Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

=====***=====

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH
BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân - Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, Viện Đào tạo sau Đại học và các thầy giáo, cô giáo Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cũng như gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2016
Tác giả luận văn



Trần Thị Thu Hương

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, kết quả của luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu kết quả của đề tài được tơi và
nhóm thực hiện đề tài thực hiện. Các số liệu và kết quả của luận văn là hồn
tồn trung thực. Những vấn đề trích dẫn và các số liệu tham khảo đều được sự
đồng ý của tác giả, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ quản nghiên cứu xây dựng
dự án.
Hà Nội, tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................................. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ .............................................................................. 4
1.1. Vai trò của tài nguyên nước................................................................................................ 4
1.2. Khái quát về tài nguyên nước ở Việt Nam ......................................................................... 5
1.3. Các vấn đề nổi cộm về tài nguyên nước trên Thế Giới và Việt Nam ................................. 9
1.4. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam ....................................................... 14
1.5. Các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước............................................................. 17
1.5.1. Giải pháp xây dựng thể chế và các văn bản quy phạm pháp luật ............................... 18
1.5.2. Công tác quy hoạch tài nguyên nước .......................................................................... 19
1.5.3. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài
nguyên nước.......................................................................................................................... 19
1.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước ..................................... 20
1.5.5. Công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước .................................................................. 21
1.5.6. Những tồn tại hạn chế ................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH BẮC
GIANG..................................................................................................................................... 25
2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển........................................... 25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................................... 25
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 25
2.1.1.2. Địa hình ................................................................................................................. 26
2.1.1.3. Đặc điểm khí tượng, khí hậu .................................................................................. 26
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên ............................................................................................ 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................... 34
2.1.2.1. Dân số và lao động ................................................................................................ 34
2.1.2.2. Kinh tế - xã hội....................................................................................................... 34
2.1.3. Tình hình phát triển của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến khai thác, sử dụng và
bảo vệ tài nguyên nước ......................................................................................................... 35
2.2. Đặc điểm nguồn tài nguyên nước của tỉnh Bắc Giang ..................................................... 39
2.2.1. Đặc điểm nguồn nước mưa ......................................................................................... 39
2.2.2. Đặc điểm nguồn nước mặt .......................................................................................... 40

2.2.3. Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất ............................................................................ 46
2.2.3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn ................................................................................... 46
2.2.3.2. Tài nguyên nước dưới đất ...................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH
BẮC GIANG ........................................................................................................................... 57
3.1. Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang ...................................... 57
3.1.1. Khai thác sử dụng cho sinh hoạt ................................................................................. 57

iii


3.1.2. Khai thác sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ ............... 59
3.1.3. Khai thác sử dụng nước cho nông nghiệp .................................................................. 60
3.1.4. Khai thác sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản ....................................................... 61
3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước, khả năng đáp ứng và hiệu quả sử dụng nước của nguồn
nước đến năm 2025 ................................................................................................................. 61
3.2.1. Cơ sở tính tốn dự báo ................................................................................................ 61
3.2.2. Nhu cầu dùng nước và dự báo nhu cầu dùng nước cho các ngành đến năm 2025. .... 65
3.2.3. Tổng nhu cầu dùng nước cho các ngành trên toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 .... 71
3.3. Khả năng đáp ứng của nguồn nước và hiệu quả sử dụng nước ........................................ 73
3.3.1. Hiệu quả sử dụng nước ............................................................................................... 73
3.3.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển KT - XH ............................................. 74
3.3.2.1. Mức độ đáp ứng Theo lượng nước có thể khai thác .............................................. 74
3.3.2.2. Mức độ đáp ứng theo cơ sở hạ tầng ...................................................................... 74
3.4. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước.......................................................................... 76
3.5. Các vấn đề nổi cộm liên cần quan tâm liên quan đến khai thác, sử dụng và xả nước thải
vào nguồn nước ....................................................................................................................... 77
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BỀN
VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH BẮC GIANG ........................................................... 79
4.1. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên nước ............................................................................... 79

4.1.1. Biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt ............................................................................. 79
4.1.2. Biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất ...................................................................... 86
4.1.3. Các giải pháp kỹ thuật bảo vệ nguồn nước ................................................................. 87
4.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước ................................................. 87
4.3. Giải pháp tăng cường công tác thể chế, năng lực trong quản lý tài nguyên nước ............ 89
4.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông ...................................................................... 90
4.5. Giải pháp về huy động nguồn lực tài chính ...................................................................... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 93
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO ............................................................................................... 96

