Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nhận xét thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên đến khám tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.5 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ TUYẾT CHINH

NHẬN XÉT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN KHÁM
TẠI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I


NAM ĐỊNH - 2020
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ TUYẾT CHINH

NHẬN XÉT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020
Chuyên ngành: Điều dưỡng sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths.Bs.CKII. Trần Quang Tuấn


NAM ĐỊNH - 2020




i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại
học, bộ môn Điều dưỡng Sản phụ khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong những năm
học qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:
Ths.Bs.CKII Trần Quang Tuấn, đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học, thực hiện và hồn thành
chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tập
thể bác sỹ, hộ sinh, điều dưỡng cán bộ khoa Kế hoạch hóa gia đình đã cho tôi
cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng chuyên nghành phụ sản,
tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập, cơng tác và nghiên
cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến bố mẹ, những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp và các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tơi về tinh
thần để tơi hồn thành chuyên đề này.
Nam Định, 16 tháng 08 năm 2020

Phạm Thị Tuyết Chinh


ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong
bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo
cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn.
Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Phạm Thị Tuyết Chinh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 3
1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên ......... 3
1.2. Tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai ....................................... 5
1.3. Khái niệm chung về kiến thức ............................................................. 9
1.4. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên ........................... 10
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................... 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 13
2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 13

2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu......................................................... 14
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................... 14
2.6. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 15
2.7. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................. 15
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................. 16
2.9. Hạn chế sai số.................................................................................... 16
2.10. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................... 16
2.11. Kiến thức về sức khỏe sinh sản của tuổi vị thành niên nạo phá thai . 18
Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 22
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................. 22


3.2. Một số đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu .......................... 22
3.3. Kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng ................................... 23
KẾT LUẬN.................................................................................................. 28
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

BPTT


Biện pháp tránh thai

CTC

Cổ tử cung

DCTC

Dụng cụ tử cung

DMPA

Depomedroxy progesterone acetat
(thuốc tiêm tránh thai)

KHHGD

Kế hoạch hóa gia đình

NPT

Nạo phá thai

QHTD

Quan hệ tình dục

QHTDTHN

Quan hệ tình dục trước hơn nhân


SAVY

Servey Assessment of Vietnamese youth (Điều tra quốc gia
về vị thành niên và thanh niên Việt Nam)

SKSS

Sức khỏe sinh sản

VTN

Vị thành niên

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế Giới)


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu ........................ 16
Bảng 2.2: Bảng đặc điểm dậy thì của đối tượng nghiên cứu ......................... 17
Bảng 2.3: Bảng đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu ....................... 17
Bảng 2.4: Bảng kiến thức về sức khỏe sinh sản, tuổi dậy thì, nạo phá thai và
biện pháp tránh thai .................................................................... 18
Bảng 2.5: Bảng kiến thức các bệnh lây truyền qua đường tình dục ............... 20



ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Kiến thức về các loại biện pháp tránh thai ................................ 19
Biểu đồ 2.2: Kiến thức đúng về khả năng có thai trong quan hệ tình dục...... 19
Biểu đồ 2.3: Phân loại kiến thức về sức khỏe sinh sản .................................. 20
Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của đối tượng và kiến thức chung về SKSS .. 21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu niên sang người
lớn. Vị thành niên là độ tuổi từ 10 - 19 tuổi chiếm 1/5 dân số. Độ tuổi vị thành
niên là giai đoạn phát triển tâm sinh lý, cơ thể và đặc điểm cá nhân từ một đứa
trẻ dần trở thành người trưởng thành. Giai đoạn hình thành và phát triển vị
thành niên chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm cá nhân, gia đình, cộng
đồng, xã hội tới các hành vi liên quan đến sức khỏe của tuổi vị thành niên. Do
phong tục tập quán ở những môi trường xã hội khác nhau rất khác nhau nên rất
khó đánh giá vị thành niên theo khía cạnh văn hóa quốc gia. Tuy nhiên vị thành
niên cũng có những đặc tính chung như tính tò mò, ảnh hưởng của bạn đồng
lứa đối với vấn đề tình dục, sự thiếu hiểu biết về thụ thai, sinh sản cũng như các
biện pháp tránh thai. Đây là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến tỉ lệ mang thai của trẻ vị thành niên.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản và phát triển
cộng đồng và Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cũng chỉ ra rằng, có 96%

