Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

đánh giá chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị methadone tại trung tâm phòng chống hiv aids tỉnh quảng bình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC
C VÀ ĐÀO T
TẠO
O

BỘ
B Y TẾ

TRƯỜNG
NG Đ
ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

TRẦN THỊ HOÀI NHI

ĐÁNH GIÁ CH
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
NG
CỦA NGƯỜII NGHIỆN
NGHI
MA TÚY ĐANG ĐIỀU
U TR
TRỊ
METHADONE TẠII TRUNG TÂM PHỊNG CHỐNG
CH NG HIV/AIDS
TỈNH
NH QUẢNG
QU
BÌNH NĂM 2017

LUẬN


N VĂN THẠC
TH
SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2017


BỘ GIÁO DỤC
C VÀ ĐÀO TẠO
T O

BỘ
B Y TẾ

TRƯỜNG
NG Đ
ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

TRẦN THỊ HOÀI NHI

ĐÁNH GIÁ CHẤT
CH
LƯỢNG CUỘC SỐNG
NG
CỦA NGƯỜII NGHIỆN
NGHI
MA TÚY ĐANG ĐIỀU
U TRỊ
TR

METHADONE TẠ
ẠI TRUNG TÂM PHỊNG CHỐNG
NG HIV/AIDS
TỈỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2017

LUẬN
LU
VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01
NGƯỜI HƯỚNG
NG D
DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN
N NG
NGỌC MINH

Nam Định – 2017


i

TĨM TẮT
Mục tiêu: Mơ tả thực trạng chất lượng cuộc sống và tìm hiểu mối tương
quan giữa hỗ trợ xã hội lên chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy điều trị
Methadone. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 160 người
bệnh, số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống (WHOQOLBREFF) và hỗ trợ xã hội (MSPSS). Kết quả và kết luận: Điểm chất lượng cuộc sống
của người nghiện ma túy đang điều trị Methadone tăng cả bốn khía cạnh, trong đó
cao nhất là khía cạnh thể chất 77,33 ±15,88, thấp nhất là khía cạnh quan hệ xã hội
65,60 ± 19,87. Hỗ trợ xã hội tương quan thuận với các khía cạnh của chất lượng
cuộc sống (p<0,01). Khía cạnh thể chất, tâm lý, quan hệ xã hội chịu tác động bởi
yếu tố bạn bè (r=0,67; r=0,68; r=0,67 và p<0,01) mạnh hơn các yếu tố còn lại của

hỗ trợ xã hội và khía cạnh mơi trường thì chịu tác động bởi yếu tố hỗ trợ từ những
đối tượng khác (r= 0,66, p<0,01) mạnh hơn hai hai yếu tố còn lại (p<0,01).
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, điều trị methadone, người nghiện ma túy,
hỗ trợ xã hội
Objectives: To describe the current quality of life of drug addicts and find
out social support factor correlate with quality of life of drug addicts on methadone
maintenance therapy. Method : A cross-sectional descriptive study was conducted
in 160 patients, data is collected by World health organization quality of life brief
(WHOQOL) and Multidimentinal scale of percieved social support (MSPSS).
Results and conclusion: Results showed that average point of quality of life is the
highest point on the domain of the physical health (77,33 ±15,88) and the lowest in
the domain of social relationships (65,60 ± 19,87). we also found out social support
factor to have positive correlate with domains of quality of life (p< 0,01). Physical
health, psychological social relationships domain are impacted by friend (r=0,67;
r=0,68; r=0,67 and p<0,01) more than other factors of social support and
environment domain is impacted by significant other (r=0,06, p<0,01) more than
other factors of social support.
Keywords: Quality of life, methadone treatment, drug addicts, social support


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía
các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Phòng ban chức năng của
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình quan tâm giảng dạy và giúp đỡ
tơi hồn thành bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các Bác sĩ, Điều dưỡng của trung
tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt

để tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban tham mưu kề cận
Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi học tập
vươn lên.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Ngọc Minh
là người thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho
tơi hồn thành luận văn này.
Nam Định, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Hoài Nhi


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận văn được thu thập một cách chính xác, trung thực, khách quan và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nam Định, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Hoài Nhi


MỤC LỤC

TÓM TẮT………………………………………….……………….…………….....i
LỜI CẢM ƠN……………………………………….………….………………..….ii
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………,………….....iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………….…..……………….iv
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………….……………v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ…………………………………………….……………...vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Tổng quan về các chất dạng thuốc phiện ....................................................... 4
1.2. Tổng quan về điều trị Methadone ................................................................. 6
1.3. Chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị Methadone ... 11
1.4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy
đang điều trị Methadone .................................................................................... 15
CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 21
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................. 22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu. ..................................................................... 22
2.6. Các biến số nghiên cứu. .............................................................................. 22
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá ............................................. 23
2.8. Phương pháp phân tích số liệu. ................................................................... 25
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................................. 26
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ......................................................... 26
CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 27
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ................................................ 27
3.2. Hỗ trợ xã hội............................................................................................... 30
3.3. Chất lượng cuộc sống ................................................................................. 34



