Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện của tỉnh thái nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN
MỘT HUYỆN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Văn Diệu Anh

Hà Nội, 2019


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nghiên cứu và kết quả đạt được trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, do tôi tiến hành nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu
nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các
tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ trong phần danh mục các tài liệu tham
khảo.

Hà Nội, ngày

tháng 05 năm 2019



Người viết cam đoan

Ngụy Thị Nguyên Hồng

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

i


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

LỜI CẢM ƠN
Trên bước đường học tập và nghiên cứu của em có biết bao khó khăn và thử
thách. Là một người có nhiều kỷ niệm với Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trường – Đại học Bách Khoa Hà Nội, em vô cùng tự hào tự thấy lòng đầy cảm xúc
làm sao phải học tập, rèn luyện, nghiên cứu cho xứng đáng với danh phận ấy.
Với trí tuệ nhỏ bé nhưng được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo,
giảng viên của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Đại học Bách khoa Hà
Nội thì em đã từng bước vượt qua khó khăn tiếp nhận được biết bao tri thức bổ ích.
Từ tận đáy lịng cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học
là TS. Văn Diệu Anh, Giảng viên Viện Khoa học & Công nghệ môi trường đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết để em hoàn thành Luận văn Thạc sĩ, và xin dành thêm
lời cảm ơn đến Giảng viên Nguyễn Thị Thu Phương, Trường Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên cùng nhóm nghiên cứu quản lý chất thải chăn
ni đã hỗ trợ q trình khảo sát để em có thể hồn thành ḷn văn.
Trong ḷn văn, khơng thể tránh khỏi sai sót, kính mong q thầy, cơ, bạn bè
thơng cảm và đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện và nâng cao giá trị khoa học!
Trân trọng cảm ơn./.


Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

ii


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................
MỤC LỤC .....................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ......................................................................
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Hiện trạng chăn nuôi ở Việt Nam ........................................................................3
1.1.1. Quy mô và đặc điểm ngành chăn nuôi Việt Nam [1]........................................3
1.1.2. Hiện trạng chăn nuôi của các tỉnh vùng vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
1.2. Chất thải chăn ni và các vấn đề về môi trường ................................................8
1.2.1. Chất thải chăn nuôi............................................................................................8
1.2.2. Tác động môi trường .......................................................................................13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
2.2.1. Điều tra hiện trạng chăn nuôi lợn các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
xã Phổ Yên ................................................................................................................20
2.2.2. Ước tính lượng chất thải từ hoạt động chăn nuôi...........................................20

2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi đến chất lượng môi trường
xung quanh ................................................................................................................20
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp .................................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................21
2.3.2. Phương pháp ước tính lượng thải sử dụng hệ số ô nhiễm...............................22
2.3.3. Phương pháp quan trắc ....................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................25
Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

iii


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

3.1. Hiện trạng hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Xã Phổ Yên ....................................25
3.1.1. Tình hình hoạt động chăn ni trên địa bàn thị xã Phổ Yên [6] .....................25
3.1.2. Hiệu quả hoạt động xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên
và tác động đến môi trường.......................................................................................35
3.2. Ước tính lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên .......38
3.2.1. Ước tính lượng chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi lợn ...............................38
3.2.2. Ước tính lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi lợn ....................................40
3.3. Đề xuất các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm từ hoạt động chăn nuôi lợn ..............46
3.3.1. Cơ sở đề xuất ...................................................................................................46
3.3.2. Các đề xuất ......................................................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................56
1. Kết luận .................................................................................................................56
2. Kiến nghị ...............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58


Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

iv


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các đặc điểm của hệ thống chăn nuôi tại Việt Nam [1] .............................4
Bảng 1.2. Thành phần hóa học trong nước tiểu lợn [5] ............................................12
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải tính cho 1000kg trọng lượng lợn nuôi [5] .13
Bảng 1.4. Một số vi sinh vật gây bệnh trong phân lợn [5] ........................................15
Bảng 1.5. Đặc điểm, tác hại các khí sinh ra từ q trình phân hủy phân lợn [5] ......16
Bảng 2.1. Danh sách hộ chăn nuôi được điều tra......................................................21
Bảng 3.1. Hiện trạng về các hộ chăn nuôi trên từng xã thuộc thị xã Phổ Yên .........25
Bảng 3.2. Quy mô chăn nuôi của trang trại nghiên cứu năm 2018 ...........................27
Bảng 3.3. Mơ hình chăn ni lợn đang áp dụng tại một số trang trại .......................28
Bảng 3.4. Loại thức ăn được sử dụng tại một số trang trại .......................................29
Bảng 3.5. Khối lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng trại .....................................30
Bảng 3.6. Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống .......................32
Bảng 3.7. Đánh giá nhận thức của người dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi ......33
Bảng 3.8. Kết quả phân tích các mẫu nước thải tại thị xã Phổ Yên ..........................35
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước mặt ......................................................................38
Bảng 3.10. Tính toán lượng chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
xã Phổ Yên – Thái Nguyên năm 2018 ......................................................................39
Bảng 3.11. Thành phần một số nguyên tố đa lượng trong phân lợn [8] ...................39
Bảng 3.12. Ước lượng khối lượng phát sinh các nguyên tố đa lượng trong phân lợn
trong năm 2018 .........................................................................................................40

