Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

BÔI DƯỠNG HSG TỈNH SÓNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.34 KB, 44 trang )

Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG TỈNH

PHẦN II.
ÔN LUYỆN TÁC PHẨM VĂN HỌC
THÔNG QUA LUYỆN ĐỀ
TÁC PHẨM: SÓNG (XUÂN QUỲNH)

1


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

1. Đề số 1: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xn
Quỳnh. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua
hình tượng này.
2. Đề số 2: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình “em” trong bài thơ
“Sóng” của Xuân Quỳnh.
2. Đề số 3: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xn hết, nghĩa là tơi cũng mất.
Lịng tơi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xn vẫn tuần hồn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!”
(Vội vàng - Xuân Diệu - Ngữ văn 11. Tập hai,
NXBGD)
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua


Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
(Sóng - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12. Tập một, NXBGD)

Đề 4
Nói về sóng và em, trong bài thơ Sóng ở khổ đầu, Xuân Quỳnh cho thấy
những sự phức tạp:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
2


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Nhưng đến khổ 5, nhà thơ lại đề cập đến sự đồng nhất trong một nỗi
niềm:
“Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được
Lịng em nhớ tới anh
Cả trong mơ cịn thức”
Hãy phân tích những sự phức tạp và đồng nhất trong các khổ thơ trên, từ
đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ XQ trong tình yêu
Hướng dẫn làm bài
MB:
-Giới thiệu tác giả, bài thơ Sóng:
-Trích dẫn vấn đề và các khổ thơ.

TB.
1.Khái quát về bài thơ:
-Sóng là bài thơ thuộc loại tiêu biểu nhất của XQ viết về đề tài tình yêu
-Xuyên suốt bài thơ là hai hình tượng: sóng và em vừa song hành vừa đan cài
vào nhau. Qua hai hình tượng đó, nhà thơ vừa bộc lộ khát vọng cháy bỏng về
tình yêu, hạnh phúc, vừa thể hiện những vẻ đẹp tâm hồn của mình
-Hai hình tượng sóng và em trong các khổ thơ đều được cảm nhận với những
trạng thái khác nhau và đầy thú vị.
2.Phân tích trạng thái của sóng và em trong các khổ thơ mà đề yêu cầu:
1.

Trong khổ thơ đầu tác giả cho thấy những trạng thái phức tạp của sóng
và tâm hồn người phụ nữ đang yêu

*Hai câu đầu
-Là những trạng thái biểu hiện đối lập nhau của sóng: dữ dội>< dịu êm; ồn ào
>< lặng lẽ. Những trạng thái đó lại cùng tồn tại, chuyển hóa nhau trong một
3


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

thể thống nhất là sóng (kết cấu hai tính từ đối lập nhau trong một câu thơ ở
hai câu đầu cho thấy rõ điều này)
-Cũng là những trạng thái phức tạp của tâm hồn người phụ nữ trong tình u.
Cơ gái đang u cũng mang nhiều trạng thái cảm xúc phong phú, nhiều khi
trái ngược nhưng lại thống nhất bởi tất cả đều là những biểu hiện khác nhau
của một tình yêu chân thành.
*Hai câu sau:
-Không chỉ tồn tại với nhiều trạng thái phức tạp, sóng cịn mang tính cách

mạnh mẽ, với những khát vọng lớn lao, vĩnh cửu. Khơng tự bằng lịng với
khn khổ chật hẹp, nó “tìm ra tận bể” để đựoc hiểu đúng với tầm vóc và bản
chất, để được biểu hiện mình với tất cả những trạng thái phức tạp và mãnh liệt
nhất. Phép nhân hóa giúp tác giả vừa diễn tả chính xác đặc điểm tự nhiên của
sóng, vừa như thổi hồn vào hình tượng khiến sóng hiện ra thật sinh động. (Hs
phân tích cụ thể từ các câu thơ)
-Khát vọng lớn lao của sóng cũng là khát vọng của tâm hồn con người trong
tình u: khơng chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp, luôn khát khao, hướng tới
cái cao cả, lớn lao, vượt qua mọi rào cản để đếnvới những tâm hồn đồng điệu,
tình u đích thực vững bền
1.

b. Khổ thơ thứ năm của bài thơ chỉ tập trung diễn tả trạng thái đặc
trưng nhất của tình yêu: nỗi nhớ.

