Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thay đổi nhận thức và thực hành về phục hồi chức năng vận động cho người chăm sóc chính người bệnh đột quỵ tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.46 KB, 54 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ CHĂM SÓC TƯ THẾ VÀ VẬN ĐỘNG SỚM
CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2017

Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Ngơ Huy Hồng

NAM ĐỊNH - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ CHĂM SÓC TƯ THẾ VÀ VẬN ĐỘNG SỚM CHO
NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2017

Chủ nhiệm đề tài: Ngơ Huy Hồng
Người tham gia: Hồng Thị Kim Yến
Vũ Thị Phương
Phạm Thị Huê
Phạm Thị Thu Hương

NAM ĐỊNH - 2017



TĨM TẮT

Nghiên cứu “Thay đổi nhận thức về chăm sóc tư thế và vận động sớm cho
người bệnh đột quỵ của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
năm 2017” được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng và tăng cường nhận thức cho
điều dưỡng lâm sàng về vận động sớm cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Nam Định.
Thiết kế nghiên cứu can thiệp một nhóm so sánh trước sau, khơng đối
chứng. Tổ chức tập huấn cho 45 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh đột
quỵ não tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, trong thời gian
từ tháng 4-6 năm 2017. Sử dụng cùng một bộ câu hỏi để đánh giá kiến thức trước
can thiệp, ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng.
Kết quả cho thấy nhận thức của người điều dưỡng về chăm sóc tư thế và
vận động sớm cho người bệnh đột quỵ não trước can thiệp là khá thấp với 7,0 ±
2,14 điểm trên tổng số 20 điểm, tỷ lệ điều dưỡng xác định được thời điểm vận
động cho người bệnh ở mức 53,3%. Tuy nhiên, 100% người điều dưỡng khơng
thể giải thích được những dấu hiệu lâm sàng để bắt đầu thực hiện vận động sớm
cho người bệnh đột quỵ. Ngay sau can thiệp giáo dục, nhận thức của người điều
dưỡng về chăm sóc tư thế và vận động sớm cho người bệnh đột quỵ não đã có
những thay đổi tích cực với điểm trung bình đạt 16,62 ± 1,81 (p < 0,001). Sau 1
tháng điểm nhận thức còn duy trì ở mức 15,13 ± 3,43(giảm 0,82 điểm so với ngay
sau can thiệp),bước đầu cho thấy tính bền vững của chương trình can thiệp.
Can thiệp giáo dục đã cải thiện rõ rệt nhận thức của điều dưỡng về chăm
sóc tư thế và vận động sớm cho người bệnh đột quỵ não. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy cập nhật và củng cố kiến thức về chăm sóc người bệnh nói chung và
người bệnh đột quỵ não nói riêng cần được thực hiện thường xuyên và cần được
áp dụng vào thực tiễn chăm sóc.
Từ khố: nhận thức, chăm sóc tư thế và vận động, đột quỵ



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................... 4
1.1. Đột quỵ não .................................................................................................................................. 4
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................................................. 4
1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ .................................................................................. 4
1.1.3. Biểu hiện của đột quỵ ...................................................................................................... 5
1.1.4. Điều trị và dự phòng đột quỵ ....................................................................................... 6
1.1.5. Đặc điểm sinh lý tuần hồn và chuyển hóa ở não ............................................... 8
1.1.6. Các thương tật thứ cấp thường gặp ........................................................................... 9
1.1.7. Tiến triển và biến chứng ............................................................................................. 10
1.2. Chức năng vận động của người bệnh đột quỵ não .................................................. 10
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................................................... 10
1.2.2. Khuyến cáo tư thế và vận động cho người bệnh đột quỵ não .................... 12
1.2.3. Thực trạng chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ
não ..................................................................................................................................................... 13
1.3. Tình hình đột quỵ trên thế giới và ở Việt Nam .......................................................... 13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 16
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu:............................................................................................................ 16
2.5. Nội dung can thiệp: ................................................................................................................ 16
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................................................... 20
2.7. Đạo đức nghiên cứu............................................................................................................... 20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 21
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................................. 21
3.2. Nhận thức về chăm sóc tư thế và vận động sớm cho người bệnh đột quỵ ... 22



3.3. Thay đổi nhận thức về chăm sóc tư thế và vận động sớm cho người bệnh
đột quỵ sau can thiệp .................................................................................................................... 24
Chương 4: BÀN LUẬN........................................................................................................................ 30
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................................. 30
4.2. Nhận thức của người điều dưỡng tham gia nghiên cứu. ...................................... 31
4.3. Thay đổi sau can thiệp.......................................................................................................... 33
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................... 36
1. Thực trạng nhận thức............................................................................................................... 36
2. Thay đổi nhận thức sau can thiệp giáo dục .................................................................... 36
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................................................... 37
Tài liệu tham khảo ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Phụ lục ...................................................................................................................................................... 42


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bả ng 3.1. Tuổi của điều dưỡng tham gia nghiên cứu ......................................................... 21
Bả ng 3.2. Trình độ chun mơn và giới tính của điều dưỡng ........................................ 21
Bả ng 3.3. Thời gian làm việc có chăm sóc người bệnh đột quỵ ...................................... 21
Bả ng 3.4. Nguồn tiếp cận thông tin ............................................................................................. 22
Bả ng 3.5. Nhận thức về lợi ích của chăm sóc tư thế và vận động sớm cho người
bệnh đột quỵ não ................................................................................................................................. 22
Bả ng 3.6. Nhận thức của điều dưỡng về tư thế người bệnh và tác dụng ................... 23
Bả ng 3.7. Nhận thức về thời điểm vận động cho người bệnh ........................................ 23
Bả ng 3.8. Nhận thức về tình trạng lâm sàng cho phép vận động cho người bệnh . 24
Bả ng 3.9. Nhận thức đúng về qui trình thực hiện vận động cho người bệnh........... 24
Bả ng 3.10. Tỷ lệ điều dưỡng nhận thức được lợi ích của chăm sóc tư thế và vận
động sớm cho người bệnh đột quỵ sau can thiệp so với trước can thiệp .................. 25

