Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải cho quần dài mùa hè dùng làm đồng phục cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 71 trang )

...

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải cho quần dài mùa hè dùng làm đồng
phục cho học sinh tiểu học

BÙI THÁI HƯNG

Ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Lê Phúc Bình

Bộ mơn:

Cơng nghệ Dệt

Viện:

Dệt May Da Giầy & Thời trang

HÀ NỘI, 10/2019
i




Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Họ và tên học viên:

Bùi Thái Hưng

Ngành:

Công nghệ vật liệu dệt may

Hệ:

Thạc sỹ kỹ thuật

Khóa:

2017B

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Phúc Bình
Tên đề tài:

Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải cho quần dài mùa hè

dùng làm đồng phục cho học sinh tiểu học
Research on some mechanical properties of fabric for summer

trousers to use as uniforms for elementary students.
Mục tiêu của đề tài: Khảo sát một số tính chất cơ lý của một một số loại vải đang
sử dụng làm quần đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
Nội dung của đề tài, các vấn đề cần được giải quyết:
Để khảo sát các thông số cơng nghệ, một số tính chất cơ lý của một số loại
vải đang sử dụng vải làm quần dài đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu học ở
Việt Nam đề tài đi nghiên cứu các nội dung sau:
1- Xác định thơng số kỹ thuật vải, trong đó bao gồm:
1- Thành phần nguyên liệu
2- Khối lượng m2
3- Độ dày
4- Mật độ sợi
2- Xác định ảnh hưởng của một số tính chất cơ lý đến tiêu chí lựa chọn vải:
1- Độ bền kéo đứt của vải
2- Độ bền xé của vải
3- Độ hút hơi nước của vải
4- Độ mao dẫn của vải
5- Lựa chọn vải may quần dài đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu học
Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên

TS.Lê Phúc Bình
ii


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan luận văn này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS Lê Phúc Bình. Nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là do em nghiên cứu, do em tự trình bày, khơng sao chép từ các luận văn
khác.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng
như kết quả nghiên cứu trong luận văn.

Tác giả

Bùi Thái Hưng

iii


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban lãnh đạo Viện Dệt May Da Giầy & Thời trang cùng tồn thể các thầy,
các cơ, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng
dạy và truyền đạt những kiến trức khoa học trong suốt thời gian em học tập tại
trường và ln tạo điều kiện tốt nhất để em hồn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Lê Phúc Bình
người đã dành nhiều thời gian và tâm sức, động viên khích lệ và tận tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên, tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Hà nội, ngày 29 tháng 10 năm 2019

Tác giả

Bùi Thái Hưng

iv


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 4
1.1 Khái quát về đồng phục học sinh tiểu học ............................................................ 4
1.1.1 Khái niệm về đồng phục học sinh.................................................................. 4
1.1.2 Sự cần thiết của đồng phục học sinh ............................................................. 4
1.1.2.1. Văn hóa xã hội ........................................................................................ 4
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế ..................................................................................... 5
1.1.2.3. Nhu cầu của các trường học .................................................................... 5
1.2 Thực trạng sử dụng đồng phục học sinh ............................................................... 6
1.2.1 Tại Việt Nam ................................................................................................. 6
1.2.2 Đồng phục ở một số trường trên thế giới....................................................... 7
1.2.2.1. Nước Nga ................................................................................................ 7
1.2.2.2. Nước Cu ba ............................................................................................. 8

