Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HABUBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.84 KB, 11 trang )

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN HABUBANK
1. Chiến lược chung về phát triển kinh doanh tại HBBS
Việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày
07/11/2006 vừa qua đã đem lại những thách thức cũng như những cơ hội cho các
DN Việt Nam nói chung, cho lĩnh vực kinh doanh chứng khoán nói riêng, cũng
như các doanh nghiệp khác HBBS đang rất tích cực chuẩn bị các bước đi hội nhập
để phù hợp với điều kiện định hướng phát triển chung của toàn thị trường.
Về tầm nhìn chiến lược: mục tiêu của Công ty là trở thành một trong 3 công
ty chứng khoán dẫn đầu thị trường trong các phân khúc khách hàng của mình, cung
ứng một cách toàn diện các dịch vụ và sản phẩm có tính sáng tạo cao và mang lại
giá trị thực sự cho khách hàng, HBBS đang không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất
cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty.
Về mục tiêu hoạt động: Bảo toàn, phát triển vốn và tăng trưởng lợi nhuận,
cung cấp các dịch vụ sản phẩm vì lợi ích của khách hàng.
Nội dung chiến lược tổng thể là: Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, phát triển
cung cấp dịch vụ theo hướng giá rẻ nhưng chất lượng cao, phát triển cơ cấu tổ chức
điều hành theo mô hình Ngân hàng đầu tư.
Biện pháp để thực hiện chiến lược như sau:
HBBS sẽ tăng vốn điều lệ lên tới 300 tỷ đồng theo lộ trình đến năm 2008
nhằm đảm bảo đủ vốn pháp định theo yêu cầu của luật chứng khoán, tăng cường
năng lực tài chính cho HBBS.
Phát triển Hệ thống quản trị nhân sự. Mục tiêu là tạo ra đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, phục vụ cho việc phát triển HBBS và cung cấp sản phẩm dịch vụ
cho khách hàng. Hệ thống quản trị nhân sự được tiến hành trên các mặt: chính sách
nguồn nhân lực, quy chế tổ chức nhân sự, quy trình tuyển dụng, thiết lập hệ thống
mô tả công việc, hệ thống đánh giá, hệ thống lương thưởng đãi ngộ và công tác đào
tạo. Song song với việc phát triển Hệ thống quản trị nhân sự, cơ cấu tổ chức của
HBBS cũng được xây dựng theo mô hình Ngân hàng đầu tư đảm bảo được hiệu
quả kinh doanh và quản trị rủi ro.
Tập trung đầu tư vào công nghệ thông tin để phát triển dịch vụ môi giới


online với chi phí thấp để phục vụ nhiều khách hàng. Công nghệ này sẽ xoá bỏ
khoảng cách về địa lý giữa khách hàng với HBBS, tạo điều kiện cho khách hàng
HBBS có thể thực hiện đặt lệnh qua internet, mạng điện thoại và cáp truyền hình.
Tuy nhiên việc làm này còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và
các dịch vụ hỗ trợ khác
Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện tại, trong đó tập trung phát
triển dịch vụ môi giới và nghiệp vụ tự doanh; tăng cường các dịch vụ tư vấn cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là bảo lãnh phát hành và sáp nhập mua bán công ty.
Củng cố hoạt động tại trụ sở chính HBBS mở thêm Chi nhánh TP Hồ Chí
Minh, các Đại lý nhận lệnh tại một số địa bàn khác.
Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm tìm kiếm các khách hàng thân thiết
theo đúng kênh cần tìm và phục vụ họ những sản phẩm, dịch vụ đúng nhu cầu
nhằm thu hút và giữ khách hàng, đem lại sự tăng trưởng doanh thu và thị phần ổn
định trên cơ sở chi phí thấp nhất có thể, xây dựng một thương hiệu mạnh gắn liền
với tên tuổi, khái niệm, biểu tượng của HBBS, thái độ đối với khách hàng, số
lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp... hoặc có thể tập hợp tất cả các yếu
tố khiến cho khách hàng phân biệt HBBS với các công ty chứng khoán khác và dần
thay đổi thái độ của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của HBBS.
Trong thời gian tới, công ty sẽ tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu
HBBS trở thành một thương hiệu mạnh, tạo ra một hình ảnh quen thuộc và khắc
sâu trong tâm trí người đầu tư, với phong cách làm việc năng động và phục vụ
chuyên nghiệp thông qua việc đầu tư hợp lý về con người, chuẩn hoá các quy trình
theo tiêu chuẩn ISO cùng với các chương trình quảng cáo, tài trợ, tiếp thị và cả
những hoạt động xã hội khác.
Bảng 12: Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 2007-2008
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Số tiền
(triệu đồng)
+/-(%)
2006

