Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

đánh giá nhận thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi mắc viêm phổi tại khoa hô hấp tỉnh nam định năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.39 KB, 48 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠII HỌC
H
ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

Dương Thị Lan
ĐÁNH GIÁ NHẬN
NH
THỨC CỦA BÀ MẸ

VỀ CHĂM SÓC TRẺ
TR EM DƯỚI 5 TUỔI MẮC
C VIÊM PH
PHỔI
TẠII KHOA HÔ HẤP
H
TỈNH NAM ĐỊNH
NH NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nam Định- 2018


BỘ Y TẾ
ĐẠII HỌC
H
ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

Dương Thị Lan
ĐÁNH GIÁ NHẬN


NH
THỨC CỦA BÀ MẸ
VỀ CHĂM SÓC TRẺ
TR EM DƯỚI 5 TUỔI MẮC
C VIÊM PH
PHỔI
TẠII KHOA HÔ HẤP
H
TỈNH NAM ĐỊNH
NH NĂM 2018
Ngành: Điều Dưỡng
Mã số: ………………

KHÓA LUẬN
LU
TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
Thạcc sĩs Bác sĩ: Nguyễn Mạnh Dũng

Nam Định- 2018


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa đại học và các Phòng ban chức
năng của Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
cho em được học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ- Bác sĩ Nguyễn Mạnh Dũng Phó
trưởng Khoa Y Học Lâm Sàng- Trưởng Bộ mơn Điều Dưỡng Nhi, Trường Đại học

Điều Dưỡng Nam Định, người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tại nhà trường.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy, cô giáo các Bộ môn trong khối Y
Học Lâm Sàng, cũng như các Bộ môn liên quan của đã Trường Đại học Điều Dưỡng
Nam Định tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên
cứu.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh Bệnh Viện Nhi Nam Định, lãnh đạo Khoa Hô
Hấp, tập thể cán bộ nhân viên y tế khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Nam Định và tập thể
nơi mà tôi tiến hành nghiên cứu đã hết sức hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, cùng tập thể
các bạn trong kì làm khóa luận tốt nghiệp khóa Đại học chính quy khóa 10 đã động
viên ủng hộ em rất nhiều trong q trình hồn thành luận văn này.

Sinh viên
Dương Thị Lan



MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1

MỤC TIÊU ......................................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................... 4
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................... 4
1.1. Bệnh viêm phổi ............................................................................................................ 4
1.1.1.Định nghĩa

4

1.1.2. Tình hình dịch tễ:

4

1.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em.

6

1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

6

1.1.5. Yếu tố nguy cơ:

7

1.1.6. Triệu chứng:

8

1.1.7. Biến chứng


9

1.1.8. Xử trí, chăm sóc

10

1.1.9 Phòng bệnh.

12

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................................... 12
2.1. Một số nghiên cứu trong nước. ................................................................................ 12
2.2. Một số nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 14
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ............................................................................................... 15
3.1. Đối tượng phỏng vấn ................................................................................................. 15
3.2. Thời gian và địa điểm ................................................................................................ 15
3.3. Thiết kế bài tiểu luận: ............................................................................................... 15
3.4. Số lượng đối tượng phỏng vấn ................................................................................. 15
3.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................... 16
3.6. Kết quả nghiên cứu.................................................................................................... 16


3.6.1. Đặc điểm chung của đối tượng phỏng vấn

16

3.6.2. Kiến thức của các bà mẹ về bệnh viêm phổi.

19


3.7. Nguyên nhân của những việc đã làm và chưa làm được. ...................................... 25
3.7.1. Nhận thức của bà mẹ về định nghĩa bệnh viêm phổi:

25

3.7.2. Nhận thức của bà mẹ về nguyên nhân gây viêm phổi.

26

3.7.3. Nhận thức của bà mẹ về triệu chứng bệnh viêm phổi

27

3.7.4. Nhận thức của bà mẹ về các yếu tố nguy cơ.

28

3.7.5. Nhận thức của bà mẹ về tác hại của viêm phổi gây ra.

28

3.7. 6. Nhận thức của bà mẹ về chăm sóc, xử trí khi trẻ mắc viêm phổi

28

3.7. 7. Nhận thức của bà mẹ về cách phòng chống bệnh viêm phổi cho trẻ.

29

KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................. 30

KẾT LUẬN........................................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: PHIẾU ĐỒNG THUẬN
Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSYT: Cơ Sở y tế
KTĐ: Kiến thức đúng
KTCĐ: Kiến thức chưa đúng
NKHHCT: Nhiếm khuẩn hô hấp cấp tính
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thơng
UNICEF (United Nations Childern’s Fund): Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
VP: Viêm phổi
WHO (Word Health Organization): Tổ chức Y tế Thế giới.


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và theo cư trú.

16


3.2: Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ.

17

3.3: Phân bố bà mẹ theo nghề nghiệp.

17

3.4: Phân bố nhận thức của bà mẹ về định nghĩa bệnh viêm phổi.

19

3.5: Phân bố nhận thức về nguyên nhân gây viêm phổi của trẻ.