1.2.2.3. Nước Indonesia ....................................................................................... 9
1.2.2.4. Nước Nhật Bản...................................................................................... 10
1.3 Tiêu chí lựa chọn quần áo đồng phục ................................................................. 11
1.3.1 Cơ sở để lựa chọn vải cho đồng phục học sinh ........................................... 11
1.3.1.1. Tâm sinh lý người mặc.......................................................................... 12
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 12
1.3.1.3. Điều kiện Văn hóa xã hội địa phương nhà trường ................................ 13
1.3.1.4. Khí hậu .................................................................................................. 13
1.3.2 Các tiêu chí lựa chọn vải đồng phục ............................................................ 13
1.3.2.1 Dị ứng và kích ứng da do quần áo ......................................................... 13
1.3.2.2.Độ bền cơ học của vải ............................................................................ 14
1.3.2.3. Độ thấm hút mồ hôi............................................................................... 15
1.4 Một số loại vải thường sử dụng may quần đồng phục ........................................ 15
1.4.1 Khái quát vải dệt thoi ................................................................................... 16
v


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

1.4.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 16
1.4.1.2. Phân loại ................................................................................................ 16
1.4.2 Một số loại vải thường sử dung may quần đồng phục học sinh .................. 18
1.4.2.1. Vải Cotton (Xơ bông) ........................................................................... 19
1.4.2.2. Vải Polyester ......................................................................................... 19
1.4.2.3. Vải sợi pha polyester ............................................................................. 20
1.4.2.4. Viscose (CV) – Rayon .......................................................................... 22
1.5 Một số công trình nghiên cứu liên quan.............................................................. 23
Kết luận tổng quan .................................................................................................... 24

CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM ............................................................................. 25
2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 25
2.2 Chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 25
2.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 27
2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 28
2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 28
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. ............................................................. 28
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. ...................................................... 28
2.5.2.1 Nghiên cứu xác định thông số kỹ thuật của vải ..................................... 29
2.5.2.2. Nghiên cứu xác định một số tính chất của vải ...................................... 33
2.6. Kết quả thí nghiệm: .......................................................................................... 38
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................... 40
3.1. Thông số kỹ thuật vải mẫu ................................................................................. 40
3.1.1. Mật độ sợi ................................................................................................... 40
3.1.2. Khối lượng .................................................................................................. 41
3.1.3. Độ dày ......................................................................................................... 42
3.2. Một số tính chất của vải mẫu ............................................................................. 43
3.2.1. Độ bền kéo đứt ............................................................................................ 43
3.2.2.Độ bền xé của vải......................................................................................... 45
3.2.3. Độ hút ẩm của vải ....................................................................................... 47
3.2.4. Độ mao dẫn của vải .................................................................................... 48
3.3. Đánh giá tổng hợp các tiêu chí để lựa chọn vải ................................................. 51
3.3.1. Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá lựa chọn vải ......................... 51
3.3.2.Đánh giá theo tiêu chí chống kích ứng da ................................................... 52
3.3.3.Đánh giá theo tiêu chí độ bền kéo đứt của vải ............................................. 52
vi


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

3.3.4. Đánh giá theo tiêu chí độ bền xé rách của vải ............................................ 53
3.3.5. Đánh giá theo tiêu chí độ hút hơi nước của vải .......................................... 54
3.3.6. Đánh giá theo tiêu chí độ mao dẫn của vải ................................................. 55
3.4. Lựa chọn vải cho may quần đồng phục ............................................................. 56
3.4.1. Đánh giá thứ tự ưu tiên lựa chọn cho các vải mẫu ..................................... 56
3.4.2. Lựa chọn vải may quần đồng phục học sinh tiểu học mùa hè .................... 56
3.5. Kết luận chương 3 .............................................................................................. 58
KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61

vii


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Đồng phục học sinh nữ Hà Nội thời Pháp ............................................. 6
Hình 1.2. Học sinh nam của một trường công giáo những năm 50 ....................... 6
Hình 1.3. Ảnh học sinh tiểu học ............................................................................. 7
Hình 1.4. Đồng phục một trường ở Nga ................................................................ 8
Hình 1.5. Đồng phục học sinh Cu ba ..................................................................... 9
Hình 1.6. Đồng phục học sinh trung học Indonesia ............................................... 9
Hình 1.7. Học sinh tiểu học ở Indonexia ............................................................. 10
Hình 1.8. Đồng phục nam nữ sinh trung học Nhật bản ....................................... 11
Hình 1.9. Đồng phục học sinh tiểu học Nhật bản ................................................ 11
Hình 1.10. Kiểu dệt vân điểm .............................................................................. 17