Bả ng 3.11. Tỷ lệ điều dưỡng xác định được tư thế phù hợp với tình trạng người
bệnh trước và sau can thiệp ........................................................................................................... 25
Bả ng 3.12. Điểm trung bình nhận thức trước và sau can thiệp ...................................... 27
Bả ng 3.13. So sánh nhận thức chungcủa người tham gia nghiên cứu trước và sau
can thiệp .................................................................................................................................................. 27
Bả ng 3.14. So sánh nhận thức của người tham gia về biến chứngcủa kém chăm sóc
tư thế và vận động sớm .................................................................................................................... 28
Bả ng 3.15. So sánh nhận thức về tư thế của người tham gia nghiên cứu trước và
sau can thiệp ......................................................................................................................................... 28
Bả ng 3.16. So sánh nhận thức về thời điểm vận động cho người bệnh đột quỵ ..... 28
Bả ng 3.17. So sánh nhận thức về quy trình vận động cho người bệnh đột quỵ ...... 29


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hı̀nh 1.1. Mơ phỏng hai loại đột quỵ não ................................................................................... 4
Hı̀nh 1.2. Mô phỏng tiến triển tổn thương tổ chức não trong đột quỵ .......................... 6
Hı̀nh 2.1. Sơ đồ Qui trình nghiên cứu ......................................................................................... 16
Hı̀nh 2.2. Mơ hình can thiệp ........................................................................................................... 17
Hı̀nh 3.1. Tỷ lệ điều dưỡng xác định được thời điểm cho người bệnh vận động.... 26
Hı̀nh 3.2. Tỷ lệ điều dưỡng xác định đúng quy trình vận động cho người bệnh đột
quỵ ............................................................................................................................................................ 27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới [34] đột quỵ não hiện nay là
nguyên nhân phổ biến đứng thứ hai và dự báo đến năm 2030 sẽ trở thành một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên phạm vi toàn thế giới.

Những người sống sót sau đột quỵ thường gánh chịu những di chứng suy giảm
hoặc mất chức năng não tùy theo mức độ và vị trí của tổn thương não sau đột
quỵ [30].
Mặc dù từ rất lâu đã có nhiều nghiên cứu [19]; [6],trên phạm vi rộng rãi
tại các trung tâm đột quỵ đã khẳng định những hiệu quả rõ rệt của việc thay đổi
tư thế và cho người bệnh đột quỵ vận động sớm cũng như những tác hại của
việc để người bệnh đột quỵ nằm bất động quá lâu, nhưng các quan sát thực tế
người bệnh sau đột quỵ giai đoạn cấp lại cho thấy một thực trạng là người bệnh
sau đột quỵ thường nằm bất động. Tại các nước phát triển các nghiên cứu cịn
chỉ ra lợi ích khơng những giảm tàn phế về mặt cơ thể mà còn cải thiện trạng
thái tâm lý của những trường hợp sống sót sau đột quỵ khi được vận động sớm
[31]; 16]; [9]; [11].
Trong những giờ đầu kể từ lúc khởi phát đột quỵ, do yêu cầu của chẩn
đoán và điều trị từ bác sỹ người bệnh phải nằm bất động và nằm bất động
trong khoảng thời gian này là một chỉ định điều trị được chấp nhận [14].Tuy
nhiên bắt đầu thay đổi tư thế cho người bệnh đột quỵ trên giường bệnh và cho
người bệnh vận động sớm thường bị hạn chế do hệ quả từ yêu cầu của bác sỹ
lúc ban đầu, sự e ngại từ phía người bệnh và người nhà đối với việc thay đổi tư
thế và vận động cho người bệnh [11]. Các nghiên cứu về vai trò của đội ngũ
nhân viên y tế trong các đơn vị đột quỵ [29] đã khẳng định vai trò đặc biệt quan
trọng và duy nhất của người điều dưỡng chăm sóc trong cải thiện tình trạng
này thơng qua việc chăm sóc liên tục người bệnh đột quỵ. Nói cách khác, người
điều dưỡng cần nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của thay đổi tư thế
và vận động sớm cho người bệnh đột quỵ sẽ góp phần quan trọng cho sự cải


2

thiện tình trạng người bệnh, phịng ngừa và hạn chế các biến chứng bất lợi của
việc nằm bất động quá lâu.