học sinh khẳng định có cảm xúc yêu đương ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, gần
70% cho rằng đây là tình trạng phổ biến [21]. Điều đó để lại những hậu quả
khơng nhỏ, trong đó có thai ngồi ý muốn là trường hợp hay gặp và đi kèm với
nó là hành vi nạo phá thai khơng an tồn, qua đó thấy rằng quan hệ tình dục
khơng an tồn tỉ lệ thuận với số ca nạo phá thai. Vấn đề nạo phá thai là một đề
tài chung rất được quan tâm. Vì thế nạo phá thai khơng an tồn trong độ tuổi vị
thành niên là mối lo ngại của toàn xã hội.
Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nạo phá thai khơng an tồn sẽ
dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là
sức khỏe sinh sản. Thiếu kiến thức về tình dục, sinh sản, các biện pháp tránh
thai cơ bản, cũng như các dịch vụ phá thai hợp pháp và an toàn đã dẫn đến hệ quả
tăng nguy cơ về quan hệ tình dục, có thai, nạo phá thai và các bệnh lây truyền qua


2

quan hệ tình dục ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe. Tỉ lệ di chứng do
nạo phá thai khơng đảm bảo như: băng huyết, thiếu máu, sót rau, nhiễm trùng, tắc
ống dẫn trứng, vô sinh, tử vong… ngày càng tăng. Tỉ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị
thành niên (từ 15 - 19 tuổi) của Việt Nam hiện bị xếp vào hàng cao nhất Đông
Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới [34] (khoảng 300000 ca nạo hút thai mỗi năm).
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, những năm gần đây có trên
5000 ca nạo phá thai, trong đó có tới 30% dưới 24 tuổi, đa số trường hợp đi nạo
hút thai khi thai được 3 - 4 tháng [28].
Đây là một thực trạng cấp thiết và đang là mối quan tâm trọng yếu của
nhiều Quốc Gia. Đặc biệt, vị thành niên là nguồn lực cần cho sự phát triển của
xã hội. Chính vì thế, nắm rõ được kiến thức về sức khỏe sinh sản của tuổi vị
thành niên để từ đó đưa ra được các biện pháp, cung cấp các kiến thức, hình
thành tư tưởng, lối sống, quan hệ tình dục lành mạnh để tự bảo vệ bản thân
cũng như bảo vệ tương lai chung của đất nước là việc làm rất cần thiết.

Mục tiêu:
Nhận xét thực trạng kiến thức về SKSS của VTN đến khám tại bệnh
viện Phụ sản Hà Nội năm 2020.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.1.1. Khái niệm chung vị thành niên
1.1.1.1. Khái niệm
Vị thành niên là giai đoạn trong quá trình phát triển của con người với
đặc điểm lớn nhất là sự trưởng thành nhanh chóng để đạt được sự trưởng thành
về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội và định hình nhân cách để
có thể lãnh trách nhiệm sau này. Đây là giai đoạn được hiểu một cách đơn giản
là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn [8].
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vị thành niên là
lứa tuổi từ 10 - 19, thanh niên thì có độ tuổi từ 15 - 24 và thanh niên trẻ là người
có độ tuổi từ 10 - 24 [1],[13],[20]. Tuổi vị thành niên chia làm 3 giai đoạn: giai
đoạn tiền VTN: 10 - 13 tuổi, giai đoạn trung VTN: 14 - 16 tuổi, giai đoạn hậu
VTN: 17 - 19 tuổi [20]. Độ tuổi 15 - 19 là giai đoạn thay đổi tâm sinh lý và tình
cảm nhiều nhất ở mỗi cá nhân. Sự xuất hiện tình yêu, tình dục ở VTN Việt Nam
hiện nay chủ yếu rơi vào nhóm tuổi này [6].
Cùng với sự gia tăng dân số, số lượng VTN ngày càng tăng, cao nhất là
ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, VTN chiếm 1/4 dân số, tức
là khoảng 1,2 tỉ VTN [2],[12],[13]. Theo cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch
và Đầu tư năm 2016, ở Việt Nam 16,33% VTN từ 10 - 19 tuổi, khoảng 15,251
triệu người [31].
1.1.1.2. Các đặc trưng của tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì diễn ra ở tất cả mọi người và là giai đoạn đầu của VTN,
đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời một con người. Đây chính là giai
đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn [20]. Đặc trưng cơ bản của nhóm
VTN là biến đổi thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ cả ba mặt: thể chất, tâm lý,
tình cảm, nhận thức và sau đó là hành vi. Sự nhận biết một cách đúng đắn và


