Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thực trạng phòng chống loét cho người bệnh liệt nửa người tại khoa thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.76 KB, 47 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ NGỌC ÁNH

THỰC TRẠNG
PHÒNG CHỐNG LOÉT CHO NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI
TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2018

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ NGỌC ÁNH

THỰC TRẠNG
PHÒNG CHỐNG LOÉT CHO NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI TẠI
KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM
2018
Ngành:…………………
Mã số:………………….

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. BS TRƯƠNG TUẤN ANH



NAM ĐỊNH – 2018


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình
học tập và làm luận văn tốt nghiệp đại học.
Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới TTƯT.TS. BS Trương Tuấn Anh – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định và các thầy cô giáo tại khoa y học lâm sàng của trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã tận tâm dìu dắt, hướng dẫn cho tơi trong học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cám ơn các thầy cơ ở phịng cơng tác học sinh sinh viên,
phòng nghiên cứu khoa học của trường đại học Điều Dưỡng Nam Định, Tập thể cán
bộ- nhân viên Khoa Thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong việc liên hệ, thu thập số liệu đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã giảng dạy trong chương trình
học Đại học Điều dưỡng tại Đại học Điều dưỡng Nam Định những người đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về ngành điều dưỡng làm cơ sở cho tôi thực
hiện tốt luận văn tốt nghiệp này và ứng dụng trong công tác sau này.
Tôi xin cảm ơn các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tơi có
được số liệu cho cơng trình nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo
điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như nghiên cứu và
thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác, nếu sai tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.
Tác giả luận văn

TRẦN THỊ NGỌC ÁNH


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH................................................................
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................... 2
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................. 2
2.1.1 Liệt nửa người .......................................................................................... 2
2.1.2 Cấu trúc hệ thống da................................................................................. 3
2.1.3 Chức năng hệ thống da ............................................................................. 4
2.1.4 Loét do đè ép............................................................................................ 5
2.1.5 Phân loại loét ép ...................................................................................... 6
2.1.6 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây loét ép ....................................... 7
2.1.7 Đối tượng có nguy cơ mắc loét ép ............................................................ 9
2.1.8 Những vị trí dễ bị lt ép.......................................................................... 9
2.1.9 Người chăm sóc ..................................................................................... 10
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 10

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................. 10
2.2.2 Các mơ hình giải pháp đã được áp dụng để phịng lt cho người bệnh tại
Việt Nam và trên thế giới ................................................................................ 11
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ...................................................................................... 13
3.1 Thực trạng chăm sóc phịng chống lt cho người bệnh liệt nửa người tại khoa
thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ...................................................... 13
3.1.1 Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định .................................... 13
3.1.2 Thực trạng chăm sóc phịng chống loét cho người bệnh liệt nửa người ... 13
3.2 Những thuận lợi và khó khăn........................................................................ 23
3.2.1 Thuận lợi ................................................................................................ 23
3.2.2 Khó khăn................................................................................................ 23
3.3 Hậu quả ........................................................................................................ 23
4. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................ 24


4.1 Kiến nghị...................................................................................................... 24
4.2. Đề xuất giải pháp......................................................................................... 25
4.2.1 Nguyên tắc dự phòng cơ bản .................................................................. 25
4.2.2 Các phương pháp dự phòng .................................................................... 26
5. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 34
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 35


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NB: Người bệnh
NCS: Người chăm sóc
NNNB: Người nhà người bệnh
NVYT: Nhân viên y tế

NCSC: Người chăm sóc chính
TK: Thần kinh
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TC/CĐ/ ĐH/Sau ĐH: Trung cấp/Cao đẳng/ Đại học/Sau đại học
PHCN: Phục hồi chức năng
WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Phân bố đối tượng cchăm sóc theo độ tuổi

13

3.2

Phân bố nơi ở của người bệnh và người chăm sóc

14

3.3


Phân bố đối tượng chăm sóc theo nghề nghiệp

15

3.4

Đặc điểm mối quan hệ của người chăm sóc với người bệnh

16

3.5

Tỷ lệ tình trạng ý thức của người bệnh liệt nửa người

17

Phân bố đối tượng người bệnh đã nằm điều trị tại các cơ sở y

18

3.6

3.7

tế
Tỷ lệ người chăm sóc và người bệnh biết cách phịng chống

19


lt ép

3.8

Thống kê những cách người bệnh được sử dụng phòng loét ép

20

3.9

Thống kê những cách người bệnh được sử dụng chống loét ép

21

1


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Phân bố người chăm sóc theo giới tính


