Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng qua ý kiến người bệnh tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh vĩnh phúc năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ ĐƯƠNG

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA ĐIỀU DƯỠNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2020.

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - NĂM 2020


i

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ ĐƯƠNG

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA ĐIỀU DƯỠNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2020.

Chuyên ngành: Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: TS-BS Trần Văn Long

NAM ĐỊNH - 2020




ii


i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định. Phịng đào tạo sau Đại Học cùng tồn thể các
thầy cơ giáo trong tồn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TSBS Trần Văn Long là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong q trình
thực hiện chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc, Phòng KHTH, phòng Điều
Dưỡng và Trưởng khoa, Điều Dưỡng trưởng , cùng toàn thể điều dưỡng,
người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc
đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề này.
Tôi xin cảm ơn gia đình cùng tồn thể các học viên chun khoa 1 khóa
7 đã ln ủng hộ, động viên tơi trong suốt q trình học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn
chỉnh nhất. Xong khơng thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy
được. Tơi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp,
đồng nghiệp để chun đề được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

Vĩnh Phúc, tháng 8 năm 2020
Học viên

Nguyễn Thị Đương



ii
LỜI CAM ĐOAN.
Tên tôi là Nguyễn Thị Đương
Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa 1 K7 - chuyên ngành Nội người
lớn – Trường Đại Học Điều dưỡng Nam Định
Tôi xin cam đoan đầy là chuyên đề của riêng tôi, do chính tơi thực hiên
dưới sự hướng dẫn của TS-BS Trần Văn Long.
Các số liệu trong chuyên đề này hoàn toàn trung thực, khách quan và
chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên.

Học viên

Nguyễn Thị Đương


ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................. vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 3
1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................ 3
1.1.1. Khái quát về truyền thông giáo dục sức khỏe.................................... 3
1.1.2 Văn bản pháp lý quy định về công tác GDSK.................................... 7
1.2.Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 9
1.2.1. Một số nghiên cứu về giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân điều trị nội
trú trên thế giới ........................................................................................... 9
1.2.1. Tại Việt Nam …………………………………………………………………12
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDSK CỦA ĐD QUA Ý KIẾN
NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN PHCN TÌNH VĨNH PHÚC.................14
2.1 Cơng tác truyền thông GDSK của bệnh viện PHCN tỉnh Vĩnh Phúc .. 14
2.2 Thực trạng công tác GDSK của điều dưỡng qua ý kiến người bệnh.... 18
Chương 3: BÀN LUẬN ........................................................................... 30
3.1 Những việc làm được trong công tác tư vấn GDSK ........................... 30
3.2 Những việc chưa làm được trong công tác tư vấn GDSK ................... 30
3.3 Những thuận lợi trong cơng tác tư vấn GDSK .................................... 31
3.4 Những khó khăn trong công tác tư vấn GDSK ................................... 31
3.5 Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác tư vấn GDSK của điều
dưỡng tại bệnh viện .................................................................................. 32
KẾT LUẬN.............................................................................................. 34


ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................ 35
1. Đối với bệnh viện ................................................................................. 35
2 Đối với điều dưỡng viên ........................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC




iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

ĐD

Điều dưỡng

GDSK

Giáo dục sức khỏe

NB

Người bệnh

PHCN

Phục hồi chức năng


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1

Một số thông tin chung của người bệnh ................

21

Bảng 2.2

Đánh giá thực trạng tư vấn GDSK của ĐD ...........

23

Bảng.2.3

Nội dung NB được tư vấn trong quá trình điều trị

24

Bảng 2.4

Nội dung GDSK khi người bệnh ra viên ...............

26

Bảng 2.5

Nội dung đánh giá mức độ hài lòng của NB về

Bảng 2.6


GDSK của điều dưỡng ..........................................

27

Nội dung NB muốn được GDSK nhiều hơn ..........

28


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Trang
Hình 2.1

Quy định kế hoạch về GDSK tại viện ...................

15

Hình 2.2

Tài liệu tư vấn GDSK ...........................................

16

Hình 2.3

Tập huấn GDSK tại bệnh viện ..............................


17

Hình 2.4

GDSK lồng ghép họp hội đồng NB cấp bệnh viện

17

Hình 2.5

GDSK tại góc truyền thơng của khoa Nội nhi .......

