Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

SKKN “Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG</b>
<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


<b> 1. Cơ sở lí luận</b>


Trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế hiện nay thì
phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng
được đặt ra đối với các bậc học trong tồn ngành giáo dục. Có rất nhiều nội
dung, hình thức dạy và học để phát triển năng lực cho học sinh trong đó tổ chức
giờ sinh hoạt lớp cuối tuần là việc làm thường xuyên, có kế hoạch, có mục đích
và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển phẩm
chất, năng lực cho các em đồng thời góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ
năm học của nhà trường.


<i><b> 2. Cơ sở thực tiễn :</b></i>


<b> Sinh hoạt lớp cuối tuần giúp thầy và trị đánh giá tình hình hoạt động của lớp</b>
trong một tuần qua : những cơng việc đã làm được và những mặt cịn tồn tại cần
khắc phục từ đó đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tiếp theo đồng thời
biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những cá nhân có thành tích
cao trong học tập-rèn luyện cũng như nhắc nhở, phê bình những cá nhân vi
phạm nội quy của trường, lớp.


Thế nhưng nếu giờ sinh hoạt lớp chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Phải làm thế
nào để các em thấy hào hứng, phấn khởi đón nhận giờ sinh hoạt lớp, để mỗi giờ
sinh hoạt lớp là một giờ học vui, để các thành viên trong lớp được kết nối yêu
thương,để các em được phát triển các kĩ năng như thuyết trình, hợp tác, giải
quyết vấn đề, biết đồng cảm, sẻ chia… lại là trăn trở của nhiều GVCN.


Năm học 2019-2020 là năm học thực hiện nhiều đổi mới : “Tăng cường giữ
vững kỉ cương nền nếp trường,lớp học; tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, kĩ


năng sống, văn hóa ứng xử cho đội ngũ nhà giáo và học sinh; chuẩn bị tốt các
điều kiện đổi mới giáo dục phổ thơng…”.Chính vì lẽ đó mà đổi mới nội dung và
hình thức giờ sinh hoạt lớp là vơ cùng cần thiết ở các cấp học nói chung và ở
bậc THCS nói riêng . Đây là bậc học mà đối tượng là các em học sinh đang
trong giai đoạn khủng hoảng tâm sinh lí hay nói cách khác là lứa tuổi nổi loạn
nên việc giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh để hình thành
phẩm chất, năng lực cho các em là việc làm không hề đơn giản.


Hơn ai hết với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều năm liền, là
người luôn đồng hành cùng với các con trong suốt chặng đường học tập và rèn
luyện, cùng với kinh nghiệm của bản thân trong việc tổ chức hoạt động trong
giờ sinh hoạt lớp, tôi đã mạnh dạn viết đề tài: Phát triển phẩm chất và năng lực
cho học sinh thơng qua đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc
THCS


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

-Tìm ra cách thức tổ chức sinh hoạt lớp hiệu quả.Giúp học sinh hứng thú với
giờ sinh hoạt. Qua đó rèn cho học sinh các kĩ năng thuyết trình, giao tiếp,tổ
chức, hợp tác, giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học và trong thực tiễn, kĩ năng
tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản
thân, biết đồng cảm, sẻ chia, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường, của
lớp và biết lên án những thái độ, hành vi không đúng với chuẩn mực…, phát
triển toàn diện sự hiểu biết của học sinh không chỉ trong sách vở hay ở một mơn
học nào mà cịn từ cuộc sống, từ đó phát triển phẩm chất và năng lực cho các
em.


-Rèn luyện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp
cho giáo viên chủ nhiệm.


<b>III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM</b>
<b> 1. Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp</b>


<b> 2.Đối tượng khảo sát thực nghiệm: học sinh lớp 6B.</b>


<b>IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU</b>


<b> 1. Phạm vi: áp dụng vào các tiết sinh hoạt lớp với học sinh lớp 6B.</b>
<b> 2. Kế hoạch nghiên cứu: </b>


-Từ tháng 8/2019- tháng 9/2019: Chọn đối tượng nghiên cứu , lập đề cương
nghiên cứu.


-Từ tháng 9/2019- tháng 3/2020:Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối
tượng nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm.


-Cuối tháng 3/2020: Thống kê kết quả, so sánh, phân tích, đối chiếu. Rút ra
kết luận khoa học. Viết đề tài nghiên cứu.


<b>V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát, điều tra thực tế
- Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
- Phương pháp thực nghiệm


- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết
quả ,tổng kết kinh nghiệm


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>1. Yêu cầu của giờ sinh hoạt lớp :</b>


-Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt.


-Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấn


của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh.


-Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các cơng việc chung
của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh.


-Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại.
<b>2.Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp :</b>


<b>*Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. </b>
- Đánh giá các hoat động trong tuần:


+Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng


+Giáo viên tuyên dương, phê bình,nhắc nhở HS.


- Lập kế họach tuần tiếp theo, phân công thực hiện một cách cụ thể phù hợp:
Lớp trưởng điều khiển cả lớp thống nhất kế hoạch và giải pháp, GVCN bổ sung
và nhắc nhở thêm.


<b>* Hình thức hỗn hợp: Tổng kết thi đua và sinh họat theo chủ đề. </b>


- Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần: lớp trưởng đánh giá chung sau
khi có sự thống nhất của các tổ. GVCN và HS bổ sung nếu thấy cần thiết.


- Thông báo những cơng việc chính trong tuần tới. (Hai nội dung trên tiến hành
nhanh gọn khoảng 10 đến 15 phút)


- Sinh họat theo chủ đề : Nội dung sinh hoạt nên gắn với các họat động chủ điểm
của tháng , gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với sự kiện chính trị, kinh tế ,
văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương , trong nước và trên thế giới,…Hình thức


sinh họat cần đa dạng: có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, thi hái hoa dân chủ,có
thể là đố vui khoa học, có thể là sự giao lưu với người trong cuộc.. ( thời gian
khoảng 30 đến 35 phút)


<b>* Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm : Lớp trưởng hay người điều khiển chương</b>
trình cho cả lớp thảo luận chủ đề nào đó gắn với chủ điểm của tháng, phù hợp
nhu cầu và nhận thức chung của HS. Qua đó rút ra quan điểm đúng, thái độ và
hành động đúng. Người dẫn chương trình phải khéo léo dẫn dắt, khêu gợi sự
mạnh dạn, tự tin, tích cực của mọi HS trong lớp để thảo luận sôi nổi và có hiệu
quả. Cần tơn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Các tổ trưởng nhận xét đánh giá ưu điểm, nhược điểm của tổ, xếp loại tổ viên,
tuyên dương các bạn học tập và rèn luyện tốt, phê bình các bạn vi phạm. ( có thể
báo cáo dưới các hình thức khác nhau như bằng sơ đồ tư duy, bài vè…)


- Các lớp phó nhận xét các thành viên lớp trong việc thực hiện mảng lớp phó
đảm nhận.


- Lớp trưởng : Dựa trên kết quả tổng hợp của các tổ , tổng hợp kết quả sổ ghi
đầu bài , sổ theo dõi thi đua của trường , của lớp, ...lớp trưởng nhận xét đánh giá
chung việc thực hiện nhiệm vụ của lớp,xếp loại thi đua giữa các tổ và đề xuất
khen thưởng cá nhân có thành tích cao trong học tập, rèn luyện .


- GVCN: Nhận xét, đánh giá chung tình hình học tập và rèn luyện của lớp và
khen thưởng, xử lí học sinh vi phạm nếu có.