3.4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh điều trị
Methadone......................................................................................................... 36
3.5. Mơ hình hồi quy tương quan ....................................................................... 42
CHƯƠNG 4BÀN LUẬN ...................................................................................... 46
4.1. Đặc trưng đối tượng nghiên cứu. ................................................................ 46
4.2. Hỗ trợ xã hội............................................................................................... 48
4.3. Chất lượng cuộc sống ................................................................................. 48
4.4. Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu xã hội học với chất lượng cuộc sống . 50
4.5. Mối liên quan giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống: ............. 52
4.6. Mơ hình hồi quy đa biến ............................................................................. 53
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 56
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh đang điều trị Methadone
Phụ lục 2. Cách tính điểm MSPSS
Phụ lục 3. Cách chuyển đổi sang từ thang điểm 4-20 sang thang điểm 0-100 của bộ
WHOQOL-BREF
Phụ lục 4. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 5. Kết quả điều tra thử bộ câu hỏi MSPSS
Phụ lục 6: Kết quả điều tra thử bộ câu hỏi WHOQOL-BREF
Phụ lục 7: Thư đồng ý cho sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF
Phụ lục 8: Thư đồng ý cho sử dụng bộ câu hỏi MSPSS
Đơn đề nghị xác nhận số liệu tại Trung tâm phịng chống HIV/AIDS Quảng Bình,
danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu
Nhận xét luận văn thạc sĩ phản biện 1
Nhận xét luận văn thạc sĩ phản biện 2
Biên bản bảo vệ luận văn thạc sĩ
Biên bản chỉnh sửa luận văn sau bảo vệ




iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDTP: Chất dạng thuốc phiện
CLCS: Chất lượng cuộc sống
MSPSS: Multidimentinal scale of percieved social support (Thang đo đa chiều nhận
thức về hỗ trợ xã hội)
NCMT: Nghiện chất ma túy
NHP: Nottingham health Profile (Hồ sơ y tế Nottingham)
QBWS: Quality of Well – Being Scale (Thang đo chất lượng sức khỏe)
SAMHMA: Substance Abuse and Mental Health Services Administration (Cơ quan
quản lý lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ)
SF36: The Medical Outcomes study 36- item Short – Form health Survey (Khảo sát
về sức khỏe phiên bản ngắn)
TCMT: Tiêm chích ma túy
TĐHV: Trình độ học vấn
TGĐT: Thời gian điều trị
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thơng
TTHN: Tình trạng hơn nhân
UNODC: United Nations Office on Drugs and Crime (Cơ quan Phòng chống ma
túy và tội phạm của Liên hợp Quốc)
WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
WHOQOL: World Health Organization Quality of Life (Bộ câu hỏi đo lường chất
lượng cuộc sống theo tổ chức y tế thế giới)
WHOQOL-BREF: World Health Organization Quality of Life Brief (Bộ câu hỏi đo
lường chất lượng cuộc sống theo tổ chức y tế thế giới phiên bản rút gọn)



v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu .............................................. 27
Bảng 3. 2. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu........................................ 27
Bảng 3. 3. Phân bố thu nhập theo nhóm tuổi .......................................................... 30
Bảng 3. 4. Phân loại mức hỗ trợ xã hội .................................................................. 31
Bảng 3. 5. Mức độ hỗ trợ xã hội theo phân nhóm tuổi ........................................... 31
Bảng 3. 6. Mức độ hỗ trợ xã hội theo trình độ học vấn .......................................... 32
Bảng 3. 7. Mức độ hỗ trợ xã hội theo tình trạng hôn nhân ..................................... 32
Bảng 3. 8. Mức độ hỗ trợ xã hội theo tình trạng việc làm của đối tượng nghiên cứu
.............................................................................................................................. 33
Bảng 3. 9. Mức độ hỗ trợ theo thời gian điều trị .................................................... 33
Bảng 3. 10. Hỗ trợ xã hội theo phân loại thu nhập ................................................. 34
Bảng 3. 11. Đặc điểm bốn khía cạnh của chất lượng cuộc sống đối tượng nghiên
cứu ........................................................................................................................ 35
Bảng 3. 12. Sự khác biệt chất lượng cuộc sống theo phân loại nhóm tuổi .............. 36
Bảng 3. 13. Sự khác biệt chất lượng cuộc sống theo trình độ học vấn .................... 37
Bảng 3. 14. Đặc điểm chất lượng cuộc sống theo tình trạng hơn nhân ................... 38
Bảng 3. 15. Đặc điểm chất lượng cuộc sống theo tình trạng việc làm của đối tượng
nghiên cứu. ............................................................................................................ 39
Bảng 3. 16. Đặc điểm chất lượng cuộc sống theo thu nhập .................................... 40
Bảng 3. 17. Đặc điểm chất lượng cuộc sống theo thời gian điều trị ........................ 41
Bảng 3. 18. Mối liên quan của yếu tố hỗ trợ xã hội đến chất lượng cuộc sống ....... 42
Bảng 3. 19. Mối tương quan giữa các biến độc lập lên khía cạnh thể chất của chất
lượng cuộc sống. ................................................................................................... 43
Bảng 3. 20. Mối tương quan giữa các biến độc lập lên khía cạnh tâm lý của chất
lượng cuộc sống. ................................................................................................... 43
Bảng 3. 21. Mối tương quan giữa các biến độc lập lên khía cạnh quan hệ xã hội của

