Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.05 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các DNNQD.
1.1. Tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc dải đất miền Trung, có tọa độ địa lý từ 17
o
53'50 đến
18
o
95'40 vĩ độ Bắc, 105
o
05'50 đến 106
o
30'20 kinh độ Đông. Độ cao trung bình ở
đồng bằng so với mặt biển từ 2,6 đến 3,2 mét. Phía Bắc giáp huyện Nam Đàn,
Hưng Nguyên thành phố Vinh tỉnh Nghệ An bởi núi Thiên Nhẫn, sông Lam với
chiều dài 130 km - là những vùng có điều kiện phát triển tương tự Hà Tĩnh, nhưng
đã đạt được những thành tựu lớn trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh. Đặc biệt có
thành phố Vinh - là một thị trường tiêu thụ lớn cho sản phẩm sản xuất bởi các
doanh nghiệp ở Nghệ An và Hà Tĩnh; phía Nam giáp huyện Tuyên Hóa, Quảng
Trạch tỉnh Quảng Bình bởi Đèo Ngang, Hoành Sơn. Quảng Bình là tỉnh cũng mới
được chia cắt như tỉnh Hà Tĩnh nhưng đã sớm có định hướng phát triển nền kinh tế
vững chắc và đúng hướng đặc biệt về vấn đề bố trí vị trí các cơ quan hành chính sự
nghiệp và các trung tâm thương mại, dịch vụ là lĩnh vực mà Hà Tĩnh cần học hỏi
kinh nghiệm; Phía Đông giáp biển với chiều dài 137 km, là một nguồn tài nguyên
thủy, hải sản lớn, cho phép Hà Tĩnh phát triển loại hình doanh nghiệp này; phía
Tây giáp với nước Lào bởi dãy Trường Sơn với chiều dài 170 km. Có cửa khẩu
Cầu Treo mở ra cơ hội thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa với nước bạn Lào.
Hà Tĩnh có 2 thị xã và 8 huyện với tổng diện tích tự nhiên là 605.395 ha. Dân
số tính đến nay đã vượt trên 1,3 triệu người, cung cấp lực lượng lao động lớn cho
tỉnh và các tỉnh, thành khác trong cả nước. Có đường quốc lộ xuyên Việt đi qua,


có đường 8A, có cảng nước sâu Vũng Áng qua vùng Hương Khê sang nước Lào.
Cùng với nhiều tài nguyên, khoáng sản đây là những điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh nhỏ, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc
vào nông nghiệp, công nghiệp chậm phát triển nếu có thì còn mang tính chất manh
mún, tự phát. Lĩnh vực thương mại nhỏ lẻ, chưa có quy mô, tốc độ tăng trưởng
kinh tế chậm, đã có sự tăng lên ở mỗi năm nhưng vẫn còn chậm so với các tỉnh có
cùng điều kiện phát triển. Chưa phát huy có hiệu quả nguồn lực lao động rất dồi
dào với giá thuê nhân công rẻ mạt như hiện nay. Chính những khó khăn đó đã tác
động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh, từ đó tác động đến kết quả thu
ngân sách, trong khi đó nhu cầu chi tiêu tăng lên đã dẫn đến thâm hụt ngân sách và
hàng năm tỉnh Hà Tĩnh vẫn cần đến gần 80% trợ cấp trên tổng số chi từ ngân sách
Trung ương.
Với mục tiêu giảm bớt tỷ lệ trợ cấp từ ngân sách Trung ương, phát huy nội
lực, tăng nguồn thu trong tỉnh, HĐND, UBND tỉnh cùng các sở, ban ngành liên
quan cần có định hướng phát triển kinh tế đúng đắn, đặc biệt chú trọng phát triển
lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh, đồng thời tăng cường công tác quản lý thu thuế
đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này trên toàn địa bàn tỉnh.
1.2. Các DNNQD:
1.2.1. Các đối tượng thuộc DNNQD
Từ khi Đảng có chủ trương xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý của Nhà nước.
DNNQD trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Đã có hàng vạn doanh
nghiệp ra đời trên khắp mọi miền đất nước, không những thúc đẩy sản xuất phát
triển mà còn tạo ra nhiều tiềm lực mới cho nền kinh tế. Đặc biệt đối với một tỉnh
nhỏ như tỉnh Hà Tĩnh, sự ra đời của các DNNQD góp phần đáng kể vào sự phát
triển kinh tế của tỉnh nhà.
DNNQD bao gồm các công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhân được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; các HTX, các hộ kinh
doanh công thương nghiệp. Các doanh nghiệp này có điểm chung về sở hữu là