19

3.6: Nhận thức của bà mẹ về những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi.

20

3.7: Nhận thức của đúng bà mẹ về những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi

20

3.8: Nhận thức của các bà mẹ về tác hại do bệnh viêm phổi gây ra.

22

3.9: Nhận thức của các bà mẹ về cách phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ.


22

3.10: Nhận thức đúng của bà mẹ về cách phòng ngừa bệnh viêm phổi.

23

3.11: Nhận thức của bà mẹ về cách chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc viêm phổi.

24

3.12: Nhận thức đúng của bà mẹ về cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh viêm phổi.

24

Biểu đồ:

Tên biểu đồ

Trang

3.1: Phân bố kinh tế gia đình của các bà mẹ.

18

3.2: Phân bố nguồn thông tin về bệnh viêm phổi.

18

3.3: Nhận thức của bà mẹ về các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh viêm phổi.


21

3.4: Nhận thức của bà mẹ về cách làm thơng thống đường thở cho trẻ.

23


ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Theo
Tổ chức y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử
vong, trong đó khoảng 4 triệu là do viêm phổi. Viêm phổi đã ảnh hưởng lớn đến trẻ em
và các gia đình ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng phổ biến nhất ở các nước đang phát
triển như các nước Châu Phi cận Sahara và khu vực Đông Nam Á [11].
Theo thông tin do quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cơng bố trong kỉ niệm
ngày thế giới phịng chống viêm phổi lần thứ tư diễn ra hàng năm, ngày 12-11. Ở Việt
Nam, mỗi ngày có tới 11 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi và đang là một trong
những nguyên nhân gây tử vong hàng đầy đối với trẻ em ở Việt Nam.
Nếu tính trung bình ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì một trẻ có thể
mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT) từ 3-5 lần, trong đó mắc viêm phổi từ 12 lần/ năm. Thời gian điều trị trung bình là 5-7 ngày. Vì vậy, viên phổi ảnh hưởng
nhiều đến sức khỏe trẻ em, tác động đối với kinh tế, năng suất lao động kinh tế sẽ giảm
xuống, các thành viên trong giá đình cũng phải dành thời gian và nỗ lực để chăm sóc
và điều trị cho trẻ. Trẻ ốm làm cho bà mẹ và người chăm sóc có ít thời gian tham gia
các hoạt động sản xuất kinh tế [18], [16].
Cũng như các bệnh khác ở trẻ nhỏ, vai trò của người chăm sóc trẻ, thơng thường
là người mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận biết và điều trị bệnh cho trẻ. Trẻ
bị viêm phổi chỉ có thể điều trị sớm nếu người mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tật
ở trẻ, biết cách chăm sóc ở nhà khi trẻ bị bệnh nhẹ. Khi trẻ bị bệnh nặng, người mẹ
cũng cần có khả năng nhận biết dấu hiệu nặng hoặc dấu hiệu nguy hiểm và đưa đi

khám đúng nơi đúng lúc để có thể điều trị sớm tránh những biến chứng nặng. Trong
quá trình điều trị, đặc biệt là điều trị ngoại trú, việc tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc
đúng và chăm sóc thích hợp cho trẻ hồn tồn phụ thuộc vào người chăm sóc.
Mặc dù, tình Nam Định nói chung và khoa hơ hấp bệnh viện Nhi Nam Định nói
riêng, dịch vụ chăm sóc y tế cho nhân dân cũng như cho trẻ em đã được cải thiện rất
1


nhiều, nhưng bên cạnh đó nhiều gia đình đặc biệt là các bà mẹ cịn chưa có kiến thức
về bệnh, thiếu kiến thức về bệnh nên nhiều trẻ mắc viêm phổi đã không được điều trị
sớm và kịp thời, gây ra những biến chứng, khó khăn trong cơng tác điều trị và tốn kém
cho gia đình người bệnh.
Vì vậy, để phòng tránh tốt biến chứng và để giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi, một
trong những điều khả thi nhất, dễ thực hiện và ít tốn kém là cải thiện kiến thức về bệnh
viêm phổi cho bà mẹ qua truyền thông. Muốn thực hiện được điều này chúng ta phải
xác định được kiến thức về bệnh viêm phổi của bà mẹ thực tại như thế nào? Từ thực tế
trên, tơi tiến hành làm khóa luận tốt nghiệp:
“ Đánh giá nhận thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm
phổi tại khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Nam Định năm 2018”

2


MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng nhận thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh
viêm phổi tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Nam Định năm 2018.

2. Đề xuất các giải pháp nhằm năng cao nhận thức cho bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc
bệnh viêm phổi.


