Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 210 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------

NGUYỄN MINH PHƯỢNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ
KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------

NGUYỄN MINH PHƯỢNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ
KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI

Chun ngành: Lí luận và Lịch sử Giáo dục
Mã số: 9.14.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
2. TS. VƯƠNG HỒNG TÂM


Hà Nội, 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Minh Phượng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập, nghiên cứu, hồn thành luận án, tác giả đã nhận
được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Q thầy cơ giáo, các nhà khoa
học, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới tập thể giáo
viên hướng dẫn là GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS. Vương Hồng Tâm lời cảm
ơn chân thành vì những định hướng khoa học, sự hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, các Quý thầy cô, các nhà
khoa học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nợi,
Phịng Tổ chức Cán bộ, Khoa Giáo dục Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi trong thời
gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này.

Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, giáo viên,
cha mẹ trẻ khiếm thính ở các trường mầm non hịa nhập mà tơi đã tiến hành khảo
sát thực trạng và thực nghiệm.
Tơi xin tri ân sự khích lệ, ủng hợ nhiệt tình của gia đình, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện Luận án.
Do một số hạn chế nhất định, chắc chắn Luận án cịn những thiếu sót. Tác
giả Luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện và
nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận án

Nguyễn Minh Phượng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 5
8. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 7

9. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 8
10. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE –
NĨI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI ............................................................ 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 9
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính ......................................... 9
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ................. 11
1.2. Một số vấn đề cơ bản về trẻ khiếm thính ........................................................... 20
1.2.1. Khái niệm trẻ khiếm thính............................................................................... 20
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .............................................. 22
1.3. Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ............................................ 26
1.3.1. Khái niệm kỹ năng nghe – nói ........................................................................ 26
1.3.2. Đặc điểm kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ......................... 28
1.4. Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu
giáo hòa nhập ............................................................................................................ 31
1.4.1. Khái niệm phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi............... 31
1.4.2. Đặc điểm của lớp mẫu giáo hịa nhập có trẻ khiếm thính ............................... 32


iv
1.4.3. Vận dụng lí thuyết hoạt đợng giao tiếp bằng ngơn ngữ trong việc phát
triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ........................................................... 34
1.4.4. Mục tiêu, nợi dung, phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng nghe –
nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập .................................... 38
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi .......................................................................................................... 48
1.5.1. Các yếu tố có liên quan đến khuyết tật của trẻ................................................ 49
1.5.2. Năng lực của giáo viên .................................................................................... 50
1.5.3. Sự hỗ trợ thính học cho trẻ khiếm thính ......................................................... 50
1.5.4. Can thiệp sớm.................................................................................................. 51

1.5.5. Sự tham gia, hỗ trợ của cha mẹ trẻ khiếm thính ............................................. 52
1.5.6. Sự hỗ trợ của các trẻ cùng độ tuổi ................................................................... 52
1.5.7. Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận giao tiếp cho trẻ khiếm thính ............... 53
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 54
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NĨI CHO
TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI Ở CÁC LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP ........... 55
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................... 55
2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 55
2.1.2. Nợi dung khảo sát............................................................................................ 55
2.1.3. Địa bàn và khách thể khảo sát ......................................................................... 56
2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát ................................................................... 58
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................ 61
2.2.1. Thực trạng kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ....................... 61
2.2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
ở lớp mẫu giáo hòa nhập ........................................................................................... 72
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ......................................................................... 87
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 92
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NĨI CHO TRẺ
KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI....................................................................................... 93
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi .......................................................................................................... 93


v
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non và
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ......................................................... 93
3.1.2. Đảm bảo tính tồn diện, tính phát triển, tính hệ thống ................................... 93
3.1.3. Đảm bảo tính cá biệt hóa ................................................................................. 94
3.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ.............................................. 94
3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .................. 95

3.2.1. Nhóm biện pháp điều kiện trong phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi ............................................................................................... 96
3.2.2. Nhóm biện pháp phát triển KNNN trong các hoạt động trong chế độ
sinh hoạt hằng ngày ở lớp mẫu giáo hịa nhập ........................................................ 109
3.2.3. Nhóm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong
hoạt đợng hỗ trợ cá nhân ......................................................................................... 117
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 122
3.4. Thực nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính
3 – 6 tuổi .................................................................................................................. 123
3.4.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm ................................................................ 123
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 127
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 142
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................. 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 147
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BP


Biện pháp

2

ĐTB

Điểm trung bình

3

GDHN

Giáo dục hịa nhập

4

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

6

MGHN


Mẫu giáo hịa nhập

7

KN

Kĩ năng

8

KNNN

Kĩ năng nghe nói

9

TTN

Trước thực nghiệm

10

TKT

Trẻ khiếm thính

11

STN


Sau thực nghiệm


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Kinh nghiệm dạy học của giáo viên ...................................................... 57

Bảng 2.2.

Bảng hỏi đánh giá KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ..................... 58

Bảng 2.3.

Thang đánh giá thực trạng KNNN cho TKT 3 – 6 tuổi ........................ 60

Bảng 2.4.

Đánh giá chung mức KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ................. 61

Bảng 2.5.

Phân bố mức kỹ năng nhận diện 6 âm Ling .......................................... 63

Bảng 2.6.

Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu các từ chỉ sự vật, hành động, hiện
tượng quen thuộc, gần gũi ..................................................................... 63


Bảng 2.7.

Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, cơng
dụng và các từ biểu cảm ........................................................................ 64

Bảng 2.8.

Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu và thực hiện từ 1 – 3 yêu cầu.................. 65

Bảng 2.9.

Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu nội dung câu chuyện/bài thơ .................. 65

Bảng 2.10. Phân bố mức kỹ năng phát âm các tiếng, từ, câu .................................. 67
Bảng 2.11. Phân bố mức kỹ năng sử dụng lời nói với các từ thông dụng chỉ sự vật,
hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi .......................................... 67
Bảng 2.12. Phân bố mức kỹ năng sử dụng lời nói với các từ chỉ đặc điểm, tính chất,
cơng dụng và các từ biểu cảm phù hợp với ngữ cảnh ........................... 68
Bảng 2.13. Phân bố mức độ về kỹ năng thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của
bản thân bằng lời nói ............................................................................. 68
Bảng 2.14. Phân bố mức kỹ năng kể lại được những sự việc đơn giản ................... 69
Bảng 2.15. Phân bố mức độ về kỹ năng kể lại được câu chuyện đơn giản ............. 69
Bảng 2.16. Mối tương quan giữa kỹ năng nghe - nói với các yếu tố khác .............. 70
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện các nội dung phát triển KNNN cho TKT ................. 75
Bảng 2.18. Các hình thức phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính............................ 81
Bảng 2.19. Các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ...................... 77
Bảng 2.20. Đánh giá về hiệu quả của các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ
khiếm thính ............................................................................................ 80
Bảng 2.21. Những thuận lợi trong q trình tổ chức hoạt đợng phát triển KNNN

cho trẻ khiếm thính ................................................................................ 83


viii
Bảng 2.22. Những khó khăn trong q trình tổ chức hoạt đợng phát triển KNNN
cho trẻ khiếm thính ................................................................................ 84
Bảng 2.23. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNNN cho TKT ............ 86
Bảng 3.1.

Thông tin cơ bản về khách thể thực nghiệm ....................................... 124

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé Đ.B.N ............................ 127

Bảng 3.3.

Mục tiêu và biện pháp phát triển KNNN cho bé Đ.B.N ..................... 128

Bảng 3.4.

So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé Đ.B.N ....... 129

Bảng 3.5.

Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé N.T.M ............................ 132

Bảng 3.6.

Mục tiêu và biện pháp phát triển KNNN cho bé N.T.M ..................... 133


Bảng 3.7.

So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé N.T.M ...... 134

Bảng 3.8.

Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé P.M.K ............................ 136

Bảng 3.9.

Kế hoạch phát triển KNNN cho bé P.M.K .......................................... 137

Bảng 3.10. So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé P.M.K ...... 138


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Trình đợ đào tạo của GV ................................................................... 57

Biểu đồ 2.2.

Mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ................... 62

Biểu đồ 2.3.

Mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng nghe
của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ........................................................... 62


Biểu đồ 2.4.

Mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng nói
của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ........................................................... 66

Biểu đồ 2.5.

Đánh giá của GV về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nghe
– nói cho trẻ khiếm thính .................................................................. 72

Biểu đồ 2.6.

Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc phát triển kỹ năng nghe – nói
cho trẻ khiếm thính............................................................................ 73

Biểu đồ 2.7.

Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ
khiếm thính........................................................................................ 74

Biểu đồ 3.1.

Mức KNNN của bé Đ.B.N trước và sau thực nghiệm .................... 130

Biểu đồ 3.2.

Mức KNNN của bé N.T.M trước và sau thực nghiệm .................... 134

Biểu đồ 3.3.


Mức KNNN của bé P.M.K trước và sau thực nghiệm .................... 139

Biểu đồ 3.4.

So sánh điểm của 3 trẻ trước và sau thực nghiệm........................... 140

Sơ đồ 1.1.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .................................................. 35

Sơ đồ 3.1.

Biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ............. 95


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghe - nói - đọc - viết là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc
sống của chúng ta. Trong bốn dạng hoạt đợng này, xét về tần số xuất hiện, thì cặp
hoạt đợng nghe - nói diễn ra liên tục, thường xun hơn. Cặp hoạt đợng này có hai
đặc tính nổi bật:
- Thứ nhất, nghe - nói là cặp hoạt đợng ngơn ngữ nói - dạng giao tiếp trực
tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động nghe - nói ln ln là
mợt phương tiện đắc lực song hành cùng con người, giúp con người nhận thức và
tìm hiểu thế giới xung quanh mợt cách có hiệu quả. Vì thuộc lĩnh vực âm thanh như
vậy, nên hoạt động nghe - nói có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, ít bị phụ tḥc vào
điều kiện xung quanh.
- Thứ hai, nghe - nói là cặp hoạt đợng mang cả đặc tính của việc tiếp nhận lời

nói lẫn việc tạo lập lời nói. Nếu như nghe là tiếp nhận lời người khác thì nói là tạo
lập lời nói của chính mình. Hai hoạt đợng này thường ln phiên, thay thế nhau
trong giao tiếp của con người.
Kỹ năng nghe - nói là kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học
tập, giao tiếp của trẻ em. Nghe - nói tốt sẽ giúp các em giao tiếp có hiệu quả và
cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành cơng trong học tập. Bên cạnh đó, nghe - nói
cịn là một phương tiện để trẻ tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh mợt cách
tích cực. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là kỹ năng nghe nói đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới
hiệu quả giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học
tập, năng lực tư duy, năng lực hợp tác. Đồng thời giúp trẻ tự mình tìm hiểu và khám
phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng. Muốn sử dụng kỹ năng nghe - nói mợt
cách có hiệu quả cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những nội dung cũng như các biện pháp phát
triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ mợt cách hiệu quả là hết sức cần thiết.
Trẻ khiếm thính do hạn chế về khả năng nghe dẫn đến hạn chế phát triển
ngôn ngữ lời nói, cũng vì vậy mà khả năng tư duy của các em bị hạn chế, trẻ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc lĩnh hợi tri thức. Tuy nhiên, đa số trẻ khiếm thính vẫn
cịn lại mợt phần sức nghe. Rèn luyện và tận dụng khả năng này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc giáo dục trẻ khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc phát triển khả