Bảng 3.13. Lượng nước uống cho 1 con lợn tính cho 2 giai đoạn [9] ......................40
Bảng 3.14. Lượng nước thải bài tiết trung bình trong ngày tính cho 1 con lợn [9] ..41
Bảng 3.15. Lượng nước thải lợn nuôi thải ra hàng ngày tại khu vực nghiên cứu.....42
Bảng 3.16. Thành phần nước thải chăn nuôi sau hệ thống xử lý ..............................43
Bảng 3.17. Thải lượng một số chất ô nhiễm thải ra môi trường ...............................43
Bảng 3.18. Một số đặc tính của nước thải chăn nuôi lợn [5] ....................................43
Bảng 3.19. Ước tính thải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải......................44
Bảng 3.20. Hiệu suất xử lý của hệ thống biogas hộ gia đình [4] ..............................44
Bảng 3.21. Tính tốn thải lượng ra mơi trường khơng được xử lý triệt để ...............45
Bảng 3.22. Bảng so sánh kết quả ước lượng theo lý thuyết và kết quả thực tế ........45

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

v


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biểu đồ tăng trưởng đàn chăn ni Việt Nam qua các thời kỳ [1] .............3
Hình 1.2. Cơ cấu tổng số lợn của các tỉnh TD và MNPB [4] .....................................7
Hình 1.3. Cơ cấu tổng số gia cầm của các tỉnh TD và MNPB [4] ..............................8
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Phổ n ............................................................19
Hình 3.1. Cơ cấu số hộ chăn nuôi trên các xã thuộc thị xã Phổ n ........................26
Hình 3.2. Quy mơ chăn ni của trang trại nghiên cứu năm 2018 ...........................27
Hình 3.3. Cơ cấu mơ hình trang trại ..........................................................................29
Hình 3.4. Cơ cấu thức ăn trong chăn ni lợn ..........................................................30
Hình 3.5. Cơ cấu về khối lượng nước sử dụng nước vệ sinh ....................................31
Hình 3.6. Cơ cấu phương pháp xử lý nước thải cho các hệ thống ............................32

Hình 3.7. Cơ cấu về nhận thức của người dân về xử lý chất thải chăn ni ............34
Hình 3.8. Các vị trí lấy mẫu mơi trường nước mặt tại thị xã Phổ n .....................37
Hình 3.9. Mơ hình xử lý chất thải gia súc cho 01 khu dân cư [10]...........................51
Hình 3.10. Xử lý chất thải chăn ni qui mơ hộ gia đình theo phương án tách phân
và nước tiểu [10] .......................................................................................................53
Hình 3.11. Mơ hình cơng nghệ xử lý nước thải chăn ni gia súc tại các gia trại...54

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

vi


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

VAC

Vườn Ao Chuồng

VA

Vườn Ao

AC


Ao Chuồng

VC

Vườn chuồng

TD&MNPB

Trung du và Miền núi phía Bắc

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSMT

Vệ sinh môi trường


Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

vii


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao với khoảng 70% số
dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị rất quan trọng trong
nền kinh tế - xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh
về cả số lượng lẫn quy mơ, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từ trồng
trọt sang chăn nuôi, đồng thời làm cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của người
nông dân.
Với số lượng cá thể cao như hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường từ nước thải, khí thải và chất thải rắn từ q trình chăn ni nói chung
và chăn ni lợn nói riêng. Việc chăn nuôi lợn trang trại tập trung ở Việt Nam đã và
đang gây nên ô nhiễm môi trường đất, không khí và nước nghiêm trọng do đào thải
N, P ra nguồn nước; phát thải khí amoniac, khí gây mùi và khí gây hiệu ứng nhà
kính (GHG); chất thải rắn khơng thu gom xử lý hợp lý từ đó việc phát sinh chất thải
gây nên thách thức sự phát triển bền vững của phương thức chăn nuôi lợn trang trại
tập trung. Bên cạnh đó, việc chăn ni nhỏ lẻ trong nơng hộ, thiếu quy hoạch, nhất
là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
hơn.
Các mơ hình xử lý chất thải chăn ni đã được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh để
giảm thiểu ơ nhiễm trong đó có các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, từ quy mơ
nhỏ lẻ đến trang trại chăn nuôi tập trung như: Túi ủ Biogas, hầm ủ Biogas, sử dụng
đệm lót sinh học, các chế phẩm sinh học,… nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả
nguyên nhân về công tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa phù hợp.

Đối với một tỉnh như Thái Nguyên đang từng bước chuyển dần sang chăn ni
tập trung và thâm canh với quy mơ lớn thì việc rà soát, đánh giá hiệu quả và sự phù
hợp của các mơ hình xử lý chất thải chăn ni hiện có (trọng tâm là chăn ni lợn)
như: Cơng nghệ khí sinh học, đệm lót sinh học, phân trộn; phân tích các thành cơng,
hiệu quả, vướng mắc, khó khăn, bất cập là rất cần thiết.
Trong các đối tượng chăn nuôi thì chăn ni lợn thuộc nhóm chăn ni với
khả năng phát thải lớn và khó xử lý triệt để. Với mong muốn được đóng góp cho
Viện Khoa học và Cơng Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

1


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

quá trình quản lý môi trường chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung
và thị xã Phổ Yên nói riêng, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Văn Diệu Anh tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá thực trạng ô nhiêm môi trường từ
hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện của tỉnh Thái Nguyên và đề
xuất giải pháp quản lý".

