Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

CHĂM sóc sức KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI (CHĂM sóc sức KHỎE các lứa TUỔI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 24 trang )

CHĂM SÓC
SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI


MỤC TIÊU
1- Trình bày được khái niệm người cao tuổi và cách
phân loại mức độ già hóa
2- Nêu được thực trạng người cao tuổi Việt Nam
3- Trình bày được đặc điểm sức khỏe người cao tuổi
4- Kể ra được một số chính sách của Nhà nước đối với
người cao tuổi
2


DÀN BÀI
1- Các khái niệm
2- Phân loại mức độ già hóa
3- Thực trạng người cao tuổi trên thế giới và tại VN
4- Đặc điểm SK người cao tuổi
5- Chính sách về người cao tuổi

3


1- Các khái niệm (1)
Người cao tuổi: ≥ 60 tuổi (Liên hợp quốc và Luật Người cao tuổi
VN- Quốc hội khóa XII thơng qua ngày 23/11/2009, hiệu lực từ
1/7/2010)

- Quyết định số 772/QĐ-TTg: 6/6 - Ngày truyền thống
người cao tuổi VN (26/3/2006)


- Ngày quốc tế người cao tuổi: 1/10


1- Các khái niệm (2)
+ Khái niệm “người cao tuổi” thay cho “người già”
= sự kính trọng
+ Khía cạnh sinh học: Sinh–Lão–Bệnh–Tử: Apoptosis
người già hay người cao tuổi = sự lão hóa


2- Phân loại mức độ già hóa
Dân số học: ≥ 60 tuổi = nhóm dân số già, 3 loại:
+ Nhóm rất già: ≥ 80 tuổi (đại lão)
+ Nhóm trung bình: 70 - 80 tuổi (trung lão)
+ Nhóm cịn năng động: 60 - 70 (sơ lão)
Sự phân chia: mang tính chất ước lệ
 Nhân khẩu học: chỉ số tuổi thọ bình quân và tuổi
thọ bình quân khỏe mạnh


3- Thực trạng người cao tuổi (1)
Thế giới:
Năm 2009: ≥ 60 tuổi khoảng 737 triệu người
- 2/3 số người cao tuổi sống tại các nước đang phát triển
Dự kiến năm 2050: ≥ 60 tuổi là 2 tỷ người
14% người già sống một mình: nam - 9% ; nữ - 19%
Nước đang phát triển: Người già làm việc nhiều hơn;
An Sinh xã hội kém



3- Thực trạng người cao tuổi (2)
Tại Việt Nam
+ Chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số dân
+ Số người cao tuổi tăng 4,64 triệu người năm 1989
 6,19 triệu người năm 1999; 7,65 triệu - 2009 và
8,13 triệu - 2010
+ Dự báo tỷ lệ người cao tuổi - 26% vào năm 2050


3- Thực trạng người cao tuổi (3)
- Mức sống người cao tuổi thấp: >72 % sống ở nông thôn;
60% sống bằng lao động của chính mình và nguồn hỗ
trợ gia đình
- Đời sống vật chất: > 60% cho là có khó khăn, 37%
trung bình, 1% là dư
- Tinh thần: 13% gặp trắc trở, 60% thấy bình thường, chỉ
20% thoải mái


3- Thực trạng người cao tuổi (4)
+ 20 năm qua tuổi thọ của người VN được nâng cao
(72,8/66 đứng 116/164 các nước tham gia xếp hạng
năm 2009) và SK người cao tuổi được cải thiện


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (1)
Gia tăng người cao tuổi: ảnh hưởng vấn đề XH: y tế
+ Anh, ≥ 65 tuổi - 16% dân số, chiếm 43% ngân sách
quốc gia về chăm sóc sức khỏe, 71% về chăm sóc
xã hội, chiếm 2/3 số giường ở các BV

+ VN, tuổi thọ bình quân:từ 68,6 tuổi (năm 1999) đến
72,2 tuổi (năm 2005), 75 tuổi vào năm 2020


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (2)
+ BS chuyên khoa đều phải tiếp xúc và điều trị nhiều
BN là người cao tuổi

+ Đặc điểm bệnh lý người cao tuổi: Lão khoa

+ Nghiên cứu: đặc điểm bệnh tật ở người cao tuổi,
khía cạnh sinh lý, tâm lý và xã hội của người cao tuổi


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (3)
Chăm sóc SK toàn diện người cao tuổi cần chú ý:
+ Thay đổi về thể chất, tâm lý, XH theo tuổi
+ Tiến trình lão hóa tự nhiên: tìm cách làm chậm hoặc
làm đảo ngược
+ lão hóa bình thường và bệnh lý liên quan tuổi
+ Ảnh hưởng dân số già lên XH: trợ cấp, bảo hiểmSK

 Áp dụng vào chính sách và chương trình của
chính phủ và kế hoạch chăm sóc tại nhà


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (4)
LIÊN QUAN GIỮA TUỔI TÁC VÀ BỆNH TẬT:
Tuổi càng cao thì số người có bệnh càng nhiều:
+ Lứa tuổi 15-19 chỉ có 13,16% có bệnh