14

3.2

Biểu đồ đặc điểm trình độ học vấn của người chăm sóc

15

3.3

Tỷ lệ người đã từng bị loét ép và chưa bị loét ép

16

3.4

Tỷ lệ người bệnh liệt nửa người bị loét ép

17

Tỷ lệ NCS và NB thấy được tầm quan trọng của dự phịng

19

3.5

lt

Danh mục hình ảnh
2.1


Cấu tạo của da

3

2.2

Vết lt do tỳ đè

5

5.1

Người nhà chăm sóc phịng lt cho người bệnh

32

5.2

Nhân viên y tế hướng dẫn phòng loét cho người bệnh

33

2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Da là hệ thống cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Da có nhiệm vụ bảo vệ các lớp
mơ dưới da chống lại khơng khí, nước, các chất lạ, và vi khuẩn, giúp cơ thể cách
nhiệt và điều hòa nhiệt độ, lưu giữ năng lượng, nhận biết xúc giác. Da rất nhạy cảm

với chấn thương và có những khả năng tự lành đặc biệt. Tuy nhiên dù có khả năng
đàn hồi nhưng da khơng thể chịu được áp lực kéo dài quá 2 giờ, lực đè hoặc sự chà
xát quá mức. Áp lực liên tục lên da sẽ ép chặt các mao mạch và các mạch máu nhỏ
ngoại biên có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và khí ơ-xy đến cho da. Khi da
thiếu máu q lâu, mô chết làm xảy ra các dạng loét do áp lực.
Loét do tỳ đè (loét ép) là một trong những biến chứng chính của người bệnh
bị liệt vận động. Theo ước tính thì cứ ba người bị liệt vận động thì có một người sẽ
mắc chứng lt điểm tỳ trong những ngày đầu sau khi bị chấn thương và khoảng
50% - 80% trong số họ sẽ hình thành các loét điểm tỳ vào quãng thời gian sau này.
Thậm chí người bệnh có thể phải nằm đến hàng tháng trời chỉ vì một điểm loét tỳ.
Một vết loét trầm trọng không những sẽ gây tổn hại về mặt thể chất, tốn kém về
kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bệnh vì nó sẽ để lại trên
cơ thể người bênh một vết sẹo không thẩm mỹ trong suốt phần đời của họ. Tuy
nhiên, phần lớn các dạng loét điểm tỳ có thể ngăn ngừa được nhưng thực trạng thì
người bệnh bị liệt nửa người vẫn chưa được chăm sóc và theo dõi phịng lt theo
đúng cách, do đó cơng tác theo dõi, chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và người
nhà là vô cùng quan trọng. Cần phải chăm sóc tốt kết hợp với phương pháp xoay trở,
xoa bóp , phục hồi chức năng (PHCN) cho người bệnh sớm để phòng ngừa và giảm
các di chứng nặng nề về sau.
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc người bệnh ngày một nâng cao, các bệnh viện
phải không ngừng cải tiến chất lượng và chỉ số loét tỳ đè đã và đang là một trong
các chỉ số để đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện. Việc để
xảy ra loét tỳ đè trong quá trình điều trị khơng chỉ ảnh hưởng tới người bệnh mà còn
là gánh nặng đối với bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định là một bệnh viện lớn hàng ngày khám và
điều trị cho rất nhiều người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não, đột quỵ,
1


xuất huyết não,... Vấn đề dự phịng chăm sóc lt tỳ đè đã và đang là một ưu tiên

trong công tác chăm sóc cho người bệnh nói chung và người bệnh liệt nửa người
nói riêng. Vì thế tơi đã thực hiện khố luận “ Thực trạng phịng chống lt cho
người bệnh liệt nửa người tại khoa Thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
năm 2018”
Nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng phòng chống loét cho người bệnh liệt nửa người tại khoa
thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống loét cho người
bệnh liệt nửa người tại khoa thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Liệt nửa người
Liệt nửa người là hiện tượng giảm hoặc mất vận động hữu ý một nửa bên
người gồm tay, chân, có thể liệt mặt cùng bên với tay chân liệt, do tổn thương
đường thần kinh vận động trung ương.
Nhìn chung vùng não tổn thương khi đột quỵ sẽ quyết định phần nào của cơ
thể bị liệt, có thể là liệt nửa người bên phải hoặc liệt nửa người bên trái, phụ thuộc
vào bên bị ảnh hưởng. Tổn thương não trái sẽ gây ra liệt nửa người phải và ngược
lại. Người mắc tình trạng này vẫn có thể cử động được bên liệt nhưng sẽ yếu hơn
hoặc không thể cử động trong một số trường hợp. Bệnh cảnh trên lâm sàng đa dạng,
do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể để lại di chứng nặng nề về vận động và trí tuệ
cho người bệnh.
Liệt nửa người thường có hai dạng, bao gồm:
- Liệt nửa người bẩm sinh: từng bị tổn thương não trong hoặc ngay sau khi
sinh.
- Liệt nửa người mắc phải: thường xảy ra trong cuộc sống, do chấn thương sọ
não gây máu tụ nội sọ hoặc bệnh tật như các bệnh tim mạch có huyết khối lên não
gây tắc mạch, tăng huyết áp gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhiễm trung thần
kinh, khối u chèn ép tổ chức não,…
2