chất lượng cuộc sống. ............................................................................................ 44
Bảng 3.22. Mối tương quan các biến độc lập lên khía cạnh mơi trường của chất
lượng cuộc sống. ................................................................................................... 45


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................... 27
Biểu đồ 3. 2. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .......................... 28
Biểu đồ 3. 3. Phân bố tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu ..................... 28
Biểu đồ 3. 4. Tình trạng việc làm của đối tượng nghiên cứu .................................. 29
Biểu đồ 3. 5. Phân bố thời gian điều trị của đối tượng nghiên cứu ......................... 29
Biểu đồ 3. 6. Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về hỗ trợ xã hội ....................... 30
Biểu đồ 3. 7. Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ............................... 34
Biểu đồ 3. 8. Đặc điểm sức khỏe của đối tượng nghiên cứu ................................... 35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống đã được coi là một chỉ số
quan trọng trong nghiên cứu y học để đánh giá tình trạng sức khỏe cá nhân, đưa ra
nhận định và đánh giá về sức khỏe nói chung của tồn xã hội, cũng như tìm ra
những vấn đề chính trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống [33]. Tổ chức Y
tế Thế giới định nghĩa “Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của các cá nhân
về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang
sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, chuẩn mực và các mối quan tâm
của họ”[57].
Các đối tượng nghiện các chất dạng thuốc phiện và sự buôn bán bất hợp

pháp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội và đặc biệt là chú
ý đến những tác hại đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng trên toàn thế
giới [18]. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chất ma túy (NCMT) trên
toàn cầu là 13,1% [48]. Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm
của Liên hợp Quốc (UNODC) năm 2016 ước tính rằng 1 trong 20 người lớn, hoặc
một phần tư của một triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi, sử dụng ít nhất một
loại ma túy vào năm 2014 [51]. Cùng với xu hướng gia tăng của tệ nạn ma túy trên
thế giới, những năm qua, tệ nạn ma túy ở Việt Nam có xu hướng tăng cao, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Có đến 204.000 người nghiện ma túy
được ghi nhận tại Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2014, cao gấp bốn lần so với báo
cáo 20 năm trước đây[26]. Để giảm tác hại cho chính người nghiện và cộng đồng,
Việt Nam đã triển khai thí điểm chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone (gọi tắt là Chương trình điều trị Methadone) tại
thành phố Hồ Chí Minh và Hải phịng từ năm 2008, đến nay chương trình đã được
mở rộng ra 57/61 tỉnh thành phố trong cả nước điều trị cho 44,479 người bệnh,
tương đương 54,39% chỉ tiêu chính phủ đề ra [3]. Cơ sở điều trị Methadone thuộc
Trung tâm Phịng, Chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình được triển khai và khởi liều
trường hợp đầu tiên vào tháng 8/2014 [9].


2

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam chứng minh cải
thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho những người nghiện ma tuý được điều
trị thay thế bằng Methadone [8],[17],[23],[38],[64]. Tại Việt Namcác nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống của người bệnh tại các tỉnh/thành phố lớn được báo cáo trong
giai đoạn thí điểm chương trình điều trị Methadone[8],[38] các yếu tố liên quan đến
chất lượng cuộc sống cũng được đề cập đến nhưng chủ yếu là các yếu tố về nhân
khẩu xã hội học[5]. Đểbổ sung vào các kết quả nghiên cứu trước đây và dựa trên cơ
sở đó đưa ra được biện pháp điều trị đạt hiệu quả toàn diện trên đối tượng nghiện

ma túy vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu:
“ Đánh giá chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị Methadone
tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình năm 2017” với hai mục tiêu.


3

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều
trị thay thế bằng Methadone tại trung tâm phịng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình
năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người
nghiện ma túy đang điều trị thay thế bằng Methadone tại trung tâm phòng chống
HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình năm 2017.