3


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Bệnh viêm phổi
1.1.1.Định nghĩa
Viêm phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh
phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hơ
hấp và tử vong [7]. Có tác giả định nghĩa viêm phổi là bệnh nhiễm trùng nhu mô phổi
(bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận)
kèm theo tăng tiết dịch trong phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi [18].
1.1.2. Tình hình dịch tễ.
1.1.2.1. Trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới, nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính được thống kê là bệnh có tỷ
lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi. Dù ở nước
giàu hay nước nghèo, mỗi năm một trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc NKHHCT từ 5 – 8 lần.
Phần lớn trẻ sẽ tự khỏi nhưng trong khoảng

trường hợp bệnh sẽ diễn tiến thành

viêm phổi [17].
Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính trên tồn thế
giới mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHCT, trong đó có khoảng 40 triệu lượt
là viêm phổi và cũng theo thống kê của WHO hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ dưới 5
tuổi tử vong (nhiều hơn tử vong của HIV/AIDS, sốt rét và sởi cộng lại), trong đó có 4
triệu trẻ chết do viêm phổi (VP) cấp tính. Như vậy có khoảng trên 10.000 trẻ chết do
viêm phổi mỗi ngày, trong đó hơn 90% số tử vong tập trung ở các nước phát triển. Ở
khu vực Châu Á, nghiên cứu về tỷ lệ mắc VP ở trẻ dưới 5 tuổi tại Đông Quan(Trung

Quốc) cho thấy tỷ lệ này là 74,6/100.000 trẻ; Ở bang Punjab (Ấn Độ) là 94,1/100.000
trẻ. Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy tỷ lệ tử vong do VP chiếm 79,8% [3]. Nghiên
cứu tại Bangladesh cho thấy tỷ lệ tử vong do viêm phổi chiếm 75,4% trong tổng số tử
vong; tại Nepal, tỷ lệ này là rất cao 79,8% [1].

4


1.1.2.2. Tại Việt Nam.
Theo báo cáo "Đánh giá hoạt động y tế cơ sở" năm 2004 của dự án NKHHCT trẻ
em, hiện nay viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%) trong tổng số các
nguyên nhân gây tử vong trẻ, cao gấp 6 lần so với tử vong do tiêu chảy (5,1%). Trong
số trẻ chết do viêm phổi chỉ có 52% trẻ được chăm sóc trước khi tử vong [1].
Ở Việt Nam, ngay từ năm 1984 đã có chương trình phịng chống viêm phổi ở trẻ
em. Việt Nam chính là quốc gia thứ nhì trên thế giới và đầu tiên ở Châu Á có chương
trình này. Tuy nhiên, hiện nay VP vẫn còn là vấn đề quan trọng của nước ta. Thật vậy,
theo thống kê gần đây của WHO, Việt Nam có số trường hợp viêm phổi trẻ em nhiều
thứ 9 trên thế giới, với khoảng 2,9 trường hợp viêm phổi ở trẻ em hàng năm. Hàng năm
vẫn có khoảng 4000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi, chiếm 12% tử vong chung ở
trẻ dưới 5 tuổi [6], [2].
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế năm 2004 đã cho thấy tình hình mắc bệnh và tử
vong do NKHHCT ở trẻ em ở một số bệnh viện như sau: Tỷ lệ nhập viện do NKHHCT
cao gấp gần 2 lần so với bệnh tiêu chảy cấp (17,7 %) và đứng đầu trong các nguyên
nhân nhập viện ở trẻ; Số trẻ mắc NKHHCT vào viện điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa
khoa thành phố Đà Nẵng là 45,6%, số trẻ chết do viêm phổi 32,5%; Tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Sơn La tử vong do viêm phổi ở trẻ em chiếm 63,2% trong tổng số tử vong ở
trẻ dưới 5 tuổi; Tại bệnh viện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang số trẻ mắc NKHHCT vào
điều trị 92,8%, tử vong do viêm phổi 88,9% [3], [8].
Nguyên nhân trẻ khơng được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước
24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà mẹ khơng phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc

khi trẻ mắc bệnh không được chữa trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh
viện thì bệnh đã quá nặng [15].
Bởi vì, hiện nay nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ, đúng mực về căn bệnh
nguy hiểm này. Mặc dù vêm phổi có thể phịng ngừa và điều trị được nhưng vẫn không
được quan tâm đầy đủ. Thậm chí, WHO và UNICEF đã đánh giá viêm phổi như một
“sát thủ bị lãng quên đối với trẻ em”.

5


Như vậy, viêm phổi ở trẻ em thực sự là vấn đề thời sự của nhiều nước trên thế
giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
1.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em.
Bộ phận hô hấp trẻ em khác với người lớn, nhỏ hơn về kích thước và có những
đặc điểm riêng biệt về giải phẫu và sinh lý, các tổ chức tế bào của bộ phận hơ hấp nói
chung và phổi nói riêng chưa hồn tồn biệt hóa và đang ở giai đoạn phát triển. Đường
thở từ mũi đến thanh, khí, phế quản ở trẻ em là tương đối hẹp và ngắm, tổ chức đãn hồi
ít phát triển, vịng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu, do những đặc
điểm đó mà trẻ em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh khí phế quản dễ bị
phù nề, xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý. Phổi ở trẻ em nhất là trẻ
nhỏ có nhiều mạnh máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẫn cũng nhiều hơn nhưng lại
ít tổ chức đàn hổi. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di
động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, giãn các phế nang khi bị viêm phổi [8], [19].
Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn người lớn, sự trao đổi



