BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ
PHÒNG LOÉT TÁI PHÁT CỦA NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT
THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
Chủ nhiệm đề tài: ĐDCKI Nguyễn Thị Lệ Thuỷ
Nam Định, tháng 5 năm 2017
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ
PHÒNG LOÉT TÁI PHÁT CỦA NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT
THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
Chủ nhiệm đề tài: ĐDCKI Nguyễn Thị Lệ Thuỷ
Cấp quản lý: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 01 năm 2017
Tổng kinh phí thực hiện đề tài 5.600.000 đồng
Nam Định, tháng 5 năm 2017
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài: “Đánh giá sự thay đổi nhận thức về phòng loét tái phát của người
bệnh phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày-tá tràng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam
Định”.
2. Chủ nhiệm đề tài: ĐDCKI Nguyễn Thị Lệ Thuỷ
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
5. Danh sách nghiên cứu viên:
- Th.s Trần Hữu Hiếu
- ĐDCKI Vũ Ngọc Anh
6. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 01 năm 2017.
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về phòng loét dạ dày – tá tràng của người
bệnh tại khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của can thiệp
giáo dục để thay đổi nhận thức về phòng loét dạ dày – tá tràng cho người bệnh phẫu
thuật thủng ổ loét dạ dày – tá tràng tại khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp vào một nhóm có so sánh
trước, ngay sau và sau một tháng cho 50 người bệnh bệnh có thủng dạ dày – tá tràng
với các nội dung liên quan đến phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát. Đánh giá kết quả
dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn tại thời điểm sau can thiệp và sau can thiệp một tháng
so với trước can thiệp
Kết quả: Thay đổi nhận thức của người bệnh khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày – tá
tràng được thể hiện với tăng điểm trung bình trả lời bộ câu hỏi ngay sau khi can thiệp
là 20.16, sau can thiệp một tháng là 17.82 và so với trước can thiệp là 7.02
Kết luận: Can thiệp giáo dục đã cải thiện rõ rệt nhận thức về phòng loét dạ dày
- tá tràng tái phát của người bệnh khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng sau khi can thiệp và
sau can thiệp 1 tháng.
ABTRACT
Study on change of perception of gastric - duodenal ulcer prevention of
patients in the General Surgery Department of Nam Dinh Provincial General
Hospital after intervention in education
Objectives: To describe the perception and evaluation of the effectiveness of
educational intervention to change the awareness of patients with gastric and duodenal
ulcer in the General Surgery Department of Nam Dinh General Hospital.
Method: Interventions in a comparative group, immediately after and after one
month for 50 patients with gastric - duodenal perforation with contents related to
gastric - duodenal ulcer Occur again periodically. Age-based results were based on
questionnaires at the time of intervention and after one month of interventions
Results: The perceived change in gastric and duodenal perforation was shown
by a mean increase in response to the questionnaire immediately after the intervention
of 20.16, after a one-month interval of 17.82 and a Intervention is 7.02
Conclusion: Educational intervention significantly improved perception of
gastric - duodenal ulcer recurrence of patients with gastric and duodenal ulcer after
intervention and after 1 month of intervention
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 3
2.1. Đại cương về loét dạ dày tá tràng ...................................................................... 3
2.2. Giải phẫu dạ dày tá tràng................................................................................... 3
2.3. Dịch tễ học loét dạ dày tá tràng ......................................................................... 3
2.4. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng................................................................ 4
2.5. Các yếu tố nguy cơ............................................................................................ 5
2.6. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................................ 6
2.7. Biến chứng của loét dạ dày tá tràng ................................................................... 7
2.8. Chế độ ăn uống, kiêng cữ, lao động sau khi mổ phòng loét dạ dày - tá tràng tái
phát .......................................................................................................................... 8
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 10
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .................................................................. 10
3.3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 10
3.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: ..................................................................... 10
3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu: ....................................................... 10
3.6. Xử lý và phân tích số liệu:............................................................................... 11
3.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu: ................................................................. 11
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 12
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 12
4.2. Nhận thức về kiến thức dịch tễ học ................................................................. 14
4.3. Nhận thức về chế độ ăn, uống phòng loét dạ dày – tá tràng ............................. 15
4.4. Nhận thức về chế độ vệ sinh phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát ................... 16
4.5. Nhận thức về chế độ nghỉ ngơi và lao động ..................................................... 18
4.6. Nhận thức về sử dụng thuốc và tái khám ......................................................... 19
4.7. Điểm trung bình nhận thức về phịng lt dạ dày – tá tràng ............................. 20
5.BÀN LUẬN ........................................................................................................... 21
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 21
4.2. Thay đổi nhận thức về kiến thức dịch tễ học loét dạ dày – tá tràng .................. 22
4.3. Thay đổi nhận thức về chế độ ăn, uống phòng loét dạ dày – tá tràng ............... 22
4.4. Thay đổi nhận thức về chế độ vệ sinh phòng loét dạ dày – tá tràng ................. 23
4.5. Thay đổi nhận thức về chế độ lao động và nghỉ ngơi ....................................... 23
4.6. Thay đổi nhận thức về sử dụng thuốc và tái khám ........................................... 23
4.7. Thay đổi nhận thức về phòng bệnh loét dạ dày – tá tràng tái phát .................... 23
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 24
6.1.KẾT LUẬN ..................................................................................................... 24
6.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 24
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 26
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Phân bố về tuổi………………………………………………………….11
Biểu 4.1. Phân bố về giới…………………………………………………………..11
Biểu 4.2. Phân bố về nơi cư trú…………………………………………………….11
Bảng 4.2. Phân bố về nghề nghiệp…………………………………………………12
Bảng 4.3. Phân bố về trình độ học vấn……………………………………………..12
Biểu đồ 4.3 . Tiền sử bản thân về phẫu thuật khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng……..12
Bảng 4.4. Nguồn thơng tin chính người bệnh nhận được…………………………..12
Biểu đồ 4.4 : Nhận thức về giới hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng……………….13
Biểu đồ 4.5: Nhận thức về độ tuổi hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng…………….13
Biểu đồ 4.6 : Nhận thức về đối tượng hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng……...….14
Biểu đồ 4.7 : Điểm trung bình nhận thức về dịch tễ học…………………………...14
Bảng 4.5 : Nhận thức về chế độ ăn…………………………………………………14
Bảng 4.6 : Nhận thức về chế độ uống………………………………………………15
Biểu đồ 4.8 : Điểm trung bình nhận thức về chế độ ăn uống………………………15
Biểu 4.9 : Nhận thức về con đường lây nhiễm vi khuẩn HP……………………….16
Bảng 4.7 : Nhận thức về phòng lây nhiễm vi khuẩn HP…………………………...16
Biểu đồ 4.10 : Điểm trung bình nhận thức về chế độ vệ sinh……………………...16
Bảng 4.8 : Nhận thức về chế độ nghỉ ngơi…………………………………………17
Bảng 4.9 : Nhận thức về chế độ lao động………………………………………….17
Biểu đồ 4.11 : Điểm trung bình kiến thức về chế độ nghỉ ngơi và lao động……….18
Bảng 4.10 : Nhận thức về sử dụng thuốc…………………………………………..18
Biểu 4.12 : Nhận thức về tái khám………………………………………………....18
Biểu đồ 4.13 : Điểm trung bình kiến thức về sử dụng thuốc và tái khám………….19
Biểu đồ 4.14 : Điểm trung bình nhận thức về phòng loét dạ dày – tá tràng……… .19
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét dạ dày tá tràng (DDTT) là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế
giới và là vấn đề sức khoẻ mang tính tồn cầu. Loét DDTT chiếm khoảng 35% các
bệnh lý về tiêu hoá [5,10, 11 ]. Bệnh có đặc điểm mạn tính, thường hay tái phát, có thể
gây ra các biến chứng xuất huyết tiêu hoá, gây ra thủng ổ loét và hẹp mơn vị hoặc có
thể dẫn đến thối hố ác tính ở dạ dày. Loét DDTT không chỉ phổ biến ở những nước
đang phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh loét DDTT
khoảng 10 – 15% dân số thế giới và hàng năm tăng thêm khoảng 0,2%[3]. Đây là một
trong những bệnh có chi phí điều trị hàng năm khá cao: ở Mỹ từ 5 đến 6 tỷ đô la và ở
pháp là 3,5 tỷ đơ la [3].