2
năng tri giác âm thanh, là điều kiện tiên quyết của q trình hình thành, phát triển
ngơn ngữ nói.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, con người phát minh
ra các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sự ra đời của máy trợ thính, điện cực ốc tai có ý
nghĩa rất lớn đối với trẻ khiếm thính, giúp trẻ có thể nghe được âm thanh của mơi
trường xung quanh và âm thanh tiếng nói. Tuy nhiên, những thiết bị trợ thính chỉ có
tác dụng khuếch đại âm thanh chứ khơng thể chữa được tật khiếm thính. Việc nghe
qua máy trợ thính hoặc nghe qua điện cực ốc tai có nhiều điểm khác biệt với âm

thanh nghe được qua tai bình thường. Nếu khơng được tập luyện, phục hồi và phát
triển kỹ năng nghe - nói phù hợp thì trẻ vẫn khơng thể nghe và nói được. Rèn luyện
và phát triển kỹ năng nghe - nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ
khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngơn ngữ nói – phương
tiện giao tiếp, học tập chủ yếu trong mơi trường giáo dục hịa nhập.
Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng
như tâm lí, là giai đoạn rất quan trọng vì những nền tảng đầu tiên cho c̣c sống
được hình thành. Mợt nền tảng tốt tạo cơ hợi cho đứa trẻ có mợt c̣c sống độc lập,
tự tin, hạnh phúc, nhiều ý nghĩa và để trở thành mợt thành viên hữu ích cho xã hội.
Đặc biệt, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quyết định tới chất lượng ngôn ngữ
của trẻ. Vì vậy, việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này là một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) một
cách thành thạo trong hoạt động nhận thức thế giới xung quanh, trong giao tiếp với
mọi người, trong điều chỉnh hành vi về nhận thức, tình cảm, chuẩn bị cho trẻ
chuyển sang hoạt động học tập ở trường phổ thơng. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết
tật nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng cũng được thực hiện chủ yếu và trọng tâm
trong 6 năm đầu tiên của cuộc đời mỗi trẻ, với hai mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ,
hướng dẫn phụ huynh (tập trung ở giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi) và tổ chức giáo dục hòa
nhập (tập trung ở giai đoạn từ 3 – 6 tuổi) [20][38]. Ở độ tuổi 3 - 6 tuổi, chương trình
can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tập trung vào việc hỗ trợ trẻ hòa nhập vào lớp
học cùng với trẻ nghe và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhiều nghiên cứu đã khẳng
định, trong mơi trường hịa nhập, với việc thực hiện các biện pháp tác động một
cách có hệ thống và những chiến lược hỗ trợ phù hợp, trẻ khiếm thính có thể đạt
được các mục tiêu phát triển ngơn ngữ, giao tiếp trong đó có kỹ năng nghe – nói.
Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính và trẻ nghe cũng có nhiều cơ hợi chơi và hoạt động


3
cùng nhau, giúp thúc đẩy sự phát triển kĩ năng xã hợi cho cả hai nhóm trẻ, tạo điều
kiện để trẻ khiếm thính dễ dàng hịa nhập vào đời sống xã hợi [19][45][81].

Thực tế hiện nay, trẻ khiếm thính ở Việt Nam đã được tiếp cận với các thiết
bị trợ thính hiện đại. Sau mợt thời gian được trang bị thiết bị trợ thính, trẻ đã tích
lũy được những kinh nghiệm nghe, nói ban đầu. Tuy nhiên, kỹ năng nghe – nói của
trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi vẫn cịn nhiều hạn chế, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn khi
học ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Cụ thể, vốn từ hiểu và diễn đạt của trẻ cịn ít, chủ yếu
là những từ gắn với sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể; trẻ cũng thường chỉ nghe
hiểu được các yêu cầu đơn giản, quen thuộc, một mệnh lệnh; độ rõ ràng trong lời
nói của trẻ khó đạt được mức độ như trẻ nghe, trẻ thường mắc các lỗi về phát âm
(sai phụ âm, thanh điệu, nói với ngữ điệu rời rạc, ngắt từng tiếng mợt, lên xuống tùy
hứng); khó khăn trong việc tiếp thu các qui tắc ngữ pháp, thường mắc lỗi về trật tự
từ trong câu nói gây khó khăn cho người nghe [8][10] [19].
Bên cạnh đó, giáo viên dạy hịa nhập cũng gặp nhiều khó khăn trong q
trình giáo dục trẻ khiếm thính. Phần lớn giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng
chuyên sâu về giáo dục hịa nhập trẻ khiếm thính, do đó chưa có kiến thức, kỹ năng
đầy đủ về hỗ trợ trẻ khiếm thính trong lớp hòa nhập, năng lực của giáo viên trong
việc tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính cịn
nhiều hạn chế. Thêm vào đó, việc thiếu các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu về
kỹ năng nghe nói, biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ở lớp
mẫu giáo hịa nhập cũng gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình xây dựng kế
hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng nghe –
nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất
các biện pháp phù hợp để phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
ở lớp mẫu giáo hịa nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm giúp trẻ giao tiếp, phát triển
ngơn ngữ theo đợ tuổi và hịa nhập cùng các bạn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi.


4
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hịa nhập và mức phát triển kỹ năng nghe –
nói của trẻ.
4. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi cịn nhiều hạn chế mặc dù
đã được trang bị thiết bị trợ thính. Nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp
phát triển kỹ năng nghe – nói phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi, khai thác tốt các yếu tố lợi thế của mơi trường giáo dục hịa
nhập, kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kỹ năng nghe – nói trong các hoạt đợng
trong chế đợ sinh hoạt hàng ngày và hoạt đợng hỗ trợ cá nhân thì sẽ giúp trẻ khiếm
thính phát triển kỹ năng nghe – nói, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ giao tiếp và hòa
nhập cùng các bạn ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lí luận của phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hịa nhập.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kỹ năng nghe – nói của trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi và thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
5.3. Đề xuất biện pháp và thực nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng nghe –
nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hịa nhập, trong đó nhấn mạnh kỹ năng nghe
– nói trong hoạt đợng giao tiếp.