<b>3.3. Triển khai kế hoạch tuần tới:</b>


- Căn cứ vào kết quả đã đạt được , căn cứ kế hoạch của nhà trường, của Đội, của
GVCN và Ban cán sự lớp , lớp trưởng triển khai kế hoạch tuần tiếp theo.



- Cả lớp thảo luận thống nhất đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện
hiệu quả phương hướng kế hoạch tuần tới.


<b>- Ý kiến của GVCN : Bổ sung thêm một số biện pháp để thực hiện tốt kế hoạch </b>
của tuần tiếp theo. Động viên học sinh thực hiện tốt bản phương hướng đã đề ra.
<b>3.4. Sinh hoạt tập thể theo chủ điểm (30-35 phút).</b>


<b>3.5. GVCN nhận xét giờ sinh hoạt, động viên , dặn dò học sinh .</b>
<b>II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>


<b>1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:</b>


- Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo
viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo... thì tiết sinh hoạt lớp chủ yếu
do cơ và trò biên soạn.Những năm gần đây, việc thiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã
được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm.
Tuy nhiên, việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên... vẫn có sự khác biệt, chưa
đều tay cịn mang tính hình thức.


- Vì nhiều lí do khác nhau, lâu nay trong các nhà trường thường chú trọng hơn
đến các giờ dạy văn hóa mà chưa quan tâm nhiều đến việc thiết kế, tổ chức giờ
sinh hoạt lớp cho thực sự hiệu quả. Giờ sinh hoạt còn đơn điệu,mang tính hình
thức.Thời gian giáo viên dành cho việc phê bình, xử phạt học sinh cịn nhiều
(60%-70% là phê học sinh) nên việc tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm còn bập
bõm, qua loa. Dẫn đến phần lớn các em học sinh khơng mấy hứng thú thậm chí
cịn sợ đến tiết sinh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nhiều giáo viên ngại tổ chức sinh hoạt lớp theo hình thức hỗn hợp ( tổng kết thi
đua và sinh hoạt theo chủ đề) mà chỉ sinh hoạt theo kiểu truyền thống.



<b>2. Số liệu điều tra</b>


Ngay từ đầu năm học, tôi đã phát phiếu điều tra về hứng thú của học sinh
lớp 6B- lớp tôi chủ nhiệm ( gồm 44 học sinh) và thu được kết quả như sau:


<b>Khơng thích </b> <b>Bình thường </b> <b>Thích </b> <b>Rất thích</b>


<b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b>


27 61,36 15 34,09 2 4,55 0 0


Phần lớn các em không thích giờ sinh hoạt vì cho rằng :
 giờ sinh hoạt khô cứng, nhàm chán, lặp đi lặp lại.


 sinh hoạt phần lớn là phê bình, nhắc nhở gây căng thẳng.


 giáo viên quá nghiêm khắc không gần gũi ,thân thiện , đặt mình vào vị trí của
học sinh để hiểu các em.


 giờ sinh hoạt không thực sự gắn với nhu cầu, sở thích của học sinh.


<b> Với kết quả như trên, tôi thực sự suy nghĩ : Làm thế nào để tiết sinh hoạt lớp trở</b>
nên mềm dẻo, tích hợp nhiều nội dung giáo dục đem lại niềm vui, sự hứng khởi
cho các em từ đó giúp các em học tốt các mơn học khác, phát huy năng lực,
phẩm chất cho các em để các em vững tin trong cuộc sống ? Đó chính là lí do mà
tơi viết đề tài này.


<b>III. GIẢI PHÁP</b>



<i><b> 1. Đối với giáo viên chủ nhiệm:</b></i>


- GVCN phải biết lập kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình, lớp mình chủ nhiệm:
kế hoạch căn cứ vào kế hoạch chung của sở giáo dục , của nhà trường, đặc điểm
của lớp, của địa phương. Giáo viên cần rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của
tuần, nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của tồn lớp trong tuần. Đồng thời,
trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn
bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ điểm tháng). Từ đó lựa
chọn nội dung và hình thức sinh hoạt theo chủ điểm phù hợp, kích thích học sinh
tham gia. GVCN cùng cán bộ lớp phân công học sinh đảm nhận từng công việc
cụ thể và cùng thiết kế câu hỏi, trò chơi, hướng dẫn HS làm MC, đóng tiểu
phẩm, …


- GVCN phải là người có năng lực quản lí và năng lực tổ chức.Khơng phải lúc
nào GVCN cũng ở trên lớp cùng học sinh do vậy GVCN cần phải xây dựng đội
ngũ cán sự lớp có năng lực, trách nhiệm, điều hành một tập thể tự quản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

điểm, học yếu hoặc nhút nhát…. thì việc khen ngợi kịp thời HS khi các em tiến
bộ trong học tập- rèn luyện hay làm một việc tốt là điều rất cần thiết. Khi phê
bình HS,GV cũng cần lưu ý là phê bình những hành vi cụ thể chứ khơng khái
qt hóa thành phẩm chất nhân cách. Khi phê bình khơng được chì chiết , nhắc
đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu.


- GVCN phải là tấm gương cho học sinh soi vào về đạo đức, lối sống, hành vi.
Giáo viên phải có tấm lịng khoan dung, độ lượng, quan tồ mẫu mực khi giải
quyêt mối quan hệ giữa các học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, giữa
học sinh với phụ huynh học sinh…, khéo léo xử lí các tình huống xảy ra trong
giờ sinh hoạt từ đó là cầu nối quan trọng giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
<b> 2. Đối với học sinh:</b>



- Các cán bộ lớp phải theo dõi sát sao các tổ viên để nhận xét, đánh giá đúng
những mặt ưu và nhược của lớp và của từng thành viên, căn cứ để xếp loại thi
đua từng thành viên, từng tổ từ đó đề ra giải pháp khắc phục những nhược điểm
và lập kế hoạch cho tuần tiếp theo.


- Ban cán sự lớp phải họp trước giờ sinh hoạt lớp để để đưa ra các ý tưởng, giải
pháp hay trong việc thiết kế, tổ chức hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp. Các
thành viên khác trong lớp chủ động tìm tịi, nghiên cứu tài liệu liên quan,cùng
phối hợp với cán sự lớp.


- Cùng GVCN phân công các thành viên trong lớp đảm nhận nhiệm vụ:Trang trí
lớp học,bảng biểu, chuẩn bị các đạo cụ liên quan đến trị chơi, đóng tiểu phẩm,
quay video phục vụ cho xử lí tình huống, tập dẫn chương trình…


- Cùng GVCN rút kinh nghiệm giờ sinh hoạt, chuẩn bị cho giờ sinh hoạt tiếp
theo.


<b>IV.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN</b>


<b>1.Một số trò chơi sử dụng trong giờ sinh hoạt lớp</b>


<b>Mơ hình hoạt động 1: TRỊ CHƠI: “ĐỐN Ơ CHỮ” </b>
<b>*KỈ NIỆM NGÀY GIẢI PHĨNG THỦ ĐƠ 10/10</b>


<b>Luật chơi: Ô chữ gồm 9 ô hàng ngang. Mỗi ô chữ là đáp án của một câu hỏi mà</b>
chúng tôi đưa ra. Mỗi câu trả lời đúng, các bạn sẽ nhận được một phần q từ
chương trình đồng thời ơ chữ hàng ngang sẽ được mở ra với một hoặc nhiều từ
chìa khố tạo nên câu chủ đề. Bạn nào tìm được câu chủ đề khi chưa lật hết các
ô chữ hàng ngang sẽ giành được phần thưởng là 1 quyển sổ viết nhật kí từ ban tổ
chức cịn tìm được câu chủ đề khi đã biết hết các từ chìa khố sẽ nhận được 1


quyển vở.