*Nhớ là đặc trưng của tình yêu, là thước đo mức độ của tình yêu. Trong sự
cảm nhận của XQ, cả sóng và em đều đang sống trong tình u nên cả hai đều
ngập tràn nỗi nhớ trong tâm hồn.
*Bốn câu đầu khổ thơ diễn tả nỗi nhớ bờ của sóng. Nỗi nhớ vơ cùng mãnh
liệt, ơm trùm mọi giới hạn về thời gian, không gian. Sự liên tưởng của tác giả
thật thú vị: từ hình ảnh những con sóng vận động khơng ngừng nghỉ ngồi
biển khơi, tác giả liên tưởng đến biểu hiện nỗi nhớ vĩnh cửu của sóng. Sự vận
động khơng ngừng nghỉ trong thực tế của sóng là biểu hiện của nỗi nhớ, nỗi
4


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

thao thức vì tình yêu trong mọi không gian, thời gian. Phép điệp ngữ, phép
đối, phép nhân hóa giúp tác giả diễn tả thật ấn tượng, sinh động nỗi nhớ trong

tình u của sóng. (Hs phân tích cụ thể từ các câu thơ)
*Mượn nỗi nhớ của sóng, so sánh với nỗi nhớ của sóng, tác giả diễn tả nỗi
nhớ “anh” của“em”
-Nỗi nhớ anh của em cũng mãnh liệt như sóng
-Nhưng có phần sâu sắc, mãnh liệt hơn: tràn từ cõi thực sang cõi mơ
Câu thơ “cả trong…thức” có vẻ phi lí, mà lại có lí, rất tài hoa. Bởi tình u có
những quy luật mà lí lẽ khơng thể lí giải nổi: khi thức em nhớ, khi mơ cũng
nhớ. Nỗi nhớ không chỉ tồn tại lúc không ngủ mà nhắc nhở em cả khi mơ…
3.

Đánh giá, nhận xét

*So sánh hai khổ thơ:
– Điểm riêng; mỗi khổ là những biểu hiện khác nhau của tâm hồn người phụ
nữ trong tình yêu.
-Điểm chung: đều thể hiện những đặc trưng của tâm hồn tình yêu; đều cho
thấy những vẻ đẹp của người phụ nữ Xuân Quỳnh; đều có sự song hành của
hai hình tượng sóng và em, nhịp thơ đều mạnh mẽ, đều sử dụng thành công
các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ..
Đề Gợi ý
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển kh
được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình ảnh em với nhiều sắc thái cung bậc khá

nhau, có khi em thật hồn nhiên, đáng yêu; Cũng có khi em lại thiết tha, da diết =
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện sự cảm nhận sâu sắc v

vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bả
5


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

các yêu cầu sau:
* Khái quát vấn đề:
– Xuân Quỳnh là gương mặt trẻ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Mỹ.

– Với phong cách thơ tình yêu nồng nàn Xuân Quỳnh đã để lại cho đời nhiều bơn

hoa đẹp, trong đó “Sóng” là một bông hoa đẹp được Xuân Quỳnh sáng tác tron
chuyến đi thực tế đến biển Diêm Điền – Thái Bình.

– Bất kì ai trong chúng ta khi đọc qua bài thơ “Sóng” đều vơ cùng ấn tượng với các

thể hiện đầy màu sắc của những cung bậc trong tình yêu ẩn sâu trong tâm hồn ngư

phụ nữ đang yêu. Những cung bậc ấy khi hồn nhiên, sôi nổi, yêu đời đậm chất hiệ

đại nhưng cũng có khi mượt mà, sâu sắc chứa chan cảm xúc truyền thống của ngư
phụ nữ Việt Nam.

* Luận điểm 1: Trước hết, đọc qua bài thơ “Sóng” ta chợt khám phá ra nét hồ
nhiên, đáng u của nhân vật trữ tình:
“Trước mn trùng sóng bể

Em nghĩ về em, anh
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
– “Em nghĩ”: Sự chủ động/sự suy tư, trăn trở về cuộc đời mình
– Tách “em” và “anh” ra: Sự độc lập, khơng lệ thuộc -> Cá tính, mạnh mẽ
– Câu hỏi tu từ:
+ Khao khát tìm hiểu, khao khát khám phá -> Thuộc tính mn đời của tình u
+ Nét tinh nghịch hồn nhiên như trẻ con
– Điểm xuất phát: Những suy luận mang tính logic, khoa học có thể giải mã được

– Điểm kết thúc: Thắt nút lại vấn đề “khi nào ta yêu nhau” -> Tạo ra một bí ẩn khó c
6


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

thể giải mã

– “Em cũng không biết nữa”: Sự nũng nịu, đáng yêu, nét duyên dáng rất tình của c
gái

-> Bằng những ý thơ ngắn gọn kết hợp một mê cung câu hỏi cần được giải mã Xuâ

Quỳnh đã khắc họa nên một diện mạo hoàn toàn mới cho tâm hồn của người phụ n

Việt Nam trong tình u. Đó là sự chủ độc, tự tin và hồn tồn độc lập. Đó ph

chăng là nét đẹp đậm chất hiện đại của người phụ nữ Việt Nam?

