Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh nam định năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC
C VÀ ĐÀO T
TẠO

BỘ
Ộ Y TẾ

TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

ĐẶNG THỊ HÂN

ĐÁNH GIÁ CHẤT
CH
LƯỢNG CUỘC SỐNG
NG C
CỦA
NGƯỜI BỆ
ỆNH ĐỘT QUỴ NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI
T
BỆNH VIỆN
N Y HỌC
H
CỔ TRUYỀN TỈNH
NH NAM Đ
ĐỊNH
NĂM 2017

LUẬN


N VĂN THẠC
TH
SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2017


BỘ GIÁO DỤ
ỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ
T

TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

ĐẶNG THỊ HÂN
ĐÁNH GIÁ CHẤT
CH
LƯỢNG CUỘC SỐNG
NG C
CỦA
NGƯỜI BỆ
ỆNH ĐỘT QUỴ NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI
T
BỆNH VIỆN
N Y HỌC
H

CỔ TRUYỀN TỈNH
NH NAM Đ
ĐỊNH
NĂM 2017

LUẬN
N VĂN THẠC
TH
SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01

NGƯỜI
NGƯ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. NGƠ HUY HỒNG

NAM ĐỊNH - 2017


i

TĨM TẮT

Đột quỵ não có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng
nề dẫn đến giảm chức năng và tàn tật nhiều nhất và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống sẽ giúp hiểu rõ hơn
bức tranh toàn diện về sự phục hồi của người bệnh đột quỵ não. Biết được các yếu
tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ giúp đưa ra được các chiến
lược để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh đột quỵ não.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng về chất lượng cuộc sống và xác định
các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não điều trị

tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định.
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 253 người bệnh đột quỵ não điều trị nội trú tại
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định từ 01/01/2017 đến hết 31/05/2017.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, áp dụng thang điểm chất lượng
cuộc sống sau đột quỵ não (SS-QOL).
Kết quả nghiên cứu: Nam chiếm 60,1%; nữ chiếm 39,9%. Tuổi trung bình:
67,16 ± 10,89. Điểm trung bình sức khỏe thể chất: 45 ± 10,74. Điểm trung bình sức
khỏe chức năng: 50,56 ± 14,64. Điểm trung bình yếu tố tâm lý: 24,66 ± 5,71. Điểm
trung bình gia đình và xã hội: 17,66 ± 4,08. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống
theo SS-QOL là 137,88 ± 32,47. Đa số người bệnh đột quỵ não có chất lượng cuộc
sống không tốt (93,3%) và chất lượng cuộc sống tốt chiếm 6,7%.
Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não điều trị tại Bệnh
viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định tương đối thấp. Chất lượng cuộc sống có mối
liên quan với tuổi, trình độ học vấn, sử dụng bảo hiểm y tế, chức năng sinh hoạt
hàng ngày và chỉ số BMI.


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định và các Phịng ban, Bộ mơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS.BS. Ngô Huy Hồng, người thầy tận
tâm và nhiệt tình, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn. Sự
tận tâm dìu dắt và khích lệ của thầy là động lực giúp tơi vượt qua những khó khăn
trong q trình thực hiện để hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ trong hội đồng, các thầy cơ đã giúp

đỡ, góp ý chỉnh sửa cho luận văn của tơi được hồn thiện nhất.
Và tôi xin cảm ơn tập thể giảng viên Bộ môn Điều dưỡng Nội người lớn và
Trung tâm Thực hành Tiền lâm sàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian theo học cao học.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể cán bộ và nhân viên các khoa: Nội,
Ngoại, Phụ, Nhi - Thận, Châm cứu và Phục hồi chức năng Bệnh viện Y học cổ
truyền tỉnh Nam Định cũng như toàn thể người bệnh tham gia nghiên cứu đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã tạo điều kiện và luôn
ở bên tôi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tơi trong suốt thời gian
làm nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Đặng Thị Hân


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Đặng Thị Hân


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1.Tổng quan về đột quỵ não .............................................................................. 4
1.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não ...................................... 12
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 20
2.3.Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................... 21
2.5. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................... 21
2.6. Các biến số nghiên cứu................................................................................ 22
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống ............ 23
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 27
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 27

2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ................... 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 29
3.2. Đặc điểm về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ não ............ 34


3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ
não ..................................................................................................................... 36
Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 41
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 41
4.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não ...................................... 44
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐQN sau
điều trị................................................................................................................ 48
4.4. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 52
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu
Phụ lục 2: Bản đồng thuận
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh
đột quỵ não
Phụ lục 4: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu
Biên bản bảo vệ luận văn thạc sĩ
Nhận xét luận văn thạc sĩ phản biện 1
Nhận xét luận văn thạc sĩ phản biện 2


