Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện bắc quang, tỉnh hà giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.37 KB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HOA

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC
VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM THAI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC BẮC QUANG NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HOA

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC
VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM THAI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC BẮC QUANG NĂM 2020
Chuyên ngành: Điều dưỡng sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. BSCKII. TRẦN QUANG TUẤN

NAM ĐỊNH - 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng đào tạo
sau đại học, Bộ môn điều dưỡng sản phụ khoa, các thầy cô giảng dạy của trường
Đại học điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong khóa học
qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Ths.
BSCKII Trần Quang Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học, thực hiện và hồn thiện chun đề tốt nghiệp
này.
Tơi xin trân thành cảm ơn Ban giám đốc, các khoa, phòng của Bệnh viện phụ
sản trung ương và Bệnh viện phụ sản Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian tôi học tập tại bệnh viện.
Tôi xin được cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế
hoạch tổng hợp, phòng khám sản và tập thể cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa
khu vực huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện tốt nhất trong thời gian
học, công tác và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân trong gia đình, các bạn bè,
đồng nghiệp gần xa đặc biệt là các chị, các bạn cùng khóa đã động viên giúp đỡ tơi
về tinh thần, vật chất để tơi hồn thành chun đề này.
Những người bệnh và gia đình người bệnh đã cảm thơng và tạo điều kiện phối
hợp với tơi trong q trình thực hiện phỏng vấn.
Bắc Quang, ngày

tháng


Học viên

Nguyễn Thị Hoa

năm 2020


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong báo
cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được báo cáo trong bất kỳ báo
cáo nào, do bản thân tôi thực hiện với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Nếu sai
tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn.

Người làm báo cáo

Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................iiv
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa về dinh dưỡng ..........................................................................3
1.1.2. Vai trò dinh dưỡng đối với sức khỏe ..........................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................5

1.2.1. Vai trò dinh dưỡng đối với thai phụ ...........................................................5
1.2.2. Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ thời kỳ mang thai..................................8
1.3. Chế độ dinh dưỡng trong một số trường hợp bệnh lý khi có thai ...................18
1.3.1. Dinh dưỡng đối với thai phụ bị thiếu máu ..................................................19
1.3.2. Thiếu acid folic và một số vi chất dinh dưỡng ............................................20
1.3.3. Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim....................................................21
1.3.4. Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh gan ...................................................21
1.3.5. Dinh dưỡng đối với thai phụ bị tiền sản giật...............................................23
1.3.6. Dinh dưỡng đối với thai phụ bị đái tháo đường ..........................................24
Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ..............................................27
Thực tiễn hoạt động của Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang .............27
Chương 3. BÀN LUẬN .......................................................................................33
3.1.Thực trạng của vấn đề …………………………………………………….….33
3.2. Khó khăn ……………………………………………………………………35
3.3. Giải pháp ……………………………………………………………………36
KẾT LUẬN .........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PNCT

Phụ nữ có thai

TT

Thị trấn


NT

Nơng thơn

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

CNVC

Công nhân viên chức


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm đối tượng theo độ tuổi..........................................................28
Bảng 2.2: Đặc điểm đối tượng theo địa dư ...........................................................28
Bảng 2.3: Đánh giá kiến thức đối tượng phỏng vấn theo địa dư ...........................28
Bảng 2.4: Kiến thức về chế độ ăn của phụ nữ có thai theo độ tuổi .......................29
Bảng 2.5. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT khỏe mạnh (n
200). .......................................................................................................29
Bảng 2.6. Phân loại các bệnh lý của PNCT được phỏng vấn ................................30
Bảng 2.7. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị thiếu máu
trước khi có thai (n=8) ............................................................................30

Bảng 2.8. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị thiếu máu
sau khi có thai (n=7) ...............................................................................31
Bảng 2.9. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị bệnh gan
(n=11) ....................................................................................................31
Bảng 2.10. Sự hiểu biết về các thành phần trong chế độ ăn của PNCT bị tiền sản
giật (n=3) ................................................................................................32