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

2


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1. Hiện trạng chăn nuôi ở Việt Nam
1.1.1. Quy mô và đặc điểm ngành chăn nuôi Việt Nam [1]
Ngành chăn ni tại Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong nông nghiệp,
chiếm 28% giá trị sản xuất nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông
nghiệp tăng trưởng nhanh nhất. Trong năm 2014, đã có 4,58 triệu tấn thịt lợn, bò và
gia cầm được giết mổ tại Việt Nam. Thịt lợn chiếm ưu thế trong sản xuất thịt tại
Việt Nam (72,6%), và sau đó là thịt gia cầm (18%), thịt bò (6,3%), và thịt trâu
(1,8%) [2]. Trong 10 năm qua, số lượng gia cầm đã tăng lên nhanh hơn mức độ
trung bình. Trong khi số lượng lợn, bị và trâu giảm nhẹ lần lượt là 0,27%, 0,4% và
1,64% mỗi năm, số lượng gia cầm ngược lại đã tăng lên đáng kể với tỷ lệ
4,56%/năm trong cùng thời kỳ.

Hình 1.1. Biểu đồ tăng trưởng đàn chăn nuôi Việt Nam qua các thời kỳ [1]
Đặc điểm hệ thống sản xuất chăn nuôi nước ta
Ngành chăn nuôi tại Việt Nam trải qua một thay đổi cấu trúc liên quan tới
một chuyển dịch, tiến đến những hệ thống chăn nuôi thâm canh và quy mô sản xuất
lớn hơn.
Trong thập kỷ vừa qua, số lượng cơ sở sản xuất chăn nuôi đã giảm theo các
năm và đồng thời sản xuất cũng chuyển dịch dần từ quy mơ nhỏ sang chăn ni
cơng nghiệp. Ví dụ như tại Đồng Nai là tỉnh sản xuất chăn nuôi lớn nhất cả nước có
số lượng lợn tăng lên từ 1,12 triệu con năm 2010 tới 1,5 triệu con năm 2015, trong
Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

3


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

đó các cơ sở chăn nuôi thâm canh chiếm khoảng 70% (gồm 2.200 trang trại chăn

ni thâm canh quy mơ lớn). Số cịn lại là những cơ sở chăn nuôi thương phẩm quy
mô nhỏ.
Về khối lượng sản xuất và giá trị kinh tế, chăn ni lợn là phân ngành lớn
nhất, sau đó là chăn nuôi gia cầm. Hai phân ngành này tạo nên phần quan trọng nhất
trong sản xuất chăn nuôi. Chăn nuôi lợn và gia cầm được thực hiện rộng rãi tại cả 6
vùng sinh thái nông nghiệp của quốc gia nhưng tập trung nhiều nhất tại những khu
vực đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng, Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long, trong khi những gia súc nhai lại được nuôi nhiều hơn tại những khu vực miền
núi, nơi có các hệ thống chăn nuôi và trồng trọt hỗn hợp chiếm ưu thế. Trên 40%
đàn bò tập trung tại vùng duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ; số lượng lớn thứ hai
thuộc về vùng núi và trung du phía Bắc (17,7 %).
Bảng 1.1. Các đặc điểm của hệ thống chăn nuôi tại Việt Nam [1]
Số lượng và sản
lượng
Lợn

Quy mô sản xuất

Vùng chính

Hệ thống
chuồng trại

• Số lượng lợn giảm • Năm 2014, 70% số
dần từ 27,4 triệu
con lợn và 60% sản

• ĐBSH có
tổng đàn lợn


• Loại chuồng
trại phổ biến

trong 2005 xuống
phẩm thịt lợn được
còn
sản xuất bởi các cơ
26,7 triệu trong năm sở chăn nuôi hộ gia

lớn nhất (324 nhất là chuồng
con/km2),
kiên cố.
sau đó là
• 71,8% cơ sở

2014.
• 3,33 triệu tấn thịt
hơi được
ghi nhận trong năm
2014.
• Thịt lợn chiếm
khoảng 74% tổng
số thịt ở Việt Nam

đình, số cịn lại có
được từ những người
sản xuất lợn thương
phẩm quy mơ lớn [3]
• Số lượng cơ sở
chăn nuôi lợn giảm

xuống hơn 65% giữa
năm 2005 và 2014.

vùng TN và
ĐBSCL.
• Cơ sở chăn
ni lợn quy
mơ lớn có xu
hướng tập
trung xung
quanh những

chăn ni thương
phẩm có sàn bê
tơng, tiếp
theo là các cơ sở
chăn nuôi
thương phẩm quy
mô nhỏ
(68,7%), và các

[2]

Năm 2014, số trại
lợn có từ 10 con trở

thành phố
lớn như Hà

cơ sở chăn

nuôi gia cầm quy

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

4


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

lên chiếm 65,8% số Nội vàTP
thịt lợn cung cấp cho HCM.
thị trường

mơ nhỏ
(48,2%)
• Trong sản xuất

• Năm 2008, những

lợn cơng

cơ sở chăn ni quy

nghiệp, các trại

mơ nhỏ chiếm 85%
tổng số lợn, và 15%

có chuồng kín

chỉ chiếm 3%,

thuộc những cơ sở
chăn ni lợn
thương phẩm

chuồng trại bán
kín chiếm 21%,
và chuồng hở
chiếm 76%

Gia cầm

• Có 324,6 triệu con Năm 2013, hộ chăn
năm 2014,
nuôi
tăng 1,47 lần trong nhỏ (1–50 con)