4

khoa học về những đặc trưng cơ bản của tuổi VTN là vô cùng quan trọng trong
việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục lứa tuổi này. Sự biến đổi tâm sinh lý của
VTN đến sớm hay đến muộn phụ thuộc vào từng người, từng giới, đời sống vật
chất, tinh thần, mơi trường, khí hậu, điều kiện sống ở thành thị hay nông thôn
[14].
1.1.2. Khái niệm và nội dung về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị
thành niên
1.1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Theo Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ở Cairo năm 1994 cho
rằng: sức khỏe sinh sản (SKSS) là sự thoải mái hồn tồn về thể chất, tinh thần,
xã hội, khơng chỉ đơn thuần là không bệnh tật, không tàn phế của hệ thống sinh
sản [3]. Điều này cũng hàm ý là mọi người kể cả nam hay nữ đều có quyền
được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp
kế hoạch hóa gia đình an tồn, có hiệu quả đảm bảo cho các cặp vợ chồng có
cơ may tốt để sinh được đứa con lành mạnh.
1.1.2.2. Nội dung chủ yếu của sức khỏe sinh sản
Định nghĩa về sức khỏe sinh sản trên được chấp nhận tại Hội nghị quốc
tế về dân số và phát triển ở Cairo - Ai Cập tháng 4/1994, Việt Nam đã công
nhận, cam kết thực hiện và chi tiết hóa thành 10 nội dung theo những vấn đề
ưu tiên sau đây:
1. Làm mẹ an toàn.

2. Phá thai và tránh thai.
3. Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn.
4. Sức khỏe sinh sản vị thành niên.
5. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục.
6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS.
7. Ung thư vú và các ung thư của bộ máy sinh dục khác.
8. Vô sinh.


5

9. Giáo dục tình dục học.
10. Cơng tác thơng tin giáo dục truyền thông về SKSS [12],[24].
1.1.2.3. Nội dung sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên trẻ
Là những nội dung nói chung của SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp
cho lứa tuổi vị thành niên và thanh niên trẻ. Nội dung ưu tiên Thông tin - Giáo
dục - Truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên [9]:
- Đặc điểm và dấu hiệu của tuổi dậy thì.
- Sự phát triển tâm sinh lý tuổi VTN.
- Tình yêu và tình bạn.
- Tình dục lành mạnh và tình dục an tồn.
- Phịng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) kể
cả HIV/AIDS.
1.1.2.4. Các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
Các cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị thành niên:
cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS (cả phịng và chữa bệnh) cho vị thành
niên (đã kết hôn và chưa kết hôn). Các dịch vụ này bao gồm:
- Tư vấn về SKSS, tình dục và các biện pháp tránh thai.
- Chăm sóc cho VTN mang thai và sinh đẻ.
- Phá thai an toàn.

