KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG
THẤT THU THUẾ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng cục hải quan Việt nam
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển.
1.1.1.1. Lịch sử hình thành
Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tịch đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt
Nam vẫn phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách
trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh.
Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với
mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách
Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở
pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt
Nam. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định
nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban
hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan
Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.
1.1.1.2.Tóm tắt sự phát triển của Hải quan theo các thời kì
Ngày 10 tháng 9 năm 1945 theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ
lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thay
mặt Chính phủ ký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”. Với mục đích thiết
lập chủ quyền thuế quan của nước Việt Nam độc lập, đảm bảo việc kiểm soát hàng
hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách từ hoạt động này.
Ngày 29 tháng 5 năm 1946 theo sắc lệnh số 75-SL của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về tổ chức của Bộ Tài chính, Sở Thuế quan và thuế gián thu được đổi thành
Nha Thuế quan và Thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 4 tháng 7 năm 1951 Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghị
định số 54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quan và Thuế
gian thu được đổi thành Cơ quan Thuế XNK.
Ngày 14 tháng 12 năm 1954 Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị
định số 136-BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thay thế cơ quan thuế XNK
thuộc Bộ Công thương.
Ngày 17 tháng 2 năm 1962 để thực hiện Điều lệ Hải quan (ban hành ngày
27/2/1960) Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Lý Ban ký Quyết định số 490/BNT/QĐ-
TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan. Lúc này Cục Hải quan trực thuộc
Bộ Ngoại thương.
Ngày 25 tháng 4 năm 1984 Thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải quan, và
Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn
thành lập Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Tô Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủ
Ngày 4 tháng 9 năm 2002 theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ Tổng Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.
1.1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ
1.1.2.1. Bộ máy tổ chức:
-Tổng Cục trưởng Lê Mạnh Hùng
-Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc
-Phó Tổng Cục trưởng Vũ Ngọc Anh
-Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Việt Cường
-Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn
-Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái
BỘ MÁY GIÚP VIỆC TỔNG CỤC TRƯỞNG:
1. Vụ Giám sát quản lý về hải quan;
2. Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;
3. Vụ Pháp chế;
4. Vụ Hợp tác quốc tế;
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính;
6. Vụ Tổ chức cán bộ;
7. Thanh tra;
8. Văn phòng;
9. Cục Điều tra chống buôn lậu;
10. Cục Kiểm tra sau thông quan;
11. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan;
12. Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan;
13. Công ty cổ phần Nam Hải.
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC TỔNG CỤC HẢI QUAN:
1. Viện Nghiên cứu Hải quan;
2. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc;
3. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền
Trung;
4. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Nam;
5. Trung tâm Đào tạo công chức Hải quan;
6. Báo Hải quan.
CÁC CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG.
Các chi cục Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát Hải quan và đơn vị địa
phương trực thuộc cục hải quan địa phương
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của tổng cục Hải quan
* Chức năng:
Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, giúp Bộ trưởng bộ tài
chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi
pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.
* Nhiệm vụ, quyền hạn:
Tổng cục hải quan thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo qui định của Luật hải
quan, các qui định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ quyền hạn
cụ thể sau đây:
- Trình bộ trưởng bộ tài chính dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật về
ngành hải quan; chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành hải quan và tổ
chức thực hiện nghiêm túc sau khi được phê duyệt.
- Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan:
+ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biện giới trong
phạm vi địa bàn hoạt động hải quan
+ Thực hiện các biện pháp phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo qui định của
Chính phủ
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện
pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan các nước theo qui định của pháp
luật.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ,tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học trong ngành hải quan.
- Quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lương và
chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên
chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng và xử lý
vi phạm theo qui định của pháp luật.
1.1.2.3. Các đặc điểm trong hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu
Theo Chỉ thị 01/TCHQ/CT/KTTT của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các công
việc để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu và chống thất thu thuế XNK nhằm
hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN.
