Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.46 KB, 16 trang )

Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới
Dựa trên những điều kiện thuận lợi về địa bàn đầu tư còng như định hướng phát
triển của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội trong hoạt động tín dụng là “an toàn
và hiệu quả”, Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội dự kiến hoạt động tín dụng trong
những năm tới sẽ là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống ngân
hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Mặt khác, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các
ngân hàng thương mại khác và sự phát triển của các hình thức đầu tư trực tiếp, hoạt động
tín dụng của ngân hàng có chiều hướng tăng trưởng chậm lại. Cụ thể định hướng phát triển
hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới như sau:
- Về cho vay ngắn hạn: tiếp tục thẩm định và cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
mặt hàng thiết yếu theo định hướng phát triển như điện, điện tử, các sản phẩm công nghệ
cao đồng thời hỗ trợ xuất khẩu. Tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố
định, tăng nhanh tốc độ giải ngân của các dự án trung và dài hạn đã ký kết, đồng thời tiếp
tục tìm kiếm những dụa án khả thi có hiệu quả.
- Về đối tượng cho vay: ngân hàng chủ trương giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp có
tình hình tài chính yếu kém, hoạt động không có hiệu quả. Ngân hàng sẽ tập trung cho vay
các đối tượng là công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh. Ngoài ra ngân hàng còng chú
trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước
trước đây và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
- Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương
án sản xuất kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo. Đặc biệt ngân hàng sẽ tiếp cận các
doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và ngân hàng có chi nhánh, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả.
- Khuyến khích những khách hàng hiện tại đưa tài sản đảm bảo vào thế chấp tại ngân hàng,
tăng dần tỷ lệ vay có tài sản đảm bảo.
- Tăng cường công tác khách hàng trên cơ sở áp dụng mô hình quan hệ khách hàng theo
phương thức quản lý khách hàng của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Sắp xếp, phân
loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm của Habubank.
- Bám sát, theo dõi chặt chẽ các đơn vị có nợ tồn đọng, đồng thời tích cực thu hồi những


khoản nợ đọng đã được xử lý, được trích lập dự phòng rủi ro.
- Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, phát huy tốt hơn vai trò của
phòng quản lý rủi ro tín dụng nhằm phát hiện, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần nhà Hà Nội
3.2.1.Tiếp tục hoàn thiện quy chế tín dụng mới
Việc triển khai quy trình tín dụng mới là sự tiếp thu những chuẩn mực quốc tế vào
hoạt động kinh doanh, điều hành của ngân hàng. Quy trình này đã trải qua một thời gian
dài thực nghiệm trong hoạt động ngân hàng của thế giới. Vấn đề là làm sao vận dụng quy
trình này vào hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam nói chung và hoạt động của Habubank
nói riêng như thế nào, với mức độ và liều lượng ra sao cho có hiệu quả nhất.
Về vấn đề quy trình: theo quy trình tín dụng mới, ba bộ phận quan hệ khách hàng,
quản lý rủi ro và quản lý nợ có sự độc lập tương đối. Tuy nhiên đối với một hồ sơ vay vốn,
cán bộ quản lý khách hàng cần chủ động tích cực thương thảo cùng cán bộ quản lý tín
dụng để cùng nhau xem xét, thẩm định nhu cầu của khách hàng. Nếu như vậy thì thời gian
sẽ được rút ngắn hơn so với việc cán bộ quản lý khách hàng xem xét thẩm định xong rồi
mới chuyển sang cho cán bộ quản lý rủi ro tái thẩm định. Hơn nữa là quyết định cuối cùng
đối với khoản vay cần cấp tín dụng sẽ có tính thống nhất hơn. Bên cạnh đó, để chất lượng
của báo cáo thẩm định rủi ro có chất lượng cao hơn và đánh giá chính xác hơn những rủi ro
có thể gặp phải, cán bộ quản lý rủi ro cần chủ động có kế hoạch thu thập them thông tin từ
các nguồn khác, kể cả việc tiếp xúc trực tiếp và thăm thực địa khách hàng chứ không nên
chỉ dựa vào các thông tin nêu tại báo cáo đề xuất tín dụng của cán bộ quản lý khách hàng.
Về vấn đề con người: Mô hình tín dụng mới có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn so
với mô hình tín dụng truyền thống đã được hình thành và áp dụng hàng chục năm nay vì
vậy không dễ gì ngày một ngày hai có thể thay đổi về mặt nhận thức còng như thói quen
của cán bộ. Do điều quan trọng là phải thay đổi yếu tố con người sao cho thích nghi với
mô hình mới. Một là phải nâng cao kiến thức và nhận thức cho cán bộ thông qua việc tổ
chức các lớp tập huấn, các buổi bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ để cán bộ hiểu về vai trò
của tùng cá nhân trong mô hình mới. Hai là cần phải bố trí đầy đủ phương tiện là việc và
tạo ra một không gian làm việc thuận tiện cho việc trao đổi đi lại giữa 3 bộ phận: Quan hệ