* Luận điểm 2: Khơng chỉ vậy, Xn Quỳnh cịn tinh tế, nhẹ nhàng đưa người đọ

đến với một cung bậc khác trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, không “ồn ào
không “dữ dội” mà rất dịu dàng, thiết tha, da diết:
“ Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức
Dẫu xi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
– Phép nhân hóa cho sóng:
+ Sóng nhớ bờ, sóng khơng ngủ, ngày đêm sóng vẫn thao thức rì rầm
+ Nữ sĩ đã biến sóng thành một chủ thể có linh hồn, cũng yêu, cũng nhớ như em
– Tình u mn đời gắn liền với nỗi nhớ:
+ Em nhớ đến anh là điều đương nhiên, chuyện lẽ thường trong tình yêu
+ Nhưng nỗi nhớ của em rất khác “cả trong mơ còn thức”

-> Nỗi nhớ thường trực, nỗi nhớ da diết như con sóng kia khơng lúc nào yên, luô
cồn cào dù trong giấc ngủ.
7


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh


– Phương bắc – phương nam: Không gian cách xa vời vợi

– Dù muôn trùng cách trở nhưng vẫn không thể làm thay đổi được tình yêu em dàn
cho anh, vì em vẫn “hướng về anh một phương”
– “Một”: Từ chỉ sự duy nhất, không đổi thay
-> Nét đẹp tuyệt vời của người phụ nữ trong tình yêu: Sự thủy chung, son sắt

=> Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh vẫn đậm dáng vóc của người phụ nữ xư

bởi những nét đẹp truyền thống không dễ phai mờ: Đức thủy chung trước sau nh
một, một lịng một dạ khơng thay đổi dù thời gian xa xôi, không gian cách trở.
* Đánh giá tổng hợp:
– Thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết.

– Có những khổ thơ như một sự phá cách để thể hiện một trái tim tha thiết, mãnh liệ
nồng nàn – khổ 5

– Ngơn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, các cặp đối lặp, tương phản đã tạ

nên một cặp đôi vô cùng hồn hảo: Sóng và em. Hai hình tượng ấy vừa sánh đơi, vừ
bổ sung, hịa quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi nữ sĩ.

– Hai cung bậc cảm xúc, hai sắc thái trong tình yêu tưởng chứng đối lập nhau nhưn

thật ra lại hài hịa, quyện chặt. Điều đó đã tạo nên nét đẹp tuyệt vời cho tâm hồ

người phụ nữ khi yêu. Ta càng hiểu vì sao bài thơ tình yêu này lại sống, tồn tại v
được chấp nhận ngay trong thời mưa bom bão đạn.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn về chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.


e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đ
nghị luận
-Đây là hai khổ thơ tiêu biểu nhất của bài thơ, đặc biệt khổ thứ năm có thể coi
là khổ hay nhất. Qua hai khổ thơ nói riêng, tác giả bộc lộ chân thực và sâu sắc
vẻ đẹp tâm hồn: phong phú, phức tạp; chân thành mà sâu sắc; khát vọng mãnh
liệt về tình yêu, hạnh phúc đời thường
-Liên hệ tới bài thơ khác của Xuân Quỳnh (Thuyền và biển…), của nhà thơ
khác (Biển –XD)
8


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Kết bài
-Bài thơ Sóng, trong đó có hai khổ thơ vừa bàn luận, khơng chỉ là bài thơ
thuộc loại hay nhất của XQ mà còn là thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam
hiện đại.
-Từ bài thơ và hai khổ thơ, người đọc không chỉ hiểu về con người tác giả mà
cịn có cho mình được những bài học sâu sắc về tình yêu chân chính…
Đề 5: Trong bài thơ “Sóng”, nữ sĩ Xn Quỳnh đã khắc họa hình ảnh em với
nhiều sắc thái cung bậc khác nhau, có khi em thật hồn nhiên, đáng u:
“Trước mn trùng sóng bể

Sóng bắt đầu từ gió

Em nghĩ về em, anh

Gió bắt đầu từ đâu?

Em nghĩ về biển lớn


Em cũng khơng biết nữa

Từ nơi nào sóng lên?

Khi nào ta yêu nhau?”

Cũng có khi em lại thiết tha, da diết:
“ Con sóng dưới lịng sâu

Dẫu xi về phương bắc

Con sóng trên mặt nước

Dẫu ngược về phương nam

Ơi con sóng nhớ bờ

Nơi nào em cũng nghĩ

Ngày đêm không ngủ được

Hướng về anh một phương”

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ vẻ đẹp tâm
hồn người phụ nữ khi yêu.
Đề 6
Trong bài thơ “Sóng” – Xn Quỳnh, nhân vật trữ tình “em” thổ lộ:

“Trước mn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
9


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Từ nơi nào sóng lên?”
Anh/chị hãy phân tích về những điều “em nghĩ” trong những khổ thơ sau của
bài thơ:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức
Dẫu xi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
(“Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 cơ bản, tập 1, NXBGD 2015, tr 155 –
156)
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Tác giả:

+ Xuân Quỳnh thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống
Mĩ của dân tộc.
+ Đề tài chính trong sáng tác: tình yêu
– Tác phẩm:
10


