Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện hoài đức, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.38 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

CHU THỊ ĐÀO
CHU THỊ ĐÀO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG
KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HƠ HẤP TRÊN
CỦA CÁC BÀ MẸ CĨ CON DƯỚI 5 TUỔI
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI NĂM 2018
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH


CHU THỊ ĐÀO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG
KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 87.20.301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HUỲNH VĂN THƯỞNG

NAM ĐỊNH, 2018


i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Viêm đường hơ hấp trên (VĐHHT) là một trong các bệnh nhiễm trùng phổ
biến nhất trên toàn thế giới, xảy ra ở mọi lứa tuổi, ñặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Lạm dụng kháng sinh trong VĐHHT ở trẻ em là một nguyên nhân quan trọng và là
yếu tố phổ biến nhất góp phần vào việc phát triển kháng kháng sinh.
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái ñộ và thực hành về sử dụng kháng sinh
ñiều trị VĐHHT của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Hoài Đức, Hà Nội năm
2018 và xác ñịnh một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 385 bà mẹ có
con dưới 5 tuổi đang sống tại huyện Hoài Đức. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
hệ thống. Người tham gia nghiên cứu ñược phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi
ñánh giá kiến thức, thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng sinh ñiều trị VĐHHT ñược

chuẩn bị sẵn.
Kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng, thái ñộ ñúng và hành vi ñúng về sử
dụng kháng sinh cho trẻ VĐHHT lần lượt là 37,4%, 54,5%, 39,5%. Các yếu tố như
nghề nghiệp, nhóm tuổi, nguồn thơng tin có liên quan với kiến thức của bà mẹ về sử
dụng kháng sinh cho trẻ VĐHHT. Yếu tố nghề nghiệp, số con, nguồn thơng tin có
liên quan với thái độ của bà mẹ về sử dụng kháng sinh cho trẻ VĐHHT. Yếu tố
trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con, nguồn thơng tin có liên quan với thực hành
về sử dụng kháng sinh cho trẻ VĐHHT. Nhóm bà mẹ có kiến thức đúng thì có tỷ lệ
thái độ đúng, thực hành đúng cao hơn nhóm bà mẹ có kiến thức khơng đúng


ii

(p < 0,05). Nhóm bà mẹ có thái độ đúng cũng có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn
nhóm bà mẹ có kiến thức khơng đúng (p < 0,05).
Kết luận: Kiến thức và thực hành ñúng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về
sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT tại huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2018 cịn
thấp . Vì vậy cần tăng cường cơng tác truyền thông giáo dục sức khỏe về sử dụng
kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT cho các bà mẹ ñể làm giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh
không hợp lý gây nên tình trạng gia tăng kháng thuốc kháng sinh ở cộng ñồng.


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành đề tài này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các Thầy Cơ giáo đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy cô giáo Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định ñã nhiệt tình giảng dạy truyền ñạt những kiến thức,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện ñề tài.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y Tế Khánh Hịa và
các phịng ban liên quan đã tạo điều kiện cho tơi học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Trạm Y Tế Thị trấn Trạm Trôi, Trạm Y Tế xã Yên Sở,
Trạm Y Tế xã Đắc Sở và tập thể các cán bộ y tế tại các trạm ñã tận tình giúp ñỡ,
tạo mọi ñiều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.BS.HUỲNH VĂN THƯỞNG
– Người Thầy ñã dành nhiều thời gian quý báu và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn
thành đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, những người bạn
đã cùng tơi chia sẻ những khó khăn, đã ủng hộ và giúp đỡ tơi nhiệt tình trong quá
trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài “Kiến thức, thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng
sinh ñiều trị viêm đường hơ hấp trên của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện
Hoài Đức, Hà Nội năm 2018” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Kết quả
nghiên cứu của tơi hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với bất cứ nghiên cứu
nào được cơng bố trước đó.
Tác giả


MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Đại cương về viêm đường hơ hấp trên ................................................... 4
1.2. Thuốc kháng sinh ................................................................................... 6
1.3. Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường hơ hấp trên .. 7
1.4. Tình hình kháng kháng sinh ................................................................... 9
1.5. Các nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ, và thực hành về sử dụng kháng
sinh viêm đường hơ hấp trên ở trẻ em. ....................................................... 11
1.6. Một số yếu tố liên quan ñến kiến thức, thái ñộ, và thực hành về sử
dụng kháng sinh viêm đường hơ hấp trên ở trẻ em..................................... 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 19
2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu........................................................ 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 19
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................... 19
2.6. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 22
2.7. Các khái niệm, thang ño, tiêu chuẩn ñánh giá ..................................... 27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 30
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ........................................................... 31
2.10. Biện pháp khắc phục sai số trong nghiên cứu.................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 32
3.1. Đặc ñiểm nhân khẩu học của ñối tượng nghiên cứu ............................ 32
3.2. Kiến thức, thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng sinh của bà mẹ cho trẻ
bị viêm đường hơ hấp trên .......................................................................... 34


