Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

LỊCH SỬ CHẶNG ĐƯỜNG 62 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.17 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỊCH SỬ CHẶNG ĐƯỜNG 62 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN</b>
<b>CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC LAN MẪU</b>


<b>1. Từ năm 1958- 1975</b>


Trường cấp I Lan Mẫu được thành lập tháng 8/1958 thầy giáo Phạm Quang
Thạch làm Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường. Trường Cấp I Lan Mẫu luôn gắn
liền với quá trình hình thành và phát triển của địa phương. Ngày 28/7/1958 tại Nghị
định số 241/TCCQ-NĐ của Bộ Nội vụ, xã Lan Mẫu được chia thành hai xã (xã Lan
Mẫu thuộc huyện Lục Nam, xã Lão Hộ thuộc huyện Yên Dũng). Mặc dù mới chia
tách song trường Cấp I vẫn luôn được ổn định. Trong giai đoạn này, đời sống và
điều kiện giảng dạy của các thày cô hết sức khó khăn; các lớp học đều được học
nhờ tại nhà dân và học nhờ tại Đình chùa của các thơn. Song các thầy cơ đã tích
cực vận động con em nhân dân ra lớp. Số lớp các năm sau dần tăng lên.


Năm học 1958- 1959, nhà trường được địa phương quy hoạch đất trường học
(tại địa điểm ngày nay); sau hai năm học, đến đầu năm học 1960- 1961, nhà trường
đã tham mưu cho Uỷ ban hành chính xã vận động nhân dân 6 thơn xây được 3
phịng học bằng gạch và lợp ngói. Tại thời điểm này, xã Lan Mẫu là điểm sáng về
phong trào giáo dục của huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang. Rất vinh dự cho nhà
trường và địa phương, năm học 1960- 1961 trường Cấp 1 Lan Mẫu được đón Bộ
trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên về thăm trường. (Từ năm 1958 đến năm
1964 thầy Nguyễn Văn Bài làm Hiệu trưởng).


Trong những năm chiến tranh, thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch “Vì lợi ích
trăm năm trồng người”; thế hệ các thày trò của nhà trường thực hiện tốt phong trào
thi đua “Hai tốt”. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã luôn quan tâm đến
sự nghiệp giáo dục; coi trọng việc phát triển giáo dục là nhiệm vụ chiến lược lâu
dài, đảm bảo thắng lợi sự nghiệp cách mạng của quê hương, góp phần vào cuộc
cách mạng chung của dân tộc. Từ nhận thức đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
trong xã đã bằng mọi biện pháp tạo điều kiện huy động trẻ trong độ tuổi đi học.


(Giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1978 thầy Nguyễn Văn Lạng, thầy Dương Văn
Tộ, thầy Nguyễn Văn Tỉnh và thầy Nghiêm Xuân Đối làm Hiệu trưởng).


<b>2. Giai đoạn 1975-1985</b>


Trong giai đoạn này, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã rất chú
trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học (phòng học, văn phòng của trường,
nhà tập thể cho giáo viên và bàn ghế cho học sinh...).


Số lượng học sinh tăng nhanh. Quy mô trường lớp phát triển mạnh.


Chi bộ đã lãnh đạo các nhà trường tập trung vào nhiệm vụ dạy tốt- học tốt.
Đồng thời, thầy và trò các nhà trường cịn tham gia tích cực vào cơng tác tun
truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước, tham gia vào các phong trào của địa
phương: Phong trào diệt sâu bệnh, làm kế hoạch nhỏ, chăm sóc trâu bị béo...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Năm học 1979-1980, thực hiện sát nhập Trường cấp I với cấp II thành
Trường cấp I-II Lan Mẫu. Đến năm học 1981-1982, cải cách giáo dục lần thứ 3, bắt
đầu thực hiện Hệ thống giáo dục 12 năm và đổi tên thành Trường PTCS; các lớp
khối tiểu học bắt đầu thực hiện cải cách và học theo hệ 12 năm. Tỉ lệ học sinh lên
lớp các năm học ổn định và phát triển.


Trước những khó khăn của nhà giáo, Đảng ủy- UBND xã đã chỉ đạo các Hợp
tác xã hỗ trợ thêm về lương thực, thực phẩm. Nhờ vậy, mà đời sống giáo viên nhất
là các thầy cô ở tập thể đã bớt đi một phần khó khăn trong cuộc sống thường ngày để
yên tâm công tác (Từ năm 1978 đến năm 1988 thầy Nguyễn Đức Bốn làm Hiệu trưởng).


