Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TỔNG QUAN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.73 KB, 3 trang )

TỔNG QUAN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua hoạt động tín dụng Ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực, bằng
nhiều chế tài tín dụng thích hợp, cụ thể là đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư, cho vay thêm
phần sinh động và hiệu quả. Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn còn một số vấn đề cần được
xem xét và trao đổi.
Bên cạnh đó, trong 4 tháng đầu năm 2007, hoạt động huy động vốn và tín dụng ngân hàng đối
với nền kinh tế tiếp tục được mở rộng và đạt mức tăng trưởng cao. Nhu cầu vốn cho tăng trưởng
kinh tế đã và đang tăng trưởng ở mức cao; Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tất cả các ngành,
các lĩnh vực kinh tế (trong đó có hệ thống tổ chức tín dụng) đang tích cực mở rộng hoạt động để
nâng cao khả năng cạnh tranh, nên cung cầu tín dụng đều tăng. Trong đó, nhu cầu vốn tín dụng
trung, dài hạn tăng do giải ngân cho một số dự án lớn của ngành vận tải biển, dầu khí, khai thác
chế biến lâm sản; thị trường bất động sản đang lên, dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản
tăng; cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng do đáp ứng các nhu cầu vay vốn nhập khẩu mặt hàng
xây dựng tăng, lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất cho vay VNĐ và tỷ giá ổn định.
Tín dụng đã đáp ứng cơ bản được các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu
dùng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tín dụng đã chú trọng kiểm soát quy mô tín
dụng đồng thời với việc mở rộng huy động vốn và đảm bảo chất lượng tín dụng, nên tỷ lệ nợ xấu
giảm so với cuối năm 2006. Cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực có sự điều chỉnh theo hướng
tăng tỷ trọng các ngành kinh tế trọng điểm. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần
được nâng lên, tạo đà cho sự cạnh tranh về thị phần với các ngân hàng thương mại nhà nước với
các ngân hàng thương mại nước ngoài.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã từng bước khẳng định và không
ngừng lớn mạnh qua kết quả kinh doanh và niềm tin khách hàng khắp cả nước. Điển hình là từ đầu
năm 2006 đến nay, hoạt động của SCB tăng trưởng ổn định và an toàn với tốc độ khá nhanh. Tính
đến 31/7/2006 đã gặt hái được những thành tích đáng khích lệ. Tổng tài sản đạt 7.176 tỷ đồng,
trong đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế dân cư là 2.318 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng
đầu tư cũng có mức tăng trưởng đáng kể. Tổng dư nợ cho vay đạt 5.641 tỷ đồng, trong đó dư nợ
ngắn hạn đạt 4.675 tỷ đồng và dư nợ trung dài hạn đạt 966 tỷ đồng. Sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng
hiện đại đã được đưa vào phục vụ khách hàng như thẻ ATM SCB Link, dịch vụ SMS Banking….


góp phần mang lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích. Mức lợi nhuận tính đến cuối tháng 7
đạt 8.789 tỷ đồng bằng 175,7% lợi nhuận năm 2005. SCB đã góp phần vào sự thành công của các
doanh nghiệp thông qua vốn đầu tư tín dụng.
Thông qua các vấn đề trên mà đề tài “ Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn - Chi nhánh An Giang” được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn, để có nhận thức rõ hơn về hoạt
động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài
Gòn nói riêng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong hoạt động Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất và
cũng gặp nhiều rủi ro nhất. Do đó, việc tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn là rất cần thiết. Hơn nữa, khi phân tích đề tài sẽ tập trung vào các yếu tố như:
doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
+ Phân tích doanh số cho vay để phản ánh mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh có phù hợp
với mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống.
+ Doanh số thu nợ để nói lên hiệu quả của công tác thu nợ tại SCB – An Giang.
+ Phân tích tình hình dư nợ nhằm xác định mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh, đồng thời
phản ánh mức tăng trưởng này có phù hợp với kế hoạch do Ban lãnh đạo SCB đặt ra.
+ Nợ quá hạn để nói lên công tác quản lý, kiểm soát nợ quá hạn, đồng thời phản ánh chất
lượng thật sự của hoạt động tín dụng thông qua sự tăng trưởng nợ quá hạn.
Từ đó đề ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu thông qua một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Các nguồn tài liệu từ SCB như: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
trong năm 2006 và 2007, các quyết định, quy định của SCB.
+ Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu, cập nhật thông tin từ: sách, báo, tạp chí Ngân hàng,
internet….
- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế các nghiệp vụ cho vay tại SCB
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng tín dụng về nguyên nhân tăng
giảm của các khoản mục như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn….

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong những phạm vi sau:

Không gian nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang, tình hình hoạt động
tín dụng tại Chi nhánh và thu thập số liệu thô về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và tình
hình nợ quá hạn.

Thời gian nghiên cứu:
Do Chi nhánh chỉ mới thành lập từ tháng 06 năm 2006 nên số liệu chỉ đuợc nghiên cứu trong thời
gian ngắn, chủ yếu là trong năm 2006 và năm 2007.

Nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu vào tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi
nhánh An Giang thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và tình hình
nợ quá hạn. Từ đó đề ra một vài biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB – An Giang.

×