3.3. Nguồn thông tin về sử dụng kháng sinh .............................................. 38

3.4. Mối liên quan giữa ñặc ñiểm nhân khẩu học ñối với kiến thức, thái ñộ,
thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ......... 40
3.5. Mối liên quan giữa các nguồn thông tin sử dụng kháng sinh ñối với
kiến thức, thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ cho trẻ
bị VĐHHT ................................................................................................... 43
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 47
4.1. Đặc ñiểm chung về nhân khẩu học của các bà mẹ trong mẫu nghiên
cứu ............................................................................................................... 47
4.2. Kiến thức, thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng sinh của bà mẹ cho trẻ
bị VĐHHT ................................................................................................... 48
4.2.1. Kiến thức của các bà mẹ về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT48
4.2.2. Thái ñộ của các bà mẹ về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT .. 51
4.2.3. Thực hành của các bà mẹ về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT
..................................................................................................................... 51
4.4. Mối liên quan giữa ñặc ñiểm nhân khẩu học ñối với kiến thức, thái ñộ,
thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ......... 54
4.5. Mối liên quan giữa các nguồn thơng tin sử dụng kháng sinh đối với
kiến thức, thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ cho trẻ
bị VĐHHT ................................................................................................... 57
4.6. Mối liên quan giữa kiến thức, thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng sinh
của các bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ............................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản ñồng thuận
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi
Phụ lục 3: Danh sách bà mẹ ñồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Danh sách ñiều tra viên



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
VĐHHT

:

Viêm đường hơ hấp trên

ECDC

:

European Center for Disease Prevention and Control

WHO

:

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Tiếng Anh


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Thang ñiểm ñánh giá kiến thức ñúng của bà mẹ về việc sử dụng kháng
sinh cho trẻ bị VĐHHT .........................................................................28
Bảng 2.2. Thang ñiểm ñánh giá thái ñộ ñúng của bà mẹ về việc sử dụng kháng sinh
cho trẻ bị VĐHHT .................................................................................29
Bảng 2. 3. Thang ñiểm ñánh giá thực hành ñúng của bà mẹ về việc sử dụng kháng
sinh cho trẻ bị VĐHHT .........................................................................30
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi, nơi ở, dân tộc, tôn giáo ..........................................32
Bảng 3.2. Đặc ñiểm kinh tế, số con của ñối tượng nghiên cứu ................................34
Bảng 3.3. Kiến thức của các bà mẹ về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT .......34
Bảng 3.4. Tỷ lệ kiến thức ñúng về sử dụng kháng sinh cho trẻ VĐHHT .................36
Bảng 3.5. Thái ñộ của các bà mẹ về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT ..........36
Bảng 3.6. Tỷ lệ thái ñộ ñúng về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT .................37
Bảng 3.7. Thực hành của các bà mẹ về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT .....37
Bảng 3.8. Tỷ lệ thực hành ñúng về sử dụng kháng sinh cho trẻ VĐHHT ................38
Bảng 3.9. Nguồn thông tin về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ có con VĐHHT .38
Bảng 3.10. Bà mẹ cần thêm thông tin về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT ...39
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa ñặc ñiểm nhân khẩu học ñối với kiến thức, thái ñộ,
thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ...40
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi, nơi ở, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập
và số con ñối với thái ñộ của bà mẹ về sử dụng kháng sinh .................41
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuổi, nơi ở, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập
và số con ñối với thực hành của bà mẹ về sử dụng kháng sinh ............42
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các nguồn thơng tin sử dụng kháng sinh đối với kiến
thức về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ............43
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các nguồn thơng tin sử dụng kháng sinh đối với thái
ñộ về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ...............44


vii


Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các nguồn thông tin sử dụng kháng sinh ñối với thực
hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ...........44
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thái ñộ về sử dụng kháng sinh của các
bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ......................................................................45
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức, và thực hành về sử dụng kháng sinh của
các bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ................................................................45
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thái ñộ và thực hành về sử dụng kháng sinh của các
bà mẹ cho trẻ bị VĐHHT ......................................................................46


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của ñối tượng nghiên cứu .........................................33
Biểu ñồ 3.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu................................................33
Biểu đồ 3.3: Nguồn thơng tin mà bà mẹ tin cậy nhất................................................39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đường hơ hấp trên là các nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào thuộc đường
hơ hấp trên. Viêm đường hơ hấp trên thường hay gặp và nhẹ bao gồm ho, cảm lạnh,
viêm tai giữa, viêm mũi, họng, viêm amidan [11]. Đây là một trong các bệnh nhiễm
trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới, xảy ra ở mọi lứa tuổi, ñặc biệt ở trẻ nhỏ dưới
5 tuổi [34],[72]. Mỗi năm trung bình trẻ em bị VĐHHT từ 6 đến 8 đợt và hơn 90%
trong số đó có nguyên nhân do virus, có thể tự khỏi mà không cần kháng sinh. Điều
trị kháng sinh không làm thay ñổi kết cục lâm sàng hoặc giảm tỷ lệ biến chứng ở trẻ
bị VĐHHT [25],[28],[37]. Trong khi, thực tế kháng sinh vẫn thường ñược sử dụng
ñể ñiều trị các bệnh VĐHHT, kể cả viêm họng, cảm lạnh thông thường và viêm mũi