- Xử lý các nhiễm khuẩn đường sinh dục/BLTQĐTD [11].
1.2. Tình dục an tồn và các biện pháp tránh thai
1.2.1. Tình dục an tồn
- Tình dục an tồn là những hành vi tình dục bao gồm cả 2 yếu tố: khơng
có nguy cơ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.
- Về phương diện tránh thai, tình dục an tồn gồm sử dụng biện pháp
tránh thai an toàn, hiệu quả và đúng cách.
- Về phương diện phịng nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục,
tình dục an tồn có thể chia thành 3 nhóm:


6

+ Tình dục an tồn (khơng có nguy cơ hoặc nguy cơ rất ít): mơ tưởng
tình dục, tự mình thủ dâm, vuốt ve trên mặt da lành lặn, ôm bạn tình, kiềm chế
khơng quan hệ tình dục, chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục.
+ Tình dục an tồn tương đối (nguy cơ trung bình): quan hệ tình dục
theo đường hậu mơn có sử dụng bao cao su, bằng miệng với âm đạo hay với
dương vật, bằng tay với âm đạo.
+ Tình dục khơng an tồn (nguy cơ cao): quan hệ tình dục theo đường
âm đạo hay hậu môn mà không dùng bao cao su [22].
1.2.2. Các biện pháp tránh thai
BPTT là các biện pháp mà các cặp vợ chồng sử dụng nhằm kiểm sốt
việc sinh đẻ, để tránh có thai ngồi ý muốn [19].
Ngày nay một số BPTT cịn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng
tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.2.2.1. Các biện pháp tránh thai truyền thống
Là những BPTT không cần đến dụng cụ, thuốc men hay thủ thuật tránh
thai nào khác để ngăn cản thụ tinh.

 Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng)
Phương pháp xuất tinh ngồi âm đạo địi hỏi sự chủ động của người nam
giới trong lúc giao hợp. Dương vật được rút nhanh chóng ra khỏi âm đạo trước
lúc có phóng tinh. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở một số nước phát
triển và đang phát triển.
 Kiêng giao hợp định kỳ
Là chọn thời điểm giao hợp cách xa những ngày phóng nỗn, nhằm mục
đích tinh trùng sống khơng gặp được nỗn sống. Phương pháp này đơi khi được
sử dụng kết hợp với một số phuơng pháp khác như: xuất tinh ngoài âm đạo,
vách ngăn… Trong trường hợp này hiệu quả tránh thai sẽ cao hơn.


7

- Phương pháp Ogino - Knaus: Kiêng giao hợp từ ngày thứ 9 đến ngày
19 của vòng kinh 28 ngày. Cần phải theo dõi liên tiếp hai vòng kinh trước đó
để đánh giá mức độ đều của vịng kinh. Phương pháp này khơng có hiệu quả,
khơng thực hiện được ở những người vịng kinh khơng đều.
- Phương pháp ghi thân nhiệt do Ferin đề xuất năm 1947 dựa trên cơ sở
phát hiện ra đường cong thân nhiệt hai thì trong chu kỳ kinh nguyệt có phóng
nỗn của Van de Velde (1904). Theo phương pháp này chỉ được giao hợp khi
tăng thân nhiệt 2 ngày, giới hạn của phương pháp này chỉ cho biết giai đoạn
sau phóng nỗn.
- Phương pháp chất nhầy cổ tử cung (phương pháp Billings): Không giao
hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo (đưa 2 ngón tay vào âm đạo
thấy có chất nhầy ở giữa 2 ngón tay) cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy ẩm
ướt.
 Phương pháp tránh thai bằng cho con bú vô kinh
Cho con bú sữa mẹ là cách dinh dưỡng lý tưởng nhất cho con đồng thời
cũng giúp người phụ nữ đẻ thưa ra. Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi có đủ

các điều kiện sau:
- Chưa có kinh nguyệt trở lại.
- Người phụ nữ phải ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.
- Đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi.
1.2.2.2. Các phương pháp tránh thai vách ngăn
 Bao cao su nam (ở nam giới)
Bao cao su làm bằng nhựa latex mỏng có thể lồng vào dương vật hoặc
đặt vào âm đạo trước khi giao hợp. Nó có tác dụng chứa và ngăn khơng cho
tinh trùng vào âm đạo nên không thụ tinh.
 Tránh thai trong âm đạo (ở nữ giới)
Cơ chế tác dụng có thể là màng ngăn cơ học, màng ngăn lý học, nhưng
bao giờ cũng có kèm theo chất diệt tinh trùng được bổ sung vào.