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe, thể lực và trí tuệ của
con người trong suốt cả vòng đời, đặc biệt là trong thời gian phụ nữ có thai và cho
con bú. Phụ nữ có thai cần thêm nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ, hình thành và phát
triển thai nhi. Phụ nữ cho con bú cần bổ sung thức ăn để tăng cường sản xuất sữa
cho con bú. Dinh dưỡng tốt khi mang thai, cho con bú là một trong các yếu tố quyết
định bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ, sự lớn lên và phát triển của trẻ. [1]
Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai là yếu tố liên quan rõ rệt
nhất đến cân nặng của trẻ khi đẻ. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, nếu bà
mẹ được cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối trong thời gian mang thai sẽ bảo đảm
cho thai nhi tăng cân tốt, kể cả con của các bà mẹ suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu
bà mẹ mang thai thiếu ăn sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng, nhẹ cân. Trẻ sinh non
tháng, nhẹ cân khi lớn lên tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tiểu
đường, giảm dự trữ thận, giảm chức năng phổi, chậm dậy thì, dễ bị trầm cảm và tỷ
lệ tử vong vì bệnh tim mạch cao. Riêng đối với trẻ gái sinh nhẹ cân có nguy cơ suy
dinh dưỡng khi trưởng thành, lại tiếp tục là một yếu tố nguy cơ sinh con nhẹ cân
cho thế hệ kế tiếp.
Dinh dưỡng đủ trong thời gian mang thai giúp bà mẹ khỏe mạnh, thai phát
triển tốt là yếu tố quan trọng để bà mẹ vượt qua cuộc đẻ một cách thuận lợi. Thiếu
dinh dưỡng ở mẹ trong thời gian mang thai không những gây hậu quả thiếu các chất
dinh dưỡng cho mẹ và phát triển thai và là điều kiện thuận lợi gây nên tiền sản giật,

sản giật, làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, khó sinh, sinh non/nhẹ cân, và một số
tai biến khác.
Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giúp mẹ tăng cân đủ (10-12 kg/thai kỳ) và dự
trữ đủ các chất dinh dưỡng cho tạo sữa sau sinh. Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ
người mẹ sẽ không đủ khả năng để tạo đủ số lượng sữa và đảm bảo chất lượng sữa
cho sự phát triển toàn diện của bé.
Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giảm nguy cơ mắc một số bệnh cho mẹ.
- Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giảm một số vấn đề thường gặp khi mang
thai.
Như vậy, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của người mẹ có vai trị then
chốt để sinh ra những trẻ sơ sinh mạnh khoẻ và là tiền đề quan trọng cho sự phát


2
triển của chúng sau này. Thiếu hụt dinh dưỡng trong q trình mang thai có thể làm
tăng nguy cơ bị tai biến sản khoa và sinh non/nhẹ cân. Đặc biệt, sự thiếu hụt một số
vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn khi mang thai như acid folic, iod có thể dẫn
đến dị tật ống thần kinh hoặc các tật thiểu năng trí tuệ.
Huyện Bắc Quang là 1 huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang với 23 xã, thị trấn
trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn. Ngừời dân ở huyện và các xã chủ yếu là dân tộc
thiểu số, trình độ dân trí thấp, kinh tế cịn nhiều khó khăn, phong tục tập qn lạc
hậu, giao thơng liên thơn, liên xã đặc biệt khó khăn. Theo báo cáo cơng tác chăm
sóc sinh sản năm 2019 của Bệnh viện đa khoa khu vực và trung tâm y tế huyện Bắc
Quang tổng hợp. Xuất phát từ thực tế trên để đánh giá việc thực hiện chế độ ăn
đúng trên thai phụ tôi thực hiện chuyên đề: “thực trạng kiến thức về chế độ ăn của
thai phụ đến khám thai tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang năm 2020” với mục tiêu:
1. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện
đa khoa khu vực huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2020.
2. Các giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đến khám tại

bệnh viện


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định nghĩa về dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ được hình thành và tích lũy trong
những bộ phận nhất định của cơ thể động vật và thực vật, nó cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển của cơ thể người và các cơ thể động vật khác. Dinh dưỡng là chức
năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt
động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận động. Khoa họcvề dinh dưỡng nghiên
cứu mối quan hệ giữa các cá thể và thức ăn, chế độ ăn uống, sinh lý nuôi dưỡng,
biến đổi bệnh lý... Thành ngữ “dinh dưỡng và sức khoẻcộng đồng” dùng để chỉ mối
quan hệ giữa chế độ ăn uống và sức khoẻ hoặc bệnh tật trong một phạm vi cộng
đồng dân số xác định, với mục đích đấu tranh chống các bệnh tật do ăn uống không
đúng cách. [1]
Năm 1824, Prout (1785-1850) là thầy thuốc người Anh đầu tiên đã chia các
hợp chất hữu cơ thành 3 nhóm: protein, lipid và carbohydrate.[1]
1.1.2. Vai trò dinh dưỡng đối với sức khỏe
Dinh dưỡng có vai trị quan trọng cho sự phát triển của con người cũng như
phòng ngừa bệnh tật. Vai trò dinh dưỡng với sức khỏe đã được các danh y thời cổ
quan tâm, được dùng để điều trị bệnh, Hypocrate đã viết “thức ăn cho bệnh nhân
phải là một phương tiện để điều trị và trong phương tiện điều trị phải có chất dinh
dưỡng” hoặc “hạn chế và ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối với những người mắc
bệnh mãn tính”. Hay Sidengai-nhà y học người Anh cho rằng “để nhằm mục đích
điều trị cũng như phịng bệnh, trong nhiều bệnh chỉ cần cho ăn những khẩu phần ăn
(diet) thích hợpvà sống một đời sống có tổ chức hợp lý”.[1]
Cùng với sự phát triển của các nghành khoa học, vai trị dinh dưỡng càng được