18

Hình 2.6

GDSK tại khoa vật lý trị liệu ................................

18

Biểu đồ 2.1

Tỷ lệ nội dung ĐD thực hiện tư vấn GDSK ..........

25

Biểu đồ 2.2

Tỷ lệ nội dung GDSK khi người bệnh ra viện .......


26

Biểu đồ 2.3

Tỷ lệ hài lòng của NB về GDSK của điều dưỡng..

27

Biểu đồ 2.4

Tỷ lệ nội dung NB muốn được GDSK nhiều hơn .

28


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, điều kiện vật
chất và trình độ dân trí ngày càng cao, sức khỏe của con người ngày càng
được quan tâm và giữ gìn. Người dân khi đến cơ sở y tế khám và điều trị đã
rất phối hợp với nhân viên y tế, cung cấp trung thực thơng tin liên quan đến
tình trạng sức khỏe của mình. Thay vì chờ đợi họ chủ động muốn được cung
cấp thơng tin về tình trạng bệnh lý, q trình điều trị, chăm sóc, cách phịng
bệnh [7]. Để đáp ứng được nhu cầu của NB, điều dưỡng cần phải có kiến
thức, kỹ năng, thái độ giao tiếp tốt để thực hiện nhiệm vụ GDSK cho người
bệnh.
Hoạt động GDSK có vai trị quan trọng giúp NB thay đổi hành vi tích
cực, phịng bệnh hay có những kiến thức về bệnh tật để tuân thủ theo các
nguyên tắc điều trị và có thể tự chăm sóc tốt hơn. GDSK khơng chỉ làm tăng
sự hài lịng của NB mà cịn đảm bảo an tồn cho NB trong chăm sóc y khoa

và giảm chi phí điều trị [17], [28].
GDSK cho người bệnh là trách nhiệm của điều dưỡng, là nhiệm vụ
hàng đầu trong các hướng dẫn công tác ĐD. Khi kết hợp GDSK hoạt động
chăm sóc của ĐD với NB được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao[1], [2].
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu cho thấy
rằng hoạt động Truyền thơng - GDSK có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Từ những
yếu tố chủ quan do điều dưỡng viên khơng có đầy đủ kiến thức, kỹ năng [24].
Nhưng cũng có những yếu tố khách quan do sự q tải trong cơng việc, thiếu
nhân sự, tình trạng bệnh nhân nặng, rào cản về văn hóa [18], [24], [25], thiếu
tài liệu, khơng có phịng để thực hiện Truyền thơng - GDSK [3]... Và cũng có
những nghiên cứu về thái độ của điều dưỡng viên với những khó khăn cản trở
trong thực hành Truyền thông - GDSK. Họ không coi trọng hoạt động Truyền
thông - GDSK, hoặc thực hiện một cách nhanh chóng, cho đủ thủ tục [15].
Bệnh viện PHCN tỉnh Vĩnh Phúc là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh
hạng 2.Với quy mơ 150 giường kế hoạch, tồn viện có 122 nhân viên, chức


2
năng nhiệm vụ chính của bệnh viện là: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức
năng và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và các đối tượng khác có nhu cầu.
Tổ chức hoạt động của bệnh viện hiện có 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc và
04 phịng chức năng, 11 khoa.Trong năm 2019 điều trị cho 2404 bệnh nhân
nội trú tại bệnh viện.
Công tác GDSK luôn được sự quan tâm của Cấp Ủy, Ban Giám đốc,
Phòng Điều Dưỡng. Bệnh viện ban hành quy định, quy trình, tổ chức tập huấn
cho cán bộ bệnh viện cùng nhiều tài liệu về truyền thông GDSK. Kết quả tự
đánh giá theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện phiên bản 2.0 cơng tác GDSK
cho người bệnh đạt mức 4. Tuy nhiên bệnh viện chưa tiến hành nghiên cứu
hiệu quả hoạt động truyền thông GDSK cho người bệnh. Để có thể đánh giá
cơng tác GDSK một cách khách quan, tìm ra được những hạn chế, nguyên