8

- Màng ngăn âm đạo.
- Mũ cổ tử cung.
- Bao cao su nữ.
 Thuốc diệt tinh trùng
Là những chế phẩm hóa chất đặt vào âm đạo trước khi quan hệ tình dục
nhằm mục đích tránh thai. Thuốc có nhiều dạng khác nhau: dạng gel, kem, sủi,
bọt, viên thuốc, thuốc đạn và màng mỏng.
1.2.2.3. Thuốc viên tránh thai
Thuốc nội tiết tránh thai là một phương pháp tránh thai có hồi phục. Tùy
theo thành phần của viên thuốc người ta có thể chia ra các loại sau:
 Viên kết hợp: Trong thành phần có estrogen và progestin (có 3 loại: 1
pha, 2 pha và 3 pha).
 Viên progestin: Trong thành phần chỉ có progestin.
Cơ chế tác dụng: ức chế phóng nỗn, ức chế phát triển nội mạc tử cung,

làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung.
 Thuốc tránh thai khẩn cấp: Là thuốc sử dụng sau giao hợp mà không
sử dụng biện pháp tránh thai.
Cơ chế tác dụng: ngăn cản và làm chậm sự phóng nỗn.
1.2.2.4. Thuốc tiêm tránh thai (DMPA)
DMPA (Depomedroxy Progesterone Acetat) có hàm lượng 150mg. Bản
chất của thuốc là Progestin dạng depot, thuốc sẽ giải phóng hocmon vào trong
tuần hồn chậm, từ từ. Tiêm một liều thuốc có thể tác dụng từ 2 - 3 tháng.
Cơ chế tác dụng: làm teo nội mạc tử cung, làm quánh đặc chất nhầy cổ
tử cung và ức chế phóng nỗn.
Đây là BPTT có hiệu quả cao (99,6%), nhưng làm thay đổi kinh nguyệt
như: mất kinh hoặc có thể chảy máu kéo dài, ra máu giữa kỳ kinh.
1.2.2.5. Thuốc cấy tránh thai
Là Progestin cấy dưới da nhằm ngừa thai trong thời gian dài. Là dạng
thuốc tránh thai có hiệu quả và tiện dụng cho phụ nữ với độ tin cậy cao.


9

Cơ chế tác dụng: làm đặc chất nhầy CTC, niêm mạc tử cung kém phát triển.
Ức chế phóng nỗn do nồng độ Progestin cao liên tục trong máu (Implanon).
1.2.2.6. Dụng cụ tử cung
Cơ chế chính là làm cản trở nỗn và tinh trùng gặp nhau. DCTC làm cho
tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục nữ khó khăn, làm giảm khả năng thụ
tinh của tinh trùng đối với noãn và có thể ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ trong
buồng tử cung.
 Dụng cụ tử cung MINERA:
Dụng cụ tử cung thế hệ mới (MIRENA) là một loại chứa nội tiết. Đây
là loại DCTC được biết đến với nhiều ưu điểm, đã làm phong phú cho các
phụ nữ khi chọn lựa phương pháp tránh hiện đại và hiệu quả cao. Ngoài tác

dụng tránh thai, MIRENA còn được sử dụng như là phương pháp điều trị
duy trì đối với những trường hợp rong kinh rong huyết, cường kinh, bảo vệ
nội mạc tử cung...
1.2.2.7. Triệt sản nam, triệt sản nữ (còn gọi là “Đình sản”)
 Đình sản nữ:
Nguyên tắc của đình sản nữ là làm gián đoạn 2 vịi trứng dẫn đến nỗn
khơng được gặp tinh trùng, hiện tượng thụ tinh không xảy ra.
Các kỹ thuật thắt, cắt 2 vòi trứng thường được làm ở đoạn eo của vòi
trứng, cách sừng tử cung khoảng 2cm, ở khoảng vơ mạch của mạc treo vịi
trứng. Đây là BPTT có hiệu quả cao trên 99%, tỉ lệ thất bại khoảng 0,5%.
 Đình sản nam:
Nguyên tắc của đình sản nam là mở một lỗ nhỏ ở da bìu, cắt và thắt 2
ống dẫn tinh là đường dẫn tinh trùng từ túi tinh tới ống phóng tinh. Sau khi thắt
ống dẫn tinh, người nam giới vẫn có khả năng cương cứng và xuất tinh, nhưng
trong tinh dịch không còn chứa tinh trùng [27].
1.3. Khái niệm chung về kiến thức
Kiến thức là nhận ra ý nghĩa, bản chất, lý lẽ của sự việc, bằng sự vận
dụng trí tuệ, hiểu biết nhận thức được ý nghĩa, tình cảm, quan điểm của người