Công tác quản lý thu và chống thất thu ngân sách cần tập trung chỉ đạo tổ
chức thực hiện hiệu quả các công tác nghiệp vụ Hải quan, đảm bảo việc thu đúng,
thu đủ thuế, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại. Về công tác giá tính thuế
toàn ngành tập trung thực hiện theo Hiệp định trị giá GATT, triển khai thực hiện hệ
thống dữ liệu giá GTT22, tiến hành thu thập và khai thác thông tin dữ liệu giá theo
quy chế. Tăng cường công tác kiểm tra giá tính thuế tại các địa phương.
Về công tác thuế, thực hiện đúng chính sách, chế độ về thuế, nhất là cần tập
trung xác định rõ ràng, rành mạch về thuế suất ở hai khâu: Văn bản hướng dẫn,
kiến nghị sửa đổi biểu thuế và Áp mã chính xác theo mặt hàng xuất khẩu, nhập
khẩu, khắc phục triệt để việc áp thuế suất không thống nhất cho một mặt hàng, xác
định sai thuế suất đối với mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng thời phải tăng
cường công tác kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh và kịp thời ngăn chặn sai phạm
dẫn đến thất thu có thể xảy ra tại các đơn vị hải quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
thu ngân sách.
Về công tác kiểm hóa, cần chú trọng đến việc quyết định tỷ lệ kiểm tra thực
tế hàng hóa. Việc mô tả chủng loại hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai phải rõ ràng,
cụ thể và chính xác để đảm bảo xác định đúng mã số, số lượng, xuất xứ của hàng
hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu
mới xuất hiện cần kịp thời báo cáo về Tổng cục Hải quan để tập hợp và chỉ đạo áp
mã thống nhất trong toàn ngành.
Về công tác kiểm tra sau thông quan, cần tập trung kiểm tra về giá tính thuế
theo khai báo của chủ hàng, đặc biệt chú trọng các mặt hàng trọng tâm, trọng điểm
dễ gian lận về giá tính thuế. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra đối với các loại
hình xuất khẩu, nhập khẩu nhạy cảm như nhập khẩu linh kiện được hưởng chính
sách nội địa hóa, nhận gia công, đầu tư, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu.
Về công tác chống buôn lậu, ngoài những giải pháp thông thường cần tập
trung điều tra xác minh làm rõ những trường hợp nghi ngờ về giá tính thuế; tăng
cường kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng nhập khẩu nhạy cảm, mặt hàng
trọng tâm, trọng điểm.
Về công tác phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải bảo
đảm kết luận chính xác và trả lời đơn vị yêu cầu với thời gian ngắn nhất về mẫu
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi phân tích phân loại phục vụ đắc lực cho việc áp
mã và thông quan hàng hóa được nhanh chóng.
Về công tác thu đòi nợ đọng thuế, thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở
các doanh nghiệp nộp thuế đúng thời hạn, tổ chức các tổ chuyên trách xử lý dứt
điểm nợ xấu tồn đọng lâu nay đồng thời kiên quyết không để nợ xấu phát sinh mới.
Đánh giá kỹ các nguyên nhân để nợ đọng, tập trung phân tích các nguyên nhân
mang tính chủ quan của ngành để có những kiến nghị và giải pháp phù hợp, làm
trong sạch thêm một bước tình hình nợ đọng thuế.
1.2. Vai trò và nội dung của hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu trong
quản lý nhà nước về hải quan
1.2.1. Đặc điểm của thuế nhập khẩu của Việt nam
1.2.1.1. Tính gián thu
Bản chất kinh tế của thuế gián thu là người nộp thuế( tức là người bán hàng
hóa nhập khẩu) chuyển dịch số thuế phải nộp sang cho người mua hàng hóa chịu,
bằng cách cộng số thuế đó vào giá bán của hàng hóa đó. Thuế gián thu là loại thuế
do người tiêu dùng đóng góp; nghĩa vụ tính thuế và thu thuế đơn giản, thu kịp thời
hơn thuế trực thu; thuế gián thu nằm kín trong giá cả cho nên dễ thu hơn; người
chịu thuế khó nhận biết là mình phải nộp thuế nên ít có phản ứng hơn.