Các nghiên cứu về đột quỵ tại Việt Nam hiện đang tập trung về tình
hình bệnh tật và tỷ lệ tử vong, chẩn đoán và điều trị đột quỵ với đối tượng
nghiên cứu chủ yếu vẫn là người bệnh đột quỵ. Gần đây xuất hiện thêm các
nghiên cứu về kiến thức, thái độ và sự trải nghiệm của người bệnh hoặc của
thân nhân chăm sóc người bệnh đột quỵ [4]. Cũng đã có, nhưng cịn rất ít
nghiên cứu đã được công bố về hiệu quả của can thiệp giáo dục nhằm thay đổi
nhận thức về đột quỵ hướng tới phòng ngừa đột quỵ, rút ngắn thời gian trước
nhập viện khi đột quỵ xảy ra và phục hồi chức năng sau khi ra viện. Tuy nhiên,
xem xét một cách hệ thống các báo cáo nghiên cứu thuộc lĩnh vực điều dưỡng,
hiện chưa có nghiên cứu được cơng bố chính thức nào liên quan đến nhận thức
của điều dưỡng về chăm sóc tư thế và vận động cho người bệnh đột quỵ, đặc
biệt là ở giai đoạn cấp. Thực tế chăm sóc người bệnh đột quỵ trong giai đoạn
cấp cho thấy còn nhiều bất cập, chẳng hạn: người bệnh đột quỵ thường được
nằm tại giường quá lâu trong giai đoạn cấp với hầu như rất ít sự can thiệp chăm
sóc về tư thế và vận động, và hậu quả của tình trạng này với việc xuất hiện các
biến chứng trong nhiều trường hợp. Nguyên nhân của tình trạng này như đã
được chỉ ra bởi các nghiên cứu trên thế giới đã đề cập ở trên [10], bao gồm: yêu
cầu của chẩn đoán và điều trị từ bác sỹ trong những giờ đầu của đột quỵ, sự e
ngại từ phía người bệnh và người nhà đối với việc thay đổi tư thế và vận động
cho người bệnh, và đặc biệt là nhận thức của người điều dưỡng.
Với vai trò là người trực tiếp chăm sóc người bệnh đột quỵ, vấn đề đặt
ra là liệu các điều dưỡng đã có nhận thức đầy đủ về chăm sóc tư thế và vận
động sớm cho người bệnh đột quỵ và sự cần thiết phải tác động để cải thiện.
Xuất phát từ thực tế chăm sóc người bệnh đột quỵ, giá trị thực tiễn của nghiên
cứu và nhằm mục đích tăng cường nhận thức cho điều dưỡng lâm sàng về chăm
sóc tư thế và vận động sớm cho người bệnh đột quỵ trong giai đoạn cấp, chúng
tôi tiến hành đề tài “Thay đổi nhận thức về chăm sóc tư thế và vận động cho


3


người bệnh đột quỵcủa điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam
Định năm 2017” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát nhận thức của điều dưỡng lâm sàng về chăm sóc tư thế và vận
động sớm cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viên đa khoa tỉnh Nam Định
năm 2017.
2. Đánh giá thay đổi nhận thức của điều dưỡng lâm sàng về chăm sóc tư thế
và vận động sớm cho người bệnh đột quỵ não sau can thiệp giáo dục.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đột quỵ não
1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới [34], đột quỵ mạch nãohay tai biến mạch não
là “Phát triển nhanh các dấu hiệu lâm sàng của rối loạn cục bộ hoặc lan tỏa
chức năng não, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà khơng có biểu hiện
của ngun nhân khác ngoài nguyên nhân mạch máu.”
1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân
Đột quỵ não có thể là tắc mạch não hoặc chảy máu não, hoặc kết hợp cả
hai:

Hình 1. Mơ phỏng hai loại đột quỵ não [1]
Tắc mạch não (nhồi máu não): vùng tổ chức não bị hoại tử do khơng
được cung cấp máu. Tắc mạch có thể do: Cục máu đơng hình thành tại chỗ,
thường do vữa xơ động mạch não. Hoặc cục máu đông từ nơi khác đến động
mạch não, hay gặp trong các bệnh tim, đặc biệt là các bệnh tim có loạn nhịp
hồn toàn (rung nhĩ), hoặc nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Chảy máu não (xuất huyết não): do vỡ mạch não gây chảy máu vào trong
tổ chức não, chảy máu não thường xảy ra trên cơ sở vỡ túi phồng; hoặc vỡ dị
dạng mạch não.
Đột quỵ có thể là nhồi máu não hay xuất huyết não nhưng đều gây ra
cùng một hậu quả là làm cho tế bào não bị đói ơ-xy và dinh dưỡng, dẫn tới chết
tế bào não từ đó dẫn đến mất chức năng não tương ứng.


5

Yếu tố nguy cơ [1]; [5]
Các yếu tố nguy cơ chính: Túi phồng hoặc dị dạng mạch não có trước.
Tăng huyết áp. Đái tháo đường. Bệnh tim đặc biệt bệnh tim có rung nhĩ.
Các yếu tố nguy cơ khác: Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được: lạm
dụng rượu, thuốc lá, béo phì, lối sống trì trệ, sang chấn tinh thần, mức
Cholesterol máu cao, Triglycerit máu cao, tiền sử đột quỵ … tiêm chích heroin.
Yếu tố nguy cơ khơng điều chỉnh được: tuổi cao, giới tính, gia đình.
1.1.3. Biểu hiện của đột quỵ [1]
Biểu hiện lâm sàng
Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trưởng thành, tuy nhiên thường xẩy
ra ở một người lớn tuổi có các yếu tố nguy cơ cao như: tăng huyết áp; vữa xơ
động mạch; bệnh tim đặc biệt là bệnh tim có rung nhĩ; hoặc đái tháo đường.
Có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo: Đột ngột tê yếu nửa mặt; hoặc
tê yếu một tay hoặc một chân; Đột ngột rối loạn về giọng nói; Đột ngột rối loạn
về nhìn; Đột ngột mất thăng bằng; Đột ngột đau đầu dữ dội mà khơng có
ngun do từ trước.
Những biểu hiện rõ rệt của rối loạn hoặc mất chức năng não: phụ thuộc
vào mức độ, vị trí vùng não bị tổn thương và thời gian kể từ lúc xảy ra đột quỵ,
người bệnh có thể chịu một hay nhiều rối loạn hoặc mất chức năng não như:
Liệt nửa người bên trái hoặc bên phải do tổn thương bán cầu đại não bên đối

diện; Liệt nửa mặt cùng bên hoặc khác bên so với liệt nửa thân với các biểu
hiện như miệng méo, nhân trung lệch về bên lành, nước miệng chảy ra bên liệt
...; Rối loạn ngơn ngữ: có thể thất ngơn, nói khó, nói ngọng, thất đọc nếu tổn
thương vùng tiếng nói trên bán cầu đại não trái; Rối loạn về nuốt: nuốt khó,
nuốt sặc do liệt màn hầu nếu tổn thương dây thần kinh số IX, X, XI, không nhai
được nếu tổn thương dây số V. Rối loạn cơ tròn: đái ỉa khơng tự chủ; hoặc bí
đái, bí ỉa. Rối loạn nhận thức: lú lẫn, thờ ơ, suy giảm trí nhớ.


