Tải bản đầy đủ (.pdf) (260 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 260 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Kim Hoa

ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC GIỮA
TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ
THEO TIÊU CHÍ THỰC HÀNH
ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CỦ CHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Kim Hoa

ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC GIỮA
TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ
THEO TIÊU CHÍ THỰC HÀNH
ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CỦ CHI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 8140101


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào khác.
TÁC GIẢ ḶN VĂN

Nguyễn Thị Kim Hoa


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo của trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh – q thầy, cơ trực tiếp tham gia giảng dạy và quản lý đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, giáo viên và phụ
huynh của các trường mầm non tại Củ Chi đã cung cấp thông tin cũng như tạo điều
kiện cho tác giả được học tập, nghiên cứu và hỗ trợ tác giả hoàn thành đề tài luận
văn.
Và cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong hội đồng
chấm đề cương và luận văn đã dành thời gian đọc và đưa ra những ý kiến, nhận xét

để giúp tác giả càng hiểu rõ và điều chỉnh luận văn hoàn chỉnh hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 03 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Kim Hoa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC GIỮA
TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ THEO TIÊU
CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM ......................................................... 8
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về
đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ................................................................ 8
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 8
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 14
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài ................................................................... 21
1.2.1. Đánh giá ................................................................................................... 21
1.2.2. Trường mầm non...................................................................................... 22
1.2.3. Cha mẹ trẻ ................................................................................................ 24
1.2.4. Hợp tác ..................................................................................................... 26

1.3. Lý luận về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .................................... 27
1.3.1. Khái quát về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trên thế giới
và ở Việt Nam ......................................................................................... 27
1.3.2. Giới thiệu bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm........................................................................................... 32
1.4. Lý luận về sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí
thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ...................... 33


1.4.1. Khái niệm ................................................................................................. 33
1.4.2. Hình thức hợp tác giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ trong chăm
sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ...................... 37
1.5. Lý luận về hoạt động đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha
mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm. ....................................................................................................... 41
1.5.1. Mục đích đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ ...... 41
1.5.2. Mục đích đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ............................................... 43
1.5.3. Hình thức đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ
trong chăm sóc giáo dục trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ....................................................... 44
1.5.4. Công cụ đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ
trong chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.................................................................................................. 45
1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá sự hợp tác giữa
trường mầm non với cha mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.................................................................................................. 49
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 53
Chương 2. ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG MẦM NON VỚI
CHA MẸ TRẺ Ở CỦ CHI THEO TIÊU CHÍ THỰC HÀNH

ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM VÀ ĐỀ XUẤT KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ
BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC
GIỮA TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ TRONG
CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ ........................................................ 54
2.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................. 54
2.1.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu ................................................... 54
2.1.2. Khái quát chung về khách thể nghiên cứu ............................................... 57
2.2. Công cụ và thang đo để đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ


trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở một số trường MN tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ........... 62
2.2.1. Mơ hình cơng cụ đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ
trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.................................................................................................. 63
2.2.2. Thang đo đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ
theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.................................................................................................. 64
2.3. Kết quả đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo tiêu
chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở một
số trường MN tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 70
2.3.1. Đánh giá cơng tác thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ ở trường
mầm non .................................................................................................. 70
2.3.2. Đánh giá kỹ năng giao tiếp với cha mẹ trẻ .............................................. 76
2.3.3. Đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống ........................................... 86
2.3.4. Đánh giá việc CBQL, GV hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo
dục trẻ ...................................................................................................... 93
2.3.5. Đánh giá việc thông tin về sự phát triển của trẻ cho cha mẹ theo
Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung

tâm ở Củ Chi ......................................................................................... 106
2.3.6. Đánh giá công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ........................................ 111
2.3.7. Đánh giá công tác thông tin cho cha mẹ trẻ hiểu về phương pháp
giáo dục LTLTT .................................................................................... 115
2.4. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp
tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ trong CSGD trẻ theo Tiêu chí thực
hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT .................................................. 121
2.4.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác
giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .................................... 121
2.4.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa trường


mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ theo Tiêu chí
thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ............. 123
2.4.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất ...................................... 130
2.4.4. Khảo nghiệm sự nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp đề xuất. ..................................................................... 132
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 138
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MN

Mầm non

MNTT


Mầm non tư thục

MNCL

Mầm non cơng lập

CSGD

Chăm sóc giáo dục

LTLTT

Lấy trẻ làm trung tâm

GV

Giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CMT

Cha mẹ trẻ

TMN

Trường mầm non



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Quy mô trường, lớp, học sinh ............................................................... 58

Bảng 2.2.

