Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu - Học tốt Ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.31 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu</b>


<b>I. Khái quát về tác giả</b>


<i><b>1. Tiểu sử</b></i>


Nguyễn Trung Thành hay còn gọi là Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu
sinh năm 1932 quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.


Năm 1950 ơng vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu
V.


Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, tổng biên tập báo
Văn nghệ.


<i><b>2. Con đường nghệ thuật</b></i>


Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã
giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên, để sau khi tập kết ra Bắc có thể viết
cuốn tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lê - tác phẩm được tặng giải Nhất - Giải
thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955).


Sau năm 1954 ơng cịn có những sáng tác phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống
mới ở miền Bắc như tập truyện ngắn Rẻo cao (1961).


Với bút danh Nguyễn Trung Thành ơng đã viết nhiều tác phẩm có tiếng vang lớn
trong đời sống lúc bấy giờ, như tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng
Điện Ngọc (1969) và tiểu thuyết Đất Quảng (1971 - 1974).


<b>II. Hoàn cảnh sáng tác</b>


Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác mùa hè năm 1965


khi giặc Mĩ đổ ào ạt vào miền Nam. Chúng đổ bộ vào bãi biểu Chu Lai, lộ rõ bản
chất sát nhân của đế quốc, khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng của nhân dân
ta. Nguyễn Trung Thành cũng giống như những nhà văn cùng thời của mình, muốn
viết một bài “Hịch tướng sĩ” của thời đại chống Mĩ. Nên sau khi viết tùy bút
“Đường chúng ta đi”, ông bắt tay vào viết truyện ngắn “Rừng xà nu”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Theo lời tâm sự của nhà văn, khi chuẩn bị cho số Hai của tạp chí văn nghệ giải
phóng miền Trung Trung Bộ, Nguyễn Trung Thành dự định viết một truyện ngắn
chiến đấu về đồng bằng nhưng ý định đó khơng thành cơng. Vì nó làm thức đậy
trong lịng tác giả những cảm xúc đã chín muồi về thời kì ở Tây Ngun. Thế là
“Rừng xà nu”, con người Tây Nguyên đã trải mình trên những trang văn hừng hực
của Nguyễn Trung Thành. Như vậy theo lời của nhà văn thì sự ra đời của tác phẩm
“Rừng xà nu” bắt đầu đến với ngịi bút gần như khơng hề tính trước, là một khu
rừng xà nu, những cây xà nu.


Nhà văn đặt tên cho tác phẩm là “Rừng xà nu” không phải là ngẫu nhiên vơ tình
mà là một dụng ý nghệ thuật. Bởi đối với những nhà văn, nhất là những nhà văn có
tài, việc đặt tên cho các đứa con tinh thần của mình là một việc làm hết sức quan
trọng bởi nó ghi dấu linh hồn của tác phẩm và tư tưởng tác giả. Tên tác phẩm
khơng khác gì một chiếc chìa khóa giúp người đọc mở vào chiếm lĩnh thế giới
huyền diệu của tác phẩm hoặc nó được ví như một lối mở dẫn dắt người đọc và
khám phá lâu đài của văn chương, nghệ thuật.


Đọc tác phẩm ta thấy nhà văn có thể đặt tên khác cho truyện ngắn của mình là Tnú,
là Làng Xơ Man, bởi câu chuyện xoay quanh những con người ấy. Nếu đặt là Tnú,
kết quả của cách đặt tên ấy là hướng người đọc vào nhân vật trung tâm nhưng lại
làm mất đi tính khái quát gợi mở - điều cốt yếu của một tác phẩm văn học. Vì vậy
nhà văn đặt tên là “Rừng xà nu” với những ý nghĩa sâu sắc dưới đây:


Đó là một hàm nghĩa sâu xa, nó là hình ảnh gắn bó mật thiết và để lại những dấu


ấn sâu đậm trong cuộc đời viết văn của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành.
Trong truyện rừng xà nu không chỉ được trạm khắc thành một bức tranh phong
cảnh có đường nét, màu sắc mang đặc trưng của đại ngàn Tây Ngun hùng vĩ mà
nó cịn làm nền cho câu chuyện bi tráng về Tnú. Vì vậy xà nu mang ý nghĩa biểu
tượng cho sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do, vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần bất
khuất của đồng bào Tây Nguyên. Nhan đề truyện là sự lựa chọn đặc sắc của
Nguyễn Trung Thành góp phần tạo lên chất sử thi anh hùng, lấp lánh màu sắc thiên
nhiên trong thiên truyện. Hơn thế nữa, xà nu được biết đến là một loại cây rất đặc
trưng của núi từng Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng. Ấy là loài cây hùng vĩ và cao
thượng, man dại và trong sạch. “Thân cây cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa
thanh nhã, vừa rắn rỏi”. Nó là một sự sống không thể thiếu của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên bởi nó tạo lên một khơng khí Tây Ngun, chất Tây Nguyên độc
đáo cho thiên truyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
Soạn văn 12 ngắn gọn


Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12
Phân tích tác phẩm lớp 12


</div>

<!--links-->

×