Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.76 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LA VĂN LUÂN

Chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên năm 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LA VĂN LUÂN

Chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên năm 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Hoàng Long

NAM ĐỊNH – 2017


i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mơ tả cắt ngang trên 91 người bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính điều trị
ngoại trú tại bệnh bệnh viện Trung ương Thái Nguyên về chất lượng cuộc sống với
mục tiêu:(1) Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017. (2)
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017.
Kết quả: Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ở mức độ trung bình
(42,9 ± 6,9/100). Trong đó lĩnh vực thể chất và tinh thần suy giảm nhiều hơn so với
lĩnh vực môi trường và xã hội. Khảo sát mối tương quan cho thấy các yếu tố tuổi,
giai đoạn bệnh, khó thở, ho, mất ngủ có mối tương quan nghịch và thu nhập, mức
hỗ trợ xã hội có mối tương quan thuận với chất lượng cuộc sống của đối tượng
nghiên cứu. Các biến này giải thích được 53,8 % chất lượng cuộc sống của đối
tượng nghiên cứu (R2 = 0,538, p < 0,001). Mức dự đoán tốt nhất về chất lượng cuộc
sống của đối tượng nghiên cứu là yếu tố khó thở, thứ hai là yếu tố tuổi.
Kết luận: Thực trạngchất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính điều trị ngoại trú ở mức độ trung bình. Yếu tố khó thở là ảnh hưởng nhiều nhất
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, yếu tố ảnh hưởng thứ hai là tuổi.
Khuyến nghị:Nghiên cứu can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú. Đặc biệt dựa vào hai yếu tố là giảm
khó thở và chú trọng chăm sóc người cao tuổi.



ii

LỜI CẢM ƠN

Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các
Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm, cùng các giảng viên Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ
trợ, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tạiTrường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Long - Phó Giám Đốc
Đào tạo Điều Dưỡng- Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec là người thầy đã trực
tiếp dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình cho tơi để tơi hồn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô trong khoa Điều
dưỡng Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ, dành thời
gian cho tôi học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp
những cộng tác viên đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên và các đồng trí lãnh đạo, nhân viên tại Phịng khám COPD - Khoa
Khám bệnh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập
số liệu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo
điều kiện và luôn ở bên tơi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tôi
trong suốt thời gian làm nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng11năm 2017
Học viên

La Văn Luân



iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là La Văn Luân, học viên lớp cao học Khóa 2, chuyên ngành Điều dưỡng,
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
Đây là luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Hồng Long - Phó Giám Đốc Đào tạo Điều Dưỡng- Bệnh viện
Đa khoa quốc tế Vinmec.
Cơng trình nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố ở Việt Nam.Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn
chính xác, trung thực và khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ
sở nơi mà tơi thực hiện việc thu thập số liệu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng11 năm 2017
Học viên

La Văn Luân


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1

MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ............................................. 4
1.2. Sinh lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ....................................................... 6
1.3. Biến chứng ............................................................................................... 7
1.4. Tổng quan và phương pháp đánh giá về chất lượng cuộc sống ................. 7
1.5. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
và một số yếu tố liên quan ............................................................................. 10
1.6. Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu ..................................................... 12
1.7. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu. ............................................... 15
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................... 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 17
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................ 17
2.5. Phương pháp và qui trình thu thập số liệu............................................... 17
2.6. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 18
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá ........................ 20
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .............................................................. 23
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .............. 24


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 25
3.2. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ..................... 28
3.3. Đặc điểm giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu................................ 30
3.4. Đặc điểm mức độ ho của đối tượng nghiên cứu ...................................... 31
3.5. Đặc điểm mức độ khó thở của đối tượng nghiên cứu .............................. 32
3.6. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ....................................... 33
3.7. Mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu ..................................... 33

3.8. Mối tương quan giữa các yếu tố với chất lượng cuộc sống của đối tượng
nghiên cứu .................................................................................................... 34
3.9. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố với chất lượng cuộc sống của đối tượng
nghiên cứu .................................................................................................... 35
Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 37
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 37
4.2. Đặc điểm giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu................................ 41
4.3. Mức độ khó thở ...................................................................................... 41
4.4. Đặc điểm mức độ ho của đối tượng nghiên cứu ...................................... 42
4.5. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ........................ 43
4.6. Đặc điểm mức hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu ........................... 43
4.7. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu............................ 44
4.8. Mối tương quan và mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố vớichất lượng cuộc
sống của đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 46
4.9. Ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu ........................................................... 49
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 51
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 02: THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ SỨC KHỎE


Phụ lục 03: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Phụ lục 04: BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MẤT NGỦ ISI
Phụ lục 05: BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HO MCLCS
Phụ lục 06: BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHĨ THỞ mMRC
Phụ lục 07: BỘ CƠNG CỤ ĐÁNH GIÁ SỰ HỖ TRỢ XÃ HỘIMSPSS
Phụ lục 08: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
BIÊN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN CỦA PHẢN BIỆN 1

