Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

QUỸ BHXH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA TỔ CHỨC ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.74 KB, 16 trang )

QUỸ BHXH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA TỔ CHỨC ĐẦU TƯ TĂNG
TRƯỞNG QUỸ BHXH
1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của Quỹ BHXH
1.1.1. Khái niệm quỹ BHXH.
Con người sinh ra, lớn lên, hình thành nhân cách và trưởng thành, có sức lao
động và được tham gia lao động, tạo thu nhập, là quá trình lao động không ngừng,
vừa lao động nuôi sống bản thân vừa góp phần làm giàu cho xã hội. Trong quá
trình lao động sinh tồn, phát triển ấy, người lao động luôn phải gánh chịu và đương
đầu với vô vàn các rủi ro. Những rủi ro đo có thể làm cho người lao động mất khả
năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn, mất nguồn sống hoặc thậm chí chết người,
con cái mất nơi nương tựa, hoặc lúc về già không còn khả năng lao động để có thu
nhập đảm bảo cuộc sống. Do đó để có thu nhập duy trì ổn định cuộc sống của bản
thân và gia đình họ khi gặp rủi ro hay lúc tuổi già tất yếu phải lập quỹ dự trữ bảo
hiểm thích hợp và đủ lớn. Mặt khác do quy luật bảo toàn nòi giống, duy trì lực
lượng lao động cho tương lai của xã hội, những người lao động nữ còn có nghĩa vụ
làm mẹ, sinh con, chăm sóc con khi ốm đau… điều đó còn đòi hỏi phải có dữ trữ
bảo hiểm. Như vậy việc tạo lập quỹ dự trữ bảo hiểm cho người lao động những lúc
rủi ro, bất ngờ hay lúc tuổi già, về hưu là một tất yếu khách quan.
Quỹ bảo hiểm xã hội là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người
tham gia bảo hiểm xã hội hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung nhằm chi trả cho
những người được bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau. Trước
hết, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà
nước. Đây là nguồn lớn nhất và cơ bản nhất của quỹ bảo hiểm xã hội. Thứ hai, là
phần tăng thêm do hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ mang lại. Thứ ba, là
phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ và BHXH và
nguồn vốn khác.
Quỹ BHXH chủ yếu được sử dụng để chi trả cho các mục đích sau: Trả trợ
cấp cho các chế độ BHXH; chi phí cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp;
Chi phí bảo đảm các cơ sở vật chất cần thiết và chi phí quản lý khác.


1.1.2. Đặc trưng cơ bản của quỹ Bảo hiểm xã hội
- Mục đích của quỹ bảo hiểm xã hội là huy động sự đóng góp của người lao
động, người sử dụng lao động và Nhà nước, tạo lập quỹ tài chính để phân phối sử
dụng nó, đảm bảo bù đắp một phần cho người lao động khi có những sự cố bảo
hiểm xất hiện như: ốm đau, tai nạn, hưu trí, thất nghiệp… làm giảm hoặc mất hẳn
các khoản thu nhập thường xuyên từ lao động, nhằm duy trì và ổn định cuộc sống
của họ. Như vậy hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội không phải vì mục đích lợi
nhuận mà vì phúc lợi, quyền lợi của người lao động, của cả cộng đồng. Thông qua
đó, xã hội được ổn định hơn, hạn chế được những tiêu cực và tạo điều kiện tốt hơn
để xã hội phát triển. Đây chính là mục tiêu xã hội của bất kỳ một hệ thống BHXH
nào. Chính mục tiêu này là điều kiện đầu tiên đảm bảo sự phát triển của quỹ bảo
hiểm xã hội nói riêng và hệ thống bảo hiểm xã bội nói chung. Bởi vì, hoạt động
BHXH nếu vì mục tiêu kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng quyền lợi của người lao động -
người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị hạn chế và khi đó người lao động - đối
tượng hoạt động của bảo hiểm xã hội sẽ kém tin tưởng vào bảo hiểm xã hội - tổ
chức được coi là đại diện của Nhà nước. Khi BHXH không còn đối tượng hoạt
động, điều dễ hiểu là hệ thống BHXH cũng không còn tồn tại và phát triển. Do đó,
trong quá trình phát triển người ta luôn coi mục tiêu xã hội là kim chỉ nam cho hoạt
động BHXH.
Như vậy, mục tiêu hoạt động của BHXH là mục tiêu xã hội, còn phương tiện
hoạt động của BHXH là phương tiện kinh tế. Tôn trọng nguyên tắc này sẽ đảm bảo
cho hoạt động BHXH tranh được sự xuất hiện hai thái cực hoặc là quỹ BHXH trở
thành quỹ từ thiện, hoặc là sẽ trở thành phương tiện vật chất kinh doanh thuần tuý.
Cả hai thái cực này đều làm cho quỹ BHXH nói riêng và hệ thống BHXH nói
chung không thực hiện được chức năng xã hội của mình và có ảnh hưởng trực tiếp
đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
- Về bản chất, quỹ BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội.
+ Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người
lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc rủi ro xã hội.
+ Về mặt xã hội, do có sự “san sẻ rủi ro” của BHXH, người lao động chỉ

phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã
hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn để trang trải những rủi ro xảy ra. Ở đây,
BHXH thực hiện nguyên tắc “ lấy của số đông bù trù cho số ít” điều này thể hiện
sự tương thân, tương ái lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội.
- Quá trình phân phối và sử dụng được chia làm hai phần:
+ Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn, mức độ bồi hoàn
phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH, Vì vậy có thể nói rằng, quỹ BHXH
là một quỹ “tiết kiệm dài hạn” (bắt buộc hoặc thoả thuận) đòi hỏi người lao động
phải đóng góp đều đặn liên tục mới đảm bảo nguồn chi trả. Nó chỉ khác với quỹ
tiết kiệm là không được rút tiền ra trước lúc nghỉ hưu. Nhưng nó lại tạo điều kiện
cho việc đầu tư dài hạn để bảo toàn và phát triển quỹ BHXH.
+ Phần thực hiện các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang
tính chất không bồi hoàn. Nghĩa là khi người lao động đang trong quá trình lao
động không bị ốm đau, tai nạn… thì không được bồi hoàn; khi bị ốm đau tai nạn
thì được bồi hoàn, mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức độ ốm đau, tai nạn… Phần
này phản ánh tính chất cộng đồng của quỹ BHXH. Vì vậy, để đảm bảo cho quá
trình sản xuất phát triển bình thường và góp phần thực hiện an toàn xã hội, đòi hỏi
không chỉ người lao động mà còn cả người sử dụng lao động và Nhà nước có trách
nhiệm đóng góp và tổ chức quản lý quỹ BHXH.
- Sự tổ chức và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào điều kiện phát triển
kinh tế, xã hội của từng quốc gia. BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng
hoá. Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó
thì hệ thống BHXH có điều kiện ra đời và phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho
rằng, sự ra đời và phát triển của BHXH nói chung và quỹ BHXH nói riêng phản
ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân
dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh. Ngược lại kinh tế
càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH càng mở rộng,
các hình thức BHXH ngày càng phong phú. Vì vậy việc vận dụng và thực hiện các
chế độ BHXH do Tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị hoàn toàn phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước, để vừa ổn định đời sống của