giữa phế nang và máu cũng được thực hiện mạnh hơn. Nhưng sự cân bằng về trao
đổi rất dễ biến đổi theo hoàn cảnh nên trẻ dễ bị rối loạn hô hấp. Mặt khác, khi trẻ bị
những tổn thương ở phổi thường kèm theo rối loạn tuần hồn phổi và giảm khả năng

trao đổi khí ở phổi. Do những đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận hô hấp ở trẻ em như
đã mô tả trên đây thì trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là
viêm phổi [8].
1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi.
● Do virus: là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phổi, chiếm 60 – 70% gây
bệnh theo màu, vụ dịch.
+ Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial virus).
+ Virus cúm (Influenzae virus).
+ Virus á cúm( Parainfuenzae virus).
+ Virus sởi.
+ Adenovirus.
+ Rhionvirus.
6


+ Enterovirus.
+ Cornnavirus và các loại virus khác.
● Do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, hemophilus influenza, tụ cầu, liên cầu,
E.coli.
● Nguyên nhân do ký sinh trùng, do nấm,…ít gặp hơn.
 Các tác nhân gây bệnh này gây ra hiện tượng viêm các phế quản nhỏ, phế nang và
tổ chức xung quanh phế nang. Do phổi bị tổn thương gây tăng tiết đờm dãi, phù nề
niêm mạc phế quản gây bít tắc đường thở dẫn đến rối loạn thơng khí và khuyết tán khí,
cuối cùng là suy hơ hấp.
1.1.5. Yếu tố nguy cơ.
Nhiều cơng trình nghiên cứu ở các nước phát triển và ở nước ta đều có nhận xét
chung về các yếu tố dễ gây viêm phổi ở trẻ em (yếu tố nguy cơ) [7], [8], [16].
● Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2500g): kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết
do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng lúc sinh dưới 2500g là 26,4 % trẻ sống,
trong khi tỷ lệ này đối với trẻ có cân nặng lúc sinh trên 2500g là 6,8%. Trẻ em có cân

nặng sơ sinh thấp hoặc một số trường hợp giảm cân do viêm phổi hay tiêu chảy đều có
nguy cơ vào viện gấp 2 lần khi so sánh với trẻ bình thường. Điều này giải thích là do
đáp ứng miễn dịch kém, chức năng phổi bị tổn thương do đường kính của của đường
hơ hấp trên nhỏ hơn và có khuynh hướng tắc nghẽn đường thở ngoại vi[9].
● Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố dễ mắc viêm phổi hơn ở trẻ bình thường và khi
bị viêm phổi thì thời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn.
● Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ
không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
Một nghiên cứu ở Brazin (1985) cho thấy: nếu nguy cơ tương đối của tử vong do viêm
phổi ở trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ là 1, thì ở trẻ được ni dưỡng bằng sữa mẹ
và sữa bò là 1,2; trẻ chỉ được ni dưỡng bằng sữa bị là 3,3.
● Ơ nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm
mạc hô hấp, các lông nhung, quá trình tiết nhày cũng như hoạt động của các đại thực
bào, sự sản sinh các globulin miễm dịch, do đó trẻ dễ bị mắc viêm phổi.
7


● Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ
nhỏ. Theo dõi hơn 1500 trẻ em ở Luân Đôn, Leeder(1976) cho biết số mắc viêm phổi
hàng năm ở trẻ em có bố mẹ khơng hút thuốc lá là 6,2%; nếu có 1 người hút thì tỷ lệ
tăng lên 9,7%; nếu cả bố và mẹ cùng hút thì tỷ lệ này tăng lên đến 15,4%.
● Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây viêm phổi ở trẻ em.
● Không tiêm chủng cho trẻ đầy đủ
● Mắc các bệnh hô hấp mạn tính như: viêm mũi họng, VA, hen phế quản và các
bệnh như sởi, ho gà, cúm, thủy đậu,…
● Trẻ có cơ địa dị ứng.
● Nhận biết về NKHHCT của bà mẹ: Nghiên cứu của WHO cho thấy nếu bà mẹ
biết dấu hiệu của viêm phổi và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời nếu trẻ được
xử trí đúng thì sẽ giảm được tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi ở trẻ.
1.1.6. Triệu chứng.

