Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải pháp mở rộng tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.37 KB, 15 trang )

Giải pháp mở rộng tài trợ nhập khẩu theo phơng thức
thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ngoại th-
ơng việt nam
3.1. Định hớng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và tài
trợ nhập khẩu của ngân hàng ngoại thơng Việt nam
Từ sau Hội nghị Trung ơng Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (Khoá IV) diễn
ra đến nay, song song với những biến đổi sâu sắc trong công cuộc đổi mới, mở của
kinh tế, hoạt động ngoại thơng cũng có những bớc tiến vuợt bậc. Nhờ thực hiện
chính sách mở cửa, đa dạng hoá, đa phơng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, đến nay,
nớc ta đã có quan hệ buôn bán với hơn 100 nớc và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục
trên thế giới. Hiện Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác thơng mại với EU, gia nhập
ASEAN, đạt đợc thống nhất những điều khoản của bản hợp đồng thơng mại song
phơng giữa Việt Nam và Mỹ,... và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế. Đó
là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn
bán và hợp tác với các nớc trong khu vực.
Đứng trên góc độ một ngân hàng thơng mại độc lập, chúng ta có thể nhận thấy
rất rõ sự phát triển đem lại những cơ hội vợt trội, đồng thời cũng đặt ra những
thách thức lớn cho ngời tham dự cuộc chiến trên thơng trờng. Trớc những nhu cầu
đa dạng của xã hội đòi hỏi chất lợng dịch vụ ngày càng cao, sự cạnh tranh gay gắt
trong hệ thống ngân hàng thơng mại điện tử ngày càng phát triển, cùng với môi tr-
ờng kinh tế-chính trị-xã hội-tự nhiên đầy biến động.... Việc Ngân hàng Ngoại th-
ơng Việt Nam chủ động đa ra quan điểm định hớng phù hợp với mục tiêu phát
triển của mình là một điều hoàn toàn đúng đắn.
Chỉ thị số 22/2000/CT TTG của Thủ tớng Chính phủ đã định hớng rõ ràng
cho hoạt động xuất nhập khẩu nh sau: Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trởng xuất
nhập khẩu, nhập khẩu phải phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất và đổi mới
công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lợng và sức cạnh tranh của hàng hoá, đáp ứng
nhu cầu cần thiết của đời sống. Trong chiến lợc phát triển của Đảng và Nhà nớc
ta, căn cứ vào mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Ngoại thơng và nhiệm vụ chung
của toàn ngành ngân hàng trong những năm tới, VCB phải tiếp tục thể hiện đợc
vai trò của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung, hoạt động tài trợ


nhập khẩu nói riêng, giành lấy thắng lợi trong môi trờng tự do cạnh tranh đang
hình thành.
Để giữ gìn thế mạnh trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ nhập khẩu,
không chỉ bảo toàn mà còn mở rộng thị phần cho loại hình dịch vụ này, Ngân
hàng Ngoại thơng Việt Nam đã hoạch định chiến lợc phát triển của mình, cụ thể
nh sau:
Thực hiện chủ trơng đa dạng hoá, đa phơng hoá thị trờng. Nh đã nói ở trên, mặc
dù hiện nay VCB có đến hơn 1400 ngân hàng đại lý đợc thiết lập tại gần 100 nớc
và vùng lãnh thổ, là ngân hàng có hệ thống đại lý lớn nhất cả nớc, tuy nhiên tại
một số vùng nh Trung Nam á, Mỹ La-tinh, VCB vẫn cha thiết lập đợc quan hệ. Vì
vậy, việc thực hiện giao dịch trong các thơng vụ phát sinh đối với những khu vực
này phải thông qua các ngân hàng trung gian, làm tăng chi phí do thời gian bị kéo
dài, ảnh hởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó
trong thời gian tới, mạng lới các chi nhánh tại nớc ngoài sẽ còn tiếp tục đợc mở
rộng đến các khu vực mà VCB cha thiết lập đợc quan hệ để phục vụ đắc lực cho
hoạt động đối ngoại nói chung cũng nh hoạt động tài trợ nhập khẩu nói riêng của
ngân hàng.
Tăng cờng duy trì và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng nớc ngoài tho ph-
ơng châm hợp tác - phát triển - bền vững. Các mối quan hệ này hiện nay tơng đối
tốt và đợc thực hiện thông qua nhiều hình thức: Những hiệp định khung tín dụng
(hiệp định khung tài trợ XNK ký với Dresdner Bank (Đức), Credit Agricole
Indonesuez (Pháp), KBC Bank (Bỉ), Credit Suisse (Thuỵ Sĩ); hiệp định khung hỗ
trợ XNK ký với 2 ngân hàng Tây Ban Nha là Banco Bilbao Vizcaya Argenteria và
Banco de Dabadell), nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, triển khai vốn vay ODA mà
Chính phủ các nớc đối tác (Nhật, Anh, Pháp, Trung Quốc,...) dành cho Việt Nam,
liên doanh kinh doanh tiền tệ và địa ốc,.... Với mục tiêu trở thành một ngân hàng
quốc tế, đồng thời giảm bớt rủi ro trong hoạt động tài trợ nhập khẩu thì việc tăng
cờng và duy trì các mối quan hệ này là hết sức cần thiết.
Nhận thức đợc một trong những lợi thế so sánh của mình hiện nay là hệ thống
công nghệ áp dụng thiết bị và phần mềm tiên tiến nhất thế giới trong việc sử lý