nhân và đề xuất giải pháp giúp điều dưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ GDSK cho
người bệnh, đáp ứng được nhu cầu, tiến tới sự hài lòng của người bệnh.Chính
vì thế tơi thực hiện chun đề “ Thực trang công tác giáo dục sức khỏe của
điều dưỡng qua ý kiến người bệnh tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh
Vĩnh Phúc năm 2020” với 02 mục tiêu:
1.Đánh giá thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng qua ý
kiến người bệnh tại Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020
2.Phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả
công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại bệnh viện phục hồi chức năng
tỉnh vĩnh phúc năm 2020.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1Khái quát về truyền thông giáo dục sức khỏe
1.1.1.1 Khái niệm
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (1998) khái niệm liên quan
đến GDSK được mô tả như sau:
- Nâng cao sức khoẻ (Health promotion): Là quá trình khuyến khích con
người tăng cường kiểm sốt và cải thiện sức khoẻ của họ
- Giáo dục sức khoẻ (Health education): Bao gồm các cơ hội được xây
dựng có ý thức để học tập liên quan đến một số hình thức giao tiếp được thiết
kế để cải thiện khả năng đọc, viết, nâng cao kiến thức và phát triển các kỹ
năng sống có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng [23].
Theo tài liệu giảng dạy Giáo dục và nâng cao sức khỏe của Viện Đào
tạo Y học Dự Phịng và Y tế cơng cộng, Trường Đại học Y Hà Nội dã đưa ra
khái niệm:
Truyền thông GDSK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch

đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi
thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng [12].
Truyền thơng GDSK nói chung tác động vào 3 lĩnh vực: kiến thức của
con người về sức khỏe, thái độ của con người đối với sức khỏe, thực hành hay
cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe. GDSK cho
NB và gia đình NB là quá trình mà các chuyên gia y tế và những người khác
truyền đạt thông tin cho NB và người chăm nuôi NB làm thay đổi hành vi sức
khoẻ của họ hoặc cải thiện tình trạng sức khoẻ của họ [20].
Mục đích quan trọng cuối cùng của GDSK là làm cho mọi người từ bỏ
các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá


4
trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác.
1.1.1.2 Bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe
Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt
hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh
và của cộng đồng [13]
Bản chất quyết định trong GDSK là làm thay đổi hành vi sức khỏe, tạo
lập hành vi có lợi. Và GDSK là một q trình truyền thơng bao gồm những
tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng được
GDSK.
GDSK là một quá trình tác động tâm lý, người bệnh sẽ đạt kết quả tốt
trong những điều kiện tâm lý thoải mái về thể chất cũng như tinh thần và họ
nhận thức rõ được lợi ích thiết thực của việc thực hiện theo mục tiêu của học
tập, từ đó định hướng đúng đắn mọi hành động để dẫn đến sự thay đổi hành vi
sức khỏe.
Người được GDSK cần được biết về kết quả thực hành của bản thân

thông qua việc đánh giá và tự đánh giá để không ngừng tự hoàn thiện các
hành vi. Dựa trên những cơ sở tâm lý này, người cán bộ y tế phải lựa chọn
phương pháp, phương tiện Truyền thông GDSK phù hợp cho từng đối tượng
để truyền thông GDSK đạt hiệu quả tối ưu nhất [10].
1.1.1.3 Kỹ năng giáo dục sức khỏe
Để GDSK cho NB và người nhà người bệnh có hiệu quả yêu cầu người
làm công tác GDSK cần phải nắm dược các kiến thức cơ bản sau [11]:
- Kiến thức về y học
- Kiến thức về tâm lý học
- Kiến thức về khoa học hành vi
- Kiến thức về giáo dục học nói chung và kiến thức về giáo dục y học nói
riêng.
- Các hiểu biết về nền văn hố địa phương, dân tộc