+ Lứa tuổi 70-80 có đến 97,6% có bệnh
Tuổi càng cao thì càng có nhiều người mắc nhiều bệnh
cùng một lúc: (Truyền nhiễm và Mạn tính khơng lây)
+ 60-64 tuổi: 53,5% mắc trên 3 bệnh mạn tính cùng lúc
+ 75-79 tuổi: 92,1%


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (5)
+ Tuổi làm thay đổi tỷ lệ mắc bệnh:
Bệnh tăng huyết áp:
* Tuổi trẻ: 1- 1,2- 2%.
* Người ≥ 60: 18,2 – 25,0 – 26,2 – 38,0 – 50,2%
Tai biến mạch não:
* 30-39 tuổi: 0,15 ca/ 1000 dân
* ≥70: 27,7 ca/ 1000 dân
* ≥ 90: 60 ca/ 1000 dân


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (6)
+ Tuổi làm thay đổi tỷ lệ tử vong:
Tai biến mạch máu não: sau mỗi thập niên,
tỷ lệ tử vong tăng 2,5-3,5 lần so với trước
Bệnh ung thư, tỷ lệ tử vong:
* Ở lứa tuổi 20-29: 12 người/ 100.000 dân
* Ở lứa tuổi ≥ 60: 963 người/ 100.000 dân


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (7)
Nhóm bệnh thường gặp ở người cao tuổi:
+ Tăng huyết áp và đái tháo đường: tần suất gia

tăng theo tuổi tác
+ Biến chứng của THA và ĐTĐ: té ngã, đột quỵ …
+ Nhiễm trùng: biến chứng khi người cao tuổi mắc 1
bệnh khác
+ Tỷ lệ ung thư và tử vong do ung thư: tăng theo
tuổi: tỷ lệ ở người > 65 tuổi cao hơn 10 lần so với
người < 65 tuổi, tỷ lệ tử vong cao hơn 15 lần


(Theo Anderson RN, Smith BL: Deaths: leading causes for 2005, National Center for Health Statistics)

4- Đặc điểm SK người cao tuổi (8)
NGUYÊN NHÂN TỬ VONG Ở BN ≥ 65 TUỔI
Nguyên nhân tử vong

Số chết

Tỉ lệ chết/
100.000

Tỉ lệ % tử
vong/≥ 65t

Bệnh tim mạch

576,301

1,618.7

31.8


Bệnh ung thư

391,001

1,098.3

26.6

Bệnh mạch máu não

143,293

402.5

7.9

Bệnh hô hấp dưới mạn tính

108,313

304.2

6.0

Viêm phổi , Cúm

58,826

165.2


3.2

Bệnh Alzheimer

58,289

163.7

3.2

Viêm thận, HC thận hư, Bệnh thận

54,715

153.7

3.0

Đái tháo đường

34,316

96.4

1.9

Tai nạn

33,641


94.5

1.9

Nhiễm trùng huyết

26,670

74.9

1.5


4- Đặc điểm SK người cao tuổi
(9)
+ Bệnh ở người cao tuổi thường đã có tiền căn từ tuổi
40-50: cần phát hiện sớm khi còn ở giai đoạn nguy
cơ, giai đoạn tiền LS (VGSV; K trực tràng …)
+ Tuổi cao khơng đồng nghĩa với bệnh tật:
Nhiều người có tuổi nhưng khơng có bệnh
Nhiều người trẻ tuổi nhưng có bệnh


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (10)
+ Tích tuổi: hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể, hấp
thu, sử dụng và dự trữ chất dinh dưỡng, hạn chế sức
đề kháng: bệnh dễ phát sinh, tiến triển phức tạp, tiên
lượng dè dặt
+ Liên quan giữa tích tuổi- sinh bệnh - hai chiều:

Tuổi tác làm cho bệnh tiến triển phức tạp
Bệnh thúc đẩy q trình tích tuổi tiến triển nhanh, dẫn
đến già trước tuổi


4- Đặc điểm SK người cao tuổi (11)
ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC Ở NGƯỜI CAO TUỔI:
Đa bệnh tật: bệnh lý mạn tính tiến triển đồng thời
Lâm sàng khơng điển hình
Suy giảm chức năng (gan, thận,…)
Suy giảm khả duy trì sự cân bằng và ổn định nội môi
Suy giảm khả năng miễn dịch
Khả năng phục hồi của cơ thể lâu hơn ở người trẻ
Bệnh lý mạn tính và thời gian phục hồi kéo dài

 chế độ chăm sóc và điều trị lâu dài sau xuất viện


5- Chính sách về người cao tuổi
+ Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/ 2009

+ Nghị định số: 06/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011

+ Thơng tư hướng dẫn chăm sóc SK người cao tuổi:
35/2011/TT-BYT ngày 15/ 10/ 2011


Tóm lại
1- Người cao tuổi: ≥ 60 tuổi
2- Phân loại: 03 nhóm – sơ, trung và đại lão

3- Vấn đề sức khỏe: bệnh mạn tính …
4- Chính sách nhà nước: Luật người cao tuổi (VI
chương – 31 điều); nghị định; Thông tư CS SK
người cao tuổi


XIN CẢM ƠN!

24



×