Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.71 KB, 21 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH
VÀ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG
1.1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG:
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng
Chiếc thẻ đầu tiên ra đời vào năm 1949 do một doanh nhân người Mỹ tên là
Frank Namara sáng chế. Sáng kiến này phát sinh sau một lần ông dùng bữa tối ở
một cửa hàng và bỗng phát hiện ra mình quên mang tiền. Ông đã gọi điện cho vợ
để thanh toán. Từ đó ông nghĩ rằng phải có một phương tiện để chi trả trong những
trường hợp tương tự như vậy và thẻ Diners Club ra đời.
Sự xuất hiện của thẻ Diners Club khởi đầu cho nhiều loại thẻ mới ra đời như
Gorden Key, Trip Charge, Gourmet Club, Esquir Club. Năm 1958 thẻ Carte
Blanche, American Express ra đời. Lúc đó phần lớn thẻ là dành cho các doanh
nhân nhưng ngân hàng nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượng chủ yếu
trong tương lai. Ngân hàng Mỹ là ngân hàng đầu tiên đã thành công với thẻ Bank
Americard. Năm 1966 Bank Americard mà ngày nay được biết đến với tên gọi
Visa Card liên kết với các ngân hàng ở tiểu bang khác để phát triển mạng lưới thẻ.
Nó đã phải cạnh tranh khốc liệt với đối thủ Well Fargo liên kết với 77 ngân hàng
chủ nhân của Masters Charge( ngày nay là Master card)
Thẻ Diners Club thẻ du lịch và giải trí đầu tiên được phát hành năm 1949.
Năm 1960 có mặt tại Nhật chi nhánh được quản lý bởi City Corp người đứng đầu
trong số ngân hàng phát hành thẻ. Năm 1990 Diners Club có 6,9 triệu người sự
dụng với doanh số 16 tỷ đôla. Năm 1993 doanh số giảm xuống còn 7,9 tỷ đôla với
1,5 triệu thẻ lưu hành.
Thẻ Amex ra đời năm1958, hiện nay đang là tổ chức thẻ du lịch và giải trí
lớn nhất thế giới.Tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần Diners Club, gấp 2 lần JCB. Năm
1990 tổng doanh thu là 111,5 triệu đôla và 36,5 triệu thẻ lưu hành.
Năm 1993 doanh thu khoảng 124 tỷ với 35,4 triệu thẻ lưu hành và 3,6 triệu
cơ sở chấp nhận thẻ. Khác với các thẻ khác, Amex tự phát hành cho chính mình và
trực tiếp quản lý chủ thẻ nhờ đó mà họ nắm bắt được nhu cầu thực tế của khách
hàng từ đó có chương trình phát triển như phân loại khách hàng để cung cấp dịch
vụ. Năm 1997 Amex cho ra đời loại loại thẻ tín dụng mới có khả năng cung cấp tín


dụng hoàn toàn cho khách hàng là Optima Card để cạnh tranh với Master và Visa.
Thẻ Visa tiền thân là Bank Americard do Bank of America phát hành năm
1960. Ngày nay là loại thẻ có quy mô phát triển nhất toàn cầu. Cuối năm1990 có
25 triệu thẻ với doanh thu 354 tỷ đôla. Cuối năm 1993 doanh thu là 542 tỷ đôla với
164.000 máy ATM ở 65 nước. Visa không trực tiếp phát hành thẻ mà giao cho các
thành viên, điều này giúp Visa mở rộng thị trường hơn các loại thẻ khác.
JCB xuất phát từ Nhật năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa và phát triển thành
cơ sở quốc tế năm 1981. Mục tiêu hướng vào thị trường du lịch và giải trí, hiện
đang là loại thẻ cạnh tranh với Amex. Năm 1990 doanh thu đạt 16,5 tỷ đôla với 17
triệu thẻ lưu hành. Năm 1992 doanh thu là 30,9 tỷ đôla và phát hành được 27,5
triệu thẻ. Ngày nay thẻ JCB được công nhận trên 400.000 nơi và trên 109 quốc gia
ngoài nước Nhật.
Master card ra đời năm 1966 với tên ban đầu là Master Charge do hiệp hội
thẻ liên ngân hàng ICA phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Năm
1990 hệ thống ATM lớn nhất thế giới được đưa và sự dụng để phục vụ cho các chủ
thẻ Master trên 50.000 địa phương trên thế giới, phát hành 178 triệu thẻ với 5.000
thành viên phát hành, 9 triệu cơ sở chấp nhận thẻ. Năm 1993 doanh thu đạt 320,6
tỷ đôla, và 215,8 triệu thẻ được phát hành và lưu hành ở 220 nước. Với 162.000
máy ATM ở 152 nước. Đến nay mạng lưới được triển khai rộng rãi với 29.000
thành viên tham gia vào hiệp hội Master trên 191 chi nhánh ngân hàng.
1.1.2 Khái niệm
1.1.2.1. Khái niệm
Thẻ: phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được phát hành bởi các
ngân hàng hoặc các công ty dùng để rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hóa dịch vụ
tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
Thẻ ngân hàng: Công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho
khách hàng sự dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ
Chủ thẻ: người được ngân hàng cấp thẻ để sự dụng
- Chủ thẻ chính: Người đứng tên xin cấp thẻ và được ngân hàng phát hành thẻ
cấp thẻ sự dụng

