Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại trường đại học y dược hải phòng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 113 trang )

i

BỘ GIÁO DỤ
ỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ
T

TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

HOÀNG TUẤN ANH

THỰC TRẠNG
NG STRESS CỦA
C
SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠ
ỠNG
LIÊN THÔNG HỆ
H VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI
TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM
ĂM 2018

LUẬ
ẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301


NGƯỜI
NGƯ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS THÁI LAN ANH

NAM ĐỊNH – 2018


TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Tình trạng stressthường xun của sinh viên điều dưỡng liên thônghệ
vừa làm vừa học ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động, hiệu quả học tập.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm
vừa học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018 và xác định một số yếu tố
liên quan.
Đối tượng: gồm có 266 sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả:
Tỷ lệ stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học là 5,6%.
Chủ yếu là stress nhẹ và vừa lần lượt là 35,0% và 11,7%. Tuổi, tình trạng hôn nhân,
tham gia trực đêm, mức độ ổn định công việc, làm việc trong môi trường thiếu sáng,
áp lực vừa làm vừa học là những yếu tố liên quan đến tình trạng stress.
Kết luận:
Tỷ lệ stresscủa sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng chủ yếu là stress nhẹ và vừa. Một số yếu tố liên
quan đến tình trạng stress ở đối tượng nghiên cứu gồm: nhóm tuổi ≤30 tuổi
(OR=1,7 ; 95%CI : 1,046 – 2,885), chưa lập gia đình (OR = 2,5 ; 95%CI : 1,102 –
6,107), có đi trực đêm (OR = 1,8 ; 95%CI : 1,016 – 3,24), công việc không ổn định
(OR = 3,4 ; 95%CI : 1,266 – 9,165), làm việc trong môi trường thiếu sáng (OR =
3,3 ; 95%CI : 1,342 – 8,524), áp lực vừa làm vừa học (OR = 2,7 ; 95%CI : 1,51 –
5,07)

Từ khóa: stress, điều dưỡng viên, vừa làm vừa học


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban
Giám hiệu, Phịng đào tạo Sau Đại học, các thầy/cơ giảng viên trong nước và ngoài
nước của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt
kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phịng ban có liên quan, Ban Lãnh đạo
Khoa Điều dưỡng và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã
động viên, tạo điều kiện thời gian để tôi yên tâm học tập và hồn thành đề tài.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Thái Lan Anh- Trưởng Khoa
Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng - người thầy đã hướng dẫn tôi,
dành nhiều thời gian quý báu để truyền đạt những kiến thức chuyên môn, tận tình
hướng dẫn và ln động viên tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các anh/chị sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa
học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018 đã đồng ý tham gia nghiên
cứu này.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn
bên cạnh ủng hộ, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Nam Định, ngày 3 tháng12 năm 2018.
Tác giả

Hoàng Tuấn Anh



iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được
thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực, đúng quy trình và đảm bảo tính khoa
học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, không trùng lặp
với bất kỳ cơng trình nghiên cứu của tác giả nào khác trong, ngồi nước và chưa
được cơng bố hoặc sử dụng ở bất kỳ đâu.
Nam Định, ngày 3 tháng 12 năm 2018
Tác giả

Hoàng Tuấn Anh


MỤC LỤC

TÓM TẮT ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
1.1. Stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên ........................................................ 4
1.2. Một số yếu tố liên quan đến stress của điều dưỡng viên ........................... 15
1.3. Đánh giá stress nghề nghiệp ..................................................................... 18

1.4. Khung lý thuyết........................................................................................ 19
1.5. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu .................................................. 23
Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 25
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .......................................................... 25
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ................................................. 25
2.6. Biến số trong nghiên cứu.......................................................................... 28
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá stress........................................................................ 31
2.8. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 31
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................ 32
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ......................... 32
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 34


3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu................................................................ 34
3.2. Thực trạng stress nghề nghề nghiệp của điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa
học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng ...................................................... 39
3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng viên hệ vừa
làm vừa học .................................................................................................... 47
Chương 4:BÀN LUẬN.......................................................................................... 54
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 54
4.2. Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên vừa làm vừa học tại
trường Đại học Y Dược Hải Phòng ................................................................. 58
4.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng viên hệ vừa làm
vừa học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018 ............................... 68
4.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .................................... 71
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 73
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
PHỤ LỤC..................................................................................................................
Phụ lục 1:Bản đồng thuận ..........................................................................................
Phụ lục 2:Bộ câu hỏi khảo sát ....................................................................................
Phụ lục 3:Kết quả so sánh điểm trung vị stress của các yếu tố ...................................
Phụ lục 4:Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu .................................................


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NIOSH

(National Institute for Occupational Safety and Health): Viện
sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ

NVYT

Nhân viên y tế

NSS

(Nursing stress scale): Thang đo stress điều dưỡng

SNN

Stress nghề nghiệp

TPHCM


Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

(World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới

OR

(Odds Ratio): Tỷ suất chênh

CI

(Confidence Interval): Khoảng tin cậy

Min

(Minimum): Giá trị nhỏ nhất

Max

(Maximum): Giá trị lớn nhất

TS

Tần suất

KLCV

Khối lượng công việc


BDDD

Bất đồng với điều dưỡng

BDBS

Bất đồng với bác sĩ

LQCC

Liên quan đến cái chết

LQDT

Liên quan đến điều trị


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Định nghĩa các biến số nghiên cứu ......................................................... 28
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 34
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu................................... 35
Bảng 3.3. Đặc điểm gia đình, mơi trường của đối tượng nghiên cứu ...................... 36
Bảng 3.4. Đặc điểm công việc của đối tượng nghiên cứu ....................................... 37
Bảng 3.5. Đặc điểm môi trường làm việc, học tập của đối tượng nghiên cứu ......... 38
Bảng 3.6. Tỷ lệ stress của đối tượng nghiên cứu theo các mức độ.......................... 39
Bảng 3.7. Tác nhân gây stress do khối lượng công việc n(%) ................................ 40
Bảng 3.8. Tác nhân gây stress do mối quan hệ trong công việc n(%) ..................... 41