[26]. Trên toàn cầu, hơn 50% trẻ em bị VĐHHT nhận được trung bình từ 2 đến 3
đợt điều trị kháng sinh mỗi năm [30]. Lạm dụng kháng sinh trong VĐHHT ở trẻ em
là một nguyên nhân quan trọng và là yếu tố phổ biến nhất góp phần vào việc phát
triển kháng kháng sinh [32],[59].
Hiện nay, kháng kháng sinh là một vấn đề tồn cầu nghiêm trọng và đang gia
tăng theo thời gian, một số kháng sinh ñược coi là lựa chọn cuối cùng ñang mất dần
hiệu lực, ñây là nguyên nhân dẫn ñến tỷ lệ bệnh tật, tử vong tăng cao và trở thành
một gánh nặng kinh tế [41],[45],[69],[78]. Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa
Bệnh tật Châu Âu (ECDC) báo cáo có khoảng 25.000 người chết mỗi năm do vi
khuẩn kháng kháng sinh. Tình trạng các chủng đa kháng thuốc dẫn đến chi phí
chăm sóc sức khoẻ tăng lên và tổn thất ít nhất là 1,5 tỷ euro mỗi năm ở Châu Âu
[27]. Khơng nằm ngồi thực trạng đó, Việt Nam có mức độ kháng penicillin cao
nhất (71,4%) và kháng erythromycin (92,1%) so với 10 quốc gia Châu Á khác [62].
Tại tất cả các bệnh viện ở Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh ở mức độ đáng
báo động [1].
Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều những nhận thức chưa ñúng của người dân về
VĐHHT cũng như vai trị của kháng sinh đối với VĐHHT. Theo một cuộc khảo sát
được cơng bố năm 2010, 53% người châu Âu vẫn tin rằng kháng sinh sẽ giết chết


2

virus và 47% là có hiệu quả chống cảm lạnh và cúm [16],[57]. Thực tế ở Việt Nam,
tự ñiều trị bệnh là tình trạng khá phổ biến, kháng sinh vẫn thường được mua tại
hiệu thuốc mà khơng cần đơn của bác sĩ. Phần lớn kháng sinh được bán mà khơng
có ñơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn ) [6],[70]. Theo một nghiên cứu ở Ba Vì,
91% trẻ em đã được điều trị kháng sinh khi có ít nhất một triệu chứng viêm đường
hơ hấp cấp tính. Chỉ 22% trong số đó sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sỹ [39].
Một nghiên cứu khác tại huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội (2011) cho thấy tỷ lệ
tự sử dụng kháng sinh của người dân trong xã là 66,8%. Đa số người dân cho rằng

bệnh nhẹ nên tự ý dùng kháng sinh [9]
Là những người chăm sóc chính, các bà mẹ phải chịu trách nhiệm cho việc
nuôi nấng và chăm sóc trẻ khi bị bệnh. Trong những tình huống này kiến thức, thái
độ và thực hành của bà mẹ có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp ñến
sự chăm sóc mà con của họ nhận ñược [46]. Kiến thức, thái ñộ và thực hành của
người mẹ ñối với việc sử dụng kháng sinh trong VĐHHT ở trẻ em có giá trị lớn
trong việc giảm đơn thuốc kháng sinh không cần thiết cũng như giảm kháng thuốc
trong cộng ñồng [21],[53].
Hiện tại ở Việt Nam ña số các nghiên cứu chỉ quan tâm ñến việc ñánh giá
thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trên một số ñối tượng cụ thể và
ở các ñịa ñiểm khác nhau. Đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào ñánh giá
kiến thức, thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng sinh ñiều trị VĐHHT trên ñịa bàn
thành phố Hà Nội. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi cho rằng nghiên cứu này
là cần thiết để có cơ sở khoa học cho các kế hoạch can thiệp giáo dục sau này tại
địa phương giúp các bà mẹ có kiến thức ñúng, thái ñộ ñúng và thực hành ñúng về sử
dụng kháng sinh ñiều trị VĐHHT cho trẻ nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ kháng
thuốc trong cộng đồng. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức,
thái ñộ, thực hành về sử dụng kháng sinh ñiều trị VĐHHT của bà mẹ có con
dưới 5 tuổi tại huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2018” .


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh ñiều trị
VĐHHT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Hồi Đức, Hà Nội năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan với kiến thức, thái ñộ và thực hành về sử
dụng kháng sinh ñiều trị viêm ñường hơ hấp trên của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
huyện Hoài Đức, Hà Nội 2018 .



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về viêm ñường hơ hấp trên
1.1.1. Định nghĩa:
Viêm đường hơ hấp trên là các nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào thuộc đường
hơ hấp trên ( phía trên nắp thanh quản). Viêm ñường hô hấp trên thường hay gặp và
nhẹ bao gồm các trường hợp ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi, họng, viêm
amidan…[11].
1.1.2. Nguyên nhân:
- Hơn 90% trường hợp VĐHHT có nguyên nhân do virus : rhinovirus,
parainfluenza virus, coronavirus, adenovirus, virus hợp bào hô hấp, Coxsackie
virus, và virus cúm chiếm ña số trường hợp [37].
- Nguyên nhân ít gặp khác của VĐHHT do vi khuẩn: streptococcus
Pyrogenes gây ra từ 5 ñến 15% các trường hợp viêm họng ở người lớn,
Corynebacterium
haemolyticum,

diphtheriae,
Chlamydophila

Neisseria

gonorrhoeae,

pneumoniae,

Arcanobacterium


Mycoplasma

pneumoniae.

Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis là
những vi khuẩn phổ biến gây viêm xoang cấp [71],[82].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hơ hấp trên [3],[11]
- Tuổi: tuổi càng nhỏ càng dễ bị VĐHHT.
- Yếu tố dinh dưỡng, bệnh tật: VĐHHT hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, ñẻ
non, không ñược bú sữa mẹ, tim bẩm sinh,…
- Môi trường: môi trường vệ sinh kém, nhà ở chật chội, ẩm thấp, nhiều bụi,
nhiều khói( thuốc lá, bếp than,…)
- Thời tiết: bệnh thường gặp vào mùa đơng xn, thời tiết lạnh, thay ñổi ñộ
ẩm và chuyển mùa.
- Cơ ñịa: Những trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch,…


5

- Ngoài các yếu tố trên, thiếu vitamin A cũng là những ñiều kiện làm trẻ dễ
mắc VĐHHT. Thiếu vitamin A làm giảm ñáp ứng miễn dịch của cơ thể và làm giảm
khả năng biệt hóa của các tổ chức biểu mơ dễ gây sừng hóa niêm mạc, đặc biệt là
niêm mạc đường hơ hấp và niêm mạc đường tiêu hóa, do đó trẻ dễ bị VĐHHT.
1.1.4. Triệu chứng
- Các triệu chứng kéo dài từ 7-10 ngày, nhưng các báo cáo đã chỉ ra rằng các
triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn.
- Ngứa mũi và chảy nước mũi, hắt hơi, ho, đau họng, sốt, nơn mửa, khó chịu,
ăn mất ngon, và chảy nước mắt [24].
- Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường của viêm xoang bao gồm tắc

nghẽn mũi, ñau nửa ñầu như nhức ñầu, giảm cảm giác mùi, hắt hơi, áp lực trên mặt,
và ñau răng [58].
- Các dấu hiệu và triệu chứng ñã ñược gợi ý xuất hiện trong viêm amiđan bao
gồm sốt, hơn mê, nhức đầu, đau tai, khó nuốt, biến chứng khàn giọng, hơi miệng và
viêm họng [24],[50].
1.1.5. Các biện pháp dự phòng
- Làm tốt cơng tác quản lý thai nghén để đảm bảo trẻ khơng bị đẻ non, đẻ
thấp cân.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Nhà ở và lớp học của trẻ cần thoáng
mát về mùa hè, ấm về mùa đơng, khơng đun bếp trong nhà, khơng hút thuốc trong
phịng trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ về mùa đơng và khi thay ñổi thời tiết.
- Rửa tay thường xuyên vẫn là biện pháp phịng ngừa quan trọng nhất đối với
hầu hết các VĐHHT. Rửa tay của làm giảm tiếp xúc với dịch tiết có thể lây lan
nhiễm trùng. Biện pháp ñơn giản như che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho với
khăn ăn có thể làm giảm sự lây lan [22]. Đánh giá có hệ thống các nghiên cứu từ
các nước phát triển ước tính rửa tay giảm tỷ lệ mắc bệnh hơ hấp xuống 24% (từ 6%
đến 44%) [42].


6

- Ni con bằng sữa mẹ. Ở các nước đang phát triển, trẻ em được bú mẹ
hồn tồn trong 6 tháng có tỷ lệ viêm đường hơ hấp cấp từ 30%-42% thấp hơn so
với trẻ khơng được bú mẹ hoặc bú với thời gian ít hơn [38].
- Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hơ hấp do virút có thể ngăn ngừa
bằng tiêm chủng [25].
1.1.6. Điều trị
Trọng tâm chính của quản lý VĐHHT là ñiều trị triệu chứng, như giảm triệu
chứng sốt, nghẹt mũi và ho [25]. Kháng sinh không cần thiết để điều trị nhiễm trùng

đường hơ hấp do virus. VĐHHT ở trẻ em thường tự khỏi với các biến chứng xảy ra
trong khoảng 10% trường hợp. Điều trị kháng sinh khơng làm thay đổi kết cục lâm
sàng hoặc giảm tỷ lệ biến chứng ở trẻ bị nhiễm trùng ñường hô hấp trên [28].
1.2. Thuốc kháng sinh
1.2.1. Định nghĩa: Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất
bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát
triển hoặc diệt ñược vi khuẩn.
1.2.2. Phân loại:
Các kháng sinh được phân loại theo cấu trúc hóa học, từ ñó có chung một cơ
chế tác dụng và phổ kháng khuẩn tương tự. Mặt khác, trong cùng một họ kháng
sinh, tính chất dược động học và sự dung nạp thường khác nhau, và đặc điểm về
phổ kháng khuẩn cũng khơng hồn tồn giống nhau, vì vậy cũng cần phân biệt các
kháng sinh trong cùng một họ.
Một số họ ( hoặc nhóm) kháng sinh chính:
- Nhóm β lactam ( các penicillin và các cephalosporin)
- Nhóm aminosid hay aminoglycoside.
- Nhóm chloramphenicol
- Nhóm tetracyclin
- Nhóm macrolit và lincosamid
- Nhóm quinolone
- Nhóm 5-nitro- imidazole