6.2. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi học lớp mẫu giáo hòa nhập theo tiếp cận nghe - nói, có sử dụng thiết
bị trợ thính (máy trợ thính, điện cực ốc tai) và có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị
trợ thính là dưới 50 dB trong khoảng tần số từ 250 – 4000 Hz để đảm bảo trẻ có thể
nghe được âm thanh lời nói [75][99]. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ
năng nghe – nói cho nhóm trẻ này ở lớp mẫu giáo hòa nhập.


5
6.3. Về địa bàn và khách thể khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát 36 trẻ khiếm thính rải đều trong độ tuổi từ 3 – 6
tuổi đang học tại các lớp mẫu giáo hịa nhập, có sử dụng thiết bị trợ thính, có
ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị trợ thính là dưới 50dB và 127 giáo viên đã và
đang dạy các trẻ khiếm thính này ở các lớp mẫu giáo hịa nhập tại 15 trường mầm
non tḥc 05 địa bàn là Hà Nợi, Ninh Bình, Thái Ngun, n Bái, Quảng Ngãi.
Tổ chức thực nghiệm trên 03 trường hợp trẻ khiếm thính rải đều trong đợ
tuổi từ 3 – 6 tuổi, có sử dụng thiết bị trợ thính và có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết
bị trợ thính là dưới 50dB đang học tại các lớp mẫu giáo hòa nhập ở ba trường mầm
non trên địa bàn TP Hà Nội và TP Thái Nguyên.
7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
Đề tài được thực hiện dựa trên các quan điểm tiếp cận cơ bản sau:
- Tiếp cận cá nhân hóa: Đây là quan điểm cơ bản, trọng yếu của giáo dục trẻ có
nhu cầu đặc biệt trong đó có trẻ khiếm thính. Mỗi trẻ là mợt cá nhân khác biệt đang hình
thành và phát triển, có những đặc điểm riêng biệt, có nhiều khả năng và nhu cầu khác
nhau cần được đáp ứng trong quá trình GD. Do vậy, việc đề xuất các biện pháp phát triển
KNNN phải phù hợp với đặc điểm riêng của trẻ khiếm thính, có sự điều chỉnh phù hợp
với từng cá nhân trẻ. Đồng thời, cần hài hịa với mơi trường giáo dục ở lớp mẫu giáo hịa
nhập và khơng ảnh hưởng tới toàn thể trẻ trong lớp học.

- Tiếp cận hoạt động – giao tiếp: Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý
học khẳng định: Tâm lý, ý thức của con người được hình thành và phát triển trong
hoạt động và bằng hoạt động nhất là những hoạt đợng có ý thức. Nghe - nói là hoạt
đợng tinh thần, nhận thức, lĩnh hội. Hoạt động này chịu sự điều khiển, sự chi phối
theo đúng quy luật của tư duy trong quá trình tạo lập và tiếp nhận lời nói. Do đó,
phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính cần được nghiên cứu qua hoạt
đợng giao tiếp của trẻ khiếm thính trong các tình huống khác nhau.
- Tiếp cận giáo dục hòa nhập: GDHN xuất phát từ quan điểm cần tạo ra mợt
nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng cho mọi người bằng cách tìm ra những con
đường để nhà trường có khả năng đáp ứng nhu cầu của mọi trẻ em. Trong giáo dục
hòa nhập, giáo viên vừa phải đáp ứng nhu cầu chung của phần lớn trẻ em trong lớp
học, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu riêng của trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Do vậy,
các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN một


6
mặt cần dựa trên sự phù hợp với đặc điểm khuyết tật của trẻ, mặt khác không thể
tách rời hoạt đợng của các trẻ khác trong tồn bợ q trình giáo dục, cần kết hợp
phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính trong các hoạt đợng chung cho tất cả trẻ em
trong chế độ sinh hoạt hằng ngày và hoạt động hỗ trợ cá nhân.
- Tiếp cận tích hợp: Tiếp cận tích hợp để xem xét việc nghiên cứu phát triển
kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong mối quan hệ và liên hệ với nhiều
ngành khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học, xã hợi học…
Trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết và đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng
nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hịa nhập. Ngồi ra, tiếp
cận tích hợp trong nghiên cứu phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 –
6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập còn được thể hiện ở khía cạnh tích hợp mục tiêu
giáo dục (giữa mục tiêu giáo dục chung với mục tiêu phát triển kỹ năng nghe – nói
cho trẻ khiếm thính); giữa các hoạt đợng giáo dục, hình thức giáo dục để đạt được
mục tiêu đề ra.

7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hố, khái qt hóa
các vấn đề lý luận về trẻ khiếm thính, phát triển kĩ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính trong các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngồi để
xây dựng các khái niệm công cụ cốt lõi của đề tài.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động nghe – nói của trẻ khiếm
thính trong giao tiếp, vui chơi, sinh hoạt hằng ngày và quá trình tổ chức các biện
pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính nhằm ghi chép, tổng kết
thực trạng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho
trẻ trước và sau khi thực nghiệm.
b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi đối với giáo viên
nhằm đánh giá nhận thức của giáo viên về việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi, thực trạng giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng nghe – nói
cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi.
c. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số GV đang dạy trẻ khiếm thính
ở lớp mẫu giáo hịa nhập để làm rõ hơn về thực trạng KNNN của trẻ khiếm thính 3