Ngồi nước:
Tỷ lệ mắc bệnh ở Anh và ở Úc là 5,2 – 9,9%. Ở Mỹ, hàng năm có thêm khoảng
500.000 trường hợp mắc bệnh và 4 triệu trường hợp tái phát loét. Các ổ loét thường
xảy ra ở tá tràng nhiều hơn 5 lần, trong đó hơn 95% ở hành tá tràng hoặc môn vị. Loét
tá tràng thường gặp ở người trẻ tuổi, thường gặp ở tuổi 30 – 55. Theo thống kê của thư
viên y tế quốc gia Mỹ thì tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày – tá tràng trong vòng 2 năm
(sau khi diệt vi khuẩn Hp) là 3,02% nhưng sẽ tăng lên đến 83,9% đối với các bệnh
nhân thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc chống viêm. Qua đó
để các bạn có thể hình dung được mức độ “dai dẳng” của căn bệnh này. Nguyên nhân
của việc tái đi tái lại căn bệnh này đơi khi lại chính là do sự chủ quan của chúng ta. Ăn
uống không điều độ, lười vận động hay việc sử dụng thường xun các chất kích thích
như thuốc lá, rượu bia góp phần không nhỏ làm các vết loét trở lại.
Trong nước:
Ở Việt Nam khoảng 26% dân số mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng. Các thống
kê qua nội soi cho thấy loét tá tràng có tỷ lệ mắc cao hơn so với loét dạ dày. Loét dạ
dày - tá tràng thường hay tái phát và có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:
Chảy máu, thủng, hẹp môn vị và ung thư... ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng lao
động của người bệnh. Ở miền bắc Việt Nam 5,6% dân số có triệu chứng bệnh, có từ
26 – 30% bệnh nhân vào viện vì bệnh loét dạ dày- tá tràng. Theo Bộ Y tế cho thấy loét
dạ dày -tá tràng đứng hàng đầu các bệnh về tiêu hóa. Theo Nguyễn Duy Thắng (Bệnh
viện Nông nghiệp) nghiên cứu năm 2003 có trên 300 bệnh nhân loét dạ dày. Tuy có
giảm hơn những năm trước kia nhưng vẫn chiếm tỷ lệ 15-22%.
2
Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài: “: Đánh giá sự thay đổi
nhận thức về phòng loét tái phát của người bệnh phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày-tá
tràng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định” với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng nhận thức về phòng bệnh loét dạ dày – tá tràng của người
bệnh phẫu thuật khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày-tá tràng.
2. Đánh giá sự thay đổi nhận thức về phòng loét tái phát của người bệnh phẫu
thuật khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày-tá tràng sau can thiệp.
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đại cương về loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng (DDTT) là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế
giới và là vấn đề sức khoẻ mang tính tồn cầu. Lt DDTT chiếm khoảng 35% các
bệnh lý về tiêu hoá [5, 10, 11 ]. Bệnh có đặc điểm mạn tính, thường hay tái phát, có
thể gây ra các biến chứng xuất huyết tiêu hoá, gây ra thủng ổ loét và hẹp mơn vị hoặc
có thể dẫn đến thối hố ác tính ở dạ dày. Loét DDTT không chỉ phổ biến ở những
nước đang phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh loét DDTT
khoảng 10 – 15% dân số thế giới và hàng năm tăng thêm khoảng 0,2%[3]. Đây là một
trong những bệnh có chi phí điều trị hàng năm khá cao: ở Mỹ từ 5 đến 6 tỷ đô la và ở
pháp là 3,5 tỷ đô la [3].
2.2. Giải phẫu dạ dày tá tràng
2.2.1. Giải phẫu dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, phía trên nối với thực quản và
phía dưới nối với tá tràng; có hình dạng giống cái tù và hay hình chữ J; gồm 2 thành
trước và sau, 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ [7, 14, 17 ].
Dạ dày được nuôi bởi hệ thống mạch máu phong phú.
- Động mạch thân tạng tách ra từ động mạch chủ bụng, cho nhánh vị trái. Động
mạch vị trái nối với động mạch vị phải (từ động mạch gan riêng) tạo thành vòng nối
bờ cong nhỏ [7, 14, 17].
- Động mạch vị mạc nối phải là nhánh của động mạch vị tá (từ động mạch gan
chung) thông nối với động mạch vị mạc nối trái từ động mạch lách tạo thành vịng
nối bờ cong lớn [7, 14, 17].
- Ngồi ra cịn có động mạch vị ngắn và động mạch đáy vị sau. Cả 2 là nhánh của
động mạch lách. Chúng phân phối máu cho phần trên của dạ dày.
2.2.2. Giải phẫu tá tràng
Tá tràng là đoạn ruột nối môn vị và ruột non , chiều dài 25 – 30cm, có hình
dạng chữ C được chia làm 4 phần: phần trên, phần xuống, phần ngang và phần lên.
Phần thứ 4 của tá tràng nối với hỗng tràng được cố định ở mặt sau bởi dây chằng
Treizt. Tá tràng khơng có mạc treo và được phúc mạc bọc ở mặt trước. Tá tràng là
đoạn ống tiêu hoá quan trọng vì là nơi ống mật và ống tuỵ đổ vào tại đỉnh nhú tá lớn.
Niêm mạc tá tràng có nhiều nếp gấp tạo thàng các van ngang [14,17].
Mạch máu cung cấp cho tá tràng được phân nhánh từ động mạch mạc treo tràng
trên, động mạch tá tuỵ.