• Mật độ
trung bình là
648 con/

• Tại những cơ sở
chăn nuôi gia
cầm quy mô nhỏ,

giai đoạn

chiếm tới


km2. ĐBSH,

chuồng bán

2005–2014.
• Ghi nhận 873.200
tấn thịt năm

89,6%; ni bán
cơng nghiệp (50–99
con) chiếm 7,2% và

ĐBSCL và
TN có mật
độ cao nhất

kiên cố chiếm
42%và chuồng
đơn giản chiếm

2014.
• Thịt gia cầm nhiều
thứ hai,
chiếm 19% tổng số

cơ sở chăn nuôi công trong chăn
nghiệp
nuôi gia
(>100 con) chỉ
cầm.

chiếm 3,25%

lượng thịt
sản xuất tại Việt
Nam [2]

• Năm 2008, cơ sở
chăn nuôi
gà thương phẩm
(200 to 500 con)
chiếm vào khoảng
10 tới 15%. 0,1% từ
cơ sở chăn nuôi công
nghiệp (>2,000 con
gà)

11%

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

5


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Ngun và đề xuất giải pháp quản lý

Bị/Trâu

• Số lượng gia súc


• Vùng

năm

Số cơ sở chăn
DHBNTB có ni bị có
gần một nửa chuồng kiên cố
chiếm 34,7%.
số bị.

2005 tới 6,7 triệu

• Vùng

năm 2007 và đã bắt

MNTDPB

đầu giảm xuống.

chiếm 56,7%

tăng lên một cách
ổn định từ 5,5 triệu

tổng số trâu

Tỷ lệ lớn nhất
thuộc vùng
Duyên hải Bắc

trung bộ
(97,1%) và thấp
nhất ở Tây
nguyên

Có thể thấy quy mơ và sản lượng chăn ni có xu hướng tăng nhanh theo
thời gian. Việc phát triển các ngành chăn ni dựa vào các vùng trọng điểm có thế
mạnh riêng nhằm nâng cao trình độ từ mức hạn chế hiện nay lên phát triển bền
vững, lâu dài.
Cùng với xu hướng chăn nuôi quy mô lớn hơn và chăn nuôi thâm canh, ô
nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng hơn do xử lý chưa tốt chất thải động
vật và sử dụng thức ăn công nghiệp chưa hợp lý. Phần lớn các cơ sở chăn nuôi lợn
và gia cầm hiện sử dụng thức ăn công nghiệp mặc dù những cơ sở chăn ni nhỏ
vẫn sử dụng thức ăn truyền thống (đó là gạo và cám gạo). Ngoài hàm lượng dinh
dưỡng cao, (chủ yếu là đạm có nguồn gốc từ thức ăn công nghiệp), thức ăn công
nghiệp cũng chứa hooc-môn tăng trưởng, kháng sinh và kim loại nặng (từ năm
2014, hóc mơn tăng trưởng đã bị Cục Thú y cấm sử dụng trong chăn nuôi). 60%
mẫu thức ăn cho lợn được báo cáo là cho thấy ít nhất một loại kháng sinh thuộc
nhóm têtacylin và tylơsin. Dinh dưỡng và kháng sinh cùng những dư lượng khác
trong phân động vật chưa qua xử lý, khi xả ra đất và nước xung quanh chính là
những nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm cục bộ.
Mặc dù quá trình phân vùng điểm đã bắt đầu tại một số tỉnh, tới nay vẫn chỉ
ở quy mô thí điểm. Những khó khăn chính đối với chính sách này là chi phí đầu tư
cao, cần bố trí nhiều diện tích đất để phát triển hạ tầng cho những khu chăn ni tập
trung mới. Ngồi ra, nó cũng địi hỏi đầu tư cao từ những người sản xuất để di
Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

6



Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

chuyển việc sản xuất của họ từ chỗ hiện tại tới những khu chăn nuôi tập trung mới.
Tới nay, tại thời điểm viết báo cáo chỉ có một số nơng dân quy mơ lớn mới sẵn lòng
di chuyển, trong khi phần lớn những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn đang lưỡng lự
trong việc thực hiện chính sách này.
1.1.2. Hiện trạng chăn ni của các tỉnh vùng vùng Trung du và Miền núi phía
Bắc [4]
Những năm qua sản xuất chăn ni khu vực Trung du và Miền núi phía bắc
đã đạt dược nhiều kết quả quan trọng, góp phần giải quyết việc làm cho người dân,
nhiều trang trại đã vươn lên làm giàu. Tính đến quý I năm 2018, toàn vùng Trung
du và Miền núi phía bắc có khoảng 6.725.097 con lợn và 76.779.060 con gia cầm.
(theo tổng hợp báo cáo của Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn về tình hình
chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh tính đến quý I năm 2018).