5
- Những hiểu biết thơng thường về thời sự, chính trị, xã hội.
Ngoài ra muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động GDSK cho NB và
người nhà NB, điều dưỡng viên phải biết chọn đúng thời gian, địa điểm thuận
tiện, biết lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động chung của khoa phòng bệnh
viện và phải biết sử dụng các phương tiện truyền thơng đại chúng có sẵn.
Người điều dưỡng cần thử nghiệm cẩn thận các phương pháp và phương tiện
GDSK trước khi sử dụng rộng rãi.
Các kỹ năng thường sử dụng trong GDSK
- Nói, hỏi, nghe, quan sát, hiểu, thuyết phục
- Chọn thời gian giáo dục sức khỏe
- Chọn đúng người và nơi giáo dục sức khỏe
- Kỹ năng đóng vai để giáo dục sức khỏe
1.1.1.4 Phương pháp và phương tiện giáo dục sức khỏe
Phương pháp GDSK là cách thức người làm giáo dục sức khỏe thực

hiện một chương trình GDSK [14].
Có hai loại phương pháp GDSK là: các phương pháp GDSK trực tiếp
và GDSK gián tiếp.
Giáo dục sức khỏe gián tiếp là phương pháp mà điều dưỡng viên không
tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và người nhà bệnh nhân, các nội dung
chuyển tải thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tờ rơi, pano, áp
phích, ti vi... Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp truyền
bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho quảng đại
quần chúng nhân dân một cách có hệ thống.
Giáo dục sức khỏe trực tiếp hay còn gọi là giáo dục sức khỏe mặt đối
mặt, điều dưỡng viên trực tiếp tiếp xúc với người bệnh và có thể nhận được
các thơng tin phản hồi từ người bệnh nên tính điều chỉnh cao trong phương
pháp này. Thực hiện phương pháp này đòi hỏi điều dưỡng viên phải được đào
tạo tốt về kiến thức lâm sàng, về kỹ năng giao tiếp bằng lời, không lời.


6
Trên thực tế khi thực hiện GDSK trực tiếp có thể kết hợp với các
phương tiện GDSK gián tiếp để nâng cao hiệu quả.
Các phương pháp GDSK gián tiếp: Đài phát thanh, vơ tuyến truyền
hình, video, tài liệu in ấn (Pano áp phích, tranh lật, sách lật, tờ rơi …), bảng
thông tin.
Các phương pháp GDSK trực tiếp: Họp người nhà NB, các buổi tư vấn
dinh dưỡng, qua các hoạt động chăm sóc tại giường bệnh, tư vấn GDSK trực
tiếp từng người bệnh.
Các phương tiện GDSK là các công cụ mà điều dưỡng viên sử dụng để
thực hiện một phương pháp GDSK và qua đó truyền tải nội dung GDSK tới
người bệnh.
1.1.1.5 Quyền người bệnh
Văn phòng Quốc hội (2017). Luật khám bệnh, chữa bệnh. Số

12/VBHN-VPQH, chương II, Mục 1 Quyền của người bệnh.
- Điều 7. 1. Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều
trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh. [7]
- Điều 10. 1. Được cung cấp thơng tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng
bệnh, kết quả rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều
trị. [7]
- Điều10.3. Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền,
nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh [7].
GDSK cho người bệnh, gia đình người bệnh là thực hiện Quyền của
người bệnh theo quy định của pháp luật và cũng là một trong các nhiệm vụ
quan trọng của công tác điều dưỡng.
Theo Hội Y học thế giới (2005), NB có quyền được GDSK:
- Mọi người đều có quyền được GDSK để có thể hỗ trợ họ đưa ra những
quyết định về chăm sóc cho bản thân và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.


7
- Giáo dục sức khỏe bao gồm các thông tin về lối sống, về phương pháp
phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh. Cần nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân
của người bệnh đối với sức khỏe của bản thân họ.
- Nhân viên y tế có trách nhiệm tham gia tích cực vào các nỗ lực giáo dục sức
khỏe cho người bệnh [18].
1.1.2 Văn bản pháp lý quy định về công tác GDSK
1.1.2.1. Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011
hướng dẫn cơng tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện:
- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe:
- Chăm sóc về tinh thần
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc dinh dưỡng
- Chăm sóc phục hồi chức năng

- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối, tử vong
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
- Theo dõi, đánh giá người bệnh
- Bảo đảm an tồn, phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm
sóc người bệnh
- Ghi chép hồ sơ bệnh án.
Trong đó nhiệm vụ tư vấn hướng dẫn GDSK được đặt làm hàng đầu và yêu
cầu Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, GDSK phù hợp.
Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, GDSK,
hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phịng bệnh trong thời gian nằm viện và sau
khi ra viện [1].
1.1.2.2 Quyết định số 3936/QĐ-BYT ngày 30 tháng 08 năm 2019.
Quyết định ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện
và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2019.