BIÊN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN CỦA PHẢN BIỆN 2
BIÊN BẢN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN SAU BẢO VỆ


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BPTNMT

: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CLCS

: Chất lượng cuộc sống

COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
ĐKKT

: Điều kiện kinh tế

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

: Điều tra viên


ISI (Insomnia Severity Index)

: Công cụ đánh giá giấc ngủ

MCLCS (Manchester Cough in Lung Cancer Scale) : Công cụ đánh giá ho
mMRC(The modified Medical Research Council
Scale)
MSPSS (The Multidimensional Scale of
Perceived Social Support)

: Công cụ đánh giá khó thở

: Cơng cụ đánh giá mức hỗ trợ xã hội

WHO(World Health Organization)

: Tổ chức Y tế thế giới

WHOQOL-BREF (World Health Organization

: Công cụ đánh giá chất lượng

Quality of Life Bref)
SK-CLCS

cuộc sống
: Sức khỏe liên quan đến chất lượng
cuộc sống



v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Các câu hỏi trong bốn lĩnh vực của bộ công cụ WHOQOL-BREF.......... 20
Bảng 2.2. Qui đổi điểm các câu hỏi ............................................................................. 21
Bảng 2.3. Biến đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................ 18
Bảng 2.4. Biến số đánh giá chất lượng cuộc sống ...................................................... 19
Bảng 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ..................................... 26
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu............................... 27
Bảng 3.3. Đặc điểm tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu ......................... 27
Bảng 3.4. Đặc điểm thu nhập cá nhân của đối tượng nghiên cứu ............................. 28
Bảng 3.5. Tự đánh giá về chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ............. 28
Bảng 3.6. Mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu .... 29
Bảng 3.7. Phân loại mức chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu .............. 29
Bảng 3.8. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ............................. 30
Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ khó thở của đối tượng nghiên cứu ............................... 32
Bảng 3.10. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ....................................... 33
Bảng 3.11. Mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu ..................................... 33
Bảng 3.12. Mối tương quan giữa một số yếu tố chất lượng cuộc sống của đối tượng
nghiên cứu ..................................................................................................................... 34
Bảng 3.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố với chất lượng cuộc sống của đối
tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 35


vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ


Trang
Sơ đồ 1.1. Mơ hình chất lượng cuộc sống của Ferrans ........................................... 13
Sơ đồ 1.2. Mơ hình khái niệm Sức khỏe liên quan tới chất lượng cuộc sống .......... 15
Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi ............................................................ 26
Biểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo giới ............................................................ 26
Biểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo giai đoạn bệnh............................................ 31
Biểu đồ 3.4. Phân bố người bệnh theo mức độ ho .................................................. 31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là danh từ dùng để chỉ một nhóm
bệnh lý đường hơ hấp có đặc tính chung là sự tắc nghẽn đường thở khơng hồi phục
hồn tồn[3],[14],[17]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới có
khoảng 600 triệu người mắcbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính[14].Mỗi năm có khoảng
hơn 3 triệu người chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chiếm khoảng 5% tổng số
trường hợp tử vong trên tồn cầu[7],[12],[13]. Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ở mức độ trung bình và nặng trên 40 tuổi là 6,7% cao nhất khu vực
châu Á Thái Bình Dương. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được coi là “kẻ giết người
thầm lặng” đối với con người bởi bệnh diễn biến âm thầm nhưng để lại hậu quả vô
cùng nghiêm trọng[12].
Theo hướng dẫn điều trị, cách tiếp cận chung để quản lý bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính cần chú trọng cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh[31]. Tổ chức
Y tế Thế giới (1995) định nghĩa “ chất lượng cuộc sống” là sự nhận thức của một cá
nhân về tình trạng hiện tại của người đó, theo những chuẩn mực về văn hố và sự
thẩm định về giá trị của xã hội mà người đang sống. Những nhận thức này gắn liền
với mục tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm, lo lắng của người đó[65].
Tuy nhiên, đã có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo
nghiên cứu của Zamzam (2012) thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính bị giảm sút và ở giai đoạn càng nặng chất lượng cuộc sống càng
thấp[66]. Ở Ấn độ, Ahmed (2016) cũng chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống chung của
người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thấp[20]. Ở Tây Ban Nha, nghiên cứu trên
đối tượng người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú, Martin (2008) báo
cáo rằng chất lượng cuộc sống của những người bệnh này ở phương diện thể chất
chỉ ở mức thấp và ở phương diện tinh thần chỉ ở mức trung bình[45]. Ở nước ta,
theoNguyễn Trần Tố Trân (2014) chất lượng sức khỏe ở người bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính ở mức trung bình[16]. Nghiên cứu của Tạ Hữu Duy (2011) cho thấy trong