7

- Nhóm sulfonamid
1.2.3. Sử dụng kháng sinh hợp lý
Việc sử dụng thuốc là hợp lý (thích hợp, đúng, chính xác) khi bệnh nhân
ñược nhận các loại thuốc phù hợp với liều ñáp ứng yêu cầu riêng của họ, trong một
khoảng thời gian thích hợp và với chi phí thấp nhất cho họ và cộng đồng [74]. Việc

sử dụng thuốc khơng hợp lý (khơng phù hợp, khơng đúng, khơng chính xác) là khi
một hoặc nhiều điều kiện trên khơng được đáp ứng. Trên tồn thế giới, ước tính
rằng hơn một nửa số loại thuốc ñược kê ñơn, phân phối hoặc bán khơng đúng cách
[75],[77]. Hơn nữa, ước tính rằng một nửa trong số tất cả các bệnh nhân không
dùng thuốc của họ theo đơn [61]. Sử dụng khơng hợp lý có thể có nhiều hình thức
khác nhau, ví dụ như lạm dụng thuốc kháng sinh, kê đơn thuốc khơng phù hợp với
hướng dẫn lâm sàng, tự dùng thuốc [76].
1.3. Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường hơ hấp trên
1.3.1. Trên thế giới:
Kháng sinh thường ñược sử dụng ñể ñiều trị VĐHHT, bao gồm ñau họng,
viêm phế quản thơng thường [26]. Trên tồn cầu, hơn 50% trẻ em bị VĐHHT nhận
được trung bình từ 2 đến 3 đợt ñiều trị kháng sinh mỗi năm trong khi VĐHHT ở trẻ
em chủ yếu là do virus và thường tự khỏi mà không cần kháng sinh [30]. Theo một
nghiên cứu ở Ấn Độ, 46% bệnh nhân sử dụng kháng sinh ñể ñiều trị VĐHHT.
Trong số ñó chỉ có 7% ñã ñược kê đơn bởi bác sĩ và 21% hồn tất q trình điều trị
kháng sinh đầy đủ [18].
Một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ cho thấy kháng sinh ñược kê ñơn cho 44%
bệnh nhân bị cảm cúm thông thường, 46% mắc bệnh đường hơ hấp trên và 75% bị
viêm phế quản. Trẻ em dưới 4 tuổi nhận ñược 53% số kháng sinh ñược kê ñơn cho
trẻ em [83]. Việc kê ñơn kháng sinh trong chăm sóc ban đầu ở châu Âu rất khác
nhau. Tổng kháng sinh sử dụng bình qn được báo cáo từ 139 bệnh viện thuộc 30
quốc gia Châu Âu với 49,6 DDD (Defined Daily Dose: liều trung bình duy trì giả
định mỗi ngày cho một thuốc) trên 100 ngày giường năm 2001 [47]. Ở Anh,
khoảng 70% số kháng sinh ñược kê ñơn cho các VĐHHT [31],[48].


8

Một số nghiên cứu tiến hành tại Malaysia ñã báo cáo rằng VĐHHT là bệnh
nhiễm trùng phổ biến nhất mà kháng sinh ñược kê ñơn trong bệnh viện, ở mức

chăm sóc ban đầu là 31% và 50% đến 55,2% [44],[64]. Số liệu báo cáo về số ñơn
thuốc viết cho bệnh nhân nhiễm trùng đường hơ hấp trên là đáng báo ñộng. Thuốc
kháng sinh ñược kê toa cho 46% trẻ em bị nhiễm trùng hô hấp trên và 75% trẻ bị
viêm phế quản [83]. VĐHHT là nguyên nhân ñứng thứ hai cho ñơn thuốc kháng
sinh ñược kê và chiếm hơn 17 triệu ñơn thuốc một năm [49]. Người bệnh ñại diện
cho một nguồn quan trọng của việc làm dụng kháng sinh trong cộng ñồng. Các bác
sỹ thường bị ảnh hưởng bởi áp lực kê ñơn thuốc kháng sinh từ bệnh nhân hoặc cha
mẹ của trẻ [55].
1.3.2. Tại Việt Nam:
Tiêu thụ kháng sinh của Việt Nam ở mức cao và tăng nhanh so với các quốc
gia Châu Âu và Hàn Quốc, cảnh báo về thực trạng kháng kháng sinh sẽ ngày càng
báo ñộng [10]. Theo một nghiên cứu ở Ba Vì – Việt Nam, 91% trẻ em ñã ñược ñiều
trị kháng sinh khi có ít nhất một triệu chứng viêm đường hơ hấp cấp tính. Chỉ 22%
trong số đó sử dụng kháng sinh theo ñơn của bác sỹ. Các loại thuốc kháng sinh phổ
biến nhất ñược sử dụng là ampicillin (74%), penicillin (12%), amoxicillin (11%),
erythromycin (5%), tetracycline (4%) và streptomycin (2%) [39],[40]. Việc lạm
dụng kháng sinh ñể ñiều trị cảm lạnh và ho của cán bộ y tế, các bà mẹ và các ñối
tượng hành nghề y dược tư nhân là khá phổ biến [33].
Theo khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc các tỉnh phía
Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và
người dân cịn thấp đặc biệt ở vùng nơng thơn. Có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị
(chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán
đơn thuốc kê kháng sinh. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở
nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà
khơng có đơn 88% (thành thị) và 91% (nơng thơn). Mua kháng sinh để điều trị ho
31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn). Ba loại kháng sinh ñược bán nhiều nhất
là ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và azithromycin (7.3%).