<b>Nội dung câu hỏi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

(NGỌC HÀ)


*Ô hàng ngang số 2: Gồm 7 chữ cái:Đây là niềm tự hào của người dân Hà Nội
(VĂN HIẾN)


*Ô hàng ngang số 3: Gồm 9 chữ cái: Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập ở phố
nào của Hà Nội ? (HÀNG NGANG)


*Ô hàng ngang số 4: Gồm 5 chữ cái:Đây là một từ còn thiếu trong câu hát sau:
“Quê hương là chùm khê ngọt, Mẹ về… nghiêng che”


(NÓN LÁ)


*Ô hàng ngang số 5: Gồm 8 chữ cái: Đây là tên một thành phố giáp với thành
phố Hà Nội nổi tiếng về bánh đậu xanh và bánh gai (HẢI DƯƠNG)


*Ô hàng ngang số 6: Gồm 10 chữ cái: Đây là trường đại học đầu tiên ở nước ta
(QUỐC TỬ GIÁM)


*Ô hàng ngang số 7: Gồm 17 chữ cái: Đây là danh hiệu cao quý mà thành phố
Hà Nội được UNESCO phong tặng (THÀNH PHỐ VÌ HỒ BÌNH)


*Ơ hàng ngang số 8: Gồm 10 chữ cái: Đây là tên bài hát quốc ca của nước ta do
nhạc sĩ Văn Cao sáng tác (TIẾN QUÂN CA)


*Ô hàng ngang số 9: Gồm 20 chữ cái: Đây là chiến dịch diễn ra ở Hà Nội kéo


dài suốt 12 ngày đêm (ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHƠNG)


Các từ chìa khố: HIHGGĨẢINTĐPỦƠ


Sắp xếp các từ chìa khố để tìm từ chủ đề là: GIẢI PHĨNG THỦ ĐƠ


<b>*KỈ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM</b>
<b>22/12</b>


<b>Luật chơi: Ơ chữ gồm 10 ơ chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc.Trả lời đúng ô </b>
chữ hàng ngang, các bạn sẽ nhận được q từ chương trình cịn tìm được ơ chữ
hàng dọc khi chưa lật hết các ô chữ hàng ngang, các bạn sẽ được một phần
thưởng có giá trị.


<b>Nội dung câu hỏi:</b>


Ô hàng ngang số 1: Gồm 12 chữ cái: Đây là người đọc chỉ thị của chủ tịch Hồ
Chí Minh thành lập đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân đồng thời là
người chịu trách nhiệm chỉ huy. ( VÕ NGUYÊN GIÁP)


Ô hàng ngang số 2: Gồm 6 chữ cái: Đây là một tổ chức được coi là mầm mống
đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng, của quân đội cách mạng ở Việt
Nam. (TỰ VỆ ĐỎ)


Ô hàng ngang số 3: Gồm 18 chữ cái: Đây là một trong những bài hát truyền
thống của quân đội ta. (HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Ô hàng ngang số 5: Gồm 6 chữ cái: Đây là tên của người mẹ Việt Nam q ở
Quảng Bình chèo đị chở các anh bộ đội qua sông đã đi vào nhiều tác phẩm văn
thơ : “Một tay lái chiếc đò ngang



Bến sơng Nhật Lệ qn sang đêm ngày”
(MẸ SUỐT)


Ơ hàng ngang số 6: Gồm 9 chữ cái: Bộ đội ta được nhân dân tin yêu gọi với cái
tên là gì? (BỘ ĐỘI CỤ HỒ)


Ô hàng ngang số 7: Gồm 13 chữ cái: Đây là tên gọi khác của anh bộ đội gắn với
chiếc mũ tai bèo. (GIẢI PHÓNG QUÂN)


Ô hàng ngang số 8: Gồm 11 chữ cái: Đây là tên người phụ nữ đã vác hai hòm
đạn pháo trên 1 tạ băng băng ra trận địa. (NGÔ THỊ TUYỂN)


Ô hàng ngang số 9: Gồm 14 chữ cái: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là câu nói
nổi tiếng của ai ? (NGUYỄN VIẾT XUÂN)


Ô hàng ngang số 10: Gồm 6 chữ cái: Đây là một trong hai đồn giặc đầu tiên bị
ta tiêu diệt sau 2 ngày thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng qn


(NÀ NGẦN)


Ơ hàng dọc: Đây là tên gọi khác của quân đội nhân dân Việt Nam sau cách
mạng tháng Tám năm 1945. (VỆ QUỐC QN)


<b>Mơ hình hoạt động 2: THI HÁI HOA DÂN CHỦ</b>


<b>Luật chơi: 2 đội chơi (5 học sinh/ 1 đội). Các câu hỏi được đính vào các bơng </b>
hoa treo trên một cây nhỏ .Lần lượt từng người chơi của mỗi đội hái một bơng
hoa bất kì. Hái được bơng hoa nào thì phải trả lời câu hỏi ở bơng hoa đó. Trả lời
đúng ghi được 10 điểm cịn khơng trả lời được thì nhờ bạn khán giả của đội


mình trả lời. Nếu bạn khán giả trả lời đúng ghi được 5 điểm cho đội. Đội nào có
tổng số điểm cao hơn đội đó thắng cuộc và nhận được phần thưởng từ chương
trình.


<b>KỈ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10</b>


1.Bác Hồ phong tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng. Bạn hãy cho biết 8 chữ
vàng ấy. ( “ANH HÙNG, BẤT KHUẤT, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG”)


2.Câu nói bất hủ: “Cịn cái đai quần cũng đánh” là của ai ? (CHỊ ÚT TỊCH)
3.Bạn hãy cho biết hiện nay ai là chủ tịch quốc hội của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ? ( BÀ NGUYỄN THỊ KIM NGÂN)


4.Bạn hãy cho biết tên người con gái gắn liền với hoa Lêkima. Hãy hát bài hát
đó. (CHỊ VÕ THỊ SÁU)


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

6.Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống chung thuỷ, sắc son. Bạn hãy cho
biết câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính đó.


(“ CHỒNG EM ÁO RÁCH EM THƯƠNG


CHỒNG NGƯỜI ÁO GẤM SÔNG HƯƠNG MẶC NGƯỜI ”)
7.Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực là ai?


(CHỊ HOÀNG THỊ MINH HỒNG được mệnh danh là “anh hùng môi trường”)
8.Hai Bà Trưng là tên gọi tắt, suy tôn hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt
Nam. Đó là ai? (TRƯNG TRẮC và TRƯNG NHỊ )


9.Bạn hãy cho biết nơi khởi nguồn của phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”?
(HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI )



10.Tượng đài “ Phụ nữ ba đảm đang” được đặt ở đâu?


(TRUNG TÂM THỊ TRẤN PHÙNG, ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI )
<b>KỈ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3</b>


<b>Chủ điểm “Khéo tay hay làm”</b>
<b>1.Cách chữa cơm khê:</b>


a.Cho vào nồi cơm một cục than củi sạch
và xốp, đậy nắp vung lại khoảng 15 phút.
b.Đặt ngay nồi cơm đậy nắp kín vào chậu
nước lạnh


c. Đặt ngay nồi cơm khơng đậy nắp vào
chậu nước lạnh.