7
– 6 tuổi và các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu
giáo hòa nhập.
d. Phương pháp trắc nghiệm: Xây dựng và sử dụng bộ công cụ để đánh giá
mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo hòa nhập.
e. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Nghiên cứu kế
hoạch tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói của giáo viên, sản phẩm hoạt
đợng của trẻ, đặc biệt là các phát ngơn của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi để đánh giá sự
phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ.

g. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Vận dụng lí luận về khoa học giáo dục để
phân tích, khái qt hố thơng tin để rút ra những kết luận trong quá trình nghiên cứu.
h. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - nghiên cứu trường hợp (case study): Tổ
chức thực nghiệm các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi trên
03 trường hợp trẻ khiếm thính điển hình nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính đã được đề xuất.
7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS 20.0 để xử lý
và kiểm định các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Khuyết tật thính giác hay cịn gọi là khiếm thính gây nên những khó
khăn về kỹ năng nghe - nói cho trẻ mắc khiếm khuyết này. Mặc dù đã được trang bị
thiết bị trợ thính phù hợp nhưng kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở
lớp mẫu giáo hòa nhập còn nhiều hạn chế so với các trẻ nghe cùng độ tuổi. Mức
phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố,
trong đó 3 yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất là: (1) Thiết bị trợ thính mà trẻ sử dụng;
(2) tuổi nghe (thời gian trẻ sử dụng thiết bị trợ thính tính từ thời điểm bắt đầu); (3)
việc tham gia chương trình can thiệp sớm.
8.2. Trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi có thể phát triển kỹ năng nghe - nói trong lớp
mẫu giáo hịa nhập ở Việt Nam hiện nay với điều kiện trẻ được tham gia vào các
hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non cùng các bạn đồng
trang lứa và có các hoạt đợng hỗ trợ cá nhân với những biện pháp phù hợp.
8.3. Áp dụng đồng bộ các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói phù hợp với
khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, khai thác tốt các yếu tố
lợi thế của mơi trường giáo dục hịa nhập, kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kỹ năng
nghe – nói thơng qua các hoạt đợng trong chế đợ sinh hoạt hằng ngày với hoạt động hỗ


8
trợ cá nhân sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe – nói và cải thiện kỹ năng

giao tiếp bằng lời nói mợt cách đáng kể.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí luận
- Góp phần xây dựng, mở rộng và làm phong phú lý luận về giáo dục trẻ
khiếm thính, cụ thể là mảng lý luận về phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng nghe –
nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, trong đó phát hiện 3 yếu tố ảnh hưởng đáng kể
đến mức phát triển kỹ năng nghe - nói ở trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi: (1) Thiết bị trợ
thính mà trẻ sử dụng; (2) tuổi nghe (thời gian trẻ sử dụng thiết bị trợ thính); (3) việc
tham gia chương trình can thiệp sớm.
9.2. Về thực tiễn
- Xác định mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp
MGHN bằng cách sử dụng thang đánh giá với 11 tiêu chí cụ thể được xây dựng
riêng cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi.
- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và những yếu tố tác đợng đến q trình
giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN,
góp phần giải quyết vấn đề triển khai và nâng cao chất lượng GDHN trong thực tiễn
GDMN hiện nay.
- Đề xuất 3 nhóm biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính
3 - 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hịa nhập. Các nhóm biện pháp đề xuất được kiểm chứng
trên các trường hợp trẻ khiếm thính khác nhau về đợ tuổi (trong khoảng 3 – 6 tuổi),
về loại thiết bị trợ thính, điều kiện can thiệp có giá trị tham khảo cho công tác nghiên
cứu, đào tạo, bồi dưỡng GV mầm non, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho
giáo viên dạy trẻ khiếm thính ở lớp MGHN.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án cấu trúc với 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi

Chương 2. Thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 –
6 tuổi ở các lớp mẫu giáo hòa nhập
Chương 3. Biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi


9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NĨI
CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính
Thế kỷ XV - XVIII, mở đầu cho thời kỳ xã hội quan tâm đến giáo dục trẻ
khiếm thính, đã có những cơng trình nghiên cứu về trẻ khiếm thính và KNNN của
trẻ khiếm thính của nhiều nhà nghiên cứu và sư phạm nổi tiếng. Các nhà phát minh
ra chữ cái ngón tay người châu Âu (Abblé de l’Epée) và người đầu tiên cố gắng kết nối
lời nói với q trình trí não cao cấp (Samuel Heinicke) đã có sự tranh cãi không nhân
nhượng về quan điểm khác nhau đối với giáo dục trẻ khiếm thính. Từ đó bắt đầu c̣c
chiến giữa những người đề xuất sử dụng hệ thống ngôn ngữ ký hiệu và những người coi
trọng việc sử dụng lời nói và thính lực cịn lại trong giáo dục trẻ khiếm thính [46][81].
Đi sâu vào trường phái giáo dục trẻ khiếm thính theo tiếp cận nghe - nói có thể
nhận thấy, những nghiên cứu về kỹ năng nghe - nói của trẻ khiếm thính đã được đề cập
trong các cơng trình nghiên cứu của mợt số nhà khoa học theo các khía cạnh sau:
Kỹ năng nghe - nói của trẻ khiếm thính phát triển chậm chạp, thậm chí cả những
trẻ khiếm thính có mức đợ khiếm thính nhẹ cũng có những chậm trễ ở một số mặt của sự
phát triển ngôn ngữ, điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu của YoshinagaItano & Seedy (1998) [101], Ling, D. (1976) [80].
Trẻ khiếm thính tiếp thu các quy tắc ngữ pháp chậm hơn, điều này xảy ra ở cả
trẻ khiếm thính mức đợ sâu cũng như trẻ khiếm thính mức đợ nhẹ hơn [80], [81], [101].
Trẻ khiếm thính sử dụng các chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng như các trẻ
nghe bình thường nhỏ tuổi hơn. Sự phát triển ngữ dụng của trẻ khiếm thính rất
giống với trẻ nghe bình thường, trong khi sự phát triển ngữ nghĩa bị chậm lại phía
sau khá xa, mợt số chức năng ngữ nghĩa dạng cao khơng được sử dụng ở trẻ khiếm