9


Người dân thường yêu cầu ñược bán kháng sinh mà khơng có đơn 49,7% (thành thị)
và 28,2% (nơng thơn) [6]. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của trẻ viêm
đường hơ hấp cấp tính tại Bệnh viện Đa Khoa Thái Ngun năm 2012 cho thấy có
78% trẻ đã sử dụng kháng sinh trước khi ñến viện và 28% trong số đó gia đình tự ý
mua kháng sinh cho trẻ [5].
1.4. Tình hình kháng kháng sinh
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh tiếp tục có những hậu quả nghiêm trọng về
sức khoẻ trên tồn thế giới. Sự đề kháng kháng sinh là một thách thức tồn cầu về
sức khoẻ cộng đồng, ñã ñược ñẩy nhanh bởi sự lạm dụng thuốc kháng sinh trên toàn
thế giới. Tăng kháng kháng sinh là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng nặng, biến
chứng, thời gian nằm viện lâu hơn và tăng tỷ lệ tử vong [45].
1.4.1. Trên thế giới:
Chúng ta ñang trở lại thời kỳ trước kháng sinh của những năm 1930 và ñầu
những năm 1940 [56]. Trên thế giới, một số kháng sinh ñược coi là lựa chọn cuối
cùng ñang mất dần hiệu lực. Gần ñây chủng vi khuẩn kháng carbapenem (ndm-1)
ñang lây lan ở một số quốc gia Châu Âu và Châu Á [69].
Klebsiella pneumoniae - vi khuẩn đường ruột phổ biến mà có thể gây ra
nhiễm trùng đe dọa tính mạng - phương sách cuối cùng ñể ñiều trị (kháng sinh
carbapenem) ñã lan rộng ñến tất cả các vùng trên thế giới. K. pneumoniae là một
nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu, và
nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân ñơn vị chuyên sâu chăm sóc. Ở một số
nước, do kháng thuốc, kháng sinh carbapenem khơng có hiệu quả trên hơn một nửa
số người được ñiều trị nhiễm K. pneumonia [79].
Kháng thuốc ñang bắt ñầu làm phức tạp cuộc chiến chống lại HIV và sốt rét,
WHO ước tính rằng, trong năm 2014, đã có khoảng 480.000 trường hợp mới của
bệnh lao ña kháng (MDR-TB), một dạng bệnh lao có khả năng kháng 2 thuốc chống
lao mạnh nhất. Chỉ có khoảng một phần tư trong số này (kháng sinh 123.000 trường
hợp) ñã ñược phát hiện và báo cáo. Trên toàn cầu, chỉ một nửa số bệnh nhân MDRTB được điều trị thành cơng vào năm 2014 [80].



10

Tính đến tháng 7 năm 2016, đề kháng với các ñiều trị ñầu tay cho
P. falciparum sốt rét (liệu pháp kết hợp artemisinin, cịn được gọi là thuốc ACTs) đã
được khẳng định trong 5 nước thuộc tiểu vùng sơng Mekong (Campuchia, Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) [73].
Thất bại ñiều trị với phương sách cuối cùng của thuốc cho bệnh lậu (kháng
sinh cephalosporin thế hệ thứ ba) ñã ñược khẳng ñịnh ở một số quốc gia (Úc,
Canada, Pháp, Nhật Bản, Vương quốc Liên hiệp Vương quốc Anh)
[15],[35],[66],[67],[68].
Một cuộc ñiều tra theo chiều dọc của trẻ em được điều trị dự phịng
amoxicillin cho các bệnh viêm tai giữa tái phát cho thấy tỷ lệ trẻ em bị chủng phế
cầu kháng thuốc tăng từ 0% ñến 25% trong thời gian dự phịng [19].
Trước tình hình đó, ngày sức khỏe thế giới năm 2011, WHO ñã lấy khẩu hiệu
phịng chống kháng thuốc là “Khơng hành động ngày hôm nay, ngày mai không
thuốc chữa” và kêu gọi các quốc gia phải có kế hoạch kịp thời để đối phó với tình
trạng kháng thuốc [81].
1.4.2. Tại Việt Nam:
Tương ứng với mức ñộ sử dụng kháng sinh tương ñối cao so với các nước
khác trên thế giới, tình trạng kháng kháng sinh cũng cho thấy mức ñộ ñáng báo
ñộng. Việt Nam có mức độ kháng penicillin cao nhất (71,4%) và kháng
erythromycin (92,1%) so với 10 quốc gia Châu Á khác [62]. Theo báo cáo của 15
Bệnh viện tại Việt Nam khoảng 30%-70% vi khuẩn Gram âm kháng các kháng
sinh cephalosporin thệ hệ 3 và 4, 40-60% kháng với các kháng sinh nhóm
aminoglycosides và fluoroquinolones. Có tới 40% các chủng Acinetobacter giảm
nhạy cảm với imipenem [1]. Đáng chú ý, tỷ lệ ñề kháng kháng sinh ñược ghi nhận
là tăng ñột biến theo thời gian. Vào những năm 1990, tại thành phố Hồ Chí Minh,
mới chỉ có 8% các chủng phế cầu kháng với Penicilin, thì đến năm 1999-2000, tỷ lệ
này đã tăng lên tới 56%. Xu hướng tương tự cũng ñược báo cáo tại các tỉnh phía