<b>II. GIÁO DỤC TIỂU HỌC LAN MẪU THỜI KỲ ĐỔI MỚI </b>
<b>(Từ năm 1986 đến nay) </b>



<b>1. Giai đoạn 1986-1996</b>


Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
Ngành giáo dục đã đề ra chương trình phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn
diện đất nước. Giáo dục Tiểu học Lan Mẫu vần luôn giữ được bề dày thành tích
trong phong trào thi đua hai tốt. Cụ thể:


Năm học 1987-1988 nhà trường có em Dương Thị Hằng và em Vũ Thị Hồi
Thương tham dự kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn văn lớp 5.


Năm học 1988-1989 nhà trường có em Vũ Thị Hồi Phượng tham dự kì thi
chọn học sinh giỏi cấp tỉnh mơn văn lớp 5.


Năm học 1989- 1990 nhà trường có em Nguyễn Thị Kim Dung tham dự kì
thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn văn lớp 5.


Năm học 1990-1991 nhà trường có em Vũ Hồi Nam và em Hồng Thị Dinh
<b>tham dự kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh mơn văn lớp 5. Em Hoàng Thị Dinh</b>
<b>trong đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Bắc Giang tham dự kì thi chọn học sinh giỏi</b>
<b>tồn quốc mơn văn lớp 5 đạt giải Khuyến khích.</b>


Năm học 1991-1992, nhân ngày khai giảng năm học mới, trường PTCS Lan
Mẫu được đón nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh, đồng chí Trần
Xuân Nhĩ - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang về dự khai giảng
với thày trò nhà trường. Nhà trường được các cấp hỗ trợ kinh phí xây dựng một
đơn nguyên cao tầng 8 phòng học.


Năm học 1992- 1993 Trường PTCS Lan Mẫu được chia tách thành Trường
Tiểu học Lan Mẫu và Trường THCS Lan Mẫu theo QĐ số 443/QĐ-UB ngày
04/9/1992 của chủ tịch UBND huyện Lục Nam. Trường Tiểu học Lan Mẫu do thầy


Nguyễn Đức Là làm Hiệu trưởng; Trường THCS Lan Mẫu do thầy Tô Hưu làm
Hiệu trưởng. Diện tích đất của hai trường được chia làm hai (như hiện trạng). Cơ sở
vật chất của các khu nói chung cịn rất khó khăn cho việc học 2 ca do số lớp, số học
sinh tăng nhanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Từ những năm 1993 trở đi, công tác xã hội hóa giáo dục đã dần được quan
tâm. Nhân dân, phụ huynh trong xã tích cực đóng góp xây dựng trường sở, tu sửa
bàn ghế và mua sắm các phương tiện dạy học.


Đây thực sự được coi là giai đoạn chuyển mình, mang tính chất bản lề thúc
đẩy cho sự phát triển đi lên của Giáo dục Lan Mẫu trong giai đoạn tiếp theo. (Từ
năm 1988 đến năm 1992 thầy Tô Hưu làm Hiệu trưởng).


<b>2. Giai đoạn 1996-2003</b>


Thực hiện Nghị quyết TW2 Khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển
giáo dục trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước, với nhận thức giáo dục và khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu. Cùng với sự phát triển của toàn ngành, giáo dục
Lan Mẫu đã đạt được những thành tích đáng kể.


Năm học 1999- 2000, Trường Tiểu học Lan Mẫu được Phòng GD&ĐT Lục
Nam giao nhiệm vụ xây dựng trường Chuẩn quốc gia (giai đoạn 1996-2000);
những năm này nhà trường và địa phương đã quan tâm nhiều đến việc xây dựng
CSVC đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Với phương châm “Huy động mọi nguồn
lực xã hội” để đầu tư xây dựng CSVC, sau một năm thực hiện, nhà trường đã xây
mới được hai dãy nhà cấp 4 (4 phòng học) và lát được 600 m2 sân chơi bằng gạch
cho học sinh. Tháng 8/2000, trường được Bộ GD&ĐT về kiểm tra công nhận
trường đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn 1996-2000).