6

Trường hợp nặng: Ngư
Người bệnh có thể hơn mê và dễễ gây tắc đờm, tụt lưỡi;
l
Rối loạn kiểu thở Cheyne – Stokes, suy hơ hấp;
ấp; Tử vong nhanh chóng.

Tiến triển tổn
n thương n
não trong đột quỵ [1]
Khi đột quỵ xảy
y ra, ch
chết tế bào não đầu tiên xảy ra ở vùng lõi (core) và
tiếp tục lan rộng theo thờ
ời gian ra vùng lân cận còn gọii là vùng tranh ttối tranh
sáng (penumbra) đượcc coi là vùng có th
thể cứu vãn được vì tổn
n thương có thể
th
đảo ngược được nếu đượcc cung ccấp máu nhanh chóng trở lại.


Hình 2. Mơ phỏng tiến
n triển
tri tổn thương tổ chức não trong độ
ột quỵ [1]
Các nghiên cứu đãã ch
chứng minh phần cơ thể chịu ảnh hưởng
ng b
bởi đột quỵ
phụ thuộc vào vị trí vùng não bị
b tổn thương, còn bản chất và mứcc đ
độ nặng của
tổn thương được xác định
nh b
bởi số lượng tổ chức não bị tổn
n thương và phụ
ph thuộc
chặt chẽ vào thờii gian, nói m
một cách khác trong đột quỵ thờii gian là não ““time is
brain”.
Không giống
ng như nhi
nhiều bộ phận khác trong cơ thể, tế bào não không
được dự trữ năng lượng
ng cho những
nh
trạng thái khẩn cấp, mà phụ thuộc hoàn
toàn vào sự cấp
p máu liên ttục tới não. Do vậy sự gián đoạn cung cấp
p máu tới

t tổ
chứcc não càng kéo dài thì ttổn thương não càng nhiều và tình trạng
ng người
ngư bệnh
càng trầm trọng.
1.1.4. Điều trị và dự phòng
òng đột quỵ [1]; [17]; [29]
Người
ời bệnh đột quỵ càng
c
được điều trị sớm càng tốt,
ốt, việc điều trị có thể
chia làm hai giai đoạn.


7

Giai đoạn cấp
Hồi sức tồn diện, trường hợp có hơn mê cần đảm bảo thơng khí, hỗ trợ
hơ hấp và duy trì tuần hồn: hút đờm dãi, đặt nội khí quản hoặc mở khí quản,
thở máy. Duy trì mạch huyết áp ổn định, cho phép giữ huyết áp ở mức
150/100mmHg để đảm bảo cung cấp máu cho não, không hạ huyết áp quá
nhanh và mạch khi đã có đột quỵ.
Điều trị đặc hiệu: tùy theo nguyên nhân và loại đột quỵ: Thuốc tiêu huyết
khối với những trường hợp đột quỵ do tắc mạch và khơng có nguy cơ chảy
máu. Phẫu thuật lấy máu tụ với một số trường hợp xuất huyết não có chỉ định.
Tăng cường chăm sóc và ni dưỡng. Giải quyết các biến chứng nhiễm
trùng, loét... Sử dụng một số thuốc hỗ trợ: Thuốc chống đông: Heparin,
Wafarine, Aspirin trong trường hợp tắc mạch não. Thuốc giãn cơ trơn mạch
máu não: Nimodipin... Thuốc bảo vệ và dinh dưỡng não: Cerebrolysin,

Nootropyl, Tanakan…
Giai đoạn ổn định
Chủ yếu là điều trị phục hồi chức năng nhằm cải thiện khả năng tự chăm
sóc và hoạt động thể lực cho người bệnh và giải quyết các biến chứng và ngăn
ngừa đột quỵ tái phát trên cơ sở gải quyết các yếu tố nguy cơ.
Dự phịng đột quỵ
Kiểm sốt tốt các yếu tố có nguy cơ cao gây đột quỵ như tăng huyết áp,
đái tháo đường và các bệnh tim mạch nói chung. Tầm sốt phát hiện các trường
hợp túi phồng hoặc dị dạng mạch não để chủ động can thiệp trước khi biến
chứng vỡ vào tổ chức não. Ngăn ngừa đột quị do tắc mạch bằng phát hiện và
điều trị sớm bệnh van tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn. Loại bỏ
các yếu tố nguy cơ khác như: bỏ hút thuốc lá, kiềm chế trọng lượng, điều chỉnh
rối loạn lipid máu. Hạn chế diễn biến xấu khi đột quỵ xảy ra: nhận biết được các
dấu hiệu cảnh báo, rút ngắn thời gian được khẳng định chẩn đoán và được điều
trị.


8

1.1.5. Đặc điểm sinh lý tuần hồn và chuyển hóa ở não[20]
- Lưu lượng tuần hoàn não
+ Lưu lượng tuần hồn não trung bình ở người lớn là 49,8ml/100g chất
não/

phút (chất xám: 79,7ml/100g não/phút; chất trắng 20,5ml/100g

não/phút).
Ở trẻ em lưu lượng tuần hoàn não ở khu vực lớn hơn ở người lớn. Từ lứa
tuổi 60 trở đi, lưu lượng tuần hồn não giảm xuống nhanh chóng.
Tốc độ tuần hồn qua não: Ở người lớn thời gian dòng máu qua não