8
- Sẵn có các tài liệu truyền thơng GDSK và được phổ biến cho nhân viên y
tế, người bệnh, người nhà người bệnh bằng các hình thức (như được treo, dán
ở vị trí dễ thấy đối với tranh ảnh, dễ lấy đối với tờ rơi…)
- Có ban hành các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về việc tư vấn, GDSK
cho người bệnh và người nhà người bệnh.
- Tất cả điều dưỡng, hộ sinh được đào tạo, tập huấn kỹ năng tư vấn, truyền
thông, GDSK cho người bệnh.
- Nhân viên y tế tại các khoa phòng thực hiện đầy đủ các quy định của
bệnh viện về hoạt động truyền thông, GDSK cho người bệnh trong quá trình
khám và điều trị.
- Lập danh mục các bệnh hoặc vấn đề sức khỏe (theo mơ hình bệnh tật của

bệnh viện) và lộ trình cần ưu tiên xây dựng, cập nhật tài liệu truyền thơng,
GDSK.
- Phịng điều dưỡng làm đầu mối hoặc tham gia xây dựng các nội dung, tài
liệu truyền thông, GDSK cho người bệnh theo lộ trình đã lập, có tham khảo
các tài liệu khác (trong nước và nước ngoài).
- Người bệnh được tư vấn, GDSK phù hợp với bệnh khi vào viện, trong
quá trình điều trị và lúc ra viện.
- Người bệnh có được các kiến thức, thực hành thiết yếu để tự theo dõi,
chăm sóc, điều trị và phịng các biến chứng cho bản thân.
- Người bệnh được điều đưỡng, hộ sinh nhận định nhu cầu tư vấn GDSK
và ghi vào “Phiếu chăm sóc điều dưỡng”.
- Tiến hành đánh giá (hoặc nghiên cứu) hiệu quả hoạt động truyền thông,
GDSK cho người bệnh; có báo cáo đánh giá, trong đó có chỉ ra những nhược
điểm cần khắc phục và đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng.
- Thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng công tác tư vấn, truyền thông,
GDSK cho người bệnh dựa trên kết quả đánh giá [2].


9
1.1.2.3. Theo quy định của bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh
Phúc
Tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc có quy định về giáo dục
sức khỏe cho người bệnh thơng qua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp
Hình thức tun truyền trực tiếp:
- Thơng qua các buổi họp hội đồng người bệnh tại các khoa có bệnh nhân nội
trú, Phòng Điều Dưỡng kết hợp với điều dưỡng trong khoa thực hiện tư vấn
GDSK cho bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân.
- Tại khoa Khám Bệnh: thực hiện tư vấn GDSK trực tiếp cho bệnh nhân và
thân nhân người bệnh đến khám, điều trị ngoại trú về bệnh tật và cách phòng
chống dịch bệnh.

- Trong hoạt động chăm sóc, tiếp đón bệnh nhân hằng ngày điều dưỡng tư vấn
GDSK cho NBvà người nhà lúc vào viện và lúc ra viện.
- Hằng ngày các bác sỹ, điều dưỡng trong khoa lâm sàng có bệnh nhân nội trú
đi buồng thăm khám, giải thích tư vấn GDSK cho NB và gia đình NB
- Đồng thời điều dưỡng trưởng cùng với điều dưỡng dinh dưỡng tư vấn
GDSK cho NB và xây dựng chế độ ăn hợp lý cho NB.
Hình thức tuyên truyền gián tiếp
- Sử dụng thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh qua loa đài): tư vấn
GDSK cho nhân dân cách phòng và theo dõi bệnh. Và GDSK cho người dân
qua đài phát thanh, giải đáp thắc mắc về sức khỏe cho bệnh nhân.
- Sử dụng các website , facebook của bệnh viện nhằm tư vấn, cung cấp các
thông tin sức khỏe cho người dân.
Phát tài liệu, tranh ảnh, biển báo, áp phích trong bệnh viện nhằm tuyên truyền
GDSK cho NB và gia đình NB [13]
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số nghiên cứu về giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân điều trị nội
trú trên thế giới