2

giai đoạn bùng phát của bệnh, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị sụt giảm
nghiêm trọng[4].
Chất lượng cuộc sống thấp gây ra những hậu quả nặng nề cho người bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống thấp gây
tăng tỉ lệ dùng thuốc điều trị, tăng tỷ lệ tái nhập viện, kéo dài thời gian điều trị và tỷ
lệ thuận với tỷ lệ tử vong ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính[31],[44]. Do đó,
tìm hiểu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh là một trong những
nhiệm vụ chính của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố. Triệu chứng ho và khó thở có mỗi tương quan nghịch và chặt chẽ
với chất lượng cuộc sống[31],[44]. Chất lượng cuộc sốngở người bệnh nữ thấp hơn
nam[59] và tuổi càng cao chất lượng cuộc sống càng giảm[45]. Thống kê của
Jeffrey (2008) chỉ ra trầm cảm và lo lắng có liên quan nghịch biến với phương diện
cảm xúc và tính tự chủ của chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính[28].
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu sâu đánh giá chất lượng cuộc sống

của người bệnh mắc bệnh mạn tính nói chung và người bệnhphổi tắc nghẽn mạn
tính nói riêng cịn ít. Đặc biệt là tại địa bàntỉnh Thái Nguyên cho đến nay chưa có
nghiên cứu nào đánh giá được mức độ và tìm hiểu các yếu tố liên quan tới chất
lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và trên đối tượng điều trị
ngoại trú. Các nghiên cứu ở nước ngoài lại được thực hiện ở các nước khác nhau về
nền văn hóa, thể của chất người bệnh và quan điểm về chất lượng cuộc sống khác
với Việt Nam. Bên cạnh đó sự tự quản lý và chăm sóc tại nhà có ảnh hưởng lớn tới
chất lượng cuộc sống ở người bệnhnghẽn mạn tính[24]. Vì vậy, để tìm hiểu về chất
lượng cuộc sống của ở người bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính và xem các yếu tố liên
quan ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống đến mức nào, nhóm nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu đề tài “Chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017”.


3

MỤC TIÊU

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm
2017.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương vềbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.1.1. Định nghĩa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hơ hấp mạn tính có thể dự phòng và
điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra khơng hồi phục
hồn tồn, sự cản trở thơng khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản
ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó
khói thuốc lá và thuốc lào đóng vai trị quan trọng hàng đầu[1],[3],[15].
1.1.2. Phân loại
Theo GOLD 2016(Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease)
[18],[35]:
- Giai đoạn I (mức độ nhẹ):
+ FEV1/FVC < 70%.
+ FEV1 ≥ 80% (so với trị số lý thuyết).
+ Có hoặc khơng có ho và khạc đờm mạn tính.
- Giai đoạn II (mức độ trung bình):
+ FEV1/FVC < 70%.
+ 50% ≤ FEV1 < 80% (so với trị số lý thuyết).
+ Có hoặc khơng có triệu chứng (ho, khạc đờm).
- Giai đoạn III (mức độ nặng):
+ FEV1/FVC < 70% .
+ 30% ≤ FEV1 < 50% (so với trị số lý thuyết).
+ Thường có triệu chứng (ho, khạc đờm) .
- Giai đoạn IV (mức độ rất nặng):
+ FEV1/FVC < 70%.


5

+ FEV1 < 30% (so với trị số lý thuyết) .
Kèm theo triệu chứng của suy hô hấp mạn hoặc tâm phế mạn.
1.1.3. Dịch tễ học

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến năm 1997 đã có khoảng 600 triệu
người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), bệnh được xếp hàng thứ 4 về
nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân gây tàn tật thứ 12. Ước tính trong thập
kỷ này số người mắc BPTNMT tăng gấp 3 - 4 lần và đến năm 2020 bệnh sẽ đứng
hàng thứ 3 về nguyên nhân tử vong và đứng thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn
cầu[12].
Nghiên cứu BOLD (Burden of Obstructive Lung Disease study) công bố kết
quả về tỷ lệ mắc của 12 điểm ở 12 quốc gia cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT cao nhất
tại thành phố Cape Town, Nam Phi 22,2% nam giới và 16,7% nữ giới. Các địa điểm
tại châu Á: Quảng Châu, Trung Quốc tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam là 9,3% và nữ là
5,1 %. Ở Manila, Phillippines có tới 18,8% ở nam và 6,8% ở nữ giới. Tỷ lệ mắc
BPTNMT ở nam giới cao có thể một phần do sự cộng hưởng yếu tố nguy cơ là hút
thuốc lá ở nam giới cao hơn[11],[12]. Ở Canada, theo điều tra y tế cộng đồng
Canada năm 2005 xác định rằng: 4,4% dân số 35 tuổi trở lên thì có gần 750000 người
bị mắcCOPD[55].
Ở Việt Nam, Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2010) nghiên cứu tỷ lệ mắc
BPTNMT trong dân cư một số tỉnh thành phố phía bắc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
chung cho 2 giới là 5,1%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 6,7% và ở nữ giới là
3,3%[12].
Báo cáo của Nguyễn Minh Sang và cộng sự trong Hội nghị Lao và Bệnh phổi
tháng 6 năm 2011 cho biết tỉ lệ BPTNMT trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40
tuổi trở lên là 4,2%, trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%. Nếu chia theo khu vực thì
nơng thơn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là 3,6%. Các yếu tố nguy cơ gây
BPTNMT tại Việt Nam cũng như mọi nơi khác trên thế giới là hút thuốc, vốn gây tỉ
lệ mắc BPTNMT tăng lên gấp 4 lần. Các tác giả cũng chú ý đến chất đốt sinh khối
và cho thấy đun bếp với củi, rơm rạ làm tỉ lệ mắc BPTNMT tăng lên gấp 2 lần so


