Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Xác định lượng chất thải rắn phát sinh từ một số ngành công nghiệp sử dụng bẳng IO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.9 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------------

HOÀNG THỊ THU THỦY

XÁC ĐỊNH LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH
TỪ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG BẢNG IO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------------

HOÀNG THỊ THU THỦY

XÁC ĐỊNH LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH
TỪ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG BẢNG IO

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT



Hà Nội – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận văn này, tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình viết Luận văn
tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Viện Khoa học
và Công nghệ môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt cho tơi những kiến thức nền tảng trong suốt thời gian học tập.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln ở
bên, động viên và khuyến khích trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.
Luận văn tốt nghiệp khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Học viên

Hoàng Thị Thu Thủy

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Xác định lượng chất thải rắn phát
sinh từ một số ngành công nghiệp sử dụng bảng IO” là do tôi thực hiện với sự

hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Đây không phải là bản sao
chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào.
Luận văn được thực hiện trong q trình tham gia phần cơng việc thu thập
số liệu về CTRCN tại tỉnh Thanh Hóa để phục vụ cho đề tài có mã số B2017 –
BKA – 42 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ quản.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tơi trình bày
trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2018
Học viên

Hoàng Thị Thu Thủy

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ
CTRCN TẠI VIỆT NAM VÀ TỈNH THANH HĨA ............................................ 4
1.1. Tình hình phát sinh chất thải cơng nghiệp tại Việt Nam ............................. 4
1.2. Tình hình quản lý CTRCN ở Việt Nam..................................................... 10
1.3. Tình hình phát triển cơng nghiệp và hiện trạng phát sinh, quản lý CTRCN
tại tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................ 15
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................... 20
2.1. Phương pháp xác định lượng chất thải rắn phát sinh một số ngành cơng
nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa ................................................................................ 20

2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................240
2.1.2. Phương pháp sử dụng hệ số phát thải. .............................................240
2.2. Phương pháp so sánh lượng phát sinh CTRCN tại tỉnh Thanh Hóa với số
liệu CTRCN phát sinh trên tồn quốc đã được ước tính thông qua bảng IO. .. 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
3.1. Chất thải rắn phát sinh của một số ngành cơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa. .. 24
3.1.1. Kết quả thu thập lượng CTRCN phát sinh tại một số đơn vị sản xuất,
KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. .............................................................. 24
3.1.2. Kết quả tính tốn lượng CTRCN phát sinh từ một số ngành công

iii


nghiệp dựa vào hệ số phát thải. .................................................................... 27
3.2. So sánh với lượng CTRCN phát sinh trên toàn quốc. .............................. 30
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
CƠNG NGHIỆP TỈNH THANH HĨA ................................................................ 40
4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển, đầu tư công nghệ. ............................. 40
4.3. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế liên quan đến CTRCN. .................. 45
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 47
PHỤ LỤC A ......................................................................................................... 49
PHỤ LỤC B ......................................................................................................... 54

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bảng IO


Bảng cân đối liên ngành

Bộ TN & MT

Bộ tài nguyên và Môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTRCN

CTRCN

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

HSPT

Hệ số phát thải

KCN

Khu công nghiệp

SP

Sản phẩm


WIO

Bảng input – output chất thải

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010....... 6
Bảng 1.2. Lượng CTRCN phát sinh năm 2011 ........................................................... 7
Bảng 1.3: Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (tháng 7/2014) 8
Bảng 1.4: Dự báo CTRCN đến năm 2020 .................................................................. 9
Bảng 1.5: Thành phần CTRCN ................................................................................. 10
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa hàng hóa và chất thải ................................................... 22
Bảng 3.1: Lượng CTRCN phát sinh tại một số đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa năm 2016 ................................................................................................ 24
Bảng 3.2: Khối lượng CTR phát sinh tại một số KCN điển hình ............................. 26
Bảng 3.3. Hệ số phát thải một số ngành công nghiệp ............................................... 27
Bảng 3.4: Giá trị sản lượng công nghiệp của một số ngành cơng nghiệp tại tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................................. 28
Bảng 3.5. Lượng chất thải rắn phát sinh của một số ngành công nghiệp tại tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................................. 29
Bảng 3.6: Bảng mã các ngành kinh tế Việt Nam ...................................................... 32
Bảng 3.7. Lượng CTRCN phát sinh từ một số ngành cơng nghiệp trên tồn quốc và
tỉnh Thanh Hóa .......................................................................................................... 37
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Chất thải rắn từ các ngành kinh tế............................................................. 31
Hình 3.2: Chất thải nguy hại từ các ngành kinh tế .................................................... 31
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh lượng CTRCN của tỉnh Thanh Hóa với tồn quốc ......... 38
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh lượng CTRCN nguy hại của tỉnh Thanh Hóa với tồn