mang tính tư hữu về tư liệu sản xuất, quy mô sản xuất vừa và nhỏ, vốn ít và công
nghệ còn lạc hậu. Loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh là
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB và TMDV. Để làm rõ hơn chúng ta
xem xét phần thực trạng phát triển các doanh nghiệp này.
1.2.2. Thực trạng phát triển
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi có luật DN ra đời, các chỉ tiêu
thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn thì tốc độ thành lập DN tăng nhanh. Theo số
liệu thống kê tại Sở Kế hoạch Đầu tư và Phòng quản lý doanh nghiệp Ngoài Quốc
doanh và Quốc doanh quận huyện - Cục thuế tỉnh thì đến ngày 31 tháng 1 năm
2003 đã có 375 doanh nghiệp được thành lập (con số đó vào năm 1999 là 130
doanh nghiệp). Cụ thể có 287 doanh nghiệp tư nhân, 72 công ty TNHH 2 thành
viên; 6 công ty TNHH 1 thành viên, 10 công ty cổ phần trong đó phòng quản lý
NQD quản lý 128 DN chiếm 34,3% trên tổng số và ở các chi cục là 217 doanh
nghiệp chiếm 57,8%, số còn lại 30 doanh nghiệp chưa có cấp nào quản lý theo luật
DN.
Trong số 345 doanh nghiệp đã đưa vào quản lý, khoảng 80 % doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả, số doanh nghiệp còn lại thì vẫn còn nhiều chưa có báo cáo tài
chính hàng năm, nếu có báo cáo tài chính thì không có quyết toán thuế hàng năm
và ngược lại có quyết toán thuế thì không có báo cáo tài chính hoặc nộp báo cáo tài
chính chậm so với luật định.
Về cơ cấu ngành nghề thì Hà Tĩnh chủ yếu là ngành nghề XDCB và TMDV
trong khi thế mạnh chính của Hà Tĩnh là nông, lâm nghiệp thì lại chiếm một tỷ
trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần, lĩnh vực công nghiệp, TTCN, được coi là một
lĩnh vực quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn lại chiếm một tỷ lệ
không đáng kể và cũng có xu thế giảm dần). (Chi tiết xem ở biểu sau - biểu số 1).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do doanh nghiệp nhỏ ít vốn, thành lập theo
lối mỳ ăn liền. XDCB chọn công trình nhỏ chủ yếu đào đắp, thuê mướn nhân công
là chính không cần nhiều vốn, lao động là thủ công hoạt động thương nghiệp có thể
mua chịu và bán chịu trong khi lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất
tiểu thủ công nghiệp lại đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại, mặt hàng có tính cạnh