Cũng như dạ dày, thần kinh chi phối tá tràng thuộc hệ thống thần kinh giao cảm
và phó giao cảm. Các sợi thần kinh phó giao cảm đi từ nhánh gan của thần kinh phế vị
trước và thần kinh mạc treo. Đám rối Meissner và Auerbach tận cùng trong thành tá
tràng [14,17]
2.3. Dịch tễ học loét dạ dày tá tràng
Bệnh loét DDTT chiếm gần 10% dân số với tỷ lệ mắc bệnh là 3/100.000 người.
Tỷ lệ loét tá tràng so với dạ dày là 4/1 và khuynh hướng xảy ra ở người trẻ. Loét tá
tràng thường gặp theo tỷ lệ giới tính 3 nam/1 nữ. Mỗi năm có từ 60.000 đến 80.000
bệnh loét tá tràng mới, trong khi đó loét dạ dày vào khoảng 200.000 – 400.000
người/năm [17]
4
Ở các nước phương Tây, loét tá tràng có tần xuất gấp 4 lần so với loét dạ dày. Ở
Mỹ, hàng năm có khoảng 500.000 trường hợp bệnh mới và 4 triệu trường hợp tái phát
loét. Các ổ loét thường xảy ra ở tá tràng nhiều hơn 5 lần, trong đó hơn 95% ở hàng tá
tràng hoặc mơn vị [17]. Loét tá tràng thường gặp ở người trẻ tuổi, thường gặp ở tuổi
30 – 55. Tần suất mắc bệnh của loét DDTT ước tính 2 đến 3 phần ngàn dân số, là một
bệnh mạn tính và tái diễn, ước tính 6 – 15 dân số thế giới mắc bệnh, ở Mỹ chiếm 10 %
dân số [10, 11].
Tỷ lệ mắc bệnh ở Anh và ở Úc là 5,2 – 9,9%, ở Mỹ là 5 – 10%. Mỗi năm ở Mỹ
có gần 500.000 người mắc bệnh mới. Ước tính 4.500 bệnh nhân ở Anh và 15.000 bệnh
nhân ở Mỹ chết mỗi năm do biến chứng loét DDTT [17]
Ở miền bắc Việt Nam, 5,6% dân số có triệu chứng bệnh, tại khoa nội một số
bệnh viện có từ 26 – 30% bệnh nhân vào viện vì bệnh loét DDTT . Theo điều tra dịch
tễ của Bộ Y tế cho thấy loét DDTT đứng hành đầu các bệnh tiêu hoá [17].
2.4. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
Loét DDTT là một bệnh mà đến nay người ta xác định khơng có ngun nhân
bệnh duy nhất mà là sự phức hợp của nhiều yếu tố tham gia và phối hợp lẫn nhau. Các
nguyên nhân chủ yếu thường gặp như: nhiễm Helicobacter Pylori, sử dụng các thuốc
kích ứng và kích thích tiết pepsinogen và acid clohydrid dạ dày như thuốc lá,
corticoids, theophylline, caffeine, đặc biệt là các thuốc kháng viêm non-steroid, hội
chứng Zolinger – Ellison [10, 11, 17].
2.4.1. Helicobacter Pylori
HP là vi khuẩn tồn tại trong môi trường acid của dạ dày, xân nhập và cư trú ở
niêm mạc dạ dày nhờ men urease. Chính men này đã làm kiềm hố mơi trường bao
bọc vi khuẩn đề kháng acid. HP sản xuất ra các men protease cùng với urease giúp vi
khuẩn sống được trong môi trường dạ dày của vật chủ. Bên cạnh đó, HP mang một số
các yếu tố động lực chúng đóng vai trò bảo vệ và sinh ra bệnh loét dạ dày tá tràng của
trực khuẩn HP đối với đáp ứng vật chủ. Nhiễm HP xảy ra ở tuổi thiếu niên và có thể
tồn tại trong vật chủ hàng chục năm thậm chí suốt cả cuộc đời. Q trình nhiễm HP
dẫn đến q trình viêm cấp rồi mạn tính kéo dài, đưa đến viêm dạ dày nạm tính, loét
dạ dày tá tràng…và là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư biểu mô dạ dày. Nhiễm HP gây
ra viêm mạn hang vị dẫn đến mức gastrin và sự bài tiết gastrin được gia tăng lên mạnh
cũng làm tiền đề cho sự hình thành ổ loét [17].
Có nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của HP trong loét dạ dày tá tràng cũng
như ý nghĩa thực tiễn lâm sàng điều trị tiền căn HP với kháng sinh phù hợp làm lành,
phòng ngừa loét tái phát, giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hoá từ ổ loét và ung thư dạ dày.
2.4.2. Thuốc kháng viêm non – steroid
Các thuốc kháng viêm non-steroid được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Theo đó bệnh loét và biến chứng của loét dạ dày tá tràng xảy ra khoảng trên 25% bệnh
nhân sử dụng các thuốc nhóm kháng viên non-steroid. Có hơn 30 triệu viên thuốc và
100 triệu đơn thuốc được kê mỗi năm ở Mỹ với chi phí gần 4,8 tỷ đơ la Mỹ [3].
Các tác dụng phụ trên dạ dày phụ thuộc vào liều lượng điều trị. Trong số những
bệnh nhân bị biến chứng chảy máu hoặc thủng thường khơng có các triệu chứng chậm
tiêu trước đó chiếm khoảng 50 – 60%. 15 đến 45% bệnh nhân có tổn thương lt
khơng triệu chứng. Tuy nhiên từ 1 đến 4% bệnh nhân phải vào viện cấp cứu vì biến
chứng nghiên trọng do thuốc kháng viêm mang lại. Mỗi năm có gần 200.000 người bị
chết do uống các thuốc chống viêm non-steroid. Các thuốc kháng viêm non-steroid ức
chế tổng hợp prostaglandin sẽ dẫn đến phá vỡ hàng rào niêm mạc dạ dày tá tràng dẫn
5
đến cho phép khuyech tán trở lại ion hydro, làm giảm sản xuất bicarbonate và màng
nhầy, làm tăng bài tiết acid dạ dày gây ra loét. Đặc biệt là thuốc kháng viêm không
chọn lọc do ức chế cả COX1 và COX2 và nhất là aspirin ngồi tính chất ức chế
prostaglandine khơng chọn lọc nó cịn có tính acid mạnh gây ăn mịn niêm mạc, do các
tinh thể của nó và nhất là ức chế lên sự ngưng tập tiểu cầu do đó gây ra tổn thương loét
và xuất huyết với tỷ lệ cao và nặng [3, 10,11].
Bên cạnh aspirin là thuốc làm tăng tỷ lệ loét dạ dày, các thuốc kháng viêm nonsteroid cũng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Sử dụng NSAID và nhiễm HP được
xem như là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với loét dạ dày tá tràng. Loét dạ dày tá
tràng không biến chứng thường gặp ở bệnh nhân sử dụng NSAID có HP dương tính
hơn là âm tính. Những bệnh nhân sử dụng NSAID bị nhiễm HP có nguy cơ loét biến
chứng xuất huyết tăng lên gấp đôi so với người sử dụng NSAID không nhiễm. Các
bệnh nhân nhiễm HP dung liều thấp aspirin gây ra tổn thương dạ dày nhiều hơn ở
những người khơng nhiễm. Do đó, khi điều trị tiệt trừ HP cần lưu ý đến việc sử dụng
các thuốc kháng viêm non steroids [3, 10,11].