2.1.2 Cấu trúc hệ thống da

Hình ảnh 2.1: Cấu tạo của da
Da có cấu tạo gồm 3 phần chính: Thượng bì (biểu bì), trung bì ( nội biểu bì),
hạ bì (lớp mỡ dưới da). Mỗi phần có những chắc năng và cấu tạo riêng, liên kết chặt
chẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp của da.
* Biểu bì ( Thượng bì)
Như là lớp da ở phía ngồi cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được,
lớp biểu bì bảo vệ da tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn. Nó bao gồm 5 lớp tế bào.
Lớp sừng: Là lớp ngoài cùng của da giúp bảo vệ da với môi trường bên ngoài.
Theo chu kỳ từ 10-30 ngày lớp sừng bị thối hóa và già đi trở thành lớp tế bào chết.
Chúng có khả năng tái tạo được.
Lớp sáng: Gồm những tế bào khơng nhân có màu sáng. Các tế bào bị ép nhẹ,
trở nên bằng phẳng và không phân biệt được.
Lớp hạt: Q trình sừng hóa bắt đầu – các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và
các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
Lớp gai: Là lớp dày nhất gồm các tế bào nằm chồng lên nhau và liên kết với
nhau một cách chặt chẽ bởi cầu nối hóa học nên gọi là lớp Malpigi.
Lớp tế bào đáy: Có một lớp duy nhất nhưng rất đặc biệt vì có khả năng sản
sinh ra các lớp trên( khả năng tái tạo da mới) khi bị chấn thương, trầy xước nhẹ lớp
ngồi da sẽ khơng để lại sẹo. Nằm trong tế bào đáy có chứa các hạt melanin với số
lượng, kích thước khác nhau quyết định màu da của mỗi người.

3


* Trung bì ( nội biểu bì)
- Nằm dưới thượng bì, gồm 2 phần:

+ Lớp nhú: Là lớp ni dưỡng, rất mỏng chỉ khoảng 0.1mm. Trên bề mặt có
những gai hình nón ăn sâu vào trong lịng thượng bì
+ Lớp trung bì chính thức: Đây là lớp chống đỡ, dày khoảng 0.4mm. Được
cấu tạo nhiều bó liên kết chằng chịt lấy nhau, lớp tring bì chứa phần phụ của da,
tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, vi thể thần kinh thị giác, áp lực, nhiệt, đau…
Cấu trúc trung bì gồm những bó sợi, sợi keo (Elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi
(collagen). Khi cịn trẻ những bó sợi này liên kết chặt chẽ và ở dạng thẳng đứng nên
da săn chắc
* Hạ bì ( mỡ dưới da)
Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt
động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể. Chúng bao gồm:
Các tế bào mỡ: Gắn kết lại với nhau thành nhóm như một lớp đệm.
Các mạch máu: số lượng các tế bào chất béo ở mơ dưới da thì khác nhau ở
các vùng trên cơ thể. Hơn nữa, sự tạo thành các tế bào này cũng khác nhau giữ nam
và nữ, cũng như cấu trúc của các bộ phận khác của da.
2.1.3 Chức năng hệ thống da
Da là lớp màng sinh học không chỉ là vỏ bọc bên ngồi cơ thể mà cịn đảm
nhiệm nhiều chức năng khác nhau
- Bảo vệ da khỏi tác động bên ngồi mơi trường, giữ độ ẩm cho da: ở lớp
ngồi cùng biểu bì có chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs) – Những chất
này gắn kết với nước và giúp duy trì được sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại
của da. Khi độ ẩm của lớp sừng xuống còn từ 8-10% da trở nên khơ, sần sùi và có
xu hướng bị nứt nẻ.
- Đàn hồi, bảo vệ da: Các tế bào mỡ ở mô dưới da cung cấp lớp đệm hoạt
động như thiết bị giảm va chạm, bảo vệ các mô cơ và các sợi mơ bao quanh cơ ở
phía dưới. Khả năng đệm của màng hydrolipid và axit bảo vệ giúp bảo vệ cơ thể
khỏi các chất hóa học có tính kiềm gây hại. Bài tiết các chất độc như: ure,
ammoniac, acid uric… ra ngoài cơ thể.