● Dấu hiệu nhiễm khuẩn: sốt hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ, mệt mỏi, quấy khóc,
mơi khơ, lưỡi bẩn.
● Các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho.
● Có thể có rối loạn tiêu hóa: ăn kém, nơn trớ, tiêu chảy.
● Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm.
● Nhịp thở nhanh:
+ Trẻ dưới 2 tháng ≥ 60 lần/ phút là thở nhanh.
+ Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng ≥ 50 lần/ phút là thở nhanh.
+ Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi ≥ 40 lần/ phút là thở nhanh.
●Rút lõm lồng ngực là phần lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương
ức rút lõm xuống trong thì hít vào. Cần đặc biệt chú ý khi tìm dấu hiệu rút lõm lồng
ngực ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Bình thường ở trẻ nhỏ này cũng có dấu hiệu rút lõm lồng
ngực nhẹ vì xương thành ngực mềm và mỏng. Do đó ở lứa tuổi này gọi là có dấu hiệu
rút lõm khi dấu hiệu này sâu và dễ thấy. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực chỉ có ý nghĩa khi
nhìn thấy liên tục và rõ ràng (nếu chỉ thấy lúc trẻ đang khóc hay đang bú thì khơng phải
là dấu hiệu rút lõm). Nói tóm lại, bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ, nếu không phát hiện và
8


điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng, thạm chí gây tử vong. Vì thế việc phát
hiện sớm trẻ mắc viêm phổi là điều vô cùng quan trọng. Khơng khó để phát hiện trẻ bị
viêm đường hơ hấp cấp, viêm phổi, vì các dấu hiệu triệu chứng rất điển hình.
● Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt một hoặc hai bên phổi. Ngồi ra có thể có ran ẩm
to hạt, ran rít, ran ngáy.
● Chụp X-quang tim phổi: có các đám mờ nhỏ khơng đều, rải rác tại phổi.
● Công thức máu: số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
1.1.7. Biến chứng.
● Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn đến
tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc
mạc, viêm nội tâm mạc.

● Tràn dịch màng phổi: trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc
viêm mủ màng phổi.
● Áp xe phổi: là một khoang có vách dày nằm ở nhu mơ phổi bên trong có chứa
mủ do nhu mơ phổi bị hoại tử và hóa mủ.
● Tràn khí màng phổi: là sự tích tụ khí trong màng phổi, thường thứ phát do vỡ
phế nang hoặc do nhiễm vi khuẩn sinh khí.
● Gây kháng kháng sinh: Đặc biệt, bệnh viêm phổi có thể gây biến chứng nguy
hiểm là kháng thuốc kháng sinh. Nếu mắc phải biến chứng này, sẽ vơ cùng khó khăn
khi điều trị. Phải phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém, khả
năng khỏi bệnh khơng cao. Về lâu dài, tình trạng kháng thuốc sẽ làm suy giảm khả
năng miễn dịch và phòng bệnh của cơ thể [5].
● Gây cịi xương: Bệnh viêm phổi mãn tính có thể gây cịi xương ở trẻ nhỏ. Đây
là một trong những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức
khỏe của trẻ. Bệnh còi xương cũng là biến chứng khó điều trị địi hỏi thời gian và chi
phí tốn kém. Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng viêm xương chũm, viêm màng não,
áp-xe não.

9


1.1.8. Xử trí, chăm sóc
a) Chống nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh phù hợp (kháng sinh tuyến 1) dung tại
cơ sở để điều trị viêm phổi.
 Dùng trong ba loại kháng sinh sau:
● Co-trimoxazol (Biseptol, Bectrim, Trimazol) gồm Trimethoprimm (TMP)
và Sulfamethoxazol (SMX) với tỷ lệ 1:5.
+ Là loại kháng sinh ức chế vi khuẩn, có hiệu lực với hầu hết các loại vi khuẩn
gây bệnh NKHHCT như phế cầu, Hemophilus influenzae, tụ cầu và các loại vi khuẩn
gram (-).
+ Không dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non hoặc có vàng da.

+ Liều lượng: 4mg (TMP) hoặc 20 mg (SMX)/kg/lần x 2 lần/ ngày dùng 5-7
ngày.
● Ampicilin:
+ Là một loại penicilin bán tổng hợp, có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gram
(+) và một vài vi khuẩn gram (-). Nhưng hiện nay, do hiện tượng kháng thuốc, chỉ định
dùng Ampicilin là rất hạn chế.
+ Liều lượng: 50mg/kg/lần x 2lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày.
● Amoxilin:
+ Là một dẫn chất của Ampicilin nhưng hấp thu tốt nhất qua đường tiêu hóa và
xâm nhập được nhiều hơn vào các dịch tiết đường hô hấp. Vì vậy, sử dụng để điều trị
các trường hợp viêm phổi tại cơ sở rất tốt.
+ Liều lượng: 50-100mg/kg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong 5- ngày.
b) Đảm bảo thông thoáng đường thở:
+ Để trẻ nằm nơi thoáng mát, yên tĩnh.
+ Nới rộng quần áo, tã cho trẻ.
+ Vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
+ Nếu trẻ ngạt mũi do tăng tiết: nhỏ nước muối sinh lý 0,9%, làm lỗng dịch,
đối với trẻ lớn hướng dẫn trẻ xì sạch dịch mũi, trẻ nhỏ bà mẹ có thể dùng ống hút 2 cần
hoặc máy hút. Chú ý áp lực hút: trẻ sơ sinh áp lực hút là 40mmHg và trẻ lớn áp lực hút
10


không quá 20mmHg (đưa hống sode nhẹ nhàng vào mũi, họng để tránh sây sát niêm
mạc mũi gây chảy máu).
+ Trẻ lớn hướng dẫn trẻ xúc miệng bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong
ngày. Đối với trẻ nhỏ, bà mẹ dùng gạc tẩm nước muối sinh lý lau răng miệng cho trẻ.
+ Vỗ rung làm long đờm.
+ Thở oxy khi trẻ khó thở, tím tái.
c) Hạ nhiệt:
+ Để trẻ nằm nơi thoáng mát, yên tĩnh.

