Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.33 KB, 19 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ
TIỀN LƯƠNG
I. Quản lý lao động và tiền lương trong doanh nghiệp.
1. Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động.
1.1. Khái niệm quản lý lao động
Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ chức
nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục
đích tạo ra và đảm bảo lợi ích chung của cả tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp được đặt trong một bối cảnh cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy, để có
thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển, doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó công việc quan trọng phải quan
tâm hàng đầu là quản trị lao động. Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu
công tác quản lý lao động không được chú ý đúng mức, không được thường xuyên
hoàn thiện và cải tiến. Một doanh nghiệp dù có điều kiện thuận lợi trong kinh
doanh, có đầy đủ điều kiện vật chất và kỹ thuật để kinh doanh có lãi, một đội ngũ
công nhân viên đủ mạnh nhưng khoa học quản lý không được áp dụng một cách có
hiệu quả thì doanh nghiệp đó cũng không thể tồn tại và phát triển được.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển đổi từ nền kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm cho những mối
quan hệ giữa con người ngày càng trở nên phức tạp. Nhiệm vụ của quản lý lao
động là điều hành chính xác, trọn vẹn các mối quan hệ ấy để sản xuất được tiến
hành liên tục, nhịp nhàng và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, vai trò của quản lý lao
động đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Quản lý lao động là một bộ phận
không thể tách rời của quản trị sản xuất kinh doanh; nó hướng tới mục đích củng
cố, duy trì đầy đủ số lượng cũng như chất lượng của người lao động ở mức cần
thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra, tìm kiếm và phát triển những hình
thức, phương pháp tốt nhất để con người có thể đóng góp nhiều sức lực phục vụ
cho các mục tiêu của tổ chức đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng
chính bản thân con người. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người là mục tiêu
của quản lý lao động.
1.2. Các quan điểm về quản lý lao động trong doanh nghiệp


Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với chính sách “ đổi mới “ hội nhập
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Yếu tố con người, yếu tố trí tuệ được
đề cao hơn yếu tố vốn và kỹ thuật, trở thành nhân tố quyết định tới sự thành bại
của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu về trình độ và năng lực của con người của
mỗi doanh nghiệp cũng khác trước. Mọi doanh nghiệp ở mức tối thiểu dều yêu cầu
đội ngũ công nhân viên của mình hoàn thành nhiệm vụ, tiêu chuẩn định mức đặt ra,
chấp hành những chính sách, những quy định của công ty.
Tuy vậy, thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng yêu cầu đội ngũ nhân lực
của mình nhiều hơn mức tối thiểu. Doanh nghiệp không chỉ yêu cầu nhân viên
hoàn thành công việc mà còn phải biết sáng tạo, cải tiến, tìm ra những giải pháp
mới; không chỉ chấp hành quy chế mà còn phải nhiệt huyết, gắn bó với doanh
nghiệp, có trách nhiệm với kết quả chung của doanh nghiệp. Mặt khác, không phải
chỉ có những yêu cầu, đòi hỏi từ phía doanh nghiệp đối với người lao động mà đội
ngũ người lao động cũng có những đòi hỏi nhất định đối với doanh nghiệp mà họ
đang làm việc. ở một mức tối thiểu, công nhân yêu cầu doanh nghiệp phải trả
lương đầy đủ, đúng hạn, hợp lý và các điều kiện lao động an toàn. Người lao động
yêu cầu tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược, chính sách của doanh nghiệp.
Người lao động muốn phát triển năng lực cá nhân bằng cách nâng cao và tiếp thu
những kiến thức, những kỹ năng mới. Họ muốn cống hiến, vận động đi lên trong
hệ thống các vị trí, chức vụ công tác của doanh nghiệp, được chủ động tham gia
đóng góp quan trọng vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Với một nền kinh tế
đang trên đà phát triển mạnh, tạo nên sự cạnh tranh đầu vào về lao động giữa các
doanh nghiệp ngày càng cao. Người lao động do đó phải trang bị cho mình những
kiến thức và rèn luyện kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Ngược lại,
doanh nghiệp cần phải có chính sách thích hợp đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của
người lao động, tạo nên một môi trường làm việc có hiệu quả để doanh nghiệp đạt
được lợi nhuận tối đa.
Quản lý lao động là quản lý một nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất của
lực lượng sản xuất đó là nhân tố con người. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh

hiện nay, các cơ sở doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được đều rất cần được
trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, có sự nhảy vọt thay đổi về chất. Tuy nhiên nếu
thiếu nhân tố con người, thiếu một đội ngũ lao động có trình độ, có tổ chức thì
cũng không thể phát huy hết được tác dụng của những nhân tố kia.
Nói tóm lại, để quản lý lao động tốt thì phải giải quyết các nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất là sử dụng lao động một cách hợp lý có kế hoạch, phù hợp với điều
kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý người lao động nhằm không ngừng tăng năng
suất lao động trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các yếu tố khác của quá trình sản xuất
nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi nguồn lực của sản xuất kinh doanh.
Thứ hai là bồi dưỡng đội ngũ lao động về trình độ văn hoá, chính trị, tư
tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, đạc biệt là nâng cao mức sống vật chất cũng như
tinh thần nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phát triển con người một cách
toàn diện.
Quản lý lao động nhằm sử dụng và bồi dưỡng lao động là hai mặt khac nhau
nhưng lại có sự liên quan mật thiết với nhau. Nếu tách rời hoặc đối lập hai công
việc này thì đó là một sai lầm nghiêm trọng.
2. Cơ sở lý luận chung về tiền lương
Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử
dụng lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao
trong quá trình tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.
Như vậy, tiền lương được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động. Ở
nước ta hiện nay có sự phân biệt rõ ràng giữa các yếu tố trong tổng thu nhập từ lao
động sản xuất kinh doanh của người lao động: tiền lương
( lương cơ bản ), phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi xã hội. Theo quan điểm của
chính phủ về chính sách tiền lương thì tiền lương là giá cả sức lao động, được hình
thành thông qua thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù
hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương
của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo
năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả công việc.

2.1. Bản chất của tiền lương.
Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ bản
như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động; trong đó lao động là yếu tố
chính có tính chất quyết định. Lao động không có giá trị riêng biệt mà lao động là
hoạt động tạo ra giá trị. Cái mà người ta mua bán không phải là lao động mà là sức
lao động. Khi lao động trở thành hàng hoá thì giá trị của nó được đo bằng lao động
kết tinh trong một sản phẩm cụ thể. Người lao động bán sức lao động và nhận được
giá trị sức lao động dưới hình thái tiền lương.
Theo quan điểm tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định thì
bản chất tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động được hình thành thông qua sự
thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi
phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu. Tiền lương người lao
động nhận được phải đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống của bản thân người
lao động cũng như gia đình của họ, là điều kiện để người lao động hoà nhập với xã
hội.
Cũng như các loại giá cả hàng hoá khác trên thị trường, tiền lương và tiền
công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định.
Nguồn tiền lương và thu nhập của người lao động bắt nguồn từ kết quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước về lĩnh vực này bắt
buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động có mức thu nhập thấp
nhất phải bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố mang
tính quyết định. Do đó, có thể nói tiền lương là phạm trù của sản xuất, yêu cầu phải
tính đúng, tính đủ trước khi trả hoặc cấp phát cho người lao động. Cũng chính vì
sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cần phải được bù đắp sau khi
đã hao phí nên tiền lương cũng phải được thông qua quá trình phân phối và phân
phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phí, hiệu quả lao động. Và ở đây tiền
lương lại thể hiện là một phạm trù phân phối. Sức lao động là hàng hoá cũng như
các loại hàng hoá khác nên tiền lương cũng là phạm trù trao đổi. Nó cũng đòi hỏi