Hình 1.11. Kiểu dệt vân chéo ............................................................................... 18
Hình 1.12. Kiểu dệt vân đoạn............................................................................... 18
Hình 1.13. Vải polyester ...................................................................................... 20
Hình 1.14. Một số loại vải may quần áo đồng phục ............................................ 22
Hình 2.1. Đồng phục học sinh Trường tiểu học Kim sơn .................................... 25
Hình 2.2. Đồng phục của Trường tiểu học Phú Thụy .......................................... 26
Hình 2.3. Đồng phục của Trường Tiểu học Lệ Chi ............................................. 27
Hình 2.4. Cân điện tử ........................................................................................... 30
Hình 2.5. Thiết bị đo độ dày ................................................................................ 31
Hình 2.6. Kính đo mật độ và kim gẩy sợi ............................................................ 32
Hình 2.7. Máy kéo đứt vạn năng TENSILON ..................................................... 33
Hình 2.8. May đo độ bền xé ................................................................................. 34
Hình 2.9. Thiết bị đo độ hút hơi nước .................................................................. 36
Hình 2.10. Thiết bị đo độ mao dẫn....................................................................... 37
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh mật độ sợi dọc của các mẫu vải ................................. 40
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh mật độ sợi ngang của các mẫu vải ............................. 41
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh khối lượng các mẫu vải.............................................. 42
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh độ dày của các mẫu vải .............................................. 42
Hình 3.5. Biểu đồ độ bền kéo đứt dọc của các mẫu vải ....................................... 43
Hình 3.6. Độ bền kéo đứt ngang của vải .............................................................. 44
Hình 3.7. Độ bền kéo đứt dọc, ngang của vải ...................................................... 45
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh độ bền xé dọc của vải ................................................ 46
viii


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hình 3.9. Biểu đồ so sánh độ bền xé ngang của các mẫu vải .............................. 46

Hình 3.10. Biểu đồ so sánh về độ bền xé dọc, ngang của vải .............................. 47
Hình 3.11. Biểu đồ về độ hút hơi nước của mẫu vải............................................ 48
Hình 3.12. Biểu đồ so sánh độ mao dẫn dọc của các mẫu vải ............................. 49
Hình 3.13. Biểu đồ so sánh độ mao dẫn ngang của các mẫu vải ......................... 49
Hình 3.14. Tốc độ mao dẫn dọc ngang của mẫu vải ............................................ 50

ix


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng các tiêu chuẩn thí nghiệm được sử dụng .................................... 29
Bảng 2.1. Sợi nguyên liệu của vải mẫu ................................................................ 38
Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật của vải mẫu ............................................................ 38
Bảng 2.3. Độ bền kéo đứt của vải mẫu ................................................................ 38
Bảng 2.4. Độ bền xé rách của vải mẫu................................................................. 39
Bảng 2.5. Độ hút hơi nước của vải mẫu ............................................................... 39
Bảng 2.6. Độ mao dẫn của vải mẫu ..................................................................... 39
Bảng 3.1. Thông số kỹ thuật của vải .................................................................... 40
Bảng 3.2. Một số tính chất của các mẫu vải ........................................................ 43
Bảng 3.3. Đề xuất tiêu chí đánh giá các loại vải mẫu .......................................... 51
Bảng 3.4. Điểm tiện nghi chống kích ứng da của vải mẫu. ................................. 52
Bảng 3.5. Đánh giá độ bền kéo đứt vải mẫu ........................................................ 53
Bảng 3.6. Đánh giá độ bền xé vải mẫu ................................................................ 54
Bảng 3.7. Đánh giá độ hút hơi nước .................................................................... 55
Bảng 3.8. Đánh giá tiêu chí độ mao dẫn của mẫu vải .......................................... 55
Bảng 3.9. Đánh giá thứ tự ưu tiên lựa chọn cho các vải mẫu .............................. 56