Tỷ lệ học sinh ngồi cơng lập/Tổng số học sinh ................................... 58

Bảng 2.3.

Tổng hợp tình hình khảo sát qua phiếu khảo sát................................... 59

Bảng 2.4.

Thông tin về các khách thể tham gia trả lời phiếu khảo sát .................. 60

Bảng 2.5.

Thang đo đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ theo
cơng cụ đánh giá Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm ........................................................................................ 64

Bảng 2.6.

Đánh giá công tác thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ ở 4
trường MN ............................................................................................. 73


Bảng 2.7.

Đánh giá biểu hiện giao tiếp tốt của CBQL, GV với cha mẹ trẻ
theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT ở
Củ Chi ................................................................................................... 80

Bảng 2.8.

Đánh giá tổ chức đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ trẻ
theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ............................................................................................... 84

Bảng 2.9.

Đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống của 4 trường MN ............ 92

Bảng 2.10. Đánh giá việc hướng dẫn cha mẹ CSGD trẻ tại gia đình. ..................... 96
Bảng 2.11. Đánh giá việc hướng dẫn cha mẹ trẻ giao tiếp với trẻ tại gia đình ..... 101
Bảng 2.12. Đánh giá việc hướng dẫn cha mẹ giáo dục trẻ kỹ năng/thói quen
vệ sinh tại gia đình và nơi cơng cộng .................................................. 103
Bảng 2.13. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá sự hợp tác giữa trường
MN với cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm
giáo dục LTLTT. ................................................................................. 105
Bảng 2.14. Bảng đánh giá việc thông tin về sự phát triển của trẻ cho cha
mẹ trẻ ................................................................................................... 110
Bảng 2.15. Bảng đánh giá chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 theo tiêu chí thực hành
áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ............................. 114
Bảng 2.16. Đánh giá việc thông tin cho cha mẹ trẻ hiểu về phương pháp giáo
dục LTLTT .......................................................................................... 119



Bảng 2.17. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ................... 133
Bảng 2.18. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ........................... 133
Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mực độ khả thi
của các biện pháp đề xuất ................................................................... 134


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1.

Sơ đồ mơ hình cơng cụ đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với
cha mẹ trẻ theo Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục
LTLTT ................................................................................................ 63


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ đánh giá chỉ số 1 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................70

Biểu đồ 2.2.

Biểu đồ đánh giá chỉ số 2 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................71

Biểu đồ 2.3.

Biểu đồ đánh giá chỉ số 3 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................72

Biểu đồ 2.4.


Biểu đồ đánh giá chỉ số 4 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................76

Biểu đồ 2.5.

Biểu đồ đánh giá chỉ số 5 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................77

Biểu đồ 2.6.

Biểu đồ đánh giá chỉ số 6 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................78

Biểu đồ 2.7.

Biểu đồ đánh giá chỉ số 7 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................79

Biểu đồ 2.8.

Biểu đồ đánh giá chỉ số 8 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................82

Biểu đồ 2.9.

Biểu đồ đánh giá chỉ số 9 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi ................83

Biểu đồ 2.10. Biểu đồ đánh giá chỉ số 10 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............87
Biểu đồ 2.11. Biểu đồ đánh giá chỉ số 11 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............88
Biểu đồ 2.12. Biểu đồ đánh giá chỉ số 12 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............89
Biểu đồ 2.13. Biểu đồ đánh giá chỉ số 13 của trường MNCL và MNTT ..............................90
Biểu đồ 2.14. Biểu đồ đánh giá chỉ số 14 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............94
Biểu đồ 2.15. Biểu đồ đánh giá chỉ số 15 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............95
Biểu đồ 2.16. Biểu đồ đánh giá chỉ số 16 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi..............99
Biểu đồ 2.17. Biểu đồ đánh giá chỉ số 17 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............100