10
Quá trình lịch sử hoạt động GDSK cho bệnh nhân ở Châu Âu và Bắc
Mỹ từ năm 1960 cho tới nay có nhiều phát triển và thay đổi, thể hiện qua các
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cuối cùng trở thành hoạt động quan trọng nhất.
Tuy nhiên cả người bệnh và nhân viên y tế cần phải được trang bị các kỹ năng
để thực hiện tốt hoạt động GDSK. Một vài thách thức đối với giáo dục bệnh
nhân trong tương lai đó là đào tạo nhân viên y tế cũng như người bệnh, ảnh
hưởng của môi trường xã hội đến người bệnh và áp dụng các kỹ thuật điện tử
y tế để giáo dục sức khỏe [19].
Tại Israel, tác giả Yael Livne và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu
vào năm 2017 tại Bnai Zion Medical Center, Haifa, Israel với 328 điều dưỡng

tại 26 đơn vị trong bệnh viện cho thấy điều dưỡng ưu tiên hoạt động GDSK
cho bệnh nhân trong hoạt động chăm sóc hàng ngày tương đối cao điểm trung
bình 3,86 trên thang 1-5 (SD = 0,75). Và điều dưỡng nhận thức được vai trò
của GDSK, điểm trung bình là 4,6 (SD = 0,51). Rào cản lớn nhất đối với giáo
dục bệnh nhân là tình trạng làm việc quá tải (điểm trung bình = 3.04, SD =
1.13), và lý do đó điều dưỡng đã khơng tham gia vào việc giáo dục bệnh
nhân. Bên cạnh đó điều dưỡng viên thiếu kiến thức (ĐTB=1,59), giao tiếp
khó khăn (ĐTB=1,57), thiếu các chính sách (ĐTB=1.96) cũng là các rào cản
trong hoạt động GDSK cho bệnh nhân [22].
Nghiên cứu của Anne – Louis Bergh và cộng sự (2011) với 701 điều
dưỡng tại các cơ sở y tế chăm sóc ban đầu, cơ sở y tế địa phương và các bệnh
viện ở phía Tây Nam của Thụy Điển cho thấy các điều dưỡng ở các cơ sở y tế
chăm sóc ban đầu giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tốt hơn và được hỗ trợ từ
quản lý nhiều hơn, không bị làm phiền trong lúc GDSK. Rất ít nơi làm việc
mà điều dưỡng (9%) có trách nhiệm phát triển giáo dục sức khỏe [16]. .
Đã có 176 điều dưỡng tham gia nghiên cu ca Avsáar G, Kasáikỗi M
(2011) ỏnh giỏ hot ng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng lâm sàng cho
người bệnh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có hai điều dưỡng (1.1%) ghi vào hồ sơ hoạt
động giáo dục sức khỏe cho người bệnh và hầu hết người bệnh (72.7%) cho


11
rằng phương pháp và kỹ thuật chưa thích hợp trong giáo dục sức khỏe. Điều
dưỡng (85,8%) không ủng hộ sự tham gia tích cực của gia đình người bệnh
trong giáo dục sức khỏe, và 82,4% điều dưỡng cho rằng quá trình giáo dục
sức khỏe khơng liên quan đến gia đình người bệnh. Tuy nhiên nghiên cứu này
cũng cho thấy các điều dưỡng đã chú ý đến việc điều chỉnh mức độ giáo dục
sức khỏe cung cấp cho từng độ tuổi (82,4%) và từng bệnh nhân (75,0%) [16].
Nghiên cứu của Nader Aghakhani và cộng sự (2012) tại Iran cho thấy
điều kiện giáo dục trong các bệnh viện chưa tốt và hầu hết điều dưỡng cho

