Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.16 KB, 22 trang )

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức L/C tại ABBANK
Từ năm 2006, hoạt động TTQT của ABBank được mở rộng sang thị
trường miền Bắc, với các hoạt động chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ thanh
toán quốc tế, đó là: Chuyển tiền quốc tế bao gồm chuyển tiền đi, chuyển tiền đến từ
nước ngoài. Thanh toán bằng tín dụng chứng từ (gọi tắt là L/C) gồm L/C nhập,
L/C xuất. Thanh toán nhờ thu: nhờ thu hàng nhập khẩu, nhờ thu hàng xuất khẩu.
Hoạt động thanh toán quốc tế của ABBank tại chi nhánh Hà Nội mới đi
vào hoạt động từ năm 2006 song đã đạt được những thành tựu nhất định.
BẢNG 2.1: Tình hình hoạt động và tỷ trọng các phương thức thanh
toán quốc tế tại ABBANK chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính:triệu USD
Năm
L/C Nhờ thu Chuyển tiền
Doanh
số
Tỷ trọng
(%)
Doanh
số
Tỷ trọng
(%)
Doanh
số
Tỷ trọng
(%)
2007 39,489 40,34 11,256 11,50 47,124 48,16
2008 51,354 42,38 14,012 11,56 55,793 46,06
2009 146,035 68,83 11,354 5,35 54,753 25,82


Nguồn: TTTTQT của ABANK chi nhánh Hà Nội
Số liệu bảng 2.1 cho ta thấy doanh số thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Hà
Nội từ năm 2007 đến năm 2009 nhìn chung đều tăng lên ở tất cả các phương
thức thanh toán. Trong đó, phương thức chuyển tiền và nhờ thu đang có hướng
giảm đi, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tăng lên cả về doanh số và
tỷ trọng trong các năm.
Cụ thể: Năm 2007 doanh số thu từ phương thức thanh toán TDCT đạt
39,489 triệu USD chiếm 40,34%, sang năm 2008 doanh số này tăng lên là
51,354 triệu USD chiếm 42,38%. Và đặc biệt tăng mạnh năm 2009 gần gấp 2
lần năm 2008 chiếm tỷ trọng là 68,83%. Mặc dù năm 2008, 2009 là 2 năm có
nhiều biến động lớn về thị trường tài chính ngân hàng toàn cầu song hoạt động
TTQT của ABBank chi nhánh Hà Nội vẫn tiếp tục tăng và được duy trì.
Điều này được lý giải bởi:
Năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng ảnh hưởng không ít
đến nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sử dụng nhiều biện pháp kiềm
chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, kiềm chế đầu tư công. Chính sách này, gây ảnh
hưởng tới hệ thống ngân hàng thương mại đó là phải đối mặt với nguy cơ rủi ro
thanh khoản, tốc độ tăng trưởng giảm, lợi nhuận bị ảnh hưởng. Và cũng gây ảnh
hưởng xấu tới hoạt động xuất nhập khẩu. Nắm bắt được khó khăn này mà năm
2008, ABBANK đã tích cực, chủ động, linh hoạt đưa ra các chính sách đối phó.
Cụ thể, ABBANK xác định đây là năm tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ
do ABBank cung cấp thông qua việc xây dựng và áp dụng các chuẩn đối với sản
phẩm dịch vụ, tăng cường công tác đào tạo, thu hút nhân lực, xây dựng văn hoá
An Bình, văn hoá bán hàng và phục vụ khách hàng trên toàn hệ thống. Mặt
khác, ABBank thực hiện tăng cường đoàn kết với đối tác chiến lược trong và
ngoài nước như EVN, Maybank xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển hoạt
động kinh doanh ngoại tệ và nguồn vốn, các hoạt động thương mại như thiết lập
các hoạt động tài trợ thương mại, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
Tập đoàn điện lực hỗ trợ nguồn vốn hoạt động, Maybank hỗ trợ ABBank trong
công tác quản lý rủi ro, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng chiến lược nhân sự, tư

vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin. Các chính sách đúng đắn và
hợp với thời cuộc nên đã giúp cho doanh số và tỷ trọng hoạt động thanh toán
quốc tế tăng lên.
Sang năm 2009, nhờ có kinh nghiệm được rút ra sau năm 2008 và các
quyết sách đúng đắn vượt qua giai đoạn khó khăn. TTTTQT tiếp tục thực hiện
các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương nên
hoạt động TTQT tiếp tục tăng năm sau cao gần gấp đôi năm trước.
Số liệu bảng 2.1 cũng cho thấy, trong các hoạt động thanh toán quốc tế tại
ABBank chi nhánh Hà Nội thì thanh toán theo phương thức L/C là chủ yếu tỷ
trọng luôn tăng qua các năm bởi những ưu điểm của nó trong thanh toán, tính
công bằng trong phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Tỷ trọng của
phương thức TDCT này là 68,83% vào năm 2009. Sau đó là phương thức
chuyển tiền, được thực hiện chủ yếu với những khách hàng là đối tác quen
thuộc và làm ăn lâu năm với ABBank. Còn đối với thanh toán bằng nhờ thu thì
đây là phương thức ít được thực hiện tại ABBank.
Đồng thời bảng 2.1 cũng phản ánh rõ phương thức thanh toán theo L/C
trong TTQT đang có xu hướng gia tăng. Tại ABBank thanh toán bằng thư tín
dụng chứng từ là nghiệp vụ thanh toán quốc tế gồm quy trình thanh toán thư tín
dụng nhập khẩu và quy trình thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. Thanh toán thư
tín dụng nhập khẩu (L/C nhập khẩu) là nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà ở đó
ABBank tiến hành việc phát hành/sửa đổi L/C nhập khẩu trả ngay/trả chậm
ngắn hạn, tiến hành ký bảo lãnh/uỷ quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn theo yêu
cầu của khách hàng và tiến hành thanh toán L/C nhập khẩu khi khách hàng xuất
trình bộ chứng từ phù hợp. Và thanh toán thư tín dụng xuất khẩu (L/C xuất
khẩu) là nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà ở đó ABBank tiến hành việc tiếp nhận
thư/điện phát hành L/C sửa đổi L/C xuất để chuyển đến ngân hàng thanh toán
theo chỉ định từ khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến báo Có tài
khoản cho khách hàng khi ABBank nhận được thông báo thanh toán từ ngân
hàng thanh toán.
Kể từ khi hoạt động thì số lượng bộ L/C được phát hành cũng như thanh

toán L/C nhập và xuất khẩu tại ABBank luôn tăng cả về số lượng lẫn chất
lượng. Dưới đây là tình hình thực hiện của riêng thanh toán theo L/C tại
ABBank trong 3 năm 2007, 2008 và 2009:
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU
TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
Đơn vị tính:triệu USD
NỘI DUNG
NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
SỐ
MÓN

TIỀN
Phát hành L/C 158 12,14 269 17,405 468 69,651
Thanh toán L/C
nhập
102 17,69 272 15,786 451 45,321
Tổng 260 29,83 541 33,191 919
114,97
2
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT KHẨU
TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
Đơn vị tính:triệu USD

NỘI DUNG
NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
SỐ
MÓN

TIỀN
Thông báo L/C 74 4,762 94 9,411 138 18,417
Thanh toán L/C
xuất
51 4,897 157 8,752 114 12,646
Tổng 125 9,659 251 18,163 252 31,063
Nguồn: TTTTQT của ABANK chi nhánh Hà Nội
Bảng trên cho thấy, hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ABBank
tăng lên cả về số món và số tiền. Số L/C nhập khẩu được thanh toán có số món
và giá trị tăng lên vào năm 2009 với tổng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu và
L/C xuất khẩu là 57,967 triệu USD so với năm 2008 là 24,538 triệu USD tăng
gấp hơn 2 lần.
Mặt khác, nhìn bảng 2.2 và 2.3, thấy rằng số L/C nhập khẩu và L/C xuất
khẩu được thanh toán năm 2009 cũng đều tăng hơn so với năm 2008. So sánh
giữa L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu tại ABBank thì L/C nhập khẩu thường
chiếm tỷ trọng lớn hơn so với L/C xuất khẩu.Cụ thể năm 2008, L/C nhập khẩu
chiếm 64,63%. Năm 2009, doanh số L/C xuất khẩu là 31,063 triệu USD chiếm