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

+ Xuân Quỳnh viết bài thơ năm 1967 trong chuyến đi thực tế đến vùng biển
Diêm Điền – Thái Bình (được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” 1968)
+ Hình tượng nghệ thuật chính: “sóng – em”. “sóng” là ẩn dụ cho trái tim
người phụ nữ khi yêu.
2. Thân bài
a. Giải thích nhận định
– Em là nhân vật trữ tình trong bài thơ đang yêu, tơn thờ tình u. Nhân vật
“em” mang bóng dáng của thi sĩ Xuân Quỳnh – người phụ nữ luôn khát khao
về tình yêu và hạnh phúc đời thường.
– Đến khổ 3 nhân vật trữ tình “em” trực tiếp xuất hiện. Em đối diện với không
gian rộng lớn mênh mông của mn trùng sóng bể. Bối cảnh ấy làm cho em
trăn trở với những câu hỏi về đôi ta (anh, em), về không gian mênh mông (bể
lớn), về cội nguồn của sóng (từ nơi nào sóng lên).
– Xuyên suốt 9 khổ của bài thơ “Sóng”, em nghĩ nhiều điều về sóng biển cũng
như tình u đặc biệt ở khổ 4,5,6. Đó là sự ráo riết đi tìm câu trả lời cho câu
hỏi về cội nguồn sóng – gió – tình u (khổ 4), trăn trở với nỗi nhớ cồn cào
(khổ 5), khẳng định sự chung thuỷ son sắt (khổ 6).
c. Phân tích
-Khổ 4:
+Câu hỏi tu từ liên tiếp tạo cho khổ thơ màu sắc trí tuệ, lí tính
+Câu trả lời chênh vênh “em cũng khơng biết nữa” làm mờ hố lí trí.

->Em khơng thể tìm được câu trả lời chính xác về cội nguồn của gió và tình
u. Bởi tình u chân thành ln vượt lên trên mọi lí trí. Nó đơn giản, hồn
nhiên như gió biển mây trời.
-Khổ 5:
+4 dịng thơ đầu: Sóng nhớ bờ trong khơng gian “dưới lịng sâu /trên mặt
nước”; trong thời gian “ngày – đêm”
+ 2 dòng cuối: Em nhớ anh “cả trong mơ còn thức”
11


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

->Sóng nhớ bờ trong cõi thực, em nhớ anh trong cõi mơ (vô thức). Trạng thái
“cả trong mơ cịn thức” phải chăng khơng chỉ vì nhớ mà cịn vì muốn canh
giữ tình u của “em”
– Khổ 6:
+ “phương Bắc – phương Nam” -> không gian xa xôi, cách trở
“xuôi – ngược” -> gợi sự vất vả, lo toan.
->Cách nói “xi về phương Bắc – ngược về phương Nam” có phần khác với
quy ước cũng như tư duy thông thường “xuôi Nam – ngược Bắc” hé mở
những éo le, trắc trở có thể xuất hiện trong tình u.
+Cách nói khẳng định “nơi nào em cũng nghĩ/hướng về anh một phương” cho
thấy trái tim yêu không bận tâm đến không gian Nam, Bắc hay những phương
hướng “ngược – xi”. Nó chỉ hướng đến một phương duy nhất “phương
anh”
->Em thật bản lĩnh khi bất chấp mọi khó khăn, trắc trở để hướng đến một tình
yêu chung khi bất chấp mọi khó khăn, trắc trở để hướng đến một tình u
khơng đổi.
d. Đánh giá
– “Em” là một cơ gái chân thành, thuỷ chung. Những điều “em nghĩ” cũng là

những điều phái nữ thường nghĩ trong tình yêu. Những suy nghĩ đó về cơ bản
cũng là những điều “em” trải nghiệm. Do vậy bài thơ có tính triết lí nhưng
khơng khơ khan. Nó là triết lí của trái tim, được “chưng cất” từ những dữ kiện
của một con người đã sống hết mình cho tình yêu.
Đề 7
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
12


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Ta muốn say cánh bướm với tình u,
Ta muốn thâu trong một cái hơn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”
(Trích Vội Vàng –Xuân Diệu. SGK Ngữ Văn 11 tập 2, NXB Giáo Dục Việt
Nam,
năm 2012. Tr. 23)
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u

Để ngàn năm cịn vỗ”
(Trích Sóng –Xuân Quỳnh. SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo Dục Việt
Nam,
năm 2010. Tr. 156)
Gợi ý
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận : H/s biết vận dụng tốt các thao tác lập
luân, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng phù hợp
Hs có sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm: Vội vàng – Xuân Diệu và Sóng –
Xuân Quỳnh
* Quan niệm về thời gian và quan niệm tình yêu, cuộc sống của hai nhà thơ
13