2.4.3. Các tình trạng tăng tiết acid clohydrid
Các tình trạng tăng tiết thường kết hợp gây loét. Các tình trạng này với sự bài
tiết thể tích lớn acid dạ dày làm phá vỡ tiến trình hấp thu tiêu hóa đi kèm tiêu chảy và
kém hấp thu
Hội chứng Zollinger – Ellison: Là hội chứng thường gặp ở các nước Âu Mỹ.
Hội chứng này xảy ra phổ biến ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng biểu hiện đầu tiên xảy ra
phổ biến nhất giữa tuổi 30- 60. Hội chứng được đặc trưng bởi tình trạng tăng mạnh độ
toan dịch vị
Tăng sản tế bào G hang vị : tình trạng tăng chức năng tế bào G vùng hang vị là
hậu quả nhiễm HP. Trong tăng sản tế bào G hang vị, đáp ứng tế bào G đối với secretin
giảm xuống, không thay đổi hoặc tăng nhẹ < 200pg/ml [17].
Các rối loạn tăng sinh tủy và bệnh dưỡng bào hệ thống có tăng bạch cầu ưa
kiềm: đây là tình trạng rối loạn kết hợp với sự xâm nhập tế bào dưỡng bào và các cơ
quan khác nhau như : da, hệ thống tiêu hóa , gan, tủy xương, hạch lympho. Có một sự
tăng tiết acid với sự tăng mức histamine được tìm thấy gần 30% trường hợp bệnh nhân
loét [17].
2.5. Các yếu tố nguy cơ
2.5.1. Thuốc lá
Hút thuốc lá là nguy cơ đối với bệnh loét dạ dày tá tràng. Về số lượng người bị
loét không chỉ thấy ở người hút thuốc nhiều hơn ở người không hút thuốc mà cịn thấy
hút thuốc làm hạn chế q trình liền sẹo, giảm đáp ứng đối với điều trị và làm tăng
biến chứng liên quan loét như biến chứng thủng. Thuốc lá không ảnh hưởng đến tỷ lệ
tái phát bệnh nếu HP được tiệt căn. Cơ chế gây loét của thuốc lá hồn tồn chưa biết rõ
có thể do kích thích dây X, phá hủy niêm mạc do trào ngược dạ dày tá tràng hoặc giảm
tiết bicarbonate, làm cản trở quá trình tổng hợp prostaglandin dẫn đến giảm
prostaglandin niêm mạc dạ dày tá tràng, tăng gastrin máu và pepsinogen I. Cơ chế
chính hiện nay là thuốc lá ức chế yếu tố tăng trưởng niêm mạc làm chậm lành sẹo ổ
loét [3].
2.5.2. Yếu tố di truyền
Bệnh loét dạ dày tá tràng có tiền sử gia đình, chiếm 60% ở những người liên
quan ruột thịt. Ở những bệnh nhân này, số lượng tế bào thành nhiều gấp 1,5 – 2 lần so
với người bình thường. Nhóm máu O ở người bị lt cao hơn nhóm máu khác 1,4 lần.
6
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khơng có sự kết hợp giữa nhóm máu O và nhiễm HP
nhưng vai trị của kháng ngun nhóm máu Lewis với sự kết dính HP đã được bàn
luận. Loét đồng thời xảy ra ở 2 anh em sinh đơi đồng nỗn hơn là dị noãn. Trong một
nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc và Mỹ tại Vũ Hán cho thấy tỷ lệ 64,3% những
người loét tá tràng mang nhóm máu HLA-DQA. Quan sát trong quần thể loét chung,
người ta thấy có tỷ lệ loét cao ở người có hiện tượng tăng tiết bẩm sinh HCL và / hoặc
pepsinogen [3].
2.5.3 Yếu tố tâm thần kinh
Các nghiên cứu cho thấy sang chấn tình cảm có thể gây ra hoặc làm nặng bệnh
loét dạ dày tá tràng. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, các bác sĩ nước anh quan sát
thấy có sự tăng lên rõ rệt bệnh nhân bị biến chứng thủng dạ dày tá tràng. Stess thần
kinh góp phần dẫn đến loét DDTT nhưng các nghiên cứu cho kết quả khác nhau về vai
trò của các yếu tố tâm thần kinh đối với bệnh sinh loét mặc dù loét dạ dày tá tràng có
kết hợp với các cá thể có rối loạn tính cách. Những sang chấn kéo dài sẽ tăng giải
phóng adrenalin gây co mạch niêm mạc (giảm bảo vệ) và tăng tiết acid thông qua
ACTH – cortisol làm cho niêm mạc tổn thương dẫn đến loét, vết loét kích thích vỏ não
và vỏ não kích thích dạ dày theo cơ chế phản hồi [3].
2.6. Triệu chứng lâm sàng
2.6.1 Loét dạ dày
Ổ loét có thể gặp mọi nơi trên dạ dày, nhưng ở hang vị gặp nhiều hơn ở thân và
đáy vị, bờ cong nhỏ nhiều hơn bờ cong lớn [10, 11].
Biểu hiện nổi bật trong loét dạ dày tá tràng là đau, đau là triệu chứng chính có nhiều
tính chất
Đau từng đợt mỗi đợt kéo dài 2 – 8 tuần cách nhau vài tháng đến vài năm. Đau
gia tăng theo mùa nhất là vào mùa thay đổi khí hậu thời tiết như vào mùa đơng tạo nên
tính chu kỳ của bệnh loét.
Đau liên quan đến bữa ăn, sau ăn 30 phút – 2 giờ, thường đau nhiều sau bữa ăn
trưa và tối hơn là bữa ăn sáng.
Đau kiểu quặn tức, đau nhói hiếm hơn là đau kiểu rát bỏng. Đau được làm dịu
bởi thuốc kháng toan hoặc thức ăn, nhưng khi có viêm kèm theo thì khơng đỡ hoặc có
thể làm đau thêm
Vị trí đau thường là vùng thượng vị, nếu ổ lt nằm ở mặt sau thì có thể đau lan
ra sau lưng. Ngồi ra, có thể đau ở bất kỳ chỗ nào trên bụng.
Một số trường hợp loét không có triệu chứng và được phát hiện khi có biến chứng
Lâm sàng
Thường nghèo nàn, có thể chỉ có điểm đau khi đang có đợt tiến triển, trong loét
mặt trước có thể có dấu hiệu cảm ứng nhẹ vùng thượng vị. Trong đợt loét có thể sút
cân nhẹ nhưng ra khỏi đợt đau sẽ trở lại bình thường [10, 11].