4



- Bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và vi rút: lớp sừng của biểu bì và các axit bảo
vệ chống lại các loại vi khuẩn và nấm.
- Điều chỉnh nhiệt độ: Da đổ môi hôi giúp làm mát cơ thể và thu nhỏ lại hệ
thống các mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt, giữ cho cơ thể ln ở mức nhiệt độ ổn
định khơng q 37OC
- Kiểm sốt cảm xúc: Đầu các dây thần kinh ở da khiến da nhạy cảm với áp
lực, chấn động, va chạm, nỗi đau và nhiệt độ.
- Sự tái tạo: da có khả năng phục hồi các vết thương
- Cung cấp dinh dưỡng: các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất
dinh dưỡng quan trọng. Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D: góp phần cho sự tăng
trưởng và phát triển của xương.
- Da cũng đóng một vai trị quan trọng về tâm lý
2.1.4 Loét do đè ép
Loét tỳ đè được định nghĩa là tổn thương gây ra do hậu quả của sự đè ép liên
tục làm tổn thương các mô bị đè ép ( Bergstrometal 1992), sự đè ép lâu lên mô, hệ
thống collagen mao mạch và mạch bạch huyết sẽ làm bít tắc dịng máu và dịch kẽ,
gây thiếu máu, đau, hoại tử và tạo mảng mục của mơ bị chết

Hình ảnh 2.2:Vết lt do tỳ đè
Lt khởi đầu khi có áp lực đủ lớn tỳ đè vào vùng da, nhất là những vùng da
sát xương, áp lực này lớn hơn áp lực mao mạch bình thường (32mmHg) gây rối
loạn chuyển hóa và hoại tử tế bào.

5


Q trình này ban đầu có thể tự bù trừ bằng sự giãn mạch chủ động tăng
cường tưới máu tại chỗ. Nếu lực tỳ đè lên đến 70mmHg, tổn thương tổ chức sẽ

khơng hồi phục.
Một số yếu tố khác góp phần hình thành loét tỳ đè là sự mất cảm giác, tiếp
xúc môi trường ẩm ướt, tiêu tiểu không tự chủ, mất khả năng vận động…
Sơ đồ quá trình hình thành loét ép:[7]

Cường độ và
thời gian

Độ tuổi >65
Nằm lâu >2h
Tổn thương TK
Can thiệp gây
mê, phẫu thuật

Áp lực đè
nặng trên


Áp lực

Quản lý ảnh hưởng và yếu tố nguy cơ trên NB

Lực kéo và ma
sát

Vị trí
Động tác
Phương tiện

Sốt nhiềm

khuẩn
Suy yếu
Giảm ni
dưỡng

Lt
ép

Cân bằng
oxy nội


2.1.5 Phân loại lt ép
Giai đoạn III: Tồn bộ vùng da chết bị lột ra, vết loét ăn sâu hết phần hoại tử
của các tổ chức dưới da đến lớp cân cơ, trên lâm sàng biểu hiện là một hố loét sâu,
ở đáy ổ lét có thể ăn lan ra xung quanh thành hầm.
Giai đoạn IV: Phá hủy toàn bộ da, loét ăn sâu ra tổ chức xung quanh, các mơ
bị hoại tử, ăn sâu xuống phía dưới tới các lớp cân cơ, dây chằng, xương, khớp, ở
6


giai đoạn IV này loét có thể tạo thành các hầm các xoang. Loét do đè ép không tiến
triển dần dần từ giai đoạn I, II, III và IV, mà thường bắt đầu ở các tổ chức sâu phía
trong gần với xương và phá hủy ra bề mặt da. Theo quan sát, da mới chỉ bị đổi mầu
nhưng các mô cơ ở phía dưới đã bị hoại tử. Khơng thể đánh giá được chính xác tình
trạng vết lt khi lớp da bên ngoài chưa được bong ra. Giai đoạn I của lt khơng
bao giờ được đánh giá chính xác đặc biệt ở những người da mầu đen.
2.1.6 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây loét ép
* Nguyên nhân
Nguyên nhân chính là do cơ thể bị tỳ đè trong một thời gian lâu và bị chịu