<b>2.Khi nấu canh xương muốn cho nước </b>
<b>canh trong:</b>


a.Khi nấu canh không đậy vung và vớt bọt
thường xuyên


b.Cho lòng trắng trứng đã đánh kĩ thành
bọt vào nước canh


c.Cả 2 cách trên đều đúng.
<b>3.Muốn khử mùi hơi trong tủ lạnh:</b>


a.Để một ít bột cà phê đặt trong tủ.


b.Đặt trong tủ một ít chè mạn
c.Để quả chanh vào tủ.


<b>5. Khử mùi hôi ở thớt:</b>
a. Rửa thớt bằng chanh
b.Rửa thớt bằng giấm
c.Cả 2 đáp án trên.


<b>4.Muốn luộc rau được xanh:</b>


a.Cho rau vào nồi từ khi nước còn lạnh
b.Cho rau vào nồi khi nước đã sôi kĩ, đậy
vung đun đến khi rau chín.


c.Cho rau vào nồi khi nước đã sôi kĩ, mở
vung đun đến khi rau chín.


<b>6.Cách làm tan dầu ăn khi bị đơng đặc</b>
a.Hơ nóng chai trên bếp


b.Ngâm chai vào chậu nước nóng
c.Cho một ít nước nóng vào
<b>7. Muốn luộc thịt nhanh mềm:</b>


a. Cho một ít muối vào nước dùng trước
khi cho thịt vào luộc


b. Cho một ít giấm vào nước dùng trước
khi cho thịt vào luộc



c. Cho một ít đường vào nước dùng trước
khi cho thịt vào luộc


<b>8.Đang rán mỡ, cá, thịt… bị táp lửa bốc</b>
<b>cháy:</b>


a.Cho nước lạnh vào chảo
b.Bỏ ngay chảo xuống bếp


c.Nhanh tay hạ nhỏ lửa đồng thời đậy kín
vung


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>miệng:</b>


a.Nhai một ít bã trà
b. Đánh răng


c.Xúc miệng bằng nước muối


a.Úp chanh xuống một đĩa nông có chút
giấm chua


b.Cho chanh vào tủ lạnh


c.Rắc ít muối lên bề mặt chanh
<b>Mơ hình hoạt động 3: TÌM HIỂU CHUYÊN MỤC :</b>


<b>“ Túi ba gang”, “Gội đầu chủ nhật”, “Nét đẹp Tiếng Việt” trên báo </b>
<b>Thiếu niên tiền phong và Tri thức tuổi hồng.</b>



<b>Luật chơi: Chương trình có 10 câu hỏi dành cho các bạn (nội dung các câu hỏi </b>
được chúng tôi sưu tầm trong chuyên mục được rất nhiều bạn yêu thích trên báo
<b>Thiếu niên tiền phong là chuyên mục “ Túi ba gang” và “Gội đầu chủ nhật”. </b>
Bạn nào trả lời nhanh, chính xác sẽ nhận được quà của chương trình.


<b>Nội dung câu hỏi:</b>


1.Bạn hãy cho biết miệng gì nóng nhất? Mơi gì to nhất? Bí gì ngọt nhất?
(MIỆNG NÚI LỬA- MƠI TRƯỜNG- BÍ MẬT )


2.Người gì khơng sợ điện mà cịn thích ăn điện ? (NGƯỜI MÁY)
3.Bệnh gì nếu mạnh lên thành bão? (BỆNH PHONG)


4.Gà nào mang tên ba ơng vua? (GÀ TAM HỒNG)
5.Vải gì khơng may được áo ? (VẢI THIỀU )


6.Rau gì thích bắt cá ? (RAU CÂU )


7.Tèo sờ vào dây điện hở nhưng không bị giật. Tại sao?
(TÈO SỜ VÀO DÂY ĐIỆN THOẠI)


8.Nếu lấy tên của 3 nhạc sĩ: Phạm Tuyên, Trọng Loan, Lưu Cầu được tên của
một nhạc sĩ thân thiết với trẻ em. Đó là ai? (PHẠM TRỌNG CẦU)


9.Con gì khơng mồm nhưng lại có răng, muốn dùng nó ta phải liếm?(CON TEM)
10.Mơn thể thao nào có tên nóng là “bán bưởi”


(MƠN BĨNG BÀN vì bán bưởi cịn gọi là bán bịng, bán bịng tức là bóng bàn)
<b>Luật chơi: Chúng ta cùng tìm hiểu chuyên mục “Nét đẹp Tiếng Việt” trên báo </b>
Thiếu niên tiền phong và Tri thức tuổi hồng với chủ đề về các thành ngữ có từ


“tay”. Cụ thể như sau: Tơi sẽ nói nơm na một câu nào đó, nhiệm vụ của các bạn
là tìm câu thành ngữ diễn tả điều tơi nói nhưng trong đó phải có từ “tay”. Bạn
nào tìm được câu thành ngữ đúng thì sẽ nhận quà từ chương trình.


<b>Nội dung câu hỏi:</b>


Niềm vui gặp bạn Tay bắt mặt mừng


Ăn tiêu vô chừng Vung tay quá trán


Sức khoẻ có hạn Chân yếu tay mềm


Quản chặt bạc tiền Tay hịm chìa khố
Nói năng thái q Khoa chân múa tay


Kết bạn đó đây Nối vịng tay lớn


Hành lí bề bộn Tay xách nách mang


Tố cáo rõ ràng Chỉ tay day trán


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Giỏi giang tỏ bầy Khéo tay hay miệng
Trót lỡ gây chuyện Tay đã nhúng chàm
Sai người khác làm Chỉ tay năm ngón


Lao động để sống Tay làm hàm nhai


Chẳng nhờ được ai Tay quai miệng trễ
Sức lực tuổi trẻ Khoẻ chân mạnh tay



Nông dân cấy cày Chân lấm tay bùn


Con nhỏ vương bận Tay bế tay bồng


Sự cố đánh đùng Trở tay không kịp


Người về cõi chết Nhắm mắt xi tay
Du kích dạn dày Tay khơng bắt giặc
Làm không lộ mặt Ném đá giấu tay
Mừng chẳng ai hay Múa tay trong bị


<b>Mơ hình hoạt động 4: TRỊ CHƠI TỔNG HỢP</b>
<b>Chủ điểm: “Mừng Đảng, mừng xn”</b>


<b>Trị chơi: Ai nhanh hơn</b>
<b>Chuẩn bị: </b>


-2chậu cây cảnh: Chậu cây 1: Treo 20 bao lì xì trong đó chứa 20 câu hỏi,
chậu cây 2: Treo 20 chiếc khăn đỏ


-4 chiếc ghế băng xếp nối thành hang ngang tạo thành cái cầu
-2 bao tải, 2 cái khay để khăn đỏ cho mỗi đội


<b>Luật chơi: 2 đội ( 5 bạn/1 đội).Đầu tiên bạn ở vị trí số 1 có nhiệm vụ nhảy bao </b>
bố đến vị trí cây cảnh để bốc thăm câu hỏi đưa cho người dẫn chương trình. Sau
khi nghe người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, người chơi phải nhanh
chóng trả lời. Nếu khơng trả lời được có thể nhờ đồng đội hoặc các bạn khán giả
cổ vũ cho đội mình trợ giúp. Trường hợp khơng có câu trả lời thì phải quay trở
về để bạn ở vị trí số 2 tiếp tục tham gia. Nếu trả lời chính xác , người chơi tiếp
tục nhảy bao bố đến vị trí cây cảnh số 2 để lấy một chiếc khăn đỏ. Sau đó khẩn


trương cầm tải và khăn đỏ chạy nhanh trên chiếc cầu này để trở về đích và để
khăn đỏ vào khay của đội mình. Mỗi chiếc khăn đỏ được tính 10 điểm.Lưu ý
nếu trong quá trình chạy trên cầu mà đánh rơi chiếc khăn đỏ hoặc ngã thì chiếc
khăn đó chỉ được tính 5 điểm.