10

khác về tình hình, lĩnh vực nào đó [16]. Có kiến thức là nhờ một q trình thơng
qua giáo dục, thông tin, truyền thông bằng cách tác động bởi các yếu tố bên
ngồi và bằng ngay chính năng lực của bản thân con người [23].
1.4. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.4.1. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới
1.4.1.1. Vấn đề quan hệ tình dục, có thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở vị thành niên
Trên thế giới, các nghiên cứu về SKSS vị thành niên được tiến hành từ
sau năm 1975 tại các nước thuộc các khu vực khác nhau như Châu Á, Châu

Phi, Châu Mỹ, Châu Âu… Quan hệ tình dục (QHTD) sớm là vấn đề xã hội
của nhiều nước: Thái Lan hơn 60% thanh thiếu niên nam có quan hệ tình dục
với bạn gái hoặc gái điếm. Ở Mỹ, ở tuổi 15 có 1/4 nữ và 1/3 nam có hoạt động
tình dục, đến tuổi 17 thì tỉ lệ này tăng lên 50% cho nữ và 60% cho nam [17].
Phụ nữ VTN có thai và sinh đẻ sớm muộn tùy thuộc vào quốc gia khác
nhau và ngay trong mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Ở Châu
Phi trên 1/2 và Mỹ La Tinh thì trên 1/3 có thai trước tuổi 20. Mỹ là nước có tỉ
lệ VTN có thai sớm cao nhất trong các nước phát triển và có khoảng 20% phụ
nữ đẻ trước tuổi 20 [13]. VTN ngày nay trên thế giới có hoạt động tình dục sớm
hơn nhiều so với thế hệ trước đây, điều này được giải thích do đơ thị hóa nhanh,
phát triển thơng tin đại chúng và mất dần vai trị truyền thống [33]. Tình trạng
nạo phá thai phụ nữ chưa chồng và ở VTN khá cao, đặc biệt là ở những nước
công nghiệp phát triển. Ở Mỹ, có 4 ca nạo phá thai trong 10 thai nghén tuổi
VTN, và chiếm 1/4 tổng số nạo phá thai [4].
1.4.1.2. Vấn đề các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV/AIDS
Các BLTQĐTD gây nên do nhiều tác nhân gây bệnh. Các tác nhân này
lây truyền hoặc lan truyền từ người này sang người khác thơng qua quan hệ
tình dục (giao hợp), nhưng khơng chỉ qua QHTD mà cịn qua mẹ truyền cho
con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da [19].
Có rất nhiều tác nhân gây nên BLTQĐTD. Một số là các vi rút khơng
nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học, các loại vi khuẩn, đơn bào và nấm có


11

thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học. Các loại khác như rận mu có
thể nhìn bằng mắt.
Các tác nhân gây ra các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục gồm các
virus (ví dụ Herpes virus 1, 2, CMV, HPV, HBV, HIV…), vi khuẩn (ví dụ như
lậu cầu, giang mai, chlamydia trachomatis…), các loại đơn bào, nấm, các loại

kí sinh ở da như ghẻ, rận mu.
QHTD sớm, QHTD trước hôn nhân, QHTD không được bảo vệ là nguy
cơ làm tăng các viêm nhiễm bộ phận sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường
tình dục. Theo đánh giá của tổ chức Y Tế Thế Giới, thì hằng năm có trên 250
triệu người mới bị bệnh lây truyền qua đường tình dục mà tỉ lệ cao nhất là ở độ
tuổi từ 20 - 24 tuổi, thứ hai là 15 – 19 tuổi. Theo số liệu của WHO thì trên thế
giới có khoảng 1/20 vị thành niên nhiễm các BLTQĐTD mỗi