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BMI (Body Mass Index):

Chỉ số khối cơ thể

BI (Barthel Index):

Thang đo khả năng thực hiện các hoạt động
hàng ngày

CLCS:

Chất lượng cuộc sống

CLCSLQSK:

Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe

CS:

Cộng sự

ĐQN:

Đột quỵ não


NIHSS (National Institutes of Health

Thang điểm đánh giá đột quỵ

Stroke Scale):
PHCN:

Phục hồi chức năng

SS – QOL (Stroke Specific Quality of

Thang điểm chất lượng cuộc sống đột quỵ

Life Scale):

não

TKBA:

Tham khảo bệnh án

WHO (World Health Organization):

Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Nội dung chỉnh sửa trong bộ câu hỏi áp dụng SS-QOL.......................... 24
Bảng 2.2: Mô hình cấu trúc bộ cơng cụ SS-QOL ................................................... 25
Bảng 2.3: Chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á ................... 27
Bảng 3.1: Phân bố người bệnh theo giới tính và nhóm tuổi .................................... 29
Bảng 3.2: Phân bố trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân và bảo hiểm y tế của người
bệnh ....................................................................................................... 30
Bảng 3.3: Đặc điểm về vị trí liệt, tay thuận, số lần đột quỵ não, các yếu tố nguy cơ
của người bệnh ....................................................................................... 32
Bảng 3.4: Điểm trung bình các lĩnh vực sức khỏe của người bệnh đột quỵ não và
điểm tổng quát theo SS-QOL .................................................................. 34
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống với nhóm tuổi,
giới, nơi ở, bảo hiểm y tế ........................................................................ 36
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với nghề nghiệp, trình độ học
vấn .......................................................................................................... 37
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tình trạng hơn nhân, chức
năng sinh hoạt hàng ngày ........................................................................ 38
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với vị trí liệt, tay thuận, số lần
đột quỵ não ............................................................................................. 39
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với các yếu tố nguy cơ, chỉ số
BMI ........................................................................................................ 40


vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Phân loại đột quỵ não............................................................................... 6
Hình 1.2: Sơ đồ khung lý thuyết ............................................................................ 18
Biểu đồ 3.1: Phân bố chức năng hoạt động sống hàng ngày theo nhóm tuổi........... 31
Biểu đồ 3.2: Phân loại chỉ số khối cơ thể BMI của người bệnh .............................. 33

Biểu đồ 3.3 : Phân bố chung mức độ chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ
não sau điều trị ................................................................................... 35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đột quỵ não (ĐQN) hay còn gọi là tai biến mạch não cho đến nay vẫn là vấn
đề thời sự cấp thiết của y học đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Bệnh thường gặp
chủ yếu từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nam
thường mắc nhiều hơn nữ [16],[19],[29],[48]. Theo Tổ chức đột quỵ toàn cầu
(WSO, 2015), trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị ĐQN mỗi năm. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), ĐQN là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong hàng đầu cho
những người trên 60 tuổi và là nguyên nhân thứ 5 ở những người trong độ tuổi từ 15
tuổi đến 59 tuổi [62]. Tại Mỹ, một thống kê mới đây cho thấy: cứ mỗi 40 giây có
một người bị ĐQN, mỗi 4 phút có một trường hợp ĐQN tử vong [34] và dự báo đến
năm 2030, ĐQN sẽ tăng thêm 20,5% so với năm 2012 [45]. Tại Việt Nam, theo
thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não (2016), mỗi năm có khoảng
200.000 người mới mắc ĐQN, trong đó có tới 50% tử vong. Trong số 50% người
bệnh ĐQN sống sót có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% di chứng vừa và
nhẹ, 27% di chứng nặng, 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại gia đình và
cộng đồng vẫn cần luyện tập phục hồi chức năng. Những người sống sót sau ĐQN
thường gánh chịu những di chứng của suy giảm hoặc mất chức năng não tùy theo
mức độ và vị trí của tổn thương não sau ĐQN [10],[56].
Mặc dù trong vài thập kỷ gần đây đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đốn và
điều trị ĐQN, song ĐQN vẫn đang gây gánh nặng không những cho bản thân người
bị ĐQN vì những hậu quả của suy giảm hoặc mất chức năng não mà còn là gánh
nặng cho gia đình người bị ĐQN cũng như gánh nặng cho hệ thống y tế và xã hội
trên cả phương diện chất lượng cuộc sống (CLCS) và kinh tế [30].

