Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN QUA KBNN SẦM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.81 KB, 18 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN QUA KBNN SẦM SƠN.
3.1. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sầm
Sơn trong 2 năm (2002 - 2003).
3.1.1. Kết quả kiểm soát chi.
Luật NSNN ra đời và sửa đổi là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước
tới nay trong phạm vi quản lý và điều hành quỹ NSNN. Ngoài ra việc ban hành
thông tư 40/1998 – TC/BTC, Thông tư 81/2002 ngày 16/9/2002, Công văn 287
ngày 06/4/1998 là những cơ sở pháp lý để thực hiện kiểm soát chi qua KBNN.
Luật NSNN quy định tất cả các khoản chi NSNN phải kiểm soát chặt chẽ từ
khâu lập tự toán, chấp hành và quyết toán NSNN.
Việc quản lý các khoản chi NSNN là trách nhiệm của tất cả các cấp, các
ngành, các đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh
phí NSNN.
Công tác kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của NSNN qua
KBNN, đây là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các ngành, các cấp, các đơn
vị...
Tuy nhiên, với ý thức trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và nhân dân với tinh
thần kiên trì phấn đấu thực hiện những quy định của luật NSNN, nên qua 2 năm
(2002 - 2003) thực hiện đã đạt được một số kết quả như sau:
+ Đối với hệ thống KBNN: Thông qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Kho bạc không phải bận rộn cung ứng tiền mặt cho các đơn vị sử dụng NSNN rút
về dự trữ để chi tiêu trước đây. KBNN Sầm Sơn thực hiện được việc điều hoà tiền
mặt để cung cấp đầy đủ kịp thời cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị.
Khi thực hiện việc kiểm soát chi đã kéo gần lại sự chênh lệch số thực rút NS với số
thực chi của đơn vị có điều kiện ngăn chặn hiện tượng chạy dồn kinh phí cuối năm,
cuối quỹ đồng thời góp phần quản lý phương tiện thanh toán, tăng cường sử dụng
các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tiếp đến người cung
cấp hàng hoá dịch vụ, từ đó làm lành mạnh hoá hoạt động tiền tệ – thanh toán.
+ Đối với các khoản chi thường xuyên:
Như phần trên đã phân tích, thi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất trong


tổng số chi NSNN trên địa bàn.
Hầu hết các khoản chi cho đơn vị hành chính sự nghiệp được cấp thoát bf
phương thức cấp phát, hạn mức kinh phí theo từng cấp. Chương, loại, nhóm, tiến
nhóm mục, tiến mục cho các đơn vị chủ quản (Bộ, Sở) hay gọi là đơn vị dự toán
cấp 1 của NSNN.
Tiền lương, các khoản có tính chất lương, học bổng, sinh hoạt phí chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi ngân sách chi hạn mức kinh phí. Tuy vậy, từ khi KBNN
thực hiện kiểm soát chi khoản chi này đã được kiểm soát chặt chẽ. Trước đây đối
với khoản chi này, chỉ cần có kế hoạch tiền mặt được duyệt thì kế toán viên phải
thực hiện xuất quỹ ngân sách, hiện nay hàng tháng, KBNN chỉ chi tối đa bằng tổng
quỹ lương, học bổng, sinh hoạt phí do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đã
đăng ký tại các đơn vị KBNN.
Vậy ta thấy kết quả lớn nhất ở đây là KBNN Sầm Sơn không phải bận rộn
công việc cung ứng lần tiền mặt cho các đơn vị sử dụng NSNN rút về dự tữ để chi
tiêu dần như trước.
Đối với các khoản mua sắm dụng cụ, phương tiện làm việc, sửa chữa TSCĐ
KBNN Sầm Sơn tiến hành kiểm tra dự toán: hợp đồng mua bán, phiếu báo giá của
đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ, hóa đơn bán hàng... trước khi xuất quỹ cho đơn
vị thụ hưởng, với những khoản chi có giá trị lớn KBNN còn kiểm tra cả hồ sơ biên
bản đấu thầu. Toàn bộ số hạn mức kinh phí còn lại đến hết ngày 31/12 KBNN đều
tiến hành huỷ bỏ trừ các trường hợp đặc biệt do cơ quan tài chính được phép
chuyển sang quý I năm sau để chi.
Đối với các cơ quan Đảng, Đoàn thể, Hội quần chúng, lực lượng vũ trang
được cơ quan tài chính cấp phát chủ yếu bằng lệnh chi tiền căn cứ vào lệnh chi
tiền, KBNN kiểm tra tính chất pháp lý của lệnh chi tiền và xuất quỹ ngân sách đưa
vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại KBNN, khi đơn vị thụ hưởng có nhu cầu
chi tiêu, đơn vị sẽ xin rút tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của
mình. Lúc này KBNN kiểm tra tính chất pháp lý của các thủ tục chuyển khoản hay
rút tiền mặt như mẫu dấu, chữ ký của người có thẩm quyền đã đăng ký tại KBNN.
Đối với các khoản chi trả tiền thông tin, tuyên truyền liên lạc, dịch vụ công