các áp lực như lực tỳ đè, lực trà sát, lực xoắn vặn các mạch máu…thường gặp ở
bệnh nhân bị liệt vận động, những người khó có khả năng xoay trở thay đổi tư thế.
Các nguyên nhân gây tỳ đè kéo dài có áp lực cao hơn áp lực mao mạch (≥32mm
Hg) đều gây thiếu máu tổ chức và chết tế bào. Tổ chức phần mềm bị chèn ép một
thời gian dài giữa hai bình diện: Xương sát da và bề ngồi tiếp xúc: giường, ghế, xe
lăn. Lực do chà sát hoặc dịch chuyển tạo ra cử động kéo lê các mô da trên một bề
mặt, chẳng hạn như trượt trên giường hoặc ghế có thể làm cho các mạch máu bị
căng hoặc uốn, da có thể bị trầy khi bị kéo qua một mặt phẳng gây nên những điểm
loét tỳ.
* Các yếu tố nguy cơ
- Cơ chế chủ yếu của loét tỳ đè là do sự đè ép liên tục lên những vùng nhất
định của cơ thể. Tuy nhiên còn một số nguyên nhân khác đó là những yếu tố mà sự
có mặt của chúng làm cho loét tỳ đè phát triển sớm, kéo dài gồm:
- Lực trượt: Là lực tác dụng lên da khi người bệnh thay đổi vị trí cơ thể như:
thay đổi tư thế nằm sang ngồi trong thời gian dài. Lực trượt làm cho tổ chức dưới da
bị di chuyển các tổ chức của mô bị đè ép và đứt gãy do áp lực kéo dài sẽ dẫn đến
thiếu máu nuôi dưỡng và dẫn đến hoại tử mô. Kết quả sẽ dẫn đến một vùng da bị
rách.
- Cọ xát: Là sự tác động trượt cọ xát lên nhau giữa hai bề mặt, một là da và
một là bề mặt cứng bên ngồi làm da bị bào mịn gây ra những vết thương nông trên
bề mặt da.

7


- Sự ẩm ướt của da: Sự ẩm ướt của da làm tăng lực trượt tạo điều kiện thuận
lợi cho loét phát triển. Sự ẩm ướt này là do mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự
chủ, vết thương chảy nước… vì vậy giữ cho da người bệnh sạch, kho ráo là điều hết
sức cần thiết trong việc phòng chống loét.
- Thiểu dưỡng: là tình trạng làm cho cơ thể gầy mịn suy kiệt, dẫn đến các

mơ bị suy yếu. Các mơ đóng vai trị là lớp đệm giữa da và xương để bảo vệ cơ thể
vì vậy nguy cơ loét sẽ tăng cao. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là
protein, vitamin… góp phần hạn chế quá trình hình thành loét.
- Nhiễm trùng: Là sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài vào cơ thể gây sốt
cao. Sốt làm tăng quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng của cơ thể, làm mơ
tăng tính nhạy cảm với một số chất hóa học của vết thương. Ngồi ra sốt cịn làm
tăng sự bài tiết mồ hôi làm tăng sự ẩm ướt của da.
- Sự hư hại của hệ thống tuần hoàn ngoại vi: Như chúng ta đã biết khi hệ
thống tuần hoàn ngoại vi bị hư hại sự cung cấp dung dịch cho tổ chức mơ sẽ giảm
khi đó mơ sẽ giảm, hoạt động và tăng tính nhạy cảm hơn đối với các chất hóa học
có hại cũng là yếu tố thuận lợi gây nên tình trạng loét da.
- Béo phì: Ở người béo phì mơ mỡ nhiều và dày hơn. Các mơ mỡ có thể bảo
vệ da bằng cách đóng vai trị như một lớp đệm chống lại áp lực nhô lên của xương.
Các mô này lại nghèo nàn mạch máu làm cho mô và tổ chức dưới mô bị thiếu dinh
dưỡng, do vậy người bệnh quá nhiều mỡ sẽ tăng tính nhạy cảm đối với loét tỳ đè.
Giảm vận động: Những người bệnh có khả năng thay đổi tư thế thường xun ít có
nguy cơ lt. Ngược lại người bệnh hơn mê, người bệnh liệt nửa người… thường
khơng thể vận động được thì nguy cơ loét rất cao
- Tuổi tác: Theo nghiên cứu của Stottes(1988) loét tỳ có nguy cơ xảy ra
nhiều hơn ở những người trên 65 tuổi. Do ở người lớn tuổi da thường mỏng và yếu
dần cũng với sự tăng lên của tuổi tác, đồng thời lớp mô dưới da cũng ngày càng
mỏng và có xu hướng mất đi, dẫn đến chức năng bảo vệ da của cơ thể bị suy giảm.
Ngồi ra cịn phải kể đến trang thiết bị phục vụ, chăm sóc người bệnh kém
chất lượng.