21,27%, còn lại là L/C nhập khẩu chiếm 78,73%. Điều này được lý giải là do
đặc điểm của thị trường Việt Nam cũng như khách hàng doanh nghiệp xuất
khẩu của ABBank thực hiện xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng nông sản, sản
phẩm thô như gạo, thuỷ sản và sản phẩm công nghiệp nhẹ như dệt may có giá
trị thấp. Còn nhập khẩu thì đa số là nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao, máy
móc thiết bị, linh kiện điện tử có giá trị về tiền lớn. Chính vì sự chênh lệch đó
mà trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chủ yếu là phục vụ cho việc
mở L/C và thanh toán cho L/C nhập khẩu. Những con số cho thấy hoạt động
thanh toán bằng L/C những năm qua tăng lên cả về số lượng và chất lượng,
khẳng định ABBank ngày càng trở thành một ngân hàng an toàn và tin cậy.
2.2. Phân tích các rủi ro thường gặp khi thực hiện hợp đồng thanh
toán theo L/C tại ABBANK
Phương thức thanh toán L/C được coi là phương thức an toàn, công bằng
trong việc phân chia trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên đổng thời độ rủi ro so
với các phương thức khác là thấp hơn. Nhưng cũng lại là phương thức có
nghiệp vụ phức tạp nhất, do đó, cũng tồn tại nhiều rủi ro đối với các thành viên
tham gia. Rủi ro trong thanh toán theo phương thức L/C là rủi ro về kinh tế phát
sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT theo L/C hoặc do các nhân tố
khách quan khác gây nên. Sau đây sẽ là một số rủi ro chính xảy ra với các bên:
2.2.1. Rủi ro xảy ra với ngân hàng ABBANK
Tại ABBank các rủi ro hay gặp là rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý, rủi ro tác
nghiệp, rủi ro đạo đức, rủi ro thương mại, rủi ro về công nghệ.
2.2.1.1. Rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không có khả năng thanh toán
cho ngân hàng. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu gửi giấy yêu cầu mở thư
tín dụng với ngân hàng đề nghị Ngân hàng mở thư tín dụng thì RR tín dụng là
rủi ro được ngân hàng kiểm tra đầu tiên khi quyết định xem xét phát hành bộ
L/C hay không. Trách nhiệm kiểm tra này thuộc về phòng tín dụng của ngân
hàng. Một đặc điểm chung của các ngân hàng là luôn mong muốn thu hút thật
nhiều khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh

toán. Thông thường thì khách hàng ngay lập tức không thể có một khoản tiền
lớn để có thể thực hiện việc thanh toán 100% giá trị cho cả hợp đồng ngoại
thương. Ngân hàng muốn cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như thực
hiện chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của mình tham
gia hoạt động ngoại thương nên thường không yêu cầu ký quỹ 100%. Do đó,
nếu xảy ra rủi ro đối với khách hàng trong việc thanh toán lại số tiền còn lại với
ngân hàng thì ngân hàng chịu tổn thất. Tổn thất đó có thể là vì khách hàng thanh
toán chậm, hay thanh toán không hết được số tiền đã ký với ngân hàng hoặc
không thể thanh toán. Và để giữ uy tín của mình trên thị trường ngân hàng phải
đứng ra trả tiền thay cho khách hàng nên gặp rủi ro.
Tại ABBank thường yêu cầu mức ký quỹ trên 10% tuỳ vào đối tượng
khách hàng, và mức tối thiểu là 10% thường được thực hiện với các doanh
nghiệp là bạn hàng lâu năm, khách hàng quen thuộc có tài khoản tại ABBank.
Để hạn chế đến mức tối đa gần như là không để xảy ra rủi ro tín dụng khi thực
hiện việc phát hành L/C nhập cho khách hàng thì bộ phận tín dụng chuyên kiểm
tra, thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp yêu cầu mở L/C có vai trò
rất quan trọng.Kết luận của phòng tín dụng là căn cứ để quyết định đồng ý hay
không đồng ý phát hành bộ L/C đó.
Để tránh rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện ký quỹ dưới 100%, ABBank
cũng yêu cầu có quyền nắm giữ lô hàng và có đội ngũ nhân viên ngân hàng
cùng với nhân viên của khách hàng tham gia vào quá trình nhận hàng có quan
hệ tốt với hãng vận tải. Từ khi thành lập rủi ro tín dụng xảy ra với ABBank là
rất ít gần như là không có.
- Rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra trong trường hợp khách hàng sau khi
nhận hàng nhưng hàng hoá không đúng quy cách, hàng hoá không tiêu thụ được
do đó khách hàng của ABBank không thực hiện thanh toán ngay mà chậm trễ
thanh toán dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.
2.2.1.2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro này xảy ra do các đơn vị xuất nhập khẩu đã vi phạm cam kết với
ngân hàng, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định trong L/C.