người lao động, vừa ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tuỳ theo mô hình quản lý BHXH của từng nước, quỹ BHXH có thể bao
gồm nhiều quỹ thành phần như quỹ BHXH cho các chế độ BHXH dài hạn, quỹ
BHXH cho các chế độ BHXH ngắn hạn hoặc có nước chia ra từng loại quỹ như:
quỹ bảo hiểm hưu trí, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm ốm đau… Tuy
nhiên dù được tổ chức như thế nào thì quỹ BHXH cũng nhằm mục đích chủ yếu là
chi trả trợ cấp các chế độ BHXH cho những trường hợp được bảo hiểm. Ngoài ra
quỹ BHXH còn phải trang trải cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp và các
chi phí quản lý khác.
1.1.3. Vai trò của quỹ Bảo hiểm xã hội
Trong nền kinh tế thị trường việc tạo lập quỹ BHXH có vai trò rất to lớn và
thể hiện trên các mặt sau đây:
- Về chính trị xã hội, việc hình thành quỹ BHXH tạo ra hệ thống an toàn xã
hội. Bởi vì, khi người lao động mất việc làm, hoặc không còn khả năng lao động
phải nghỉ việc, nếu không còn nguồn tài chính đảm bảo cho họ khi mất thu nhập
thì có thể đưa họ tới con đường tệ nạn xã hội… Tệ nạn xã đó là nguyên nhân làm
Những người thiếu vốn
-Cá nhân-Người SDLĐ-Đối tượng khác
Đóng góp
Quỹ BHXH
VỐN
Thị trường tàichính
VỐN VỐN
cho xã hội đó mất ổn định về kinh tế, rối ren về mặt chính trị và làm suy yếu đất
nước. Nhưng nếu có BHXH chi trả cho họ khi gặp rủi ro để duy trì cuộc, thì những
hiện tượng tiêu cực xã hội sẽ được hạn chế. Trên giác độ đó có thể nói rằng thông
qua việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ BHXH góp phần tạo lập hệ thống an
toàn chính trị - xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội.
- Về kinh tế, quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập ngoài ngân sách nhà
nước do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp nhằm phân phối lại theo luật định

cho mọi thành viên khi bị ngừng hay giảm thu nhập gây ra bởi tạm thời hay vĩnh
viễn mất khả năng lao động… Thông qua quá trình phân phối lại quỹ BHXH góp
phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn xã hội về kinh tế cho người được bảo
hiểm trong xã hội trước những trắc trở rủi ro. Mặt khác với chức năng phân phối
lại theo nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít”, BHXH góp phần ổn định và
thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích động viên người lao động an tâm sản
xuất.
- Về thị trường tài chính, những khoản đóng góp của các chủ thể tham gia
quỹ phần lớn được tích tụ, mà không phải ngay lập tức chi trả trợ cấp do tính chất
đặc thù của rủi ro mà người lao động gặp phải là “sự xuất hiện của rủi ro là trong
tương lai”. Cùng với nguyên tắc “có rủi ro mới chi trả”, đặc thù này đã làm cho các
khoản đóng góp BHXH trở nên nhàn rỗi. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn tài
chính nhàn rỗi đó của BHXH sẽ được chuyển vào thị trường tài chính như một sự
vận động tất yếu. Sự vận động của quỹ BHXH vào thị trường tài chính có thể được
mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sự vận động của quỹ BHXH vào thị trường tài chính:
Trên thị trường tài chính, quỹ BHXH thực hiện mua bán các công cụ tài
chính như các loại trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán tiền tệ… Như vậy, thông qua
hoạt động đầu tư tài chính của quỹ, các khoản đóng góp BHXH đã được chuyển
hoá thành vốn cung cấp cho người thiếu vốn trên thị trường. Với vai trò này, quỹ
BHXH được xếp vào các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng. Chu trình tài
chính của quỹ BHXH là chu trình tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị
trường tài chính.
Quá trình tham gia của quỹ BHXH vào thị trường tài chính được thực hiện
trên hai thị trường: Sơ cấp và thứ cấp. Trên thị trường tài chính sơ cấp, việc mua
bán chứng khoán phát hành lần đầu của quỹ BHXH sẽ làm tăng quy mô vốn đầu tư
cho thị trường. Còn trên thị trường thứ cấp, hoạt động mua bán các công cụ tài
chính nhằm tìm kiếm lợi ích của quỹ sẽ góp phần tăng tính thanh khoản cho thị
trường.
Hoạt động tích cực của quỹ BHXH sẽ không chỉ có tác dụng tài trợ vốn cho

nền kinh tế, mà còn làm giảm rủi ro thanh khoản và chuyển hóa tốt hơn thời hạn
của công cụ tài chính.
Như vậy BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể
thiếu của mỗi quốc gia nhằm góp phần làm vững chắc thể chế chính trị, ổn định
đời sống kinh tế - xã hội và làm lành mạnh hoá thị trường tài chính.
1.2. Đầu tư tăng trưởng quỹ: tính tất yếu trong hoạt động của quỹ BHXH
1.2.1.Khái niệm của đầu tư
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước hoạt động đầu tư có
một vị trí vô cùng quan trọng. Hoạt động đầu tư có đặc điểm là thường sử dụng

×