Cơ cấu tổng số lợn của các tỉnh TD và MNPB

17%

4%

5%

8%

1%

Hà Giang
3%


7%
8%

6%
3%

Bắc Kạn

8%
9%

11%

10%

Cao Bằng

Tuyên Quang
Lào Cai
Yên Bái
Thái Nguyên
Phú Thọ
Điện Biên

Hình 1.2. Cơ cấu tổng số lợn của các tỉnh TD và MNPB [4]

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

7



Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

Cơ cấu gia cầm các tỉnh TD và MNPB
5%
4%

17%

8%

1%

Hà Giang

3%

Bắc Kạn

8%
9%

7%
8%

6%
3%


11%

Cao Bằng

10%

Tuyên Quang

Lào Cai
Yên Bái
Thái Nguyên
Phú Thọ
Điện Biên

Hình 1.3. Cơ cấu tổng số gia cầm của các tỉnh TD và MNPB [4]
Đối với việc phân bố tổng số cá thể vật nuôi phân bố không đều ở các tỉnh
thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Tổng số con tập trung chủ yếu ở các
tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ.
1.2. Chất thải chăn nuôi và các vấn đề về môi trường
1.2.1. Chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên
do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật ni. Các khí thải từ vật ni cũng
chiếm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của Tổ
chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng
Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng
mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật ni cịn thải ra 9% lượng khí
CO2 tồn cầu, 37% lượng khí Mêtan (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp
23 lần khí CO2 [5].
Ơ nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường
sống dân cư mà cịn gây ơ nhiễm nguồn nước, tài ngun đất và ảnh hưởng lớn đến

kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp
tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước.
Chất thải trong chăn nuôi lợn bao gồm:
Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

8


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

- Chất thải rắn: Phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn dư thừa, các chất hữu
cơ, vô cơ, vi sinh vật, bùn lắng từ các mương dẫn hay hố chứa chất thải,…
- Nước thải: Phát sinh từ trang trại chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại,
máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài
tiết ra môi trường.
- Khí thải: CO2, N2O, NH3, CH4…
- Tiếng ồn: Phát sinh từ chuồng nuôi.
(1) Chất thải rắn
Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi lợn gồm phân, rác, chất độn chuồng,
thức ăn dư thừa, thức ăn rơi vãi, xác lợn chết hàng ngày.
Phân là sản phẩm loại thải của q trình tiêu hố của lợn bị bài tiết ra ngồi
qua đường tiêu hóa. Chính vì vậy phân lợn là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho cây
trồng hay các loại sinh vật khác như cá, giun…. Do thành phần giàu chất hữu cơ của
phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi hơi thối, ngồi ra
phân cịn là nguồn chứa các vi sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi.
Trong thời kỳ tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nuôi lớn và khả năng
đồng hoá thức ăn của lợn cao nên khối lượng các chất bị thải ra ngoài ít và ngược
lại, khi lợn trưởng thành thì nhu cầu dinh dưỡng giảm, khả năng đồng hoá thức ăn
của thấp nên chất thải sinh ra nhiều hơn, đặc biệt là lợn sinh sản, lợn lấy thịt.

Trong các hệ thống chuồng trại, phân lợn thường tồn tại cả ở dạng phân lỏng
hay trung gian giữa lỏng và rắn hay tương đối rắn. Chúng chứa các chất dinh
dưỡng, đặc biệt là các hợp chất giàu nitơ và phốt pho, là nguồn cung cấp thức ăn
phong phú cho cây trồng và làm tăng độ màu mỡ của đất. Vì vậy, trong thực tế
thường dùng phân lợn để bón cho cây trồng, vừa tận dụng được nguồn dinh dưỡng,
vừa làm giảm lượng chất thải phát tán trong môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (1997, 1998), hàm lượng N
tổng số trong phân heo chiếm từ 7,99 – 9,32g/kg phân [1]. Đây là nguồn dinh
dưỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thụ và góp phần cải tạo đất nếu như phân gia súc
Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

9


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

được sử dụng hợp lý.
Xác lợn chết: Xác lợn chết là một loại chất thải đặc biệt trong chăn nuôi lợn.
Thường lợn chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng là một nguồn phát
sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác lợn chết có thể bị phân hủy
tạo nên các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc tố có thể được lưu giữ trong đất
trong thời gian dài hay lan truyền trong môi trường nước và khơng khí, gây nguy
hiểm cho người, vật ni và khu hệ sinh vật trên cạn hay dưới nước nếu như khơng
được xử lý đúng quy trình.
Thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi: Là nguồn gây ơ nhiễm, vì thức ăn chứa
nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Khi chúng bị phân
hủy sẽ tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh,
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và sức khỏe con người.
Vật dụng chăn nuôi: Các vật dụng chăn nuôi hay vật dụng thú y bị loại bỏ

như bao bì, chai lọ đựng thứa ăn, thuốc thú y, … cũng là một nguồn quan trọng dễ
gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, có thuốc khử trùng, bao bì đựng thuốc có thể
xếp vào các chất thải nguy hại cần phải có biện pháp xử lý như chất thải nguy hại.