khách hàng – Quản lý rủi ro – quản lý nợ, tổ chức theo dõi giám sát quá trình thực hiện để
quan tâm giải quyết kịp thời các vướng mắc. Ba là, với mô hình mới khối lượng công việc
đồ sộ đòi hỏi phải có một sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ vì vậy ban lãnh đạo cần phải có
sự động viên khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ và có chính sách khen thưởng kịp thời.
3.2.2. Hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay có rất nhiều công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng mà
nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, ở đây chỉ xin phép đưa ra các giải pháp
mà ngân hàng đang áp dụng.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.
Các kết quả chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp phải được lưu giữ khoa học và định kỳ
đánh giá hiệu quả còng như các vướng mắc và những điểm không phù hợp khi áp dụng vào
thực tế. Từ đó chi nhánh có thể đề xuất những điểm phù hợp hơn về quy trình còng như hệ
thống chỉ tiêu làm cơ sở cho việc xây dựng được hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng
phù hợp và mang tính chuẩn mực.
Ngoài ra để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và việc đánh giá khách
hàng được nhất quán thì việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng cần được áp dụng
đối với tất cả các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Với đối tượng là
khách hàng cá nhân, bên cạnh những đánh giá của cán bộ tín dụng, việc áp dụng hệ thống
chấm điểm tín dụng là rất cần thiết và hiệu quả vì với số lượng món vay lớn nhưng giá trị
lại nhỏ lẻ thì phương pháp này cho phép cán bộ tín dụng rút ngắn thời gian đánh giá khách
hàng. Để có thể sớm đưa ra quyết định cấp hay từ chối cấp tín dụng trên cơ sở phân loại
khách hàng, việc xếp hàng tài sản cá nhân được tiến hành theo hai bước cơ bản:
-Lựa chọn sơ bộ: ở bước này, cán bộ tín dụng chấm điểm khách hàng về các chỉ tiêu
như: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm công việc hiện
tại, trạng thái nhà ở, cơ cấu gia đình, số người sống cùng (phụ thuộc) , thu nhập hàng năm
của cá nhân, thu nhập hàng năm của gia đình. Khách hàng sau bước này sẽ được phân
thành hai loại: khách hàng có tổng số điểm dưới một mức nhất định thì từ chối và chấm
dứt quá trình xếp hạng, các khách hàng có tổng số điểm trên mức này sẽ được xếp hạng ở
bước hai.
-Chấm điểm và phân loại: trong bước này, cán bộ tín dụng chấm điểm cho các khách

hàng đax được lựa chọn về các chỉ tiêu liên quan đến khả năng tài chính và tình hình trả nợ
với ngân hàng,tình hình chậm trả lãi, dư nợ hiện tại, các dịch vụ sử dụng của Habubank
năm trước… Trên cơ soử số điểm khách hàng đạt được người vay được phân loại theo các
mức độ khác nhau, từ đó cán bộ tín dụng đưa ra quyết định về việc từ chối hay cấp tín
dụng còng như các điều kiện kèm theo đối với khách hàng.
Thứ hai, trong khi Habubank chưa xây dưng một mô hình định lượng để xác định mức
độ rủi ro của doanh nghiệp còng như xác định giới hạn tin dụng tương ứng với mức độ rủi
ro, cán bộ tín dụng cần phải áp dụngcác tiến bộ kĩ thuật phân tich tổng hợp tình hình doanh
nghiệp:phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích dòng tiền…nhằm đánh giá
mức độ rủi ro của doanh nghiệp để xây dựng giới hạn tín dụng cho phù hợp.Cán bộ tín
dụng còng cần phải chủ động xây dựng kế hoạch làm việc còng như tiếp cận khách hàng
để thu thập thông tin để có thể xác định giói hạn tín dụng cho khách hàng vào thời điểm
hết tháng ba hàng năm hoặc muộn nhất là tháng sáu hàng năm trong trường hợp khách
hàng chưa hoàn thành báo cáo tài chính.
Thứ ba, Habubank cần được xây dựng hệ thống nhận diện, đo lường cảnh báo và đề
xuất các giải pháp giám sát từ xa. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, để nâng cao năng
lực nhận diện rủi ro cho cán bộ tín dụng Habubank cân tổng kết các dấu hiệu cảnh báo rủi
ro như một cẩm những nang của chính sách quản lý rủi ro tín dụng.Có thể tổng kết dấu
hiệu theo nhóm sau:
• Nhóm các dấu hiệu liên quan đến khách hàng.
_ Đối với các món vay kinh doanh là những thay đổi bất thường xuất hiện trong các
phưng pháp mà người vay sử dụng để tính khâu hao tài sản cố định, trả tiền luôn, tính giá
trị hàng tồn kho, tính thuế.
- Thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn.
- Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm đặc biệt thông qua các chỉ số lãi
trên tài sản của người vay ROA, lãi trên vốn cổ phần ROE, thu nhập trước lãi và thuế
EBIT.
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay( tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) khả
năng thanh toán hay mức độ hoạt động.
- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hành xin vay.