khẳng định với các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả như:
Gomez (1956), Jelliffe (1959), Welcome (1970) về vai trò của dinh dưỡng [2].
Ngày nay chúng ta đã biết khoảng 60 chất dinh dưỡng mà cơ thể người có thể sử
dụng được, trong đó có khoảng 40 chất cơ thể cần thiết tuyệt đối: 8-10 acid amin, 12 đường đơn, 2-3 acid béo chưa no, hơn 13 nguyên tố khoáng và hơn 15 sinh tố, và


4
cũng đã có tương đối đầy đủ cơ sở khoa học cho sản xuất, bảo quản, chế biến,dinh
dưỡng bệnh lý và tiết chế.
Các chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ được hình thành và tích lũy trong
những bộ phận nhất định của cơ thể động vật và thực vật, nó cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển của cơ thể người và các cơ thể động vật khác. Ngày nay nhờ các phát
hiện mới của ngành dinh dưỡng học, người ta lần lượt biết rằng, trong thức ăn có
chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, đó là các chất protein,
lipid, glucid, vitamin và các chất khoáng. Sự thiếu một trong các chất này trong
khẩu phần ăn có thể gây ra nhiều bệnh tật thậm chí chết người, như bệnh Scorbut do
thiếu vitamin C, bệnh tê phù Beriberi do thiếu vitamin B1, bệnh viêm da Pellagra
do thiếu vitamin PP, … Thiếu dinh dưỡng còn làm cho cơ thể chậm phát triển, giảm
sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đối với người bệnh
nằm viện, suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong, thời gian nằm viện
kéo dài, do đó chi phí điều trị tăng. Khi thừa dinh dưỡng lại là một trong những yếu
tố nguy cơ gây bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường,
thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch...[3]
Bên cạnh đó khi thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng và hợp lý sẽ giúp cho cơ
thể duy trì khả năng miễn dịch nhằm phịng tránh các bệnh nhiễm trùng và các
bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra. Theo nghiên cứu của các chuyên gia
về dinh dưỡng thì giữa chế độ ăn uống và một số bệnh mạn tính như: béo phì, tăng
huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, ung thư… có mối liên quan và kết
luận “chế độ ăn đi trước, rước bệnh đi sau”, điều đó cho thấy vai trị và tầm quan
trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc phòng tránh bệnh tật. Rõ ràng chế độ dinh

dưỡng hợp lý, đầy đủ có vai trị và tầm quan trọng rất lớn trong điều trị và phòng
tránh bệnh tật. Hiện nay, chế độ ăn uống đã được sử dụng đồng thời với biện pháp
dùng thuốc trong điều trị. Do đó, trong điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc hoặc các
phương pháp điều trị khác cần phải thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp.
Và cần phải xem việc phối hợp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý với việc sử dụng thuốc
ngay cả điều trị ngoại trú chứ không chỉ thực hiện khi nằm bệnh viện


5
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò dinh dưỡng đối với thai phụ
Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố
quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự
lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra.
Thức ăn là nguyên liệu để: Nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ
thể hoàn chỉnh, khi ra đời đứa trẻ mới khoẻ mạnh, thông minh. Tạo đủ sữa cho trẻ
bú sau đẻ, trẻ chóng lớn và ít ốm đau Vì thế, người phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều
hơn lúc bình thường và biết chọn các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
Tăng thêm năng lượng
Phụ nữ trong thời kỳ có thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt là
thời kỳ thai 3 tháng cuối. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2200Kcal/
ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350Kcal (tức là 2550Kcal/ngày)
tương đương với thêm 1 bát cơm đầy mỗi ngày.
Bổ sung chất đạm và chất béo
Bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp
việc xây dựng và phát triển cơ thể trẻ. Chất đạm còn cần thiết cho quá trình tạo
máu, phát triển của các tổ chức trong cơ thể mẹ, cần thiết cho phát triển của thai và
rau thai. Chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Chất béo nên chiếm
20% tổng năng lượng (khoảng 40g).
Ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thuỷ sản, tôm,

cua, cá, ốc...cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa có lượng
đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá loại đậu khác,
vừng, lạc...
Bổ sung các chất khống
Sắt: tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức
tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm
tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại
nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại, trong phủ tạng,
đặc biệt là tiết. Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong
suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng.