trung bình từ 6 – 10 giây.
+ Lưu lượng tuần hồn não là 60ml/100g/phút. Thể tích máu não là 4 –
5 ml/ 100g. Thời gian chuyển máu trung bình là 3,2 – 3,5 giây.
- Những yếu tố điều hòa lưu lượng tuần hồn não:
+ Sự tự điều hịa của tuần hồn não (hiệu ứng Bayllis): khi có sự thay đổi
về huyết áp, mạch máu não tự co (khi tăng huyết áp) hoặc giãn (khi giảm huyết
áp) để thay đổi sức cản duy trì lưu lượng máu tương đối ổn định qua não.
Trong đó, huyết áp trung bình (bình thường 90 – 100mmHg) có vai trị rất
quan trọng. Cơ chế tự điều hịa sẽ khơng có tác dụng khi huyết áp trung bình
thấp hơn 60 hoặc cao hơn 150 mmHg.
+ Điều hịa qua chuyển hóa: Khi tăng phân áp CO2 mạch máu giãn làm
tăng lưu lượng tuần hoàn máu não và ngược lại tăng phân áp oxy động mạch
dẫn đến co mạch và làm giảm lưu lượng tuần hoàn não đáng kể.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố khác tới lưu lượng tuần hoàn não:
Các chất làm giảm áp lực nội sọ (mannitol, glucose, ure, glycerol) dẫn tới
làm tăng lưu lượng tuần hoàn não.
Gây mê làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và làm giảm mức tiêu thụ oxy
tới tổ chức não.
Các thuốc gây ngủ làm giảm cả lưu lượng tuần hoàn não và mức tiêu thụ
oxy tới tổ chức não.
Các thuốc giãn mạch (cavinton, papaverin, nitrit …) làm tăng nhẹ lưu


9

lượng tuần hoàn não trong điều kiện các mạch máu não ở trạng thái bình
thường.
Các dịch truyền như Dextran làm tăng lưu lượng tuần hoàn não qua cơ
chế tuần hoàn ngoại vi mạch.
- Tiêu thụ oxy và glucose của não: nhu cầu về oxi và glucose của não cần

được đáp ứng liên tục và ổn định. Tế bào não không có dự trữ oxy cịn glucose
dự trữ chỉ đủ cung cấp cho não trong vòng 2 phút.
1.1.6. Các thương tật thứ cấp thường gặp
Các biến chứng của kém thay đổi tư thế và vận động phục hồi chức năng
sớm cho người bệnh đột quỵ đã được chứng minh [17]; [12]; [22]; [21], bao
gồm: (1) Loét ép, (2) Giảm độ bão hịa ơ xy máu, (3) Viêm phổi, (4) Tắc mạch
phổi, (4) Nhiễm khuẩn tiết niệu, (5) Táo bón, (6) Giảm tầm vận động, (7) Teo
cơ, (8) Cứng khớp, (9) Rối loạn huyết áp tư thế đứng, (10) Phù, và (11) Các vấn
đề về tâm lý.
- Loét do đè ép:
+ Định nghĩa: loét do đè ép (loét giường) là loét hình thành trên phần tổ
chức của cơ thể khi người bệnh nằm hoặc ngồi lâu ép lên vùng đó.
+ Những vị trí hay bị loét: vùng xương cùng, mấu chuyển lớn, vùng ụ
ngồi, xương gót chân, mắt cá chân, vùng khuỷu, vùng gáy …
- Teo cơ:
+ Nếu người bệnh nằm trên giường không hoạt động, không cử động bắp
thịt sẽ giảm bớt sức mạnh và nhỏ lại. Có 2 nguyên nhân gây teo cơ: teo cơ do
mất thần kinh chi phối và teo cơ do khơng cử động.
- Tình trạng co rút: co rút là tình trạng co ngắn cơ và mô mềm làm hạn
chế tầm vận động.
- Các tổn thương do nhiễm trùng:
+ Nhiễm trùng phổi: do liệt vận động nên người bệnh phải nằm lâu và ăn
uống tại giường, một số người bệnh có rối loạn tri giác như lơ mơ, hôn mê, phải


10

đặt ống nội khí quản, mở khí quản, thở máy … rất dễ có nguy co bị nhiễm trùng
đường hơ hấp đặc biệt nhiễm trùng phổi.
+ Nhiễm trùng tiết niệu: người bệnh bị đột quỵ phải nằm lâu và có rối

loạn tri giác phải đặt sonde tiểu có nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu cao.
- Các biến chứng về tim mạch: hạ huyết áp tư thế, ứ trệ tuần hoàn
tĩnh mạch chi.
- Bán trật khớp vai: là sự mất một phần sự tiếp xúc bình thường của bề
mặt khớp ổ chảo xương cánh tay.
- Loãng xương: là xương mềm yếu và có nhiều lỗ hơn sau khi mất chất
vơi.
Người bệnh nằm lâu ngày trong một thời gian dài mà không cử động sẽ
bị loãng xương đặc biệt là ở những người lớn tuổi [2].
1.1.7. Tiến triển và biến chứng [3]; [4]
- Tỷ lệ tử vong do đột quỵ não trước đây đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim
mạch và ung thu nhưng ngày nay đã đứng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch.
Khoảng 40% bệnh nhân đột quỵ có triệu chứng thần kinh nặng nề ngay từ đầu
sẽ tử vong trong vòng 30 ngày. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân chảy máu não cao
hơn nhồi máu não.
- Khả năng sống sót: khoảng 3/4 số bệnh nhân đột quỵ sống sốt được
qua 30 ngày, khoảng 1/3 bệnh nhân chảy máu não sống sót được qua giai đoạn
cấp, trên 4/5 số bệnh nhân nhồi máu não sống sót tới ngày thứ 30.
- Tỷ lệ tàn phế do đột quỵ đứng đầu trong các bệnh thần kinh.
1.2. Chức năng vận động của người bệnh đột quỵ [7]; [29]
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Co cứng ở người bệnh (NB) liệt nửa người là hiện tượng co cứng các cơ ở
nửa thân bên liệt theomột kiểu nhất định, xảy ra ở tất cả NB bị đột quỵ. Co cứng
bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn hồi phục, đi kèm với trương lực cơ tăng và phản
xạ gân xương tăng. Mẫu co cứng xuất hiện gây hiện tượng tăng trương lực các
cơ gập ở tay và các cơ duỗi ở chân. Các cơ chi trên ở tư thế gấp, khép và xoay