x


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang giữ một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế xã hội và thường được gắn với giai đoạn phát triển ban
đầu của nền kinh tế. Ngành công nghiệp dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm
cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích lũy làm tiền đề để phát triển cho
các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình
chính trị xã hội. Ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của
mình trong khu vực và thế giới.
Sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hóa đầu tiên tham gia
vào mậu dịch quốc tế. Hàng dệt may có những đặc trưng riêng như sản phẩm dệt
may là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng
tiêu dùng. Người tiêu dùng khác nhau về văn hố, phong tục tập qn, tơn giáo,
khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, về giới tính, tuổi tác… sẽ có nhu cầu rất
khác nhau về trang phục. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu của từng
nhóm người tiêu dùng trong các bộ phận thị trường khác nhau có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu
mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và
gây ấn tượng của người tiêu dùng. Do đó để tiêu thụ được sản phẩm, việc am
hiểu các xu hướng thời trang là rất quan trọng.
Một đặc trưng nổi bật trong buôn bán sản phẩm dệt may trên thế giới là vấn
đề nhãn mác sản phẩm. Mỗi nhà sản xuất cần ra được một nhãn hiệu thương mại

của riêng mình. Nhãn hiệu sản phẩm theo quan điểm xã hội thường là yếu tố
chứng nhận chất lượng hàng hố và uy tín của người sản xuất. Đây là vấn đề cần
quan tâm trong chiến lược sản phẩm vì người tiêu dùng khơng chỉ tính đến giá cả
mà cịn rất coi trọng chất lượng sản phẩm.
Khi buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú trọng đến yếu tố thời vụ. Phải
căn cứ vào chu kỳ thay đổi của thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trường mà
cung cấp hàng hoá cho phù hợp. Điều này cũng liên quan đến vấn đề thời hạn
giao hàng, nếu như khơng muốn bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu thì hơn bao giờ hết, hàng
dệt may cần được giao đúng thời hạn để cung cấp hàng hoá kịp thời vụ.

1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Thu nhập bình qn đầu người, thói quen tiêu dùng, cơ cấu tỉ lệ chi tiêu cho
hàng may mặc trong tổng thu nhập dân cư và xu hướng thay đổi cơ cấu tiêu dùng
trong tổng thu nhập… có tác động lớn đến xu hướng tiêu thụ hàng dệt may. Với
các thị trường có mức thu nhập bình qn, tỉ lệ chi tiêu cho hàng may mặc cao,
yêu cầu về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng… sẽ trở nên quan trọng hơn các yếu tố
về giá cả.
Các đặc trưng trên cũng thể hiện rất rõ trong sản phẩm nội địa, đặc biệt với
sản phẩm đồng phục của các trường cũng có một số đặc trưng trên.
Ngày nay đồng phục học sinh được sử dụng phổ biến ở các trường tiểu học, trung
học. Nó mang hình ảnh và phong cách riêng của từng trường. Học sinh mặc đồng
phục tăng cường tình đồn kết.
Học sinh tiểu học có tâm sinh lý chưa ổn định, kiểm soát chưa tốt hành vi,
hoạt động mạnh, nhiều, dễ ra mồ hôi, da đang phát triển và nhậy cảm với mơi