- Chủ thẻ phụ: Người được ngân hàng phát hành thẻ cấp thẻ theo đề nghị của
chủ thẻ chính
Ngân hàng phát hành thẻ: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ phát hành, cấp thẻ
cho chủ thẻ, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ
đó.
Ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng được ngân hàng phát hành thẻ ủy
quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng hoặc thành viên chính thức
hoặc thành viên liên kết với tổ chức thẻ quốc tế thực hiện dịch vụ thanh toán theo
thỏa ước ký kết với tổ chức thẻ quốc tế đó.
Đơn vị chấp nhận thẻ: Tổ chức cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hóa,
dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng ký kết với ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân
hàng thanh toán thẻ
Tổ chức thẻ quốc tế: Hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng tham gia phát
hành và thanh toán thẻ quốc tế. Tổ chức này chỉ là trung tâm xử lý cung cấp thông
tin phục vụ cho quy trình phát hành và thanh toán thẻ ở các ngân hàng mà không
có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay đơn vị chấp nhận thẻ.
PIN: Mã số mật mã cá nhân do ngân hàng phát hành ấn định cho mỗi thẻ và
được sự dụng trong một số loại hình giao dịch thẻ.
1.1.2.2. Cấu tạo thẻ :
Xét theo công nghệ làm thẻ trên thế giới hiện nay sự dụng hai loại thẻ là thẻ
từ và thẻ thông minh (thẻ chíp) trong đó hiện nay phổ biến nhất là thẻ từ. Thẻ được
cấu tạo theo nguyên tắc không chỉ dễ nhận biết, phân biệt các loại thẻ với nhau mà
còn đảm bảo an toàn, chống giả mạo, hạn chế rủi ro trong thanh toán. Trong phần
này ta chỉ tìm hiểu cấu tạo của thẻ từ. Thẻ được là từ nhựa cứng, hình chữ nhật với
kích thước tiêu chuận là 96mm x 54mm x 0,76mm. Thẻ có 3 lớp, màu sắc trên thẻ
thay đổi tùy thuộc vào ngân hàng phát hành và quy định của mỗi tổ chức thẻ.
Mặt trước của thẻ có các yếu tố:
• Số thẻ: Được in rõ ràng cách đều nhau, chia thành các nhóm cách biệt,
không mờ nhạt hoặc có dấu vết của thẻ bị in nổi lại
Thẻ Visa có 2 loại 16 số và 13 số, bắt đầu bằng số 4