+ Nới rộng quần áo, tã cho trẻ.
+ Chườm ấm trán, nách, bẹn trong trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt vừa. Nếu trẻ sốt
cao áp dụng chườm vuốt toàn thân.
+ Nếu trẻ sốt ≥

C dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh: Paracetamol 10-

15mg/kg/lần sau 6 giờ có thể dùng tiếp nếu cịn sốt.
+ Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước : ORS, nước hoa quả.
d) Đảm bảo đủ dinh dưỡng:
+ Tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn nếu trẻ còn bú mẹ.
+ Cho trẻ ăn tốt hơn khi trẻ ốm, ăn ít một, ăn nhiều bữa trong ngày.
+ Ăn đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn: protein (thịt, cá, trứng, sữa,…), lipit
(dầu ăn, mỡ), Glucid ( bột, cháo, cơm), vitamin (rau, củ quả).
+ Bồi dưỡng ăn thêm khi trẻ khỏi bệnh để phòng suy dinh dưỡng.
+ Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn
trớ, tiêu chảy.
e) Theo dõi trẻ thường xuyên: tinh thần, dấu hiệu sinh tồn, các diễn biến triệu chứng
của bệnh.
f) Bà mẹ đưa con đến ngay cơ sở y tế (CSYT) hoặc bệnh viện gần nhất khi trẻ có
biểu hiện bất thường như trẻ thở nhanh hơn, khó thở hơn, trẻ mệt hơn, trẻ uống kém,
không uống được nước.

11


1.1.9 Phòng bệnh.
Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em, cần tiến hành các biện
pháp phịng bệnh như sau:
● Làm tốt cơng tác quản lý thai nghén để đảm bảo trẻ không bị đẻ non, đẻ thấp

cân. Tổ chức cuộc đẻ an tồn khơng để trẻ hít phải nước ối, khơng bị ngạt.
● Đảm bảo trẻ nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng
tốt, ăn sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin đặc biệt là
vitamin A.
● Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
● Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Nhà ở và lớp học của trẻ cần thoáng
mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc trong
buồng trẻ.
● Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết.
● Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp cấp và mạn tính.
● Tun truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc ni
dưỡng trẻ khi bị NKHHCT [18], [4].
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Chính là sự hiểu biết của bà mẹ về bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi: thế nào là
bệnh viêm phổi, nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi là gì, các nguy cơ gây
viêm phổi ở trẻ, khi trẻ bị bệnh có các dấu hiệu như thế nào, viêm phổi gây ra các tác
hại như thế nào cho trẻ, bà mẹ làm gì để chăm sóc trẻ bị viêm phổi, để phịng bệnh
viêm phổi bà mẹ cần thực hiện những gì.
2.1. Một số nghiên cứu trong nước.
Ở trong nước hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về kiến thức chăm sóc trẻ
dưới 5 tuổi bị viêm phổi của bà mẹ:
 Qua khảo sát kiến thức của 100 bà mẹ tại khoa nội tổng hợp bệnh viện nhi
Đồng Cần Thơ (năm 2013), Trần Đỗ Hùng và Nguyễn Thị Đài Trang đã chỉ ra kiến
thức đúng (KTĐ) của các bà mẹ về triệu chứng VP: ho 77%, thở khị khè, thở rít 69%,
khó thở 20%, thở nhanh 13%, tím tái 4%, rút lõm lồng ngực 1%, bỏ bú 1%. Kiến thức
12


về chăm sóc trẻ VP: có 96% bà mẹ biết rằng nếu trẻ bị viêm phổi thường xuyên kèm
theo không ăn uống được dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, 66% các bà mẹ biết cho trẻ

