo thời gian và số dư thực tế. Khách hàng có thể rút tiền bất cứ
lúc nào với bất cứ khoản tiền nào trong phạm vi số dư thực tế. Khi rút, khách hàng sẽ
được nhận lãi của khoản tiền rút ứng với thời gian thực tế đã gửi khoản tiền đó. Khoản
tiền còn lại (nếu chưa rút hết) sẽ tiếp tục được tính lãi tiếp với kỳ tính lãi trước đó. Các
mức lãi suất được ghi ngay vào sổ tiết kiệm bậc thang khi khách hàng gửi tiền vào.
3.2. Cho vay.
Ngân hàng hiện đang cung cấp các sản phẩm cho vay sau:
+ Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh đối
với mọi thành phần kinh tế.
+ Cho vay trả góp để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
+ Cho vay tiêu dùng để xây dựng nhà cửa, mua sắm phương tiện đi lại và mọi
tiện nghi sinh hoạt.
+ Thực hiện bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh thanh toán…
+ Cho vay cầm cố các giấy tờ có giá. Khách hàng có thể vay cầm cố sổ tiền gửi
tiết kiệm, sổ tiết kiệm bưu điện với lãi suất ưu đãi.
+ Cho vay cầm đồ.
3.3. Một số dịch vụ khác.
- Dịch vụ thanh toán:
+ Mở tài khoản tiền gửi thanh toán đồng VNĐ, đồng USD, đồng EUR cho các
khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân.
+ Chuyển tiền điện tử thực hiện thanh toán trong phạm vi cả nước với mức phí
hợp lý (ít nhất là 20.000VNĐ, nhiều nhất tính theo tỷ lệ phần trăm với số tiền gửi).

- Kinh doanh đối ngoại:
+ Thanh toán quốc tế xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C),
nhờ thu, chuyển tiền…
+ Mua bán ngoại tệ USD, EUR.
+ Chi trả kiều hối dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế Western Union cho các cá
nhân người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về nước cho người thân.
- Phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng…
Ngân hàng làm đại lý phát hành thẻ cho NHNo & PTNT Việt Nam. Khách hàng
khi đến đăng ký làm thẻ sẽ được nhận thẻ của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Làm đại lý thu phí bảo hiểm cho Hãng bảo hiểm prudential.
4. Thực trạng hoạt động kinh doanh.
4.1. Tình hình hoạt động chung.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2004 – 2006.
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Tổng thu nhập 27.561 39.220 60.003
Tăng trưởng (%) 42,30 52,99
Tổng chi phí 20.649 26.592 35.273
Tăng trưởng (%) 28,78 32,65
Lợi nhuận 6.912 12.628 24.730
Tăng trưởng (%) 82,70 95,83
(Tổng hợp từ các Báo cáo tín dụng và Báo cáo tổng kết cuối năm của
NHNo & PTNT huyện Hoài Đức từ năm 2004 đến năm 2006).
Qua số liệu bảng trên ta thấy tổng thu nhập các năm có sự tăng trưởng khá cao.
Năm 2006, tổng thu nhập đạt 60.003 triệu đồng, tăng trưởng 52,99% so với năm 2005
và gấp hơn 2 lần năm 2004 (27.561). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tổng chi phí lại ở
mức thấp hơn. Năm 2006, tổng chi phí là 35.273 triệu đồng, tăng 32,65% so với năm
2005 và gấp 1,7 lần so với năm 2004.
Chính vì tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập lớn hơn tốc độ tăng trưởng tổng chi

phí đã làm cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận các năm rất lớn. Năm 2006, lợi nhuận thu
được bằng 24.730 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 95,83% và gấp hơn 3,5 lần lợi
nhuận thu được năm 2004. Lợi hàng năm đều tăng trưởng gần bằng 100% chứng tỏ
hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả tốt.
4.2. Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn huy động toàn ngân hàng 4 năm qua:
Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn 2003 – 2006
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006
Tổng nguồn 162.828 201.748 276.499 377.329
Tốc độ tăng trưởng 39,83 % 23,90 % 37,05 % 36,47 %
Theo thời gian 162.828 201.748 276.499 377.329
Tiền gửi dưới 12 tháng 65.448 97.203 95.920 88.930
Tiền gửi >=12 tháng 97.380 104.545 180.579 288.399
Theo loại tiền 162.828 201.748 276.499 377.329
Nội tệ 139.888 172.125 240.096 330.342
Ngoại tệ 22.940 29.623 36.403 46.987
Theo thành phần kinh tế 162.828 201.748 276.499 377.329
Tiền gửi dân cư 141.150 162.193 208.735 321.851
Tiền gửi các tổ chức kinh tế 21.678 39.550 67.746 55.478
% đạt kế hoạch 112,3% 98,41% 117,66% 103,38%
(Tổng hợp từ các Báo cáo tín dụng và Báo cáo tổng kết cuối năm của NHNo &
PTNT huyện Hoài Đức từ năm 2002 đến năm 2006).
Từ bảng số liệu trên ta có được một số phân tích như sau:
- Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động trung bình qua các năm đạt
34,31%, tốc độ tăng trưởng các năm khá cao và đồng đều, không có sự cách biệt lớn.
Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã duy trì được một tốc tộ tăng trưởng nguồn vốn ổn định
qua các năm.

