KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG
NHẬP KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI
1. Giới thiệu tổng quan về Cục hải quan TP Hà Nội.
1.1. Quá trình phát triển của Cục hải quan TP Hà Nội.
Ngày 02/4/1955, Bộ trưởng Bộ Công thương (ông Phan Anh) đã ký Nghị
định số 34/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan Hà Nội, trực thuộc Sở Hải quan
Trung ương. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi các khu vực tập kết, Bộ Công thương
đã ra Nghị định số 154/BCT/KB/NĐ ngày 22/6/1955 sáp nhập Sở Hải quan Hà Nội
vào Sở Hải quan Trung ương. Đến những năm 1965 -1975, là giai đoạn đế quốc
Mỹ leo thang, Thủ đô Hà Nội phải tiếp nhận số lượng rất lớn hàng viện trợ qua
tuyến đường sắt liên vận quốc tế, Sở Hải quan Trung ương đã triển khai tổ chức
Phòng Hải quan Hà Nội để theo dõi, quản lý toàn bộ hoạt động hải quan trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Sau chiến thắng lịch sử 30/04/1975, Hà Nội là thủ đô của
nước Việt Nam thống nhất, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định
số 101/TCHQ/TCCB ngày 03/8/1985 thành lập Cục Hải quan thành phố Hà Nội
trực thuộc Tổng cục Hải quan để thống nhất quản lý toàn bộ các đơn vị Hải quan
trên địa bàn Hà Nội.
Cục Hải quan Hà Nội có địa bàn hoạt động rộng, có nhiều khu công nghiệp,
khu công nghệ cao quy mô lớn, với nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hàng hóa xuất nhập khẩu theo nhiều đường khác nhau (hàng không, đường biển,
đường sắt, đường bộ), đa dạng về loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, gia công,
sản xuất xuất khẩu, chế xuất, tạm nhập - tái xuất…)
Sau 55 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan TP Hà Nội đã có những nỗ
lực phấn đấu kiên cường, bền bỉ, liên tục. Ghi nhận những nỗ lực phấn đấu trên,
Nhà nước đã tặng thưởng Hải quan TP Hà Nội những phần thưởng cao quý: Huân
chương Độc lập hạng ba (năm 2010), Huân chương Lao động hạng ba (năm 1990),
Huân chương Lao động hạng nhì (năm 2000), Huân chương Lao động hạng nhất
(năm 2005); Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc năm 1998, 2002, 2008; nhiều tập
thể, cá nhân Cục Hải quan TP Hà Nội được nhà nước tặng thưởng Huân chương
Lao động, Huân chương Chiến công và các danh hiệu khen thưởng của Chính phủ,
Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND các tỉnh, thành phố... Đảng bộ Cục Hải
quan TP Hà Nội được nhận cờ " Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm
2001-2004 " của Thành ủy Hà Nội. Các tổ chức đoàn thể quần chúng: Công đoàn,
Đoàn thanh niên, Phụ nữ liên tục đạt danh hiệu tổ chức cơ sở vững mạnh, xuất sắc.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục hải quan TP Hà Nội như sau:
- Lãnh đạo Cục gồm có: Cục trưởng và 5 Phó cục trưởng
- Khối cơ quan Cục gồm: 11 Phòng và tương đương
+ Văn phòng
+ Phòng Tổ chức Cán bộ - Đào tạo
+ Phòng Tài vụ - Quản trị
+ Phòng Nghiệp vụ
+ Phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ
hải quan
+ Phòng Trị giá tính thuế
+ Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin
+ Phòng Kiểm tra - Thanh Tra
+ Đội kiểm soát hải quan
+ Đội kiểm soát phòng chống ma túy
+ Chi cục Kiểm tra sau thông quan
- Khối Các đơn vị Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương gồm 12 Chi cục:
Các Chi cục Hải quan đóng trên địa bàn TP Hà Nội:
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài xem tiếp
+ Chi cục Hải quan Bưu điện TP Hà Nội xem tiếp
+ Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội xem tiếp
+ Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công xem tiếp
+ Chi cục Hải quan Gia Lâm xem tiếp
+ Chi cục Hải quan Gia Thụy (ICD Gia Thụy) xem tiếp
+ Chi cục Hải quan ga Đường sắt quốc tế Yên Viên xem tiếp
+ Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long xem tiếp
+ Chi cục Hải quan Hà Tây xem tiếp
Các Chi cục hải quan đóng trên địa bàn của các tỉnh gồm:
+ Chi cục Hải quan Phú Thọ (ICD Thụy Vân) xem tiếp
+ Chi cục Hải quan Bắc Ninh xem tiếp
+ Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc
1.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
1.3.1. Chức năng.
Cục Hải quan thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có
chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các quy định
khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình...
- Chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng cục Hải quan và
Bộ Tài chính.
- Chịu sự lãnh đạo, kiểm tra của Thành uỷ, UBND TP Hà Nội về việc thực
hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước và các hoạt
động khác có liên quan ở địa phương.