năm

[13],[17].
Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ ngày càng tăng cao, nhất là
độ tuổi VTN, nhiều người lây nhiễm, mắc AIDS từ khi cịn ở tuổi này. Thế giới
có khoảng 15 triệu người nhiễm HIV cao nhất là nhóm tuổi 15 - 25 cho nam và
25 - 35 ở nữ [13]. Muốn làm chậm tốc độ nhiễm HIV thì cần phải thay đổi hành
vi tình dục của người trẻ tuổi vì đây là một trong những bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
1.4.2. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Việt Nam
1.4.2.1. Vấn đề quan hệ tình dục, có thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở vị thành niên
- Quan hệ tình dục trước hơn nhân và nạo hút thai: QHTD trước hơn
nhân và tình trạng có thai ở VTN ngày càng tăng, nhưng lại chưa có ý thức sử
dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) để hạn chế thai nghén. Theo nghiên cứu
của Bộ Y Tế và WHO năm 2002 cho thấy có 11,2% VTN có QHTD nhưng chỉ
có 33,9% trong số đó sử dụng BPTT [11].
- Kết quả Điều tra Quốc gia về VTN và Thanh niên Việt Nam (SAVY)
năm 2003 cho thấy có 19,8% nam thành thị, 2,6% nữ thành thị và 13,6% nam


12


nông thôn, 2,2% nữ nông thôn trong độ tuổi từ 18 - 25 có quan hệ tình dục trước
hơn nhân [18].
- Theo Liên hợp quốc, Việt Nam là 7/10 quốc gia có tỉ lệ nạo hút thai
cao trên thế giới [5]. Hiện nay ước tính mỗi năm có khoảng 70000 ca nạo phá
thai ở tuổi VTN [7].
- Tình hình mang thai sinh đẻ: trong cả nước theo tài liệu Bộ Y Tế có
3,7 % số sinh đẻ được đăng ký ở phụ nữ dưới 18 tuổi và 15% số trẻ trên toàn
quốc do các bà mẹ dưới 19 tuổi sinh ra. Số phụ nữ tử vong do thai sản ở độ tuổi
dưới 20 chiếm tỉ lệ cao nhất [10].
1.4.2.2. Vấn đề các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Theo điều tra tại Hải Phòng cho thấy còn 25,5% vị thành niên không biết
các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỉ lệ biết cách phịng tránh thì có 67,6%
trả lời được hơn hai biện pháp phòng tránh. Tỉ lệ khơng biết một biện pháp
phịng tránh nào là 28,8% [5].


13

Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả khách hàng đến khám là trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi do pháp
luật Việt Nam quy định) tại khoa KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm
2020, đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
- Không mắc các bệnh lý về tâm thần, thần kinh, ảnh hưởng đến nhận
thức (ví dụ sa sút trí tuệ bẩm sinh, trầm cảm …).
- Đồng ý tham gia nghiên cứu (dưới sự đồng ý của cả bố mẹ và người
giám hộ).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Khách hàng đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trên 18 tuổi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Lấy tất cả các đối tượng là vị thành niên đến khám tại Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Liên hệ với khoa Khám bệnh và khoa KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội để tạo điều kiện tiến hành.
Người điều tra gặp trực tiếp đối tượng nghiên cứu hỏi các vấn đề cần cho
nghiên cứu theo bộ câu hỏi, hoặc trao đổi qua điện thoại sau khi đã giải thích rõ
mục đích của cuộc điều tra, hướng dẫn về nội dung trong phiếu điều tra.