Bảng 3.9. Tác nhân gây stress do bất đồng với điều dưỡng cấp trên n(%) .............. 42
Bảng 3.10. Tác nhân gây stress do bất đồng với bác sĩ n(%) .................................. 43
Bảng 3.11. Tác nhân gây stress do liên quan đến việc điều trị n(%) ....................... 44
Bảng 3.12. Tác nhân gây stress do liên quan đến cái chết của người bệnh n(%)..... 45
Bảng 3.13. Tác nhân gây stress do liên quan đến kiến thức và sự chuẩn bị của bản
thân n(%)............................................................................................................... 46
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa stress và đặc điểm chung của đối tượng ................. 47
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa stress và đặc điểm gia đình, mơi trường................. 48
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa stress và đặc điểm công việc.................................. 49
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa stress và đăc điểm môi trường làm việc, học tập .... 50
Bảng 3.18. Mối tương quan giữa stress và các tác nhân gây stress ........................ 51
Bảng 3.19. Mối tương quan giữa 7 nhóm tác nhân gây stress và tần suất gặp ........ 53
Bảng 3.21. So sánh điểm trung vị stress của các yếu tố đặc điểm chung của đối
tượng ..................................................................................................................... 91
Bảng 3.22. So sánh điểm trung vị stress của các yếu tố đặc điểm gia đình, mơi
trường .................................................................................................................... 92
Bảng 3.23. So sánh điểm trung vị stress của các yếu tố đặc điểm công việc........... 93
Bảng 3.24. So sánh giá trị trung vị của các yếu tố đặc điểm môi trường làm việc .. 93


vi

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mơ hình sinh thái kết hợp............……………………………………20
Biểu đồ 1.2.Khung lý thuyết của nghiên cứu …………………………………….22
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu ……………………….32
Biểu đồ 3.2. Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu ……………………...33
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm thói quen sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu …………....34



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y thế giới (WHO) “Sức khỏe là một trạng thái
hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ khơng phải là chỉ khơng
có bệnh hay tàn phế”[52]. Như vậy, sức khỏe tinh thần có vai trị rất quan trọng.
Stress là vấn đề luôn tồn tại trong cuộc sống của con người, nó là một phần
tất yếu và không thể tránh khỏi.Stress giúp con người chủ động ứng phó với các tác
nhân từ mơi trường sống đồng thời sẽ là động cơ thúc đẩy sự phát triển cá nhân, đó
là những stress có lợi [53]. Tuy nhiên tình trạng stress với cường độ cao hoặc kéo
dài hay lặp đi lặp lại nhiều lần có thể phá vỡ sự cân bằng sinh học của cơ thể con
người, làm phát sinh thêm nhiều vấn đề sức khỏe về thể chất, tinh thần như trầm
cảm, lo âu, …nặng sẽ dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, hơ hấp, tiêu hóa...[38].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hằng ngày điều dưỡng viênluôn phải tiếp xúc với
một loạt các tình huống gây stress như khối lượng công việc lớn[11],[16]. Họ luôn
phải đối mặt với những tình huống cấp cứu, đa chấn thương, đơi khi còn chứng kiến
nhiều trường hợp tử vong, trách nhiệm nặng nề; môi trường làm việc tiếp xúc với
nhiều yếu tố gây hại (vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh, hóa chất độc hại,…); thời gian
làm việc liên tục, không kể ngày đêm hay ngày nghỉ lễ, chính những nguyên nhân
này dẫn đến những áp lực, căng thẳng cho điều dưỡng viên[18].
Theo Lou và Shiau ước tính rằng stress gây ra một nửa tất cả các trường hợp
bỏ việc, giảm 40% doanh thu, và 5% tổng số lực lượng lao động làm giảm năng
suất do stress (300 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ hàng năm) [47].
Tại Nam Phi,stresscủa điều dưỡng là do phong cách quản lý của cấp trên,
phạm vi giới hạn cho công việc, điều kiện làm việc nghèo nàn, mối quan hệ giữa
các cá nhân không tốt, giữa các bác sĩ và nhân viên điều dưỡng có nhiều xung đột
(Makie, 2006) [49].Tại Hy Lạp nghiên cứu của Dimitra Chatzigianni trên 157 điều
dưỡng làm tại các bệnh viện đa khoa cho thấy các điều dưỡng viên liên quan đến sự
chịu đựng đau đớn và cái chết của người bệnh có mức độ stress cao nhất[36]. Tại Ả
Rập Xê Útnghiên cứu được thực hiện bởiAlenezi AM và Baker O (2018) cho thấy