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Giống nhau:
– Hai nhà thơ đều có tâm hồn nhạy cảm trước bước đi của thời gian, quan
niệm sâu sắc về sự vô han của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
– Thái độ sống mãnh liệt và yêu hết mình, khát khao giao cảm với cuộc đời.
Khác nhau:
– Vội vàng – Xuân Diệu:
+ Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, tha thiết yêu cuộc sống và giàu
khát vọng.
+ Có quan niệm mới mẻ về thời gian, nhà thơ chọn cách sống vội vàng,
trân quí từng giây phút cuộc đời, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp ngay khi
vẻ đẹp cuộc đời còn đang hiện hữu.
+ Tấm lòng tha thiết yêu đời yêu cuộc sống mãnh liệt, cuồng nhiệt.
*Nghệ thuật: giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngơn

từ và hình ảnh thơ.
– Sóng – Xn Quỳnh:
+ Tâm hồn nhạy cảm của một trái tim người phụ nữ với những khát khao bình
dị đời thường, với những dự cảm, lo âu về sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn
ngủi của cuộc đời.
+ Quan niệm tình yêu, về cuộc sống thể hiện tư tưởng nhân văn “yêu và sự
hiến dâng” ,tình u của cá nhân khơng tách rời cộng đồng
+ Khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình u là
“Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải
nắm giữ thật chặt “ (Christopher Hoare).
*Nghệ thuật: thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, mang âm hưởng dạt dào của
sóng; sử dụng BPTT ẩn dụ, so sánh,..
Đánh giá chung: Do hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật của mỗi
nhà thơ nên Hồn thơ xuân Diệu sôi nổi mãnh liệt, hồn thơ xuân Quỳnh dịu
dàng nữ tính
14


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Đề 8
Phân tích những suy tư, trăn trở và khao khát về tình yêu được Xuân Quỳnh
bộc lộ qua đoạn thơ sau:
“ Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình u

Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục, 2008, tr.155)
Liên hệ với những suy tư, trăn trở, khao khát của Hàn Mặc Tử trong bài thơ
“Đây thôn Vĩ Dạ”, anh / chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả
Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử được thể hiện trong hai bài thơ?
II. Thân bài:
1) Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Sóng”: Đề tài tình u, bố cục….
2) Phân tíchnhững suy tư, trăn trở, khao khát trong tình yêu của Xuân Quỳnh
HS cần phân tích được các ý sau:
– Khổ 1: những trăn trở về cung bậc trạng thái của trái tim yêu đương:
Hai câu đầu:
+ Biện pháp đối lập : Dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ , cùng với liên từ “và”
miêu tả những trạng thái đối lập, nhưng đa dạng, phong phú của những con
sóngàsóng có tính chất luôn biến đổi không ngừng.

15


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

+ Những trạng thái của sóng gợi liên tưởng đến trạng thái khác thường của
trái tim đang cồn cào khao khát tình u. Đó là tâm trạng vừa phong phú, vừa
phức tạp của người phụ nữ khi yêu: vừa dữ dội mãnh liệt, vừa dịu dàng sâu
lắng, vừa đắm say, thuỷ chung ….
Hai câu sau :
+ Biện pháp nhân hố vì “Sơng khơng hiểu nổi mình” nên “Sóng tìm ra bể”,
sóng khơng bằng lịng với khuôn khổ nhỏ hẹp của “sông” mà khao khát vươn
ra biển rộng “tìm ra tận bể” để thể hiện mình.
+Tâm hồn của người phụ nữ đang yêu cũng như sóng, luôn khát khao nhận

thức, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu. Trái tim người con gái
đang yêu không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn khát khao một
tình u lớn lao để có thể đồng cảm, đồng điệu với mình à Quan niệm tình
yêu mới mẻ, bạo dạn của Xuân Quỳnh: người con gái khát khao u đương
nhưng khơng cịn nhẫn nhục, cam chịu nữa.
– Khổ 2: Khao khát tình u
“ Ơi con sóng ngày xưa
……………
Bồi hồi trong ngực trẻ”.
+ Lời thơ khẳng định: con sóng ngày xưa – ngày sau – vẫn thếà khẳng sự
trường tồn của sóng trước thời gian, mn đời khơng đổi.
+ Tình u cũng như sóng, nó là quy luật của muôn đời, là khát vọng lớn lao,
vĩnh hằng của nhân loại, mà mãnh liệt nhất là tuổi trẻ. Từ ngàn xưa con người
đã từng đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu.
+ Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ mượn quy luật của sóng
để khẳng định quy luật của trái tim, biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát
vọng mãnh liệt trong tình u.
*Tóm lại:Với thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng dạt dào, nghệ thuật ẩn dụ,
nhân hóa, đối lập, đoạn thơ đãthể hiện những cảm nhận sâu sắc của nhà
16


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

thơ XQ về tình yêu qua hình tượng sóng. Qua đó nhà thơ thể hiện sự khao
khát tình yêu lớn lao, mãnh liệt trong trái tim của người phụ nữ đang rạo
rực yêu đương.
3. Liên hệ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
– Bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (ra đời trước Cách mạng tháng
Tám) thể hiện những trăn trở băn khoăn, day dứt