6
Canxi: Canxi tích trữ trong thời gian mang thai tổng số gần 30g tất cả, gần như
tương ứng với việc tạo bộ xương thai nhi 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng canxi ăn
vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang
thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong tơm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để
tăng thêm canxi trong khẩu phần, người mẹ mang thai cần uống thêm sữa giàu
canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung
viên canxi kèm theo vitamin D.
Kẽm: thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai
chết gần ngày sinh và sinh khơng bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ mang
thai là 15mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn
thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.
Iốt: thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết
lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh
viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói
ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175- 200mcg
iốt/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sị, rong
biển... Ngồi ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt.

Bổ sung các vitamin
Axit Folic: Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh.
Axit folic có vai trị bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong
sự thụ thai. Vì thế nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300- 400mcg/ngày.
Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm
có bổ sung axit folic hoặc viên đa vi chất có axit folic.
Vitamin A: có vai trị đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch
trong cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử
vong, gây khơ mắt, có thể dẫn đến mù lồ vĩnh viễn nếu khơng được điều trị. Đối
với người phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt, khơng cần bổ sung vitamin A trong
suốt thời gian mang thai nếu đảm bảo đủ nhu cầu vitamin A 600mcg/ngày bằng
cách thức ăn tự nhiên. Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được
hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền,
rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, xồi, bí đỏ là những
thức ăn nhiều caroten, cịn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin
A.


7
Vitamin D: giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Nếu cơ
thể thiếu vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, dễ gây các hậu quả
như trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ
lâu liền. Những phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều
càng tốt. Nên được bổ sung vitamin D 10mcg/ngày, sử dụng các thực phẩm giàu
vitamin D như phomát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng cường vitamin
D. Ngồi ra người mẹ có thể phịng cịi xương cho con bằng cách uống vitamin D
khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI
Vitamin B1: là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Các loại hạt cần dự trữ
vitamin B1 cho quá trình nảy mầm do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn
vitamin B1 tốt. Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là ăn nhiều

đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu cơ thể (1,1mg/ngày) và
chống được bệnh tê phù.
Vitamin B2: tham gia quá trình tạo máu nên nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu
máu nhược sắc. Nhu cầu vitamin B2 là 1,5mg/ngày. Vitamin B2 có nhiều trong thức
ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu... Các hạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt
nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.
Vitamin C: có vai trị lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ
hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phịng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có
nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều
trong quá trình nấu nướng. Đối với phụ nữ có thai, nhu cầu vitamin C là 80mg/
ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg. Để đáp ứng đầy đủ các vitamin và
khống chất như trên, ngồi việc lựa chọn thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, phụ
nữ mang thai nên uống loại viên multivitamin và khoáng chất dành cho bà mẹ mang
thai hàng ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Ngoài ra cũng cần chú ý khơng dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê,
nước chè đặc, thuốc lá...; Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu,
dấm, tỏi; Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và
tránh tai biến khi đẻ; Tránh dùng kháng sinh có thể gây hại cho trẻ như Tetraxyclin
làm hỏng răng, Streptomyxin gây ù tai, nghễnh ngãng...
Như vậy, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của người mẹ có vai trị then
chốt để sinh ra những trẻ sơ sinh mạnh khoẻ và là tiền đề quan trọng cho sự phát


8
triển của chúng sau này. Thiếu hụt dinh dưỡng trong q trình mang thai có thể
làm tăng nguy cơ bị tai biến sản khoa và sinh non/nhẹ cân. Đặc biệt, sự thiếu hụt
một số vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn khi mang thai như acid folic, iod có
thể dẫn đến dị tật ống thần kinh hoặc các tật thiểu năng trí tuệ.
1.2.2. Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ thời kỳ mang thai
Chế độ dinh dưỡng có mức độ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và sự