Trong điều trị ĐQN, vấn đề đặt ra, không phải chỉ giúp kéo dài tuổi thọ, mà
còn phải nâng cao chất lượng cuộc sống. Muốn vậy, ngoài việc luyện tập thể chất,
tinh thần, CLCS của người bệnh cũng rất cần được quan tâm. Nghiên cứu về CLCS
sẽ giúp hiểu rõ hơn bức tranh toàn diện về sự phục hồi của người bệnh. Biết được


2

các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh sẽ giúp đưa ra được các chiến lược
để nâng cao CLCS cho người bệnh ĐQN [5].
Tại Nam Định, đã có rất nhiều nghiên cứu về ĐQN song chủ yếu vẫn tập trung
vào các vấn đề như tình hình bệnh tật và tỷ lệ tử vong, chẩn đoán, điều trị và phục
hồi chức năng, thay đổi nhận thức của người bệnh, vai trị của người chăm sóc
chính ... Nhưng CLCS của người bệnh, các yếu tố liên quan đến CLCS của người
bệnh ĐQN là một mối quan tâm mà chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến. Do
đó, nguời bệnh ĐQN sau khi được chăm sóc và điều trị có thể phục hồi về thể chất
nhưng di chứng sau ĐQN để lại là khơng hề nhỏ, nó ảnh hưởng rất lớn đến CLCS
của người bệnh khi tái hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội. Xuất phát từ
mối quan tâm thiết thực trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đánh giá
chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não điều trị tại Bệnh viện Y học cổ
truyền tỉnh Nam Định năm 2017”.


3

MỤC TIÊU

1. Mô tả thực trạng về chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não điều trị
tại Bệnh viện Y học cổ truyềntỉnh Nam Định năm 2017.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ

não điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về đột quỵ não
1.1.1. Đại cương về đột quỵ não
1.1.1.1. Định nghĩa [50]
Hội đồng Đột quỵ thuộc Hội Đột quỵ/ Hội Tim mạch Mỹ đã đề xuất một tài
liệu cập nhật định nghĩa đột quỵ não của thế kỷ 21. Định nghĩa “Đột quỵ não” bao
gồm những định nghĩa riêng cho các thể tổn thương cụ thể:
Định nghĩa nhồi máu hệ thần kinh trung ương: là tế bào não, tủy sống hoặc
võng mạc bị chết do thiếu máu, xác định dựa vào:
- Giải phẫu bệnh, hình ảnh học, hoặc bằng chứng bổ trợ khác về tổn thương ở
não, tủy sống hoặc võng mạc do thiếu máu cục bộ thuộc vùng phân bố một động
mạch xác định
- Bằng chứng lâm sàng tổn thương thiếu máu cục bộ não, tủy sống hoặc võng
mạc dựa trên các triệu chứng tồn tại ≥ 24 giờ hoặc tới khi tử vong, loại trừ các
nguyên nhân khác
Định nghĩa đột quỵ thiếu máu: là một giai đoạn rối loạn chức năng thần kinh
do nhồi máu khu trú não, tủy sống hoặc võng mạc.
Định nghĩa nhồi máu não thầm lặng hệ thần kinh trung ương: có bằng chứng
chẩn đốn hình ảnh hoặc giải phẫu bệnh của nhồi máu hệ thần kinh trung ương mà
khơng có biểu hiện rối loạn chức năng thần kinh cấp tính liên quan tới tổn thương.
Định nghĩa chảy máu trong não: là sự hình thành ổ máu tụ khu trú trong nhu
mô não hoặc hệ thống não thất không do chấn thương.
Định nghĩa đột quỵ do chảy máu não: các triệu chứng rối loạn chức năng thần
kinh phát triển nhanh liên quan tới ổ máu tụ khu trú trong nhu mơ não hoặc hệ

thống não thất hình thành không do chấn thương.


5

Định nghĩa chảy máu não thầm lặng: có sự tồn tại các sản phẩm thối giáng
máu mạn tính trên chẩn đốn hình ảnh hoặc giải phẫu bệnh ở nhu mơ não, khoang
dưới nhện hoặc não thất; không do nguyên nhân chấn thương; khơng có tiền sử triệu
chứng rối loạn thần kinh cấp tính liên quan tới tổn thương đó.
Định nghĩa chảy máu dưới nhện: là máu chảy vào khoang dưới nhện (khoang
giữa màng nhện và màng mềm của não hoặc tủy sống)
Định nghĩa đột quỵ do chảy máu dưới nhện: là sự phát triển nhanh chóng các
triệu chứng thần kinh và/hoặc đau đầu do máu chảy vào khoang dưới nhện (khoang
giữa màng nhện và màng mềm của não hoặc tủy sống), không do nguyên nhân chấn
thương.
Định nghĩa đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não: nhồi máu hoặc chảy
máu trong não, tủy sống hoặc võng mạc do huyết khối ở hệ thống tĩnh mạch não.
Các triệu chứng do quá trình phù não có hồi phục, khơng bị nhồi máu hoặc chảy
máu thì khơng coi là đột quỵ.
Tuy nhiên, định nghĩa về đột quỵ não của WHO năm 1970 dựa vào biểu hiện
lâm sàng: “Các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát
triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong, khơng xác định ngun nhân
nào khác ngồi căn ngun mạch máu” hiện vẫn đang được sử dụng.