phải ngang giá với giá cả của các tư liệu tư dùng, sinh hoạt cần thiết nhằm tái sản
xuất sức lao động cần thiết nhằm tái sản xuất sức lao động, sức lao động cần phải
được tái sản xuất thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân và do đó tiền lương lại là phạm
trù thuộc lĩnh vực tiêu dùng.
Như vậy, tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao
động mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động đã bỏ ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, về hình thức, trong điều kiện tồn tại của nền
sản xuất hàng hoá và tiền tệ thì tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản
phẩm do lao động tạo nên. tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác
định là một bộ phận của chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm hay là
một bộ phận của thu nhập.
2.2. Chức năng của tiền lương.
Tiền lương là một nhân tố hết sức quan trọng của quá trình quản lý nói
chung và quản lý lao động tiền lương nói riêng. Có thể kể ra một số chức năng cơ
bản của tiền lương như sau:
- Kích thích lao động: chức năng này nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài có
hiệu quả, dựa trên cơ sở tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động đã hao phí
để khuyến khích tăng năng suất. Về mặt nguyên tắc, tiền lương phải đảm bảo lợi
ích kinh tế cho người lao động, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tinh
thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để từ đó giúp
họ làm việc với hiệu quả cao nhất và mức lương nhận được thoả đáng nhất.
- Giám sát lao động: giúp nhà quản trị tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người
lao động làm việc theo kế hoạch của mình nhằm đạt được những mục tiêu mong
đợi, đảm bảo tiền lương chi ra phải đạt hiệu quả cao. Hiệu quả của việc chi trả
lương không chỉ tính theo tháng, quý mà còn được tính theo từng ngày, từng giờ
trong toàn doanh nghiệp hoặc ở các bộ phận khác nhau.
- Điều hoà lao động: đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp lý, người lao động sẽ
từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn. Với mức lương thoả đáng,
họ sẽ hoàn thành tốt các công việc được giao.

- Tích luỹ: với mức tiền lương nhận được, người lao động không những duy trì
cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ đã hết khả
năng lao động hoặc gặp rủi ro bất ngờ.
2.3. Quỹ tiền lương, các hình thức ( phương pháp )trả lương và các loại tiền
thưởng.
2.3.1 Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động. Nguồn này
bao gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao
- Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của Nhà nước
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác ngoài đơn
giá tiền lương được giao
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
Nguồn quỹ tiền lương nêu trên được gọi là quỹ tổng tiền lương.
Như vậy, cán bộ công nhân viên sẽ nhận tiền lương phụ cấp từ quỹ tiền lương
của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, việc quản lý quỹ lương đòi hỏi phải hết
sức chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả và việc cấp phát lương phải đảm bảo nguyên tắc
phân phối theo lao động....nhằm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quỹ lương ở các doanh nghiệp phải do cơ quan
chủ quản của doanh nghiệp tiến hành trên cơ sở đối chiếu, so sánh thường xuyên
quỹ lương thực hiện với quỹ lương kế hoạch của doanh nghiệp trong mối quan hệ
với việc thực hiện kế hoạch sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác thực
hiện việc quản lý tiền lương là xác định mối quan hệ giữa người sử dụng lao động
và người lao động với Nhà nước về phân chia lợi ích sau một thời kỳ, hay khoảng
thời gian sản xuất kinh doanh nhất định cùng với một số chỉ tiêu tài chính khác.
Việc xác định hao phí sức lao động cho một đơn vị sản phẩm, cho 1000đ doanh thu
hay lợi nhuận là hết sức quan trọng và cần thiết. Đó là chi phí hợp lệ trong gía
thành, là căn cứ để xác định lợi tức chịu thuế, là công cụ để Nhà nước quản lý tiền
lương và thu nhập trong các doanh nghiệp. Cụ thể, Nhà nước quyết định đơn giá

tiền lương của các sản phẩm trọng yếu, đặc thù, các sản phẩm còn lại thì doanh
nghiệp tự tính giá tiền lương theo hướng dẫn chung ( Thông tư số 13/LDTBXH-TT
ban hành ngày 10/04/1997 ). Doanh nghiệp sẽ tự quyết định đơn giá tiền lương

×