(2) Nước thải
Nước thải chăn nuôi lợn là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm, rửa
chuồng. Nước thải chăn nuôi lợn cịn có thể chứa một phần hay tồn bộ lượng phân
do lợn thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn
nuôi. Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và các cộng tác viên (2006) trên gần
1.000 trại chăn nuôi lợn qui mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy hầu
hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc. Cứ 1 kg
chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm với từ 20 đến 49 kg nước [1].
Lượng nước lớn này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho gia súc hay dùng để
rửa chuồng nuôi hành ngày… Việc sử dụng nước tắm cho gia súc hay rửa chuồng
làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý nước

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

10


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

thải sau này.
Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng
lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vơ cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp
chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi lợn còn chứa rất nhiều vi sinh vật,
ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng
và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo

ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và khơng
khí. Nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của phân,
nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức thu gom (số lần
thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hót phân hay khơng hót phân trước khi
rửa chuồng), lượng nước dùng tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả (A. Kigirov, 1982; G. Rheiheinmer,
1985…) trong phân, vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothris insidiosa có thể tồn
tại 92 ngày, Brucella 74 – 108 ngày, Samonella 6 – 7 tháng, virus lở mồm long
móng trong nước thải là 100 – 120 ngày. Riêng các loại vi trùng nha bào Bacillus
antharacis có thể tồn tại đến 10 năm, Bacillus tetani có thể tồn tại 3 – 4 năm. Trứng
giun sán với các loại điển hình như Fasciola hepatica, asciola gigantica, Fasciola
buski, Ascarisum, Oesphagostomum sp, Trichocephalus dentatus có thể phát triển
đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 8 ngày và tồn tại 5 – 6 tháng. Các vi trùng tồn tại
lâu trong nước ở vùng nhiệt đới là Samonella typhi và Samonella paratyphi, E. Coli,
Shigella, Vibrio comma, gây bệnh dịch tả [1]. Một số loại vi khuẩn có nguồn gốc từ
nước thải chăn ni có thể tồn tại trong động vật nhuyễn thể thuỷ sinh, có thể gây
bệnh cho con người khi ăn sống các loại sò, ốc hay các thức ăn nấu chưa được
chín kĩ.
Nước tiểu: Nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của lợn, chứa đựng nhiều
độc tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào mơi
trường có thể chuyển hố thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con người và mơi
trường.
Thành phần hóa học trong nước tiểu lợn được thể hiện qua bảng sau:
Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

11


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý


Bảng 1.2. Thành phần hóa học trong nước tiểu lợn [5]
(Trọng lượng lợn nuôi từ 70 –100 kg)
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị
6,77 – 8,19

pH
Vật chất khô

g/l

30,9 – 35,9

NH4

g/l

0,13 – 0,4

N tổng

g/l

4,90 – 6,63

Tro


g/l

8,5 – 16,3

Urê

g/l

123 - 196

Cacbonat

g/l

0,11 – 0,19

Thành phần chính của nước tiểu lợn là nước, chiếm 99% khối lượng. Ngoài
ra một lượng lớn nitơ (chủ yếu dưới dạng urê) và một số chất khống, các hormone,
creatin, sắc tố, axít mật và sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của lợn.
Trong tất cả các chất có trong nước tiểu, urê là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ
dàng bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy tạo thành khí amoniac gây mùi
khó chịu. Amoniac là một khi rất độc và thường được tạo ra rất nhiều từ ngay trong
các hệ thống chuồng trại, nơi lưu trữ, chế biến và trong giai đọan sử dụng chất thải.
Tuy nhiên nếu nước tiểu gia súc được sử dụng hợp lý hay bón cho cây trồng thì
chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng giàu nitơ, photpho và các yếu tố khác ở dạng
dễ hấp thu cho cây trồng. Thành phần nước tiểu thay đổi tùy thuộc loại gia súc, gia
cầm, tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu.
(3) Khí thải
Chăn nuôi lợn là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất. Theo

Hobbs và cộng sự (1995), có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn ni, điển
hình là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, indol, schatol mecaptan…và
hàng loạt các khí gây mùi khác [1]. Hầu hết các khí thải chăn ni có thể gây
Viện Khoa học và Cơng Nghệ Mơi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

12


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

độc cho gia súc, cho con người và môi trường.
Ở những khu vực chăn ni có chuồng trại thơng thống kém thường dễ tạo
ra các khí độc ảnh hưởng trực tiếp, gây các bệnh nghề nghiệp cho công nhân chăn
nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực chăn nuôi. Trừ
khi chất thải chăn nuôi được thu gom sớm, lưu trữ và xử lý hợp quy cách, ở điều
kiện bình thường, các chất bài tiết từ lợn như phân và nước tiểu nhanh chóng bị
phân giải tạo ra hàng lọat chất khí có khả năng gây độc cho người và vật nuôi nhất
là các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, tổn thương các niêm mạc, gây ngạt thở,
xẩy thai và ở trường hợp nặng có thể gây tử vong.
1.2.2. Tác động mơi trường
(1) Ơ nhiễm mơi trường nước
Chất thải chăn nuôi lợn chưa xử lý chưa hợp lý hay thải trực tiếp vào môi
trường nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hoà tan do cơ chế tự làm sạch nhờ vi sinh
vật hiếu khí, các vi sinh vật này sử dụng oxy để phân huỷ các hợp chất hữu cơ từ
phân và chất thải chăn nuôi. Thêm vào đó, trong chất thải chăn ni lợn hàm lượng
chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho cao gây hiện tượng phú dưỡng hoá ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống thuỷ sinh vật trong nguồn tiếp nhận. Đồng thời, nước là môi
trường đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sơi phát triển lan truyền các
vi sinh vật gây bệnh vốn hiện diện trong phân vật nuôi rất nhiều. Bên cạnh gây ô

nhiễm nguồn nước mặt, chất thải chăn nuôi thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm
sẽ gây ô nhiễm nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng nuôi gia súc
hay gần hố chứa nước thải khơng có hệ thống thốt nước an tồn.
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu ơ nhiễm của chất thải tính cho 1000kg trọng lượng lợn
nuôi [5]
Chỉ tiêu