6

1.1.1.2. Phân loại đột quỵ não [8]

Đột quỵ não


Huyết khối
(30 %)

Thiếu máu não cục bộ

Chảy máu não

(80 %)

(20 %)

Thuyên tắc
mạch

Giảm tưới
máu hệ
thống

Trong sọ

Khoang
dưới nhện

(8 %)
(45 %)

Dưới màng
cứng, ngoài
màng cứng


(10 %)

(5 %)

(2 %)

Động
mạch
lớn

Động
mạch
xun

Nguồn
gốc tim

(10 %)

(ổ
khuyết)

Từ
động
mạch
tới
động
mạch


(20 %)

(15 %)

(20 %)

Mảnh
vỡ
(huyết
khối)
động
mạch
chủ

Do túi
phình
mạch

Khơng
do túi
phình
mạch

(7 %)
(3 %)

(10 %)

Hình 1.1: Phân loại đột quỵ não
Nguồn: Goldszmidt, A.J và Caplan, L.R (2012).Cẩm nang xử trí tai biến mạch não

(Stroke Essentials), biên dịch theo ấn bản lần thứ hai-2010. Khoa cấp cứu A9 -Bệnh
viện Bạch Mai, Nhà xuất bản Y học; Hà Nội.


7

1.1.1.3. Yếu tố nguy cơ [12],[44]
 Các yếu tố nguy cơ chính:
- Túi phồng hoặc dị dạng mạch não có trước.
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường (tiểu đường).
- Bệnh tim đặc biệt bệnh tim có rung nhĩ.
 Các yếu tố nguy cơ khác:
- Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được:
+ Lạm dụng rượu
+ Thuốc lá
+ Béo phì
+ Lối sống trì trệ
+ Sang chấn tinh thần
+ Mức Cholesterol máu cao
+ Triglycerit máu cao
+ Tiền sử đột quỵ
+ Tiêm chích heroin.
- Yếu tố nguy cơ khơng điều chỉnh được:
+ Tuổi cao
+ Giới tính
+ Gia đình.
1.1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của đột quỵ não [12]
 Biểu hiện lâm sàng:
ĐQN có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trưởng thành, tuy nhiên thường xẩy ra ở

một người lớn tuổi có các yếu tố nguy cơ cao như: tăng huyết áp; vữa xơ động
mạch; bệnh tim đặc biệt là bệnh tim có rung nhĩ; hoặc đái tháo đường.
Có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo: Đột ngột tê yếu nửa mặt; hoặc tê
yếu một tay hoặc một chân; Đột ngột rối loạn về giọng nói; Đột ngột rối loạn về


8

nhìn; Đột ngột mất thăng bằng; Đột ngột đau đầu dữ dội mà khơng có ngun do từ
trước.
Những biểu hiện rõ rệt của rối loạn hoặc mất chức năng não: phụ thuộc vào
mức độ, vị trí vùng não bị tổn thương và thời gian kể từ lúc xảy ra ĐQN, người
bệnh có thể chịu một hay nhiều rối loạn hoặc mất chức năng não như:
- Liệt nửa người bên trái hoặc bên phải do tổn thương bán cầu đại não bên
đối diện
- Liệt nửa mặt cùng bên hoặc khác bên so với liệt nửa thân với các biểu hiện
như miệng méo, nhân trung lệch về bên lành, nước miệng chảy ra bên liệt ...
- Rối loạn ngơn ngữ: có thể thất ngơn, nói khó, nói ngọng, thất đọc nếu tổn
thương vùng tiếng nói trên bán cầu đại não trái
- Rối loạn về nuốt: nuốt khó, nuốt sặc do liệt màn hầu nếu tổn thương dây
thần kinh số IX, X, XI, không nhai được nếu tổn thương dây số V
- Rối loạn cơ trịn: đái ỉa khơng tự chủ; hoặc bí đái, bí ỉa. Rối loạn nhận
thức: lú lẫn, thờ ơ, suy giảm trí nhớ.
Trường hợp nặng: Người bệnh có thể hôn mê và dễ gây tắc đờm, tụt lưỡi;
Rối loạn kiểu thở Cheyne – Stokes, suy hô hấp; Tử vong nhanh chóng.
 Biểu hiện tổn thương dựa trên chẩn đốn hình ảnh:
Chụp cắt lớp vi tính sọ não - CT (Computed Tomograpphy Scan): Giúp phân
biệt được ĐQN là xuất huyết hay nhồi máu não và phân biệt với các tổn thương
khác tại não có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng giống ĐQN.
Chụp cộng hưởng từ - MRI (Magnetic Resonance Imaging): có độ nhạy cao