Biểu đồ 2.18. Biểu đồ đánh giá chỉ số 18 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............102
Biểu đồ 2.19. Biểu đồ đánh giá chỉ số 19 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............106
Biểu đồ 2.20. Biểu đồ đánh giá chỉ số 20 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............108
Biểu đồ 2.21. Biểu đồ đánh giá chỉ số 21 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............109
Biểu đồ 2.22. Biểu đồ đánh giá chỉ số 22 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............111
Biểu đồ 2.23. Biểu đồ đánh giá chỉ số 23 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............112
Biểu đồ 2.24. Biểu đồ đánh giá chỉ số 24 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............115
Biểu đồ 2.25. Biểu đồ đánh giá chỉ số 25 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............116
Biểu đồ 2.26. Biểu đồ đánh giá chỉ số 26 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............117
Biểu đồ 2.27. Biểu đồ đánh giá chỉ số 27 của trường MNCL và MNTT ở Củ Chi............118
Biểu đồ 2.28. Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất .........................................................................................136


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tầm nhìn giáo dục phát triển bền vững cho mọi người (EFA) được UNESCO
cùng các tổ chức của Liên Hiệp quốc và các quốc gia trên thế giới đề xuất năm 1990
ở Thái Lan đã cho thấy sự ghi nhận về tầm quan trọng và trách nhiệm của nhà trường,
gia đình và cộng đồng trong sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non
nói riêng. Trong đó cha mẹ trẻ được xem là những người chăm sóc, giáo dục trẻ trong
giai đoạn đầu đời. Nhà sư phạm A.S. Makarenko cho rằng “Những nền tảng cơ bản
của việc giáo dục trẻ em đã được hình thành từ trước 5 tuổi. Về sau việc giáo dục vẫn
được tiếp tục nhưng lúc đó là lúc đã bắt đầu nếm quả còn những nụ hoa thì đã được
vun trồng trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời....”(Nguyễn Thị Hòa, 2009). Điều này
cho thấy giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự phát triển
nhân cách của trẻ em, hay nói cách khác độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng của sự
phát triển về tất cả mọi mặt mà chúng ta khơng thể tìm thấy ở bất cứ độ tuổi nào trong

cuộc đời của con người.
Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục mầm non đã nêu rõ mục tiêu giáo dục
mầm non: Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và
phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính
nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển
tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và
cho việc học tập suốt đời (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017b).
Điều đó cho thấy giáo dục “hướng vào đứa trẻ”, “tập trung vào đứa trẻ” được
đặt lên hàng đầu. Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo
dục tiến bộ về vị trí của trẻ em, vai trị của giáo viên và của cha mẹ trẻ. Việc giáo dục
toàn diện cho trẻ mầm non là một quá trình lâu dài, liên tục và cần có sự phối hợp của
nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa trường mầm non
với cha mẹ trẻ.


2
Theo UNICEF và OECD, khi trường mầm non, cha mẹ trẻ và trẻ em cùng nhau
xây dựng mối quan hệ tốt, cùng hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục, cụ thể
là chăm sóc và giáo dục trẻ hiệu quả, thì trẻ em có nhiều cơ hội được phát triển tồn
diện về thể chất, nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, ngôn ngữ. Sự tham gia của cha
mẹ trẻ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường giúp cha mẹ khám phá
tiềm năng của con trẻ, và vì thế họ có thể thúc đẩy các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ để giúp trẻ đạt được sự phát triển tối ưu.
Nhận rõ vai trò, tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục
quốc dân, ngày 25 tháng 01 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành kế hoạch số 56/KH-BGDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020 đã đề ra “Tiêu chí xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” được ban hành kèm theo kế hoạch với 5 nội