8


2.1.7 Đối tượng có nguy cơ mắc loét ép
Bất cứ ai, kể cả những người vận động bình thường, đều có thể bị loét tỳ đè

nếu họ giữ nguyên một vị trí trong một khoảng thời gian đủ lâu gây ra một áp lực
nặng lên một phần của cơ thể . Tuy nhiên những người hạn chế khả năng vận động,
phải ngồi hoặc nằm ở một vị trí trong thời gian dài như: bệnh nhân bị liệt nửa người
hoặc liệt toàn thân, người già yếu, người sống thực vật, tổn thương cột sống những
bệnh nhân tai biến mạch máu não, đột quỵ, sau những phẫu thuật lớn, đang trong
giai đoạn cố định bột, thiếu dinh dưỡng… thì có khả năng cao bị loét da do tỳ đè
hơn.
2.1.8 Những vị trí dễ bị loét ép
Loét ép thường xảy ra gặp ở những vùng tỳ đè trên cơ thể khi nằm: vùng
chẩm, 2 bên bả vai, 2 bên mạn sườn, xương cụt. ụ ngồi, 2 khuỷu tay, 2 bên mấu
chuyển lớn xương đùi, mặt ngoài của khớp gối, mặt trong của khớp gối, mắt cá
trong, gót chân. 80% các vết loét xảy ra xương cùng hay gót chân.
- Trường hợp người bệnh nằm ngửa: Nếu người bệnh nằm ngửa kéo dài mà
không có người chăm sóc chống lt chu đáo thì các vị trí sau đây dễ bị loét ép:
Vùng xương cùng dễ gây loét ép sớm nhất, vùng chẩm, vùng xương bả vai, khuỷu
tay, hai gai chậu sau trên, gót chân, dưới mông.
- Trường hợp người bệnh nằm sấp: Nếu người bệnh bị một bệnh lý nào đó
mà khơng nằm ngửa được mà phải nằm sấp dài ngày, ví dụ: người bệnh bị bỏng ở
vùng lưng, thì vùng dễ bị loét ép là vùng xương ức, vùng xương sườn, đầu gối, mu
chân.
- Trường hợp người bệnh nằm nghiêng: Nếu người bệnh nằm nghiêng kéo
dài thì các vị trí thường bị lt ép là mắt cá chân ngoài, vai, một bên ngoài lồng
ngực, phía ngồi đầu gối bên này và mặt trong đầu gối bên chân kia, vùng mấu
chuyển lớn xương đùi
- Trường hợp bị suy hô hấp phải ngồi kéo dài: Các vị trí dễ bị loét ép là: Ụ
ngồi của xương chậu, vai, xương cùng, vùng khoeo, gót chân
- Ở các bệnh nhân béo phì: Dưới ngực, dưới mơng, nếp gấp trên da bụng

9



2.1.9 Người chăm sóc
Người chăm sóc là người chịu trách nhiệm chính đối với một người khơng
thể chăm sóc đầy đủ cho bản thân. Họ có thể là một thành viên trong gia đình, một
chuyên gia hoặc một cá nhân được đào tạo.
Người chăm sóc chính là người mà làm cơng tác chăm sóc, phục hồi chức
năng trực tiếp, thường xuyên nhất khi người bệnh liệt nửa người điều trị tại bệnh
viện và tiếp tục cơng việc đó khi về nhà cho đến khi người bệnh có thể độc lập
trong sinh hoạt hàng ngày.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
* Nghiên cứu trên thế giới[10]
Trên thế giới loét ép là một vấn đề luôn được quan tâm nghiên cứu và cung
cấp tài chính cho việc dự phịng và điều trị. Lt ép khơng chỉ gây đau đớn cho
người bệnh mà còn ảnh hưởng tới tinh thần của họ, gây gánh nặng kinh tế cho
người bệnh và gia đình, kéo dài thời gian và tăng chi phí điều trị.
Nghiên cứu của Daniel Bluestein, Ashkan Javaheri năm 2008 về việc phòng
ngừa, đánh giá và quản lý loét ép cho thấy 70% tình trạng loét xảy ra ở những người
lớn hơn 65 tuổi, một người trẻ hơn với tình trạng sy giảm thần kinh hoặc bệnh nặng
cũng dễ gặp phải tình trạng loét ép. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng từ 4,7% đến 32.1% trng
thời gian nằm viện và 8,5- 22% trong thời gian ở nhà. Điều này cho thấy loét ép
không chỉ xảy ra trên người bệnh già yếu mà nó cịn xảy ra trên bất cứ người bệnh
nào có thời gian bất động kéo dài và ngay trong thời gian nằm viện điều trị do một
bệnh khác người bệnh có nguy cơ bị loét do đè ép.
* Nghiên cứu tại Việt Nam[10]
Theo Cầm Bá Thức và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 77 người bệnh tại
bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương từ năm 2008 đến năm 2011
cho thấy có 24.6% người bệnh xảy ra loét ép và mức độ loét ép có tương quan thuận
với mức độ hạn chế vận động của người bệnh ( 57,9% người bệnh loét độ 4 đều có
liệt nặng). Hạn chế của nghiên cứu này là thời gian nghiên cứu kéo dài gây khó