<b>Nội dung câu hỏi: </b>


1.Ngày Tết cổ truyền xưa, mọi người thường treo cây gì để xua đuổi tà ma?
(CÂY NÊU)


2.Loài chim nào được coi là tín hiệu báo mùa xn về? (CHIM ÉN)
3.Tết ơng Táo là ngày nào? Ơng Táo thường cưỡi con gì lên trời?


(NGÀY 23 THÁNG CHẠP, ÔNG TÁO CƯỠI CON CÁ CHÉP LÊN TRỜI)
4.Theo bạn, trẻ em muốn nhận gì nhất vào dịp Tết? (LÌ XÌ )


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

6.Hãy hồn chỉnh chỗ cịn thiếu trong câu sau:
“Mồng 1……, mồng 2……, mồng 3….”


(MỒNG 1 TẾT CHA, MỒNG 2 TẾT MẸ, MỒNG 3 TẾT THẦY)


<b>Trò chơi: Thử làm nghệ sĩ</b>


<b>Luật chơi: Chương trình sẽ đưa ra một số từ chủ đề về các hoạt động, các trò </b>
chơi trong dịp xuân ( nội dung các từ đó được viết trong các tờ giấy). Nhiệm vụ
của người chơi là sau khi biết được nội dung của từ đó phải biểu diễn bằng hành
động (có thể lựa chọn và sử dụng một số dụng cụ được chuẩn bị sẵn của chương
trình) để các bạn khán giả có thể đốn được từ viết trong tờ giấy. Nếu khán giả
đoán đúng thì cả người chơi và khán giả đều được nhận quà của chương tŕnh.


<b>Nội dung: Các từ, cụm từ: Chọi gà, đua thuyền, thổi cơm thi, thả diều, bịt </b>
<b>mắt bắt vịt, bịt mắt đập niêu, cờ người, đấu vật…</b>


<b>Trò chơi: Thi ghép tranh và bình tranh</b>


<b>Luật chơi: 2 đội (3 em/1 đội). Nhiệm vụ của mỗi đội là phải nhanh tay nhanh </b>
mắt ghép những miếng tranh đã bị xáo trộn thành 1 bức tranh hoàn chỉnh. Đội
nào trong thời gian ngắn nhất ghép xong bức tranh thì được 10 điểm, đội cịn lại
dành 5 điểm. Ngồi ra sau khi ghép tranh xong, mỗi đội phải đưa ra lời bình cho
bức tranh của đội mình. Lời bình hay sẽ được cộng thêm 10 điểm. Đội nào có
tổng số điểm cao hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.


“Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ
nghịch với nhau. Hiểu biết
càng nhiều, cái tôi càng bé.
Hiểu biết càng ít, cái tơi
càng to”.


Đừng bỏ cuộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Tiết kiệm nước


“Góc nhìn khác, suy nghĩ
khác”.


Hay “ Bạn đúng, tôi cũng
đúng, chỉ khác nhau ở góc
nhìn”


“Thời gian là tiền bạc”



<b>2. Ví dụ chương trình sinh hoạt lớp 6B :( phần phụ lục)</b>
<b>VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:</b>


<b> Tiến hành khảo sát lấy ý kiến của HS ở lớp 6B (44 HS) có tham gia các </b>
tiết sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt thu
được kết quả như sau:


<i><b>Bảng 1: Mức độ ham thích của HS sau khi tham gia tiết sinh hoạt lớp</b></i>
<b>Khơng thích</b> <b>Bình thường</b> <b>Thích</b> <b>Rất thích</b>


<b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b>


0 0 7 15,91 32 72,7


2


5 11,37


Rõ ràng sau khi đổi mới các tiết sinh hoạt lớp, mức độ ham thích của HS có sự
gia tăng rõ rệt so với lúc khảo sát khi chưa tiến hành thực nghiệm. Hầu hết các
em thấy được tác dụng nhiều mặt của giờ sinh hoạt lớp mang lại:


 Các em đón nhận giờ sinh hoạt lớp một cách đầy hào hứng, phấn khởi.
 Khả năng diễn đạt, giao tiếp, hợp tác…của các em được nâng lên rõ rệt
 Phát huy tính thi đua và tinh thần đồn kết của các thành viên trong lớp.
 Vốn kiến thức về các môn học , về lịch sử dân tộc, địa phương…của các


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

báo Đội của các em được nâng cao. Từ đó ý thức chấp hành các nội quy
quy định của trường, lớp đề ra được các em thực hiện nghiêm chỉnh.



 Giờ sinh hoạt lớp phát huy tính năng động, sáng tạo của ban cán sự lớp.
Nâng cao chất lượng hoạt động văn thể mĩ của lớp, góp phần phát triển
toàn diện phẩm chất và năng lực cho học sinh, đáp ứng những yêu cầu của
xã hội hiện nay.


<b>PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT</b>
<b>1. Kết luận:</b>


Trên đây là một số mơ hình hoạt động được sử dụng trong giờ sinh hoạt lớp
đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả ở lớp 6B trường THCS Lương Thế
Vinh. Qua q trình thực hiện, tơi thấy để giờ sinh hoạt lớp thành công cần lưu ý
những vấn đề sau:


- Thời gian sinh hoạt lớp 45 phút thì phần tổng kết nhận xét, đánh giá thi đua
và đưa ra kế hoạch cho tuần sau cần nhanh ( 10-15 phút) còn đâu dành thời gian
cho sinh hoạt theo chủ điểm (30-35 phút)


- Nội dung và hình thức các mơ hình hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp phải
phong phú , đa dạng, phù hợp với chủ điểm đưa ra, với lứa tuổi học sinh và hoàn
cảnh, điều kiện của trường, lớp và huy động tối đa học sinh tham gia, không
phân biệt giỏi kém.


- Trước giờ sinh hoạt lớp nên có cuộc họp của GVCN với Ban cán sự lớp.
Buổi họp này rất quan trọng và cần thiết để GVCN nắm tình hình học tập và rèn
luyện của HS trong tuần vừa qua; chia sẻ những khó khăn với các cán sự lớp,
thống nhất cách thức giải quyết những vướng mắc và hướng phát triển cho tuần
học sau , thiết kế các hoạt động trong sinh hoạt theo chủ điểm…GVCN cùng cán
sự lớp phân công nhiệm vụ cho từng người từ trang trí, trang phục,đạo cụ (nếu
cần) đến nội dung và hình thức lựa chọn đưa vào, các câu hỏi dành cho đội chơi,


dành cho khán giả, câu hỏi dành cho giao lưu với khách mời, lựa chọn người
dẫn chương trình có khả năng thu hút mọi người, xử lí tình huống tốt…


- Tiết sinh hoạt lớp cũng không nên cứng nhắc tổ chức mãi trong lớp học mà
cần được lựa chọn thay đổi sao cho mới lạ, hấp dẫn. Điều này phải tùy thuộc vào
nội dung của tiết sinh hoạt, có thể tổ chức trên sân trường, trong vườn hoa, công
viên hay kết hợp với những buổi ngoại khóa mà sinh hoạt lớp để đạt hiệu quả
cao nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

mục tiêu tiết sinh hoạt đã khơng đạt được mà cịn gây phản cảm, phản tác dụng
giáo dục. GVCN cần gần gũi, lắng nghe học sinh để hiểu các em đang cần gì.
- Động viên, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm học sinh thiết kế , tổ
chức hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm tốt. Chụp ảnh, quay video để làm tư liệu
hoạt động.