- Nguồn vốn huy động phần lớn là tiền gửi từ 12 tháng trở lên. Trong khi tốc độ
tăng trưởng trung bình của nguồn tiền gửi dưới 12 tháng là 12,94% thì của nguồn tiền
gửi từ 12 tháng trở lên tỷ lệ này là 51,97%, điều đó càng làm gia tăng số dư nguồn tiền
gửi từ 12 tháng trở lên. Tỷ trọng nguồn tiền gửi từ 12 tháng trở lên trên tổng nguồn huy
động 4 năm từ năm 2003 đến năm 2006 lần lượt là: 59,81%, 51,82%, 65,31%, 76,43%,
trung bình đạt 63,34%. Dễ nhận thấy nguồn vốn huy động từ 12 tháng trở lên chỉ chiếm
trên phần nửa tổng nguồn huy động không nhiều, tuy nhiên tỷ trọng này lại có xu
hướng tăng qua các năm và đến năm 2006 nó đã chiếm đến 76,43% tổng nguồn huy
động. Có được kết quả đó chứng tỏ ngân hàng đã tập trung phát triển nguồn tiền gửi từ
12 tháng trở lên và đã đạt được những kết quả đáng mừng.
- Tương tự như vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình của nguồn tiền gửi đồng nội
tệ và đồng ngoại tệ lần lượt là 36,02% và 25,02%. Tốc độ tăng trưởng đồng nội tệ lớn
hơn tuy nhiên sự cách biệt là không lớn. Qua 4 năm từ năm 2003 đến năm 2006 trung
bình nguồn huy động bằng đồng nội tệ chiếm 86,40% trong tổng nguồn huy động. Tỷ
trọng này lần lượt qua 4 năm là: 85,91%, 85,32%, 86,83%, 87,54%. Có thể thấy nguồn
huy động bằng đồng nội tệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn huy động. Tỷ trọng
này qua các năm là khá ổn định và có chiều hướng tăng nhẹ không đáng kể.
- Theo thành phần kinh tế, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung bình huy động
được từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế tương ứng là 38,02% và 30,62%, tỷ lệ này
cũng tương đối xấp xỉ nhau. Tuy nhiên tiền gửi dân cư vẫn có tốc độ tăng trưởng chậm
hơn. Về tỷ trọng, nguồn vốn dân cư trong tổng nguồn qua 4 năm từ năm 2003 đến năm
2006 lần lượt là 86,69%, 80,39%, 75,49% và 85,3%. Ta có thể thấy tiền gửi của dân cư
cũng đóng góp một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn huy động. Tỷ trọng nguồn tiền gửi
dân cư có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên trong 2 trở lại đây là năm 2005 và
năm 2006 tỷ lệ này có xu hướng tăng. Những phân tích trên cho thấy ngân hàng đã thu
hút được một lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Tỷ trọng nguồn tiền gửi của
các tổ chức kinh tế tương ứng đạt trung bình ở mức 18,03% tổng nguồn huy động trong
4 năm. Điều này là do nguyên nhân đại bộ phận các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện
Hoài Đức là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp không lớn cũng như
nguồn vốn lưu động không phải là nhiều.