khăn trong việc thu thập số liệu
10


Theo nghiên cứu của Võ Thị Nhu và cộng sự tại An Giang “ Đánh giá kiến
thức người chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Nội thần kinh
bệnh viện đa khoa An Giang” cho thấy phần lớn người chăm sóc cho người bệnh tai
biến cịn nhiều hạn chế về kiến thức chăm sóc. Riên với vấn đề xoay trở người
bệnh để phòng ngừa loét ép và huyết khối tĩnh mạch, có tới 40% người chăm sóc
khơng biết cách thực hiện khi người nhà của họ bắt đầu bị tai biến. Tuy nhiên tỷ lệ
này đã được cải thiện rõ rệt còn 11,8% sau can thiệp giáo dục.
Để hạn chế và ngăn ngừa hậu quả thì việc dự phịng lt ép cho người bệnh
nói chung và người bệnh bị liệt nửa người nói riêng là một việc làm cần thiết, cần
tiến hành ngay khi người bệnh nhập viện.
2.2.2 Các mơ hình giải pháp đã được áp dụng để phòng loét cho người bệnh tại
Việt Nam và trên thế giới
* Kiểm tra da hàng ngày [4], [5]: Những vấn đề về da ln ln có thể
phịng ngừa được bằng cách kiểm tra da đều đặn.
- Đối với những người bệnh bị liệt vận động có nguy cơ loét điểm tỳ cao thì
chúng ta cần xây dựng chế độ kiểm tra da hàng ngày xem trên da có xuất hiện
những đốm nghi ngờ nào khơng ví dụ như các nốt phồng rộp da hay các vết tấy đỏ....
* Thay đổi tư thế [8]:
- Lật trở người bệnh theo chương trình, đặt người bệnh nằm ở các tư thế
thoải mái: nằm ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải khoảng 2giờ/lần. Trong trường hợp
đặc biệt có thể thay đổi tư thế cho người bệnh nhiều lần trong ngày theo chỉ định
của bác sỹ.
- Nếu da chỗ xương cùng bị đỏ lên, ta phải để người bệnh nằm nghiêng hoặc
nằm sấp, nhưng cần lưu ý khi người bệnh nằm nghiêng không được để lâu quá 2 giờ,
đồng thời phải lót giữa hai đầu gối bằng một gối êm mỏng hoặc vịng đệm hơi vì da
vùng ụ lớn xương đùi dễ bị tổn thương. Đặt vịng bơng ở những ụ xương khác như:

mắt cá chân, gót chân, bả vai bên nằm nghiêng.
- Ngồi ra khi để người bệnh nằm ngửa phải kê dưới lưng một gối mỏng và
mềm. Kê cao bắp chân bằng gối mềm để làm giảm sức đè nặng lên gót chân.
- Mặt giường của người bệnh phải đảm bảo ga trải giường và đệm nằm được
kéo phẳng. Hiện nay phần lớn các bệnh nhân liệt vận động đều được khuyến cáo sử
11


dụng đệm hơi, đệm nước để hạn chế nguy cơ loét do tỳ đè. Nó có tác dụng như sóng
nước làm cho các mao mạch nuôi dưỡng vùng da của bệnh nhân được lưu thơng, do
đó giảm nguy cơ lt do thiểu dưỡng da vùng tỳ đè.
- Một điều lưu ý là ngay cả khi cho người bệnh đi đại tiện ta cũng nên lót vải
mềm lên mép bơ, để tránh sức nặng của cơ thể đè lên thành bô cứng cũng có thể gây
tổn thương da vùng tiếp xúc.
* Giữ gìn da khơ sạch:
- Hàng ngày chúng ta phải quan sát những vùng da dễ có nguy cơ bị loét.
- Giữ vệ sinh không để da bị ẩm ướt bởi các loại dịch tiết như mồ hôi, nước
tiểu, phân….
- Ln săn sóc, giữ cho da khơ ráo. Điều dưỡng có thể phối hợp với gia đình
người bệnh tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước ấm tại phòng kín gió tối
thiểu 1 lần/ngày, sau đó lau khơ người cho bệnh nhân bằng khăn bơng mềm.
* Xoa bóp các vùng bị tỳ đè[8], [5]:
- Ta có thể xoa bóp làm khô da bằng bột talc hoặc cồn 70o để đảm bảo da
khơng bị ẩm ướt.
- Xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị mảng mục. Thời
gian xoa kéo dài khoảng 15 - 20 phút/lần và nên tiến hành đều đặn từ 1 - 2 lần/ngày.
- Để có hiệu quả tốt nhất chúng ta nên kết hợp tập luyện phục hồi chức năng
cho bệnh nhân nhằm phịng tránh các di chứng có thể để lại cho bệnh nhân về sau
này như teo cơ, cứng khớp.