Bắc Việt Nam [6].


11

Hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của WHO, “Kế hoạch hành ñộng quốc gia về
chống kháng thuốc giai ñoạn từ năm 2013 ñến 2020” ñã ñược Bộ Y Tế ban hành với
một trong các mục tiêu quan trọng là tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý ñồng thời
nâng cao nhận thức của cộng ñồng và cán bộ y tế về kháng thuốc nhằm góp phần
nhằm nâng cao chất lượng cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân [2].
1.5. Các nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ, và thực hành về sử dụng kháng sinh
viêm đường hơ hấp trên ở trẻ em.
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Nhiều nghiên cứu ñã ñược tiến hành ñể ñánh giá kiến thức, thái ñộ, thực
hành của các bà mẹ về sử dụng kháng sinh cho trẻ bị VĐHHT trên thế giới. Tuy
nhiên chúng tơi xin chọn lọc trình bày một số cơng trình nghiên cứu dưới đây:
Theo nghiên cứu của Sotiria G Panagakou và các cộng sự năm 2011. Đa số
các bậc phụ huynh Hy Lạp (80%) tin rằng VĐHHT chủ yếu là tự khỏi, mặc dù 74%
trong số họ mong ñợi ñể nhận ñược kháng sinh khi nhận ñược chẩn đốn VĐHHT.
Đau tai là ngun nhân phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ mong ñợi kháng sinh
(45%). Cha mẹ Hy Lạp hiếm khi cho thuốc kháng sinh cho trẻ em của họ mà không
cần tư vấn y tế (10%) và hầu hết (88%) tin rằng việc sử dụng kháng sinh khơng cần
thiết thúc đẩy sức đề kháng kháng sinh và họ ñã vui khi nhận ñược ñiều trị triệu
chứng nếu ñược hướng dẫn bởi bác sĩ của họ. Gần 70% phụ huynh nhầm lẫn thuốc
kháng sinh với thuốc khác ñược sử dụng ñể ñiều trị triệu chứng cho một đứa trẻ với
VĐHHT [53].
Theo nghiên cứu mơ tả về kiến thức, thái ñộ và thực hành của cha mẹ về sử
dụng kháng sinh và lạm dụng kháng sinh ở trẻ em bị VĐHHT ở Cyprus. Phần lớn
các bậc cha mẹ cho rằng thuốc kháng sinh có tác dụng phụ (93%), VĐHHT tự khỏi
(60%) . Nhiều phụ huynh (33,5%) thừa nhận họ mong ñợi từ bác sĩ nhi khoa của họ

kê ñơn thuốc kháng sinh cho các triệu chứng của VĐHHT thay vì nước muối thơng
thường (30%) . Hầu hết phụ huynh (90%) khẳng ñịnh bác sĩ nhi khoa của họ là
nguồn cung cấp thơng tin chính về kháng sinh, trong khi truyền hình (15,3%) và báo
(11,6%) theo sau. Tuy nhiên, 3,1% phụ huynh tuyên bố họ chưa bao giờ nhận ñược