ăn uống bồi dưỡng thêm khi trẻ bị VP, 97% bà mẹ cho rằng cần thiết phải theo dõi các
dấu hiệu bệnh nặng khi trẻ bị ho cảm, 64% bà mẹ dùng thuốc ho tây y để giảm ho cho
trẻ. 29% các bà mẹ biết vệ sinh mũi cho trẻ. Kiến thức về tác hại của bệnh: có 95% là
bà mẹ biết viêm phổi có thể gây tử vong cho trẻ. Kiến thức về phòng bệnh: 87% bà mẹ
biết giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, 74% bà mẹ biết tránh tiếp xúc với bị ho, 52% bà mẹ
biết tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lơng súc vật, 32% bà mẹ biết phải cho
trẻ bú sữa mẹ, không để trẻ bị suy dinh dưỡng. Hạn chế của nghiên cứu chưa can thiệp
giáo dục được cho bà mẹ chưa có kiến thức hoặc có nhưng cịn thiếu kiến thức về bệnh
viêm phổi [10].
 Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên, Lý Thị
Mai Chi và Huỳnh Thanh Liêm đã nghiên cứu 600 đối tượng tại 3 xã, huyện Châu
Thành, Trà Vinh (năm 2011). Bà mẹ là người kinh có KTĐ 23,6%, người Khmer có
KTĐ là 16%. Nghề nghiệp của bà mẹ có KTĐ: làm th, bn bán 15,3%; làm ruộng,
nội trợ 19%; công nhân viên chức 34,3%. Trình độ học vấn của bà mẹ có KTĐ: bà mẹ
khơng biết chữ chiếm 15,1 %. Bà mẹ có trình độ từ cấp 1 trở lên chiếm tỷ lệ 19,3%. Tỷ
lệ mắc bệnh của trẻ ở bà mẹ có kiến thức đúng là 31,2 % thấp hơn tỷ lệ mắc bệnh của
trẻ ở bà mẹ có kiến thức chưa đúng là 47,9%. Trẻ mắc bệnh VP ở người dân tộc Khmer
có tỷ lệ 40,5% cao hơn so với trẻ mắc bệnh ở người kinh chiếm tỷ lệ 29,8%[6].
Nghiên cứu đã chỉ ra được những bà mẹ có KTĐ thì tỷ lệ con mắc bệnh thấp hơn bà
mẹ có kiến thức chưa đúng (KTCĐ).
 Tại khoa hô hấp nhi, bệnh viện Xanh Pôn, Đặng Thị Thu Lệ, Nguyễn Hữu
Hiếu, Trần Thị Thanh Hương đã tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu
mô tả cắt ngang trên 200 bà mẹ thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm
phổi qua hình thức sử dụng phiếu câu hỏi tự điền. Kết quả cho thấy 53% bà mẹ có thực
hành đúng khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi; 86,5% bà mẹ vệ sinh mũi họng hàng ngày
cho trẻ; 67% dùng siro ho khi trẻ bị ho. Các bà mẹ có KTĐ về VP thực hành đúng cao
gấp 8,1 lần các bà mẹ thiếu kiến thức, trong đó các bà mẹ có trình độ học vấn trên
13



THPT thực hành đúng cao gấp 2,1 lần các bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở
xuống. Việc nâng cao khả năng thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ sẽ làm giảm thời
gian điều trị và những biến chứng xấu có thể xảy ra cho trẻ [14].
 Theo tác giả Nguyễn Xuân Lành đã khảo sát kiến thức của 210 bà mẹ tại
bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp mơ tả cắt ngang có
phân tích. Tỷ lệ bà mẹ có KTĐ về bệnh VP là 51,7%; trong đó 61,7% bà mẹ có KTĐ
về khái niệm bệnh, 57,6% đúng về nguyên nhân, 54,8% đúng về yếu tố nguy cơ, 71,9%
có KTĐ về tác hại do VP gây ra, 54,8% có kiến thức đúng về cách xử lý bệnh, 63,8%
có KTĐ về
phịng bệnh cho trẻ. Nghiên cứu này chỉ ra được tỷ lệ kiến thức của các bà mẹ về chăm
sóc trẻ nhi mắc viêm phổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh [12].
2.2. Một số nghiên cứu ngoài nước
 Trong nghiên cứu của Farzana Ferdous và cộng sự, có 28 bà mẹ trong số 31
bà mẹ chiếm 90% trả lời đã nghe thấy tên của bệnh viêm phổi trước khi trẻ bị mắc
viêm phổi; Nhưng trong đó chỉ có 29%( có 9 bà mẹ) đã có hiểu biết trước về bệnh viêm
phổi như các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Họ có được nghe nói đến rút lõm lồng
ngực, khó thở, thở khị khè, trẻ bú kém hoặc khơng bú được sữa mẹ, khóc rất nhiều là
dấu hiệu và triệu chững của bệnh viêm phổi. Một số bà mẹ đã có kinh nghiệm chăm
sóc trẻ em viêm phổi vì con họ đã từng bị viêm phổi. Chỉ có một số người mẹ (3%) biết
về những dấu hiệu triệu chững quan trọng này qua xem truyền hình (qua phương tiện
thơng tin đại chúng) và đến phịng khám (cơ sở y tế nhỏ). Những người trả lời khác
không thể mô tả rõ ràng các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi. Họ đưa con đến
bệnh viện vì con của họ có ít nhất hai dấu hiệu và triệu chứng như ho nặng, chảy nước
mũi cảm lạnh, hắt hơi thở khị khè, khó thở hoặc thở nhanh, sốt, co giật. Có 10% (10
người) các bà mẹ đưa con đến thẳng bệnh viện, trong đó có 58% (18 bà mẹ) khác đã cố
gắng điều trị cho con họ tại nhà bằng các cách như mua thuốc từ các cửa hàng thuốc tại
địa phương [22].
 Bằng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, Chithra Rajan, Annie
Mathew, Archama K Raj đã nghiên cứu nhận thức của các bà mẹ về nhiễn trùng hô hấp
14