- So với kế hoạch, hầu hết các năm nguồn vốn huy động được đều đạt và vượt
kế hoạch. Tuy nhiên, năm 2004 thực hiện trong năm chỉ đạt 98,41% kế hoạch, không
đạt kế hoạch đề ra. Năm có vượt kế hoạch cao nhất là năm 2005 thì thực hiện vượt kế
hoạch 17,66%.
Từ những phân tích trên ta có thể nhận thấy NHNo & PTNT huyện Hoài Đức
luôn duy trì một cơ cấu nguồn khá ổn định qua các năm. Công tác mở rộng nguồn vốn
huy động đã đạt được những thành công nhất định, góp phần mang lại thành công cho
hoạt động của ngân hàng.
4.3. Hoạt động cho vay.
Tình hình hoạt động cho vay toàn ngân hàng 4 năm qua:
Bảng 2.3: Hoạt động cho vay vốn các năm 2003 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006
Doanh số cho vay 353.260 370.330 524.204 717.137
Doanh số thu nợ 281.490 317.390 463.959 610.239
Tổng dư nợ 225.885 262.755 323.000 429.898
Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ
(%)
46,55% 16,32% 22,93% 33,10%
% đạt kế hoạch 118,9% 90,60% 104,19% 99,98%
Theo ngành kinh tế 225.885 262.755 323.000 429.898
Nông nghiệp 113.768 123.893 92.055 69.213
Công nghiệp, tiểu thủ CN 77.293 96.421 173.800 232.146
Thương nghiệp, dịch vụ 34.824 42.441 57.145 128.539
Theo thành phần kinh tế 225.885 262.755 323.000 429.898
DN quốc doanh 0 0 0 0
DN ngoài quôc doanh 41.178 47.070 63.020 87.486
Hộ sản xuất 184.707 215.685 259.980 342.412

Theo thời hạn cho vay 225.885 262.755 323.000 429.898
Ngắn hạn 172.520 215.499 273.813 371.065
Trung, dài hạn 53.365 47.256 49.187 58.833
Theo hình thức cấp 225.885 262.755 323.000 429.898
Cho vay trực tiếp 205.072 258.222 314.749 410.198
Cho vay gián tiếp (qua tổ nhóm) 20.813 4.533 8.251 19.700
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổngdư nợ 0,48% 0,61% 1,44% 1,26%
(Tổng hợp từ các Báo cáo tín dụng và Báo cáo tổng kết cuối năm của NHNo &
PTNT huyện Hoài Đức từ năm 2002 đến năm 2006).
Từ bảng số liệu trên ta tính toán và phân tích một số chỉ tiêu như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ bình quân 4 năm từ năm 2003 đến năm 2006
khá cao ở mức 29,73%, trong đó cụ thể lần lượt qua từng năm là: 46,55%, 16,32%,
22,93% và 33,10%. Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ có xu hướng tăng trong những năm
gần đây, tuy nhiên đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ đạt ở mức 33,10% vẫn
chưa bằng tốc độ đó của năm 2003. Tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm là do điều
kiện kinh tế địa phương mang lại. Chính sách phát triển kinh tế thông thoáng góp phần
thúc đẩy nền kinh tế của huyện Hoài Đức phát triển, thành lập thêm nhiều doanh nghiệp
mới và đưa vào hoạt động cũng góp phần làm tăng nhu cầu vốn để phát triển.
+ So với kế hoạch thì tổng dư nợ thực hiện các năm hầu hết là đều đạt và vượt
kế hoạch. Tuy nhiên, trong 2 năm 2004 và năm 2006 đã không đạt kế hoạch, tỷ lệ đạt kế
hoạch 2 năm lần lượt là 90,60% và 99,98%.
+ Theo ngành kinh tế:
Dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu
hướng giảm từ năm 2005. Tỷ trọng dư nợ ngành nông nghiệp trong tổng dư nợ 3 năm
2002, 2003, 2004 lần lượt là 40,03%, 50,37% và 47,15% đến năm 2005 và năm 2006 tỷ
lệ này giảm xuống lần lượt là 28,5% và 16,1%.
Khác với nông nghiệp, dư nợ trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
nghiệp và dịch vụ liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Nếu như 3 năm từ năm
2002 đến năm 2004 tỷ trọng dư nợ ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tổng
dư nợ trung bình là 36% thì tỷ lệ này đã tăng lên 54% vào 2 năm 2005 và 2006.

Tương tự như vậy nhưng với tốc độ tăng chậm hơn trong dư nợ ngành thương
mại và dịch vụ với tỷ trọng dư nợ trung bình trong tổng dư nợ 3 năm 2003 – 2005 là
16,4% đến năm 2006 tỷ trọng này đã tăng lên 29,9%.
Những số liệu đã tính toán và phân tích ở trên là phù hợp với việc Hoài Đức
đang chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm mạnh tỷ trọng
ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.
+ Theo thành phần kinh tế:
Dư nợ chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất với tỷ trọng dư nợ trung bình trong
tổng dư nợ 5 năm qua là 82%. Tốc độ tăng trưởng trung bình dư nợ hộ sản xuất trong
tổng dư nợ 5 năm qua là 27% trong khi tỷ lệ này ứng với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh là 45%.
Dư nợ doanh nghiệp quốc doanh năm 2002 là 200.000.000VNĐ chiếm 0,13%
tổng dư nợ. Tuy nhiên từ năm 2003 đến năm 2006 tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp quốc
doanh trong tổng dư nợ là 0%.

×