Thể Master có 16 số, bắt đầu bằng số 5
Thẻ JCB có 16 số, bắt đầu bằng số 35
Thẻ Amex có 15 số, bắt đầu bằng số 34 hoặc 37
• Họ tên chủ thẻ: Được dập nổi
• Tên ngân hàng phát hành thẻ
• Biểu tượng và thương hiệu của thẻ: dùng để phân biệt với các loại thẻ của
các hệ thống ngân hàng khác nhau và chống giả mạo.
Thẻ Visa: Biểu tượng là hình chim bồ câu in chìm trong hình chữ nhật màu
bạc nằm ở bên phải, khi nghiên qua lại thì sẽ thấy cánh chim chấp chới.
Thương hiệu hình chữ nhật 3 màu kẻ ngang xanh tím, trắng, vàng nâu có
dòng Visa chạy ngang dòng kẻ trắng nằm ở góc bên phải biểu tượng
Thẻ Master: Biểu tượng là hai quả địa cầu lồng vào nhau nằm bên phải, khi
nghiêng quay lại sẽ thấy đủ 5 châu lục hình địa cầu.Thương hiệu 2 hình tròn
lồng vào nhau màu da cam và đỏ, dòng Mastercard màu trắng chảy ngang
giữa nằm ở góc bên phải thẻ dưới biểu tượng.
Thẻ Amex: Biểu tượng là hình đầu người chiến binh đội mũ sắt ở giữa hoặc
ở góc bên trái. Thương hiệu hình chữ nhật màu xanh nước biển, dòng
AMERICAN EXPRESS chạy ngang giữa.
Thẻ JCB: Thương hiệu 3 màu xanh lam, đỏ, lá cây dòng JCB trắng chảy
ngang giữa.
• Ngày hiệu lực là thời hạn thẻ được lưu hành
• Ngoài ra thẻ còn có một số đặc điêm riêng.Thẻ Master trước ngày hiểu lực là
4 số in nổicho biết mă số ICA của ngân hàng phát hành , sau ngày hiệu lực
có chữ V(CV, PV với thẻ chuẩn, RV, GV với thẻ vàng).Thẻ Master sau ngày
hiệu lực có chữ M và C viết lồng vào nhau.Thẻ JCB có chữ G sau ngày hiệu
lực nếu là thẻ vàng. Thẻ Amex còn in số mật mã đợt phát hành .
Mặt sau của thẻ có băng mực từ tính chứa đựng các yếu tố bảo mật như số thẻ, tên
chủ thẻ, thời hạn cấp.
• Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành : Thẻ được các tổ chức phi ngân
hàng phát hành với quy trình và phạm vi thanh toán tương tự như thẻ do

ngân hàng phát hành. Ngày nay, thẻ này được sự dụng rộng rãi trên thế giới
và trở thành những thương hiệu nổi tiếng như Diners Club, Amex, JCB hiệu
lực, mã số bí mật, hạn mức tín dụng..Dải băng từ này có 2 hoặc 3 rãnh được
đọc bởi các thiết bị chuyên dùng như POS, Veri phone… rãnh thứ 3 được
dùng cho máy ATM để khách hàng rút tiền mặt qua PIN.
1.1.3. Phân loại thẻ
1.1.3.1. Theo chủ thẻ phát hành
Thẻ do ngân hàng phát hành: Thẻ được ngân hàng phát hành cho khách hàng
để khách hàng sự dụng tài khoản của mình hoặc khoản tín dụng do ngân hàng cấp
để thanh toán hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp….
Thẻ do các công ty hoặc các đại lý phát hành:
1.1.3.2. Theo hạn mức tín dụng
Thẻ vàng: Phát hành cho những khách hàng có uy tín, có khả năng tài chính
lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn. Ở Việt Nam hạn mức thẻ này từ 50 triệu - 100
triệu đồng
Thẻ chuẩn: Hạn mức thẻ thấp hơn so với thẻ vàng, ở Việt Nam hạn mức này
từ 10 triệu - 50 triệu đồng
1.1.3.3.Theo phạm vi sự dụng
Thẻ nội địa: Thẻ do ngân hàng phát hành thẻ trong nước phát hành và được
sử dụng thanh toán trong nước, giao dịch bằng đồng nội tệ.
Thẻ quốc tế: Thẻ do ngân hàng phát hành thẻ trong nước phát hành, được sử
dụng thanh toán trong nước và ngoài lãnh thổ nước đó hoặc thẻ được phát hành ở
nước ngoài nhưng sự dụng thanh toán trong nước, thẻ được thanh toán bằng ngoại
tệ.
1.1.3.4. Theo công nghệ làm thẻ
Thẻ khắc chữ nổi: Thẻ được là dựa trên kỹ thuật khắc chữ nội, các thông tin
cần thiết đều được khắc nổi trên thẻ do đó lưu dữ được ít thông tin và thẻ dễ bị làm
giả, hiện nay những loại thẻ này không còn được sự dụng nữa.
Thẻ băng từ : Thẻ có băng mực từ tính lưu trữ thông tin. Nhược điểm của nó là
chứa đựng ít thông tin, chỉ mang được những thông tin cố định, thông tin chưa