- Sự thay đổi thường xuyên về tổ chức của ban lãnh đạo doanh nghiệp, xuất hiện bất đồng và
mâu thuẫn của ban lãnh đạo, tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Các dấu hiệu như khách hàng khó khăn trong phát triển sản phẩm, hay đổi về chính sách
bảo hộ doanh nghiệp trong nước, hàng hóa ngoại nhập tràn lan với tính năng mới, giá cả
hợp lý…
Viêc nhận diện các dấu hiệu rủi ro như trên không phải dễ dàng trong thực tế, nếu
ngân hàng phát hiện ra được nhiều, chính xác dấu hiệu cảnh báo về rủi ro tín dụng thì đó
chính là hướng để ngân hàng có các biện pháp thích hợp và kịp thơi ngăn chặn cho rủi ro
đó không thể xảy ra.
Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn.
Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng
ngày càng lớn. Các dự án, phương án vay vốn với mục đích vay đa dạng hơn, lĩnh vực kinh
doanh phức tạp hơn và thị trường diễn biến bất thường hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Do đó
công tác thẩm định ngày càng quan trọng hơn trước khi cho vay, là nhân tố quan trọng xác
định chất lượng khoản vay. Sau bước xác định giới hạn tín dụng tức là thẩm định rủi ro về
tổng thể của khách hàng thì việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh là bước
tiếp theo nhằm đánh giá rủi ro của mỗi khoản tín dụng cụ thể nhằm mục đích đưa ra những
nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án, phương án đó.
Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí những cán bộ có trình độ kinh nghiệm
về nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định
dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.
Khi thẩm định dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, cán bộ tín dụng cần tham gia và
tìm hiểu thông tin về các dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác
còng như tìm hiểu lĩnh vực kinh tế kỹ thuật của dự án, phương án xin cho vay vốn của
khách hàng. Đối với những dự án vay vốn lớn, ngân hàng có thể xem xét thuê tổ chức tư
vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực uy tín để thẩm định, xác định trước khi
chấp thuận cho vay. Việc này có thể tăng chi phí cho ngân hàng nhưng đảm bảo an toàn
cho ngân hàng khi quyết định cho vay bởi vì quyết định của tín dụng đôi khi có thể chưa
chính xác. Để xác định tính hiệu quả của dự án, trong khi thẩm định, cán bộ thẩm định cần
đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra từ đó so sánh đánh giá

dự án và quyết định cho vay.
Trong các nội dung cần thẩm định cán bộ tín dụng cần lưu ý trong việc thẩm định uy
tín khả năng tài chính của khách hàng. Thẩm định dự án còng đồng thợi là tư vấn cho
khách hàng trong việc sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất. Ngoài ra để nâng cao
chất lượng thẩm định cán bộ thẩm định không chỉ thẩm đinh khi cho vay mà cả sau khi cho
vay để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện các
dự án sau được tốt hơn.
3.2.3 Nâng cao vai trò của phòng Quản lý rủi ro tín dụng
Trong quản lý rủi ro tín dụng, Habubank cần thực hiện quản lý rủi ro đối với tùng khoản
tín dụng và đối với danh mục tín dụng. Quản lý rủi ro đối với từng khoản tín dụng đòi hỏi
kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản
lý rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành
phần và chất lượng danh mục tín dụng. Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát chất
lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của
danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân
hàng có được cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đó dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu
tư tập trung vào những hạng mục nào (khách hàng, khu vực, ngành nghề,…), trên cơ sở đó

×