quốc ........................................................................................................................... 38
Hình 4.1. Quy trình quản lý kỹ thuật CTRCN – CTNH ........................................... 43

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận văn.
Dân số tăng nhanh cùng với sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành
nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu,
năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn phát sinh. Chất
thải rắn tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và
đang gây khó khăn cho cơng tác quản lý, xử lý. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý, xử
lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản
lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu
hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao,
không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm,
lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, công tác triển
khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy
động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn cịn gặp
nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải rắn cịn chưa tương xứng; nhiều
cơng trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất,
năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Thanh Hóa cũng có tốc độ phát
triển nhanh về công nghiệp, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đó và đang tích cực đầu tư
vào các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề. Sự phát triển mạnh mẽ của
tỉnh trong những năm gần đây là kết quả từ những nỗ lực hoạt động kinh tế của
nhiều thành phần kinh tế, trong đó cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trị rất quan
trọng. Tuy nhiên, chất thải cơng nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại cũng là một

thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trừờng của tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay,
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cơng tác thu gom và xử lý CTRCN (CTRCN) vẫn
đang cịn ở trong tình trạng chưa đáp ứng u cầu, đây là nguyên nhân gây ô nhiễm

1


nghiêm trọng mơi trường nước, khơng khí, đất và cảnh quan môi trường, về lâu dài
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Phương pháp tiếp cận ứng dụng bảng cân đối liên ngành input – output (bảng
IO) trong lĩnh vực môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng hiện nay
đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và áp dụng. Riêng đối với lĩnh
vực quản lý CTRCN, việc xây dựng bảng WIO trên nền tảng bảng IO được Nhật và
một số nước Châu Âu quan tâm nghiên cứu nhằm lượng hóa dịng chất thải trong
tồn bộ chu trình quản lý cũng như các tác động của chúng đến môi trường [9,10].
Tại Việt Nam, bảng WIO đang được nghiên cứu và xây dựng cho Việt Nam trong
đề tài có mã số B2017 – BKA – 42 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ quản [17,18].
Tham gia đề tài B2017 – BKA – 42 trong phần việc thu thập số liệu tại tỉnh
Thanh Hóa, tơi lựa chọn đề tài luận văn “Xác định lượng chất thải rắn phát sinh từ
một số ngành công nghiệp sử dụng bảng IO”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Xác định lượng chất thải rắn phát sinh từ một số ngành cơng nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa và so sánh với lượng chất thải rắn phát sinh từ một số ngành cơng
nghiệp của Việt Nam đã được ước tính thơng qua bảng cân đối liên ngành IO.
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển và phát sinh CTRCN của một số
ngành kinh tế tại tỉnh Thanh Hóa.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như các biện pháp
quản lý CTRCN các ngành được phân tích, đánh giá.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi thực hiện luận văn được tập trung vào một số ngành kinh tế chính,

có chỉ số tăng trưởng cao tại Thanh Hóa như:
+ Ngành may mặc (tăng 44,5% so với năm 2015);
+ Ngành điện (tăng 26,4% so với năm 2015);

2


+ Gạch xây dựng (tăng 3,9% so với năm 2015);
+ Bia (năm 2016 chiếm 4,4%, chiếm 40% thị phần bia toàn tỉnh);
+ Thuốc lá (tăng 13,4% so với năm 2015)
+ Lắp ráp ô tô (tăng 34,3% so với năm 2015). [6]