mức độ stress của điều dưỡng viên là khá cao nguyên nhân gây ra bởi khối lượng


2

công việc và thiếu sự hỗ trợ [29]. Tác giả Hongxia Guo và cộng cự (2018) tại Trung
Quốc nghiên cứu trên 1015 điều dưỡng cộng đồng từ 56 trung tâm chăm sóc sức
khẻo cộng đồngcũng chỉ ra 5 yếu tố gây stress cho điều dưỡng viên trong đó nhiệm
vụ quá nhiều và mơi trường làm việc thiếu nhân lực có mức độ stress cao nhất[40].
Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu trên đối tượng điều dưỡng vừa đi làm vừa
đi học.
Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tình trạng stress trên đối
tượng điều dưỡng viên. Theo nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kiều My (2014) tại
Đà Nẵng tỷ lệ này là 20,2%và Lê Thành Tài (2008) tại Cần Thơ và Hậu Giang là
45,2%[13], [16]. Tại miền Bắc theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy (2015) tỷ lệ
stresscủa điều dưỡng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là 18,5%[22].Một nghiên
cứu khác tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 (2018) cho thấy 33,7% điều dưỡng
khối ngoại bị stress [25].
Tác giả Trần Thị Ngọc Mai (2013) nghiên cứu trên 299 sinh viên điều dưỡng
lâm sàng hệ vừa làm vừa học tại Hà Nội chỉ ra quá tải công việc và chứng kiến cái
chết của người bệnh là những tác nhân gây ra tình trạng stress cao nhất [11].
Hậu quả gây ra do stress là rất lớn.Tuy vậy các nghiên cứu trên nhóm đối
tượng điều dưỡng vừa đi làm vừa đi học còn rất hạn chế khơng chỉ ở Việt Nam mà
cịn trên cả thế giới.Tại Hải Phịng cũng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.Câu
hỏi đặt ra cho nhóm nghiên cứu là tỷ lệ stress của điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa
học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là bao nhiêu? Có những yếu tố nào ảnh
hưởng đến tình trạng stress đó và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm
stress cho những điều dưỡng viên này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại
học Y Dược Hải Phòng năm 2018”.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học
tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới stress của sinh viên điều dưỡng liên thông
hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Stress ở điều dưỡng viên
1.1.1. Khái niệm về stress và stress nghề nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về stress
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ stress trong các nghiên cứu về sinh lý học
nói về những thay đổi của cơ thể con người khi đau đớn, đói, sợ hãi và giận giữ của
mình là Walter Bradford Cannon 1915 “Động vật phản ứng với các mối đe dọa và
sự kích thích của hệ thần kinh giao cảm, mồi động vật để chiến đấu hoặc chạy
trốn”[34]. Năm 1936, Hans Selye là nhà sinh lý học người Hung-ga-ri đã có cơng
lớn trong việc chính thức đưa ra khái niệm stress một cách khoa học và được coi
như cha đẻ của định nghĩa stress, theo Ông “Stress là một phản ứng sinh học khơng
đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng”[55]. Hans Selyeđã sử dụng
thuật ngữ stress để mơ tả hội chứng của q trình thích nghi với mọi loại bệnh tật,
các nghiên cứu về sau của Hans Selye nhấn mạnh: “stress có tính chất tổng hợp chứ
khơng phải chỉ thể hiện trong một trạng thái bệnh lý”[55]. Stress là phản ứng của cơ
thể sống, là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với bất kỳ tác động nào, cũng theo

ơng stress có mặt lợi đó là kích thích tích cực, huy động sức mạnh để con người
vượt qua khó khăn, nhưng cũng có mặt hại nếu quá mức đáp ứng của cơ thể, gây ra
tình trạng ốm đau, bệnh lý,...[55]. Hans Selye đã nêu được bản chất sinh học của
stress, tuy nhiên ông chưa đề cập đến khía cạnh tâm lý – xã hội của vấn đề này.
Như vậy, có thể thấy stress được hiểu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác
nhau.Trong khn khổ nghiên cứu này, chúng tơi tìm hiểu stress dựa trên định
nghĩa của Hans Selye làm định hướng nghiên cứu chính cho đề tài này.
1.1.1.2. Khái niệm về stress nghề nghiệp
Hans Selye đã từng nói “cuộc đời khơng có stress đó là cái chết” [54]. Do đó,
stress ln song hành ở tất cả các phương diện của cuộc sống, đặc biệt nó ln tồn
tại cùng các hoạt động lao động của con người, bất kể lao động chân tay hay lao
động trí óc. Hiện nay, những yếu tố có nguy cơ cao gây stress nghề nghiệp và


5

những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người cũng như hiệu quả công việc
đang là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Theo tác giả Lê Trung định nghĩa rằng: “Stress nghề nghiệp là sự mất cân
bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động” [24].
Viện nghiên cứu sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ
(NIOSH) năm 1999 cũng định nghĩa stress nghề nghiệp có thể là: những áp lực có
hại về mặt cảm xúc và có thể xảy ra khi ta yêu cầu công việc không phù hợp với
khả năng, nhu cầu và nguồn lực của người lao động. Stress nghề nghiệp có thể dẫn
tới sức khỏe kém và thậm chí là bị tổn thương [27].
1.1.2. Cơ chế sinh học của stress
Khi có hiện tượng stress xảy ra thì cơ thể có đáp ứng thông qua hệ thần kinh,
nội tiết và thể dịch, riêng đáp ứng tức thì được điều hịa bởi hệ thần kinh thực vật,
còn các đáp ứng trung gian được điều hòa bởi tuyến thượng thận, với đáp ứng dài
hạn được điều hòa bởi hệ nội tiết và hệ miễn dịch. Các đáp ứng này lại được kiểm

soát bởi vùng hạ đồi.Hạ đồi cùng với hệ Limbic kiểm soát những chức năng cơ bản
của cơ thể như ăn, uống nhưng chịu sự ảnh hưởng của vỏ não [1], [9], [20].
Hệ thần kinh thực vật của cơ thể con người bao gồm hệ giao cảm và hệ phó
giao cảm. Khi có các tác nhân gây stress, hệ giao cảm sẽ được hoạt hóa giúp cơ thể
chuẩn bị ứng phó với các tác nhân bên ngoàilàmtăng nhịp tim, tăng sức co bóp của
cơ tim từ đó tăng cung lượng tim, đồng thời gây tăng hàm lượng oxy trong máu và
tăng năng lượng cung cấp cho các cơ quan. Đó là những đáp ứng tương đối tự động
và đã được lập trình về mặt sinh học để đáp ứng với những stress về thể chất và tâm
lý [1], [9].
Những đáp ứng tức thì xảy ra thơng qua hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là
hệ thần kinh tự trị. Phản ứng cơ thể con người trước stress được duy trì bởi một cơ
chế trung gian (đáp ứng trung bình) là sự phóng thích hai hc mơn Epinephrine và
Norepinephrine của tuyến tủy thượng thận. ACTH (Adrenocorticotropic Hormone)
ở hệ thống dưới đồi – tuyến n, được phóng thíchkích thích tuyến vỏ thượng thận,
hai hc mơn Epinephirne và Norepinephirne huy động đạm và mỡ từ các tổ chức