Câu hỏi nghiên cứu:
1. Chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị thay thế bằng
Methadone tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình như thế nào?
2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người nghiện ma
túy đang điều trị thay thế bằng Methadone tại trung tâm phịng chống HIV/AIDS
tỉnh Quảng Bình.
Giả thuyết nghiên cứu:
1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội học có tương quan như thế nào đến chất lượng
cuộc sống?
2. Hỗ trợ xã hội có mối tương quan thuận với chất lượng cuộc sống của người
nghiện ma túy đang điều trị methadone hay không?


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về các chất dạng thuốc phiện
1.1.1. Các khái niệm cơ bản[1]
Chất ma tuý là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành [7].
Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt thể chất hoặc tâm thần hoặc cả hai
khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc kéo dài liên tục một
thứ ma túy và tình trạng phụ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự
luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng ma túy về
mặt tâm thần của ma túy và thốt khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy.
Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất như
thuốc phiện, morphine, heroin, Methadone, buprenorphine, LAAM… có biểu hiện
lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não.
Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào các chất
này.
Lạm dụng chất gây nghiện là việc sử dụng chất gây nghiện không đúng chỉ
định chuyên môn, quá liều qui định, và (hoặc) thời gian cho phép.
Kê đơn Methadone là việc thầy thuốc cho y lệnh điều trị Methadone trong hồ
sơ bệnh án.
Cơ sở điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone trong hướng
dẫn này gọi tắt là cơ sở điều trị Methadone.
1.1.2. Phân loại
Theo nguồn gốc ma túy được phân chia thành 3 loại [11]:
- Ma túy tự nhiên: là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của
chúng như thuốc phiện, cần sa, cocain.
- Ma túy bán tổng hợp như Heroin.
- Ma túy tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá...[69].
Theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng: ma túy được chia thành 2 loại:



5

- Ma túy có hiệu lực cao ví dụ như thuốc phiện, heroine, cocaine, thuốc lắc…
- Ma túy có hiệu lực thấp ví dụ như thuốc lá, thuốc lào…
Theo tác dụng của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương: ma túy được chia thành
3 loại:
- Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: thuốc phiện, heroine,
morphine, cocaine, Methadone và pethidine và thuốc ngủ (lumiau, valium, seconau
phenobacbital, serepax, mogadon, senduxen…).
- Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuất của

- Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic Acid
Diethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc).
Theo luật pháp: ma túy được phân thành 2 loại:
- Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng: rượu bia, thuốc lá (ni-côtin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường…
- Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất ma túy bất
hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocaine, thuốc lắc, các chất
gây nghiện kích thích dạng Amphetamin…
1.1.3. Tình hình sử dụng ma túy
Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp
Quốc (UNODC) năm 2015 đã cho thấy được tình hình sử dụng ma túy tổng hợp có
xu hướng tăng mạnh trong khi đó tình hình sử dụng thuốc phiện, heroin vẫn ở mức
ổn định, trong năm 2013 ước tính có khoảng 246 triệu người là sử dụng ma túy bất
hợp pháp. Trong số đó có khoảng 27 triệu người có vấn đề về sử dụng ma túy. Số
người nghiện chích ma túy trong nhóm này chiếm 50% và ước tính có khoảng 1,65
triệu người TCMT bị nhiễm HIV [50].
Theo “Báo cáo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2016 và
nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016” trong 6 tháng đầu năm cả nước phát
hiện mới 3684 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 2366 người, số tử

vong 862 người. Tổng số người trong cả nước hiện có 227.225 người đang nhiễm


6

HIV, 85.753 người giai đoạn AIDS và đã có 89.210 người nhiễm HIV đã tử vong.
So sánh với cùng kỳ năm 2015: số người nhiễm HIV mới được phát hiện trong năm
2016 giảm: 89 trường hợp, số người bệnh AIDS tăng 822 trường hợp và số người tử
vong do AIDS tăng 267 trường hợp. Mơ hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam thay đổi
từ nguyên nhân chính lây truyền qua đường tiêm chích, sang ngun nhân chính lây
nhiễm sang đường tình dục, những người nhiễm HIV mới trong giai đoạn hiện nay
khơng cịn tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như trước đây, hiện nay
việc lây nhiễm HIV xảy ra cho nhóm những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn
tình của những người nhiễm HIV, cụ thể hơn là vợ bạn tình của người nghiện chích
ma túy [2].
Tại Quảng Bình, tình hình sử dụng ma túy và tội phạm về tệ nạn ma túy trên
địa bàn tỉnh phức tạp và ngày càng gia tăng. Đến nay toàn tỉnh có 121/159 xã,
phường, thị trấn có hơn 1.900 đối tượng liên quan đến ma tuý. Các hình thức sử
dụng ma túy rất đa dạng như hút, hít, tiêm chích..., loại ma tuý sử dụng nhiều nhất
hiện nay ở Quảng Bình là Heroin (trên 80%)[9]
1.2. Tổng quan về điều trị Methadone
1.2.1. Khái niệm
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và
khơng gây khối cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ)
nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để khơng xuất hiện hội chứng cai.
Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [1].
Điều trị nghiện bằng Methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm sốt, giá thành
rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây
truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục

hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [1]
1.2.2. Biện pháp điều trị bằng thuốc Methadone
Theo Cơ quan quản lý lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần Hoa
Kỳ (SAMHSA), điều trị thay thế hay còn gọi là điều trị hỗ trợ bằng thuốc là việc sử


7

dụng thuốc, kết hợp với liệu pháp tư vấn và hành vi để điều trị toàn diện cho người
sử dụng ma tuý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi điều trị rối loại nghiện ma túy, sự
kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi là biện pháp điều trị hiệu quả và thành cơng
nhất. Cịn theo Bộ Y tế Việt Nam, điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc
Methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm sốt, giá thành rẻ, được sử dụng theo
đường uống, duới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu
như HIV, viêm gan B, viêm gan C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng
tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [1]. Ðiều trị Methadone chỉ áp
dụng với người nghiện CDTP (heroin) mà không áp dụng với những trường hợp
nghiện rượu, thuốc lá, benzodiazepine và ma túy tổng hợp dạng amphetamine [59].
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các
CDTP bằng thuốc Methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau:
- Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B,
viêm gan C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các
CDTP và hoạt động tội phạm;
- Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP;
- Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống
lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
1.2.3. Lợi ích, ưu điểm và nhược điểm của điều trị Methadone với người bệnh
Điều trị Methadone mang rất nhiều lợi ích cho người bệnh như tác dụng liên
tục và kéo dài, chi phí thấp, hợp pháp, dễ sử dụng bằng đường uống, được cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ khác như: tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe và các hình thức hỗ

trợ khác, giảm nguy cơ quá liều heroin.
Ðiều này có nghĩa với những người khơng thể từ bỏ heroin, Methadone là
thuốc có độ an toàn cao và giúp người bệnh dần dần hồi phục khỏi trạng thái nghiện
[1].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ưu điểm của điều trị duy trì bằng thuốc Methadone
là có thể giúp người nghiện heroin:
- Dừng sử dụng hoặc giảm đáng kể lượng heroin sử dụng;


8

- Dừng tiêm chích heroin.
- Có cơng việc ổn định hơn và học tập tốt hơn.
Ðiều đó có nghĩa là khi tham gia chương trình Methadone, người bệnh có cơ
hội tiếp cận với nhiều dịch vụ y tế và xã hội khác. Do đó, họ sẽ ít phải chịu áp lực
trong cuộc sống, giảm nguy cơ sử dụng và cuối cùng không dùng heroin nữa.
Tuy nhiên, nhược điểm của điều trị bằng Methadone cũng có khá nhiều, đó là:
- Người bệnh phải cam kết đến cơ sở điều trị hàng ngày để uống thuốc;
- Khó thực hiện các chuyến đi, các kỳ nghỉ xa khỏi nơi cơ trú;
- Có thể gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe;
- Vẫn bị lệ thuộc vào thuốc cho đến khi kết thúc chương trình điều trị.
Methadone là một thuốc có tác dụng mạnh và có thể nguy hiểm nếu dùng
khơng đúng cách.Nó cũng có thể gây tình trạng q liều khi sử dụng quá nhiều
Methadone [1].
1.2.4. Tình hình điều trị Methadone
Trên thế giới
Trên thế giới, điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone (gọi tắt là điều
trị thay thế bằng Methadone) được triển khai tại Mỹ từ năm 1965 [42]. Đây là một
giải pháp mới trong hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV mà đã được triển
khai trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái

Lan, Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kơng… Tồn thế giới đã có trên 1.000.000
người được điều trị thay thế. Chương trình điều trị Methadone đã góp phần giảm
đáng kể tội phạm, giảm sự lây truyền HIV trong nhóm người nghiện ma tuý và từ
nhóm người nghiện ma tuý ra cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chương
trình có hiệu quả trong việc làm giảm sử dụng heroin [29],[40], dự phòng lây nhiễm
HIV [34], tăng tuân thủ điều trị ARV [56] và giảm tỷ lệ tử vong trong số những
người bệnh tham gia điều trị Methadone [35].
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy điều trị nghiện các CDTP bằng
thuốc Methadone có hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và các
hậu quả do sử dụng ma túy gây ra.