phát triển của thai nhi. Dinh dưỡng tốt, không chỉ giúp người mẹ đáp ứng đầy đủ
các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của cơ thể, mà còn đáp ứng những thay đổi
sinh lý về chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng cân, tăng khối lượng tử cung do mang
thai.
Dinh dưỡng hợp lý khi mang thai sẽ giúp người mẹ có đủ dự trữ cần thiết để
có đủ sữa sau sinh. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất trong những tháng đầu đời
của trẻ. Vì vậy chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống của người phụ nữ khi mang thai
đặc biệt quan trọng, mỗi người phụ nữ cần quan tâm đến khẩu phần ăn của mình
lúc mang thai một cách khoa học, đạt được mức tăng cân phù hợp với tình trạng
dinh dưỡng trước khi mang thai.
Chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bữa ăn cần cung cấp đủ các chất
dinh dưỡng qua việc ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và ăn nhiều hơn so với khi có thai,
trong đó: Protein: được cung cấp từ các thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá,
trứng, sữa có nhiều đạm q. Ngồi ra ăn thêm các loại đậu đỗ, lạc, vừng cung cấp
thêm đạm và dầu thực vật.
Chất béo: chế độ ăn cần bổ sung đầy đủ chất béo vì chất béo có vai trị cun
cấp năng lượng, vừa giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu A, D, E, K cần thiết
cho bà mẹ và thai nhi, giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần
kinh. Cung cấp vitamin và khoáng chất: chế độ ăn bổ sung thêm rau xanh và hoa
quả. Các loại rau xanh như rau muống, rau cải xoong, rau dền… có chứa nhiều
vitamin C, B 12, B2, sắt, acid folic…các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam,
xoài…cũng rất cần thiết cho bà mẹ. [4]


9

1.2.2.1. Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu
- Đây là giai đọan hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống,
não, tim, phổi, gan…nên cần ăn tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: trứng,
sữa, thịt, đậu đỗ và chia lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để bớt cảm

giác nghén. Dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tình trạng nghén để đạt mức tăng cân
phù hợp với tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai (bình thường là tăng 1kg).
- Giai đoạn này như cầu năng lượng tăng so với trước khi mang thai khoảng
50 kcal/ngày cho nên chế độ ăn của bà mẹ không thay đổi nhiều so với trước khi
mang thai.
- Có thể sử dụng phần ăn dưới đây để ước tính lượng lương thực và thực
phẩm cho bà mẹ trong 1 ngày: Ngũ cốc: Nên sử dụng 12 đơn vị ngũ cốc một ngày,
một đơn vị ngũ cốc cung cấp 20 g glucid và tương đương với:


10
- Thịt/ thủy sản/ trứng/ đậu đỗ: Nên sử 5 đơn vị thực phẩm cung cấp chất đạm
một ngày
- Mỗi đơn vị thịt/ thủy sản/ trứng/ đậu đỗ cung cấp 7 g protein và tương
đương với:

- Rau lá, rau củ: Nên sử dụng 3 đơn vị rau một ngày
- Một đơn vị rau lá, rau củ bằng 80 g rau, củ và tương đương với:


11
- Quả chín: Nên sử dụng 3 đơn vị quả chín một ngày
- Một đơn vị ăn trái cây/ quả chín bằng 80g trái cây/ quả chín tương đương
với:

- Sữa và chế phẩm sữa: Nên sử dụng 3 đơn vị sữa và chế phẩm sữa một
ngày. Nên sử dụng phối hợp cả 3 sản phẩm sữa.
- Một đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa cung cấp 100mg canxi tương đương
với:


- Dầu mỡ: Nên sử dụng 5 đơn vị dầu, mỡ một ngày. Một đơn vị ăn dầu mỡ
tương đương với mỡ: Nên sử dụng 5 đơn vị dầu, mỡ một ngày. Một đơn vị ăn dầu
mỡ tương đương với :


12
- Đường: Nên sử dụng dưới 5 đơn vị đường một ngày. Một đơn vị ăn đường
tương đương với 5g đường (1 thìa 2,5ml đường đầy), kẹo lạc (8g), mật ong (6g).

- Muối: Nên sử dụng dưới 5g muối/ngày. Một đơn vị ăn muối tương đương
với:

- Nước: Nên sử dụng 8 đơn vị nước/ngày. Mỗi đơn vị tương đương với 200 ml
nước
- Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, bà mẹ cần uống bổ
sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo qui định của y tế.
Phác đồ bổ sung viên sắt/folic cho phụ nữ có thai:
- Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến sau đẻ 1 tháng. Mỗi viên
gồm 60 mg sắt và 400 mcg acid folic.
- Nếu thai phụ có thiếu máu: cần được điều trị theo phác đồ.
- Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay từ lần đầu khám
thai.
- Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp viên sắt/acid folic trong các lần khám
thai sau. [4]


13
1.2.2.2. Dinh dưỡng trong 3 tháng giữa
- Đây là giai đoạn thai phát triển nhanh vì vậy cần tăng đáp ứng năng lượng
cho bà mẹ khi có thai. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng,