cộng, KBNN đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát chứng từ, hồ sơ và điều kiện chi theo
quy định và thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá.
+ Đối với đơn vị sử dụng kinh phí thường xuyên của NSNN:
KBNN Sầm Sơn thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN đến từng
mục chi. Bước đầu đã sớm nắm các đơn vị thụ hưởng NSNN đi vào nề nếp. Luật
NSNN đã từng bước đi vào cuộc sống và làm thay đổi cách quản lý quỹ NSNN của
các đơn vị sử dụng NSNN. Các đơn vị luôn quan tâm đến sự chi tiêu của mình theo
đúng dự toán chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước trước khi ra lệnh chuẩn
bị NSNN, là người chịu trách nhiệm đầy đủ và sự chi tiêu của mình trước Nhà
nước. Quá trình kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách của hệ thống KBNN
đơn vị đã chủ động và an tâm hơn đối với những khoản chi đã được chấp nhận
thanh toán.
+ Đối với NSNN:
Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN vốn NSNN không lãng phí như
trước, tồn quỹ NSNN ít bị phân tán và tồn đọng ở các đơn vị trong khi ngân sách
lại không đủ điều kiện thực hiện những nhiệm vụ chi tiêu khác phải đi vay, rồi trả
lại.. Đồng thời các khoản chi thường xuyên NSNN được rút ra KBNN (khỏi quỹ
NSNN) dù tạm ứng hay thực chi đều có mục tiêu rõ ràng, đều được xác định về
định lượng và định tính, được cơ quan KBNN thay mặt đối với đơn vị sử dụng
NSNN thanh toán trực tiếp đến người cung cấp hàng hoá, lao vụ hoặc người nhận
thầu.
Mặt khác thông qua kiểm soát chi thường xuyên phát hiện được nguồn thu
NSNN. Góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế đất nước, góp phần thắng lợi vào
công cuộc xây dựng CNH – HĐH đất nước.
3.1.2. Những tồn tại trong công tác kiểm soát chi thường xưyên NSNN qua KBNN
Sầm Sơn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình kiểm soát chi theo
luật, KBNN Sầm Sơn còn một số vướng mắc và tồn tại:
Thứ nhất, KBNN phải kiểm tra, đối chiếu các khoản chi với các cơ quan
được duyệt. Nhưng thực ra KBNN không được tham gia với các cơ quan khác