- Phối kết hợp với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp,
nhân dân TP Hà Nội và các tỉnh thuộc địa bàn quản lý để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
- Phối kết hợp với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác để tạo thuận lợi và
thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.3.2. Nhiệm vụ
1/ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà
nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan.
2/ Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan.
3/ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
4/ Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa
đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu
5/ Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của Cục
Hải quan.
6/ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị
trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
7/ Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải
quan trên địa bàn.
8/ Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy
quyền của Tổng cục trưởng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
9/ Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công
tác của Cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục Hải quan.
10/ Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc
phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục trưởng.
11/ Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của
Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cán bộ.
12/ Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ
thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của nhà nước.
13/ Thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.
14/ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
2. Nội dung công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại Cục hải
quan TP Hà Nội.
2.1. Nội dung quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại
Cục hải quan TP Hà Nội.
Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn
của Tổng cục hải quan, các bước gồm: kiểm tra trị giá tính thuế khai báo; tham
vấn; xác định trị giá tính thuế; cập nhật các kết quả kiểm tra, xác định trị giá tính
thuế vào chương trình cơ sở dữ liệu giá tại cơ quan hải quan. Trong đó phân định
nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận đối với nghiệp vụ kiểm tra, xác định trị
giá tính thuế.
2.1.1. Hướng dẫn thực hiện quy trình tại Cục hải quan TP Hà Nội
Căn cứ vào Quyết định số 1636/QĐ-TCHQ ngày 4/8/2008 của Tổng cục
trưởng Tổng cục hải quan, Cục hải quan TP Hà Nội đã hướng dẫn các Chi cục triển
khai thực hiện thống nhất, tuân thủ quy trình quy định và phân cấp thẩm quyền
quản lý theo các nội dung sau:
- Chi cục trưởng tổ chức quán triệt đến lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo đội và
công chức làm công tác giá nghiên cứu kỹ quy trình trong đó lưu ý thêm ba trường
hợp mặt hàng nhập khẩu có nghi vấn, vẫn chấp nhận trị giá khai báo nhưng đồng
thời phải chuyển các nghi vấn sang bộ phận kiểm tra sau thông quan để tiếp tục
làm rõ. Trong đó có hai trường hợp thuộc nhiệm vụ của công chức hải quan làm
nhiệm vụ tại khâu kiểm tra chi tiết hồ sơ giá, thuế và một trường hợp thuộc nhiệm
vụ của công chức hải quan làm nhiệm vụ tại khâu phúc tập.
- Mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng quản lý rủi ro và mặt hàng ngoài danh
mục mặt hàng quản lý rủi ro nhưng thuộc danh mục mặt hàng trọng điểm cần tập
trung quản lý tại đơn vị do Cục trưởng Cục hải quan TP Hà Nội quyết định, có
nghi vấn về mức giá nhưng trị giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với cơ sở dữ
liệu giá tại thời điểm kiểm tra thì giao các Chi cục trưởng căn cứ thực tế lô hàng
nhập khẩu, các thông tin dữ liệu về hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu,
… để quyết định việc áp dụng khoản đảm bảo và tổ chức tham vấn đối với lô hàng
đó.
- Về mối liên hệ giữa bộ phận giá (phòng trị giá tính thuế, bộ phận kiểm tra
tại khâu thông quan và bộ phận phúc tập tại các Chi cục) và bộ phận kiểm tra sau
thông quan: Cục hải quan TP Hà Nội đã quy định việc phối hợp chặt chẽ giữa bộ
phận trị giá và kiểm tra sau thông quan trong mục tiêu ngăn ngừa và chống gian
lận thương mại qua giá tại “Kế hoạch tổ chức và phối hợp chống gian lận thương
mại qua giá giai đoạn 2008-2010” được ban hành kèm theo công văn số
1587/HQHN-TGTT ngày 1/9/2008 của Cục.