Bộ Y tế năm 2016, mức năng lượng khuyến nghị hàng ngày khi có thai 3 tháng giữa
thai kỳ, khẩu phần ăn nên nhiều hơn sao cho năng lượng cung cấp tăng 250
kcal/ngày (tương đương 1 bát cơm và thức ăn hợp lý).
- Giai đọan 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn phát triển về khung xương,
chiều cao của trẻ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như tôm, cua, trứng,
sữa, thủy sản…
- Lượng lương thực, thực phẩm trung bình một ngày khuyến cáo phụ nữ có
thai 3 tháng giữa như sau:
- Ngũ cốc: Phụ nữ có thai 3 tháng giữa sử dụng 13 đơn vị ngũ cốc/ ngày.
Trong khoảng 22-24 tuần, thai phụ sẽ được làm nghiệm pháp tăng đường huyết để
phát hiện rối loạn dung nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén. Đối với
những thai phụ bị rối loạn dung nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén
nên thay thế gạo trắng bằng gạo lức hoặc gạo lật nảy mầm để hạn chế tăng đường
máu sau ăn.
- Thịt/ thủy sản/ trứng/ đậu đỗ: Phụ nữ có thai 3 tháng giữa sử dụng 6 đơn vị
thực phẩm cung cấp protein / ngày.
- Rau lá, rau củ: Phụ nữ có thai 3 tháng giữa sử dụng 4 đơn vị/ ngày. Đối với
những thai phụ bị rối loạn dung nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén
nên tăng sử dụng rau lá, rau củ.
- Quả chín: Sử dụng 4 đơn vị/ ngày. Đối với những thai phụ bị rối loạn dung
nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén nên sử dụng quả chín ít ngọt như
bưởi, thanh long, ổi…
- Sữa và chế phẩm sữa: Sử dụng 5 đơn vị/ ngày. Nên sử dụng phối hợp cả 3
sản phẩm sữa. Đối với những thai phụ bị rối loạn dung nạp đường huyết hoặc đái
tháo đường thai nghén nên sử dụng sữa và chế phẩm sữa không đường hoặc sử dụng
sản phẩm sữa đặc hiệu cho bệnh nhân đái tháo đường theo sự chỉ dẫn của bác sỹ,
nhân viên y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Dầu mỡ: Sử dụng 5 đơn vị/ ngày.



14
- Đường: Sử dụng dưới 5 đơn vị/ ngày. Đối với những thai phụ bị rối loạn
dung nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén cần hạn chế sử dụng đường.
- Muối: Sử dụng dưới 5g muối/ngày.
- Nước: Sử dụng 9 đơn vị/ ngày.
- Thai phụ tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất
theo qui định.
1.2.2.3. Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối
- Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai
nhi nhanh nhất, vì vậy dinh dưỡng thai phụ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng đáp ứng
nhu cầu của thai nhi, đặc biệt cần: [4]
- Tăng năng lượng bữa ăn
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua đa dạng thực phẩm: Bổ sung chất
đạm, chất béo giúp xây dựng và phát triển cơ thể thai nhi
- Lượng lương thực, thực phẩm trung bình một ngày khuyến cáo phụ nữ có
thai 3 tháng cuối như sau:
- Ngũ cốc: Sử dụng 13,5 đơn vị ngũ cốc/ ngày. Đối với những thai phụ bị rối
loạn dung nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén nên thay thế gạo trắng
bằng gạo lức hoặc gạo lật nảy mầm để hạn chế tăng đường máu sau ăn.
- Thịt/ thủy sản/ trứng/ đậu đỗ: Sử dụng 8 đơn vị thực phẩm cung cấp protein /
ngày.
- Rau lá, rau củ: Sử dụng 4 đơn vị/ ngày. Đối với những thai phụ bị rối loạn
dung nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén nên tăng sử dụng rau lá, rau
củ.
- Quả chín: Sử dụng 4 đơn vị/ ngày. Đối với những thai phụ bị rối loạn dung
nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén nên sử dụng quả chín ít ngọt như
bưởi, thanh long, ổi…
- Sữa và chế phẩm sữa: Sử dụng 6 đơn vị/ ngày. Nên sử dụng phối hợp cả 3
sản phẩm sữa. Đối với những thai phụ bị rối loạn dung nạp đường huyết hoặc đái
tháo đường thai nghén nên sử dụng sữa và chế phẩm sữa không đường hoặc sử dụng

sản phẩm sữa đặc hiệu cho bệnh nhân đái tháo đường theo sự chỉ dẫn của bác sỹ,
nhân viên y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng.