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhiệt độ khơng khí TB tháng tại các trạm khí tượng giai đoạn 2010 - 2014 ..... 27
Bảng 2.2: Độ ẩm khơng khí TB tại các trạm quan trắc trong tỉnh giai đoạn 2010 ÷ 2014 . 27
Bảng 2.3: Lượng mưa TB tại các trạm quan trắc trong tỉnh giai đoạn 2010 - 2014 ........... 28
Bảng 2.4: Giờ nắng TB tại các trạm quan trắc trong tỉnh giai đoạn 2010-2014 ................. 28
Bảng 2.5: Diện tích các nhóm đất chính tỉnh Bắc Giang .................................................... 29
Bảng 2.6: Tổng hợp dân số trên toàn tỉnh Bắc Giang ......................................................... 35
Bảng 2.7: Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................ 36
Bảng 2.8: Số lượng gia súc, gia cầm phân theo huyện, thị năm 2014................................. 37
Bảng 2.9: Diện tích ni trồng thủy sản tỉnh Bắc Giang .................................................... 38
Bảng 2.10:
Sản lượng thủy sản phân theo huyện/thành phố ............................................. 38
Bảng 2.11:
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân loại theo hình kinh tế . 39
Bảng 2.12:
Lượng mưa tháng và năm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 ÷ 2014 (mm) ..... 40

Bảng 2.13:
Danh mục các sông, suối chảy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ........................... 41
Bảng 2.14:
Lưu lượng trung bình nhiều năm theo tài liệu thực đo ................................... 43
Bảng 2.15:
Lưu lượng lớn nhất trong các tháng mùa lũ .................................................... 44
Bảng 2.16:
Mực nước trung bình tháng, năm trong thời kỳ quan trắc .............................. 45
Bảng 2.17:
Tổng hợp đánh giá chất lượng nước tầng chứa nước (qh) .............................. 47
Bảng 2.18:
Tổng hợp đánh giá chất lượng nước tầng chứa nước (qp) .............................. 48
Bảng 2.19:
Tổng hợp đánh giá chất lượng nước tầng chứa nước (t33) .............................. 49
Bảng 2.20:
Tổng hợp đánh giá chất lượng nước tầng chứa nước (t31) .............................. 51
Bảng 2.21:
Tổng hợp đánh giá chất lượng nước tầng chứa nước (t2)................................ 52
Bảng 2.22:
Tổng hợp đánh giá chất lượng nước tầng chứa nước (є) ................................ 54
Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng khai thác nước cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 57
Bảng 3.2: Tổng số lượng, lưu lượng cơng trình khai thác nước sinh hoạt nhỏ lẻ trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang ......................................................................................................................... 59
Bảng 3.3: Tổng hợp số cơng trình khai thác nước cho nơng nghiệp do Cơng ty TNHH một
thành viên khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Giang quản lý ................................................... 60
Bảng 3.4: Công trình khai thác nước cho nơng nghiệp do địa phương khai thác quản lý .. 60
Bảng 3.5: Tổng hợp tiêu chuẩn sử dụng nước cho các mục đích ........................................ 63
Bảng 3.6: Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tỉnh Bắc Giang phân theo
đô thị và nông thôn .................................................................................................................. 65
Bảng 3.7: Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tỉnh Bắc Giang ............. 65

Bảng 3.8: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp đến năm 2025 ..................... 66
Bảng 3.9: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp 2015- 2025 .... 67
Bảng 3.10:
Nhu cầu sử dụng nước cho y tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2015- 2025............ 68
Bảng 3.11:
Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước đến năm 2015 - 2025 .................................. 69
Bảng 3.12:
Nhu cầu dùng nước cho dịch vụ du lịch tỉnh Bắc Giang ................................ 70
Bảng 3.13:
Nhu cầu dùng nước cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..... 71
Bảng 3.14:
Dự báo Nhu cầu dùng nước cho các ngành toàn tỉnh Bắc Giang ................... 72
Bảng 3.15:
Lượng nước, nhu cầu nước và dự báo nhu cầu nước trên địa bàn tỉnh ........... 74
Bảng 3.16:
Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước theo các loại hình và hành chính ... 76

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1:
Hình 1.2:
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 3.1:
Hình 3.2:
Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 3.5:

Hình 3.6:
Hình 3.7:
Hình 4.1:
Hình 4.2:
Hình 4.3:

Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra thằng sông Thị Vải trong nhiều năm. .. 11
Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước. ............ 12
Sơ đồ vị trí hành chính tỉnh Bắc Giang............................................................... 25
Tỷ lệ % giá trị sản xuất các ngành năm 2014 tỉnh Bắc Giang ............................ 37
Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tỉnh Bắc Giang ......................................... 66
Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp tỉnh Bắc Giang.................................... 67
Nhu cầu sử dụng nước cho y tế tỉnh Bắc Giang ................................................. 69
Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 ................ 70
Nhu cầu sử dụng nước cho dịch vụ - du lịch đến năm 2025............................... 71
Tổng nhu cầu dùng nước trên toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 .................... 72
Nhu cầu dùng nước các ngành tỉnh Bắc Giang ................................................... 72
Sơ đồ bảo vệ nguồn nước mặt trên đoạn Sông Cầu ............................................ 80
Sơ đồ bảo vệ nguồn nước mặt trên đoạn Sông Thương...................................... 81
Sơ đồ bảo vệ nguồn nước mặt đoạn Sông Lục Nam........................................... 82

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TCVN
UBND
TCXDVN
QH

QCVN
TNMT

CP

TTg
TTHH
KCN
CCN
HĐND
KT-XH
TP HCM
LHQ
CNH
ODA
PPP

Tiêu chuẩn Việt Nam
Ủy Ban nhân dân
Tiêu chuẩn xây dưng Việt Nam
Quy hoạch
Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nghị định
Chính phủ
Quyết định
Thủ tướng
Trách nhiệm hữu hạn
Khu cơng nghiệp
Cụm cơng nghiệp

Hội đồng nhân dân
Kinh tế- xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh
Liên Hợp Quốc
Cơng nghiệp hóa
Hỗ trợ phát triển chính thức
Đầu tư thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng

vii


viii


MỞ ĐẦU

Nước là thành phần thiết yếu của môi trường sống, là yếu tố không thể
thiếu cho mọi hoạt động của con người. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, tình trạng khai thác sử dụng nước một cách thiếu định hướng cũng như
quy hoạch, dẫn đến nguồn nước ngày càng suy giảm về số lượng, sự tranh
chấp nguồn nước xảy ra giữa các nhóm đối tượng khai thác sử dụng nước.
Trong khi đó các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khơng được kiểm
sốt chặt chẽ, cũng như sự thiếu nhận thức về tác hại của việc xả nước thải
không qua xử lý trực tiếp ra nguồn nước dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi
trường nước nghiêm trọng tại một số khu vực. Vấn đề đặt ra là phải có giải
pháp nhằm khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả phục vụ phát
triển bền vững và bảo vệ được nguồn tài nguyên nước.
Tỉnh Bắc Giang hiện nay, nước phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt và
sản xuất trên địa bàn tỉnh được khai thác từ cả nguồn nước mặt và nước dưới
đất. Trong đó khai thác sử dụng nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất

tập trung tại các huyện, thành phố dọc theo sông Thương và sông Cầu, đặc
biệt trong đó có nhà máy nước khai thác từ nguồn nước mặt sông Thương
công suất khoảng 25.000 m3/ngày đêm cung cấp cho thành phố Bắc Giang và
vùng lân cận. Nước dưới đất được khai thác tràn lan tại hầu hết các hộ gia
đình và các cơ sở sản xuất bằng các giếng khoan hoặc giếng đào phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt đang có xu hướng tăng và được thể
hiện qua sự gia tăng các nồng độ chất ô nhiễm trong nước như chỉ tiêu độ đục,
cặn lơ lửng, COD, BOD5. Đặc biệt là đoạn sông Thương qua thành phố Bắc
Giang và vùng lân cận, chất lượng nước sông đã vượt quá giới hạn cho phép
như chỉ tiêu BOD5, COD, Coliform gấp 2-4 lần so với TCVN, NH4, dầu mỡ
gấp 1.5-7 lần QCVN08/2008 (Cột B1: dùng cho mục đích tưới). Một trong
những ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường nước là do nước thải sinh
hoạt, nước thải y tế của thành phố Bắc Giang và các khu dân cư dọc tuyến
sông, nước thải sản xuất công nghiệp, chăn nuôi của các cơ sở kinh doanh xả
trực tiếp hoặc chưa xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp ra sông, suối. Vào
mùa kiệt, một số đoạn sông đặc biệt là nhiều suối nhánh, nước cạn trơ sỏi đá
1