dung trong đó sự hợp tác với phụ huynh được đề cập trong nội dung 5: Sự phối hợp
giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Và điều
này đã được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vận dụng xây dựng kế hoạch
493/GDĐT-MN về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020 vào ngày 20 tháng 2 năm 2017. Tháng 6 năm 2017
Tài liệu Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong trường mầm non được xuất bản với 6 nội dung, trong đó có nội dung 5: Tiêu
chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha
mẹ chăm sóc giáo dục trẻ gồm 12 tiêu chí và 27 chỉ số (Hoàng Thị Dinh et al., 2017).
Năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT về nhiệm
vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện chương trình hỗ
trợ cha mẹ trẻ về kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ; xây dựng, triển khai các
mơ hình phối hợp gia đình - nhà trường - cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ (Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, phần lớn cha mẹ trẻ còn hạn chế về
nhận thức, kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Một số cán bộ quản
lý, giáo viên trong các trường mầm non, cha mẹ trẻ chưa nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng và sự cần thiết phải hợp tác để xây dựng mơi trường an tồn, lành mạnh,


3
thân thiện và sự dân chủ trong trường mầm non. Việc xây dựng kế hoạch phối hợp
giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ để xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức các
hoạt động chăm sóc, giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non chưa
theo quy trình nên tính khả thi chưa cao. Nội dung, hình thức, phương pháp hợp tác
giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ còn hạn chế, đơn điệu. Tính chủ động trong hợp
tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ chưa đồng bộ, mang nặng tính hình thức.
Các văn bản, nội quy, cơ chế cho sự hợp tác này chưa đầy đủ, thiếu tính cụ thể nên
hiệu quả trong triển khai thực thi chưa cao. Bên cạnh đó, huyện Củ Chi là địa bàn
được chọn trong đề tài để đánh giá thực trạng sự hợp tác giữa trường mầm non với

cha mẹ trẻ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh với phần lớn cha
mẹ trẻ là nông dân hoặc công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn huyện chỉ gửi
con để trường mầm non để có thời gian làm việc, phó mặc cho các giáo viên mà quên
đi một phần trách nhiệm của mình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trong bối cảnh đó việc đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ
là một việc làm cấp thiết và quan trọng bởi lẽ khi đánh giá được thực trạng về những
khó khăn hạn chế trong sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ thì mới đề
xuất và khảo nghiệm những biện pháp cải thiện, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả
của sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ, từ đó giúp nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trên bình diện khoa học và thực tiễn có một số cơng cụ đánh giá sự hợp tác
giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nhưng
trong phạm vi đề tài luận văn này chúng tôi đã vận dụng tiêu chí thực hành áp dụng
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để làm công cụ đánh giá.
Xuất phát từ những yêu cầu mang tính lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo
tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Củ Chi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên lý luận và đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha
mẹ trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở
các trường mầm non tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất và khảo nghiệm


4
một số biện pháp hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ nhằm nâng cao hiệu
quả chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống lý luận về đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ
theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trong chăm sóc giáo dục

trẻ theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở một số
trường mầm non tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh;
Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp
tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình đánh giá trong giáo dục mầm non.
- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ
theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ ở các trường mầm non
ở Củ Chi đã và đang được thực hiện nhưng cịn mang tính hình thức, thiếu tính
thường xuyên và chưa hiệu quả. Nếu đánh giá đúng thực trạng về sự hợp tác giữa
trường mầm non với cha mẹ trẻ tại một số trường mầm non ở Củ Chi bằng cơng cụ
tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp tác giữa trường mầm non với
cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung hệ thống hóa lý luận và đánh giá sự hợp tác giữa trường
mầm non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ ở một số trường mầm non tại Củ
Chi bằng công cụ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm.


5
6.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu
70 giáo viên mầm non và cán bộ quản lý; 100 cha mẹ trẻ.
6.3. Phạm vi khảo sát
4 trường mầm non ở Củ Chi:
- Trường MN A - Trường công lập đạt chuẩn quốc gia.