6

trong cơ thể đến gan để chuyển hóa thành đường glucose. Hệ quả sau cùng của tác
động này là tăng nhịp tim, tăng huyết áp, hô hấp, tăng đường huyết, cung cấp cho
cơ thể năng lượng cần thiết đáp ứng với các yếu tố stress.
Những đáp ứng dài hạn xảy ra qua hệ nội tiết và hệ miễn dịch.Chúng điều
hòa giai đoạn 3 của các biến đổi sinh lý trong đáp ứng với stress. Bốn tuyến nội tiết
bao gồm: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến vỏ thượng thận và tuyến tụy nội tiết. Khi cơ
thể bị stress sẽ gây tăng tiết hc mơn GH (Growth Hormone) từ tuyến n làm
tăng tiêu hao năng lượng và làm tăng đường huyết, đồng thời giải phóng
ADH(Antidiuretic Hormone)tăng tái hấp thu nướcvào cơ thể để tăng khối lượng
dịch trong cơ thể, việc này giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự mất máu và làm tăng thể
tích máu, tăng huyết áp. Sự phóng thích hc mơn Thyroxine từ tuyến giáp được

kiểm sốt bởi hc mơn TSH (Thyroid-Stimualting Hormone) do tuyến yên tiết ra
có tác dụng làm tăng chuyển hóa và tăng sử dụng glucose. Ngồi ra, thyroxine được
tăng tiếtgiúp huy động các nguồn năng lượng sẵn có để cơ thể chuẩn bị các hoạt
động ứng phó với stress, lúc này Insullin cũng được tuyến tụy tăng tiết giúp tăng
đường huyết để chuẩn bị sẵn năng lượng cần thiết cho phản ứng của cơ thể với
stress[1], [9].
1.1.3. Biểu hiện và mức độ của stress
1.1.3.1. Biểu hiện của stress
Stress thể hiện ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau rất đa dạng và phức
tạp. Khi người lao động bị stress trong cơng việc họ có những thay đổi cả về thể
chất và tâm lý (nhận thức, cảm xúc, hành vi).
Biểu hiện về thể chất:Biểu hiện của stress về mặt thể chất rất đa dạng, phức
tạp nólà những thay đổi ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, hơ hấp, tiết niệu,… cụ
thể như: tim đập nhanh, vã mồ hơi nhiều, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ,
chán ăn hoặc ăn không ngon miệng, căng mỏi cơ bắp, đau nhức xương khớp, đau
vùng dạ dày và buồn nôn,…[12],[9], [46].
Biểu hiện về mặt tâm lý: Những biểu hiện stress về mặt tâm lý thể hiện sự
thay đổi hoạt động của các quá trình nhận thức, xúc cảm và hành vi như: giảm sự


7

tập trung, lơ đãng, hay quên, suy nghĩ kém linh hoạt, mệt mỏi về tinh thần và trí lực
giảm sút, cảm giác về công việc bị áp lực đè nặng, tinh thần hoang mang, buồn
chán, không hứng thú với công việc hay nói cách khác là sợ khi phải làm việc, làm
việc uể oải chần trừ né tránh, thiếu linh hoạt giải quyết vấn đề, sai sót nhiều trong
cơng việc, vì vậy dễ cáu gắt hay nổi khùng với những người xung quanh, có người
lại biểu hiện gia tăng những hành vi có hại như: hút thuốc lá, uống rượu, ma
túy,…ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, hủy hoại uy tín của bản thân, cũng như
gia đình, cơ quan, tổ chức[8], [46].

1.1.3.2. Mức độ stress
Cho đến nay, có rất nhiều cách phân loại mức độ stress khác nhau:
Theo Đặng Phương Kiệt, stresscó 3 mức độ [9]:
Stressmức độ nhẹ: là mức độ chủ thể, có thể cảm nhận như một thách thức
làm tăng thành tích trong cơng việc.
Stressmức độ vừa: là mức độ phá vỡ những nguyên lý cơ bản của con người
dẫn đến những biểu hiện không tốt lặp đi lặp lại nhiều lần.
Stressmức độ nặng: là mức độ dẫn đến ngăn chặn ứng xử gây ra những phản
ứng lệch lạc gây tổn hại bản thân và người xung quanh.
Cách phân loại này đã chỉ ra được dấu hiệu tâm lý của các mức độ stress.
Theo Nguyễn Thị Hải[4], stressđược chia thành 3 mức độ như sau:
Mức độ ít trầm trọng: khi stress chỉ biểu hiện ở một mặt, không kéo dài, con
người có thể tự khắc phục được.
Mức độ trầm trọng: biểu hiện ở hai hay một số mặt, lặp đi lặp lại trong thời
gian tương đối dài, phải khắc phục trong một thời gian nhất định.
Mức độ rất trầm trọng: biểu hiện ở nhiều mặt, diễn ra rong thời gian dài, phải
khắc phục trong thời gian rất dài.
Tác giả Nguyễn Thành Khải [10] đưa ra cách phân loại stressthành 3 mức
độ dựa trên sự cảm nhận của chính chủ thể gồm:


8

Mức độ 1: rất căng thẳng, con người cảm nhận rất căng thẳng về tâm lý, đây
là trạng thái khó chịu của con người cảm nhận được và có nhu cầu được thốt khỏi
nó.
Mức độ 2: căng thẳng, con người cảm nhận thấy có sự căng thẳng cảm xúc,
sự tập trung chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn, các chỉ số về sinh lý
tăng mạnh. Nếu trạng thái này kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang mức độ rất căng thẳng.
Sự bền vững của mức độ này tùy thuộc vào mức độ và tính chất cơng việc hay tâm

lý của từng người.
Mức độ 3: ít căng thẳng, ở mức độ này con người cảm nhận thấy bình
thường hoặc căng thẳng nhẹ, mọi hoạt động tâm sinh lý diễn ra bình thường, sự thay
đổi khơng đáng kể, cơ thể huy động năng lượng ở mức độ vừa phải.
Theo Hans Selye, stresscó hai mức độ:
Mức độ eustress: là mức độ bình thường, là phản ứng thích nghi của cơ thể
trước những tác nhân, đây là stress tích cực nó huy động khả năng tích cực của cơ
thể để vượt qua tác nhân gây stress lấy lại sự cân bằng [55].
Mức độ distress: là mức độ stress bệnh lý, biểu hiện sự phản ứng thích nghi
của cơ thể bị thất bại, con người không vượt qua được các tác nhân xấu gây ra tình
trạng stress (biểu hiện ốm đau, bệnh tật,…) [55].
Cách phân loại stress của Hans Selye đã chỉ ra mức độ có lợi và có hại cho
cơ thể, dễ dàng đánh giá mức độ stress cũng như kết luận tình trạng stress trên đối
tượng chúng tơi nghiên cứu.Đây là cách phân loại rất phù hợp với thực tế nghiên
cứu của chúng tơi, giúp nhóm nghiên cứu phân loại được cụ thể stress trên điều
dưỡng viên để từ đó tìm hiểu thêm về căn ngun gây ra các tình trạng trên và có
biện pháp can thiệp kịp thời. Do vậy chúng tôi chọn cách phân loại theoHans Selye
1.1.4. Nguyên nhân gây stress
Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố gây ra stress. Những nguyên nhân cơ bản
gây ra stress được phân thành các nhóm như sau:
Nhóm nguyên nhân xuất phát từ điều kiện, môi trường làm việc:Đặc thù của
nghề nghiệp được xem là một nhân tố có nguy cơ cao gây stress như: những nghề


9

có tính chất nguy hiểm, nghề liên quan đến tính mạng con người, nghề luôn luôn
phải tiếp xúc với rất nhiều người, nghề mà môi trường làm việc luôn phải tiếp xúc
với những mầm bệnh có thể lây truyền trực tiếp, đó là những nghề dễ gây stress cho
người lao động[7], [26].

Nhóm ngun nhân xuất phát từ vai trị, nhiệm vụ cơng việc:Trong cơng việc
hằng ngày mỗi người đều có một nhiệm vụ riêng, nếu bản thân người đó khơng biết
mình phải làm gì, hoặc khơng chắc chắn về những cơng cụ mình đang sử dụng cho
cơng việc thì hậu quả dẫn đến tình trạng căng thẳng gây áp lực trong cơng việc, dễ
gây stress[7].
Nhóm ngun nhân xuất phát từ mối quan hệ giữa các cá nhân trong công
việc:Các mối quan hệ cá nhân trong công việc như: sự quan tâm từ cấp trên với cấp
dưới, sự hỗ trợ chia sẻ từ đồng nghiệp sẽ làm cho nguy cơ stress giảm nhẹ[7], [11].
Nhóm nguyên nhân xuất phát từ sự phát triển nghề:Bất cứ ai khi bước chân
vào nghề đều mong muốn được làm việc ở một vị trí tốt, điều kiện làm việc tốt và
có cơ hội phát triển trong nghề nghiệp,…Tuy nhiên không phải ai cũng đạt được
mong muốn đó, làm họ hụt hẫng, áp lực, nguy cơ stress rất cao[7].
Nhóm nguyên nhân xuất phát từ cơ cấu tổ chức:Các chính sách của tổ chức
(các quy định và thủ tục hành chính cứng nhắc, nhiều khi chưa hợp lý), cấu trúc tổ
chức chưa phù hợp, sự luân chuyển nhân viên trái ngành nghề, thiếu thông tin hoặc
thông tin không chính xác từ nhà quản lý,…là những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng căng thẳng trong cơng việc của người lao động[7], [46].
Nhóm nguyên nhân xuất phát từ bản thân người lao động; điểm giao nhau
giữa gia đình và nghề nghiệp:Một yếu tố chủ quan gây ra stress như: điều kiện sức
khỏe thể chất, đời sống xúc cảm, đặc điểm tính cách, vốn kinh nghiệm sống và kỹ
năng giải quyết vấn đề, bên cạnh đó người lao động lại ít nhận được sự quan tâm
giúp đỡ từ những người thân khi gặp khó khăn trong cơng việc, kinh tế sa sút, con
cái đau ốm,… tất cả những điều đó góp phần làm tăng thêm sự mệt mỏi, chán nản,
giảm động cơ và năng suất lao động [7], [46].