- Về thực hiện chế độ báo cáo công tác quản lý giá trong nội bộ Cục hải
quan TP Hà Nội: ngoài các báo cáo đột xuất theo vụ việc hoặc yêu cầu cụ thể khác,
Cục hải quan TP Hà Nội yêu cầu các Chi cục thực hiện thống nhất chế độ báo cáo
về công tác quản lý giá gồm: báo cáo đề xuất xây dựng Danh mục các mặt hàng
trọng điểm cần tập trung quản lý, báo cáo số liệu giá tính thuế, báo cáo theo mẫu
của Bộ tài chính, báo cáo xây dựng dữ liệu giá những mặt hàng quản lý rủi ro, báo
cáo đề xuất điều chỉnh các mức giá trong danh mục điều chỉnh quản lý rủi ro về
giá…
2.1.2. Quy trình, sơ đồ kiểm tra trị giá được thực hiện tại Cục
Cục Hải quan TP Hà Nội đã ban hành sơ đồ kiểm tra trị giá tính thuế hàng
nhập khẩu để thực hiện thống nhất trong toàn Cục như sau:
Hàng hóa nhập khẩu
- Phân luồng thủ tục hải quan theo các tiêu chí rủi ro
- Hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá được đưa vào tiêu chí rủi ro để phân luồng thủ
tục
Chi cục kiểm tra giá trong thông quan
Không đủ cơ sở bác bỏ giá khai báo
SƠ ĐỒ KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU
Luồng xanh
Gồm hàng ngoài danh mục quản lý rủi ro về giá
Chi cục kiểm tra giá sau khi hàng đã thông quan
Nếu không sai phạm thì chuyển sang quy trình thủ tục hải quan bình thường
Nếu có sai phạm, xử lý theo quy định và xác định giá
Nếu có nghi vấn, chuyển sang kiểm tra sau thông quan
Nếu không sai phạm, không nghi vấn, chấp nhận giá khai báo
Nếu có sai phạm, xử lý theo quy định và xác định giá
Trong danh mục quản lý rủi ro về giá
Có nghi vấn hồ sơ, không nghi vấn giá khai báo, chấp nhận giá khai báo
Có nghi vấn hồ sơ, có nghi vấn giá khai báo
Không nghi vấn hồ sơ, có nghi vấn giá khai báo
Có đủ cơ sở bác bỏ giá khai báo
Chuyển KTSTQ
Tham vấn
Tham vấn
Tham vấn
Chuyển KTSTQ
Cục trưởng QĐ
Chi cục trưởng QĐ
Luồng vàng, đỏ
Gồm cả hàng hóa trong và ngoài danh mục
quản lý rủi ro về giá
Quy trình kiểm tra trị giá, tham vấn được thực hiện cụ thể như sau:
* Đối với hàng luồng xanh: Sau khi thông quan hàng hoá, cán bộ phúc tập
thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra mức giá, đối chiếu với các nguyên tắc, phương
pháp xác định trị giá do doanh nghiệp khai báo và xử lý như sau:
- Trường hợp phát hiện các sai phạm về hồ sơ, về mức giá khai báo thì xử lý
hành vi sai phạm theo quy định đồng thời xác định lại giá tính thuế theo đúng trình
tự, nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá, ra thông báo để doanh nghiệp
biết và nộp thuế bổ sung theo quyết định điều chỉnh.
Nếu có
nghi
vấn
Ngoài danh mục quản lý rủi ro về giá
- Trường hợp nghi ngờ về hồ sơ, về mức giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở
để kết luận hành vi sai phạm thì chuyển hồ sơ sang Chi cục kiểm tra sau thông
quan để tiếp tục xác minh hoặc kiểm tra sau thông quan để kết luận cụ thể.
* Đối với hàng luồng vàng, luồng đỏ: Trước khi thông quan hàng hoá, công
chức bước 2 kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra mức giá khai báo, đối chiếu với các
nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá do doanh nghiệp khai báo và xử lý như
sau:
- Trường hợp phát hiện các sai phạm về hồ sơ, về mức giá khai báo thì xử lý
hành vi sai phạm theo quy định đồng thời xác định lại giá tính thuế theo đúng trình
tự, nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá, ra thông báo để doanh nghiệp
biết và nộp thuế bổ sung theo quyết định điều chỉnh.
- Trường hợp nghi ngờ về hồ sơ, nghi ngờ về mức giá khai báo nhưng chưa
đủ cơ sở để kết luận hành vi sai phạm thì yêu cầu doanh nghiệp tham vấn trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai để cung cấp bổ sung các chứng từ, tài
liệu và giải trình các nghi ngờ của cơ quan Hải quan. Trong quá trình tham vấn,
doanh nghiệp không chứng minh, giải trình được các nghi ngờ thì cơ quan hải quan
sẽ bác bỏ trị giá khai báo, xác định lại giá tính thuế theo đúng trình tự, nguyên tắc
và các phương pháp xác định trị giá, ra thông báo để doanh nghiệp biết và nộp thuế
bổ sung theo quy định.
- Trường hợp sau khi tham vấn, cơ quan hải quan không đủ cơ sở, căn cứ để
bác bỏ trị giá khai báo nhưng vẫn nghi ngờ thì chuyển hồ sơ sang Chi cục kiểm tra
sau thông quan để tiếp tục xác minh hoặc kiểm tra sau thông quan để kết luận cụ
thể.
2.2. Điều kiện để được áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng
nhập khẩu
Trong trường hợp mà người khai hải quan không xác định được trị giá tính
thuế, xác định sai trị giá hoặc không có đủ bằng chứng chứng minh tính xác thực
của trị giá tính thuế thì cơ quan hải quan có quyền xác định trị giá tính thuế. Việc
xác định trị giá tại Cục Hải quan TP Hà Nội tuân theo trình tự áp dụng sáu phương
pháp: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu; Phương pháp trị giá
giao dịch của hàng hóa giống hệt; Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa
tương tự; Phương pháp khấu trừ; Phương pháp tính toán; Phương pháp suy luận.