trong việc lập dự toán chi NSNN. Mặt khác kế hoạch chi NSNN không được lập
chi tiết cho từng loại chi, từng đơn vị thụ hưởng nên không biết những khoản chi
phí nào nên duy trì, khoản chi phí nào tăng lên và cắt giảm so với năm trước.
Chính vì vậy khi cơ quan chủ quản làm nhiệm vụ phân khai kế hoạch đến từng đơn
vị sử dụng đã gặp nhiều khó khăn và luôn trong tình trạng bị ứ đọng. Đến lượt cơ
quan sử dụng vốn ngân sách bị đọng trong việc chi tiêu, có khoản cần chi nhiều
hơn so với dự toán được duyệt, có khoản thì có trong dự toán nhưng lại không chi
hết. Vì vậy các đơn vị đã dchr các khoản chi như trên được Bộ Tài chính cho phép
nên bắt buộc các đơn vị KBNN phải làm, không thể từ chối được. Như vậy do
công tác lập dự toán không tuân theo đúng quy trình mà KBNN phải tăng thêm
công việc. Là đơn vị không tham gia xây dựng dự toán chi NSNN làm nhưng vẫn
phải theo dõi, kiểm tra các khoản chi có trong dự toán được duyệt. Nếu Sở tài
chính vật giá sau khi xây dựng dự toán được duyệt mà không có gì đáng nói. Vì
vậy để kiểm tra được điều kiện có trong dự toán các đơn vị KBNN phải xin bản dự
toán được phân bổ của các đơn vị thụ hưởng.
Thông thường thì bản dự toán của các đơn vị thụ hưởng không khớp về
mục chi so với dự toán của cơ quan tài chính cho nên khi quyết toán các đơn vị
KBNN phải tiến hành điều chỉnh lại cho đúng.
Thứ hai, Tồn tại về điều kiện dự toán chi NSNN được duyệt: Vấn đề tồn tại
lớn nhất hiện nay là dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách được duyệt rất
chậm, dự toán ban đầu các đơn vị lập không sát thực tế, chưa áp dụng các chế độ,
tiêu chuẩn, định mức làm căn cứ tính toán, vì vậy dự toán được duyệt không đảm
bảo làm căn cứ cấp phát, thanh toán. Việc thực hiện cấp phát kinh phí của cơ quan
gtài chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách chưa theo đúng dự toán được duyệt,
về mặt thời gian xin rút tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản gửi của mình.
Lúc này KBNN kiểm tra tính chất pháp lý của các thủ tục chuyển khoản hay rút
tiền mặt như mẫu dấu, chữ ký của người có thẩm quyền đã đăng ký tại KBNN.
Thứ ba, Một số mục chi thông tư số 40/1998/KT/BTC về hướng dẫn chế độ
quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Cơ quan KB chỉ
kiểm tra trên bảng kê chứng từ thanh toán của đơn vị. Nội hàm của bảng kê không

thể thay thế chứng từ, bảng kê không chứa đầy đủ các thông tin để Kho bạc Nhà
nước căn cứ vào đó kiểm soát các điều kiện về định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chính
vì vậy việc kiểm soát trên bảng kê chỉ là thủ tục hành chính không cần thiết làm
rườm rà thêm các thủ tục về chi ngân sách, xét đến cùng thực chất của sự kiểm soát
qua bảng kê chứng từ chính là sự chối bỏ nhiệm vụ kiểm soát hết sức quan trọng
mà Chính phủ giao cho ngành KBNN đó là người chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm
soát các khoản chi NSNN bảo đảm phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Mặt
khác một số khoản chi như mua sắm tài sản, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ... KBNN
mới chỉ được phép kiểm tra trên các hợp đồng mua bán, hoá đơn, phiếu báo giá...
mà thôi. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán rất đa dạng và phong
phú nên đường, hoá đoan, phiếu báo giá chưa phải là căn cứ, cơ sở chính xác
chứng minh cho việc thực tế chi tiêu của đơn vị.
Nhất là hiện nay hoá đơn mua hàng đều không phải là hoá đơn đỏ do Bộ
Tài chính ban hành. Cũng có những đơn vị khi mua bán chỉ viết hoá đơn tay, nhất
là mua hàng của nông dân, không đủ giá trị pháp lý để thanh toán nhưng vẫn được
thanh toán. Ngoài ra do giá cả trên thị trường mỗi nơi mỗi khác, mà Nhà nước thì
chưa thể ban hành giá thống nhất cho tất cả các mặt hàng, cho nên có nhiều đơn vị
khi mua hàng hoá, dịch vụ ghi hoá đơn cao hơn giá thực tế và bằng những thủ
thuật chỉ ghi phần thanh toán với đơn vị, còn phần có cơ quan thuế quản lý thì lại
ghi thấp hơn so với giá thực tế. Số tiền chênh lệch trên chắc chắn các đơn vị, cá
nhân bỏ túi dùng riêng. Và dù có biết rằng còn rất nhiều sơ hở như trên, KBNN
vẫn phải thanh toán cho đơn vị.
Thứ tư, Thẩm quyền của ngành tài chính chồng chéo ở phương diện nào đã
giảm hiệu lực về kiểm soát chi của KBNN. Khi thực hiện kiểm soát chi trong quá
trình thanh toán ngân sách, Kho bạc từ chối những khoản chi không đúng dự toán
chế độ, tiêu chuẩn định mức, nhưng nếu cơ quan tài chính chấp nhận vẫn được
quyết toán. Trái lại, những khoản KBNN đã chấp nhận thanh toán, hạch toán vào
ngân sách cơ quan tài chính không đồng ý thì đơn vị không được quyết toán.
Thứ năm, Đội ngũ cán bộ kiểm soát chi trình độ còn hạn chế, chưa tinh
thông nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác nghiệp vụ kinh