trường và quần áo,… Vì vậy đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu một số tính chất cơ
lý của vải cho quần dài mùa hè học nhằm đưa ra đề xuất cách lựa chọn vải dùng
làm đồng phục cho học sinh tiểu học.
Đề tài: “Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải cho quần dài mùa hè dùng
làm đồng phục cho học sinh tiểu học” với mục tiêu khảo sát một số tính chất cơ
lý của một một số loại vải đang sử dụng vải làm quần dài đồng phục mùa hè cho
học sinh tiểu học ở Việt Nam góp phần đưa ra đề xuất giúp nhà trường và phụ
huynh học sinh có thể lựa chọn loại vải phù hợp giúp con em có những sản phẩm
đảm bảo sức khỏe cũng như giúp cho hoạt động thoải mái hơn khi sử dụng quần
đồng phục.
Những nội dung chính trong luận văn bao gồm:
Chương I: Nghiên cứu tổng quan
Trong chương này sẽ đi nghiên cứu về các khái niệm vải đồng phục, hiện
trạng sử dụng đồng phục trong trường học của Việt Nam và một số nước, một số
cơ sở để lựa chọn vải dung làm đồng phục học sinh.
Chương II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên 3 loại vải của 3 trường tiểu học khác nhau tại
Hà Nội.

2


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Nội dung gồm:
 Xác định các thông số ký thuật của vải:
Thành phần nguyên liệu, Khối lượng, Mật độ ngang dọc của sợi, Độ dày
 Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải:

1- Độ bền kéo đứt của vải
2- Độ bền xé của vải
3- Độ hút hơi nước của vải
4- Độ mao dẫn của vải
5- Lựa chọn vải may quần dài đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu học
Các phương pháp sử dụng trong luận văn gồm
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Các phương pháp thực nghiệm.
 Xử lý số liệu
Chương III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết quả nghiên cứu lý thuyết của luận văn đã được trình bày ở
phần tổng quan. Kết quả thực nghiệm được sử lý bằng phần mềm
Microsoft và được so sánh đưa ra bàn luận.

3


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1

Khái quát về đồng phục học sinh tiểu học

1.1.1

Khái niệm về đồng phục học sinh


Từ xưa tới nay, đồng phục luôn gắn liền với học sinh, thể hiện phong cách,
dấu ấn riêng của từng ngôi trường. Bộ đồng phục khơng chỉ có ý nghĩa tạo nên sự
bình đẳng giữa tất cả các thành viên trong trường mà cịn giúp tơn lên nét đẹp
tuổi học trị, xây dựng ý thức gìn giữ truyền thống, niềm tự hào về trường. Đồng
phục học sinh có nhiều cách nhận diện khác nhau như sau:
Đồng phục học sinh là trang phục giống nhau và được mặc bởi các học sinh
trong cùng một trường, một lớp theo quy định, nội quy của trường lớp đó [1]
Đồng phục học sinh là một bộ trang phục có những tiêu chuẩn riêng và được
mặc chủ yếu trong các trường học. [2]
Theo học giả Joseph (1986), quần áo có thể được coi là đồng phục khi nó "(a)
được coi như là một biểu tượng nhóm, (b) xác nhận tính hợp pháp của một tổ
chức bằng cách thể hiện được vai trị và vị trí của các cá nhân và (c) ngăn chặn
yếu tố cá nhân" [3]
Từ những định nghĩa trên ta có thể thấy đồng phục học sinh là một bộ quần
áo chuẩn của một cơ sở giáo dục cho một nhóm đối tượng xác định sử dụng khi
học tập và sinh hoạt tập thể tại trường, đồng phục học sinh thường được gắn phù
hiệu hoặc in logo, để dễ dàng nhận diện và phân biệt các đối tượng ở các trường
và các nhóm khác nhau.
1.1.2

Sự cần thiết của đồng phục học sinh

1.1.2.1. Văn hóa xã hội
Hiện nay với sự phát triển của xã hội đang tồn tại sự phân hóa giàu nghèo.
Đối với những gia đình khá giả thì con em có điều kiện tới trường trong những
bộ quần áo đẹp, đắt tiền. Nhưng với những gia đình nghèo, có hồn cảnh khó
khăn thì con em vẫn phải tới trường trong những bộ quần áo cũ, sờn. Trong mơi
trường học đường, Sự bất bình đẳng này chính là vấn đề được sự quan tâm của
đơng đảo các thầy cô và phụ huynh. Bộ đồng phục học sinh có thể góp phần xóa
bỏ sự ngăn cách và mặc cảm giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường,