Rủi ro đạo đức xảy ra chủ yếu khi ngân hàng mở L/C trả chậm hoặc khách hàng
thanh toán tiền chậm với ngân hàng, vì lý do nào đó khi đến hạn thanh toán
chưa thanh toán cho ngân hàng. Nhưng trên thực tế, theo quy định của L/C thì
ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người thụ hưởng
ngay cả khi người mua đã thanh toán với ngân hàng hay chưa. Để bảo vệ uy tín
của mình và tuân thủ thông lệ quốc tế, ngân hàng ABBank phải đứng ra trả tiền
cho một số L/C quá hạn và chịu rủi ro khá lớn. Sau đây là số L/C chưa được
thanh toán tại ABBank:
BẢNG 2.4 TÌNH HÌNH THANH TOÁN L/C
TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Doanh số
L/C
Số L/C
chưa thanh toán
% L/C
chưa thanh toán
2007 39,489 16,902 42,80
2008 51,354 26,816 52,21
2009 146,035 87,068 59,62
Nguồn TTTTQT thuộc ABBANK chi nhánh Hà Nội
Tại ABBank số L/C chưa được thanh toán chiếm phần lớn là L/C trả
chậm. Một số là do khách hàng trả không đúng thời hạn vì kinh doanh thua lỗ,
bán hàng chậm chưa thu hồi được vốn ngay nên việc thanh toán với ngân hàng
chậm trễ. Số liệu bảng 2.4 cho thấy số L/C chưa được thanh toán qua các năm ở
ABBank chi nhánh Hà Nội trung bình chiếm khoảng 51,33%. Trong số L/C
chưa được thanh toán thì L/C nhập khẩu chưa thanh toán là chủ yếu do khách
hàng thực hiện phương thức thanh toán theo L/C trả chậm.
2.2.1.3. Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham
gia gây nên. Thanh toán bằng L/C chỉ thực hiện thông qua bộ chứng từ do đó
mọi sai sót, thiếu sót của bộ chứng từ đều được coi là rủi ro tác nghiệp. Tại
ABBank rủi ro này tiềm ẩn trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ. Rủi ro tác
nghiệp là rủi ro cần được phòng tránh và hạn chế để đảm bảo hiệu quả hoạt
động và thành tích của ngân hàng cũng như uy tín của ngân hàng.
Rủi ro tác nghiệp xảy ra về phía ngân hàng khi chuyên viên TTQT không
kiểm tra chứng từ một cách không cẩn thận, trong thời hạn 5 ngày làm việc để
kiểm tra bộ chứng từ thì không phát hiện ra bộ chứng từ có sai sót mà sau 5
ngày kể trên mới phát hiện ra lỗi chứng từ khi đó trong trường hợp này ngân
hàng không có quyền từ chối thanh toán. Hay việc đưa ra thông tin trong L/C có
sai sót do nhân viên TTQT đã đánh sai số L/C, số tiền, địa chỉ ngân hàng thụ

×