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ
QUẢN LÝ CTRCN TẠI VIỆT NAM VÀ TỈNH THANH HĨA
1.1. Tình hình phát sinh chất thải cơng nghiệp tại Việt Nam
Nhìn một cách tổng quát, trong những năm đổi mới vừa qua, đi đôi với tăng
trưởng và ổn định, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Xu
hướng của q trình này là cơng nghiệp tăng nhanh và nền kinh tế được hiện đại
hóa. Trong 10 năm qua, cơng nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật. Giá
trị sản xuất công nghiệp Việt Nam sau 10 năm qua (2006 – 2016) tăng cao gần 3,5
lần, từ 0,34 triệu tỷ đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỉ trọng đóng góp vào GDP duy
trì ổn định khoảng 31 - 32%, và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách
nhà nước. Cơng nghiệp luôn là ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam với tỷ trọng
ở mức xấp xỉ 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước qua các năm. Cơ cấu xuất
khẩu của các ngành cơng nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng các
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ mức 46,7% năm 2000 lên 97,3% vào năm
2015, trong khi nhóm ngành khống sản giảm liên tục, từ 22% năm 2007 xuống còn

7,7% vào năm 2010 và 2,7% năm 2015. Trong những năm gần đây, các ngành như:
điện tử, dệt may và da giày đã trở thành 3 ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế
với tỷ trọng chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [7]
Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự
phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành
trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả
năng xuất khẩu. Từng bước phát triển các ngành khai thác các nguồn lực của nền
kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu
và một số hàng công nghiệp nặng cần thiết. Các sản phẩm công nghiệp quan trọng
đều tăng khá như điện, thép, phân bón, dầu thơ, xi măng, than…
Trong q trình sản xuất, bất kỳ ngành cơng nghiệp nào cũng đều phát sinh
chất thải rắn, bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Thực tế cho thấy rằng: Công nghệ
càng phát triển thì tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên càng nhiều và thải ra môi trường

4


càng nhiều về số lượng và thành phần chất thải, kể cả chất thải rắn. Cơng nghệ càng lạc
hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn.[1]
CTR phát sinh từ quá trình sản xuất cơng nghiệp bao gồm CTR sinh hoạt và
CTRCN. Trong đó, CTRCN được chia thành CTR thông thường và CTNH. Lượng
CTR phát sinh từ sản xuất phụ thuộc vào tính chất, loại hình cơng nghiệp và quy mơ
sản xuất.
Theo kết quả điều tra và ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng
CTRCN thông thường phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao (viết tắt là khu công nghiệp) vào khoảng 7 triệu tấn/năm. Ngồi ra, cịn có lượng
CTRCN thơng thường phát sinh từ các ngành công nghiệp khác: khai thác than, công
nghiệp nhiệt điện, công nghiệp rượu bia nước giải khát,… chưa được thống kê đầy đủ.
[1]
Trong phạm vi toàn quốc, qua khảo sát của Bộ TN&MT, khối lượng CTRCN

xấp xỉ trên 22.440 tấn/ngày, tương đương 8,1 triệu tấn/năm. Theo thống kê, CTRCN
tập trung chủ yếu ở 2 vùng ĐBSH và Đông Nam Bộ nơi tập trung 2 vùng KTTĐ
của cả nước. Đông Nam Bộ vẫn là khu vực có mức phát sinh CTR cao nhất, chiếm
34% tổng lượng phát sinh trong cả nước, tiếp đến là khu vực ĐBSH (29%) và Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung (24%). CTR công ngiệp phát sinh ở các vùng
KTTĐ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. [2]

5


Bảng 1.1. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010.
CTRCN thông

CTRCN nguy hại

thường (tấn/năm)

(tấn/năm)