lịng sơng nên khả năng pha lỗng chất ơ nhiễm và tự làm sạch của dịng sơng
rất kém.
Trong khi đó khai thác sử dụng nước mặt phục vụ cấp nước cho sinh
hoạt được lấy nước từ các nguồn nước ngày càng ơ nhiễm này, tình trạng ơ
nhiễm nguồn nước hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động khai
thác, sử dụng nước phục vụ cho các mục đích mà còn tác động trực tiếp đến
sức khỏe người dân.
Nguồn nước dưới đất thì khai thác một cách tràn lan hầu hết các hộ gia
đình đều có giếng khoan hoặc giếng đào, việc khai thác quá mức này dẫn đến
tình trạng mực nước ngày càng suy giảm về số lượng và chất lượng nước,

trong khi đo việc khai thác nước dưới đất nhỏ lẻ hộ gia đình chủ yếu khai thác
trong tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh) và pleistocen (qp) chiều sâu khai
thác dao động từ 10m -70m, do đó các tầng chứa nước này rất dễ bị nhiễm
bẩn từ nguồn bẩn trên mặt ngấm xuống, gây ô nhiễm phá hỏng tầng chứa
nước và sức khỏe của cộng đồng dân cư nơng thơn nghèo khơng được tiếp
cận nguồn nước sạch.
Vì vậy, việc nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản
lý nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước tỉnh Bắc
Giang” là rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu đề xuất giải pháp
khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả bền vững tài nguyên nước đảm bảo
công bằng giữa thượng lưu, hạ lưu và các nhóm đối tượng sử dụng nước,
phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu chính của luận văn sau:
- Phương pháp tổng hợp, hồi cứu và phân tích tài liệu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa;
- Phương pháp phân tích thống kê;
- Phương pháp tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước
và các nhà quản lý.
Nội dung chính của đề tài được trình bày trong Luận văn bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và
các giải pháp quản lý.
2


- Chương 2: Hiện trạng kinh tế xã hội và tài nguyên nước tỉnh Bắc
Giang.
- Chương 3: Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Bắc
Giang.
- Chương 4: Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác và sử dụng bền

vững tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

1.1. Vai trò của tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự
phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền
vững, Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới, mà thực ra đã
được sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo. Con người
hồn tồn có khả năng làm cho phát triển được bền vững, đảm bảo tài nguyên
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà khơng gây phương hại đến
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại
tới hệ thống kinh tế - xã hội và môi trường. Nước là yếu tố cơ bản không thể
thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người trên hành
tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là
một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.
Kể từ đầu thế kỷ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do
sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng
dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân
thì nhu cầu về nước ngày càng gia tăng là điều tất yếu. Vì vậy, trên thực tế
việc đảm bảo cấp nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và
bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn là một mục tiêu xa vời. Do sự biến đổi về
nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi đã thường xun khơng có đủ
nước để đáp ứng nhu cầu. Vì thế, trong thế kỷ 21, thiếu nước sẽ là một vấn đề
nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe doạ quá trình phát triển bền
vững.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại
có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này
sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước
nghiêm trọng [28]. Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị
giảm đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống
nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có
quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu
cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của

4


con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an tồn
vẫn đang khơng ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước khơng phải của riêng
một quốc gia nào.
Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội
nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp
ở vị trí cao nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là:
Nước-W; Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh họcB.
Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là
thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát
triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam ln nỗ lực tăng
cường và kiện tồn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước, đẩy
mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng như
hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế
giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước nhằm góp phần
vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của thế giới và khu
vực.
1.2. Khái quát về tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam có 3450 sơng, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Các sông

suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có
nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt
trong các hệ thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất.
Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào khoảng
1940-1960mm (tương đương tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m3/năm), thuộc
số quốc gia có lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Tuy nhiên, lượng
mưa của Việt Nam phân bố rất không đều theo không gian và thời gian.
Lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4-5 tháng mùa mưa (chiếm 75-85% tổng
lượng mưa năm), lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 15-25%. Khu vực có
lượng mưa lớn là các khu vực phía Đơng Trường Sơn thuộc vùng Bắc Trung
Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ
[28].
5