9

Tại Việt Nam
Điều trị Methadone được triển khai thí điểm tại Việt Nam từ năm 2008ở thành
phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Kể từ khi bắt đầu triển khai thí điểm đến nay
Chương trình điều trị Methadone đã được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Đảng,
Chính phủ, Quốc hội và của các địa phương với các văn bản quy phạm pháp luật và
các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật đã được ban hành.Đến nay đã mở rộng phạm
vi cả nước 57/61 tỉnh thành trong cả nước có cơ sở điều trị Methadone và điều trị
cho 44.475 người [3]. Chương trình điều trị Methadone được triển khai tại Việt
Nam cũng đã chứng minh tính hiệu quả tương đương với hiệu quả của chương trình
tại nhiều nước trên thế giới. Một số kết quả đáng ghi nhận sau khi triển khai thí
điểm tại Việt Nam có thể kể đến cụ thể như sau [6]:
Chương trình điều trị Methadone được triển khai đã làm giảm đáng kể hành vi
sử dụng ma túy trong nhóm người bệnh tham gia điều trị: Trước khi tham gia điều
trị 100% người bệnh sử dụng Heroin, sau 24 tháng chỉ còn 15,87% số người bệnh
tiếp tục sử dụng ma túy.
Người bệnh đã giảm đáng kể các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tỷ lệ lây

nhiễm HIV: Nếu trước điều trị có tới trên 86,9% số người bệnh có hành vi tiêm
chích ma túy, thì sau 06 tháng điều trị tỷ lệ này chỉ còn 53,9% và sau 24 tháng giảm
xuống còn 42,4% trong nhóm người bệnh cịn tiếp tục sử dụng. Những thay đổi tích
cực về giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm, góp phần quan trọng trong việc
giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu trong nhóm người
bệnh tham gia điều trị như viêm gan B, C, giang mai. Sau 24 tháng tham gia điều
trị, chỉ phát hiện 01 trường hợp nhiễm HIV mới trong tổng số 1.000 người bệnh.
Người bệnh tham gia chương trình điều trị Methadone đã có sự cải thiện về
mặt sức khỏe (thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống): Đa số người bệnh có cải
thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống sau một thời
gian điều trị. Thời gian người bệnh tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về
sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh càng cao.


10

Chương trình cũng đem lại nhiều lợi ích về an ninh, xã hội và hiệu quả rõ rệt
về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và tồn xã hội: Tỷ lệ người bệnh có
việc làm trước điều trị là 64,4% đã tăng lên 75,9% sau 24 tháng điều trị.
Tại Quảng Bình
Cơ sở điều trị Methadone tại Quảng Bình do UBND tỉnh phê duyệt Quyết định
số 2277/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai chương
trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh
Quảng Bình, giai đoạn 2013-2018. Sở Y tế giao cho trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS là đơn vị triển khai cơ sở điều trị Methadone thí điểm tại thành phố
Đồng Hới khai trương và khởi liều trường hợp đầu tiên ngày 19/8/2014[9].
Đặc điểm điều trị Methadone cho người nghiện ma túy bị nhiễm
HIV/AIDS.
Điều trị Methadone cho những người nghiện ma túy bị nhiễm HIV/ AIDS
đòi hỏi phải thay đổi linh hoạt các phương pháp điều trị thông thường là cần thiết.

Vì đối với những người bệnh này họ có biến động tâm lý bất thường hơn so với
những người nghiện ma túy khác [19]. Căng thẳng tâm lý và đặc biệt là vấn đề trầm
cảm thường gặp đối với người nghiện ma túy bị nhiễm HIV. Trong một nghiên cứu
về duy trì điều trị Methadone nhiễm HIV thì 79% có rối loạn tâm thần [19] . Với tỷ
lệ này thì việc điều trị Methadone cho những người nghiện ma túy bị nhiễm HIV
càng khó khăn hơn. Họ cần nhiều thời gian hơn để khắc phục vấn đề sử dụng ma
túy. Hiệu quả điều trị Methadone thì đã được chứng minh rõ, nhưng đối với những
người nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS thì việc họ bỏ điều trị là rất cao vì vấn đề
sức khỏe.
Chính vì có sự khác biệt giữa đặc tính của những người nghiện ma túy đơn
thuần và những người nghiện ma túy đã bị nhiễm HIV/AIDS. Cho nên việc phân
lập đối tượng đưa vào nghiên cứu là quan trọng, để đảm bảo đánh giá chất lượng
cuộc sống hiệu quả hơn.