hơn, phát hiện được tổn thương nhồi máu não ở giai đoạn sớm hơn và những ổ nhồi
máu não kích thước nhỏ, tuy nhiên giá thành đắt hơn so với chụp CT.
Một số thăm dò và xét nghiệm khác: siêu âm mạch cảnh, chụp động mạch
não, các xét nghiệm cơ bản.
1.1.1.6. Phươngpháp điều trị [12]
Người bệnh đột quỵ càng được điều trị sớm càng tốt, việc điều trị có thể chia
làm hai giai đoạn.


9

 Giai đoạn cấp:
Hồi sức toàn diện, với người bệnh đột quỵ não có hơn mê cần đảm bảo thơng
khí, hỗ trợ hơ hấp và duy trì tuần hồn: Hút đờm dãi, đặt nội khí quản hoặc mở khí
quản, thở máy.Duy trì mạch huyết áp ổn định, cho phép giữ huyết áp ở mức
150/100mmHg để đảm bảo cung cấp máu cho não,không hạ huyết áp quá nhanh và
mạch khi đã có đột quỵ.
Điều trị đặc hiệu: tùy theo nguyên nhân và loại đột quỵ: Thuốc tiêu huyết
khối với những trường hợp đột quỵ do tắc mạch và khơng có nguy cơ chảy
máu.Phẫu thuật lấy máu tụ với một số trường hợp xuất huyết não có chỉ định.
Tăng cường chăm sóc và nuôi dưỡng. Giải quyết các biến chứng nhiễm
trùng, loét... Sử dụng một số thuốc hỗ trợ: Thuốc chống đông: Heparin, Wafarine,
Aspirin trong trường hợp tắc mạch não.Thuốc giãn cơ trơn mạch máu não:
Nimodipin...Thuốc bảo vệ và dinh dưỡng não: Cerebrolysin, Nootropyl, Tanakan…
 Giai đoạn ổn định:
Chủ yếu là điều trị phục hồi chức năng nhằm cải thiện khả năng tự chăm sóc
và hoạt động thể lực cho người bệnh và giải quyết các biến chứng và ngăn ngừa đột
quỵ tái phát trên cơ sở gải quyết các yếu tố nguy cơ.
1.1.1.7. Dự phịng [10],[12]
- Kiểm sốt tốt các yếu tố có nguy cơ cao gây đột quỵ như tăng huyết áp,

đái tháo đường và các bệnh tim mạch nói chung.
- Tầm soát phát hiện các trường hợp túi phồng hoặc dị dạng mạch não để
chủ động can thiệp trước khi biến chứng vỡ vào tổ chức não.
- Ngăn ngừa đột quị do tắc mạch bằng phát hiện và điều trị sớm bệnh van
tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn.
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác như: bỏ hút thuốc lá, kiềm chế trọng
lượng, điều chỉnh rối loạn lipid máu.
- Hạn chế diễn biến xấu khi ĐQN xảy ra: nhận biết được các dấu hiệu cảnh
báo, rút ngắn thời gian được khẳng định chẩn đoán và được điều trị.


10

1.1.2.Tình hình đột quỵ não trên thế giới và Việt Nam
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và tim
mạch. ĐQN đứng hàng đầu trong các nguyên nhân quan trọng nhất của tàn phế ở
người lớn [6]. ĐQN đang là nguyên nhân phổ biến đứng thứ hai và dự báo đến năm
2030 sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên phạm vi
toàn thế giới [60]. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra kết luận: ĐQN là bệnh dự phịng
có kết quả; nếu điều trị sớm có thể hạn chế tử vong và di chứng [44].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2004, tại Châu Á - Thái
Bình Dương có 4,4 triệu người ở Đông Nam Á và 9,1 triệu người ở Tây Thái Bình
Dương đã từng bị ĐQN. Cũng tại khu vực này, có 5,1 triệu ca ĐQN mới mắc.
Theo Tổ chức Đột qụy não Thế giới (2008), đột qụy não có tỷ lệ tử vong cao,
đứng thứ hai sau bệnh tim mạch (tử vong do bệnh tim mạch khoảng 7 triệu
người/năm). Năm 2006 trên thế giới có trên 5 triệu người tử vong do đột qụy não,
trong đó chỉ có 0,78 triệu người ở các nước phát triển, còn lại ở các nước nghèo và
đang phát triển; nếu tính theo tuổi từ 30 - 69 thì tỷ lệ tử vong có sự dao động lớn
giữa Liên bang Nga 180/100.000 dân, Trung Quốc 95/100.000 dân và Vương quốc
Anh 20/100.000 dân.