11


trong, các cơ khớp ở chân ở tư thế duỗi dạng và xoay ngoài, cơ ở cổ và thân bên
liệt co ngắn hơn bên lành. Co cứng thể hiện rõ hơn khi NB cử động. Khi NB cử
động, các cơ ở một chi hoặc nhiều chi thậm chí ở cả 2 phía cơ thể đều co, khi ấy
xuất hiện cử động khối, khiến tư thế cơ thể co cứng, thiếu tự nhiên và vận động
khó khăn.
Tình trạng NB dần được cải thiện và ổn định, NB phối hợp được với việc
khám và điều trị. Cũng nhờ đó các hoạt động ăn uống, hơ hấp, bài tiết được
kiểm sốt, giảm bớt nguy cơ các thương tật thứ cấp. Tuy nhiên, ở NB bắt đầu
xuất hiện tình trạng co cứng cơ ở bên liệt và dần dần đưa đến dính, hạn chế vận
động các khớp vai, cổ chân… bên đó.
- Khiếm khuyết vận động:
Đặc trưng bởi liệt mềm, rồi chuyển sang liệt cứng với mẫu co cứng điển
hình và “cử động khối”.
Hội chứng vai tay và hiện tượng đau khớp vai bên liệt.
Hiện tượng đau khớp vai và tay bên liệt còn được gọi là phản xạ loạn
dưỡng giao cảm. Khớp vai sưng, đỏ đau, co rút, hạn chế vận động, đau lan
xuống các khớp còn lại của chi. Chụp X quang có thể thấy hiện tượng lỗng
xương hình đốm, mất calci của xương. Người ta cho rằng nguyên nhân của hiện
tượng này là do kém cân bằng của hệ thần kinh giao cảm hoặc thần kinh tự chủ
động. Nó có thể gặp trong một số bệnh lý khác như cơn đau thắt ngực, nhồi
máu cơ tim, sau phẫu thuật lồng ngực…
- Các hoạt động chức năng:
Di chuyển: thường bằng xe lăn. NB có thể tự lăn trở, ngồi dậy tại giường.
Thăng bằng và điều hợp chưa tốt cản trở việc di chuyển cho dù cơ lực có
thể đã phục hồi.
Các hoạt động tự cột sống: Tay liệt hồi phục chậm hơn, khiến các hoạt
động hàng ngày chủ yếu nhờ tay lành. Mẫu co cứng thường tạo thuận lợi cho di
chuyển nhưng đối với tay, nó thường cản trở các hoạt động sinh hoạt như: mặc



12

áo, cầm đồ vật…do hiện tượng đồng vận các khớp ở tay, co cứng và quay sấp
cẳng tay.
1.2.2. Khuyến cáo tư thế và vận động cho người bệnh đột quỵ não
Người bệnh đột quỵ trong giai đoạn cấp cần được đặt nằm theo những
tư thế phù hợp. Các bằng chứng khoa học cho thấy tư thế đầu cao có thể gây hại
cho người bệnh bởi gây giảm dòng máu và ô xy tới não, đặc biệt đối với các
trường hợp đột quỵ do tắc mạch não (chiếm đa số các trường hợp đột quỵ) gây
cản trở dòng máu tới não. Nói cách khác, giữ người bệnh ở tư thế nằm phẳng là
phù hợp và được khuyến cáo áp dụng trong những giờ đầu của đột quỵ, tạo
thuận lợi cho tưới máu và ô xy tới não. Tuy nhiên, với một số trường hợp đột
quỵ có tăng áp lực nội sọ (phù não), thì tư thế đầu cao (được khuyến cáo là từ
20 – 30 độ) lại giúp cải thiện dẫn lưu tuần hoàn não và làm giảm áp lực nội sọ
cho người bệnh [20].
Trong giai đoạn cấp, người bệnh phải nằm trên giường bệnh và hiển
nhiên tạo ra áp lực lên vị trí cơ thể tiếp xúc với mặt giường. Khi lực đè ép lên
cùng một vị trí cơ thể trong một khoảng thời gian đủ dài do duy trì quá lâu ở
một tư thế, dẫn đến ngăn chặn tuần hoàn tưới máu tại vùng bị đè ép. Đây là một
trong những lý do căn bản dẫn đến tổn thương lt ép. Các cơng trình nghiên
cứu thường khuyến cáo cần thường xuyên thay đổi vị trí tiếp xúc của cơ thể
người bệnh với bề mặt tiếp xúc và khoảng thời gian tiêu chuẩn cho mỗi lần thay
đổi là 2 giờ [7]; [22]; [8].
Vận động rất sớm (Very Early Mobilisation – VEM) cho người bệnh đột
quỵ não là một đặc trưng đặc biệt của chăm sóc người bệnh đột quỵ não liên
quan đến việc khởi đầu vận động cho người bệnh đột quỵ não[11];[15].Như đã
đề cập, vận động sớm cho người bệnh đột quỵ đã được chứng minh là tạo
thuận lợi cho việc lấy lại các chức năng và hạn chế các biến chứng sau đột quỵ.
Trên cơ sở các phân tích hệ thống các nghiên cứu về thời điểm tối ưu để vận
động cho người bệnh được khuyến cáo là trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi xuất