Loại đơ thị

Tỉnh/Thành phố

Đặc biệt

Tp. Hồ Chí Minh

4.606,12

4.606,12


Đơ thị loại I

Đà Nẵng

553,79

83,07

Cần Thơ

136,25

27,25

Đắk Lắk

63,08

9,46

Tỉnh có đơ thị loại

Khánh Hồ

1.767,19

441,80

I


Lâm Đồng

70,48

10,57

Bình Định

810,19

121,53

Đồng Nai

990,07

990,07

Tỉnh có đơ thị loại

Cà Mau

93,80

9,10

II

Bình Thuận


464,78

102,25

Bà Rịa - Vũng Tàu

274,01

274,01

Bạc Liêu

29,02

2,96

Bến Tre

120,29

24,18

Đồng Tháp

512,03

76,80

Ninh Thuận


116,8

17,52

Sóc Trăng

172,10

30,98

Quảng Nam

433,00

82,27

Quảng Ngãi

455

159,31

Đắk Nơng

96,53

24,13

(Thành phố trực

thuộc TW

Tỉnh có đơ thị loại
III

Tỉnh khác

Nguồn: [1]

6


Bảng 1.2. Lượng CTRCN phát sinh năm 2011
Đơn vị: tấn/ngày
STT

Tỉnh/TP

CTRCN thơng
thường

1

Đồng bằng sơng Hồng

7.250

1.370

2


Trung du và miền núi phía
Bắc

1.310

190

3

Bắc Trung bộ và Duyên
hải Miền Trung

3.680

1.140

4

Tây Nguyên

460

65

5

Đông Nam Bộ

7.570


1.580

6

Đồng bằng sông Cửu
Long

2.170

350

22.440

4.695

Tổng

CTRCN nguy
hại

Nguồn: [2].
Đối với CTRNH, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng
800 ngàn tấn/năm. Số lượng chất thải nguy hại này được thống kê dựa trên số
lượng chất thải nguy hại tối đa dự kiến phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ (do các chủ cơ sở này đăng ký) và không bao gồm lượng chất thải
nguy hại phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình nên có độ chính xác chưa cao.
Lượng chất thải nguy hại phát sinh thực tế hàng năm hiện chưa được thống kê đầy
đủ nhưng thường ít hơn số lượng 800 ngàn tấn nêu trên, đặc biệt là trong tình hình
kinh tế khó khăn trong giai đoạn vừa qua. [1]

CTNH là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức
khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng

7


82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và
khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh
ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn,
do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu
gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng. [1]
Bảng 1.3: Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
(tháng 7/2014)

TT

Số cơ sở

Tên cơng nghệ

áp dụng

Số mơ
đun hệ
thống

Cơng suất phổ
biến


1

Lị đốt tĩnh hai cấp

34

47

2

Lò đốt quay

02

02

tấn/ngày

3

Đồng xử lý trong lò nung xi măng

2

2

15 – 30 tấn /h

4


Chơn lấp

5

6

5

Hóa rắn (bê tơng hóa)

31

33

1 – 5 m3/h

6

Xử lý, tái chế dầu thải

23

24

3-20 tấn/ngày

7

Xử lý bóng đèn thải


23

24

8

Xử lý chất thải điện tử

18

19

9

Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải

18

22

10

Bể đóng kén

01

10

50 – 2000 kg/h
18 – 21


2.000 – 20.000
m3

0,2 -10
tấn/ngày
0,3 – 5
tấn/ngày
0,5 – 200
tấn/ngày
500 m3
Nguồn: [1]

8


Bảng 1.4: Dự báo CTRCN đến năm 2020
Tổng diện

Tổng diện

Tổng diện

tích quy

tích sử

tích cho

hoạch (ha)


dụng (ha)

thuê (ha)

Năm 2005

24950

16663

Năm 2009

58389

Năm 2015
Năm 2020

PA1

PA2

(tấn/năm)

(tấn/năm)

7433

996.022


996.022

34171

16125

3.225.000

3.225.000

70000

50000

30000

6.000.000

7.500.000

80000

64000

45000

9.000.000

13.500.000
Nguồn: [4]


PA 1- Mức phát thải trên 1ha là 200 tấn/năm tấn/năm không thay đổi
PA2 – Mức phát thải trên 1ha thay đổi tăng 10%/năm