11

1.3. Chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị Methadone
1.3.1. Định nghĩa
Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của
họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến
các mục đích, nguyện vọng, chuẩn mực và các mối quan tâm của họ. Đó là một khái
niệm rộng phụ thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khoẻ thể chất, trạng
thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường sống của
mỗi cá nhân ” [57].
Chất lượng cuộc sống của những người nghiện ma túy là những cảm nhận
của họ trong bối cảnh xã hội họ đang sống, giá trị của họ nhận được khi tham gia
vào chương trình điều trị Methadone, có liên quan đến mục đích, nguyện vọng
khơng cịn bị lệ thuộc vào ma túy, cải thiện về sức khỏe thể chất, ổn định về trạng
thái tâm lý, tái hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội.

Hay theo Bullinger M khái niệm chất lượng cuộc sống phản ánh sự nhận
thức chủ quan về hạnh phúc và hoạt động của người bệnh nghiện ma túy, liên quan
đến khía cạnh thể chất, tình cảm và xã hội cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng
ngày [22]
Cụ thể:
Về thể chất: liên quan đến các vấn đề hoạt động hằng ngày, sự phụ thuộc
thuốc và hỗ trợ y tế, đau đớn và khó chịu khi lên cơn nghiện, giấc ngủ và sự nghỉ
ngơi, khả năng tập trung làm việc.
Về tâm lý: Lòng tự trọng, cảm xúc tiêu cực, tích cực khi tham gia điều trị
Methadone.
Về xã hội: các mối quan hệ cá nhân, hỗ trợ xã hội,
Về mơi trường: Vấn đề tài chính, sự chăm sóc y tế và chăm sóc xã hội trong
thời gian điều trị Methadone
1.3.2. Phương pháp đo lường
Người bệnh nghiện heroin là mãn tính và tái phát gây suy giảm đáng kể về
sức khỏe cả thể chất và tâm lý của người bệnh. Bộ công cụ chất lượng cuộc sống


12

(QOL) đã được sử dụng như một biện pháp để đánh giá kết quả và xác định mức độ
thay đổi ở chức năng và sự khỏe mạnh của người bệnh trong khi điều tra [45],[57].
Các bộ công cụ đáng giá chất lượng cuộc sống chung thường được sử dụng trong
các nghiên cứu liên quan về điều trị Methadone bao gồm:
NHP (Nottingham Health Profile) [54] là bộ công cụ cung cấp ngắn gọn
nhận thức của người bệnh về cảm xúc, xã hội và vấn đề sức khỏe thể chất. QBWS
(Quality of Well-Being Scale) [46] đây là bộ câu hỏi đo lường tình trạng tổng thể và
sự khỏe mạnh của người bệnh bao gồm bốn lĩnh vực hoạt động thể chất, tình trạng
bệnh tật, phức hợp triệu chứng hoặc vấn đề, SF 36 (the Medical Outcomes Study
36-Item Short-Form Health Survey) [25], bao gồm 36 câu hỏi được nhóm vào 8 lĩnh

vực: Chức năng thể chất, vai trị của thể chất, đau tồn thân, sức khỏe nói chung,
sức sống, chức năng xã hội, vai trò cảm xúc và sức khỏe tâm thần. Tám lĩnh vực
này tóm gọn vào hai khía cạnh là sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Đây là bộ
công cụ này chủ yếu đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe chứ
khơng đánh giá tồn diện các khía cạnh của chất lượng cuộc sống. Trong tất cả các
bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống chỉ có bộ cơng cụ đáng giá chất lượng
cuộc sống của WHOQOL 100 được xây dựng dựa trên định nghĩa chất lượng cuộc
sống đã nêu trên [27].
Để giảm thiểu gánh nặng và tiết kiệm thời gian thì phiên bản rút ngắn
WHOQOL-BREF ra đời [58] và được dịch ra 19 ngôn ngữ khác nhau. Một vài
nghiên cứu cho đến nay đã cung cấp bằng chứng về độ tin cậy và tính hợp lệ của
WHOQOL-BREF trong nhóm NCMT đang điều trị Methadone [31],[70]. Tại Việt
Nam bộ WHOQOL-BREF đã được việt hóa và sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh điều trị Methadone [5],[6].
Vì có nhiều ưu điểm như khả năng ứng dụng một cách rõ ràng và đánh giá
một cách khá toàn diện các đặc tính chung của các phạm trù sức khỏe. Dựa vào định
nghĩa chất lượng cuộc sống của tổ chức y tế thế giới, tôi sử dụng bảng câu hỏi
WHOQOL-BREF là bộ câu hỏi được phát triển để đo lường chất lượng tổng thể của
cuộc sống và tình trạng sức khỏe nói chung [58].