10

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress khác nhau, có thể bắt nguồn
từ mơi trường làm việc, điều kiện làm việc, tính chất cơng việc, cơ cấu tổ chức

trong cơ quan, hay nảy sinh từ bản thân người lao động. Việc tìm hiểu nguyên nhân
gây ra stress rất quan trọng giúp cho cá nhân và tập thể tìm ra giải pháp thích hợp để
ứng phó, giải quyết phịng ngừa, giảm bớt sự căng thẳng trong q trình lao động.
1.1.5. Ảnh hưởng của stress
Ảnh hưởng tích cực:
Stressở mức độ vừa phải sẽ làm tăng sức chống đỡ và khả năng thích nghi
của cơ thể với các tác nhân. Con người cảm thấy phấn chấn, hăng hái, tích cực hơn
trong công việc, đồng thời nâng cao khả năng ứng phó, giải quyết những tình huống
khó khăn. Chính nhờ vượt qua được stress đã làm con người tự tin hơn, vững vàng
hơn trong công việc[35], [6].
Ảnh hưởng tiêu cực:
Stress chỉ gây hại khi cường độ mạnh, thời gian kéo dài vượt quá khả năng
đáp ứng của cơ thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động.
Stresscó thể khiến người lao động bị giảm sút về sức khỏe thể chất, ảnh hưởng trực
tiếp lên cơ thể người lao động, biểu hiện qua các hoạt động của các cơ quan như:
não, hô hấp, tim mạch, cơ xương khớp, thần kinh,…Đó là sự mệt mỏi về cơ bắp,
đau xương cốt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, đau ốm, các bệnh tật cũng vì thế mà gia
tăng [24]. Mặt khácstress còn ảnh hưởng đến tâm lý người lao động. Nhiều cơng
trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong q trình làm việc, khi bị căng thẳng quá mức
các thông số về trí nhớ, tư duy người lao động giảm một cách đáng kể. Điều này
dẫn đến những sai sót trong công việc gia tăng, chậm trễ, lúng túng trong công việc
gây ra những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc. Hơn thế nữa có những trường hợp thay
đổi về hành vi, ứng xử: như nói q nhiều hoặc lầm lì ít nói, trầm lặng xa lánh mọi
người. Ngồi ra cịn có những trường hợp có hành vi bất cần trong cơng việc như:
làm việc đối phó, bỏ bê cơng việc thậm chí là trốn tránh, hay phá hoại trong cơng
việc[8], [6].
1.1.6. Stress của điều dưỡng viên trên thế giới và Việt Nam


11


1.1.6.1. Định nghĩa về nghề điều dưỡng
Hội điều dưỡng Mỹđã đưa ra định nghĩa: “Điều dưỡng là việc bảo vệ, thúc
đẩy và tối ưu hóa sức khoẻ và khả năng phịng ngừa bệnh tật và thương tích, tạo
điều kiện cho việc chữa bệnh, giảm đau thơng qua chẩn đốn và điều trị đáp ứng
của con người trong việc chăm sóc cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và người
dân”. Định nghĩa này đã phản ánh rõ bản chất nghề nghiệp và các khía cạnh pháp
luật về phạm vi thực hành của điều dưỡng và thể hiện xu hướng phát triển của
ngành điều dưỡng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe[32].
1.1.6.2. Điều kiện lao động đặc thù của người điều dưỡng
Đối tượng hoạt động nghề nghiệp của người điều dưỡng
Hiện nay xã hội ngày một phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng
cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người
càng được quan tâm hơn trước.Người điều dưỡng được tiếp xúc và làm việc với rất
nhiều người ở mọi lứa tuổi, nhiều ngành nghề, và cả những người bị tước quyền
công dân.
Môi trường làm việc của Điều dưỡng
Ở mỗi vị trí làm việc của điều dưỡng đều mang tính chất đặc thù. Song môi
trường làm việc của các điều dưỡng đều có đặc điểm chung là thường xuyên tiềm
ẩn các yếu tố không tốt đến sức khỏe: thiếu không khí, nhiều vi khuẩn, virus, nấm
bệnh và bức xạ ion hóa,… Hơn nữa nhân viên y tế nói chung, nhân viên điều dưỡng
nói riêng có cường độ làm việc rất cao, trách nhiệm công việc lớn, khối lượng công
việc nhiều, thời gian làm việc thường kéo dài và căng thẳng [14], [15].
Theo Tổ chức An toàn và sức khỏe Châu Âu: các điều kiện làm việc như
thơng gió kém, ánh sáng và các mức nhiệt độ không đầy đủ là một trong những yếu
tố gây căng thẳng liên quan đến cơng việc (theo trích dẫn của Εleni Moustaka [50]).
Trong lĩnh vực này, Gray-Toft và Adderson tập trung vào những tình huống
căng thẳng cụ thể cho điều dưỡng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của họ, khi họ
phát triển thang đo stress (NSS), xác định ba nguồn stress từ: vật lý, tâm lý và xã
hội môi trường[39]. Học tập nâng cao trình độ cũng là một nhiệm vụ khơng thể



12

thiếu của mỗi điều dưỡng viên hiện nay, đặc biệt là những điều dưỡng viên vừa làm
vừa học, họ vừa phải chịu áp lực từ công việc vừa phải chịu áp lực từ việc học hành
vất vả trên ghế nhà trường.
Như vậy, có thể thấy được rằng những người đang theo học cử nhân điều
dưỡng hệ vừa làm vừa học, ngồi gánh nặng trong cơng việc, họ cịn phải chịu
khơng ít những căng thẳng trong học tập (như đảm bảo đầy đủ giờ lên lớp, ơn tập để
thi,…). Do đó, rất nhiều người trong số họ không tránh khỏi những căng thẳng và
có thể lâm vào trạng thái stress.
1.1.6.3. Stress ở điều dưỡng viên
Mỗi cá nhân, mỗi ngành nghề có một đặc thù riêng kéo theo đó là những áp
lực trong công việc riêng. Làm việc trong lĩnh vực y tế nói chung và lĩnh vực điều
dưỡng nói riêng ln luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây áp lực và căng thẳng. Bản
thân người điều dưỡng luôn đối mặt với những tình huống đặc biệt, phức tạp đơi khi
là khẩn cấp. Stress của người điều dưỡng được tích lũy từng ngày, ban đầu bản thân
họ phải thích nghi nhưng khi stress phát triển quá mức vượt quá khả năng thích nghi
của cơ thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: kiệt sức, giảm năng suất làm việc,
làm ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất và tinh thần của điều dưỡng viên. Theo
nghiên cứu của Paille chỉ ra stress là yếu tố góp phần chính cho sự kiệt sức và tương
quan tích cực với ý định từ chức (theo trích dẫn của Lin Tao [57]).
1.1.6.4. Nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố làm gia tăng stress
của điều dưỡng.
(1) Theo nghiên cứu của Essmat Mansour và cộng sự (2014)nghiên cứu
stress liên quan đến cơng việc và tác động của nó đến sự hài lịng cơng việc của
điều dưỡng. Nghiên cứu khảo sát 60 người đang làm việc tại ICU của cả người lớn
và nhi khoa tại King Saud Medical Complex và 40 người làm việc trong phòng lao