14

2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Giới: Nữ.
- Tuổi: Theo năm sinh của đối tượng tính đến thời điểm điều tra, đối
tượng trong độ tuổi từ 10 - 18 tuổi.
- Mơi trường sống: Sống với gia đình hay khơng sống với gia đình.
- Mức độ học vấn: chia làm khơng biết đọc, không biết viết; biết đọc,
biết viết; cấp 1; cấp 2; cấp 3; trung cấp/cao đẳng/đại học.
- Tuổi dậy thì của đối tượng nghiên cứu: tuổi hành kinh lần đầu.
 Đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu:
- Mức độ học vấn của bố mẹ đối tượng nghiên cứu: Chia làm không biết

đọc, biết viết; biết đọc, biết viết; cấp 1; cấp 2; cấp 3; trung cấp/ cao đẳng/ đại
học.
- Tình trạng hơn nhân của bố mẹ đối tượng nghiên cứu: Sống cùng nhau,
ly hôn, ly thân, đã mất. Chia làm hai nhóm: sống cùng nhau và ly hơn/ly thân/đã
mất.
- Kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu: Theo nhận định của đối
tượng nghiên cứu so với những gia đình xung quanh. Chia làm 3 nhóm: nghèo,
trung bình, khá giả.
2.4.2. Nghiên cứu về kiến thức về sức khỏe sinh sản
 Kiến thức về sức khỏe sinh sản:
- Kiến thức về nội dung sức khỏe sinh sản.
- Kiến thức về dấu hiệu dậy thì.
- Kiến thức về các BPTT, nguy hiểm của nạo phá thai, nơi nạo phá thai an
toàn nhất và khả năng mang thai.
- Kiến thức về các triệu chứng của các bệnh LTQĐTD, cách phòng
tránh các bệnh LTQĐTD, các đương lây truyền của HIV/AIDS và Kiến thức
về phòng bệnh HIV/AIDS.
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá
 Kiến thức về sức khỏe sinh sản: đánh giá bằng cách trả lời được một


15

ý đúng sẽ được điểm của ý đó, nếu khơng biết là 0 điểm. Tùy theo mức độ
nghiêm trọng, tính phổ biến và tầm ảnh hưởng của vấn đề, chúng tôi cho điểm
theo trọng số tương ứng với 0,5 ; 1; 1,5. Có 16 câu hỏi kiến thức về SKSS (
câu 8 Đến câu 23), cụ thể như sau:
- Các câu C8, C9, C14, C17, C18, C19 mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm,
riêng C9.1, C14.1, C19.1 trả lời đúng được 1 điểm.
- Các câu C10.1, C11.2, C12.1, C13.4, C15, C20, C21, C23 mỗi ý trả

lời đúng được 1 điểm.
- Câu C16.2, C22 mỗi ý trả lời đúng được 1,5 điểm.
- Điểm tối đa trong phần kiến thức là 46 điểm.
+ Phân loại kiến thức về SKSS:
Đánh giá kiến thức cho từng câu hỏi: tốt khi đối tượng nghiên cứu đạt
trên 75% điểm từng câu, còn lại chưa tốt. Riêng câu C16, đối tượng trả lời đáp
án C16.2 được đánh giá là tốt, còn lại là chưa tốt. Đối với các câu C10, C11,
C12, C13 đối tượng nghiên cứu đối tương nghiên cứu trả lời các câu C10.1,
C11.2, C12.1, C13.4 được đánh giá là có kiến thức đúng.
- Đánh giá kiến thức chung về sức khỏe sinh sản: tốt khi đối tượng nghiên
cứu đạt trên 75% tổng số điểm kiến thức (≥ 34,5 điểm), hiểu nhưng chưa rõ ràng
(>50% và <75%) hay (>23 và <34,5), và chưa đạt là dưới 23 điểm.
2.6. Thời gian nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 01/05/2020 đến 31/07/2020.
2.7. Phương pháp xử lí số liệu
- Thơng tin trên phiếu hỏi sẽ được nhập, xử lí và phân tích số liệu bằng
phần mềm SPSS 20.0.
- Phần mềm SPSS 20.0 giúp tính tốn các thơng số thực nghiệm: trung
bình, độ lệch chuẩn, đối với các biến số định lượng, các biến số định tính được
trình bày theo tần suất, tỉ lệ phần trăm (%). Số liệu được trình bày bằng bảng
và biểu đồ minh họa.
- Test kiểm định: Chi-square test (χ2) (được hiệu chỉnh Fisher’s exact
test khi thích hợp), test so sánh hai tỉ lệ.


×