Số tiền
(triệu đồng)
+/- (%)
2007
Vốn điều lệ 200.000 100% 300.000 100%
Doanh thu thuần 120.000 137% 125.000 104,4%
Lợi nhuận sau thuế 50.000 144% 60.000 120%
Lợi nhuận trả cổ tức 12.000 140% 24.000 100%
LNST/DTT 41,67% 2.60% 48.00% 15,2%
LNST/VĐL 25,00% 22.5% 20.00% -25%
LNST/VCSH 27,00% 6,30% 27.50% 1,85%
Tỷ lệ cổ tức 12% 20% 12% 0%
Nguồn: HBBS
Nhận xét: Nhìn chung kế hoạch lợi nhuận từ 2007 đến 2008 của HBBS là
hợp lý và có thể thực hiện được, kế hoạch doanh thu của công ty tăng từ 50,5 năm
2006 tỷ lên 120 tỷ tương đương với 137% năm 2007, và 69,5 tỷ đồng, tương
đương tăng 144% lợi nhuận sau thuế tăng từ 20,5 tỷ đồng năm 2006 lên 50 tỷ
đồng năm 2007, tỷ suất LNST/VCSH cũng tăng tương ứng trong hai năm 2007 và
2008 là 6,3% và 1,85%.
2. Định hướng hoạt động tự doanh của HBBS.
2.1. Mục tiêu trước mắt
• Đẩy mạnh hoạt động tự doanh cổ phiếu, trái phiếu
Cần mở rộng hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty, để nghiệp vụ này
trở thành hoạt động thường xuyên và đạt hiệu quả cao cho Công ty.
Nghiên cứu áp dụng phân tích kỹ thuật trong việc quyết định mua, bán cổ
phiếu, trái phiếu bởi TTCK Việt Nam đã bắt đầu chuyên nghiệp hơn, do đó chắc
chắn sẽ đi theo quy luật, nếu phân tích kỹ thuật tốt sẽ tránh được rủi ro và tăng
thêm lợi nhuận.
Đẩy mạnh nghiệp vụ Repo và Rerepo của Công ty.
• Đại lý nhận lệnh:

Mở rộng mạng lưới Đại lý nhận lệnh ở khắp nơi trên toàn quốc
Triển khai các nghiệp vụ khác ngoài môi giới tại Đại lý nhận lệnh.
• Hoạt động đối ngoại: Bước đầu triển khai hoạt động đối ngoại theo chức năng,
nhiệm vụ đã được phê duyệt.
• Thu thập và phân tích thông tin:
Thực hiện thu thập và phân tích thông tin có bài bản và thường xuyên.
Hàng tháng, phải có báo cáo về tình hình tự doanh của Công ty và thông tin về
các công ty, cổ phiếu, loại trái phiếu nằm trong Danh mục đầu tư của Công ty.
Cố gắng triển khai phát hành bản tin Công ty một cách đầy đủ về Công ty và về
thị trường
• Quảng bá hình ảnh Công ty:
Hoàn thành nội dung chương trình phát sóng giới thiệu Công ty định kỳ hàng
tháng trên VTC (Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam) để quảng bá hình ảnh Công ty
cho đại công chúng biết.
Nhanh chóng hoàn thiện trang Web của công ty để quảng bá hình ảnh của công
ty thông qua trang Web này.
• Sản phẩm mới:
Nghiên cứu hoàn thành hệ thống nhập lệnh qua điện thoại, qua Internet.
Nghiên cứu lập Sàn giao dịch OTC của Công ty.
Nghiên cứu vấn đề liên doanh, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Công ty
Một số số liệu về lợi nhuận dự kiến năm 2007:
 Lợi nhuận từ Repo và Rerepo: 2 tỷ VNĐ (tăng 49,66 % so với năm 2006).
 Lợi nhuận từ hoạt động tự doanh
 Mức sinh lời: 12% trên số vốn sử dụng bình quân.
 Lợi nhuận thực: 2 tỷ Vnđ (tăng 19,7 % so với năm 2006).
2.2. Mục tiêu lâu dài của Công ty
2.2.1. Nghiên cứu TTCK Việt Nam
Nghiên cứu TTCK Việt Nam đến năm 2010 trong chiến lược đã được Chính
phủ phê duyệt là chiếm từ 25- 30% GDP từ đó đưa ra chiến lược riêng cho Công ty
mình.

Mục tiêu: Với sự phát triển của TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động
đã tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế,
cũng đã góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, mở rộng phạm vi, tăng
cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người đầu tư, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội
nhập thị trường tài chính quốc tế. Mặt khác, trên quan điểm: phát triển TTCK phù
hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh
nghiệp nhà nước. Từ sự hội nhập trên Công ty đã vận dụng vào Công ty và đặt ra
các mục tiêu lâu dài cùng với mục tiêu của TTCK Việt Nam.
Định hướng: Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị
thị trường đến năm 2010 đạt mức 25-30% GDP; tập trung phát triển thị trường Trái
phiếu, trước hết là Trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước
và cho đầu tư phát triển; tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập
trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết. Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010
chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung OTC. Phát triển các
công ty chứng khoán theo hai loại hình: công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và công
ty chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng

×