tranh cao, thị trường phải mở rộng quản lý phức tạp cho nên nhà đầu tư không
muốn đầu tư vào sản xuất.
Về trình độ quản lý của các DNNQD thì trong số các doanh nghiệp được
thành lập chỉ có khoảng 10% giám đốc doanh nghiệp có trình độ đại học, 50% có
trình độ trung sơ cấp, còn lại khoảng 40% chưa qua một trường lớp đào tạo nào.
Chính trình độ yếu kém như vậy nên việc thực hiện và thi hành luật thuế chưa
được bảo đảm một cách nghiêm minh.
Còn nhiều doanh nghiệp được thành lập không có bộ phận kế toán chuyên
trách, mà chủ yếu thuê kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước các
DNNN để làm. Thậm chí, có những doanh nghiệp không có sổ sách, chứng từ kế
toán mà cuối năm thuê một người có trình độ dựng lên một báo cáo tài chính rồi
gửi đi cơ quan thuế. Một số bộ phận doanh nghiệp có kế toán thì chủ yếu trình độ
trung cấp và vừa mới ra trường chưa biết làm tờ khai thuế, tình tự luân chuyển
chứng từ, mở sổ sách kế toán. Do đó, càng gây khó khăn cho công tác quản lý thu
thuế trên địa bàn, đặc biệt với việc quản lý thu thuế GTGT - một loại thuế mới mẻ,
có những yêu cầu nghiêm ngặt về chế độ kế toán và sổ sách chứng từ. Còn có
những doanh nghiệp chỉ thành lập ra không phải vì mục đích kinh doanh mà để
dùng hồ sơ cho các doanh nghiệp khác đi thuê đấu thầu công trình. Bộ phận
thương nghiệp dịch vụ thì không xuất hóa đơn, không kê khai hóa đơn đầu vào,
không kê khai doanh số đầu ra để trốn thuế. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu
quả thu đối với các doanh nghiệp này là hết sức cần thiết, vừa hỗ trợ doanh nghiệp
thực hiện đúng luật thuế, tránh vi phạm luật thuế. Vừa tăng nguồn thu cho ngân
sách địa phương.
2. Thực trạng về vấn đề quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.1 Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban trong quá trình quản
lý thu thuế đối với các DNNQD
Hiệu quả của việc quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNN nói chung và
DNNQD nói riêng phụ thuộc rất lớn vào bộ phận trực tiếp hành thu. Việc xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đối tượng đó là rất cần thiết, nhằm đảm bảo

cho quá trình quản lý thu được chặt chẽ và theo đúng định hướng, mục tiêu mà
Nhà nước đề ra.
Theo Quyết định 1368/TCT/QĐ/TCCB ngày 16-12-1998 các bộ phận chính
trực tiếp thực hiện hành thu là các phòng: Phòng Quản lý thu các DNNQD, Phòng
Kế hoạch KT-TK, Phòng máy tính, Phòng TT-XLTT. Chức năng; nhiệm vụ chính
của các bộ phận này trong quá trình quản lý thu là:
+ Phòng quản lý thu:
Quản lý đối tượng nộp thuế: Theo dõi tình hình biến động về đối tượng nộp
thuế trên lĩnh vực, địa bàn quản lý như: nắm số doanh nghiệp phát sinh, doanh
nghiệp phá sản, giải thể, sát nhập, liên doanh, liên kết... Phân tích tình hình thu
nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai thác nguồn thu trong lĩnh vực được giao
quản lý. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý thuế.
- Hướng dẫn ĐTNT các thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế, lập hồ sơ
miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế... Giải đáp các thắc mắc của
ĐTNT liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế. Lập và tổ chức lưu giữ hồ sơ các
doanh nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai các tờ khai đăng ký kinh doanh, kê
khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế.
Liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định.
- Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp đề nghị
miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn thuế theo
quy định. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế, xác định số thuế quyết toán của từng
ĐTNT. Cung cấp các thông tin về kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế và quyết toán
thuế cho bộ phận tính thuế.
- Thực hiện việc ấn định thuế cho các ĐTNT không nộp hoặc chậm nộp tờ
khai thuế. Xác định các ĐTNT cần phát hành lệnh thu hoặc phạt hành chính thuế.
- Theo dõi tình hình nộp thuế để thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở nộp thuê
đầy đủ và đúng hạn và ngân sách Nhà nước. Phối hợp với Phòng TT-XLTT thực
hiện kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ mua, bán của các đối tượng có
hiện tượng khai man thuế, trốn, lậu thuế, nợ đọng tiền thuế...