Về nước mặt: tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 830-840 tỉ m3,
trong đó tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16%
ở lưu vực sơng Hồng-Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sơng Đồng Nai, cịn lại ở
các lưu vực sơng khác. Tuy nhiên, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt
Nam chỉ chiếm khoảng 310-315 tỷ m3/năm (khoảng 37%), chủ yếu thuộc các
lưu vực sơng Hồng - Thái Bình, Đồng Nai, Cả, Ba, Vũ Gia - Thu Bồn [28].
Để đáp ứng các yêu cầu trữ lượng, điều tiết dòng chảy phục vụ cấp nước
trong mùa khơ và phịng, chống và giảm lũ, lụt trong mùa mưa, Việt Nam đã,
đang và tiếp tục phát triển hệ thống các hồ chứa nước. Theo kết quả thống kê,
rà sốt sơ bộ, cả nước có trên 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành,
đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng với tổng dung tích trên 65 tỷ
m3. Trong đó, khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ
m3 khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3, trên 510 hồ
đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Trong số các hồ nêu trên, có

khoảng 800 hồ thủy điện, tổng dung tích trên 56 tỷ m3, gồm 59 hồ đang vận
hành, 231 hồ đang xây dựng và hơn 500 hồ đã có quy hoạch xây dựng và hơn
2.100 hồ chứa thủy lợi, tổng dung tích hơn 9 tỷ m3, phần lớn là hồ chứa nhỏ,
đã xây dựng xong, đang vận hành. Các lưu vực sơng có số lượng hồ chứa và
tổng dung tích các hồ chứa lớn gồm: sơng Hồng, gẩn 30 tỷ m3; sông Đồng
Nai, trên 10 tỷ m3, sông Sê San, gần 3,5 tỷ m3; sông Mã, sông Cả, sông
Hương, sơng Vũ Gia – Thu Bồn và sơng Srêpok có tổng dung tích hồ chứa từ
gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3. Có 19 tỉnh có tổng dung tích hồ chứa từ trên 1 tỷ
m3 trở lên [28].
Về nước dưới đất: Tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam là
tương đối lớn, ước tính khoảng 63 tỷ m3/năm, tập trung chủ yếu ở các khu
vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
Tuy nhiên tài nguyên nước dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngồi
gây ra hiện tượng suy thối, ơ nhiễm, cạn kiệt dẫn đến mất an ninh nguồn
nước, đảo lộn đời sống của người dân và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
gắn với phát triển bền vững.
- Hoạt động khai thác, sử dụng nước quá mức vượt quá ngưỡng khai thác
của nguồn nước dẫn đến cạn kiệt nguồn nước dưới đất. Ở khu vực Tây
6


Nguyên việc người dân trồng cây cà phê, tiêu ... không theo quy hoạch, trồng
một cách tràn lan dẫn đến nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng tăng cao vào
mùa khơ, bên cạnh đó do hiện tượng biến đổi khí hậu bất thường dẫn đến
thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, người dân đã khoan, đào rất nhiều giếng
để phục vụ cho tưới. Dẫn đến mực nước ngầm ngày càng suy giảm và cạn kiệt
nguồn nước ngầm, một số vùng Tây ngun cịn khơng đủ nước để phục vụ
sinh hoạt.
- Khai thác, sử dụng nước dưới đất quá mức cũng dẫn đến hiện tượng
xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước dưới đất, gây ra hiện tượng sụt lún nền

đất như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.
- Tình trạng ơ nhiễm nguồn nước mặt do q trình sản xuất cơng nghiệp,
nơng nghiệp, trong sinh hoạt của người dân đang diễn ra khá trầm trọng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đồng thời làm gia tăng
nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh ung thư. Quá trình cơng
nghiệp hóa (CNH), đơ thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số
đã gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam, dẫn đến
môi trường nước mặt ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải và chất thải rắn. Tại các thành
phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp là ngun nhân chính gây ơ
nhiễm mơi trường nước mặt do xả thẳng ra nguồn tiếp nhận. Trong ngành
công nghiệp dệt may, ngành cơng nghiệp giấy, cơng nghiệp mía đường và
cơng nghiệp chế biến thực phẩm... nước thải thường có độ pH trung bình cao;
chỉ số nhu cầu ơ-xy sinh hóa (BOD) ở mức 700mg/l, vượt ngưỡng cho phép
đến 14 lần; nhu cầu ơ-xy hóa học (COD) có thể lên đến 2.500mg/l, vượt tiêu
chuẩn cho phép hơn 16 lần (theo QCVN 40:2011/BTNMT). Hàm lượng nước
thải của một số doanh nghiệp có chứa Cyanua (CN-) vượt đến 80 lần tiêu
chuẩn cho phép, nhiều chỉ số môi trường khác trong nước cao gấp nhiều lần
giới hạn cho phép. Tình trạng ơ nhiễm nước mặt ở các đô thị, được thể hiện rõ
nhất ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ở mức báo động rất cao.
Tại hai thành phố này, nước thải sinh hoạt trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận
(sông, hồ, kênh, mương). Rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải,
nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng lớn
7