9


Bảng 1.5: Thành phần CTRCN
Vật liệu

%

Kim loại

4-9

Thủy tinh

<0.5

Cao su, da, giả da

3-7

Plastic các loại

<1

Gỗ vụn, mạt cưa


15-25

Vải giẻ

<1

Các loại bao bì

2-4

Sơn keo, hóa chất, dung mơi

1-5

Các loại rác hữu cơ

30-40

Bã vôi, gạch đá, cát

4-8

Tro xỉ

10-15

Bùn khô từ xử lý nước thải

8-17


Rác điện tử

0.1-1
Nguồn: [4]

1.2. Tình hình quản lý CTRCN ở Việt Nam
a, Các văn bản đã ban hành trong lĩnh vực quản lý CTRCN
Trong những giai đoạn trước đây, công tác quản lý CTR mới chỉ quan tâm
tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ hoạt

10


động sinh hoạt của con người . Chính vì vậy, mơ hình thu gom, xử lý cũng mới chỉ
hình thành ở mức độ đơn giản. Trong giai đoạn này, cùng với q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, chất lượng đời sống nhân dân theo đó cũng được nâng
cao là nguyên nhân phát sinh lượng CTR ngày càng lớn. Đi kèm với quá trình phát
sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất. Q trình phát triển
địi hỏi cơng tác quản lý phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và
các nguồn lực.
Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý được điều
chỉnh bằng một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá
chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ chức quản lý bắt đầu hình thành và phát triển
với các nguyên tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ
được giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý phát sinh của ngành.
Hàng loạt các văn bản pháp quy ra đời (luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, tiêu
chuẩn) liên quan đến quản lý CTR, xử lý CTR như:
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
– Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

– Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ ban
hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các
cá nhân, tổ chức liên quan đến QLCTR.
– Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT.
– Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.

11


– Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế
trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020.
– Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại.
– Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
– Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp
chất thải nguy hại.
– Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy
định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành
bãi chôn lấp chất thải rắn.
– Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho
quản lý chất thải rắn.
– QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải

nguy hại.
– QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lị đốt
chất thải công nghiệp.
– QCVN 41: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý
chất thải nguy hại trong lò nung xi măng.
– QCVN 56: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu
thải.

12


– TCVN 6696-2000: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – các yêu cầu
về môi trường.
– TCVN 6706-2009: Chất thải nguy hại – Phân loại.
– TCXDVN 320:2004 bãi chôn lấp chất thải nguy hại – tiêu chuẩn thiết kế.
b, Đối với CTRCN thông thường
Tỷ lệ thu gom CTRCN tại các khu công nghiệp khá cao, đạt trên 90% khối
lượng CTRCN phát sinh. Tỷ lệ này đạt được do chủ nguồn thải xác định và có đăng
ký với Ban quản lý khu công nghiệp. Hầu hết các cơ sở trong khu công nghiệp ký
hợp đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải,
chiếm tỷ lệ 74,2%; các cơ sở bán chất thải có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ 18%; một số
cơ sở thực hiện nghiền nát chất thải làm nguyên liệu đun. [1]
Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải khơng có giá trị kinh tế được thu
gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt thậm chí cịn lẫn cả với chất thải nguy hại, gây
khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý. Trước khi được chuyển giao cho các đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, CTRCN thường được chất thành
đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở. Tuy
nhiên, tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa CTRCN còn chưa đạt u cầu,
khơng có mái che, để lộ thiên trong khn viên cơ sở. Việc thu gom CTRCN trong
nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong khu, cụm cơng nghiệp do đội vệ sinh của nhà

máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách
nhiệm quản lý chung. Tại nhiều khu cơng nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom
chất thải rắn theo quy định.
Tình hình xử lý:
Hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý chất thải rắn công
nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn. Việc xử lý CTRCN mới
chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mơ nhỏ. Ngồi ra, có một số cơ sở sản xuất cơng
nghiệp ngồi cụm cơng nghiệp, khu công nghiệp hợp đồng với các tổ chức, cá nhân