+ Phòng KH- TK và phòng máy tính
a) Căn cứ số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, phân
tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của toàn đơn vị. Phân bổ kế
hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các chi cục và các phòng quản lý
thu. Tham mưu cho lãnh đạo Cục về khai thác các nguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu
và các biện pháp chỉ đạo thu.
b) Thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế và quản lý hệ thống cấp mã số đối
tượng nộp thuế, in giấy chứng nhận đăng ký thuế.
c) Xử lý tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, in thông báo thuế, nhận giấy
nộp tiền từ Kho bạc, chấm nợ. Nhận các kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế, quyết
toán thuế và các kết quả thanh ra, kiểm tra từ các Phòng Quản lý thu và Phòng TT-
XLTT để tính điều chỉnh số thuế phải nộp của từng đối tượng nộp thuế. Tổng hợp
tình hình thu nộp thuế của các ĐTNT theo các chỉ tiêu khác nhau để cung cấp
thông tin cho các phòng quản lý thu, phòng TT-XLTT và phòng nghiệp vụ, thực
hiện các biện pháp quản lý thu nộp thuế.
d) Thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế theo chế độ quy định. Kiểm tra,
đối chiếu số thu và Kho bạc.
e) Triển khai và phát triển công tác tin cho Cục thuế và các Chi cục thuế trực
thuộc Cục.
Theo Thông tư 110/1998/TT/BTC ngày 3-8-1998 và Công văn
3669/TCT/TCCB ngày 23-10-1998 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cơ cấu bộ máy
Cục thuế thì nếu Cục thuế có đủ điều kiện thành lập phòng máy tính thì phòng máy
tính có trách nhiệm thực hiện các công việc ghi tại điểm a, b, c, d, e, còn Phòng
KT-KT-TK sẽ thực hiện nhiệm vụ ghi tại điểm a. Nếu chưa đủ điều kiện để thành
lập phòng máy tính và tổ máy tính vẫn trực thuộc Phòng KH-KT-TK thì các chức
năng này do Phòng KH-KT-TK xử lý. Các tỉnh đã tách tổ Máy tính theo Quyết
định của lãnh đạo Tổng cục nếu đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ phát triển công tác tin
học thì cần được duy trì, củng cố để phát triển thành phòng Máy tính để đảm
nhiệm thêm việc xử lý dữ triệu về thuế của Cục thuế. Do hiện nay, tổ chức của bộ
phận này của các Cục thuế rất khác nhau nên trong phần mô tả chi tiết quy trình,

các chức năng trên sẽ ghi chung là do Phòng KH-KT-TK (MT) xử lý.
+ Phòng thanh tra, xử lý tố tụng:
- Kiểm tra phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
nhưng không kê khai đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế.
- Căn cứ vào các thông tin do bộ phận quản lý và bộ phận tính thuế cung cấp
về tình hình nộp tờ khai thuế, nộp thuế và các nguồn thông tin khác để xác định
các đối tượng cần thanh tra, kiểm tra về thuế. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra
trình lãnh đạo Cục duyệt. Tổ chức lực lượng kiểm tra và tiến hành kiểm tra các đối
tượng cần kiểm tra về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kiểm tra sổ sách kế
toán, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa... phát hiện kịp thời các hành vi khai
man thuế, trốn lậu thuế, đề xuất các hình thức xử lý theo pháp luật.
- Hỗ trợ các phòng Quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện các
biện pháp cưỡng chế thu đối với những đối tượng chây ì, cố tình vi phạm Luật
thuế.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế của các bộ
phận quản lý thu và bộ phận tính thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong
công tác quản lý thu thuế.
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.2.1. Quản lý công tác đăng ký và cấp mã số thuế cho các DNNQD
Theo điều 11 luật thuế GTGT quy định: Tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT kể cả các đơn vị chi
nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh chính đều phải đăng ký với cơ quan thuế. Theo
số liệu tại sở kế hoạch và đầu tư, hiện nay Hà Tĩnh có 375 doanh nghiệp ngoài
quốc doanh được cấp giấy phép nhưng trong số 375 doanh nghiệp đó Cục thuế Hà
Tĩnh mới đăng ký và cấp mã số thuế cho 345 DNNQD trong đó văn phòng Cục
trực tiếp quản lý 128 DNNQD, 217 doanh nghiệp trực tiếp do các chi cục quản lý.
Số doanh nghiệp còn lại chưa đưa vào quản lý được. Nguyên nhân của tình trạng
này là do sự phối hợp giữa cơ quan cấp giấy phép kinh doanh và cơ quan quản lý
chưa được chặt chẽ, ngành thuế không thường xuyên phối hợp với cơ quan cấp