6


với khí đốt. Ngồi thuốc lá và chất đốt sinh khối, tình trạng ơ nhiễm mơi trường và
đặc biệt là lao phổi đã làm tăng tỉ lệ mắc BPTNMT tại Việt Nam[13].
Theo Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung (2010) nghiên cứu tình hình dịch tễ
Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT chung toàn quốc ở tất cả các lứa tuổi nghiên
cứu là 2,2%, tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam là 3,4 và nữ là 1,1%. Tỷ lệ mắc BPTNMT
ở lứa tuổi 40 là 4,2%, trong khi ở nhóm dưới 40 tuổi, tỷ lệ chỉ là 0,4%. Có sự khác
biệt rõ rệt giữa tỷ lệ BPTNMT ở nam/nữ ở lứa tuổi này (7,1% và 1,9%). Ở nơng
thơn có tỷ lệ mắc BPTNMT cao hơn miền núi và thành thị, song sự khác biệt chưa
có ý nghĩa thống kê. Trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên, miền Bắc tỷ lệ mắc
BPTNMT là cao nhất (5,7%) so với miền trung là 4,6 % và miền nam là 1,9 %[15].
1.2. Sinh lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [1],[3],[6]
1.2.1. Sự tăng tiết chất nhày và rối loạn chức năng hô hấp
Sự tăng tiết chất nhày là do sự kích thích các tuyến tiết chất bởi những chất
trung gian gây viêm như leucotrien, proteinase và neuropeptides. Những tế bào lông
bị dị sản dạng vảy dẫn đến suy giảm hệ số thanh thải nhày - lơng.
1.2.2. Sự giới hạn lưu lượng khí thở và sự căng phồng phổi
Sự giới hạn lưu lượng khí thở khơng hồi phục, một số ít có thể hồi phục, do
hiện tượng tái cấu trúc, xơ hóa và hẹp đường thở nhỏ. Những vị trí giới hạn đường
thở là tiểu phế quản có khẩu kính < 2mm, trong BPTNMT kháng lực đường thở
tăng gấp đơi bình thường. Sự phá hủy phế bào gây khí phế thủng. Sự giới hạn lưu
lượng khí được biểu hiện bởi sự giảm FEV1 và tỉ số FEV1/FVC trọng đó tỉ số
FEV1/FVC giảm thường là dấu hiệu đầu tiên của sự giới hạn lưu lượng khí.
1.2.3. Bất thường về sự trao đổi khí
Sự mất cân bằng giữa thơng khí/tưới máu là cơ chế chủ yếu do tổn thương
thành đường thở ngoại vi và khí phế thủng. Trong khí phế thủng có sự giảm
DLCO/L, từ đó gây nên thiếu oxy máu. Tình trạng thiếu oxy máu và tăng khí
cácbonic ít xảy ra khi FEV1 < 100L. Lúc đầu tình trạng thiếu oxy máu chỉ xẩy ra
lúc gắng sức, nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì tình trạng thiếu oxy máu xảy ra lúc