Khối lượng (kg)

TS

11

BOD5

3,1

NH4-N

0,29

SS

0,27

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

13



Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

Ảnh hưởng các chất ô nhiễm đến môi trường nước:
- Chất hữu cơ: Trong thức ăn, một số chất không được lợn nuôi đồng hố và
hấp thụ nên bài tiết ra ngồi theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất.
Ngoài ra cịn có thức ăn thừa, ổ lót và xác động vật chết không được xử lý. Các chất
này dễ phân huỷ sinh học tạo ra các hợp chất như axít amin, chất béo, các khí gây
mùi hơi khó chịu.
Đa số các hợp chất như cacbonhydrat, protein, chất béo trong chất thải có
phân tử lượng lớn nên khơng thể thấm qua màng vi sinh. Để chuyển hóa các phân tử
này vi sinh vật phải phân hủy chúng thành những mảnh nhỏ để có thể thấm vào tế
bảo. Tùy theo điều kiện tồn tại của oxy có trong nước mà sản phẩm thu được khác
nhau như CO2, CH4, H2S, …
- Nitơ, phốt pho: Khả năng hấp thụ nitơ, phốt pho của lợn tương đối thấp nên
phần lớn lợn ăn vào được bài tiết ra ngoài. Cho nên hàm lượng nitơ, phốt pho trong
chất thải chăn nuôi lợn tương đối cao, nếu không được xử lý tốt sẽ gây hiện tượng
phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
+ Nitơ: Theo Jongbloes và Lenis (1992), đối với lợn trưởng thành, lượng nitơ được
vật ni ăn vào (100%) có 30% lượng nitơ tạo thành sản phẩm cho cơ thể, 70% bài
tiết thơng qua chất thải trong đó nước tiểu chiếm 50% và phân chiếm 20%. Tùy
theo thời gian và sự có mặt của oxy mà nitơ trong nước tồn tại ở dạng khác nhau
NH4+, NO2-, NO3-. Dựa vào các dạng nitơ trong nguồn tiếp nhận, có thể xác định
thời gian nước bị ơ nhiễm: Ở dạng amoniac thì nguồn tiếp nhận mới bị ô nhiễm,
nhưng ở dạng NO2- là nước bị ô nhiễm trong thời gian lâu hơn, và NO3- là nước bị ô
nhiễm trong thời gian dài [5] .
+ Phốt pho: Phốt pho được sinh ra trong quá trình tiêu thụ thức ăn của lợn ni
khơng tiêu hóa được, trong phân lợn, phốt pho chiếm 0,25 – 14% và một ít trong
nước tiểu và xác chết của vật nuôi [5].
Là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của rong tảo và các thủy sinh.

Trong nước thải chăn nuôi, phốt pho tồn tại ở dạng gốc phốt phát. Phốt phát không
độc hại cho người, nhưng là chỉ tiêu để giám sát mức độ chuyển hóa chất ơ nhiễm
của các cơng trình xử lý có hệ thống hồ sinh vật và cây thủy sinh.
Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

14


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

- Vi sinh vật: Nước thải cuốn theo phân chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như
salmonela, shigella,… gây bệnh dịch tả, bệnh giun sán, gây bệnh tiêu chảy,…chúng
lan truyền bệnh qua nguồn nước mặt, nước ngầm, đất hay rau quả nếu sử dụng nước
nhiễm vi sinh để tưới cây.
Với điều kiện môi trường chuồng trại kém vệ sinh, có độ ẩm cao, đặc biệt là
nơi nước đọng nhiều ngày hay các mương dẫn thải, nơi thu gom lưu giữ, nơi xử lý
chất thải, thì rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Một số vi sinh vật gây bệnh trong phân lợn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.4. Một số vi sinh vật gây bệnh trong phân lợn [5]
Điều kiện bị diệt
Tên vi sinh vật

Khả năng gây bệnh

Nhiệt độ
(0C)

Thời gian
(phút)


Salmonella Typhi

Sốt thương hàn

60

30

Salmonella Typhi A& B

Phó thương hàn

55

30

Shigella spp

Lỵ

55

60

Vibrio cholerae

Tả

55


60

Escherichia coli

Viêm dạ dày, viêm ruột

55

60

Hepatite A

Viêm gan

55

3-5

Teania saginata

Sán

50

3-5

Micrococus

Ung nhọt


54

10

Streptococus

Làm mủ

50

10

Ascaris lumbricoides

Giun đũa

50

60

Mycobacterium

Lao

60

20

Tubecudsis


Bạch hầu

55

45

Diptheriac

Sởi

45

10

Corynerbacterium

Bại liệt

65

30

Giardia lamblia

Tiêu chảy

60

30


Tricluris trichiura

Giun tóc

60

30

(2) Ơ nhiễm mơi trường khơng khí

Viện Khoa học và Cơng Nghệ Mơi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

15


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

Khí sinh ra trong chăn ni lợn là do q trình hơ hấp của lợn hay phân hủy
vi sinh vật các chất thải của lợn nuôi hay thức ăn thừa,…Tùy theo điều kiện nhiệt
độ bên ngoài, phương thức thu gom, bảo quản, xử lý chất thải mà các loại khí sinh
ra với nồng độ khác nhau, khí thường gặp trong chăn nuôi là CH4, CO2, H2S,....những

khí này ảnh hưởng đến sinh trưởng và kháng bệnh của động lợn ni.