thính. Điều này đã được thể hiện qua các cơng trình nghiên cứu của Skarakis &
Prutting (1977); Curtiss, Prutting, Lowell (1979) và Kuder S.J (2002) [74].
Nguyên nhân của những khiếm khuyết ngôn ngữ ở trẻ khiếm thính do yếu tố
chủ yếu là bản thân khiếm khuyết về nghe, cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại
bằng lời bị hạn chế nên trẻ khiếm thính khơng có cùng cơ hợi để học các quy tắc
ngơn ngữ [74], [81], [88].
Bên cạnh đó, mợt số kết quả nghiên cứu về trẻ khiếm thính sử dụng ngơn
ngữ nói đã cho thấy trẻ khiếm thính được giáo dục bằng phương pháp tiếp cận nghe


10
– nói có khả năng giao tiếp dễ dàng, dễ hiểu, trơi chảy bằng ngơn ngữ nói, đồng thời
có khả năng nắm vững ngơn ngữ nói dưới hình thức văn bản. Tại Hoa Kỳ, Geers và
Moog (1989) đã đánh giá 100 người bị tổn thương thính giác ở đợ tuổi 16 và 17
mang quốc tịch Mỹ và Canada, những người đã học các chương trình giao tiếp bằng
ngơn ngữ nói và hầu hết (85%) đều học ở trường cả ngày. Tất cả những người này
đều có tổn thương thính giác hơn 85 dB HL; 50 người có mợt bên tai ít tổn thương ở
mức 85 - 100 dB HL; 50 người còn lại tổn thương lớn hơn 100 dB HL. Tất cả đều
có chỉ số IQ hơn 85, mức trung bình là 111. Geers và Moog (1989) đã chỉ ra rằng,
trẻ khiếm thính có thể đạt được trình đợ ngơn ngữ nhất định và có thể tiệm cận với
ngơn ngữ của người nghe bình thường [81].
Những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm cho kỹ
năng nghe – nói của trẻ khiếm thính được cải thiện đáng kể. Mợt số cơng trình
nghiên cứu cho thấy trẻ khiếm thính được cấy điện cực ốc tai sớm và được can thiệp
sớm thì kỹ năng nghe - nói phát triển tốt hơn, sự phát triển kỹ năng nghe - nói có thể
gần hoặc tương đương với trẻ nghe bình thường như: Yoshinaga - Itano và các cợng
sự (1998) cho rằng mợt số trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai có thể học ngơn ngữ
nhanh hơn những trẻ nghe bình thường khác, do vậy, trẻ có thể ‘bắt kịp’ sự chậm trễ
về mặt ngôn ngữ đã xảy ra trước khi trẻ được cấy điện cực ốc tai và trẻ có thể đạt
được sự phát triển ngơn ngữ phù hợp khi trẻ 4 đến 7 tuổi [101]. Nghiên cứu của

Nicholas, J.G & Geer, AE (2006) [87] đã khẳng định trẻ khiếm thính được sử dụng
điện cực ốc tai sớm thì nghe được âm thanh rõ ràng hơn do đó ngơn ngữ nói phát
triển tốt hơn. Nghiên cứu của Betty Vohr và các cộng sự (2011) đặc biệt khẳng định
khả năng phát triển kỹ năng nghe – nói của những trẻ khiếm thính được can thiệp
sớm trước 3 tháng tuổi, mức đợ phát triển kỹ năng nghe – nói của những trẻ này có
thể tương đương với trẻ nghe bình thường cùng lứa tuổi [50].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ngơn ngữ của trẻ khiếm thính rất hạn chế.
Đến nay, những thông tin đáng kể nhất về sự phát triển ngơn ngữ của trẻ khiếm
thính lứa tuổi mẫu giáo mới chỉ được cơng bố trong cơng trình nghiên cứu của tác
giả Phạm Thị Cơi và tác giả Bùi Thị Lâm.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Cơi, về phát âm thì đợ rõ ràng trong
lời nói của trẻ khiếm thính dù được huấn luyện tốt và lâu dài thì cũng khó đạt được
mức đợ như trẻ nghe bình thường, do vậy yêu cầu đặt ra trong dạy phát âm cho trẻ
khiếm thính lứa tuổi mẫu giáo là sao cho người nghe có thể nhận ra và hiểu được
tồn bợ lời nói của trẻ. Về khả năng lĩnh hợi và sử dụng từ trong giao tiếp thì đến đợ


11
tuổi mẫu giáo, trẻ khiếm thính mới chỉ lĩnh hợi được những từ gắn với sự vật, hành
động cụ thể. “Số lượng từ trong giai đoạn này chỉ khoảng 30 – 50 từ (chủ yếu là
danh từ). Các câu nói của trẻ chủ yếu là câu một từ mà trẻ thường dùng để gọi tên
sự vật, hành động hay mách bảo điều gì đó” [8, tr.78]. Đây là những thơng tin hữu
ích cho cơng tác giáo dục trẻ khiếm thính. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này
được tiến hành từ cuối những năm 1980, với các thiết bị trợ thính cịn hạn chế và trẻ
thường được phát hiện, can thiệp muộn. Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ tốt hơn của thiết bị
trợ thính và dịch vụ can thiệp sớm, sự phát triển ngơn ngữ trong đó có kỹ năng nghe
– nói của trẻ khiếm thính có thể đạt được những thành tựu cao hơn.
Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Lâm, mức độ phát triển chung về ngôn
ngữ của trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 – 4 tuổi là rất thấp dựa trên kết quả khảo sát khả
năng nghe hiểu, vốn từ, đợ rõ ràng của lời nói và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