+ Cô đơn, mặc cảm chia lìa
+ Khát khao được trở về với cuộc đời, khát khao tri âm, gắn kết tình người,
tình đời
+ Nỗi tuyệt vọng, hồi nghi về tình đời, tình người, tinh đời rất đỗi mong
manh.
 Vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ HMT: Yêu đời đến đau đớn; Khao khát tri âm,
thấu hiểu.
- So sánh:
+ Giống: Tâm hồn thiết tha với tình yêu. Những suy tư, trăn trở đều xuất phát
từ những tấm lịng chân thật, từ tình u sâu sắc và giàu tính nhân văn.
+ Khác:
. ĐTVD: Tâm hồn 1 nam thĩ, bị cuộc đời bỏ rơi  cơ đơn, tuyệt vọng
. Sóng: Tâm hồn 1 nữ thi sĩ, 1 người phụ nữ khao khát tình yêu, khao khát HP
đời thường, vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét HĐ.
III. Kết bài :
– Khẳng định yêu cầu đề.
– Cảm nghĩ của bản thân
Đề 9
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
17


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u

Để ngàn năm cịn vỗ
(Sóng, Xn Quỳnh,SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB
Giáo dục)
Cảm nhận của anh chị về khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh trong đoạn thơ
trên. Qua đó, liên hệ với bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (SGK Ngữ Văn 11,
tập 2, NXB Giáo dục) để nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu và cuộc
sống của hai nhà thơ Xuân Quỳnh, Xuân Diệu.
Gợi ý
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề NL, Thân bài
triển khai vấn đề, Kết bài khái quát vấn đề (5đ)
Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.25đ): Cảm nhận của anh chị về khát
vọng tình yêu của Xuân Quỳnh trong 2 đoạn thơ, liên hệ với bài thơ Vội vàng
của Xuân Diệu để nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu và cuộc sống
của hai nhà thơ Xuân Quỳnh, Xuân Diệu.
Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
HS có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật các ý
chính:
3.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm Xuân Quỳnh. (0.25đ)
3.2. Cảm nhậnkhát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh qua 2 đoạn thơ
cuối (1.5đ)
– Thế giới của thời gian và không gian được Xuân Quỳnh đặt cạnh nhau trong
sự tương phản và đối lập giữa cái hữu hạn (kiếp người) và cái vô hạn (thời
gian và biển lớn). Nữ sĩ như thấy mình nhỏ bé, mong manh, nhạy cảm, lo âu
18


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

và day dứt đã làm cho hồn thơ này trở nên tha thiết mãnh liệt hơn giữa cuộc

đời.
– Từ những âu lo, dự cảm đó đã mang đến cho Xuân Quỳnh một khát
vọng mãnh liệt, khát vọng được bất tử hố tình u, được tan thành trăm
con sóng nhỏ, để vượt qua mọi giới hạn khơng gian, thời gian để trường tồn
cùng tình u để hồ nhập trọn vẹn và bất tử trong tình u.
– Yêu và mong ước được hiến dâng và hi sinh cũng chính là khao khát được
sống hết mình vì tình u. Có như thế tình u mới có thể tồn tại vĩnh hằng
cùng với thời gian; có như thế tình yêu mới chiến thắng được cái hữu hạn,
mong manh của đời người. Đó là khát vọng xuất phát từ tình yêu chân thành
và mãnh liệt.
3.3. Liên hệ với bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để nhận xét về cách bày tỏ
khát vọng tình yêu và cuộc sống của hai nhà thơ Xuân Quỳnh, Xuân
Diệu (1.0đ)
– Cả hai bài thơđều bộc lộ cái tôi cá nhân trước cuộc sống và tình u, đều
thể hiện cái tơi giàu cảm xúc, giàu khát vọng mãnh liệt về tình yêu và cuộc
đời.
– Khát vọng trong “Sóng” là khát vọng của tình u lứa đôi, là khao khát
dâng hiến đến tận cùng, khát vọng bất tử hố tình u. Cịn trong “Vội Vàng”
– Xn Diệu thể hiện một quan niệm sống: sống vội vàng, sống giục giã,
cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ khơng cịn.
– Sóng của Xn Quỳnh là vẻ đẹp của cái tôi dịu dàng mà mãnh liệt, khao
khát được tan ra, được hiến dâng cho cuộc đời, muốn vượt qua sự hữu hạn
của đời người để hố thân vào biển lớn tình u; thì Vội Vàng của Xuân
Diệu lại bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và khát vọng chiếm lĩnh bởi
“tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
3.4. Đánh giá: (0,5đ)

19



Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

– Nghệ thuât: Thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Sử dụng các phép tu từ: nhân
hố, ẩn dụ…Ngơn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế. Giọng thơ mềm mại, nữ tính.
– Đoạn thơ trong bài Sóng của Xn Quỳnh thể hiện cái tơi đầy những
âu lo, trắc ẩn nhưng cũng dồn chứa bao khát vọng tình yêu “bồi hồi
trong ngực trẻ
– Dù mang hai quan niệm khác nhau nhưng cả hai đoạn thơ và tư tưởng của
những thiên tài thi ca Xuân Quỳnh – Xuân Diệu vẫn cất lên những giá trị
nhân bản, nhân văn: yêu là sống hết mình cho tình yêu.
4.

Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt (0.25đ)

5.

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận. (0.25đ)

Đề 10
Cảm nhận về đoạn thơ sau :
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăn con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ.
(Trích Sóng – Xn Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXBGD VN)

Từ đó, liên hệ với đoạn thơ :
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
20


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Ta muốn say cánh bướm với tình u
Ta muốn thâu trong một cái hơn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ ráng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
(Trích Vội Vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 tập 2, NXBGD VN)
Để thấy được khát vọng sống của hai nhà thơ.
Gợi ý
a. Yêu cầu về hình thức ( 0,5 điểm):
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học để
tạo lập văn bản.
– Bài viết có bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả,
diễn đạt trôi chảy, lập luận thuyết phục.
a. Yêu cầu về nội dung ( 2,5điểm)
* Mở bài: Giới thiệu tác giả Xn Quỳnh, bài thơ Sóng và trích đoạn thơ:
+ Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng
thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của
một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa tươi tắn, vừa chân
thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị địi

thường.
+ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thức tế ở vùng biển Diêm
Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong
cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào. Trong đó tiêu
biểu là đoạn thơ: Cuộc đời tuy dài thế…. Để ngàn năm còn vỗ. Đoạn thơ thể
hiện khát vọng được sống, được hóa thân vĩnh viễn vào tình u mn đời ,
mn người.
* Thân bài:
21


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

+ Khái quát trước khi phân tích:
– Bài thơ Sóng mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng
lịng đang khao khát tình u. Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và
hịa điệu, đó là Sóng và Em. Hai hình tượng này đã tạo nên nét đáng yêu cho
bài thơ.
– Đọc cả bài thơ ta thấy quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh, ngoài vẻ đẹp
truyền thống là nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt và nghị lực niềm tin. Đến hai
khổ cuối, ta cịn thấy nữ sĩ có một ước vọng thật đẹp là tình yêu được tan vào
sóng để dâng hiến và bất tử vĩnh hằng.
+ Khổ thơ thứ 8 là những suy tư về không gian, thời gian để từ đó bộc lộ nỗi
khắc khoải, tự nhận thức về mình về tình yêu và hạnh phúc
-> Có hai cặp đối lập ( Câu 1- 2; 3-4 )để khẳng định sự hữu hạn nhỏ bé của
đời người với dịng chảy vơ thủy vơ chung của thời gian và cái vơ hạn của vũ
trụ. Khổ thơ thấm thía nỗi lo âu, buồn bã về sự trôi chảy của thời gian và cái
hữu hạn của cuộc đời, nhất là của tình yêu, cảm giác hữu hạn này thường xuất
hiện ở những con người từng trải, nhất là từng chịu sự đổ vỡ, mất mát, tổn
thương, và vì thế, ln khao khát sự bình yên, khao khát sự vĩnh hằng, vô

hạn.
+ Khổ cuối: Suy nghĩ như thế nhưng Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế
tắc, buồn chán mà thành khát vọng. Từ nhận thức khám phá mà đã mang đến
giải pháp (Làm sao được tan ra………ngàn năm còn vỗ). Nhà thơ khao khát
tình u của mình hịa trong tình yêu của mọi người, tan ra không phải mất đi
mà hịa giữa cái chung và cái riêng. Tình u cũng đồng thời được nhập vào
dịng thời gian vĩnh hằng, tình yêu sẽ trường tồn cùng năm tháng, cùng đất
trời, vũ trụ. Vậy là, con người sẽ làm được điều kì diệu, sẽ chiến thắng được
cái hữu hạn của cả thời gian và khơng gian, sẽ vĩnh viễn hóa tình u ngay
trong cái ngắn ngủi, thoáng chốc của cuộc đời nếu họ dâng hiến và hi sinh
trọn vẹn cho tình yêu.
22


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

* Nghệ thuật (0,5 điểm): Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng dạt dào
như những đợt sóng biển sóng lịng bồi hồi da diết. Hình ảnh thơ mộc mạc, ẩn
dụ và nhân hóa tài hoa.
b. Liên hệ đoạn thơ trong bài Vội Vàng của Xuân Diệu (1.5điểm)
* Khát vọng sống trong đoạn thơ Vội Vàng(0,75 điểm)
Bằng việc sử dụng đại từ: tôi,ta; dùng hàng loạt các động từ mạnh theo cấp độ
tăng tiến: ôm, riết, say, thâu, cắn; sử dụng các bổ ngữ, các từ láy: chếnh
choáng, đã đầy…ta thấy nhà thơ khao khát một cách lạ lùng: muốn thâu vào
mình sắc hương, nhụy mật của cuộc đời để tận hưởng cảm giác “chếnh
choáng mùi thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thanh sắc” khơng chỉ bằng “cái
hơn” mà cịn mạnh hơn gấp ngàn lần “muốn cắn vào ngươi”. Muốn cắn vào
xuân là một ước muốn phi lí của thực tại nhưng lại được chấp nhận trong thơ.
Nó cho thấy khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt và nét độc đáo trong
phong cách biểu hiện.