Ngồi ra cịn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Theo O‫ ׳‬Neil và Philips
(1992) có 168 hợp chất gây mùi trong chăn ni [5]
Bảng 1.5. Đặc điểm, tác hại các khí sinh ra từ q trình phân hủy phân lợn [5]


Khí

Mùi

Đặc điểm

Giới hạn
tiếp xúc

Tác hại

(ppm)

NH3

CO2

H2S

CH4

Hăng,
sốc

Không
mùi

Nhẹ hơn không khí, sinh ra từ
hoạt động của vi sinh vật kỵ khí
và hiếu khí, tan trong nước

Nặng hơn không khí, tan tốt trong
nước, sinh ra từ hoạt động của vi
sinh vật kỵ khí và hiếu khí

Trứng Nặng hơn không khí, ngưỡng
thối nhận biết mùi thấp, tan trong nước
Nhẹ hơn không khí rất nhiều,
Không
không tan trong nước, sản phẩm
mùi
của hoạt động phân hủy kỵ khí

20

Kích thích mắt và đường
hơ hấp trên, gây ngạt ở
nồng độ cao, dẫn đến
tử vong

1000

10

Gây uể oải, nhức đầu, có
thể gây ngạt, dẫn đến tử
vong ở nồng độ cao
Là khí độc, gây nhức
đầu, buồn nôn, bất tỉnh,
chóng mặt, tử vong


1000

Gây nhức đầu, ngạt. Có
thể gây nổ ở nồng độ 515% trong khơng khí

Có gần 200 chất tạo mùi trong chất thải chăn nuôi lợn, là hỗn hợp phức tạp
của nhiều khí, hơi và bụi được tạo ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong
phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa, phụ phẩm của chế biến thực phẩm dùng cho

Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

16


Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn một huyện
của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp quản lý

gia súc. Ngoài ra mùi còn phát sinh từ xác lợn chết chưa chôn ngay hay mùi do
phun thuốc khử trùng chuồng trại hay nơi chứa phân.
Ngồi mùi, trong khơng khí chuồng ni cịn có bụi phát sinh từ thức ăn,
phân, cơ thể lợn ni. Nó tác hại trực tiếp đến sức khỏe người chăn ni và vật
ni, bên cạnh đó bụi cịn là phương tiện vận chuyển vi sinh vật hô hấp gây dị ứng,
xáo trộn hô hấp, nguy hiểm nhất là bụi có kích thước nhỏ hơn 5μm.
(3) Ơ nhiễm mơi trường đất
Chất thải chăn nuôi lợn chứa lượng lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học, chủ yếu là các chất dinh dưỡng giàu nitơ, phốt pho. Đây là nguồn phân bón
giàu dinh dưỡng nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu, nếu bón khơng hợp lý hoặc
phân tươi, cây trồng khơng hấp thu hết, chúng sẽ tích tụ lại làm bão hòa hay quá bão
hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái đất, thối hóa đất. Hơn
nữa, nitrat và phốt phát dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm nguồn nước.

Ngoài ra, nếu trong đất chứa một lượng lớn nitơ, phốt pho sẽ gây hiện tượng
phú dưỡng hóa hay lượng nitơ thừa được chuyển hóa thành nitrat làm cho nồng độ
nitrat trong đất tăng cao, sẽ gây độc cho hệ vi sinh vật đất cũng như cây trồng, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật ưa nitơ, phốt pho phát triển, hạn chế
chủng loại vi sinh vật khác gây mất cân bằng hệ sinh thái đất.
Bên cạnh đó trong phân tươi của lợn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng
có thể tồn tại và phát triển trong đất, nếu dùng phân tươi bón cho cây trồng sẽ làm
vi sinh vật phát tán đi khắp nơi tạo nguy cơ nhiễm bệnh cho người và vật nuôi.
Phốt pho trong mơi trường đất có khả năng kết hợp với Ca, Cu, Al,…thành
các chất phức tạp, khó có thể phân giải, làm cho đất cằn cỗi, ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của thực vật.
Thêm vào đó việc bổ sung các chất kích thích sinh trưởng (một số kim loại
nặng) trong thành phần thức ăn vật nuôi, khi các chất này được thải ra cùng phân và
nước tiểu, dần dần đất trồng trọt được bón loại phân này có thể dẫn tới tích tụ một
lượng lớn các kim loại trong đất. Nếu kéo dài các kim loại này sẽ tích lũy, làm thay
đổi tính chất hóa lý, phá hoại kết cấu đất, làm đất nghèo nàn, hạn chế sự phát triển
Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường (INEST) Đại Học Bách khoa Hà Nội.

17


×