7

nghỉ ngơi. Ở những người BPTNMT nặng, tình trạng thiếu oxy gây co các động
mạch khẩu kính nhỏ và các tiểu động mạch.
1.2.4. Tăng áp lực phổi và tâm phế mạn
Tăng áp phổi xảy ra chậm trong diễn tiến của BPTNMT (Giai đoạn III), sau đó
là tâm phế mạn. Những yếu tố gây nên tăng áp phổi là sự co mạch, sự tái cấu trúc
những động mạch phổi. Sự co thắt mạch ngồi ngun nhân do thiếu oxy máu cịn
do sự tổng hợp hay phóng thích NO bị giảm và sự tiết bất thường của những
peptides co mạch như endothelin 1. Sự tăng áp phổi và sự giảm hệ thống mạch máu
phổi do khí phế thũng có thể dẫn đến phì đại thất phải và suy tim phải.
1.3.Biến chứng
Ở giai đoạn cuối của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường hay có biến chứng:
+ Viêm phổi.
+ Suy hơ hấp mạn tính.
+ Tâm phế mạn.
+ Người bệnh thường tử vong do suy hơ hấp cấp tính trong đợt bùng phát của
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
1.4. Tổng quan và phương pháp đánh giá về chất lượng cuộc sống
1.4.1. Tổng quan về chất lượng cuộc sống
Năm 1948 tổ chức y tế thế giới lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về sức khoẻ:
“Sức khoẻ là sự sảng khỏi hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không
phải chỉ là khơng có bệnh hay tật”. Trong thực tế nhiều người có tật nguyền nhưng
lại sống rất hạnh phúc trong khi những người khoẻ mạnh lại trở thành các tác nhân
nguy hại cho xã hội. Do vậy, sức khoẻ là một yếu tố rất quan trọng của chất lượng
cuộc sống.
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng cuộc sống. Định nghĩa
theo Tổ chức Y tế Thế giới (1995)chất lượng cuộc sống - là nhận thức của con
người về tình trạng cuộc sống của mình trong ngữ cảnh văn hóa và hệ thống giá trị
mà họ đang sống, trong mối quan hệ với những mục đích, hy vọng, qui tắc và quan

tâm của họ. Đó là khái niệm tổng hợp chịu ảnh hưởng phức tạp của sức khỏe thể


8

lực, tình trạng tâm lý của con người, các mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội và
đặc điểm môi trường xung quanh[65].
Theo trung tâm nâng cao sức khỏe của Canada[57]: “Chất lượng cuộc sống
được xem như mức độ bằng lòng của một người về những khả năng quan trọng của
người đó”.
Cịn theo Oleson M[50]: Chất lượng cuộc sống là mức độ hài lòng, thoả mãn
của con ngời trong những lĩnh vực mà họ cho là quan trọng nhất trong cuộc sống.
Đây là một khái niệm rộng và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Tình trạng kinh
tế, chỗ ở, việc làm, tơn giáo, chính sách trợ cấp xã hội và tình trạng sức khoẻ v.v...
Tuỳ theo lĩnh vực nào của cuộc sống được xem là quan trọng nhất và mức độ hài
lòng, thoả mãn của một ngời với lĩnh vực đó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống
của họ. Vì vậy, khi một người khơng hài lịng về một lĩnh vực khơng được họ xem
là quan trọng thì chất luợng cuộc sống của người đó gần như không bị ảnh hưởng.
Như vậy, chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều rộng mà thường bao
gồm những đánh giá chủ quan của cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc
sống.Thuật ngữ "chất lượng cuộc sống" đối với mọi người và mọi ngành có thể
quan niệm rất khác. Mặc dù sức khỏe là một trong những lĩnh vực quan trọng của
chất lượng tổng thể của cuộc sống, nhưng các lĩnh vực khác chẳng hạn, việc làm,
nhà ở, trường học, mối quan hệ với người xung quanh.Các khía cạnh của văn hóa,
các giá trị và tâm linh cũng là lĩnh vực quan trọng của chất lượng tổng thể của cuộc
sống. Do đó, đo lường chất lượng cuộc sống là rất phức tạp.
1.4.2. Phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống
Đo lường chất lượng cuộc sống (CLCS) có thể giúp xác định những gánh nặng
của các căn bệnh và cung cấp những hiểu biết mới có giá trị để hiểu mối quan hệ
giữa CLCS và các yếu tố nguy cơ. Đo lường CLCS sẽ giúp giám sát tiến độ trong

việc đạt mục tiêu y tế quốc gia. Phân tích các dữ liệu giám sát CLCS có thể phân
nhóm các đối tượng dựa vào tình trạng sức khỏe, hướng dẫn can thiệp để cải thiện
tình trạng của họ và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng hơn. Giải thích và cơng bố
những dữ liệu này có thể giúp xác định các nhu cầu cho chính sách y tế và pháp