- Trường MN B: Trường công lập đạt chuẩn quốc gia.
- Trường MN C: Trường tư thục có sỉ số hơn 300 trẻ.
- Trường MN D: Trường tư thục có sỉ số ít hơn 300 trẻ.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài luận văn, chúng tơi đã sử dụng phối hợp các
nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề
tài đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ và tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu từ những bài báo khoa học, các
trang web về giáo dục, sách có nội dung về đánh giá, quan điểm dạy học lấy trẻ làm
trung tâm, tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, sự hợp tác giữa
trường mầm non với cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu: Từ các tài liệu đã
thu thập, tiến hành tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các nội dung có liên quan đến đề
tài, từ đó xác lập cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập thơng tin để đánh giá về sự hợp tác giữa trường mầm non
với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non dựa trên tiêu chí thực hành áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Bảng hỏi tập trung vào các nội dung sau:
- Đánh giá nhận thức của giáo viên, cha mẹ trẻ về sự hợp tác giữa trường mầm
non với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ.


6
- Đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo tiêu chí thực
hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở 4 trường mầm non tại Củ

Chi theo 7 tiêu chuẩn, 12 tiêu chí và 27 chỉ số.
Cách thức thực hiện:
+ Bước 1: Xây dựng bảng hỏi theo mục đích và nội dung đã đề ra.
+ Bước 2: Phát bảng hỏi cho 70 giáo viên mầm non và cán bộ quản lý; 100 phụ
huynh tại 4 trường mầm non ở Củ Chi: Trường MN A; Trường MN B; Trường MN
C; Trường MN D.
+ Bước 3: Thu bảng hỏi và xử lý số liệu.
+ Bước 4: Phân tích định lượng và định tính .
Cơng cụ khảo sát: Sử dụng hai mẫu phiếu.
+ Mẫu số 01: Dành cho 10 CBQL, 60 GV.
+ Mẫu số 02: Dành cho 100 phụ huynh ở 4 trường mầm non tại Củ Chi.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Nhằm thu thập thông tin trực tiếp, bổ sung cứ liệu cho phương pháp
quan sát và dùng để so sánh đối chiếu với thông tin trả lời trong phiếu khảo sát ý
kiến.
Nội dung: Phỏng vấn 10 cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 20 phụ huynh ở 4 trường
mầm non ở Củ Chi để:
+ Tìm hiểu rõ hơn về việc xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, trường MN với
cha mẹ trẻ.
+ Tìm hiểu những kỹ năng giải quyết các tình huống trong chăm sóc giáo dục
trẻ mầm non giữa trường MN với cha mẹ trẻ.
+ Tìm hiểu cách thức trường MN, giáo viên hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc và
giáo dục trẻ tại gia đình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Cách thức thực hiện
+ Bước 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn.
+ Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh.
+ Bước 3: Xử lý và phân tích thơng tin thu được.


7

7.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Mục đích: Quan sát các biểu hiện giao tiếp, hình thức giao tiếp giữa giáo viên,
cán bộ quản lý với cha mẹ trẻ. Quan sát cách tổ chức cuộc họp với cha mẹ trẻ, cách
giải quyết các vấn đề xảy ra giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ để bổ sung minh
chứng trong đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ ở 4 trường mầm non
tại Củ Chi.
Nội dung quan sát:
- Quan sát các biểu hiện giao tiếp, hình thức giao tiếp giữa giáo viên, cán bộ
quản lý với cha mẹ trẻ trong giờ đón, trả trẻ.
- Quan sát cách tổ chức cuộc họp với cha mẹ trẻ, cách giải quyết các vấn đề xảy
ra giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ.
Cách thức thực hiện:
- Ghi chép vào bảng quan sát kết quả về các biểu hiện giao tiếp, hình thức giao
tiếp giữa giáo viên, cán bộ quản lý với cha mẹ trẻ trong giờ đón, trả trẻ.
- Ghi chép cách tổ chức cuộc họp với cha mẹ trẻ, cách giải quyết các vấn đề xảy
ra giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Chúng tơi sử dụng phần mềm SPSS, excel nhằm xử lý, phân tích, mơ tả và so
sánh số liệu thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu
đề tài.