được mã hóa do vậy kém an toàn, dễ là giả.
Thẻ thông minh: Thẻ có gắn con chíp điển tử để lưu trữ thông tin, có thể lưu
trữ chi tiết tối đa 200 giao dịch gần nhất.Thẻ có nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn
các thẻ trên như chứa đựng nhiều thông tin hơn, thông tin được mã hóa do vậy độ
an toàn cao hơn, khó là giả. Hiện nay, thẻ thông minh đã được sự dụng phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới và được coi là phương tiện thanh toán an toàn và hiệu quả.
1.1.3.5. Theo tính chất thanh toán
Thẻ tín dụng (credit card): còn gọi là thẻ dùng để chi tiêu trước trả tiền sau
trong đó chủ thẻ sự dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt trong
hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng.
Thẻ ghi nợ (debit card): thẻ này có qua hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền
gửi hoặc tài khoản check. Thẻ thường được ngân hàng phát hành cho khách hàng
có số dư tài khoản tiền gửi thường xuyên dư có. Khi sử dụng thẻ để mua hàng hóa
dịch vụ, các giao dịch sẽ được ghi nợ ngay vào tài khoản của chủ thẻ, ghi có và tài
khoản của đơn vị chấp nhận thẻ. Khách hàng có thể thỏa thuận với ngân hàng được
thấu chi, khoản thấu chi này được coi như khoản tín dụng ngắn hạn.
Thẻ rút tiền (ATM Card): Đây là loại thẻ ghi nợ nội địa cho phép chủ thẻ sử dụng
thẻ để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động ATM hoặc
sự dụng các sản phẩm dịch vụ do máy ATM cung ứng .
1.1.3.6. Theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán
Thẻ cá nhân: Thẻ phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ điều
kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ
bằng nguồn tiền của bạn thân mình. Chủ thẻ cá nhân có thể phát hành thêm thẻ
phụ. Hạn mức thẻ phụ phụ thuộc vào hạn mức của thẻ chính và mọi giao dịch trên
thẻ phụ do chủ thẻ chính thanh toán, chỉ chủ thẻ chính mới có thể thay đổi hạn
mức, ngừng sự dụng thẻ đối với thẻ phụ…
Thẻ cá nhân do công ty ủy quyền sự dụng: Thẻ phát hành cho cá nhân thuộc
một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và ủy quyền cho cá nhân đó sự
dụng thẻ. Tổ chức, công ty xin phát hành chịu trách nhiệm thanh toán các khoản
chi tiêu trên thẻ bằng các nguồn tiền của tổ chức, công ty đó.Tổ chức, công ty xin

phát hành thẻ phải nêu việc ủy quyền này trong đơn xin phát hành thẻ. Cá nhân
được ủy quyền sự dụng thẻ không được phép phát hành thẻ phụ.
1.2- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ :
Khách hàng
Ngân hàng phát hành Hiệp hội thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ Ngân hàng than toán
(3)
(4)
(1) (12)
(2) (13)
(10)
(9)
(7)
(8)
(5)
(6)
(1) Khỏch hng np h s yờu cu phỏt hnh th bao gm cỏc n yờu cu phỏt
hnh th, cỏc giy t tựy thõn nh chng minh th (h chiu), tỡnh hỡnh ti
chớnh hoc thu nhp ca cỏc nhõn nu l khỏch hng cỏ nhõn hoc giy
phộp thnh lp, giy phộp ng ký kinh doanh , bỏo cỏo ti chớnh , ch ký
ca giỏm v k toỏn trng nu l khỏch hng cụng ty.
(2) Ngõn hng phỏt hnh th tip nhn h s, phõn loi khỏch hng, tựy theo
nhu cu v nng lc ti chớnh ca khỏch hng m quyt nh cp loi th
no , hn mc bao nhiờu. Nhng thụng tin ny cng l c s ngõn hng
phỏt hnh yờu cu khỏch hng mun phỏt hnh th phi ký qu, cm c th
chp nhm hn ch ri ro cho ngõn hng hay tớn chp. Sau ú, ngõn hng
phỏt hnh mó húa cỏc thụng tin ca khỏch hng ó cung cp vo h thng
mỏy ch ca ngõn hng, n nh s PIN, mó s khỏch hng v phỏt hnh th
cho khỏch hng.
(3) Ch th dựng th thanh toỏn tin hng húa, dch v hoc rỳt tin mt

×