9

luật, giúp phân bố nguồn lực, hướng dẫn xây dựng kế hoạch chiến lược và theo dõi
hiệu quả của các can thiệp cộng đồng rộng lớn.
Đánhgiá các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống mà những lĩnh vực này thích
hợp với nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau như: khoẻ mạnh, bệnh lý cấp tính,
bệnh lý mãn tính. Thang đo tổng quát giúp đánh giá gánh nặng bệnh tật trên dân số
những người mắc một bệnh nào đó so với dân số người bệnh mắc bệnh khác hoặc
so với dân số chung.Một số công cụ được sử dụng rộng rãi như SF - 12 và SF - 36
(Medical Outcomes Study Short Forms), SIP (Sickness Impact Profile), QOWBS(
Quality of Well-being Scale).
Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF phiên bản tiếng việt
dựa trên bộ câu hỏi WHOQOL-100 của WHOđược dịch và áp dụng bởi Nguyễn
Thanh Hương (2009)[39]. Nghiên cứu được thực hiện đánh giá chất lượng cuộc
sống củaba trăm chín mươi người cao tuổi tại tỉnh Hải Dương. Với độ tin cậy là
0,93 và kiểm định trước sau độ tin cậy là 0,87[39]. Bộ công cụ này đã được sử dụng
phổ biến trong đo lường chất lượng cuộc sống ở người bệnh Parkinson (Opara,
2012)[52]. Sử dụng trên toàn thế giới, khơng có trở ngại về văn hóa của các quốc
gia nghĩa để đánh giá các khía cạnh khác nhau của cuộc sống (Skevington và cộng
sự, 2004)[60]. Bên cạnh đó, tại Việt Nam hiện nay đã có những đề tài nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống của người BPTNMT với những bộ công cụ như CAT, SF 36, SGRQ nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng bộ cơng WHOQOL - BREF. Do
vậy, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ cơng cụ này cho nghiên cứu.
Bộ công cụ này bao gồm 26 câu hỏi được đánh giá trên một năm mức độ,
trong đó (1) hồn tồn khơng hài lịng, (2) khơng hài lòng, (3) phân vân/lưỡng lự,

(4) hài lòng, và (5) rất hài lòng. WHOQOL-BREF kiểm tra bốn lĩnh vực cụ thể là:
thể chất, tinh thần, mối quan hệ xã hội và môi trường. Thể chất chứa bảy câu trong
WHOQOL-BREF (câu hỏi 3, 4, 10, 15, 16, 17, và 18), từ 7-35 điểm. Tinh thần
được đo trên sáu câu hỏi (câu hỏi 5, 6, 7, 11, 19, và 26) từ 6 - 30 điểm. Các mối
quan hệ xã gồm ba câu hỏi (câu hỏi 20, 21, và 22), với số điểm đạt được từ 3 đến 15
điểm. Môi trường gồm 8 câu hỏi (Câu hỏi 8, 9, 12, 13, 14, 23, 24, và 25), với tổng


10

điểm từ 8 đến 40.Điểm tổng chất lượng cuộc sống là điểm trung bình cộng của 4
lĩnh vực trên. Điểm số càng cao chất lượng cuộc sống càng tốt. Phân mức chất
lượng cuộc sống thấp, trung bình và cao dựa trên điểm cắt phần trăm thứ 33 và 66
của khoảng giao động điểm chất lượng cuộc sống.

1.5. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính
và một số yếu tố liên quan
1.5.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống
Trên thế giới, những bằng chứng đã chứng minh rằng BPTNMT làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo Sharma (2016), chất lượng giấc ngủ ở người BPTNMT là kém. Bên cạnh
đó, giữa các giới với nhau thì CLCS của ngườiBPTNMT cũng khác nhau, trong đó
nữ thấp hơn nam (p ≤ 0,001)[59].
Theo Kendrova (2015) ở Slovakia, chất lượng cuộc sống của người BPTNMT
bị hạn chế[43].
Nghiên cứu của Zamzam (2012) tại Hy Lạp chỉ ra CLCS của người BPTNMT
bị giảm sút và ở giai đoạn càng nặng chất lượng cuộc sống càng thấp[66].
Ở Ấn độ, Ahmed (2016) cũng chỉ ra rằng: Chất lượng cuộc sống chung của
người BPTNMT là thấp với điểm trung bình 38,9 ± 25,1 điểm[20].
Ở Tây Ban Nha, nghiên cứu trên đối tượng điều trị ngoại trú Martin (2008)

thấychất lượng cuộc sống ở phương diện thể chất của người BPTNMT là thấp
(36,8± 10,4), về mặt tinh thần là trung bình (47,2 ± 11,2)[45].
Ở Việt Nam, Nguyễn Trần Tố Trân (2014) thấy rằngtriệu chứng thường gặp
ở người BPTNMTcao tuổi là khó thở và khị khè. Cácnhóm nhiều triệu chứng có
chất lượng cuộcsống sức khỏe thấp hơn nhóm ít triệu chứng[16].
Nghiên cứu của Thái Thị Thùy Linh, Lê Thị Tuyết Lan (2012) cho thấy
CLCS ở người BPTNMTlà trung bình với tổng điểm CAT là 17,59[9].