Quy mô phát triển lớp- học sinh giai đoạn này bắt đầu có sự giảm dần (do tỷ


lệ sinh tự nhiên). Số lớp 30 lớp với 960 học sinh. Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu
cầu tốt hơn; tồn xã chỉ cịn một điểm trường lẻ tại thơn Chính Hạ. Chất lượng giáo
dục tồn diện và chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên. (Từ năm 1992 đến
tháng 2/2003 thầy Nguyễn Đức Là làm Hiệu trưởng)


<b> 3. Giai đoạn từ 2004 - nay</b>


Phát huy thành quả đạt được của giai đoạn 1996-2003, giáo dục Tiểu học
Lan Mẫu đã có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt:


- Nhà trường thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng và thay
sách đến lớp 5. Đội ngũ nhà giáo được biên chế đủ về số lượng; có đủ giáo viên
dạy các mơn chun. Chất lượng đội ngũ cũng có bước phát triển, tỷ lệ giáo viên có
trình độ đạt trên chuẩn tăng dần theo từng năm học.


- CSVC hàng năm được tăng cường đáng kể. Đồ dùng, thiết bị dạy và học
<i>được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Cảnh quan mơi trường ln được tu</i>
bổ khang trang, sạch đẹp đạt chuẩn theo quy định của trường chuẩn quốc gia.


- Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục mũi nhọn trong mỗi
năm học đều có sự phát triển năm sau đạt cao hơn năm học trước. Tỷ lệ học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học đạt cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Năm học 2004-2005 nhà trường được UBND tỉnh Bắc Giang về kiểm tra
công nhận lại trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1.


Năm học 2006-2007 nhà trường được UBND tỉnh Bắc Giang về kiểm tra
công nhận trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 (Giai đoạn 2007-2012).


Tháng 8/2013 nhà trường được UBND tỉnh Bắc Giang về kiểm tra công nhận


lại trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 (Lần 2, giai đoạn 2013-2018).


Tháng 12/2018, nhà trường được UBND tỉnh Bắc Giang về kiểm tra công nhận
lại trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 (Lần 3, giai đoạn 2018-2023).


Trong những năm học gần đây, nhà trường đã thực hiện có hiệu quả nội dung
các cuộc vận động và phong trào thi đua. Các cuộc vận động có sức lan tỏa mạnh
mẽ trong các nhà trường từ cán bộ quản lí đến giáo viên, nhân viên. Các đồng chí
đã ln ln khơng ngừng tu dưỡng và rèn luyện trở thành tấm gương sáng cho học
sinh noi theo. Đi đầu trong các phong trào này tiêu biểu là các thầy (cô): cô Bùi Thị
Thảo, Trần Thị Hà, Trần Thị Hoa, Phạm Thị Hướng, Dương Thị Hằng, Phạm Thị
Tâm, Đỗ Thị Khuyên, Hoàng Thị Dinh; thầy Vũ Hồng Thăng, Trần Quang Ngọc,
Lương Mạnh Hà, thầy Nguyễn Văn Trịnh. Với nghiệp vụ quản lí vững vàng, sáng
tạo, sâu sát, hiệu quả trong việc chỉ đạo của các thầy cơ trong Ban giám hiệu và
cơng sức đóng góp của các thầy cô, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong
<b>phong trào thi đua “Hai tốt”. Các đồng chí đã tạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên sự</b>
tin tưởng, đồng thuận, sự hứng khởi nhiệt tình. Đồng thời tạo được niềm tin của
Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các bậc phụ huynh học sinh trong xã.


Hiện nay nhà trường đang tích cực tham mưu và giành các nguồn lực tăng
cường CSVC, hướng tới mục tiêu xây dựng trường học theo hướng kiên cố, hiện
đại có khn viên xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, các nhà trường đang tích cực đổi
<i>mới cơng tác dạy và học, đánh giá chất lượng học sinh. Chuẩn bị tích cực cho việc</i>
<i><b>“Đổi mới căn bản tồn diện” theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của</b></i>
BCH Trung ương Đảng.


Chặng đường 62 xây dựng và phát triển là cả một chặng đường đầy gian


nan song rất đỗi vinh quang, tự hào của thầy và trò nhà trường qua các thế hệ.
Chặng đường 62 năm qua, nhà trường luôn được đón nhận sự quan tâm chỉ đạo kịp
thời của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Nam; của Đảng bộ, chính

quyền xã Lan Mẫu. Đặc biệt là sự đồng thuận, sự đóng góp hỗ trợ, kịp thời về mọi
mặt của nhân dân và phụ huynh học sinh. Đây cũng chính là nguồn động lực to lớn
để thúc đẩy nhà trường làm tốt nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho địa phương; khơng ngừng góp phần làm cho q hương Lan
Mẫu ngày càng thêm giàu đẹp, tiến bộ, văn minh, vững bước trên con đường đổi mới.


</div>

<!--links-->

×