12


3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.1 Thực trạng chăm sóc phịng chống loét cho người bệnh liệt nửa người tại
khoa thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
3.1.1 Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có diện tích 2.7 ha nằm trong khu vực nội
thành của thành phố Nam Định. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có quy mơ hơn
700 giường bệnh với 7 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng
với tổng số hơn 700 y bác sỹ và điều dưỡng viên. Hàng năm bệnh viện thực hiện
hơn 6000 ca phẫu thuật bằng các kỹ thuật tiên tiến của tuyến trung ương. Theo quy
hoạch tổng thể ngành y tế Nam Định đến năm 2020 bệnh viện nâng cấp lên 1000
giường nhằm đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân.
Khoa thần kinh, đơn nguyên đột quỵ bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định là
nơi điều trị chính cho người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não, đột quỵ,
u não,… trung bình lượng người bệnh nằm điều trị nội trú tại khoa khoảng 40-50
người bệnh tại một thời điểm. Bên cạnh đó cịn có một số người bệnh liệt nửa người
nằm tại các khoa khác của bệnh viện như hồi sức cấp cứu, tim mạch, phục hồi chức
năng,… trong cùng thời điểm. Với số lượng người bệnh liệt nửa người trong bệnh
viện đa khoa tỉnh Nam Định là tương đối lớn. Do đó cần nâng cao kiến thức chăm
sóc để phịng lt ép cho người bệnh liệt nửa người là cần thiết và rất quan trọng.
3.1.2 Thực trạng chăm sóc phịng chống lt cho người bệnh liệt nửa người
* Phân tích số liệu liên quan
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng chăm sóc theo độ tuổi
Tuổi

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)


< 45 tuổi

4

13.33

45-60 tuổi

21

70

> 60 tuổi

5

16.67

Tổng

30

100

Nhận xét:
- Độ tuổi của người chăm sóc chiếm nhiều nhất (70%) là 45-60 tuổi
13



- Độ tuổi của người chăm sóc chiếm ít nhất (13.33%) là < 45 tuổi

Nam
Nữ

Biểu đồ 3.1: Phân bố người chăm sóc theo giới tính

Nhận xét: Phần lớn người chăm sóc người bệnh liệt nửa người là nữ giới chiếm
63.33%, trong khi đó những NCS là nam giới có tỉ lệ 36.67%.

Bảng 3.2: Phân bố nơi ở của người bệnh và người chăm sóc
Địa điểm

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Thành thị

3

10

Nơng thôn

25

83.33

Khác ( vùng sâu vùng xa)


2

6.67

Tổng

30

100

Nhận xét:
Tỷ lệ người bệnh và người chăm sóc sống ở nơng thơn chiếm cao nhất 83.33%, tiếp
theo là thành thị chiếm 10%, cuối cùng là sống ở vùng sâu vùng xa 6.67%
14


60
50
40
30
20
10
0
Mù chữ

Tiểu học

THCS


THPT

TC/CĐ/
ĐH/Sau
ĐH

Khác

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ đặc điểm trình độ học vấn của người chăm sóc
Nhận xét: Kết quả cho thấy trình độ văn hóa của người chăm sóc bậc trung
học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất 53.33%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là đối tượng mù chữ
3.33%.

Bảng 3.3: Phân bố đối tượng chăm sóc theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Số lượng( người)

Tỷ lệ (%)

Công nhân

6

20

Viên chức nhà nước

2


6.67

Nông dân

15

50

Nghỉ hưu

4

13.33

Khác

3

10

Tổng

30

100

Nhận xét:
Tỷ lệ người chăm sóc người bệnh là nơng dân chiếm cao nhất 50% và tỷ lệ
người chăm sóc người bệnh chiếm thấp nhất (6.67%) là viên chức nhà nước
15



Bảng 3.4: Đặc điểm mối quan hệ của người chăm sóc với người bệnh
Mối quan hệ

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Vợ ( chồng)

5

16.67

Con/ Cháu/ Người giúp việc

24

80

Nhân viên y tế

1

3.33

Khác

0


0

Tổng

30

100

Nhận xét:
Tỷ lệ người chăm sóc người bệnh chiếm cao nhất (80%) là con/ cháu/ người
giúp việc tiếp theo là vợ (chồng) chiếm 16.67% cuối cùng là nhân viên y tế chiếm
(3.33%)

Chưa bị loét
Đã từng bị

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ người đã từng bị loét ép và chưa bị loét ép
Nhận xét:
16


×