8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ HỢP TÁC
GIỮA TRƯỜNG MẦM NON VỚI CHA MẸ TRẺ THEO
TIÊU CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về đánh
giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy

trẻ làm trung tâm
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu về đánh giá sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được phân chia theo các hướng nghiên
cứu sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu đánh giá vai trò, ý nghĩa của sự hợp
tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ đối với sự phát triển nhân cách trẻ độ tuổi mầm
non.
Đánh giá sự hợp tác giữa trường MN với cha mẹ trẻ đối với sự phát triển nhân
cách trẻ độ tuổi mầm non đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. I.A.
Komensky, I.G. Pestalogy đã bàn nhiều về việc đánh giá giáo dục trẻ em ở gia đình,
về ảnh hưởng của người mẹ đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non và chỉ ra
những phương pháp, biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ ở gia đình. Trong đó, nhấn
mạnh sự đồng nhất trong mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ giữa trường
MN với cha mẹ trẻ (Kruchensky.V.A, 1981).
V.A. Sukhomlinsky (1981) trong tác phẩm “Giáo dục con người chân chính như
thế nào” đã nhấn mạnh đến vai trò của cha mẹ trẻ có ảnh hưởng to lớn đến tình cảm,
đạo đức của trẻ mầm non. Ông đánh giá cao việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ độ
tuổi mầm non, bởi lẽ “con người lúc cịn nhỏ có trái tim nguội lạnh lớn lên sẽ là kẻ đê
tiện”, và đề cao ý nghĩa của mơi trường xã hội có tác động đến quá trình sống và giáo
dục trẻ em (Kruchensky.V.A, 1981).
Sau này N.K, Krupskaia, A.X. Makarenko đã nghiên cứu về giáo dục gia đình,
đánh giá vai trị quan trọng của cha mẹ trẻ như người thầy đầu tiên trong giáo dục


9
nhân cách cho trẻ. Từ đó, họ đã đưa ra những lời khuyên cho cha mẹ trẻ trong giáo
dục trẻ em qua các tác phẩm nổi tiếng như: Sách dành cho cha mẹ trẻ (A.S.
Makarenko 1977), Trẻ em – Tương lai của chúng ta” (Kruchensky.V.A, 1981).
Comenius và Pestalozzy nhấn mạnh ý nghĩa của sự hợp tác giữa trường mầm

non với cha mẹ trẻ. Sau đó là Dewey và Petersen cũng nhấn mạnh rằng ảnh hưởng
của sự hợp tác với cha mẹ là điều không thể thiếu trong giáo dục trẻ em (Devjak &
Ber, 2009).
Trường học và gia đình là hai yếu tố quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Đặc
biệt, đối với trẻ mầm non, sự hợp tác giữa cha mẹ và trường mầm non là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở trường mầm non. Theo một số tác
giả Resman, 1992, Schleicher, 1989, Coleman, 1998, Ryan, 1995 thì sự hợp tác phụ
thuộc vào truyền thống, mục tiêu, bối cảnh xã hội, khuôn khổ pháp lý và nhu cầu tình
huống (Devjak & Ber, 2009).
Guerra.M, Luciano.E, 2010 trong nghiên cứu Chia sẻ trách nhiệm trong giáo
dục: Mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ trẻ trong dịch vụ giáo dục dành cho trẻ từ
0-6 tuổi đã nhấn mạnh gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên của trẻ và liên tục có
những tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ trong giai đoạn đến
trường cũng như những năm tháng về sau. Trong khi đó, trường MN có nhiệm vụ
quan trọng trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ thế hệ mầm non của đất nước. Trường MN
huy động cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo
dục trẻ. Các minh chứng đều cho thấy rằng mối quan hệ giữa trường MN và cha mẹ
trẻ tốt đẹp sẽ làm tăng hiệu qủa giáo dục cũng như tang cường sự trao đổi để hiểu biết
lẫn nhau nhiều hơn trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên mầm non và phụ
huynh (Guerra & Luciano, 2010).
Trong nghiên cứu Vai trò của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà giáo dục cho
hành vi và hạnh phúc của trẻ em (Pirchio, Tritrini, Passiatore, & Taeschner, 2013) đã
nêu rõ rằng khi cha mẹ trẻ có những hỗ trợ mang tính chiến lược trong chăm sóc giáo
dục con trẻ thì có thể thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực học tập cho trẻ.
Với phương châm đánh giá cao vai trò của cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ thì
các chun gia giáo dục cũng nhận ra nhiều thách thức trong sự hợp tác giữa trường