15
- Dầu mỡ: Sử dụng 6 đơn vị/ ngày.
- Đường: Sử dụng dưới 5 đơn vị/ ngày. Đối với những thai phụ bị rối loạn
dung nạp đường huyết hoặc đái tháo đường thai nghén cần hạn chế sử dụng đường.
- Muối: Sử dụng dưới 5g muối/ngày.
- Nước: Sử dụng 10 đơn vị/ ngày.
- Thai phụ tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất theo
qui định.
Chất khoáng và vitamin: giúp thai nhi phát triển và đáp ứng nhu cầu cho
người mẹ: Các vi chất là những chất dinh dưỡng tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ
nhưng lại có vai trị rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn cơ thể có nhu cầu cao về
các chất dinh dưỡng cho phát triển như thời kỳ có thai.
Can xi: Có vai trị quan trọng tham gia cấu tạo khung xương cho thai nhi và
đảm bảo cho nhu cầu can xi của thai phụ. Khi có thai, nhu cầu can xi tăng lên
1200mg/ngày cao hơn khi chưa mang thai (800mg/ngày). Phụ nữ có thai thiếu can
xi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng tưởng
như lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ can xi huyết quá
mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các
ngón tay chụm lại giống như “bàn tay người đỡ đẻ”. Đối với thai, thiếu can xi sẽ
dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị cịi xương bẩm sinh, biến
dạng các xương gây dị hình, giảm chiều dài sơ sinh… Nếu người mẹ không được
cung cấp đủ lượng can xi mỗi ngày thì bào thai sẽ lấy lượng can xi thiếu đó từ chính
xương của cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của mẹ. Vì thế bổ sung can
xi đủ và đúng liều khi mang thai là hết sức cần thiết. Thiếu can xi, người mẹ dễ tăng
huyếp áp. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, do nhu cầu can xi để phát triển xương
của thai nhi nên cuống rốn tiết ra một lượng estrogen cản trở việc tái hấp thu can xi

của xương trong cơ thể mẹ. Khi can xi trong máu mẹ giảm, hoạt động bài tiết
hormon của tuyến cận giáp tăng lên làm hòa tan phốt pho trong xương, chuyển vào
máu đồng thời gia tăng sự hấp thu can xi trong đường ruột để giữ mức can xi trong
máu. Nồng độ hormon của tuyến cận giáp cao sẽ gây nên tăng huyết áp. Vì vậy, nếu
được bổ sung can xi đầy đủ có thể giảm nhẹ sự bài tiết hormon của tuyến cận giáp
do hạ nồng độ can xi trong máu gây ra, làm cho huyết áp ổn định và duy trì ở mức
bình thường. Ngồi ra, việc bổ sung can xi có thể giảm tính nhạy cảm trong mạch


16
máu, ức chế 27 sự phản ứng của cơ trơn mạch máu. Do đó, đáp ứng đủ nhu cầu can
xi có thể phịng ngừa chứng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai. Cung cấp can xi khi
mang thai: Cách tốt nhất là sử dụng can xi từ thực phẩm. Sữa là nguồn cung cấp can
xi tốt nhất, hàm lượng tương đối nhiều (100- 120mg/100ml sữa nước pha chuẩn), tỷ
lệ hấp thu cao; Các thức ăn hải sản như tôm, cua, ngao, sị và trứng có hàm lượng
can xi cũng khá phong phú. Trong các loại rau xanh và các loại đậu đỗ tuy cũng là
nguồn can xi, nhưng can xi trong các loại thực phẩm này dễ bị tương tác với acid
oxalic và các loại acid hữu cơ vốn có trong các thực phẩm nguồn thực vật tạo ra
những hợp chất can xikhó hịa tan. Vì vậy, việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng,
nhiều rau, củ, quả, khơng q kiêng khem, chọn lựa thức ăn có nhiều can xi cho bà
mẹ mang thai là điều cần thiết hoặc có thể uống bổ sung can xi để tránh tình trạng
thiếu can xi cho cả mẹ và thai nhi.
Sắt: Tham gia q trình tạo máu, có nhiều trong thịt màu đỏ, trứng, trong đậu
đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh đậm. Sắt do các thức ăn động vật cung
cấp dễ hấp thu hơn nguồn sắt từ các thức ăn thực vật. Lượng vitamin C và chất đạm
trong khẩu phần làm tăng khả năng hấp thu sắt, ngược lại, tannin và phytat lại cản
trở sự hấp thu sắt. Do nhu cầu sắt của người phụ nữ tăng cao khi mang thai nên
khẩu phần hàng ngày khơng thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, phụ nữ có thai cần
được uống bổ sung viên sắt (60mg sắt nguyên tố/ngày) hoặc viên đa vi chất theo qui
định. Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng

cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng
nguy cơ bị biến chứng sản khoa.
Kẽm: Tham gia vào phát triển chiều cao của trẻ từ trong bào thai và tăng miễn
dịch cho trẻ. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, thủy hải sản, đặc biệt là
nhuyễn thể như: ốc, hến, trai, trùng trục hay nghêu sị... Các thức ăn thực vật cũng
có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém. Thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy
thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết lưu gần ngày sinh và sinh khơng bình
thường.
Iod: Thiếu iod ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai
chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iod nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương
não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân,
nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như