<b>2. Đề xuất:</b>


- Mở các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, chuyên đề nhiều hơn nữa về kĩ năng
thiết kế, tổ chức chương trình hoạt động trong giờ sinh hoạt cho GVCN ở các
trường phổ thông. Tổ chức những hội nghị đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, phổ
biến những sáng kiến kinh nghiệm hay trong tổ chức sinh hoạt lớp đến các
GVCN để chúng tơi có thể học hỏi, vận dụng vào thực tế của trường, của lớp
mình chủ nhiệm.


- Xây dựng và tổ chức các sân chơi thu hút càng nhiều học sinh tham gia càng
tốt để các em hào hứng với học tập, phát triển phẩm chất và năng lực cho học
sinh. Sân chơi đó phải là của học sinh, do học sinh và vì học sinh.


<b> </b>



<b>CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT LỚP 6B</b>


<i><b>CHỦ ĐIỂM TUẦN 1 THÁNG 11:“HÃY LÀM THẦY CÔ VUI ! ”</b></i>
<b>I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC </b>


<i>- Giúp học sinh nắm được tình hình chung của lớp trong tuần 1 tháng 11 và kế </i>
hoạch hoạt động tuần 2 tháng 11. Nắm được các giải pháp cụ thể để thực hiện
tốt kế hoạch đó.


- Tuyên dương những cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuần; phê bình, nhắc
nhở những cá nhân có biểu hiện, hành vi khơng tốt, khơng tích cực trong học
tập.


- Biết được những ngun nhân làm thầy cơ buồn, từ đó biết cách làm như thế
nào để thầy cô giáo vui.Giáo dục lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy cô
giáo cho học sinh.


- Tạo sự thoải mái, vui vẻ, mạnh dạn, hòa đồng giữa các thành viên trong lớp.
- Mỗi học sinh biết gắn mình vào tập thể, có ý thức xây dựng tập thể, có tinh
thần đồn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Giáo dục ý thức học tập và rèn luyện tích cực, hăng say để trở thành những con
người toàn diện, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.


<b>II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC</b>
<b>1. Nội dung.</b>


- Sơ kết tuần 1 tháng 11 của tổ trưởng, lớp trưởng. Đánh giá của giáo viên chủ
nhiệm.



- Kế hoạch tuần 2 tháng 11 và biện pháp thực hiện.
- Sinh hoạt chủ điểm:“ Hãy làm thầy cô vui! ".
<b>2. Hình thức – phương pháp.</b>


- Thuyết trình, báo cáo
- Thảo luận nhóm


-Tổ chức các hình thức tìm hiểu chủ điểm: kể chuyện, hát vẽ, tiểu phẩm, đố
vui...


<b>III. Chuẩn bị hoạt động</b>
<b>1.Phương tiện</b>


- Máy chiếu , loa đài , míc.
- Bảng xếp loại thi đua của lớp
- Các câu hỏi, nhạc bài hát, clip...
<b>2. Tổ chức.</b>


- GVCN, ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ, định hướng hoạt động, cách thức
tổ chức cho học sinh.


- Các tổ trưởng báo cáo , lớp trưởng tổ chức , điều khiển tiết sinh hoạt lớp hoạt
động 1 và hoạt động 2.


- Lớp trưởng và lớp phó học tập điều khiển phần sinh hoạt chủ điểm.
- Từng tổ chuẩn bị văn nghệ, tiểu phẩm, hát vẽ ... về thầy cô giáo


- Lớp phó văn thể mĩ cùng một số bạn trang trí lớp học, chuẩn bị nhạc, bài hát...
- Mỗi HS sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tơn sư trọng đạo.



<i><b>IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG</b></i>
<b>1. Ổn định lớp.</b>


<b>2 Nội dung giờ sinh hoạt:</b>


<i><b>a. Chương trình sinh hoạt:</b></i>


<b>- Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá tuần 1 tháng 11.</b>
<b>- Hoạt động 2: Kế hoạch của tuần 2 tháng 11.</b>
<b>- Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm.</b>


<i><b>b. Nội dung giờ sinh hoạt.</b></i>


<b>Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá tuần 1 tháng 11. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>Lớp trưởng: cho cả lớp khởi </b>
động bằng điệu nhảy chicken
dance và thông báo nội dung
sinh hoạt lớp


<b>- Các tổ trưởng : báo cáo sơ </b>
kết việc thực hiện nội quy của
các bạn trong tổ .


<b>+ Tổ trưởng tổ 1: Nhận xét , </b>
đánh giá ưu,nhược điểm của tổ
và xếp loại thi đua các tổ viên
(Cả lớp theo dõi, lắng nghe)


<b>+ Tổ trưởng tổ 2: Nhận xét và</b>


đánh giá các bạn trong tổ bằng
một bài vè và xếp loại thi đua
của từng tổ viên.


( Cả lớp theo dõi, lắng nghe)


<b>1.Nhận xét đánh giá của 3 tổ </b>


( Các tổ trưởng nhận xét đánh giá ưu, nhược
điểm của tổ, xếp loại tổ viên, tuyên dương các
bạn học tập và rèn luyện tốt, phê bình các bạn
vi phạm)


<b>* Tổ trưởng tổ 1: Nhận xét và đánh giá, xếp </b>
loại các thành viên trong tổ.


1. Ưu điểm:


-Đi học đầy đủ, đúng giờ
-Truy bài tốt


-Đạt nhiều bông hoa điểm tốt: bạn Hữu
Cường (8 điểm tốt)…


2. Tồn tại:


-Còn thiếu đồng phục: Hải Đăng
-Chưa sôi nổi trong học tập.
*Xếp loại thi đua:



<b>TT Họ và tên </b> <b>Tổng XL </b>
<b>1 </b> <b>Nguyễn Thế Anh </b> <b> 120 </b> <b>Tốt </b>


2 Bùi Ngọc Phương Anh 105 Tốt


<b>3 </b> <b> Đỗ Hải Đăng </b> <b> 90</b> <b>Khá </b>


4 Vương Đức Anh 105 Tốt
5 Đinh Gia Bảo 110 Tốt
6 Hoàng Băng Băng 100 Tốt


<b>7 </b> <b> Nguyễn Hữu Cường </b> <b> 120 </b> <b>Tốt </b>


8 Hoàng Anh Đức 100 Tốt
9 Bùi Thị Thuỳ Dương 110 Tốt
10 Nguyễn Khánh Hạ 110 Tốt


<b>11 Bùi Tùng Dương </b> <b>95</b> <b>Khá </b>


<b>* Tổ trưởng tổ 2: Nhận xét và đánh giá, </b>
<b>xếp loại các bạn trong tổ ( đọc vè)</b>