12

bất cứ thơng tin nào. Các triệu chứng chính dẫn tới cha mẹ ñưa trẻ ñi khám bác sĩ
bao gồm ñau tai (84%) và sốt (81%), tiếp theo là ñau họng (45%), ho (36%) và hành
vi thay ñổi (33%). Trong số mười loại thuốc thông dụng, hầu hết các bậc cha mẹ
(64%) đều có thể xác định 3/5 tên kháng sinh. Điều thú vị là cha mẹ cho rằng sẽ
không mua thuốc kháng sinh trên quầy mà không hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa
nhưng 6% cho biết họ sẽ làm như vậy nếu bác sĩ của họ trước ñó ñã kê ñơn thuốc
kháng sinh cho các triệu chứng tương tự.
Đa số phụ huynh khẳng ñịnh họ sẽ thay ñổi bác sĩ vì kê ñơn thuốc kháng sinh
dễ dàng (66,5%). Cuối cùng, phần lớn các bậc phụ huynh (98%) ñồng ý rằng cần
phải có giáo dục của cả cha mẹ và bác sĩ nhi khoa về sử dụng thuốc kháng sinh hợp
lý [59].
Nghiên cứu của Giin Cherng Chan và Swee Fong Tang cho thấy rằng cha mẹ
thường có kiến thức và quan niệm sai về việc sử dụng kháng sinh ñối với VĐHHT ở
trẻ em. Cải thiện giáo dục của phụ huynh có thể làm giảm kháng thuốc khơng cần
thiết theo toa và chống vi khuẩn trong cộng ñồng. Khoảng 59% phụ huynh trong
nghiên cứu này tin rằng thời tiết là nguyên nhân chính gây ra VĐHHT cho trẻ, chỉ
có khoảng 27% cho biết đó là do vi trùng gây ra. Gần 68%, 69% và 76% trong số
họ tin rằng kháng sinh có ích trong điều trị chứng cảm lạnh, ho và sốt. 29% cha mẹ
nghĩ rằng con của họ với VĐHHT khơng cần được kê đơn kháng sinh. Sự tuân thủ
kháng sinh là rất thấp, chỉ có 74% hồn thành toa q trình điều trị, 85% trong số họ
dừng lại khi thấy các triệu chứng cải thiện. 15% cha mẹ cho thuốc kháng sinh cịn
sót lại của lần ñiều trị trước, và 5,5% ñã mua kháng sinh cho trẻ với VĐHHT cấp

tính mà khơng hỏi ý kiến bác sĩ [21].
Theo một nghiên cứu ñược thực hiện vào năm 2015 tại Phịng khám chính ,
Kuala Lumpur, Malaysia. Chỉ có một phần năm (23,4%) của cha mẹ thừa nhận rằng
kháng sinh có tác dụng phụ. Các bác sĩ (46,1%) được tìm thấy là nguồn thơng tin
chính về sử dụng kháng sinh, sau đó là Internet (17,5%) và bạn bè (9,6%). Khoảng
hai phần ba (69,1%) cha mẹ có trình độ kiến thức thấp. Chỉ có 25,2% và 21,6% cha
mẹ có thể xác định chính xác amoxicillin và penicillin như là kháng sinh ñiều trị trẻ


13

em VĐHHT. Tuy nhiên, khoảng hai phần ba (67,5%) cha mẹ ñã biết kháng thuốc
kháng sinh do lạm dụng kháng sinh [63].
Nghiên cứu về Kiến thức, thái ñộ và thực hành ñối với việc sử dụng kháng
sinh trong cộng ñồng tại Kuwait cho kết quả. 27,5% người ñược hỏi sử dụng kháng
sinh ñể ñiều trị chủ cảm lạnh, ñau họng và ho. Gần 47% người tham gia có kiến
thức thấp về sử dụng kháng sinh an toàn và kháng kháng sinh. 49% người được hỏi
có thái độ đối với việc sử dụng và tiếp cận kháng sinh một cách không thích hợp.
72,8% người được hỏi đã được kê đơn kháng sinh trong vòng 12 tháng trước thời
gian nghiên cứu và 36% trong số họ đã khơng hồn thành q trình ñiều trị. Kiến
thức tốt hơn ñã ñược tìm thấy là một nhân tố tiên đốn cho thái độ tích cực. Mức ñộ
thỏa thuận mà bác sĩ thường kê ñơn kháng sinh ñể ñáp ứng mong ñợi của người
bệnh, và các bác sĩ thường dành thời gian ñể cân nhắc cẩn thận nhu cầu về kháng
sinh là 52,7% và 35,3% [17].
Theo Andreas Rouusounides và các cộng sự (2011) hầu hết phụ huynh
(61,6%) nói rằng bác sĩ của họ là nguồn thơng tin chính về kháng sinh, tiếp theo là
dược sĩ của họ (34,3%), các nguồn khác, như truyền hình, báo, và người trong gia
đình / bạn bè chỉ chiếm 2,8% nguồn thơng tin của cha mẹ. Tổng cộng chỉ có 18,9%
phụ huynh cho rằng kháng sinh khơng có tác dụng phụ có hại, 59% cha mẹ khơng
đồng ý rằng VĐHHT chủ yếu là do virus và tự khỏi. Có 79,7% bố mẹ chú ý tới sự

thật rằng lạm dụng kháng sinh chịu trách nhiệm cho sự ñề kháng của vi khuẩn. Gần
73% các bậc cha mẹ chọn kháng sinh ñể ñiều trị VĐHHT, trong khi đó bệnh đau
đầu (68%) và sốt (64%) là những lý do phổ biến nhất mà bố mẹ mong ñợi kháng
sinh. Tuy nhiên, hơn 38% cha mẹ không bao giờ yêu cầu bác sĩ nhi khoa kê đơn
kháng sinh, và chỉ 6% cảm thấy hài lịng vì các bác sĩ nhi khoa khơng kê đơn kháng
sinh [60].
1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Đa số các nghiên cứu quan tâm nhiều ñến việc ñánh giá sử dụng kháng sinh
và thực trạng kháng kháng sinh trên một số ñối tượng cụ thể và ở các ñịa ñiểm khác
nhau. Tuy nhiên có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bà mẹ đã có quan điểm


×