và chơi; mức đợ nghe hiểu lời nói của trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 – 4 tuổi cịn kém,
do vậy trẻ cần tiếp tục được rèn luyện kỹ năng nghe ở cả mức độ nghe nhận diện âm
thanh và nghe nhận biết và hiểu lời nói; vốn từ của trẻ cịn ít cả về số lượng từ trẻ
chỉ hiểu và số lượng từ trẻ hiểu và nói được, hầu hết các từ, câu mà trẻ nói chỉ có
thể hiểu được kèm với tình huống cụ thể, chỉ có rất ít trẻ phát âm có thể hiểu được
rõ ràng. [19, tr.93].
Như vậy, các nghiên cứu về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính đã chỉ ra
những đặc điểm về kỹ năng nghe – nói của trẻ, đồng thời khẳng định vai trị của việc sử
dụng các thiết bị trợ thính và điều kiện can thiệp sớm. Nhìn chung, các kết quả nghiên
cứu cho thấy, kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính cịn nhiều khó khăn, hạn chế so với
trẻ nghe bình thường cùng đợ tuổi. Mức đợ phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm
thính chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó yếu tố về mức đợ khiếm thính, điều kiện
trang bị thiết bị trợ thính và can thiệp sớm có vai trị quan trọng. Vì vậy, đề tài xác định
khi đánh giá đặc điểm kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi cần xác định rõ
mức kỹ năng nghe - nói của trẻ và đặt trong mối quan hệ với các yếu tố về mức đợ khiếm
thính, điều kiện trang bị thiết bị trợ thính và can thiệp sớm để có những phân tích làm rõ
sự tương quan giữa đặc điểm kỹ năng nghe – nói và các yếu tố này.
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính
a) Nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ em nói chung
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về năng lực sử dụng ngôn ngữ và
vấn đề phát triển KNNN cho trẻ em nói chung. Các nghiên cứu đã khẳng định vai trò,


12
vị trí của việc phát triển KNNN đối với trẻ em như: Các tác giả Wilson, Julie Anne
thông qua tài liệu “A Program to Develop the listening and speaking skill of
children in a first grade classroom” (1997) đã khẳng định tầm quan trọng của
KNNN đối với trẻ em: “Những trẻ có thể diễn giải suy nghĩ và ý kiến của mình
bằng lời nói sẽ có thể thành cơng hơn trong học tập. Quan trọng hơn, những trẻ
không phát triển KNNN có nguy cơ chịu ảnh hưởng cả đời bởi chính sự thiếu hụt

KN này” [105, tr.12].
Các nghiên cứu về vấn đề phát triển KNNN cho trẻ em tập trung vào hai
quan điểm chính như sau:
(1) Phát triển KNNN theo hướng tiếp cận năng lực: Nhiều nước trên thế giới
đã nhấn mạnh mục tiêu của môn học Tiếng mẹ đẻ là giúp trẻ có mợt cơng cụ để tư
duy và giao tiếp thơng qua việc hình thành và phát triển các KNNN. Chương trình
dạy tiếng mẹ đẻ của Thái Lan cho rằng: “Việc dạy Tiếng phải trau dồi cho HS KN
nghe - nói - đọc - viết và khả năng dùng ngơn ngữ để thơng báo và bày tỏ tình cảm
mợt cách có hiệu quả, có ấn tượng sâu sắc, đúng mực, sáng tạo và thích hợp”. Trong
khi đó, chương trình dạy Tiếng Pháp (1985) khẳng định rằng: KNNN tiếng Pháp là
một trong những yếu tố tạo điều kiện cho mọi thành công trong học tập và tạo cơ sở
cho việc hịa nhập vào xã hợi mợt cách thoải mái [66].
(2) Phát triển KNNN trong giao tiếp và bằng giao tiếp: Theo định hướng
này, dạy ngơn ngữ nói là lấy giao tiếp làm mơi trường, phương pháp, nhiệm vụ và
mục đích của việc phát triển KNNN. Đồng thời làm thay đổi nhiều đến nợi dung
chương trình nhằm tạo cơ hợi cho trẻ tham dự vào hội thoại, tham gia vào cuộc thảo
luận, tranh luận. Chính điều đó giúp ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa lời nói và
KN sử dụng lời nói, giữa KN lời nói và năng lực lời nói [65][66].
Ở Việt Nam, sự phát triển ngơn ngữ của trẻ em ở độ tuổi mầm non được
quan tâm nghiên cứu và thể hiện chủ yếu trong các công trình nghiên cứu như: Tác
giả Lưu Thị Lan trong "Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi” [18]
đã chỉ rõ những bước phát triển về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của trẻ em Việt Nam
trong giai đoạn từ 1 – 6 tuổi. Nghiên cứu về xây dựng băng minh họa sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ 3 – 6 tuổi dưới sự chủ trì của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến [47]
đã làm rõ đặc điểm phát triển ngôn ngữ chung của trẻ em và sự phát triển ngơn ngữ
của nhóm trẻ có khó khăn về ngơn ngữ. Mợt số cơng trình nghiên cứu đi sâu vào
biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non như Nguyễn Xuân Khoa với tác