Thuế gián thu mang lại nguồn thu thường xuyên và tương đối ổn định cho
ngân sách nhà nước vì bất luận trong hoàn cảnh nào nhu cầu tiêu dùng của con
người cũng luôn diễn ra và có xu hướng ngày càng phát triển đa dạng và phong
phú hơn. Đối tượng chịu thuế là hàng hóa nhập khẩu, còn đối tượng nộp thuế là tổ
chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, vì vậy khi hàng hóa được đăng kí
với cơ quan hải quan là cơ quan hải quan đã nắm được số tiền thuế phải nộp, bất
luận hàng hóa đó được tiêu thụ như thế nào.Từ đặc điểm trên, người nộp thuế đối
với hàng hóa nhập khẩu không phải là người chịu thuế, mà người chịu thuế chính
là người tiêu dùng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế gián thu bảo đảm sự tự
lựa chọn của người chịu thuế đối với các hàng hóa, dịch vụ mà họ quyết định mua;
bảo đảm tính tự nguyện chịu thuế. Nhà nhập khẩu khi bán hàng hóa sẽ thu thuế
gián thu cùng với giá bán hàng ( thu hộ nhà nước) và nộp khoản thuế này cho ngân
sách nhà nước ( nộp thay cho người tiêu dùng). Gọi là thuế gián thu là vì Nhà nước
thu thuế vào người tiêu dùng nhưng lại không thu trực tiếp đối với người tiêu
dùng( tức là người mua hàng hóa để sử dụng) mà lại thu gián tiếp qua người bán
hàng hóa nhập khẩu. Trên ý nghĩa đó, nhà nhập khẩu thu thuế đối với người tiêu
dùng sau khi bán hàng hóa, nếu không nộp đầy đủ số thuế, nợ đọng thuế quá hạn
thì coi là hành động tham ô, biển thủ công quĩ của nhà nước.
Đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập còn thấp thì
thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của ngân sách Nhà nước.
Mặt nhược điểm của thuế gián thu là tính lũy thoái của nó, vì thuế gián thu đánh
như nhau trên cùng một loại sản phẩm hàng hóa, nên người giàu và người nghèo
nếu tiêu dùng cùng một loại sản phẩm hàng hóa và với số lượng như nhau thì chịu
thuế như nhau, nhưng thực chất tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu nhập thì
người giàu chịu thuế thấp hơn người nghèo; người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ
nộp thuế gián thu trên thu nhập càng thấp.
1.2.1.2. Tính xung đột
Xuất phát từ những lợi ích khác nhau của các nhà nhập khẩu và các nhà sản
xuất trong nước, khi sử dụng chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu luôn phát
sinh các lợi ích xung đột sau đây:
- Chính sách thuế theo hướng bảo hộ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua việc đánh thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu, giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ cao hơn vì phải cộng thêm một khoản
thuế vào giá bán của hàng hóa nhập khẩu cho nên đã tạo lợi thế cạnh tranh cho
hàng hóa sản xuất trong nước. Vì vậy, với xu hướng này, các nhà đầu tư sản xuất
trong nước thường ủng hộ duy trì hàng rào thuế quan càng cao, càng lâu dài thì
càng tốt.
- Chính sách thuế theo hướng cắt giảm nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại
được các nhà kinh doanh hàng hóa nhập khẩu và người tiêu dùng hàng hóa nhập
khẩu ủng hộ. Bởi vì thuế với hàng hóa nhập khẩu được xem như là rào cản làm cản
trở khả năng thâm nhập thị trường nội địa của hàng hóa nhập khẩu; khi hàng hóa
nhập khẩu phải chịu thuế càng cao thì giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đẩy lên
tương ứng. Trong trường hợp đó, người tiêu dùng sẽ ít có cơ hội lựa chọn, mua