thanh toán qua mạng SWIFT, VCB tiếp tục theo đuổi mục tiêu xây dung một hệ
thống công nghệ hiện đại đợc nâng cấp, đổi mới liên tục theo yêu cầu của thị tr-
ờng. Đây là bộ phận có tầm quan trọng sống còn của hạ tầng kỹ thuật đối với
ngân hàng. Nếu không có một nền tảng công nghệ tiên tiến thì không thể xây
dựng một hệ thống các kênh cung ứng dịch vụ có tính chuẩn mực cao và cũng
không tạo ra đợc các sản phẩm đủ tiêu chuẩn quốc tế có khả năng thu hút khách
hàng.
Thông qua lĩnh vực công nghệ, ngân hàng từng bớc sáng tạo ra các sản phẩm
mới có giá trị cao và cạnh tranh hơn. Để phục vụ cho hoạt động tài trợ nhập khẩu,
ngân hàng cần xem xét việc mở rộng các hình thức tài trợ, phối hợp đồng bộ mọi
khâu của quá trình thanh toán. Việc cung ứng nhiều loại sản phẩm và dịch vụ tiện
ích sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác khách hàng.
áp dụng mọi giải pháp có thể để tăng vốn điều lệ, qua đó, nguồn vốn trong
thanh toán và tài trợ cũng tăng lên. Với tiềm lực về vốn, không những uy tín của
ngân hàng đợc nâng cao mà những nhu cầu vốn lớn của khách hàng cũng đợc đáp
ứng. Đảm bảo đủ nội lực để tạo đà nhảy vọt trong hoạt động tài trợ nhập khẩu bên
cạnh việc duy trì và phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu và các dịch vụ ngân
hàng quốc tế.
Tăng cờng hoạt động tài trợ cho nhập khẩu trên cơ sở an toàn và hiệu quả.
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phơng
thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thơng
Việt Nam
Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phơng thức
thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam, từ đó rút ra đ-
ợc những thành công cũng nh khó khăn, hạn chế, sau đây khoá luận sẽ đề suất các
giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hơn nữa nghiệp vụ tài trợ này.
3.2.1. Giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân
hàng
Trong hoạt động ngân hàng, do tính phức tạp và rủi ro cao nên nhân tố con ngời
đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động tài trợ nhập khẩu là một phần của

nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nên càng đòi hỏi cán bộ ngân hàng thực hiện công
việc này phải có trình độ cao hơn các nghiệp vụ thông thờng khác.
Để nâng cao chất lợng hoạt động tài trợ nhập khẩu, việc tăng cờng công tác đào
tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết. Ngân hàng cần đề bạt, bố
trí, quản lý sử dụng cán bộ thực hiện nghiệp vụ này phù hợp, phát huy năng lực sở
trờng của mỗi cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác, ngăn ngừa rủi ro
xảy ra.
Yêu cầu của giao dịch thơng mại quốc tế đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cũng nh cán
bộ trực tiếp làm công tác tài trợ không chỉ có trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên
môn nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao và
có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế. Họ phải có kỹ năng phân tích, am hiểu
tờng tận các điều khoản của UCP 500, nắm đợc luật pháp, tập quán và thực tiễn
hoạt động ngân hàng của từng nớc, từng khu vực để có khả năng t vấn cho khách
hàng và tránh đợc rủi ro cho ngân hàng.
Hiện nay, VCB đã xây dựng đợc cơ cấu nhân sự hợp lý, chặt chẽ, phát huy năng
lực của từng cán bộ ngân hàng. Trong tơng lai, để đạt tới những mục tiêu phát
triển của mình, VCB cần lập ra kế hoạch bồi dỡng, đào tạo cán bộ hợp lý nh:
- Thờng xuyên tổ chức các buổi thảo luận, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong nội
bộ ngân hàng và với các ngân hàng bạn.
- Tổ chức các cuộc hôịi thảo tìm hiểu và trao đổi về các thông lệ quốc tế. Chú
trọng cập nhật thờng xuyên các quy định và luật pháp Nhà nớc về xuất nhập khẩu.
Phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới đợc áp dụng trên thế giới. Bổ sung kiến thức
về thơng mại quốc tế cũng nh các rủi ro mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu và
thanh toán viên các ngân hàng khác thờng gặp, tình hình thị trờng trong nớc và
thế giới, triển vọng hàng hoá của Việt Nam,...
- Mỗi năm một lần tổ chức các kỳ thi sát hạch về nghiệp vụ và tổ chức thi tuyển
thêm cán bộ có năng lực chuyên môn. Đặc biệt chú trọng khâu đầu vào, chỉ tuyển
những ngời có năng lực thực sự, am hiểu vi tính, ngoại ngữ, nghiệp vụ và tình hình
thị trờng xuất nhập khẩu ở Việt Nam và trên thế giới.
- Việc đào tạo cán bộ không chỉ thực hiện bằng hình thức đào tạo tại chỗ mà còn