10
MN và cha mẹ trẻ.

Hướng nghiên cứu thứ hai: Những nghiên cứu đánh giá sự hợp tác giữa trường
MN với cha mẹ trẻ trong việc lựa chọn, xây dựng nội dung, phương pháp, phương
tiện, hình thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Làm thế nào mà trẻ có thể nhận được sự chăm sóc và giáo dục mầm non trong
gia đình có thể được thể hiện trong chương trình giáo dục mầm non là điều quan
trọng mà trường mầm non cần xác định mục tiêu của các hoạt động chung và bằng
các phương pháp sư phạm khoa học mà ngày nay phương pháp phổ biến nhất là “lấy
trẻ làm trung tâm” mọi hoạt động giáo dục đều “hướng về đứa trẻ”, có thể nói rằng
khơng thể phát triển và thực hiện công việc giáo dục mà không có sự hợp tác tích cực
của gia đình và trường học. Vì vậy, sự hợp tác của gia đình và nhà trường được coi là
sự thống nhất của hoạt động thực tiễn cho cùng một mục đích giáo dục tập trung vào
sự phát triển của trẻ “lấy trẻ làm trung tâm”.
John Dewey - người đặt cơ sở nền móng cho quan điểm dạy học “lấy trẻ làm
trung tâm” cho rằng: “Đời sống ở trường học nên được phát triển dần dần từ đời sống
gia đình.... Việc chính của trường học là làm sâu sắc thêm và mở rộng cảm thức của
trẻ về những giá trị gắn liền với đời sống gia đình của các em”. (Mooney, 2016). Mối
quan hệ giữa trường MN với cha mẹ trẻ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của
trẻ và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường MN. Sự đồng sáng tạo cuộc sống
của trẻ trong trường MN là trách nhiệm của tất cả mọi người có liên quan đến trẻ từ
cha mẹ trẻ đến giáo viên, Ban Giám hiệu nhà trường. Sự hợp tác giữa cha mẹ trẻ và
trường MN dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là tôn trọng sự khác
biệt của mỗi đứa trẻ, khuyến khích sự tìm tịi, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề,
tơn trọng gia đình của trẻ. Cha mẹ trẻ có thể là người khởi xướng cuộc trị chuyện
nhưng trách nhiệm cơ bản trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ, sự hợp tác này
là các giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường.
Ngày nay, sự hợp tác giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ ngày càng được quan
tâm rộng rãi trên thế giới. Ở giai đoạn hiện tại, vấn đề hợp tác giữa trường MN và cha
mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được các nhà khoa học giáo dục
đặc biệt quan tâm.



11
Trong bài báo “Vai trò của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà giáo dục cho
hành vi và hạnh phúc của trẻ em” của tác giả Sabine Pirchio và các cộng sự được
đăng trên tạp chí quốc tế về cha mẹ trẻ trong giáo dục (2013) cho thấy tầm quan trọng
của chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ trẻ và giáo viên đối với sự phát triển nhân
cách ban đầu của trẻ. Sự hợp tác giữa giáo viên với cha mẹ trẻ trong việc lựa chọn,
xây dựng nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm sẽ tác động lên trẻ và có liên quan tích cực đến hạnh phúc, định
hướng xã hội, cảm xúc và học tập của trẻ, đánh giá mối quan hệ với sự điều chỉnh
hành vi của trẻ. Nghiên cứu bao gồm 193 gia đình trẻ (12 – 42 tháng), 11 trung tâm
chăm sóc trẻ và 51 nhà giáo dục, được thu thập hai lần trong năm: lần 1 từ tháng 11
đến tháng 1; lần 2 vào tháng 5 và tháng 6. Kết quả nghiên cứu đạt được cho phép tác
giả rút ra một số kết luận như sau:
- Tần suất và chất lượng liên lạc giữa cha mẹ và giáo viên, nhận thức của cha
mẹ và các nhà giáo dục có tương quan thuận.
- Mối liên quan giữa chất lượng nhận thức của cha mẹ với mối quan hệ giữa nhà
giáo dục và cha mẹ:
+ Sự hỗ trợ/hướng dẫn của giáo viên tác động đến nhận thức của cha mẹ ảnh
hưởng tích cực với chất lượng sự hợp tác giữa các nhà giáo dục với cha mẹ nghĩa là
cha mẹ nhận được sự hỗ trợ của giáo viên, họ đánh giá tích cực mối quan hệ này.
+ Mối quan hệ giữa cha mẹ trẻ và nhà giáo dục tốt hơn theo nhận thức của cha
mẹ (thời gian 1: F(2,165) = 4,287; p<0,05 và trong thời gian 2: F (2,162) = 6,147;
p<0,05).
- Mối liên quan giữa nhận thức của cha mẹ trẻ với chất lượng chăm sóc giáo
dục, hành vi của trẻ:
+ Mối liên quan tích cực giữa nhận thức của cha mẹ trẻ với chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ.
+ Có liên quan tích cực đến sự phát triển cảm xúc, các mối quan hệ xã hội của
trẻ.