hiện triệu chứng đầu tiên của đột quỵ và khác nhau cho từng người bệnh. Tuy


13

nhiên, quan điểm thống nhất là việc vận động cho người bệnh đột quỵ cần được
tiến hành càng sớm càng tốt khi tình trạng lâm sàng của người bệnh cho phép
[29]; [15]; [28].Trong thực hành chăm sóc về vận động sớm cho người bệnh
đột quỵ, các khuyến cáo[21];[20] cũng chỉ rõ khi tình trạng lâm sàng của người
bệnh cho phép, các tư thế vận động cần đảm bảo nguyên tắc từ từ giúp người
bệnh thích ứng dần, bao gồm: (1) Hỗ trợ ngồi tại giường bệnh, (2) Hỗ trợ ngồi
ngoài giường bệnh, (3) Di chuyểnchỗ bằng phương tiện, (4) Lăn nghiêng để
ngồi dậy, (5) Ngồi không cần hỗ trợ, (6) Hỗ trợ di chuyển bằng chân trên sàn
nhà.
1.2.3. Thực trạng chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ
não
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới do các nguyên nhân khác
nhau số người bị đột quỵ ngày một tăng. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ cũng có xu
hướng ngày một tăng [3]. Các kỹ thuật điều trị, chăm sóc phục hồi chức
năng(PHCN) cho người đột quỵ cũng ngày một tốt hơn. Một nghiên cứu hệ
thống tại Mỹ trên 99 nghìn người bệnh đột quỵ nhồi máu và khoảng 9 nghìn
trường hợp đột quỵ xuất huyết đã chỉ ra rằng các đơn vị chăm sóc đột quỵ đã
có những tiến bộ trong phịng tránh các biến chứng liên quan đến hạn chế vận
động của người bệnh [27]. Để tăng hiệu quả của các phương pháp này, các cơ
sở đó đã phối hợp nhiều phương pháp trị liệu phục hồi ngôn ngữ, khả năng
thực hiện công việc của người bệnh. Đồng thời việc vận động sớm cũng khằng
định thêm hiệu quả của quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh. Các
nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 90% người bệnh được tham gia ít nhất một lần
phục hồi chức năng trong 24 giờ đầu sau khi nhập viện. điều đó cũng có nghĩa
là người điều dưỡng lâm sàng đã nhận ra vai trò của phục hồi chức năng cho

người bệnh sau đột quỵ sớm và cần phối hợp các phương pháp phục hồi chức
năng khác nhau để tăng hiệu quả của các phương pháp vật lý trị liệu.


14

Tại Việt Nam,tuy chưa có thống kê cụ thể về cơng tác chăm sóc người
bệnh đột quỵ, song qua kinh nghiệm chăm sóc thực tế đã cho thấy việc thực
hiện cũng cịn có nhiều vấn đề chưa được tốt như:
- Phục hồi chức năng không đúng thời điểm: nếu quá sớm khi tai biến
chưa ổn định có thể gây tăng chảy máu, làm cho tai biến nặng lên. Nếu quá
muộn thì các cơ, khớp bị cứng, teo khó hồi phục, xuất hiện nhiều thương tật thứ
cấp kèm theo.
- Việc hướng dẫn cho người nhà NB, hướng dẫn cho cộng đồng cách
chăm sóc chưa được thật chi tiết, khơng có các tài liệu kèm theo để họ tiến hành
dễ dàng.
- Việc tham gia của gia đình, đặc biệt của cộng đồng chưa cao.
- Việc lượng giá tình trạng bệnh và mức độ tổn thương vận động chưa
được chú ý đúng mức nên quyết định mức độ chăm sóc và tập luyện chưa thật
phù hợp.
Với các thực trạng trên, hiện nay việc chăm sóc và PHCN cho NBđột quỵ
chưa có hiệu quả cao.
1.3. Tình hình đột quỵ trên thế giới và ở Việt Nam
- Trên thế giới: Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm
2004[33] , nhồi máu cơ tim và đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
trên tồn thế giới và có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ hàng năm . Theo
thống kê tại Mỹ mỗi năm có 795.000 người bị đột quỵ,đột quỵ là nguyên nhân
thứ ba gây tử vong và tàn tật. Tại đất nước này đến năm 2009 số người bị đột
quỵ ở lứa tuổi từ 20 là 6,5 triệu người [23]. Theo Broeks (2000) ở Hà Lan tỷ lệ
đột quỵ mới mắc hàng năm là 162/100.000 dân, mỗi năm có khoảng 250.000

trường hợp đột quỵ mới xuất hiện. Ở Pháp năm 2001 tỷlệ tử vong
130/100.000 dân, tức 62.000 trường hợp tử vong do đột quỵ trong năm cho cả
nước Pháp.
- Ở Châu Á: Theo Hiệp hội TK học các nước Đông Nam Á, NBđột quỵ vào
điều trị nội trú ở Trung Quốc là 40%, Ấn Độ 11%, Philipin 10%[25], Triều Tiên


15

16%, Indonesia 8%, Việt Nam 7%,Thái Lan 6% Malaysia 2%. Tỷlệmắc bệnh
trung bình hàng năm có sự khác biệt giữa các nước như: Nhật Bản 340 -523 đột
quỵ /100.000

dân, Trung Quốc 219/100.000

dân, riêng ởBắc Kinh

370/100.000 dân.
- Tại Việt Nam: đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về tỷ lệ hiện mắc và tỷ
lệ mới mắc của đột quỵ tại Việt Nam,tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu đó
khơng đại diện cho tồn bộ dân số do khơng sử dụng tiêu chuẩn đánh giá. Theo
nghiên cứu của Bộ môn Thần kinh trường Đại học Y khoa thành phố Hồ Chí
Minh với số lượng lớn đối tượng tham gia năm 1994 – 1995 tỷ lệ hiện mắc
chung là 415/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc chung là 161/100.000 dân [13].
Nghiên cứu dịch tễ học của bộ môn Thần kinh trường Đại học Y Hà Nội[2] tỷ lệ
đột quỵ hiện mắc trung bình là 115,92/100.000 dân; tỷ lệ mới mắc trung bình
là 28,25; tỷ lệ tử vong trung bình là 21,55.
- Tại khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 1997 đến tháng
6 năm 2005 đã có 7,778 người bệnh đột quỵ vào điều trị trong đó nam chiếm
69%, nữ 31% và nhồi máu não chiếm 59%, xuất huyết não 38%, 13% là các

loại khác [3].