Ve vẻ vè ve cái vè tổ tớ


Học không lớ ngớ là bạn Thuỳ Linh
Khơng nói linh tinh là Anh Khoa đó
Thơng minh, nói lắm là Hiển anh hai
Khiêm tốn thật thà chàng Khơi ngơ đó


<b>Kế hoạch </b>



<b>tuần 2- tháng 11</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>+ Tổ trưởng tổ 3: Nhận xét, </b>
đánh giá học tập –rèn luyện
của các bạn trong tổ bằng sơ đồ
tư duy. Xếp loại thi đua của
từng tổ viên


( Cả lớp theo dõi, lắng nghe.)
<b>GV: theo dõi, lắng nghe và ghi</b>
chép phần nhận xét và đánh giá
của các tổ trưởng ( GV xử lý
tình huống nếu có)


Hay đi học muộn là bạn Đức Huy


Múa dẻo, nhảy đẹp Nghĩa xinh trầm tính
Hiếu kia phải nói nhiệt tình hết mình
Lí lẽ tài tình lớp trưởng Nhàn đó
Tổ 2 xinh hứa làm tốt nội quy


Đạt nhiều điểm 10 dâng lên thầy cô giáo.
*Xếp loại thi đua:


<b>TT Họ và tên </b> <b>Tổng </b> <b>XL </b>


1 <b>Nguyễn Diệu Nhàn </b> <b>130 </b> <b>Tốt </b>


2 Nguyễn Việt Hải 110 Tốt



<b>3 </b> Nguyễn Thanh Hằng 100 Tốt
4 Nguyễn Thế Hiển 100 Tốt
5 Nguyễn Minh Hiếu 110 Tốt
6 <b>Bùi Đức Huy </b> <b> 80 </b> <b>Khá</b>
<b>7 </b> <b>Nguyễn Minh Nghĩa 120 </b> <b>Tốt </b>


8 Bùi Thuỳ Linh 110 Tốt


<b>9 </b> Nguyễn Diệu Hương 100 Tốt
10 Phạm Anh Khoa 110 Tốt


<b>11 Đỗ Đăng Khôi </b> 110 Tốt
<b>* Tổ trưởng tổ 3: Nhận xét và đánh giá, xếp </b>
loại các bạn trong tổ.


Xếp loại thi đua:


STT Họ và tên Tổng Xếp loại


1 Nguyễn Thành Long 100 Tốt


2 Nguyễn Khánh Linh 105 Tốt


3 Lê Yến Vy 110 Tốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>+ Tổ trưởng tổ 4: Nhận xét, </b>
đánh giá học tập –rèn luyện
của các bạn trong tổ . Xếp loại
thi đua của từng tổ viên



( Cả lớp theo dõi, lắng nghe.)


<b>- Lớp trưởng : Nhận xét, đánh</b>
giá tuần 1 tháng 11 và xếp loại


6 Trần Thị Thảo My 110 Tốt
7 Nguyễn Ngọc Linh 110 Tốt


<b>8 Trần Trung Nguyên</b> <b> 95</b> <b>Khá</b>
<b>9 Trần Thị Minh Ngọc</b> <b> 120</b> <b>Tốt </b>


10 Nguyễn Anh Tuấn 70 Khá


<b>11 Trần Minh Ngọc</b> <b>120</b> <b>Tốt </b>


<b>Tổ trưởng tổ 4 :Nhận xét và đánh giá, xếp </b>
<b>loại các bạn trong tổ.</b>


1. Ưu điểm :


- Đi học đầy đủ, đúng giờ
- Truy bài tốt


- Đạt nhiều bông hoa điểm tốt : bạn Thu
Phương (7 điểm tốt)


2. Tồn tại :


- Còn thiếu đồng phục, soạn bài thiếu : Văn
Phúc



- Nói thiếu văn hóa : Thanh Tú
Xếp loại thi đua :


<b>2. Nhận xét, đánh giá chung tuần 1 tháng </b>
<b>11 của lớp trưởng :</b>


Dựa trên kết quả tổng hợp của các tổ , tổng
hợp kết quả sổ ghi đầu bài , sổ theo dõi thi
đua của trường , của lớp, ...lớp trưởng nhận
xét đánh giá


<b>STT</b> <b>Họ và tên</b> <b>Tổng Xếp loại</b>
<b>1 Nguyễn Văn Phúc</b> <b>80 </b> <b>Khá</b>


2 Tạ Đăng Long Nhật 105 Tốt


3 Đỗ Thảo Nhi 100 Tốt


4 Hoàng Đức Phước 105 Tốt


5 Tạ Thị Minh Phương 110 Tốt


6 Bùi Ngọc Thư 110 Tốt


7 Nguyễn Thị Minh Thư 100 Tốt


<b>8 Hoàng Thanh Tú</b> <b>80</b> <b>Khá</b>


<b>9 Nguyễn Thị Thu Phương</b> <b> 120</b> <b>Tốt </b>



10 Nguyễn Bùi Tiến Tuấn 100 Tốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

thi đua các tổ.


( Cả lớp theo dõi lắng nghe.)


<b>GV: Theo dõi , lắng nghe và </b>
<i>ghi chép (GV xử lý tình huống </i>


<i>nếu có )</i>


<b>HS: lắng nghe </b>
- HS cho ý kiến


- GVCN trao phần thưởng cho
các cá nhân có thành tích cao
trong học tập , rèn luyện.


<i><b>*Ưu điểm : về nề nếp, học tập và các hoạt </b></i>


động khác… ( nêu gương những học sinh đạt
thành tích tốt )


<i><b> * Hạn chế : đặc biệt lưu ý những học sinh tái</b></i>
phạm trong việc thực hiện nội quy của trường
lớp , trong học tập …


<i><b>* Tổng hợp thi đua , xếp loại giữa các tổ</b></i>



<i><b>* Đề xuất khen thưởng cá nhân có thành </b></i>
<i><b>tích cao trong học tập, rèn luyện. </b></i>


<b>Nguyễn Thế Anh</b> <b>Nguyễn Diệu Nhàn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>GVCN nhận xét, đánh giá</b> <b><sub>3. Nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ </sub></b>
<b>nhiệm.</b>


- Nhất trí với phần sơ kết của tổ trưởng và lớp
trưởng.


- Khen ngợi tập thể lớp cùng cá nhân đạt
thành tích cao trong học tập, rèn luyện .
- Nhắc nhở những học sinh chưa chấp hành
hoặc chưa rèn luyện có hiệu quả về học
tập ,đạo đức và có giải pháp hợp lí đối với
học sinh vi phạm .


<b>Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 2 tháng 11.</b>


<b>TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG</b> <b>NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG</b>




<b>- Lớp trưởng: triển khai kế </b>
hoạch tuần 2 tháng 11


<b>1. Triển khai kế hoạch tuần 2 tháng 11 :</b>
( Căn cứ vào kết quả đã đạt được , căn cứ kế
hoạch của nhà trường, của Đội, của GVCN


và Ban cán sự lớp )


<i><b> *Mục tiêu : thi đua lập thành tích chào mừng</b></i>
ngày Nhà giáo Việt Nam.


<i><b> * Kế hoạch cụ thể :</b></i>


- Về nề nếp : thực hiện nghiêm túc nội quy
của nhà trường , duy trì tốt nề nếp của lớp .
- Về học tập :


<b>Trần Minh Ngọc</b>
<b>Nguyễn Minh Nghĩa</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Lớp trưởng : Hướng dẫn lớp </b>
thảo luận , phát biểu ý kiến để
tìm ra biện pháp thực hiện tốt
bản phương hướng.