Tiến triển
Trong phần lớn trường hợp loét tự lành sẹo sau 2-3 tháng, nhưng trong 2 năm
đầu tái phát > 50% trường hợp. Tần suất tái phát trung bình là 2 – 3 năm một lần và
càng về sau càng giảm dần. Loét dạ dày tiến triển lâu ngày có thể K hóa nhất là loét
vùng hang vị bờ cong nhỏ gây ra do nhiễm HP, tỉ lệ K hóa dạ dày do viêm mãn hang
vị thể teo là 30% và do loét dạ dày là 6 – 10% [10, 11].
2.6.2. Loét tá tràng
Sự tiết acid dạ dày thường cao bất thường. Vì vậy theo quan điểm sinh lý bệnh,
loét tá tràng là do yếu tố bảo vệ không chịu đựng được trước sự tấn công quá mạnh
7
của A. Clohydrique và pepsine. Khác với loét dạ dày, trong lt tá tràng sự bảo vệ suy
yếu khơng có khả năng chống lại sự tấn công.
Triệu chứng
Đau là đặc trưng của loét tá tràng thường rõ hơn loét dạ dày, vì ở đây khơng có
viêm phối hợp. Các đợt bộc phát rất rõ ràng, giữa các kì đau, thường khơng có triệu
chứng nào cả. Đau xuất hiện 2 -4 giờ sau khi ăn tạo thành nhịp 3 kỳ, hoặc đau vào đêm
khuya 2-3 giờ sáng. Đau nhói hoặc kiểu quặn thắt hiếm hơn là đau kiểu nóng ran. Đau
ở thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải. Cũng có 5-10% trường hợp khơng đau
được phát hiện qua nội soi hoặc do biến chứng và 10% trường hợp loét lành sẹo nhưng
vẫn còn đau [3,10].
Diễn biến
Trên một nửa loét tá tràng tái phát trong năm đầu. Ngạn ngữ trước đây có câu:
một lần lt, ln ln là lt. Đến nay khơng hồn tồn đúng vì bây giờ đã có phương
tiện điều trị hiệu quả và tiền căn. Lâu dài sau 10 – 15 năm 60% bệnh nhân có các triệu
chứng được cải thiện, 20 % bệnh nhân có biến chứng phải phẫu thuật, 20 biểu hiện
loét theo chu kỳ
2.7. Biến chứng của loét dạ dày tá tràng
2.7.1. Chảy máu
Thường gặp nhất nhưng khó đánh giá tần xuất chính xác. Khoảng 15 – 20%
bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu, loét tá tràng thường chảy máu 17% so
với dạ dày 12 % người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu
thường xảy ra trong đợt loét tiến triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của loét.
Thường là chảy máu ẩn nếu kéo dài gây thiếu máu mạn nhược sắc. Nếu chảy máu
nặng cấp gây nơn và đi ngồi ra máu, chảy máu dạ dày thường nôn nhiều hơn 50% tá
tràng 30% [17].
2.7.2. Thủng
Loét ăn sâu vào thành dạ dày hay tá tràng có thể gây thủng. Đây là biến chứng
đứng thứ nhì sau chảy máu 6%, đàn ơng nhiều hơn phụ nữ. Loét mặt trước hoặc bờ
cong nhỏ thì thủng vào xoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì thủng vào cơ quan kế cận
hoặc hậu cung mạc nối [17]
2.7.3. Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận
Thường là tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng,
đại tràng ngang thường gặp là loét mặt sau hoặc loét bờ cong lớn. Các loét này thường
đau dữ rội ít đáp ứng với điều trị, loét xuyên vào tụy thường đau ra sau lưng hoặc biểu
hiện viêm tụy cấp, loét thủng vào đường mật chụp đường mật hoặc siêu âm có hơi
trong đường mật hoặc barite vào đường mật. Nếu dò dạ dày đại tràng gây đi chảy phân
sống và kém hấp thu, cần điều trị phẫu thuật [17].
2.7.4. Hẹp môn vị
Thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị. Gây ra do loét dạ dày hoặc tá tràng
hoặc phản ứng co thắt môn vị trong loét dạ dày nằm gần môn vị , hẹp có thể do viêm
phù nề mơn vị [3,10,11].
2.7.5. Lt ung thư hóa
Tỉ lệ loét ung thư hóa thấp 5 – 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm. Hiện
nay người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo, thường đưa đến ung thư hóa
nhiều hơn 30%, còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa [3,10,11]
8
2.8. Chế độ ăn uống, kiêng cữ, lao động sau khi mổ phòng loét dạ dày - tá tràng
tái phát
2.8.1. Về sự kiêng cữ sau khi mổ
Trước nhất là sau mổ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng bệnh nhân cần phải tránh
mọi sự kích thích và mọi kích động mạnh về thần kinh, tránh mọi sự xúc động khơng
cần thiết vì những sự khích thích xúc động đó có thể là nguyên nhân của một ổ loét tái
phát sớm mà người ta thường gọi là “loét do kích xúc mạnh”.
Bệnh nhân phải bỏ hút thuốc lá, nếu là người nghiện thuốc lá, phải bỏ dần từ trước khi
mổ và sau khi mổ phải bỏ hẳn, vì như đã nói ở trên trong thuốc lá có chất nicotin là
một chất độc kích thích, một yếu tố quan trọng trong nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ
dày – tá tràng [3]
Khơng dùng những loại đồ uống có chất kích thích mạnh như rượu mạnh, cà
phê, chè đặc, nhất là buổi tối. Những loại đồ uống này sẽ làm căng thẳng hệ thần kinh,
gây mất ngủ v.v.., cũng là yếu tố nguyên nhân gây tái phát bệnh [3, 10].
2.8.2. Về chế độ lao động
Sau khi mổ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng cần phải tạo cho bệnh nhân một
chế độ làm việc khoa học hợp lý, xen kẽ lao động với nghỉ ngơi chủ động và tích cực,
tránh làm việc, họp hành ban đêm căng thẳng.
Sau khi ra viện trở về nhà, tuỳ theo sức khoẻ của bệnh nhân, thầy thuốc có thể
cho bệnh nhân nghỉ làm việc từ 2 đến 3 tháng. Sau đó đến khám lại để định chế độ lao
động tiếp tục.
Sáu tháng sau mổ nếu khơng có biến chứng gì nghiêm trọng xảy ra, bệnh nhân
có thể trở lại làm việc theo nghề nghiệp cũ. Tuy nhiên, nên bắt đầu lại từ những động
tác đơn giản đến động tác phức tạp, dần dần tiến tới lao động bình thường [3].
Nên thay đổi nghề nghiệp mới thích hợp nếu nghề nghiệp cũ là yếu tố nguyên
nhân gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng, ví dụ nghề làm thuốc lá. Nên chuyển chế độ làm
theo ca ba thành chế độ làm việc một ca ban ngày. Nên chuyển bệnh nhân tới chỗ làm
việc yên tĩnh hơn nếu nơi làm việc cũ quá ồn ào, căng thẳng, ảnh hưởng tới hệ thần
kinh cao cấp [3].
Nếu bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật cắt ba phần tư dạ dày hoặc bằng một
phương pháp phẫu thuật bảo tồn nào khác do lt dạ dày ung thư hố thì sau khi mổ
nên cho bệnh nhân nghỉ hẳn lao động, cho nghỉ ngơi an dưỡng với chế độ ăn uống tốt
có kèm theo các men tiêu hoá và vitamin, muối khoáng v v.. để cuộc sống được kéo
dài [4].