11

Theo Tạ Hữu Duy (2011) trong giai đoạn bùng phát của bệnh, chất lượng
cuộc sống của người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng, khi bệnh ổn định, chất lượng
cuộc sống của người BPTNMT tuy có cải thiện hơn nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi
các triệu chứng ho, khạc đờm nhiều, khó thở mạn tính, n tâm, giấc ngủ và hạn chế
hoạt động thể lực[4].
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Quyết, Nguyễn Thị Thu Hà (2012) cũng chỉ ra
CLCS ở người BPTNMT khi chưa can thiệp là ở mức trung bình[5].
1.5.2. Một số yếu tố liên quan
Trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu cịn chỉ ra có nhiều yếu tố liên
quan tới chất lượng cuộc sốngở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Yếu tố sức khỏe nói chung, hoạt động thể chất, đau toàn thân, sức sống, hoạt
động xã hội và sức khỏe tâm thần có mối quan hệ tiếp tuyến mạnh mẽ,chỉ số FEV1
(r = -0,65, p ≤ 0,001), FEV1/FCV (r= -0,53, p ≤0,001) có liên quan cao tới CLCS
của người bệnhCOPD[20],[59].
Triệu chứng ho có mối tương quan nghịch với chất lượng cuộc CLCS của
người bệnh COPD (p≤ 0,001)[34].
Khó thở có ảnh hưởng nhiều tới CLCS của người bệnh COPD được đánh giá
bởi thang điểm AQ20(r = -0,66;p <0,01) và SGRQ (r = -0,72, p <0,01). Tuổi càng
cao chất lượng cuộc sống càng giảm[20].

Thống kê của Jeffrey (2008) về CLCS của người BPTNMTchỉ ra, trầm cảm có
liên quan đến phương diện cảm xúc (r = -0,24, p ≤ 0,001) và tính tự chủ (r = 0,25;
p≤ 0,001), sự lo lắng ảnh hưởng tới triệu chứng khó thở (r = 0,33; p ≤ 0,001),
phương diện cảm xúc(r = -0,42; p ≤ 0,001) và tính tự chủ (r = -0,43;p ≤ 0,001)[28].
Theo nghiên cứu của Martin (2008) trên đối tượng người bệnh COPD điều trị
ngoại trú đã chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng lớn tới CLCS của người bệnh như giai
đoạn của bệnh, tuổi, mức độ khó thở[45].
Chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới, tại Việt
Nam từ những nghiên cứu tham khảo đã khẳng định sự cần thiết của việc đo lường
CLCS ở người BPTNMT. Đây là một lĩnh vực đã thu hút được sự quan tâm của


12

nhiều nhà nghiên cứu nhưng vẫn còn một số vấn đề liên quan đến CLCS ở người
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn chưa được thống nhất. Bên cạnh đó, các nghiên
cứu đã chỉ ra nhiều yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính nhưng trong đó có các yếu tố liên quan mạnh và ảnh hưởng lớn
đến CLCS như: Ho, giấc ngủ và khó thở. Nhưng cũng cịn những yếu tố khác như:
Giai đoạn của bệnh, tuổi và giới và sự hỗ trợ xã hội… cũng ảnh hưởng đến CLCS
của người BPTNMT. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng các nghiên cứu
tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính cịn rời rạc và thực hiện trên những đối tượng khác nhau, những nền văn
hóa khác nhau. Đặc biệt ở Việt Nam cịn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu chất
lượng cuộc sống ở người bệnh điều trị ngoại trú. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu đo lường CLCS và tìm hiểu các yếu tố liên quan có ảnh hưởng tới mức độ nào
ở những người BPTNMTđiều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
năm 2017.
1.6. Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu
Như đã đề, các khái niệm về chất lượng cuộc sống đã được định nghĩa khác

nhau, tùy thuộc vào bối cảnh và ứng dụng của nó bởi các nhà nghiên cứu. Mỗi tác
giả và các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ khác nhau cho CLCS để phản ánh các
yếu tố liên quan đến cuộc sống cá nhân. Từ năm 1997 tổ chức Y tế Thế giới đã đề
nghị rằng một số yếu tố cần được xem xét khi đề cập tới CLCS. Các yếu tố chẳng
hạn như khả năng suy nghĩ, quyết định và quyền kiểm soát trong cuộc sống hàng
ngày của một người, sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh sa sút trí tuệ, sự
biến đổi trong cuộc sống, hay mối quan hệ xã hội của người bệnh mất trí nhớ với
gia đình, bạn bè và người khác và hoàn cảnh kinh tế nên được giải quyết khi xác
định CLCS[65].
Trong nghiên cứu này, các thuật ngữ và khái niệm mơ hình chất lượng cuộc
sống từ Ferrans (1996) đã được thơng qua. Mơ hình Ferrans cung cấp nền tảng cho
sự phát triển của một công cụ đo lường để đánh giá chất lượng cuộc sống[32]. (Sơ
đồ 1.1) tóm tắt một mơ hình CLCS có bốn lĩnh vực, cụ thể là, sức khỏe và chức