13


khơng có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi
quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Việc tái chế, tái sử dụng CTRCN diễn ra khá phổ biến chủ yếu là tự phát tại
các cơ sở cơng nghiệp. Các chất thải có thể tái sử dụng được các cơ sở thu hồi để
quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế.
c) Đối với chất thải rắn nguy hại:
Hiện nay, đa phần các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy hại
lớn hàng năm đều đã đăng ký và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại. Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều đã được thu
gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép để xử lý. Một phần lượng chất thải nguy hại
phát sinh từ các nguồn thải khác được xử lý bởi chính các chủ nguồn thải (bằng các
cơng trình bảo vệ mơi trường tại cơ sở), bởi các cơ sở xử lý do địa phương cấp phép
hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý, tái chế. Một số chất thải nguy hại đặc
thù (ví dụ như chất thải có chứa PCB) do chưa có cơng nghệ xử lý phù hợp thì hiện
đang được lưu giữ tại nơi phát sinh. Với tình hình như vậy, nhìn chung lượng chất
thải nguy hại phát sinh tại hầu hết các chủ nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng
theo các quy định hiện hành. Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các chủ nguồn
thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chỉ phần nhỏ được thu gom, xử lý; số còn

lại được các làng nghề thu gom, tái chế chưa đảm bảo yêu cầu về mơi trường hoặc
thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất
thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.[3]
Đến tháng 6 năm 2015, trên tồn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa
bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và
khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại) do các địa
phương cấp phép đang hoạt động. Riêng công suất xử lý chất thải nguy hại của các
cơ sở được Bộ Tài ngun và Mơi trường cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm.
Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng
vai trị chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (bao gồm

14


cả chất thải điện tử) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Tổng số
lượng chất thải nguy hại mà các đơn vị này thu gom, xử lý được trong năm 2012 là
165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn. Căn cứ vào khối
lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại hiện nay chiếm
khoảng gần 40% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc. [3]
Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại là các doanh
nghiệp tư nhân (chiếm 97%) tổng số Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại do Bộ
Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động. Việc phát triển mạnh các doanh
nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản lý chất
thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải có chất
thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các Doanh nghiệp
xử lý chất thải nguy hại với kinh nghiệm và dịch vụ khác nhau, tránh tình trạng
độc quyền và ép giá xử lý chất thải nguy hại. [3]
1.3. Tình hình phát triển cơng nghiệp và hiện trạng phát sinh, quản lý CTRCN
tại tỉnh Thanh Hóa
1.3.1. Tình hình phát triển cơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa là tỉnh lớn thứ năm cả nước (diện tích 11.120 km2), dân số trên 3,5
triệu người (đứng thứ ba cả nước); có 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 11
huyện, dân số trên 1 triệu người. Năm 2015, tỉnh Thanh Hóa có 25/27 chỉ tiêu đạt và
vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt
9,05%, cao nhất khu vực Bắc Trung bộ; GRDP bình quân đầu người đạt 1.620 USD
[6].
Thanh Hóa là một tỉnh thuận lợi để có thể phát triển một nền sản xuất hàng
hoá đa dạng với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đặc thù, mở rộng giao lưu trong
nước và thế giới, đưa nền kinh tế phát triển mạnh, nhanh chóng hội nhập với các
tỉnh, thành phố khác trong nước và thế giới. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
có 05 Khu cơng nghiệp (KCN Lễ Mơn, KCN Tây Bắc Ga, KCN Bỉm Sơn, KCN
Hồng Long, KCN Lam Sơn), 01 Khu kinh tế Nghi Sơn và 57 CCN, 160 làng nghề

