Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cách trồng bưởi và bệnh ở bưởi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.45 KB, 6 trang )

Cách trồng bưởi và bệnh ở bưởi

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Ở Việt Nam, bưởi được trồng ở nhiều nơi. Riêng ở vùng Đông Nam Bộ,
bưởi nổi tiếng có phẩm chất ngon như vùng bưởi Tân Triều, Cù Lao Phố…
Bưởi có nhiều công dụng. Múi bưởi có tính khai vị và bổ, lọc máu. Vỏ bưởi
(phần trắng ( rất giàu sinh tố P (nitin) rất cần để bảo vệ thành mạch. Là bưởi dùng
để nấu nước xông trị cảm, cúm. Lá non trị sưng khớp, bong gân do té, đầy hơi do
lạnh. Hột chứa nhiều pectin, chất này khi ngâm vào nước sẽ hòa thành keo trong,
nhờn, uống ngừa sỏi thận.
Yêu cầu ngoại cảnh
Cây bưởi thích hợp khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Nhiệt độ bình quân từ 25
– 32oC rất thích hợp. Ẩm độ trung bình. Ở vùng đất cao không có điều kiện tưới
không nên trồng bưởi vì năng suất kém.
Yêu cầu đất đai
Thích hợp nhất là đất phù sa ven sông như Tân Triều (Vĩnh Cữu), Cù Lao
Phố (Hiệp Hòa). Tuy nhiên, cần chú ý nhất là đất ít phèn, thoát thủy tốt, tạo điều
kiện cho rễ phát triển theo chiều sâu.
Giống
Hiện nay bưởi cũng chưa có dòng vô tính được tổ chức khoa học duyệt,
chưa có lý lịch, đặc điểm rõ ràng, chỉ gọi theo dạng trái, địa danh trồng nên dễ lầm
lẫn.
Các loại bưởi tương đối phổ biến ở Đồng Nai
- Bưởi đường núm: Trái to, vỏ dày thường có núm cao, trung bình 1,5 – 2,0
kg/ trái, vị ngọt nhiều nước.
- Bưởi đường lá cam: Phân biệt với đường núm ở dạng lá, nhỏ như lá cam.
Trái có dạng quả lê thấp, vỏ mỏng. Trọng lượng trung bình 1,2 – 1,6 kg/ trái. Vị
ngọt, nhiều nước, trong hội thi cây có múi 96 đạt giải B.
- Bưởi thanh: Dạng trung bình, trái bầu tròn không có núm cao, vị chua
ngọt, nhiều nước.
- Bưởi ổi: Trái dưới 1,2 kg, vỏ mỏng, múi ngọt vừa, ráo, ít nước. Ưu điểm


để dành lâu càng ngon (1 – 2 tháng khi vỏ đã khô ngâm nước ăn vẫn tốt).
Ngoài ra còn có Bưởi Xiêm Vang, Bưởi Cả tư, Bưởi da cóc nhưng diện tích
trồng rất ít.
Kỹ thuật nhân giống
Bưởi là cây đơn phôi nên không thể nhân bằng hạt vì có tỷ lệ cây hữu tính
rất thấp, biến dị lớn.
Phổ biến hiện nay là phương pháp chiếc cành, nhưng lại có nhược điểm là
hệ số nhân thấp, rễ ăn cạn nên dễ đổ ngã và không hút được nước ở tầng đất sâu, ở
vùng mực thủy cấp thấp phải tưới bổ sung vào mùa nắng.
Kỹ thuật trồng
1– Đào hố:
Hố trồng dài 80 x 80 x 80 x 80 cm, ở vùng đất có tầng canh tác mõng, đào
sâu 100 cm. Bỏ rơm, rạ, trấu un, sau đó bón phân hữu cơ cho đến khi còn cách mặt
đất 30 cm. Đối với đất chua, bón 2 kg vôi/hố. Hố phải chuẩn bị trước khi trồng ít
nhất 30 ngày. Khoảng cách trồng 6 – 7 m, 5 x 5 m (bưởi ổi). Đất kém thoát nước
phải đào mương giữa 2 hàng rộng 30 cm, sâu 50 cm.
2- Ương cây giống:
Sau khi chiết 2 – 3 tháng, cây chiết sẽ ra rễ, chỉ cắt rời cây mẹ khi rễ ở bầu
chiết chuyển sang màu nâu vàng, cắt quá sớm, cây sẽ khó sống. Sau đó cho vào vỏ
tre đường kính 30 – 40 cm, trong chứa tro, phân hoai, đất mùn, tỉ lệ 1 –1 – 2.
Ương cây giống vào, đặt trong bóng râm và tưới 2 lần sáng chiều. Sau 1 tuần tưới
ngày 1 lần và tập cây quen dần với ánh sáng đến 20 ngày cho ánh sáng trực tiếp và
30 ngày đem ra trồng. Trong vườn ương tưới DAP 20 gr/ bình 8 lít hằng tuần.
3- Cách trồng:
Có nhiều cách tùy điều kiện đất đai, tưới tiêu. Ở vườn thoát nước tốt, đặt
thẳng đứng ngang bằng mặt đất, chú ý che chắn gió tốt.
Đặt nghiêng 45o cạn ngang bằng mặt đất ở vườn thoát nước kém.
Dù cách đặt nào cũng phải có cọc chịu cột chặt vào cây giống để tránh lung
lay làm chết cây con.
4- Phân bón:

Phân bòn hữu cơ rất quan trọng, ngoài bón lót, nên bón hàng năm 10 – 15
tấn/ha
* Cách bón phân:
Thời gian:
* Đối với cây tuổi 1 – 2 – 3:
Lần 1: Tháng 4 – 5 dl.
Lần 2: Tháng 9 – 10 dl.
Lần 3: Tháng 12 – 1 dl.
* Cây từ 4 tuổi trở lên (đã có thu hoahc5):
Lần 1: Tháng 4 – 5 dl (bón đón phân)
Lần 2: Tháng 7 – 8 dl (bón thúc trái)
Lần 3: Tháng 12 – 1 dl (nuôi cây sau thu hoạch).
Cách bón: Cuốc sâu 10 – 15 cm theo tán cây và bón đều các bên giáp tán.
Sau đó lấp đất lại để phân không bị bốc hơi (nhất là urê).
Ngoài ra cần bón vôi hàng năm 1 lần đầu mưa. Rãi đều trên đất sau khi
cuốc xới cạn 2 – 3 cm với lượng phân 300 – 500 kg/ ha.
5- Tưới nước
Đầu và cuối mưa kết hợp bón phân sẽ làm bồn để dễ tưới nuớc (nếu không
có điều kiện tưới phun mưa). Bồn làm tròn theo tán cây. Kết hợp làm cỏ sạch gốc.
Mùa khô tủ rơm rạ để giữ ẩm. Không để quá khô và không nên tưới ẩm quá. Nếu
có hạn đầu vụ sau cơn mưa đấu mùa cây ra lộc và hoa, phải tưới nước, nếu không
sẽ bị rụng hoa và rụng trái non.
Sâu bệnh
A – Sâu
1- Sâu vẽ bùa (Phyllocnictis citrella ):
Rất phổ biến trên cây trồng có múi, tuy không gây hại nặng nhưng ảnh
hưởng đến bộ lá và là cửa ngỏ để bệnh loét xâm nhập. Sâu đẻ trứng vào ngọn, lá
non cắn phá lớp biểu bì (thường là mặt trên) thành những đường ngoằn ngoèo dễ
nhận diện. Sâu thường phá hoại ở giai đoạn ra lá non. Chú ý phun xịt từ giai đoạn
lá non sẽ có hiệu quả.

2- Sâu xanh sừng
Bướm mẹ là con Papiplo rất đẹp, đẻ trứng trên búp non. Sâu màu xnh, viền
trắng ngà, có 2 sừng màu đỏ vươn ra khi có động, rất hôi. Sâu cắn phá lá, chồi
non.
3- Rầy chổng cánh (Diaphorina citri):
Con trưởng thành khi đậu cánh chổng ngược, gây hại bằng cách chích hút
chồi non và là môi giới truyền bệnh Greening.
4- Rầy mềm (Aphid):
Tập trung ở đọt non hút nhựa lá, chồi non và hoa. Rầy mềm là môi giới
truyền bệnh Tristeza.
B – Bệnh:
1- Bệnh thối gốc chảy nhựa: do nấm Phytophtora spp. gây ra.
Thuờng bệnh chỉ phá hại gốc. Cổ rễ, gốc và chân cành lớn, chỗ gần mặt đất
là nơi bị hại trước. Biểu hiện của bệnh là vỏ và tầng sinh gỗ phía dưới thối, chảy
nhiều nhựa. Sau đó vỏ nứt dọc, dưới vỏ lộ ra những mảnh gỗ màu nâu. Vỏ bị phá
hại hoàn toàn theo đường vòng tròn, cành khô đi, bộ lá vàng nhanh, hoa trái vụ ra
nhiều. Trái đậu được không có giá trị, vì bị khô hoặc chín ép.
Điều kiện để bệnh phát triển là cổ rễ gốc cây tiếp xúc với độ ẩm cao trong
một thời gian dài, khi cây bị vết xước do sâu hoặc dụng cụ canh tác gây nên.
Thăm vườn thường xuyên, chú ý phần gốc khi thấy bệnh chớm phát dùng
dao cạo vỏ chỗ bị bệnh, cạo cả tầng sinh gỗ phái dưới rồi xịt thuốc đặc hoặc quét,
đắp thuốc dưới dạng bột nhão.
Sử dụng gốc ghép chống chịu tốt.
2- Bệnh loét:
Gây ra bởi vi khuẩn Xanthomonas citri. Lá, cành, trái non đều bị hại, dễ
thấy nhất là lá non. Vi khuẩn xâm nhập vào qua các lỗ khí hoặc vết xước, lúc đầu
là những vết nhỏ bằng đấu đinh màu vàng nhạt ở mặt dưới lá, sau phát triển thành
những mụn lở 3 – 8 mm cả mặt trên và mặt dưới lá chuyển sang màu vàng rồi nâu
sần sùi, xung quanh có quầng màu vàng nhạt.
3- Bệnh ghẻ: Từ trong thời gian ở vườn ương.

Do một loại nấm Elsinoe tawcetti gây ra. Nấm gây hại ở lá non, cành. Trái
non kể cả trái mới đậu. Biểu hiện vết bệnh giống bệnh loét nhưng có khác biệt là

×