13

phẩm "Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo" [17], Bùi Kim Tuyến với
đề tài nghiên cứu "Xây dựng nội dung, biện pháp phát triển hoạt động ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo" [41], Đinh Hồng Thái với giáo trình "Phát triển ngơn ngữ tuổi mầm
non" [37], Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng
với "Tiếng việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ" [26]… Những cơng trình
này chủ yếu nghiên cứu phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động ở trường
mầm non nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ như các hoạt đợng đọc, kể chuyện, trị
chơi, làm quen với mơi trường xung quanh.
Nhìn chung vấn đề ngơn ngữ trẻ em lứa tuổi mầm non được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nhau: Có nghiên cứu về sự
phát triển các thành phần ngôn ngữ của trẻ, có nghiên cứu về đặc điểm phát triển
ngơn ngữ của trẻ em 0 – 6 tuổi, có nghiên cứu về các biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ... Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về kỹ năng nghe –
nói và biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ mầm non. Qua việc tìm hiểu
những nghiên cứu chung trên thế giới và Việt Nam về vấn đề phát triển KNNN cho
trẻ em nói chung, đề tài xác định: Phát triển KNNN cho trẻ em đóng vai trị đặc biệt
quan trọng, tạo tiền đề cho trẻ có thể thành cơng trong học tập và hịa nhập vào xã
hợi. Phát triển KNNN nhằm giúp các em tăng cường năng lực ngôn ngữ, biết cách
sử dụng cơng cụ ngơn ngữ vào q trình giao tiếp trong môi trường sống của các
em. Việc phát triển KNNN cần được tiến hành đồng thời với việc cung cấp tri thức
ngôn ngữ, được thực hiện trọng tâm trong giai đoạn mầm non và giai đoạn đầu cấp
tiểu học.
b) Nghiên cứu về cơ sở của việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính
Đi sâu vào vấn đề phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính có thể thấy, ngay từ
những thời kỳ sơ khai, các nhà giáo dục đã quan tâm đến việc luyện nghe – nói
cho trẻ khiếm thính và bước đầu khẳng định hiệu quả của việc luyện nghe - nói
đối với sự phát triển ngơn ngữ của những trẻ khiếm thính cịn mợt phần sức nghe:
Đầu tiên là việc sử dụng kèn trompet để dạy nghe - nói cho những trẻ khiếm thính
cịn khả năng nghe từ thời La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc cổ đại và đã thu được một số
thành công, chứng minh trẻ khiếm thính có khả năng nghe - nói. Sau đó, tiến sĩ Jean

Marc Itard (1775-1835), một bác sĩ chuyên khoa về tai đã tìm ra phương pháp để
phát hiện và đo sức nghe cịn lại của trẻ khiếm thính. Ơng đã xây dựng các bài tập
luyện nghe nhằm phát triển khả năng nghe cịn lại cho trẻ khiếm thính bằng việc sử


14
dụng các dụng cụ đơn giản như trống, chuông, sáo.... Arthur Whipple (1830-1895)
đề ra phương pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính theo phương
pháp nghe – nhìn (The hear-seen method) trên cơ sở tận dụng khả năng nghe cịn lại
của trẻ khiếm thính kết hợp với khả năng đọc hình miệng để phát triển ngơn ngữ
cho trẻ… [81]
Năm 1945, Jaap Groen đã phát minh ra thiết bị khuyếch đại âm thanh lời nói.
Đây là mợt khám phá mang lại lợi ích lớn cho trẻ khiếm thính. Qua đó, trẻ có thể cảm
nhận âm thanh lời nói bằng chính tai mình [81]. Mốc phát triển quan trọng trong lịch
sử giáo dục trẻ khiếm thính theo tiếp cận nghe – nói là Hợi nghị Milan (Italia,
1880). Sau khi xem xét tính ưu việt của lời nói so với ngơn ngữ dấu hiệu nhằm giúp
cho người khiếm thính hồ nhập vào đời sống xã hợi và cho họ có thêm điều kiện
giao tiếp bằng ngơn ngữ lời nói, thì hợi nghị này tun bố rằng nên sử dụng phương
pháp tiếp cận nghe - nói hơn là phương pháp dấu hiệu trong việc giáo dục và hướng
dẫn trẻ khiếm thính [dẫn theo 46].
Các nghiên cứu về phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính dựa trên tiền đề cơ
bản đó là việc có được khả năng về ngơn ngữ nói, bao gồm cả tiếp nhận và diễn đạt,
là một mục tiêu có tính thực tế cho những trẻ khiếm thính. Nghiên cứu của các tác
giả Ling, D. (1984) [79], Stovall, D. (1982) [94], Hall, M và cộng sự (2017) [72] đã
chỉ ra rằng, hầu hết trẻ khiếm thính đều cịn lại khả năng nghe nhất định, do đó tận
dụng tối đa sức nghe cịn lại để phát triển ngơn ngữ cho trẻ là yếu tố tiên quyết đối
với việc giáo dục trẻ khiếm thính.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của cơng nghệ, kỹ thuật đo lường và hỗ trợ thính
học, chất lượng âm thanh lời nói mà trẻ khiếm thính có thể nghe được thơng qua các
phương tiện hỗ trợ đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Những tiến bộ vượt

bậc về công nghệ này là cơ sở ủng hộ mạnh mẽ cho quan điểm phát triển KNNN ở
trẻ khiếm thính:
Các tác giả Svirsky, M. A., Teoh, S. W., & Neuburger, H. (2004) [97],
Nicholas, J.G., & Geer, AE. (2006) [87], Brennan-Jones, C. và cộng sự (2014) [52]
khẳng định rằng, ngay khi trẻ được chẩn đốn khiếm thính, một điều quan trọng là phải
thực hiện các biện pháp hỗ trợ thính học thích hợp. Nếu khơng có các phương tiện trợ
thính, trẻ khiếm thính sẽ khó hoặc khơng thể tiếp nhận được âm thanh. Các phương
tiện trợ thính phải được sử dụng sớm, phù hợp với trẻ, và cần được duy trì theo chỉ
định của nhà thính học. Các nghiên cứu này cũng cho thấy có những tương quan giữa
việc phát triển ngơn ngữ lời nói và hiệu quả sử dụng các phương tiện trợ thính.


×