15


đang hoạt động với diện tích các KCN tính đến năm 2013 khoảng 1.341,03 ha, các
làng nghề, KCN chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, điện tử, dệt may, chế
biến thủy sản... [6].
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Thanh Hóa, chỉ số sản xuất cơng
nghiệp tồn ngành bình qn mỗi năm tăng 13,64%. Năm 2016, các sản phẩm tăng
khá so với cùng kỳ gồm: bia các loại 68 triệu lít, tăng 4,4%; thuỷ sản đơng lạnh 33,3
nghìn tấn, tăng 5,2%; sữa tươi đóng hộp 12,5 triệu lít, tăng 3,7%, tăng 11,3%; thuốc
lá bao 131,7 triệu bao, tăng 13,4%; quần áo may sẵn 143,2 triệu cái, tăng 44,5%;
giầy thể thao xuất khẩu 65,5 triệu đôi, tăng 17,5%; gạch xây 1.203,7 triệu viên, tăng
3,9% trong đó gạch khơng nung có sản lượng khoảng 580 triệu viên, đá ốp lát xây
dựng 16,8 triệu m2, tăng 2,5%; bao bì các loại 101,6 triệu bao, tăng 6,6%; điện sản
xuất 400 triệu Kwh, tăng 26,4%, lắp ráp ô tô tải 4,4 nghìn chiếc, tăng 34,3%....
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, trong những năm gần đây, các ngành: dệt
may và da giày đã trở thành những ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế tỉnh

Thanh Hóa. Đối với ngành bia, chỉ tính riêng năm 2015, sản lượng tiêu thụ của
Cơng ty Bia Thanh Hóa đạt hơn 46 triệu lít, chiếm khoảng 40% tổng thị phần bia
tiêu thụ trên tồn tỉnh. [6]
1.3.2. Tình hình phát sinh CTRCN.
Song song với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ sang các ngành sản
xuất công nghiệp, CTRCN tại tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong những vấn đề nhức
nhối cần được quan tâm, giải quyết. Tại Thanh Hóa, hiện nay, tổng lượng chất thải
rắn tại các KCN ước tính 425,39 tấn/ngày, tương đương 155.267 tấn/năm. Lượng
CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng; tính
chất và loại hình cơng nghiệp của KCN. Tính chất và mức độ phát thải trên đơn vị
diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy cịn thấp, quy mơ và tính chất
của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn. [6]
- CTR phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản

16


Tỷ lệ đất bóc cao là một nhược điểm lớn trong hoạt động khai thác khống sản
nói chung. Việc khai thác mỏ, đặc biệt là các hoạt động khai thác lộ thiên, đã làm
tăng các khối lượng CTR ở dạng đất đá thải.
- CTR từ công nghiệp nhiệt điện: CTR ngành nhiệt điện chủ yếu phát sinh từ
nhiệt điện đốt than. Việc sử dụng than kéo theo lượng thải tro xỉ lớn.
- CTR ngành công nghiệp rượu, bia, nước giải khát: Với đặc điểm, tính chất
cơng nghệ, quy mơ sản xuất, hàng năm, ngành công nghiệp rượu, bia, nước giải
khát sản sinh ra một lượng CTR tương đối lớn. Thành phần CTR phát sinh từ
ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát gồm 2 loại CTR vô cơ và
CTR hữu cơ, trong đó, CTR vơ cơ (bao bì, chất trợ lọc, thuỷ tinh vỡ, vỏ lon) chiếm
tỷ lệ nhỏ (16,5%), CTR hữu cơ (bã bia, bã rượu, bã hu-blong...) chiếm tỷ lệ cao.
Nguồn phát sinh CTRCN bao gồm: CTR phát sinh từ các dây chuyền sản xuất
(nguyên, nhiên liệu, sản phẩm/bán sản phẩm phế thải), từ các hệ thống xử lý chất thải

(nước thải, khí thải, CTR), từ sinh hoạt của cán bộ và công nhân ở cơ sở sản xuất. Các
CTRCN có thể được thu gom đem xử lý riêng hoặc được đổ chung vào bãi thải của đô
thị.
Thành phần CTRCN đa dạng, như các chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn
chứa các kim loại độc, chứa dầu mỡ, dung môi hữu cơ, chứa axit, kiềm, các hợp
chất xianua, sunfua, hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh… thành phần của
CTRCN phụ thuộc vào loại hình sản xuất, đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
chất thải rắn chủ yếu là các gạch ngói vụn, bùn đất, xỉ tro,…
CTNH là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức
khỏe của cộng đồng. CTCN nguy hại phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản
xuất nhỏ lẻ nằm ngồi KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH khơng nhỏ. Các cơ sở
sản xuất này với quy mô khác nhau, hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất khác nhau
như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc
trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế

17


×