13

1.3.3. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang
điều trị Methadone
Chất lượng cuộc sống là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của
chương trình điều trị Methadone. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về chất
lượng cuộc sống của người bệnh điều trị Methadone:
Theo Rouhani.S và cộng sự theo dõi 203 người bệnh từ khi họ bắt đầu tham
gia vào chương trình điều trị Methadone và EQ-5D được sử dụng để đánh giá chất

lượng cuộc sống. Kết quả cho thấy điểm chất lượng cuộc sống của những người
tham gia điều trị tăng lên đều đặn. Những người có điểm chất lượng cuộc sống thấp
đã cải thiện điểm chất lượng cuộc sống tốt hơn trong tháng điều trị đầu tiên [47].
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 46 người và thông qua bộ câu
hỏi WHOQOL-BREF để đánh giá chất lượng cuộc sống của những người đang điều
trị Methadone. Kết quả cho thấy điểm số chất lượng cuộc sống của bốn lĩnh vực đều
có sự cải thiện đáng kể (p<0.05). Những cải thiện trong các lĩnh vực thể chất và tâm
lý là rõ rệt nhất so với trước khi tham gia và khi đang điều trị, với mức tăng 2,26
(18,9%) và 2,28 (20,0%) tương ứng. Điểm số lĩnh vực xã hội cải thiện nhưng khơng
có ý nghĩa thống kê [15].
Một bằng chứng khác cũng cho thấy khi điều trị duy trì bằng Methadone đã
có một tác động đáng kể về sức khỏe tâm thần và môi trường. Sau 6 tháng và 12
tháng thì đã có sự ảnh hưởng đáng kể trên các khía cạnh xã hội và thể chất của
người bệnh [24]. Theo WooiHuon.A thì điều trị Methadone có hiệu quả trên 4 khía
cạnh của chất lượng cuộc sống của người nghiện. Đó là hiệu quả đáng kể trên tổng
số chất lượng cuộc sống 3 tháng sau khi điều trị [63].
Tại Việt Nam:
Theo Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự: tổng cộng 301 đối tượng nghiên cứu đã
được phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi WHOQOL-BREF phiên bản tiếng
việt. Đa số đối tượng nghiên cứu tự đánh giá cuộc sống hiện tại đều từ mức trung
bình đến rất tốt, trong đó trung bình chiếm 73,1%, tốt chiếm 20,6% và rất tốt là


14

2,3%. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình là 76,1/100, trong đó cao nhất là điểm
về khía cạnh mơi trường 69,1 và thấp nhất về khía cạnh tinh thần 59,8 [12] .
Cũng sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF trong một nghiên cứu của Phạm
Đức Mạnh và cộng sự thì kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng
cuộc sống của đối tượng nghiện chất theo thang điểm 100 là 76,1 trong đó cao nhất

là điểm về mơi trường và thấp nhất là điểm về mặt tinh thần. Cụ thể về mặt thể chất
64,7, về mặt tâm lý là 59,8, về mặt mối quan hệ xã hội là 62,2, về môi trường 69,1
[8].
Theo Nguyễn Thành Long và cộng sự năm 2014 nghiên cứu đánh giá hiệu quả
của chương trình thí điểm điều trị Methadone tại Hải Phịng và thành phố Hồ Chí
Minh. Dựa trên kết quả sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF, nhìn chung chất
lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện đáng kể trong 3 tháng đầu kể từ khi
bắt đầu điều trị và duy trì ở mức cao trong suốt quá trình điều trị (theo đánh giá từ
điểm chất lượng cuộc sống). Trong khi chỉ có gần 16% người bệnh cho biết họ có
chất lượng cuộc sống ở mức “tốt” hoặc “rất tốt” trước điều trị, tỷ lệ này tăng lên tới
55% sau 24 tháng. Tỷ lệ người bệnh “hài lòng” hoặc “rất hài lòng” với tình trạng
sức khỏe của họ cũng tăng từ 31,5% trước điều trị lên khoảng 50-55% trong quá
trình điều trị. Điểm chất lượng cuộc sống cho các cấu phần cụ thể cũng tăng đáng
kể, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Điểm sức khỏe thể chất và tâm thần cũng tăng
tương ứng từ 68% lên 75,4% và từ 56% lên 70%. Hơn nữa, điểm mối quan hệ xã
hội và môi trường cũng được cải thiện, nhưng sự cải thiện này phần lớn được quan
sát thấy trong vòng 3 tháng đầu sau khi bắt đầu điều trị [38].
Tóm lại, thơng qua các nghiên cứu cho thấy người bệnh tham gia điều trị
Methadone đều có chất lượng cuộc sống tăng cao và duy trì trong suốt quá trình
điều trị. Nhưng sự thay đổi ở mỗi lĩnh vực là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của
mỗi quần thể tham gia nghiên cứu. Vậy chất lượng cuộc sống của người bệnh điều
trị Methadone sẽ chịu sự tác động của những yếu tố nào? Trong nghiên cứu này
chúng tơi có đề cập tới đặc điểm nhân khẩu học và sự hỗ trợ xã hội.


×