giấy phép kinh doanh để thông báo thuế cho các doanh nghiệp đến để đăng ký
thuế; một số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng Chi cục vẫn quan niệm
thu thuế như hộ cá thể. Trước thực tế đó đòi hỏi các cấp nghành phải phối hợp chặt
chẽ hơn nữa để đưa loại hình doanh nghiệp này vào quản lý 100%.
Trước năm 1999, khi chưa có sự ra đời 2 luật thuế mới, các DNNQD được
quản lý bởi các chi cục thuế. Sau năm 1999 vì áp dụng hai luật thuế mới nên các
doanh nghiệp này chuyển về Cục thuế quản lý nhưng việc quản lý theo trên đã
không đạt được hiệu quả, năm 2000 do có chủ trương của cục thuế, những doanh
nghiệp mới thành lập chưa có bộ máy hoàn chỉnh thì giao cho các chi cục quản lý.
Đến thời điểm hiện tại, việc phân cấp quản lý đối với các DNNQD đã được thống
nhất, nhất quán.
Nhìn chung, DNNQD đã thực hiện nghiêm thúc các thủ tục để được đăng ký
và cấp mã số thuế.
Về phía cục thuế, do được trang bị hệ thống máy tính trong quản lý, các
chương trình quản lý về thuế, quản lý ấn chỉ, tổ chức cán bộ đã được thực hiện có
hiệu quả trên máy tính; Nâng cấp, chuyển đổi kịp thời chương trình quản lý thuế
các doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký và cấp mã số thuế đã được quan tâm và
phối hợp tương đối chặt chẽ với các phòng, các chi cục nên sau khi có thủ tục kê
khai đăng ký thuế các doanh nghiệp đều đã được cấp mã số kịp thời.
2.2.2 Công tác xử lý tờ khai
Tờ khai thuế, chứng từ nộp là căn cứ quan trọng để đối tượng nộp thuế nộp
tiền vào KBNN. Vì vậy, công tác kiểm tra tờ khai thuế sau đó dự án ra thông báo
thuế cho đối tượng nộp thuế có vai trò quyết định đến số thu ngân sách.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, các cán bộ thuế luôn hướng dẫn và nhắc
nhở các doanh nghiệp lập tờ khai theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính và nộp
cho cơ quan tờ khai thuế đúng hạn trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo đúng quy
định. Tờ khai thuế được nộp tại phòng hành chính, ở đó cán bộ thuế kiểm tra tờ
khai ban đầu và cho thấy những sai sót chủ yếu mắc phải của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là: Ghi thiếu các chỉ tiêu trên tờ khai, thường là chỉ tiêu về doanh
thu không chịu thuế giá trị gia tăng hay số thuế giá trị gia tăng đầu vào; tính toán

sai và áp dụng sai thuế suất;.. ; lỗi thường gặp nhất là sự chênh lệch giữa tờ khai
và bảng kê. Cụ thể về công tác xử lý tờ khai ở toàn ngành thuế Hà Tĩnh như sau:
+ Ở Cục thuế, 100% các doanh nghiệp là có tờ khai có chất lượng, tờ khai đã
hạn chế được sai sót, số liệu phản ánh được cập nhật, các tiêu thức phản ánh đầy
đủ. Sáu tháng đầu năm 2001, phòng ngoài quốc doanh và quốc doanh quận huyện

×