16

Chương 2: ĐỐII TƯỢNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ
ỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
ứu
Đối tượng: tất
ất cả các điều d
dưỡnglâm sàng
àng có chăm sóc ngư
người bệnh đột
quỵtự
ỵtự nguyện tham gia nghiên
nghi cứu.
Tiêu chuẩn
ẩn loại trừ:
trừ Những người
ời từ chối hoặc vắng mặt tại thời điểm
can thiệp.
2.2. Thời gian và địa
ịa điểm nghi
nghiên cứu
Địa điểm:các
:các khoa có người
ngư bệnh đột quỵ não thuộcBệnh

ộcBệnh viện đa khoa
tỉnh Nam Định.
Thời gian can thiệp
ệp: sau khi nhận được
ợc sự đồng ý của Bệnh viện, can
thiệp
ệp diễn ra trong thời gian tháng 4
4-6/2017.
2.3. Phương
ương pháp nghiên cứu
c
Thiết kế nghiên
ên cứu:
c
Can thiệp giáo dụ
ục một nhóm có so sánh Trước - Sau.

Hình 3.Sơ đồ Qui trình nghiên cứu
2.4. Cỡ mẫu và chọn
ọn mẫu:
Chọn mẫu chủ đích:chọn
đích:ch tồn bộ điều dưỡng trực tiếp làm
àm cơng tác
chăm sóc người
ời bệnh đột quỵ. Tổng số điều d
dưỡng tham gia vào
ào nghiên cứu
c là
45 người,
ời, từ các khoa Nội – Tim mạch,

ạch, Khoa Nội A, khoa Hồi sức cấp cứu
cứu.
2.5. Nội dung can thiệp:
Can thiệp
ệp giáo dục theo các nội dung nghiên
nghi cứu (Phụ lục 2
2) (xây dựng
dựa trên “Tiêu chuẩn
ẩn chất lượng
l
về xử trí đột quỵ não áp dụng
ụng thí điểm trong


17

bệnh viện ở Việt Nam” (Ban hành kèm theo quyết
quy định số 86/QĐ-KCB
KCB ngày 15
tháng 7 năm 2014 của
ủa Cục trưởng
tr ởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế)
- Lợi
ợi ích của chăm sóc về tư
t thế và vận động sớm cho ngư
ười bệnh đột
quỵ não.
- Các chăm sóc vềề tư
t thế cho người bệnh đột quỵ não giai đo
đoạn cấp (tư

thế phù hợp với tình trạng
ạng ng
người bệnh và tác dụng, thay đổi
ổi vị trí tiếp xúc của
cơ thể và tác dụng).
- Thời điểm phù
ù hợp
h để thực hiện vận động sớm cho ngư
ười bệnh đột
quỵ não.
- Các chăm sóc vận
ận động sớm được
đ ợc khuyến cáo thực hiện cho ng
người
bệnh đột quỵ não.
Hình thức
ức can thiệp:
Dựa trên
ên mơ hình “H
“Học tập dựa trên trải
ải nghiệm điều chỉnh cho ph
phù
hợp
ợp với thực tiễn Việt Nam – MKMVN: Modified Kolb’s Model for Vietnam” đ
đã
được điều chỉnh cho phù
ùh
hợp với thực tiễn Việt Nam

Hình 4. Mơ hình can thiệp [22]

Từng nội
ội dung cần chuyển tải đ
được xử lý qua các bước: Trên
ên cơ sở
s Trải
nghiệm từ
ừ thực tiễn chăm sóc của điều d
dưỡng, vấn đề sẽ được Chia ssẻvà thể


18

hiện, Thảo luận với những ý kiến tương tự hoặc trái chiều, đi đến Công nhận
cái đúng và thừa nhận kiến thức, từ đó sẽ được Áp dụng vào thực tiễn chăm
sóc. Trong q trình này, điều dưỡng đóng vai trị trung tâm, người nghiên cứu
đóng vai trị định hướng, hỗ trợ.
Phương pháp thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu
Sử dụng thống nhất một bộ câu hỏi tự trả lời dựa theo các nội dung
nghiên cứu (Phụ lục 1).
Thông báo được gửi tới các khoa Nội Tim mạch, Hồi sức cấp cứu, khoa
Nội A. Nghiên cứu viên, Điều dưỡng trưởng BV và điều dưỡng trưởng các khoa
đã thống nhất thời gian tiến hành thu số liệu. Lần thứ nhất, 24 điều dưỡng viên
của các khoa tham gia thảo luận tại hội trường (một số điều dưỡng viên vắng
mặt do phải tham gia trực và đi học).Lần thu thập thông tin thứ 2 diễn ra sau
đó 5 ngày tại văn phịng của phòng điều dưỡng (với 21điều dưỡng viên).
Sau khi nghiên cứu viên giới thiệu bản thân, giải thích về nghiên cứu,
mục tiêu và cách thức tiến hành,điều tra viên yêu cầu người tham gia ký vào
bản đồng thuận. Điều tra viên phát phiếu đánh giá nhận thức về chăm sóc tư
thế và vận động sớm cho người bệnh đột quỵ não để người tham gia tự điền
(T1).

Trong phần can thiệp, nghiên cứu viên đưa ra lần lượt các nội dung thảo
luận. Sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên tham gia, nghiên cứu viên
phân tích, bổ sung bằng các hình ảnh minh họa và trình bày powerpoint để
người tham gia hiểu hơn và đi đến thống nhất về nội dung. Thời gian tiến hành
thảo luận là 30 phút. Ngay sau can thiệp, phiếu câu hỏi được phát tới tay người
tham gia để thu thập thông tin lần 2 (T2).
Để đảm bảo thông tin được hiểu và lưu giữ, bộ câu hỏi được gửi tới
người tham gia trực tiếp tại các khoa vào thời điểm 1 tháng sau can thiệp (T3).
Quy trình can thiệp đã tơn trọng các bước tiến hành đã định trước (Phụ lục
3)
Các chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá:


×