rằng giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân không phải nghĩa vụ của họ và
(73,6%) điều dưỡng không ý thức về tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe
cho người bệnh và thúc đẩy công việc của họ. Các rào cản quan trọng nhất
trong việc giáo dục sức khỏe liên quan đến tình trạng thiếu kiến thức, thiếu
đào tạo cho điều dưỡng, còn bệnh nhân thiếu sự quan tâm đến việc học, thời
gian nằm viện ngắn [15]
Tại SriLanka, nghiên cứu của tác giả Upul Senarath (2013) được thực hiện
trên 390 người bệnh điều trị nội trú cho tỷ lệ người bệnh cảm thấy hài lịng về
chun mơn tay nghề của điều dưỡng là 89,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ người hài
lịng với việc cung cấp thơng tin giáo dục sức khỏe cho người bệnh chỉ đạt
37,4%. Nam giới có mức hài lịng cao hơn so với nữ giới [26].
Theo nghiên cứu của Modupe Olusola Oyetunde và cộng sự (2015) tại
bệnh viện trường đại học Ibadan ở Nigeria cho thấy kinh nghiệm làm việc của
điều dưỡng không quyết định liệu họ có thực hành giáo dục sức khỏe cho
bệnh nhân hay không. Hầu hết những người trả lời (70% - 90%) trong nghiên
cứu này đều khẳng định rằng kinh nghiệm của các điều dưỡng, rào cản văn
hoá, văn hoá nơi làm việc, thiếu thời gian, công việc quá tải, thiếu nhân lực và
sự phức tạp của tình trạng bệnh của người bệnh là những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến việc thực hành giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân [24]


12
1.2.1. Tại Việt Nam
Giáo dục sức khỏe là một nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng nhằm
giúp người bệnh và gia đình người bệnh hiểu biết về tình hình sức khỏe để
hợp tác trong q trình điều trị, chăm sóc, duy trì và cải thiện sức khỏe. Vì
vậy người điều dưỡng cần phải có kỹ năng và kiến thức tốt để thực hiện hoạt
động GDSK cho người bệnh và người nhà người bệnh trong phạm vi chun
mơn của mình.
Nghiên cứu năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Bích Nga và cộng sự

trên 207 người bệnh tại 10 khoa lâm sàng bệnh viện Phổi trung ương năm
2015 đã đánh giá chung hoạt động hướng dẫn, tư vấn, giáo dục sức khỏe chỉ
đạt (50,2%). Trong đó tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn, tư vấn, GDSk trước
phẫu thuật đạt kết quả cao nhất là (100%) và thấp nhất là hướng dẫn luyện tập
phục hồi chức năng là (59,9%). Chất lượng điều dưỡng còn hạn chế và thiếu
tài liệu hướng dẫn GDSK ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn, hướng dẫn,
GDSK [5].
Tại bệnh viện Hữu Nghị, Dương Thị Bình Minh (2012) đã nghiên cứu
với 216 phiếu khảo sát người bệnh nội trú tại thời điểm xuất viện. Kết quả cho
thấy công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK có tỷ lệ đạt yêu cầu thấp hơn hẳn so
với các tiêu chí được xếp loại để đánh giá công tác ĐD chỉ là 66,2%. Nhiều
người bệnh đánh giá điều dưỡng không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt
việc: hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống (13%), hướng dẫn, hỗ trợ người
bệnh tập luyện phục hồi chức năng (18,5%) và hướng dẫn NB cách tự phòng
bệnh trong khi ra viện (22%) [4] .
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011), đánh giá về
thực trạng cơng tác chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ương với 266 người bệnh. Tỷ lệ người bệnh được giáo dục sức khỏe
chỉ đạt 49,6% [6].


13
Nghiên cứu của Trần Ngọc Trung (2012) tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Lâm Đồng, với 400 người bệnh, kết quả tỷ lệ người bệnh được tư vấn, hưỡng
dẫn, GDSK chỉ đạt 24,7% [8].
Tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Đinh Ngọc Thành
(2014) đã nghiên cứu với 123 người bệnh điều trị nội trú các khoa Nội. Mức
độ hài lòng của người bệnh với giao tiếp của điều dưỡng là 3,53±0,49. Mức
độ hài lòng với sự tư vấn của điều dưỡng dành cho người bệnh là 3,39±0,07,
với sự hướng dẫn chăm sóc, phịng bệnh là 3,7±0,64, với sự giải thích về các

phương pháp điều trị là 3,54±0,71. Kết quả cũng chỉ ra rằng sự hài lòng người
bệnh liên quan chặt chẽ với quá trình giao tiếp cũng như hoạt động giáo dục
sức khỏe của điều dưỡng (r=0,63) [9]


×