Theo số liệu của Bộ Y tế Thái Lan, tỷ lệ tử vong do ĐQN ở Thái Lan đang gia tăng
trong 5 năm qua. Tỷ lệ tử vong tăng từ 20,8 trong năm 2008 lên 31,7 trên 100.000
dân vào năm 2012.
Ở Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua bệnh lý mạch máu - thần kinh đã và
đang thu hút sự quan tâm của Thần kinh học và các chuyên khoa liên quan. Hiện đã
có hơn 20 Trung tâm Đột qụy não/ Trung tâm bệnh lý mạch máu não/ Đơn vị Đột
qụy não cùng với các cơ sở chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Điều trị tích cực, Thần
kinh, Tim mạch trong cả nước đang ngày đêm chăm sóc người bệnh.
Theo Nguyễn Văn Đăng, tỉ lệ mắc bệnh ĐQN là 115,92 /100.000 dân, trong
đó tỉ lệ tử vong là 22,55/100.000dân, tỉ lệ người bệnh có di chứng chứng nhẹ và vừa
là 68,42 %, tỉ lệ di chứng nặng là 27,69%, trong đó di chứng về vận động chiếm
92,96% tổng số người bệnh ĐQN [14].


11

Một nghiên cứu năm 2008 tại 78 bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên trong
64 tỉnh và thành phố trên cả nước cho kết quả: Nhồi máu não chiếm tỷ lệ 59,2%;
chảy máu não chiếm 40,8% khi tính ở tất cả các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở
lên trong cả nước. Nếu theo từng khu vực, tỷ lệ nhồi máu não, chảy máu não tương
ứng là 59% và 41% ở miền Bắc; 62,6% và 37,8% ở miền Trung; 57,4% và 42,6% ở
miền Nam [21].
Tổng hợp mười cơng trình nghiên cứu gần đây cho thấy từ năm 2000 đến năm
2010 đã có 18.198 người bệnh vào mười bệnh viện ở cả ba miền vì ĐQN, người
bệnh nam trên 65 tuổi chiếm đa số. Trong những người bệnh nói trên, có 12.104
trườnghợp nhồi máu não (tỉ lệ 66,5%), 5.764 trường hợp chảy máu não (31,6%),
255 trường hợp chảy máu dưới nhện (1,4%) và 75 trường hợp không xác định rõ thể
bệnh (0,3%) [11].
Tại Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ 1/2003 6/2012 có trên 6000 người bệnh đột quỵ nằm điều trị. Tại khoa bệnh lý mạch máu
não Bệnh viện 115 số người bệnh tiếp nhận không ngừng tăng, năm 2005 nhận

1210 nhưng 2013 nhận 7923 người bệnh, các đơn vị đột quỵ khác của Thành phố
Hồ Chí Minh con số đều tăng.
Qua thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam (2011),
tại Việt Nam mỗi năm có 200.000 người bệnh bị đột quỵ não, trong đó khoảng
100.000 người tử vong, số người bệnh nhập viện do đột quỵ não ngày càng gia tăng
và mức độ nguy hiểm càng cao. Qua đó ta thấy đây là một con số đang báo động,
chứng tỏ bệnh đột quỵ não là một căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao, nếu
may mắn qua khỏi cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như: liệt nửa người, rối loạn
nhận thức, ngôn ngữ… sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo niên giám thống kê của Bộ Y tế (2015), tỷ lệ mắc ĐQN là 47,6/100.000
dân và chi phí trực tiếp để điều trị bệnh này là 144 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, hậu
quả do tăng huyết áp gây ra lên đến 85,4 tỷ đồng. Có khoảng 15.990 người bị liệt,
tàn phế, mất sức lao động do ĐQN/năm [2].