17
cá biển, sị, rong biển... Ngồi ra, phụ nữ có thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng
cường iốt.
Vitamin A: Ngoài các tác dụng như sáng mắt, tăng đề kháng, cịn có tác dụng
hỗ trợ tăng trưởng giúp trẻ có chiều cao tối ưu theo tiềm năng di truyền. Thiếu
vitamin 28 A sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong, gây khơ mắt,
có thể dẫn đến mù lịa vĩnh viễn nếu khơng được điều trị kịp thời. Chế độ ăn của
phụ nữ có thai cần đảm bảo đủ nhu cầu vitamin A trong suốt thời gian mang thai.
Sau khi sinh, người mẹ cần đủ nhu cầu vitamin A để cung cấp vitamin A cho trẻ
qua sữa mẹ. Sữa, trứng… là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng hấp thu và dự trữ
trong cơ thể. Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ
quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xồi, bí đỏ, là những thức ăn có nhiều
beta caroten vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Chế độ ăn đủ chất béo sẽ giúp
tăng hấp thu vitamin A và các vitamin tan trong chất béo khác như vitamin D, E, K.
Tuyệt đối không uống vitamin A liều cao (200.000IU) trong thai kỳ vì có thể gây dị
dạng thai nhi.

Vitamin D: Giúp hấp thu và chuyển hóa các chất khống cần thiết như can xi,
phospho vào cơ thể, khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả
như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu
liền. Những phụ nữ có thai nên dành thời gian tắm nắng khoảng 20- 30’/ngày hoặc
bổ sung vitamin D 15mcg/ngày, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như
phomát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng cường vitamin D. Ngồi ra
người mẹ có thể phòng còi xương cho con bằng cách uống vitamin D 200.000 IU
khi thai được 7 tháng.
Vitamin B1: Là yếu tố cần thiết để chuyển hóa glucid. Ngũ cốc và các loại hạt
họ đậu là nguồn cung cấp vitamin B1. Để có đủ vitamin B1 nên ăn gạo khơng giã
trắng quá, không bị mục, mốc. Ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất để bổ sung đủ
vitamin B1 cho nhu cầu của cơ thể và chống lại bệnh tê phù.
Vitamin B2: Giúp cơ thể tạo năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi;
tốt cho tế bào thị giác, tham gia trong quá trình hình thành da, tạo máu. Vitamin B2
cịn đóng vai trị quan trọng đối với phát triển xương, cơ, tế bào thần kinh của trẻ.
Vì vậy cung cấp đủ vitamin B2 là rất cần thiết cho bà mẹ mang thai và cho con bú.


18
Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu... Các hạt ngũ
cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.
Acid folic: Tham gia tạo máu và hình thành ống thần kinh. Thiếu acid folic ở
người mẹ có thể dẫn đến thiếu máu, khiếm tật của ống thần kinh ở thai nhi. Nguồn
cung cấp acid folic có nhiều trong các trái cây, rau xanh, trứng nhưng trong khẩu
phần thường khơng đủ, vì vậy người mẹ cần được bổ sung khi mang thai.
Vitamin C: Có vai trị lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ
hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phịng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có
nhiều 29 trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều
trong quá trình nấu nướng. [4]
1.2.2.4. Một số lưu ý khi có thai

Đồ ăn, thức uống nên hạn chế
Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc
lá, nước chè đặc..
Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi.
Giảm ăn mặn nhất là đối với những người mẹ có phù, tăng huyết áp hoặc bị
nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi đẻ.
Không nên quá kiêng khem:
Bữa ăn cần đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau (nên có ít nhất 10 loại
thực phẩm/1 bữa chính).
Phụ nữ có thai khơng nên q kiêng khem, ít ăn rau, củ, quả, cá hay mỡ… gây
bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của mẹ và thai nhi, giảm
lượng sữa sau sinh. Những thực phẩm sẵn có như cua, ốc, tơm, tép, trứng, rau xanh,
quả chín nên được ưu tiên lựa chọn. [4]
1.3. Chế độ dinh dưỡng trong một số trường hợp bệnh lý khi có thai
Thai nghén là một trạng thái sinh lý đặc biệt nhưng với người bình thường
cũng đã dễ mất ổn định nên đối với một số trường hợp bệnh lý (thiếu máu, bệnh
tim, bệnh gan) thì bệnh dễ nặng thêm, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe, đe dọa cuộc sống của người mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Chế
độ dinh dưỡng của những đối tượng này cần có sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo
sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. [4]


×