chất thải rắn trong thành phố không được thu gom triệt để... Tình trạng ơ
nhiễm nước mặt ở nơng thơn, khu vực sản xuất nông nghiệp không ngừng gia
tăng. 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc
hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên

thấm xuống đất hoặc rửa trơi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt
hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao, nhất là việc lạm dụng các chất bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ,
kênh, mương bị ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe.
- Tại một số địa phương, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm
nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 đến 50% là do từng sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng chín nghìn người chết vì
nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; hằng năm có khoảng hơn 100 nghìn
trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân
chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước
mặt đối với sức khỏe con người, chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi
sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, các hóa chất độc hại và ơ
nhiễm kim loại nặng. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt đối với sức khỏe
cộng đồng chủ yếu thông qua hai con đường, do ăn uống phải nước bị ô
nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô
nhiễm và tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt
và lao động do con người gây ra.
- Khơng thể phủ nhận vai trị của thủy điện đối với việc phát triển kinh tế
xã hội của nước ta trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc xây dựng thủy
điện ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như tài nguyên nước. Việc quy
hoạch các thủy điện nhỏ một cách tràn lan dẫn đến việc chặt phá rừng đầu
nguồn dẫn đến gia tăng lũ lụt, lũ quét và nguồn sinh thủy rất lớn của nguồn
nước. Việc thủy điện tích nước để phát điện cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống của người dân ở hạ lưu các lưu vực sông do thiếu nước vào mùa khô để
sản xuất, hoặc hiện tương xâm nhập mặn khi thủy điện xả nước khơng đủ để
đẩy mặn, ví dụ như ở lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn việc tranh chấp nguồn
nước đảng xảy ra giữa UBND tỉnh Quang Nam, thành phố Đà Nẵng với các
8



cơng trình thủy điện trên lưu vực.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ta hiện nay đã ngày
càng rõ rệt, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, vào mùa khô các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long liên tục thiếu nước sinh hoạt, cũng như nước cho sản
xuất do hiện tượng triều cường dẫn đến xâm nhập mặn rất sâu vào trong nội
địa, gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Cũng
phải kể đến việc một loạt các công trình thủy điện nằm ở phía thượng nguồn
sơng Mê Cơng đã xây dựng làm cho lượng nước từ phía ngồi nước về đồng
bằng sông Cửu Long ngày càng giảm, gây ra hiện tượng xâm nhập mặn càng
vào sâu đất liền.
1.3. Các vấn đề nổi cộm về tài nguyên nước trên Thế giới và Việt Nam
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh
hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua
xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển.
Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ
Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy
Điển ngày 5/9 [28].
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát
triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu
nước) và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là
nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức
Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người
phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành
tinh có thể bị thiếu nước [28].
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam
có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20
triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Báo cáo của UNICEF cho biết, tình trạng mất vệ sinh do thiếu nước

sinh hoạt đã gây ra cái chết của 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Lý do
gây ra việc này là nguồn cung cấp nước khơng thể theo kịp tình trạng bùng
nổ dân số.
9


Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém. Đây là con
số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố.
Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế
giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch
gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh
dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để
thốt khỏi cảnh đói nghèo”.
Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch
và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này cịn cao
hơn ở vùng các dân tộc ít người và vùng sâu vùng xa.
Hiện có tới 10% trẻ em ở thành phố khơng có nhà tiêu. Con số này ở
nông thôn là 40%. Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến tình
trạng sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam (44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ
em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng) [28].
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất
lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ
em. Tình trạng ơ nhiếm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm
đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong
khu vực.
Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sử
dụng nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả
năng học hành của các em. Hàng ngày có rất nhiều em ở các nước đang
phát triển khơng được đến trường vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm
trùng đường ruột. Hơn nữa, nhiều học sinh gái khơng thể đến trường đi

học nếu khơng có cơng trình nước và vệ sinh riêng biệt cho các em.
Tại diễn đàn của Trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mehico
ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn
với sự sống vì khơng có nước sạch. Theo đó, trẻ em là người phải trả giá cao
nhất khi không được sử dụng nước sạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em
dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4500
trẻ em mỗi ngày.
Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng
10


thượng lưu các con sơng chính cịn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu
đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại
các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm.
Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P
cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Ơ nhiễm nước mặt khu đơ thị: Các con sơng chính ở Việt Nam đều
đã bị ơ nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong
hệ thống sơng Đồng Nai, có một đoạn sơng chết dài trên 10km. Giá trị
đo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0.04
mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật khơng cịn khả năng
sinh sống.

Hình 1.1: Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra thằng sông Thị Vải trong nhiều năm.

Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn,
nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác q mức và
khơng có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng
này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Khai

thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng
ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm bị dịch bệnh
không đúng quy cách.
Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi
chất rắn lơ lửng (đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit,
11


colifom ( chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽm…
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có
dân cư đơng đúc và nhiều khu cơng nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn
lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn
rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và cơng nghiệp (khoảng 260.000
m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào
các ao hồ, sau đó chảy ra các con sơng lớn tại vùng Châu Thổ sơng Hồng và
sơng Mê Cơng. Ngồi ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và
ngay bệnh viện (khoảng 7.000m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng
không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.

Hình 1.2: Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước.

Nhiều ao hồ và sơng ngịi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là
hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải
của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong
khu vực này khơng có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều
kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong cơng
viên là nơi ni dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm
2002 nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm
và mùi xú uế bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ.
Nhiều sơng hồ ở phía Nam thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang

nằm trong tình trạng ơ nhiễm như vậy.
12


Ở nước ta, trong sự phát triển kinh tế của đất nước, tốc độ đơ thị hóa
ngày càng tăng. Tính tới cuối năm 2006, cả nước có 64 tỉnh thành phố, trong
đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Thủ đơ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các thành phố, thị xã còn lại là thành
phố trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của các tỉnh. Các
thành phố, thị xã cũng là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp và dân cư với
mật độ dân số lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ các đô thị ở nước ta dẫn tới việc khai thác sử
dụng nước ngày một tăng. Theo thống kê sơ bộ lượng nước khai thác sử dụng
cho các đô thị hàng năm từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng
50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị là được khai thác từ nước dưới đất.
Các Thành phố Lạng Sơn, Tuyên Quang ở khu vực miền núi phía Bắc,
100% lượng nước cung cấp cho ăn uống sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu
khác là nước dưới đất. 50% lượng nước cung cấp cho Thành phố Thái
Nguyên hiện nay là nước dưới đất. Nước dưới đất được khai thác từ tầng chứa
nước trong đá vơi karst hóa và từ tầng chứa nước cát cuội sỏi của trầm tích
thung lũng sơng.
Ở Vùng đồng bằng Bắc Bộ, hiện nay có Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh,
Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên 100% lượng nước khai thác
sử dụng là từ nước dưới đất. Thị xã Hưng Yên hơn 50% lượng nước khai thác
sử dụng cũng là từ nước dưới đất. Tổng lượng nước khai thác sử dụng cho các
thành phố thị xã nêu trên khoảng 1.000.000 m3/ngày.
Thành phố Hà Nội từ trước đến nay được cấp nước từ nguồn nước dưới
đất. Trong giới hạn địa giới hành chính của Hà Nội có 2 tầng chứa nước : tầng
chứa nước Holocen phân bố ở độ sâu 25 – 35m; tầng chứa nước Pleistocen
phân bố ở độ sâu 35 - 60, 45 – 80m. Khai thác nước tập trung do Công ty kinh

doanh nước sạch thành phố quản lý. Cơng trình khai thác đầu tiên ở Hà Nội là
nhà máy nước Yên Phụ được người Pháp xây dựng năm 1894 với lượng nước
khai thác ban đầu khoảng 10.000 m3/ngày. Cho đến thời điểm cuốn sách ra
mắt bạn đọc, tổng lượng nước khai thác nước từ các nhà máy nước tập trung
và các giếng khoan khai thác đơn lẻ của các cơ quan, xí nghiệp ở phía nam
sơng Hồng thuộc thành phố Hà Nội đã thống kê được khoảng 850.000 m3
13