12

1.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều, đã được nghiên cứu trong
nhiều lĩnh vực khác nhau: y học, kinh tế và chính trị học, triết học, tâm lý, xã hội
học. Mỗi lĩnh vực có định nghĩa khác nhau đối với các lĩnh vực nghiên cứu của
mình [53].
Trong nghiên cứu khoa học thì khái niệm chất lượng cuộc sống được sử dụng
rộng rãi liên quan đến các khía cạnh đời sống khác nhau. Sự đo lường thông qua
việc cá nhân tự đánh giá về cuộc sống, điều kiện kinh tế, hỗ trợ xã hội và sức khỏe
nên đây là một khái niệm chủ quan.
Mặc dù CLCS là một khái niệm rất rộng, phức tạp, nhưng nội dung của nó
khơng phải là mới; cuộc sống tốt đẹp là mục đích sống của con người. Trong quá
khứ, hạnh phúc và phúc lợi xã hội được sử dụng phổ biến như là khái niệm của

CLCS.
Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi văn hoá, giá trị, mục đích, niềm tin,
kinh nghiệm, mong đợi và nhận thức. Nhận thức CLCS có thể thay đổi theo thời
gian. Nó liên quan đến các mối quan hệ về thể chất, tinh thần và xã hội với người
trong gia đình và ngồi xã hội, hoạt động mơi trường. Ngày nay y học phát triển,
khơng chỉ chữa bệnh mà cịn mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người
bệnh [53].
Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả Chất lượng cuộc sống từ năm 1970. Khái niệm
về chất lượng cuộc sống có ba đặc điểm chính: thứ nhất, nó phản ánh tình huống
cuộc sống cá nhân và nhận thức của họ hơn là chất lượng cuộc sống của một quốc
gia; thứ hai, đó là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiều lĩnh vực đời sống như
điều kiện ở nhà, giáo dục, việc làm, cân bằng công việc, tham gia cho các tổ chức
và các dịch vụ công cộng và các tương tác của họ và cuối cùng, nó tập hợp thông tin
khách quan về điều kiện sống với quan điểm và thái độ chủ quan để cung cấp một
hình ảnh tốt đẹp trong xã hội [53].


13

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization):
“Chất lượng cuộc sống là sự nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của cá
nhân đó theo những chuẩn mực về văn hố và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà
cá nhân đó đang sống. Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và
những mối quan tâm của cá nhân đó” [57],[59].
1.2.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Năm 1996, Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe (CLCSLQSK) là “ Sự nhận thức của một cá nhân về nơi họ sinh
sống trong bối cảnh văn hóa và hệ thống giá trị có liên quan đến mục tiêu, mong
đợi, những tiêu chuẩn và những mối quan tâm. Đó là khái niệm bao qt tình trạng
ảnh hưởng đến hệ thống phức tạp về sức khỏe cơ thể, tình trạng tâm lý, tính độc

lập, những mối liên quan xã hội, và mối liên quan đến những đặc điểm chung
quanh họ” [27].
Mục tiêu cuối cùng của chăm sóc sức khỏe là duy trì hoặc cải thiện CLCS
của người dân. Y tế là một yếu tố quyết định quan trọng về CLCS của người dân
mặc dù khơng phải chỉ có một mình. Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến
CLCS của người dân như: văn hóa, tơn giáo, mơi trường, giáo dục và tài chính,
mặc dù những yếu tố này vượt quá ảnh hưởng chăm sóc sức khỏe. CLCSLQSK là
mối quan tâm chính của các chun gia và nó trở thành một chỉ số sức khỏe quan
trọng.
Như vậy ta có thể hiểu tại sao các thang đo CLCSLQSK là những bảng câu
hỏi về cảm nhận của từng người chứ không dựa vào đánh giá chuyên môn của thầy
thuốc hay kết quả xét nghiệm. Đã có hàng trăm thang đo CLCSLQSK được xây
dựng trong vịng 20 năm qua và có thể chia làm 02 nhóm chính là tổng qt và
chun biệt theo bệnh lý.
1.2.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm được sử dụng rộng rãi để đo lường kết
quả điều trị của người bệnh nói chung và người bệnh ĐQN nói riêng.