13

năng, tâm lý/tâm linh, xã hội - kinh tế và gia đình. Khái niệm của mơ hình CLCS
này được phát triển dựa trên ba bước của một quá trình tổng hợp. Bước đầu tiên là
tập trung vào việc làm rõ và xác định các khái niệm và ý nghĩa của chất lượng cuộc
sống. Chất lượng cuộc sống đã được định nghĩa như là cảm giác hạnh phúc bắt
nguồn từ sự hài lịng hoặc khơng hài lịng với các lĩnh vực của cuộc sống mà nó
quan trọng với anh/cơ ấy[32]. Chỉ số chất lượng cuộc sống được sử dụng trong
nghiên cứu này đã được thiết kế để đo CLCS. Bước thứ hai là xác định các yếu tố
trong quan niệm của CLCS và theo đó 32 yếu tố đã được xác định. Bước tiếp theo
là cụm 32 yếu tố vào các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống. Theo Ferrans (1996) mơ
hình này bao gồm bốn lĩnh vực:
- Sức khỏe và chức năng: không là gánh nặng với người khác, độc lập về thể
chất, khả năng trách nhiệm được với gia đình, nỗi đau, năng lượng (mệt mỏi), thời
gian hoạt động giải trí, khả năng để đi du lịch, đời sống tình dục, sức khỏe quan

tâm.
- Tâm lý/tinh thần: sự hài lịng với cuộc sống, hạnh phúc nói chung, đạt được
mục tiêu cá nhân, cảm thấy an toàn.
- Xã hội - kinh tế: tiêu chuẩn sống, tài chính độc lập, nhà, công việc / thất
nghiệp, bạn bè, và hỗ trợ tinh thần từ những người khác.
- Gia đình : hạnh phúc gia đình, sức khỏe gia đình và trẻ em.
Sức khỏe và Chức năng

Xã hội – Kinh tế
Chất lượng cuộc sống
Tâm lý – Tinh Thần
Gia đình

Sơ đồ 1.1. Mơ hình chất lượng cuộc sống của Ferrans


14

Ý nghĩa của CLCS và mơ hình khái niệm của CLCS bởi Ferrans đề xuất
(1996), cũng được sử dụng để so sánh CLCS các nghiên cứu các đối tượng khác
nhau, chẳng hạn như người bệnh chạy thận nhân tạo, người bệnh viêm khớp, bệnh tim
và dân số nói chung.
Năm 2005 Khái niệm mơ hình sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống
(SK-CLCS) đã được Ferrans và cộng sự sửa đổi từ sự phát triển bởi Wilson và
Cleary (1995)[33],[64]. Mô hình này là một chuỗi nhân quả của yếu tố sức khỏe ảnh
hưởng tới CLCS. Có năm yếu tố trong các trung tâm của mơ hình SK-CLCS. Thứ
nhất, chức năng sinh học được mô tả là tập trung vào các chức năng của các tế bào,
cơ quan, và hệ thống cơ quan đó sẽ được đánh giá thơng qua các chỉ số như các xét
nghiệm trong phịng thí nghiệm, đánh giá vật lý, và chẩn đoán y tế. Thứ hai, các
triệu chứng về thể chất, tinh thần, nhận thức và cảm nhận của một người bệnh mà bị

ảnh hưởng trực tiếp bởi chức năng sinh học. Thứ ba, trạng thái cơ thể (cơ năng)
được cấu thành bởi yếu tố vật lý, tâm lý, xã hội và vai trò chức năng. Thứ tư, sức
khỏe nói chung được đề cập đến là sự đánh giá chủ quan bao gồm tất cả các khái
niệm sức khỏe những người đi trước nó. Thứ năm, chất lượng cuộc sống nói chung
(trong bối cảnh CLCS nghiên cứu này là một khía cạnh của sức khỏe), được mô tả
là sự khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, đôi khi chỉ là hạnh phúc hay hài lòng,
hoặc một vài người cho rằng cuộc sống với họ là tất cả. Hơn nữa, có hai yếu tố
quyết định ảnh hưởng đến tất cả năm yếu tố chính SK-CLCS.Đó là những đặc điểm
của cá nhân và đặc điểm của môi trường. Đặc điểm của các cá nhân được phân loại
như các yếu tố nhân khẩu học, phát triển, tâm lý và sinh học có ảnh hưởng đến kết
quả sức khỏe. Đặc điểm của môi trường được phân loại là một trong hai xã hội hoặc
thể chất. Đặc điểm môi trường xã hội là những ảnh hưởng của cá nhân hay xã hội
tới sức khỏe bao gồm cả ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe. Đặc điểm môi trường vật lý như nhà ở, hàng xóm và nơi làm việc có ảnh
hưởng đến kết quả sức khỏe một cách tích cực hay tiêu cực. Mơ hình sức khỏe liên
quan tới chất lượng cuộc sống sửa đổi đã được mô tả trong (Sơ đồ1.2).


×