2.8.3. Về chế độ ăn uống sau khi mổ
Sau khi bệnh nhân có trung tiện, nhu động ruột dần dần trở lại bình thường, bắt
đầu cho bệnh nhân ăn chất lỏng như uống sữa, nước súp thịt, rau, uống nước trà
đường…
Ngày thứ 5 - 6 sau mổ cho bệnh nhân ăn súp nghiền (thịt rau), cho thêm vitamin
loại B chia làm nhiều bữa trong ngày, không cho bệnh nhân ăn no mỗi lần [5]
Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 cho bệnh nhân ăn cháo hầm với thịt và rau, ăn thêm
hoa quả tươi chin để có them vitamin, có lợi cho sự tiêu hoá các chất [5]
Từ ngày thứ 15 cho bệnh nhân ăn cơm nát với các thức ăn nấu nhừ, ăn hoa quả
tươi.
Khối lượng thức ăn trong ngày tuỳ theo cân nặng và nhu cầu của từng người
bệnh, chia ra làm nhiều bữa, ví dụ mỗi ngày cho ăn 5 – 6 lần theo đúng giờ giấc quy
định. Bữa tối nên nhịn ăn hoặc nếu cần, cho uống ít nước quả tươi hoặc ít nước đường.
9
Khi ăn cần phải nhai kỹ để bớt gánh nặng cho công việc của dạ dày hay của
phần dạ dày còn lại sau khi mổ cắt hai phần ba dạ dày.
Các chế độ trên cần được thực hiện nghiêm chỉnh trong thời gian ít nhất là 6 tháng sau
khi mổ [5].
Để Phịng chống bệnh viêm lt dạ dày mạn tính yêu cầu cần phải xử trí triệt
để nguyên nhân gây bệnh cũng như loại bỏ các yêu tố để bệnh tái phát, đó là;
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ (đặc biệt là đối với viêm do vi khuẩn)
- Thay đổi hành vi trong sinh hoạt: Loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh trong quá
trình điều trị như,... Chế độ làm việc và yếu tố thần kinh tâm lý: Cần chú yế đến chố đệ
làm việc hợp lý, tránh công việc quá sức, căng thẳng thần kinh, Stress tâm lý,...
- Thay đổi thói quen ăn uống: Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh cần tránh ăn những
thức ăn và đồ uống gây hại cho niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, các gia vị như ớt, hạt
tiêu, đồ ăn chua, chát,... Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào,...
- Tăng cường các hoạt động vận động, giải trí nhẹ nhàng
- Sử dụng bài thuốc dân gian: Phổ biến nhất là các cách chữa viêm loét dạ dày bằng
mật ong kết hợp với nghệ vàng, nước ép bắp cải,… giúp làm giảm các triệu chứng của
bệnh. Các cách này khá đơn giản, dễ áp dụng và có thể giảm được triệu chứng bệnh
nhanh chóng nhưng lại khơng phải là giải pháp điều trị tận gốc căn bệnh.
- Sử dụng thực phẩm chức năng: Các thực phẩm chức năng có thể giúp cải thiện việc
phòng chống vết loét lan rộng cũng như làm lành các tổn thương niêm mạc bị loét giúp
phòng chống bệnh tái phát. Điển hình hiện nay là những sản phẩm chứa Nano
Curcumin chiết xuất từ củ nghệ tươi. Một trong những sản phẩm hàng đầu về Nano
Curcumin là CumarGold. CumarGold có chứa Nano Curcumin được chuyển giao từ đề
tài nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với tinh nghệ thường. Uống bổ sung
CumarGold hàng ngày giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ
dày, lành nhanh những ổ loét, ngăn ngừa viêm loét dạ dày tái phát.
6 điều cần ghi nhớ để phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát
1.Kị ăn uống không điều độ
Cần ăn uống đúng giờ giấc, tránh ăn q no hoặc q ít cho dạ dày khơng bao giờ
q tải, làm lượng dịch vị ln trung hịa, giảm sự kích thích của dịch vị với chỗ
loét.
* 2.Kị ăn đồ cay và uống rượu
Ớt và rượu kích thích mạnh tới chỗ loét và niêm mạc thành dạ dày, làm tăng nồng
độ dịch vị.
* 3.Kị mỡ béo
Khó tiêu hóa, thời gian lưu đọng trong dạ dày bị kéo dài, tăng thêm "gánh nặng"
cho dạ dày, nên ăn những thức ăn thanh đạm, ít bã, dễ nhai và tiêu hóa...
* 4.Kị đồ ăn sống, đồ ăn lạnh
Đồ ăn sống, lạnh hoặc quá nhiệt khó tiêu hóa và hấp thụ, làm dịch vụ bài tiết quá
mức cần thiết, tổn thương trực tiếp đến chỗ loét, huyết quản căng, dễ xuất huyết dạ
dày.
* 5.Kị quá căng thẳng, mệt mỏi tinh thần
Nếu tính thần quá căng thẳng hoặc mệt mỏi sẽ làm rối loạn chức năng tiêu hóa.
* 6.Nên ăn chuối tiêu
Chuối tiêu có tác dụng tốt trong điều trị bệnh loét dạ dày.
10
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh sau phẫu thuật khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày – tá
tràng.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu, khơng có khả
năng nhận thức và giao tiếp, thủng không do loét
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 9 đến hết tháng 1 năm 2017
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: can thiệp.
+ Nội dung mô tả về nhận thức bao gồm 5 nội dung :
Nhận thức về dịch tễ.
Nhận thức về chế độ ăn uống.
Nhận thức về chế độ vệ sinh.
Nhận thức về chế độ nghỉ ngơi và lao động.
Nhận thức về sử dụng thuốc và tái khám.
+ Người mơ tả: Nhóm nghiên cứu.
+ Cách thức mô tả:
Sau phẫu thuật 3 ngày phát phiếu khảo sát cho từng người bệnh về các biện pháp
phòng bệnh loét dạ dày – tá tràng. Sau phẫu thuật 4 ngày phát bài giáo dục sức khoẻ.
Sau phẫu thuật 5 ngày đánh giá hiệu quả giáo dục lần 1, Sau phẫu thuật 1tháng đánh
giá hiệu quả sau giáo dục lần 2
3.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ.
Theo số liệu thống kê, năm 2016, tại khoa ngoại bệnh viện tỉnh Nam Định,
trung bình mỗi tháng có khoảng 10 người bệnh nằm điều trị tại viện . Dựa vào tiêu
chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ, uớc tính cỡ mẫu thu thập trong 5 tháng khoảng
n = 50.
3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:
Sử dụng thống nhất một bộ câu hỏi tự trả lời với các câu hỏi mở, dựa theo các nội
dung nghiên cứu (phụ lục 2).