14

Với người bệnh ĐQN cũng như những người bệnh khác, CLCS tốt nhất là
đưa người bệnh trở về trạng thái sức khoẻ, tâm lý và hoạt động sống càng gần với
đời sống bình thường càng tốt. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá về CLCS của người bệnh
khác nhau tuỳ theo bệnh, mức độ chăm sóc của gia đình, xã hội, khả năng điều trị,
điều kiện của người bệnh …Tựu chung chất lượng sống người bệnh thường là kết
quả sự tổng hợp của trạng thái sức khoẻ cá nhân, chức năng hoạt động của các cơ
quan trong cơ thể, những hoạt động tâm sinh lý cá nhân và các hoạt động cá nhân
trong sinh hoạt, học tập, lao động thường ngày [5].
Trong CLCS của người bệnh nhiều yếu tố tác động về bệnh lý, chẩn đốn,

điều trị, chi phí, tiên lượng bệnh...CLCS liên quan đến sức khỏe là vấn đề đa diện
bao gồm các khía cạnh về: thể chất, chức năng, tâm lý, gia đình và xã hội [20].
- Lĩnh vực sức khỏe thể chất:
Đối với người bệnh ĐQN khía cạnh sức khỏe thể chất liên quan đến các vấn
đề được đề cập rất chi tiết trong thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống của
người bệnh đột quỵ não SS-QOL (Stroke Specific - Quality of life/SS-QOL) như
năng lượng của bản thân, ngơn ngữ trong giao tiếp, sức nhìn và suy nghĩ.
- Lĩnh vực sức khỏe chức năng:
Thể hiện qua các câu hỏi về khả năng hoạt động cá nhân cả về trí óc cũng
như sự vận động di chuyển, hoạt động chân tay, năng suất làm việc trong cuộc
sống cá nhân sinh hoạt hàng ngày.
- Lĩnh vực yếu tố tâm lý:
Được thể hiện và đánh giá qua các hoạt động tâm sinh lý của con người:
những trạng thái về tinh thần như tâm trạng thoải mái, những cảm xúc như yêu,
ghét, vui, buồn, tính cách;về tinh thần như giải trí, giao tiếp.
Với người bệnh những ảnh hưởng tâm sinh lý là khía cạnh rất quan trọng đối
với kết quả điều trị và cũng là hệ quả của điều trị. Kết quả điều trị sẽ tốt khi người
bệnh thoải mái, hiểu rõ quá trình chữa bệnh, những kết quả đạt được và những tổn
thất phải chấp nhận. Những kết quả không mong muốn thường xảy ra ở những
người chán nản buồn bã, không hợp tác chữa bệnh, thay đổi phương án điều trị .


15

- Lĩnh vực yếu tố gia đình và xã hội:
Các mối quan hệ xã hội của người bệnh ĐQN là một trong những nội dung
được đánh giá trong các nghiên cứu về CLCS. Mối quan hệ sự hỗ trợ của gia đình,
bạn bè đối với người bệnh trong quá trình điều trị. Gia đình, nhân viên y tế, những
người xung quanh và cả xã hội là những yếu tố tác động tích cực đến người bệnh
nếu cư xử đúng mực, tích cực giải quyết những vướng mắc tồn tại, sẽ cải thiện

được CLCS đưa người bệnh tái hoà nhập trở lại cộng đồng.
1.2.4. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não trên
thế giới và ở Việt Nam
Đột quỵ não ảnh hưởng đến thể chất, nhận thức, giao tiếp, tình cảm, xã hội,
nghề nghiệp, kinh tế theo cách khác nhau nên cách thiết kế nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu cũng có sự đa dạng và khác nhau.
Nghiên cứu của Naess H và CS (2006) đã cho thấy CLCS của những người
ĐQN rất thấp, nhất là về mặt thể chất. Các tác giả nhấn mạnh, can thiệp sớm trầm
cảm, các thiếu hụt thể chất, mệt mỏi góp phần cải thiện CLCS của người bệnh
ĐQN [43].
Người bệnh ĐQN bị khiếm khuyết chức năng đã ảnh hưởng đến khả năng
thực hiện những hoạt động liên quan đến CLCS. Những hạn chế hoạt động giải trí
và khó khăn khi đi du lịch ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh ĐQN. Những yếu
tố cá nhân như sự lạc quan, khả năng điều chỉnh những sở thích khơng đạt được
như mong muốn liên quan đến CLCS [49].
Theo Manimmanakorn N và CS (2008) khi nghiên cứu CLCS của những
người ĐQN ở Thái Lan thấy khơng có sự khác biệt về CLCS giữa những người
thành thị và nông thôn. Tác giả cũng thấy điều trị kết hợp PHCN có tác dụng nâng
cao CLCS của người bệnh ĐQN và chỉ ra yếu tố liên quan nhất đến CLCS của
người bệnh ĐQN là tuổi [40].
Theo kết quả nghiên cứu của Rangel ESS và CS (2013) trên 181 người bệnh
ĐQN cóđiểm trung bình sức khỏe thể chất (48,6 ± 17,4), sức khỏe chức năng (52,4
± 21,7), yếu tố tâm lý (24,2 ± 10,1), gia đình và xã hội (14,2 ± 7,6) và điểm tổng


×