ở trẻ em của Ấn Độ đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp lến đến 30-50% trẻ em.
Trong đó có 50 các bà mẹ đã được khảo sát, có 27 bà mẹ có đầy đủ kiến thức về bệnh
chiếm 54%, có 21 bà mẹ hiểu về bệnh ở mức trung bình chiếm 42%, cịn 2 bà mẹ hiểu
biết về bệnh ở mức kém chiếm 4% trong đó [21]. Nghiên cứu đã khảo sát được thực
trạng nhận thức của bà mẹ về chăm con mắc viêm phổi.
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Trong khóa luận này, em thực hiện một cuộc nghiên cứu nhỏ trong phạm vi nhỏ
hẹp và thu được kết quả như sau:
3.1. Đối tượng phỏng vấn
- Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc viêm phổi đang điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh
viện Nhi tỉnh Nam Định
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
● Các bà mẹ đủ 18 tuổi.
● Các bà mẹ trực tiếp chăm sóc trẻ mắc viêm phổi tại khoa Hơ hấp.
● Có đủ khả năng đọc, viết và giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.
● Các bà mẹ đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn.
● Các bà mẹ có khả năng nhận thức và giao tiếp để trả lời các câu hỏi.
● Các bà mẹ khơng có tiền sử rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Tiêu chuẩn loại trừ
● Bà mẹ không đồng ý tham gia phỏng vấn
● Bà mẹ không trẻ lời hồn chỉnh bộ câu hỏi
● Các bà mẹ khơng trực tiếp nuôi hoặc chăm con.
3.2. Thời gian và địa điểm
● Thời gian: Từ 30/04/2018 đến 10/06/2018.
● Địa điểm: khoa Hô Hấp Bệnh viên Nhi tỉnh Nam Định.
● Địa chỉ: đường Hà Huy Tập, thành phố Nam Định.
3.3. Thiết kế bài tiểu luận:
● Mô tả cắt ngang

3.4. Số lượng đối tượng phỏng vấn: 30 bà mẹ
15


3.5. Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập sô liệu:
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ viêm
phổi của Bộ Y tế ban hành.
 Phiếu khảo sát gồm 2 phần:
+ Phần 1: Thông tin chung của đối tượng được phỏng vấn bao gồm các thông
tin về đặc điểm xã hội học (tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư
trú,…)
+ Phần 2: Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm phổi
từ câu 7 đến câu 15.
Người thu tập số liệu sử dụng phiếu khảo sát để bà mẹ tự điền tại buồng bệnh với
nội dung đã được in sẵn trong phiếu.
3.6. Kết quả nghiên cứu
3.6.1. Đặc điểm chung của đối tượng phỏng vấn

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cúu theo độ tuổi và theo cư trú.
Nội dung

Số lượng
(n=30)

Tỷ lệ
(%)

≤ 30 tuổi


17

56,67

>30 tuổi

13

43,33

Nơng thơn

22

73,33

Thành thị

8

26,67

Nhóm tuổi

Nơi sống

Nhận xét: kết quả bảng 3.1 cho thấy:
● Tại thời điểm phỏng vấn có 30 bà mẹ đồng ý tham gia, đa phần các bà mẹ trong
lần khảo sát đánh giá này ở độ tuổi ≤ 30 tuổi chiếm 56,67%( 17 bà mẹ), các bà mẹ > 30
tuổi chiếm 43,33 % trong tổng số bà mẹ( 13 bà mẹ).

16


●Về nơi cư trú, hầu hết các bà mẹ đều sống tại các vùng nông thôn (22 người)
chiếm tỷ lệ cao 73,33 % trong tống các bà mẹ khảo sát, tỷ lệ bà mẹ sống tại thành thị
chiếm 26,67%.

Bảng 3.2: Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ.

Tiểu học

Số lượng
(n= 30)
2

Tỷ lệ
(%)
6,7

THCS

4

13,33

THPT

14

46,67


Trung cấp/ Cao đẳng

4

13,33

Đại học/ sau Đại học

6

19,97

Tổng

30

100

Trình độ học vấn

Nhận xét: Ở bảng 3.2 cho thấy, các bà mẹ có trình độ học vấn là Tiểu học
chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,7%), chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm THPT, sau đó là nhóm có
trình độ văn hóa Đại học/ Sau Đại học(19,97%), nhóm trung cấp/Cao đẳng và THCS
cùng chiếm tỷ lệ là 13,33 %.

Bảng 3.3: Phân bố bà mẹ theo nghề nghiệp.

Nội trợ


Số lượng
(n= 30)
0

Tỷ lệ
(%)
0

Nông dân

8

26,67

Buôn bán/ kinh doanh

3

10

Công nhân

14

46,67

Viên chức nhà nước

5


16,66

Nghề nghiệp

17


×