động tại bệnh viện phụ sản Al-Yamamah bằng bảng câu hỏi stress điều dưỡng (NSS
Gray –Toft & Anderson, 1981). Kết quả của nghiên cứu cho thấy gần một nửa
sốđiều dưỡng (49%) cảm thấy được sựstress thường xuyên, trong khi chỉ 7% nhận


13

thấy cực kỳ căng thẳng và 35% cảm thấy đã hài lịng. Nghiên cứu tìm thấy mối
quan hệ tích cực đáng kể giữa mức độ stress và mức độ hài lịng cơng việc đã được
tìm thấy trong nghiên cứu này (p = 0,009). Tuy nhiên nghiên cứu cũng gặp phải hạn
chế do một số điều dưỡng làm ở khoa hồi sức từ chối tham gia nghiên cứu và một
số điều dưỡng bị nhớ nhà do chuyển từ nơi khác đến để làm việc gây ảnh hưởng tới
nguyên nhân gây stress[37].
(2) Nghiên cứu cắt ngang mô tả của Samar M. Kamal và cộng sự khảo sát
148 điều dưỡng chỉ ra rằng “thường xuyên stress” của điều dưỡng xuất hiện ở hầu
hết các trường hợp stress do ứng xử với người bệnh và gia đình người bệnh, điều
dưỡng cảm thấy ít stress hơn khi chuẩn bị không đầy đủ kiến thức để giúp đỡ với
các nhu cầu tình cảm của người bệnh và gia đình của họ ở mức độ “thỉnh thoảng
stress”. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa nhận thức liên quan đến
stressvà sự hài lịng cơng việc giữa các điều dưỡng với (Pearson correlation = .437, P <0,05). Nghiên cứu không đề cập đến hạn chế của nghiên cứu [44].
(3) Nghiên cứu tổng quan củaΕleni MoustakavàTheodoros C Constantinidis
nhằm tìm hiểu một số khía cạnh của cuộc sống làm việc có liên quan đến stress. Kết
quả chỉ ra rằng đã có sự gia tăng nhận thức vềstresscủa nhân viên điều dưỡng bệnh
viện phát sinh từ các khía cạnh vật lý, tâm lý và xã hội của môi trường làm
việc. Mức độ căng thẳng cao dẫn đến kiệt sức và năng suất của điều dưỡng và ảnh
hưởng xấu đến việc chăm sóc người bệnh[50]
(4) Nghiên cứu khám phá mức độ stress ở các điều dưỡng đã có chứng chỉ
hành nghề tại Philippines sử dụng thang đo stress điều dưỡng mở rộng (Expanded
Nursing Stress Scale-ENSS) chỉ ra rằng “thỉnh thoảng stress và thường xuyên
stress” là dothiếu sự ủng hộ từ chính phủ, thiếu thời gian để hồn thành cơng việc

điều dưỡng, thiếu sự dự đoán và lập kế hoạch, bác sĩ khơng có mặt khi cấp cứu, nhu
cầu người bệnh chưa hợp lý[31].
1.1.6.5. Nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thống kê trong cả nước tuy nhiên nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng stress đang ngày càng tăng cao.


14

(1) Theo nghiên cứu của 3 tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc
Linh tiến hành tại ba địa điểm là bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh viện
đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang nhằm
đánh giá tình trạng stress trên đối tượng là nhân viên điều dưỡng. Nghiên cứu điều
tra 378 nhân viên điều dưỡng của 3 bệnh; 3 bệnh viện này đại diện cho 3 tuyến bệnh
viện là tuyến trung ương, tuyến tỉnh – thành phố và tuyến huyện. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ stress cao với 45,2% chủ yếu là mức độ stress nhẹ và trung bình
(42,8%); chỉ có 2,4% là stress nặng. Có sự khác biệt về tỷ lệ stress giữa các bệnh
viện thuộc 3 tuyến với khuynh hướng tuyến trên tỷ lệ stress cao hơn tuyến dưới.
Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cao nhất với 53,1%, kể đến là bệnh viện đa
khoa thành phố Cần Thơ 33,9% và thấp nhất bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu
Giang với 32,5% [16].
(2) Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Liên Hương
khảo sát tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng
thẳng ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015 cho thấy tỷ lệ
căng thẳng của điều dưỡng là 18,5%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa căng
thẳng của điều dưỡng và các yếu tố như: tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với
đồng nghiệp, và mâu thuẫn với cấp trên[22].
(3) Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy (2011) đánh giá trạng thái stress
trên đối tượng nhân viên y tếkhối lâm sàng tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Nghiên
cứu trên 120 nhân viên y tế kết quả thu được có 36,9% nhân viên y tế có biểu hiện

stress, 41,5% biểu hiện lo âu và 15,3% có biểu hiện trầm cảm [21].
(4) Theo Trần Thị Ngọc Mai (2013) nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng
thang đoNursing stress scale (NSS) tiến hành trên 299 sinh viên điều dưỡng đang
học hệ vừa học vừa làm cho thấy nhóm tác nhân liên quan đến cái chết và sự chịu
đựng đau đớn của người bệnh và quá tải công việc là những yếu tố gây mức
độstress và tần suất cao nhất có mức độ stress lần lượt là 2,37 tần suất 0,83 và 2,52
tần suất 1,51. Các điều dưỡng làm ở khoa cấp cứu có tần suất mắc stress cao hơn
điều dưỡng làm ở các khoa khác[11].