* Điểm tương đồng và khác biệt (0,75 điểm)
– Tương đồng : cả hai nhà thơ đều thể hiện quan niệm và khát vọng sống
mãnh liệt.
– Điểm khác biệt :
+ Với Xuân Quỳnh là sự khao khát được bất tử hóa tình u trong giọng thơ
dào dạt như những đợt sóng biểu hiện một trái tim phụ nữ vừa da diết lại vừa
nồng cháy.
+ Với Xuân Diệu lại là khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt trong
giọng thơ sôi nổi trẻ trung.
– Nguyên nhân : Do phong cách của từng nhà thơ : Xuân Quỳnh là một tiếng
lòng của một tâm hồn phụ nữ đầy khát khao hạnh phúc đời thường bình dị
cịn Xn Diệu lại là một tiếng lòng rạo rực băn khoăn của một tâm hồn yêu
đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.
Đề 11
23


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

Có ý kiến cho rằng: Kết cấu bài thơ “ Sóng” ( Xuân Quỳnh) dựa trên
sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những con
sóng.
Anh/ chị hãy chỉ ra sự tương đồng đó và hiệu quả thẩm mĩ từ nghệ thuật kết
cấu của bài thơ.
Gợi ý
* Yêu cầu về kĩ năng: đảm bảo một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp
lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi
chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không sai chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo hệ thống các ý sau:
Khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận

1.Giải thích
– Kết cấu bài thơ là sự tương đồng giữa hình tượng những con sóng và tâm
trạng phụ nữ khi đang u: sóng là hình tượng ẩn dụ của tâm trạng người
phụ nữ đang yêu. Sóng là một sự hịa nhập và phân tách của nhân vật trữ
tình em. Nhà thơ đã sáng tạo hình tượng sóng khá độc đáo nhằm thể hiện
những cung bậc tình cảm và tâm trạng của người phụ nữ khi đang yêu.
2.Chứng minh:_ Biểu hiện của sự tương đồng giữa tâm trạng người phụ nữ
khi đang yêu với những con sóng:
– Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khát
khao một tình yêu lớn, một tình yêu mãnh liệt:
+ Khổ 1: Hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái tâm hồn của người
phụ nữ đang yêu, tưởng như đối lập nhưng lại rất thống nhất ( dữ dội – dịu
êm, ồn ào – lặng lẽ) => đó là sự bí ẩn của tình yêu.
+ Khổ 2: Phát hiện ra sự tương đồng giữa sóng và khát vọng tình u.
+ Khổ 3,4: Cắt nghĩa nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình u.
– Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình u của người phụ nữ (Khổ 5)
– Sóng là biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ,
24


Chuyên đề bồi dưỡng HSG Tỉnh

sức mạnh vượt qua thử thách của tình u. (Khổ 6,7)
– Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu trong cõi lòng người phụ nữ
đang yêu.(Khổ 8)
– Sóng là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt muốn bất tử hóa tình u
( Khổ 9)
3.Hiệu quả thẩm mĩ:
– Sóng là hình tượng khơng mới nhưng trở nên rất đẹp, một vẻ đẹp rất riêng
trong cảm nhận của nhà thơ Xuân Quỳnh. Sóng mang đặc điểm bản thể là sự

mạnh mẽ, dạt dào, cuồng nhiệt đã k cịn là hình ảnh độc quyền để diễn tả tâm
trạng, tư thế của người con trai trong tình u mà Qua hình tượng sóng,
những cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu được diễn tả vừa cụ
thể, sống động, vừa kín đáo, tế nhị, nữ tính.
– Sự trở đi trở lại của hình tượng sóng đưa đến cho bài thơ âm hưởng dạt
dào, khi nhịp nhàng, khi sôi nổi trào dâng, khi lắng sâu, khi miên man trăn
trở. Đó là âm điệu của sóng biển và sóng lịng.
Đề 12
Viết về cảm xúc trong thơ, nhà phê bình Hồi Thanh từng có ý kiến: Dịng
cảm xúc q chừng sôi nổi khiến cho câu chữ không thể đi theo những đường
viền có sẵn, ý thơ xơ đẩy làm cho khuôn khổ câu thơ cũng phải lung lay.
Bằng việc cảm nhận bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, anh (chị) hãy bình luận
ý kiến trên.
Hướng dẫn :
1.

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm): Có đủ các phần mở bài,
thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai
được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở
bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×