<b>HS : cả lớp tham gia thảo luận </b>
phát biểu ý kiến


+ Các giờ học sơi nổi ,học sinh tích cực
phát biểu xây dựng bài .


+ Thi đua đạt nhiều điểm tốt , giờ học đạt
loại tốt .


- Hoạt động khác :



+ Thi văn nghệ cấp trường chào mừng ngày
nhà giáo Việt Nam 20-11.


+ Chuẩn bị tốt giờ sinh hoạt với chủ điểm :
" Những lời muốn nói ”


<b> 2. Các biện pháp chính :</b>


Học sinh đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất
để thực hiện hiệu quả phương hướng kế
hoạch tuần 2 tháng 11.


<b>3. Ý kiến của GVCN. </b>


- Phấn khởi khi học sinh mạnh dạn đề xuất
các biện pháp hay mang tính khả thi.


- Bổ sung thêm một số biện pháp để thực hiện
tốt kế hoạch của tuần 2 tháng 11.


- Động viên học sinh thực hiện tốt bản
phương hướng đã đề ra.


<i><b>Hoạt động 3: Sinh hoạt tập thể theo chủ điểm “ Hãy làm thầy cô vui!"</b></i>


<b>TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG</b> <b>NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG</b>


<b>- Lớp trưởng và lớp phó học </b>
<b>tập dẫn chương trình , điều </b>
khiển phần sinh hoạt chủ điểm .


<b> - GV : theo dõi , lắng nghe .</b>
<b> - HS : chú ý lắng nghe , nêu ý </b>
kiến .


- 3 đội thể hiện tài năng
- Học sinh khác : theo dõi


- Cả lớp bình chọn cho phần thi
của 3 đội


- GVCN phát phần thưởng.


<b>1. Đưa ra 1 đoạn clip (HS tự đóng)</b>
- Tìm hiểu ngun nhân làm cơ giáo buồn


- Giải pháp cụ thể để điều chỉnh thái độ, hành vi
của học sinh đó.


- Các thái độ, hành vi làm thầy cô vui.
<b>2. Phần tài năng của 3 đội</b>


- Đội 1: Kể chuyện theo tranh
- Đội 2: Hát- Vẽ


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

-HS trả lời câu hỏi


Cả lớp hát bài “Lương Thế
Vinh- mái trường em yêu ”
(Sáng tác: Cô giáo Nguyễn
Thúy Mây )



<b>3.Phần thi dành cho khán giả</b>


<b>Câu 1: Bạn biết các câu ca dao, tục ngữ, thành </b>
ngữ nào nói về truyền thống tơn sư, trọng đạo?
<b>Câu 2: Bạn hãy cho biết các câu thơ sau nói về </b>
các thầy cơ giáo nào dạy ở lớp chúng ta?


Nhờ thầy mà biết : Hello!


Máy tính cũng giỏi, thể thao cũng tài.
Dịu dàng, sâu sắc, yêu thương


Lời cô lắng đọng, em liền nhớ ngay
Chăm ngoan em học từng ngày


Truyền thuyết cũng biết, ngụ ngôn cũng làu.
Đây rồi Nam- Bắc- Tây-Đông


Cô dạy mới biết hướng đông - Mặt Trời
Em u cơ nhất nụ cười


Đón em vào lớp- ngày vui đến trường.


<b>V. Kết thúc hoạt động.</b>


1.Lớp trưởng phân công việc tuần 2 tháng 11


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Hướng dẫn tìm hiểu những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết - Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội.


2. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Phổ thông- Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam


3. Sách giáo viên: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ,lớp 6-Nhà xuất bản
giáo dục


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>MỤC LỤC</b>


Trang


<b>PHẦN I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG</b> 1


<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b> 1


1. Cơ sở lí luận 1


2. Cơ sở thực tiễn 1


<b>II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU</b> 2


<b>III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 2</b>


1. Đối tượng nghiên cứu 2


2.Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2


<b>IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU</b> 2



1. Phạm vi: 2


2. Kế hoạch nghiên cứu: 2


<b>V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b> 2


<b>PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI</b> 3


<b>I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: </b> 3


1. Yêu cầu của giờ sinh hoạt lớp 3


2. Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp 3
3. Các bước của giờ sinh hoạt lớp theo hình thức hỗn hợp 4


<b>II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b> 4


1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: 4


<i>2. Số liệu điều tra</i> 5


<b>III. GIẢI PHÁP</b> 5


1. Đối với giáo viên: 5


2. Đối với học sinh: 6


<b>IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:</b> 6



1. Một số trò chơi sử dụng trong giờ sinh hoạt lớp 6


2.Ví dụ chương trình sinh hoạt lớp 13


<b>V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:</b> 14


<b>PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT</b> 14


1. Kết luận: 14


2. Đề xuất: 15


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


Họ và tên : ...
Lớp 6B - Trường THCS Lương Thế Vinh


<b>PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>


Đánh dấu "X" vào ô em chọn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Rất thích</b> <b>Thích</b> <b>Bình thường</b> <b>Khơng thích</b>
<b>2. Lý do em khơng thích giờ sinh hoạt lớp ?</b>


<b>Có</b> <b>Khơng</b>


Giờ sinh hoạt khô cứng, nhàm chán, lặp đi lặp lại.


Sinh hoạt phần lớn là phê bình, nhắc nhở gây căng thẳng
Giáo viên q nghiêm khắc khơng gần gũi, thân thiện, đặt
mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em



Giờ sinh hoạt không thực sự gắn với nhu cầu, sở thích
của học sinh.


Ý kiến khác ...
...
<b>3. Em muốn gì ở giờ sinh hoạt lớp ?</b>


<b>Có</b> <b>Khơng</b>


Nội dung và hình thức giờ SH lớp phong phú, đa dạng,
thu hút nhiều học sinh tham gia


GVCN khen nhiều, chê ít, gần gũi học sinh


MC năng động, xử lý tình huống tốt, thu hút mọi người
Tổ chức giờ SH lớp tại địa điểm khác lớp (Khu sinh thái,
ngoài sân trường, khu di tích lịch sử...)


Tổ chức nhiều trị chơi trong giờ SH lớp


Ý kiến khác ...
...
Họ và tên:………


Lớp 6B- Trường THCS Lương Thế Vinh


<b>PHIẾU KHẢO SÁT SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>
Đánh dấu “X” vào ô em chọn:



<b>1. Sau khi đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp, em có thích giờ </b>
<b>sinh hoạt lớp khơng? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>2. Giờ sinh hoạt lớp hiện nay giúp em điều gì?</b>


<b>Có</b> <b>Khơng</b>


Đón nhận giờ sinh hoạt lớp một cách đầy hào hứng,
phấn khởi.


Khả năng diễn đạt, giao tiếp, hợp tác…của các em được
nâng lên rõ rệt


Phát huy tính thi đua và tinh thần đồn kết của các thành
viên trong lớp.


Vốn kiến thức về các môn học , về lịch sử dân tộc, địa
phương…của các em không ngừng được mở rộng
Phát huy tính năng động, sáng tạo của ban cán sự lớp
Ý thức đọc báo Đội và giữ gìn báo Đội của các em được
nâng cao.


Nâng cao ý thức chấp hành các nội quy quy định của
trường, lớp.


Nâng cao chất lượng hoạt động văn thể mĩ của lớp.
Phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho học sinh,
đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện nay.


</div>


<!--links-->

×