11
Đánh giá được tiến hành trước can thiệp một ngày, sau can thiệp một ngày và sau khi
ra viện một tháng với cùng một bộ câu hỏi .Tổng số 11 câu hỏi, gồm 20 trả lời , mỗi
trả lời đúng được 1 điểm.
Các chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá:
- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: gồm 7 câu hỏi .
- Nhận thức về phòng loét dạ dày – tá tràng với 5 nội dung , gồm 11 câu và 20 trả lời
, mỗi trả lời đúng được 1 điểm . Tổng điểm là 20. Cụ thể như sau:
+ Trước can thiệp:
* Nội dung 1: Nhận thức về dịch tễ.
* Nội dung 2: Nhận thức về chế độ ăn uống phòng loét.
* Nội dung 3: Nhận thức về chế độ vệ sinh phòng loét.
* Nội dung 4: Nhận thức về chế độ nghỉ ngơi và lao động phòng loét.
* Nội dung 5: Nhận thức về sử dụng thuốc và tái khám.
+ Can Thiệp: Bài giáo dục ( phụ lục 3)
+ Sau can thiệp:
* Nội dung 1: Nhận thức về dịch tễ.
* Nội dung 2: Nhận thức về chế độ ăn uống phòng loét.
* Nội dung 3: Nhận thức về chế độ vệ sinh phòng loét.
* Nội dung 4: Nhận thức về chế độ nghỉ ngơi và lao động phòng loét.
* Nội dung 5: Nhận thức về sử dụng thuốc và tái khám.
3.6. Xử lý và phân tích số liệu:
Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0
3.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu:
- Việc thực hiện nghiên cứu phải được sự chấp thuận và cho phép lãnh đạo nhà
trường và bệnh viện tỉnh Nam Định.
-
Người bệnh tham gia vào nghiên cứu này được giải thích rõ về mục đích, lợi ích và
q trình phỏng vấn. người bệnh có quyền đồng ý hay từ chối tham gia phỏng vấn
mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám và chữa bệnh của họ. Sự tham gia của
người bệnh là hồn tồn tự nguyện
-
Các thơng tin thu thập được phải được người bệnh chấp thuận để sử dụng làm kết
quả nghiên cứu. Các thông tin thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
12
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng 01/2017 có 59 NB được phẫu thuật
khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng tại khoa Ngoại Bệnh viện tỉnh Nam Định. Trong đó có
50 NB đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu có các đặc điểm sau:
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Tuổi
Bảng 4.1. Phân bố về tuổi
Tuổi
Số lượng
Tỷ lệ %
≤ 30
1
2
31 -40
6
2
41 - 50
9
18
51 - 60
8
6
≥ 60
26
52
Tổng
50
100
Nhận xét : Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 58.68 ± 15.96, tuổi
nhỏ nhất 26, lớn nhất 91 tuổi. Tập trung ở nhóm tuổi từ 41 trở lên. Trong đó nhóm tuổi
từ 60 trở lên có tỷ lệ cao nhất 52%.
4.1.2. Giới
14%
Nam
Nữ
86%
Biểu đồ 4.1. Phân bố về giới
Nhận xét : Tỷ lệ mắc bệnh thủng dạ dày – tá tràng ở nam(86%) cao hơn so với
tỷ lệ mắc bệnh ở nữ (14%)
4.1.3. Nơi cư trú
16%
Nông thôn
Thành thị
84%
Biểu đồ 4.2. Phân bố về nơi cư trú
Nhận xét: Số NB mắc bệnh thủng dạ dày – tá tràng ở nông thôn (84%) cao hơn
rất nhiều so với ở thành thị (16%)
13
4.1.4. Nghề nghiệp
Bảng 4.2. Phân bố về nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số lượng
Tỷ lệ %
Lao động chân tay
39
78
Lao động trí óc
5
10
Già, hưu trí
6
12
Tổng
50
100
Nhận xét : Tỷ lệ mắc bệnh thủng dạ dày – tá tràng cao nhất ở đối tượng lao động
chân tay với 78%, tiếp sau là già và hưu trí (12%) và mắc bệnh thấp nhất là lao động
trí óc (10%).
4.1.5. Trình độ học vấn
Bảng 4.3. Phân bố về trình độ học vấn
Học vấn
Số lượng
Tỷ lệ %
PTCS
22
44
PTTH
17
34
Trung cấp
8
16
Cao đẳng – Đại học
3
6
Tổng
50
100
Nhận xét : Phần lớn NB có trình độ PTCS (44%), 34% NB có trình độ PTTH,
số NB có trình độ trung học chiếm tỷ lệ là 16% và NB có trình độ cao đẳng và đại học
chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6%
4.1.6. Tiền sử bản thân về phẫu tht khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng
20%
khơng
có
80%
Biểu đồ 4.3 . Tiền sử bản thân về phẫu thuật khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng
Nhận xét : Có 20% đối tượng nghiên cứu có tiền sử phẫu thuật khâu lỗ thủng
dạ dày – tá tràng, 80 % đối tượng khơng có tiền sử khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng.
4.1.7. Thông tin về giáo dục sức khỏe
Bảng 4.4. Nguồn thơng tin chính người bệnh nhận được
Nguồn thơng tin
Số lượng
Tỷ lệ %
Cán bộ y tế
5
10
Có nhận được
Gia đình, bạn bè
3
6
Phương tiện truyền thơng
10
20
Khơng nhận được
32
64
Tổng
50
100
Nhận xét : Đa số NB (64%) không nhận được những thông tin GDSK, chỉ có
36% NB nhận được thơng tin GDSK về phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát, Trong số
NB nhận được GDSK, thì nguồn thơng tin chính nhận được là từ phương tiện truyền
14
thông (20%), nhận được từ nhân viên y tế là 10%, có 6% nhận được GDSK từ gia đình
bạn bè.
4.2. Nhận thức về kiến thức dịch tễ học
4.2.1. Nhận thức về giới hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
90
70
10
Trước GDSK(T1)
Sau GDSK(T2)
Sau GDSK(T3)
Biểu đồ 4.4 : Nhận thức về giới hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng
Nhận xét: Trước GDSK có 10% NB biết về giới hay gặp nhất loét dạ dày – tá
tràng, 90% NB không biết về giới hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng. Sau GDSK tỷ lệ
NB biết giới hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng (90%), tỷ lệ NB không biết giới hay
gặp nhất loét dạ dày – tá tràng (10%). Sau GDSK một tháng tỷ lệ NB biết giới hay gặp
nhất loét dạ dày – tá tràng giảm xuống còn 70%
4.2.2. Nhận thức về độ tuổi hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
94
76
14
Trước GDSK(T1)
Sau GDSK(T2)
Sau GDSK(T3)
Biểu đồ 4.5: Nhận thức về độ tuổi hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng
Nhận xét: Trước GDSK có 14% NB biết về độ tuổi hay gặp nhất loét dạ dày –
tá tràng. Sau GDSK tỷ lệ NB biết về độ tuổi hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng đã tăng
lên 94%. Sau GDSK một tháng tỷ lệ NB biết về độ tuổi hay gặp nhất lt dạ dày – tá
tràng có giảm xuống cịn 76% vẫn ở mức cao.