- Khơng có sự khác biệt lớn về chất lượng mối quan hệ giữa sự lựa chọn nội
dung, hình thức, phương pháp, phương tiện trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo


12
viên và cha mẹ trẻ dựa vào các tiêu chí như: đặc điểm gia đình, tần số liên lạc hoặc
chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ trẻ và giáo viên, độ tuổi hoặc giới tính của trẻ,
tần suất giao tiếp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Có sự khác biệt lớn về chất lượng của mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ
trẻ dựa vào tiêu chí nhận thức của giáo viên, của cha mẹ trẻ về quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên cho rằng lấy trẻ làm trung tâm tức là phải xây dựng
môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ được trải nghiệm, nhưng cha mẹ trẻ thì cho rằng
giáo viên phải có trách nhiệm chăm sóc, phục vụ cho trẻ tồn diện ở trường mầm non.
- Chất lượng giáo dục do cha mẹ tác động lên trẻ có liên quan tích cực đến chất
lượng nhận thức của cha mẹ trẻ và mối quan giữa hệ giữa cha mẹ trẻ với giáo viên.
- Sự tham gia của cha mẹ trẻ với giáo viên, trường MN vào q trình chăm sóc
và giáo dục trẻ được cha mẹ trẻ đánh giá có liên quan tích cực đến hành vi chăm sóc
của giáo viên ở trường MN, liên quan chặt chẽ với sự phát triển tâm lý, năng lực học
tập và hạnh phúc của trẻ.
- Chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ trẻ và giáo viên có tương quan tỉ lệ
nghịch với các hành vi của trẻ. Chất lượng mối quan hệ được đánh giá liên quan tích
cực đến sự điều chỉnh hành vi trẻ, tính khí trẻ: 81% trẻ em cho thấy sự biểu hiện
những cảm xúc tích cực. Qua đó, chất lượng nhận thức của cha mẹ trẻ và giáo viên có
liên quan tích cực đến cảm xúc tích cực của trẻ (Pirchio et al., 2013).
E.V. Solovyeva (1999), nghiên cứu cơ sở luật pháp trong chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non của các bậc cha mẹ đã phát hiện ra có đến 92% cha mẹ đã vi phạm Luật trẻ
em trong việc tước quyền tự do vật chất và tinh thần của con trẻ, Cha mẹ quá bận rộn
với công việc kiếm tiền nên quên đi nghĩa vụ làm cha mẹ của mình mà phó mặc con
trẻ cho trường mầm non hoặc ơng bà, cơ dì chú bác và thậm chí người giúp việc trong
nuỗi dưỡng, giáo dục con trẻ (Т.Н. Доронова, 2002). Trong nghiên cứu này đã đánh

giá và hệ thống một số nhu cầu của cha mẹ trẻ đối với trường MN như:
- Thông tin đầy đủ nhất về con trẻ;
- Phương pháp sư phạm trong giao tiếp với trẻ; tư vấn cá nhân;
- Khuyến nghị, làm thế nào để chơi, giao tiếp với trẻ tốt nhất tại gia đình;
- Khuyến nghị, những sách, truyện có thể đọc, kể chuyện cho trẻ tại gia đình;


×