nước trong một ngày đêm.
Tại khu vực ven biển miền Trung, hiện tại 100% lượng nước cung cấp
cho các đô thị như Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hồ, Bình Định và Phú Yên
là nước dưới đất từ tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ và các cồn
cát ven biển.
Tại khu vực miền Đông Nam Bộ, nước dưới đất cũng là nguồn cung cấp
quan trọng cho các thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Dương. Tỷ lệ nước dưới đất được khai thác, sử dụng cho cấp nước đô
thị ở vùng này chiếm tới hơn 50%. Ở đây nước dưới đất được khai thác từ
tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ và Neogen.
Tại TP Hồ Chí Minh, nước dưới đất được khai thác từ tầng chứa nước
Pleistocen, Pliocen và một phần từ tầng chứa nước Miocen. Lưu lượng khai
thác tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo thống kê sơ bộ tính tới cuối
năm 2007, Tổng lượng nước cấp cho thành phố vào khoảng 1.528.000
m3/ngày, trong đó nước dưới đất chiếm 50% tổng lượng nước khai thác, riêng
nhà máy nước dưới đất Hóc Mơn lưu lượng khai thác hiện tại khoảng gần 70
nghìn m3/ngày.
Khu vực đồng bằng sơng Cửu Long do nguồn nước mặt thường có chất
lượng kém, dễ bị ô nhiễm, đặc biệt là vùng ven biển thường bị mặn vì vậy ở
đây nước dưới đất là nguồn cung cấp rất quan trọng. Hiện tại các thành phố,
thị xã 100% lượng nước khai thác sử dụng là từ nước dưới đất gồm Long An,

Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Ở các thành phố, thị xã khác để cấp
nước sử dụng có cả nguồn nước mặt và nước dưới đất trong đó lượng nước
dưới đất chiếm từ vài chục % tới hơn 50%.
Việc khai thác nước dưới đất để cung cấp cho các thành phố, thị xã góp
phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức
sống của nhân dân trong các đô thị. Tuy nhiên trong q trình đơ thị hóa, phát
triển đơ thị và khai thác nước dưới đất khơng có quy hoạch đã gây nhiều tác
động xấu đến môi trường địa chất.
1.4. Tình hình sử dụng nước trên Thế giới và ở Việt Nam
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng
cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái
14


tạo của môi trường. Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên
phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra
những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước.
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần
phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc
đầu cư dân cịn ít và nước thì đầy ắp trên các sơng hồ, đồng ruộng, cho dù có
gặp thời gian khơ hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư khơng xa lắm là tìm
được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô
tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng cơng nghiệp xuất
hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp
mới ra đời, từng dịng người từ nơng thơn đổ xơ vào các thành phố và khuynh
hướng này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập
trung dân cư q đơng đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về
nước càng ngày càng trở nên nan giải.
Theo sự ước tính, bình qn trên tồn thế giới có chừng khoảng 40%

lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp
và 10% cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc
vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước
được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh
hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho
cơng nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí.
(Chiras, 1991).
Nhu cầu về nước trong cơng nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao
của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc
biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy,
luyện kim, hóa chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng
lượng nước sử dụng cho cơng nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất
một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ
chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép,
cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp. Theo đà phát triển
của nền công nghiệp hiện nay trên thế giới có thể dự đốn đến năm 2000 nhu
15


cầu nước sử dụng cho công nghiệp tăng 1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn
60 lần so với năm 1900. Phần nước tiêu hao khơng hồn lại do sản xuất công
nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu hao khơng hồn lại và
lượng nước cịn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước
thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm [28].
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng địi
hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai
do thâm canh nơng nghiệp mà dịng chảy cả năm của các con sơng trên tồn
thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được
thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung

bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khơ.
Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản
phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần
đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần
đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự
đòi hỏi của quá trình thốt hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước
mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần
nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước
trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng
nhu cầu về nước trên toàn thế giới [28].
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do
sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh
hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị
lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự
ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng
gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới
[28].
Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác
của con người như giao thông vận tải, giải trí ở ngồi trời như đua thuyền,
trượt ván, bơi lội ... nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã
16


×