doanh chi.
Thứ sáu, Với khoản chi lương và mang tính chất lượng: chi lương hiện nay
về việc quản lý quỹ tiền lương tuy đã được tiến hành kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ
qua chi trả trực tiếp đến từng đối tượng thụ hưởng, nhưng vẫn còn một số đơn vị
khi được duyệt quỹ lương do được tăng biên chế, tăng lương, nâng bậc thì yêu cầu
KBNN điều chỉnh, trong khi đó nếu giảm quỹ lương thì lại thông báo cho cơ quan
Kho bạc Nhà nước biết để điều chỉnh giảm. Một số đơn vị phụ cấp ca ba, độc hại,
phẫu thuật... là những khoản cố định nhưng tài chính lại cấp, kế hoạch tiền lương
không duyệt những khoản phụ cấp này mà thường duyệt riêng cho từng thời điểm
nên KBNN thiếu căn cứ chi trả, kế hoạch tiền lương phải lập ngay từ đầu năm,
phải gửi cho KBNN làm căn cứ chi trả nhưng có nhiều nguyên nhân, có nơi gửi
sớm, có nơi gửi muộn, do vậy KBNN phải chi theo số kế hoạch năm trước, nên
hiện tượng thừa thiếu lương do kế hoạch thay đổi để xảy ra việc theo dõi chi trả
thực hiện thiếu căn cứ đối chiếu, kiểm tra do việc vào số liệu chưa thống nhất, mặc
dù chưa được duyệt kế hoạch chi lương mới, nhưng có đơn vị đã lấy khoản chi
khác để truy lĩnh lương trước hàng tháng, nguồn chi này lấy chi cho nguồn chi
khác gây xáo trộn trong tổ chức chi trả và tiền lương thất thoát xảy ra là điều dĩ
nhiên. Cũng có trường hợp cơ quan tài chính do tinh thần làm việc thiếu trách
nhiệm đã lập thông báo hạn mức kinh phí không đủ đơn vị chi lương cho cán bộ
công đoàn nhân viên cuối tháng, từ đó đã làm cho KBNN khó khăn trong việc chi
trả.
Thứ bảy, Do cơ chế quản lý đang trong thời kỳ hoàn thiện và sửa đổi cho
nên căn cứ để thực hiện việc kiểm soát chi cũng còn có những điểm bất cập cần
phải hoàn thiện: Phân ông trách nhiệm giữa các cơ quan trong công tác kiểm soát
chi, về hệ thống tiêu chuẩn, định mức, về lập dự toán...
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại.
Những tồn tại trên đây do rất nhiều nguyên nhân, nhưng có những nguyên
nhân cơ bản sau:
- Hệ thống pháp luật về ngân sách Nhà nước hiện hành tuy đã có nhiều sửa
đổi, bsu nhưng vẫn đang trong tình trạng lạc hậu, chắp vá không đồng bộ. Có nhiều

văn bản sửa đổi, bổ xung. Chính vì vậy mà các cơ quan tài chính, KBNN, cơ quan
chủ quản và đơn vị thụ hưởng đều cảm thấy lúng túng khi thi hành những quy định
của Nhà nước về quản lý, cấp phát, kiểm soát chi NSNN.

×