4.2.3. Nhận thức về đối tượng hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng
15
Biểu 4.6 : Nhận thức về đối tượng hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng
92
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
72
12
Trước GDSK(T1)
Sau GDSK(T2)
Sau GDSK(T3)
Nhận xét : Trước GDSK hầu hết NB (88%) không nhận thức được đối tượng
hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng. Sau GDSK NB không biết được đối tượng hay gặp
nhất loét dạ dày – tá tràng chỉ còn 8%. Sau GDSK một tháng NB không biết được đối
tượng hay gặp nhất loét dạ dày – tá tràng có tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp 28%.
4.2.4. Điểm trung bình kiến thức của NB về dịch tễ học
2.76
3
2.5
2.18
2
1.5
1
0.5
0.36
0
Trước GDSK(T1)
Sau GDSK(T2)
Sau GDSK(T3)
Biểu đồ 4.7 : Điểm trung bình nhận thức về dịch tễ học
Nhận xét : Điểm trung bình trả lời các câu hỏi về kiến thức dịch tễ học của loét
dạ dày tá tràng đạt 0.36 ± 0.94 ở thời điểm trước GDSK, đạt 2.76 ± 0.77 ở thời điểm
sau GDSK (trên tổng điểm 3) với mức tăng điểm là 2.4. Sau GDSK một tháng là 2.18
± 1.30 với mức tăng điểm 1.82 (trên tổng điểm 3)
4.3. Nhận thức về chế độ ăn, uống phòng loét dạ dày – tá tràng
4.3.1. Nhận thức về chế độ ăn phòng loét dạ dày – tá tràng
Bảng 4.5 : Nhận thức về chế độ ăn
Trước
Sau GDSK Sau GDSK
GDSK
(T1)
(T2)
Biến số
n
%
n
%
n
%
Tránh ăn thức ăn quá cứng
32
64
50
100
45
90
Tránh ăn thức ăn quá chua
42
84
50
100
50
100
Tránh ăn thức ăn quá cay
41
82
50
100
50
100
Nhận xét: Sau GDSK và sau GDSK một tháng tỷ lệ NB nhận thức đúng về chế
độ ăn phòng loét dạ dày – tá tràng cao hơn so với trước GDSK cụ thể : Trước GDSK
NB nhận thức được trong chế độ ăn tránh ăn thức ăn quá cứng (64%), tránh ăn thức ăn
16
quá chua (84%) và tránh ăn thức ăn quá cay (82%). Sau GDSK hầu hết NB đã nhận
thức được cần phải tránh ăn thức ăn quá cứng (100%), tránh ăn thức ăn quá chua
(100%), tránh ăn thức ăn quá cay (100%) và sau GDSK một tháng tránh ăn thức ăn
quá cứng (90%), tránh ăn thức ăn quá chua (100%), tránh ăn thức ăn quá cay (100%)
4.3.2. Nhận thức về chế độ uống phòng loét dạ dày – tá tràng
Bảng 4.6 : Nhận thức về chế độ uống
Trước
Sau GDSK Sau GDSK
GDSK
(T1)
(T2)
Biến số
n
%
n
%
n
%
Cà phê.
12
24
48
96
43
86
Rượu , bia
43
86
50
100
50
100
Nước chè đặc
12
24
50
100
46
92
Nước có ga
13
26
50
100
45
90
Nhận xét: Trước GDSK chỉ có 24% NB nhận thức được cần tránh đồ uống cà
phê, 86% NB biết cần tránh đồ uống rượu, bia, chỉ có 24% NB biết được cần tránh đồ
uống nước chè đặc và 26% NB biết cần tránh đồ uống có ga. Sau GDSK hầu hết NB
(100%) đã nhận thức được cần tránh đồ uống rượu bia, nước chè đặc và nước có ga,
96% NB biết được tránh đồ uống cà phê. Sau GDSK một tháng nhận thức về tránh
rượu bia vẫn không thay đổi, nhận thức về tránh cà phê, nước chè đặc và nước có ga
vẫn trên 85%.
4.3.3. Điểm trung bình kiến thức về chế độ ăn, uống phòng loét dạ dày – tá tràng
7
6.96
6.58
Sau GDSK(T2)
Sau GDSK(T3)
6
5
4
3.88
3
2
1
0
Trước GDSK(T1)
Biểu đồ 4.8 : Điểm trung bình nhận thức về chế độ ăn uống
Nhận xét : Điểm trung bình nhận thức sau GDSK (6.96 ± 0.20) cao hơn so với
điểm trung bình nhận thức trước GDSK (3.88 ± 2.2) với mức tăng điểm là 3.08 và cao
hơn so với điểm trung bình nhận thức sau GDSK một tháng(6.58 ± 1.16) với mức tăng
điểm 0.38
4.4. Nhận thức về chế độ vệ sinh phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát
4.4.1 Nhận thức về con đường lây nhiễm vi khuẩn HP
Biểu 4.9 : Nhận thức về con đường lây nhiễm vi khuẩn HP
17
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
92
76
6
Trước GDSK(T1)
Sau GDSK(T2)
Sau GDSK(T3)
Nhận xét :Kết quả cho thấy sau GDSK tỷ lệ NB nhận thức đúng về con đường
lây nhiễm vi khuẩn HP cao hơn so với trước GDSK. Trước GDSK tỷ lệ NB nhận thức
đúng là theo con đường tiêu hóa (6%). Sau GDSK có đến 92% NB nhận thức đúng là
theo con đường tiêu hóa. Sau GDSK một tháng nhận thức đúng theo con đường tiêu
hóa là 76%.
4.4.2. Nhận thức về phòng lây nhiễm vi khuẩn HP
Bảng 4.7 : Nhận thức về phòng lây nhiễm vi khuẩn HP
Trước
Sau GDSK Sau GDSK
GDSK
(T1)
(T2)
Biến số
n
%
n
%
n
%
Trước khi ăn
22
44
50
100 42
84
Sau khi đi vệ sinh
36
72
50
100 45
90
Nhận xét : Nhận thức về phòng lây nhiễm vi khuẩn HP theo con đường tiêu
hóa. Trước GDSK tỷ lệ NB nhận thức đúng là phải rửa tay trước khi ăn (44), rửa tay
sau khi đi vệ sinh (72%). Sau GDSK hầu hết NB (100%) đã nhận thức được cần rửa
tay trước khi ăn và sau đi vệ sinh để phòng lây nhiễm vi khuẩn HP. Sau GDSK một
tháng có 84% NB biết cần phải rửa tay trước khi ăn và 90% biết cần phải rửa tay sau
khi đi vệ sinh.
4.4.3. Điểm trung bình kiến thức của NB về chế độ vệ sinh phòng loét dạ dày – tá
tràng tái phát
2.92
3
2.5
2.5
2
1.5
1.22
1
0.5
0
Trước GDSK(T1)
Sau GDSK(T2)
Sau GDSK(T3)
Biểu đồ 4.10 : Điểm trung bình nhận thức về chế độ vệ sinh