15

Vấn đề stress ở nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng đã
được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu những yếu tố gây stress ở sinh viên điều
dưỡng liên thông đang học hệ vừa làm vừa học ở Việt Nam thì cịn rất hạn chế. Vì
vậy, cần phải có những nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn trên đối tượng này để tìm
hiểu những yếu tố nguy cơ gây stress ở nhóm đối tượng này, để từ đó đưa ra những
giải pháp phù hợp phịng ngừa stress tốt nhất góp phần bảo vệ, duy trì và nâng cao
sức khỏe cho đội ngũ lao động trong ngành Y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng.
1.2. Một số yếu tố liên quan đến stresscủa điều dưỡng viên
1.2.1. Yếu tố nghề nghiệp
Các nhóm yếu tố liên quan đến nghề nghiệp gây ra stress cho điều dưỡng
viên gồm: điều kiện lao động, vai trị lao động, mơi trường lao động và các yếu tố
liên quan giữa cá nhân với nhau [3], [9]. Stressliên quan đến điều kiện, vài trò trong
lao động: quá tải trong cơng việc, làm việc ca kíp, sự hứng thú trong cơng việc, các
mức độ động viên khuyến khích [16].
Làm việc ca kíp, trực đêm cùng với áp lực về thời gian làm việc chính là
ngun nhân dẫn đến tình trạng stress trong công việc thường gây mệt mỏi và buồn
ngủ cho điều dưỡng viên khiến họ không tập trung, dễ mắc lỗi và hay xảy ra tai nạn,

điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe như bệnh tim mạch hoặc
rối loạn tiêu hóa [2]. Trong nghiên cứu của Trần Thị Thúy đã chỉ ra số buổi trực ≥4
buổi/tháng là yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng stresscủa điều dưỡng [21]. Cũng
theo Lê Thành Tài (2008) khảo sát 378 điều dưỡng viên tại Cần Thơ và Hậu Giang
có mối liên quan giữa làm việc quá tảivới tình trạng stress[16].
Trong nghiên cứu của Sharifah Zainiyah SY và cộng sự cho thấy có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ stressvà bộ phận làm việc khác nhau giữa các
nhân viên điều dưỡng [56]. Nhóm tác giả Magnavita N và Fileni A cũng chỉ ra
mốiliên quan giữa vị trí làm việc và nguy cơ mắc các rối loạn sức khỏe tinh
thần[48].


16

Quá tải công việc hiện nay đang là vấn đề cấp thiết của ngành y tế cần giải
quyết. Đây là lý do dẫn đến tình trạng stress của điều dưỡng liên quan đến lượng (số
lượng người bệnh phải chăm sóc hằng ngày) và chất (mức độ yêu cầu, đòi hỏi chính
xác trong cơng việc). Nghiên cứu của Dương Thành Hiệp cho kết luận điều dưỡng
làm việc với áp lực công việc lớn thì có nguy cơ bị stress cao gấp 2,53 so với nhóm
đối tượng làm việc ít áp lực [5].
Hứng thú trong công việc là yếu tố cần thiết để đảm bảo người điều dưỡng
gắn bó với cơng việc và hồn thành tốt cơng việc được giao.Tuy vậy, khi phải làm
những việc không đúng chuyên môn hay không đúng sở trường đó sẽ là những trở
ngại cho điều dưỡng viên.Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng đối với điều dưỡng viên
thì cảm nhận ít hứng thú với cơng việc là yếu tố làm tăng tình trạng stress.Theo
Trần Thị Thúy điều dưỡng viên cảm nhận khơng/ít hứng thú với cơng việc có nguy
cơ bị SNN cao gấp 4,2 lần so với những điều dưỡng viên cảm thấy hứng thú với
công, còn trong nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết nguy cơ đó là 13,4 lần [21], [19].
Khơng riêng ngành y tế mà tất cả các ngành nghề, người lao động mong
muốn được học hỏi và nâng cao trình độ, có mơi trường làm việc tốt. Khi những

mong muốn đó khơng được đáp ứng sẽ dẫn đến tâm lý chán nản với cơng việc và
khơng hồn thành nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, và
Lê Thành Tài cũng chỉ ra mức độ hài lịng với cơng việc, cơ hội thăng tiến trong
cơng việc có liên quan đến tình trạng stresscủa nhân viên y tế[16], [23].
Mỗi đơn vị đều có vị trí cụ thể cho từng nhân viên, nhưng tại một đơn vị nào
đó bản thân điều dưỡng khơng nắm được vai trị, nhiệm vụ của mình hoặc khơng
biết phải hồn thành những nhiệm vụ, cơng việc đó như thế nào. Hậu quả của tính
khơng rõ ràng trong vai trị sẽ bao gồm thành tích thấp kém, ít được toại nguyện với
cơng việc, stressở mức độ cao và có ý muốn dời bỏ công việc hiện tại [9]. Nghiên
cứu của Lê Thành Tài chỉ ra khi điều dưỡng viên không được phân công rõ ràng
trong công việc sẽ gặp tình trạng stresscao hơn [16].
Điều dưỡng là ngành nghề có nhiều yếu tố nguy hại, thường xuyên làm việc
trong môi trường thiếu sáng, nhiều mầm bệnh và ồn àogây ảnh hưởng đến sức khỏe.


×