cần quan tâm đến hình thức cử cán bộ đi học các lớp tập huấn nghiệp vụ tập trung.
Phòng tổ chức các bộ phải theo sát quá trình làm việc của từng nhân viên, phát
hiện những nhân viên có khả năng thực sự và cử đi học ở nớc ngoài để không chỉ
nâng cao trình độ tiếng Anh mà cả những kiến thức tiên tiến về ngoại thơng của
các nớc trên thế giới. Sau khoá học, các cán bộ này sẽ phổ biến kiến thức cho các
cán bộ khác và phục vụ cho công tác thanh toán quốc tế tại VCB.
- Với phơng thức thanh toán L/C, cán bộ thanh toán cần nắm vững và bám sát
UCP 500, bản quy trình nghiệp vụ của VCB. Phải nghiêm chỉnh thực hiện UCP để
nắm vững và tạo niềm tin trên thơng trờng quốc tế.
- Nâng cao năng lực thẩm định đánh giá khách hàng của các thanh toán viên. Các
cán bộ không chỉ quan tâm phân tích, đánh giá năng lực tài chính, phơng án kinh
doanh, mặt hàng nhập khẩu của khách hàng mà còn phải đặc biệt quan tâm đến t
cách của khách hàng mở L/C cũng nh đối tác nớc ngoài của khách hàng. Trên cơ
sở đó quyết định đúng đắn cho mở L/C với những điều kiện cụ thể phù hợp với
VCB, vừa bảo đảm an toàn trong thanh toán, vừa bảo đảm thực hiện đợc chính
sách khách hàng.
- Đi vào chuyên môn hoá từng mảng nghiệp vụ để các cán bộ thanh toán có thể
nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm.
- Thiết lập một chế độ đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích, động viên kịp thời
những cán bộ có thành tích trong công tác, có những sáng kiến cải tiến nâng cao
hiệu quả công việc. Định kỳ tăng lơng nhằm làm cho các cán bộ tâm huyết với
nghề, giữ chân các cán bộ ở lại với VCB.
3.2.2. Giải pháp về đa dạng hoá các hoạt động tài trợ nhập khẩu
Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ công nhân viên có
trình độ cao, Ngân hàng Ngoại thơng có những điều kiện thuận lợi để nghiên cứu
đa ra những sản phẩm mới, đa dạng hoá các hình thức tài trợ nhập khẩu nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trờng.
Hiện nay, VCB đang tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu dới nhiều hình
thức: cho vay, phát hành bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, chấp nhận hối
phiếu,... Tuy vậy, so với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, ngân hàng Ngoại th-

ơng Việt Nam còn quá trẻ và non nớt về kỹ thuật nghiệp vụ. Đứng trớc áp lực
cạnh tranh từ bên trong và bên ngoài, VCB cần phải ứng dụng và phát triển các
dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến, học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm
của nớc ngoài nhằm tạo thêm nhiều tiện ích và tăng tính cạnh tranh. Cụ thể, bên
cạnh cho vay ngắn hạn tài trợ nhập khẩu là chủ yếu hiện nay, VCB nên mở rộng
dịch vụ cho vay trung dài hạn, phát triển dịch vụ cho thuê tài chính. Việc tiến
hành quy trình thanh toán nhâp khẩu thận trọng và chắc chắn sẽ góp phần tăng
doanh số cho vay của ngân hàng. Bằng cách đa ra nhiều loại hình dịch vụ, nhiều
phơng thức tài trợ phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng, có thể tin
rằng VCB sẽ lập đợc một cơ sở rất tốt cho việc thực thi chính sách khách hàng.
3.2.3. Giải pháp về chiến lợc khách hàng
Việc xây dựng chiến lợc khách hàng phải dựa trên cơ sở lợi thế của ngân hàng,
theo đó, tại VCB, nhóm khách hàng nhập khẩu chính là đối tợng lý tởng để ngân
hàng phát huy thế mạnh trong thanh toán quốc tế và tài trợ nhậo khẩu của mình.
a. VCB cần có một chiến lợc khách hàng phù hợp
Luôn duy trì mối quan hệ sẵn có với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
trong nớc, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Thực hiện chiến lợc mới về khách hàng, đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi
lĩnh vực, thành phần kinh tế trong và ngoài nớc để đem lại hiệu quả kinh doanh
cho ngân hàng. Đây là việc làm liên quan chặt chẽ đến khả năng phòng tránh rủi
ro tín dụng. Hơn thế nữa, đa dạng hoá khách hàng cũng đem lại cho ngân hàng
một thị trờng rộng lớn hơn trong hoạt động tài trợ nhập khẩu, qua đó, phát triển
tín dụng, nâng cao lợi nhuận và đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Đa dạng hoá khách hàng theo thành phần kinh tế phải gắn liền với đa dạng hoá
khách hàng theo ngành hàng. Cần đặc biệt quan tâm tới các ngành đang phát

×