cùng lớp, giúp làm giảm sự phân biệt giầu nghèo trong trường học, hạn chế tâm
4


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

lý tự ti mặc cảm về bản thân, ngại hồ đồng với các bạn có hồn cảnh kinh tế
khác nhau. Khi mặc đồng phục đến trường, học sinh sẽ khơng phải lo lắng về
trang phục của mình, khơng cịn sự so sánh giàu nghèo, hạn chế tâm lý mặc cảm
với những em có hồn cảnh khó khăn, đồng phục giống nhau giúp tăng cường
tình đồn kết.
Như vậy, đồng phục học sinh không chỉ là sự tự hào về lịch sử và truyền thống
của mỗi trường mà cịn giúp xố tan mọi khoảng cách giàu nghèo trong học
đường.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế
Với những gia đình có điều kiện cho con cái ăn mặc theo trào lưu với những
bộ quần áo hợp thời trang đã vơ tình đã khiến các bạn có hồn cảnh khó khăn
hơn cảm thấy tự ti về bộ đồ đi học của mình. Và đây cũng chính là lý do tạo ra
khoảng cách, học sinh chia bè kéo phái, mơi trường học khơng hịa đồng… và
cịn rất nhiều vấn đề khác nữa. Điều này hồn tồn có thể giải quyết được khi các
em mặc đồng phục tới lớp, sẽ khơng có sự phân biệt nào được thể hiện, mơi
trường học sẽ trở nên thân thiện và hịa đồng hơn rất nhiều.
Đồng phục học sinh còn giúp các gia đình hạn chế được nhiều khoảng chi phí
tiền bạc và thời gian cho may mặc, mua sắm quần áo đi học của con em mình.
1.1.2.3. Nhu cầu của các trường học
Đồng phục mang theo hình ảnh và phong cách riêng của từng trường, đặc
biệt, nó là biểu hiện của niềm tự hào về trường, về bản sắc văn hóa ngôi trường
mà học sinh đang theo học, là một giải pháp để quảng bá thương hiệu của trường.

Học sinh mặc quần áo đồng phục giúp tăng cường tình đồn kết, nâng cao ý
chí của tập thể. Làm giảm mức độ bạo lực ở trường học.
Đồng phục giúp dễ dàng phân biệt các nhóm học sinh trong và ngồi trường,
giúp dễ dàng xác định người lạ xâm nhập vào trường, tăng cường an ninh trong
trường. Khi học sinh mặc đồng phục sẽ biết được học sinh là của trường nào.
Vì những lý do này, đồng phục đang được ứng dụng ngày càng phổ biến
trong hầu hết các trường phổ thông ở Việt Nam và trên thế giới.

5


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

1.2 Thực trạng sử dụng đồng phục học sinh
1.2.1

Tại Việt Nam

Qua thời gian và những thay đổi của xã hội, đồng phục của học sinh xưa và
nay cũng có sự khác biệt.
Nếu như học sinh Việt thời xưa duyên dáng, chỉnh chu trong bộ áo dài, sơ mi
trắng quần âu thì học sinh thời nay năng động, tươi trẻ hơn trong những bộ đồng
phục được cách điệu với nhiều kiểu dáng.

Hình 1.1. Đồng phục học sinh nữ Hà Nội thời Pháp

Hình 1.2. Học sinh nam của một trường cơng giáo những năm 50
Ngày nay ở Việt Nam các trường đều có những bộ đồng phục cho riêng mình

thể hiện bản sắc riêng của từng trường. Với các trường trung học phổ thông hiện
nay học sinh nữ mặc áo dài trắng, nam mặc áo trắng quần tối màu đã trở thành
6


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

nét tiêu biểu. Đặc biệt vào những ngày đầu tuần, lễ khai giảng, hoặc những ngày
lễ biểu hiện nét tinh khơi của tuổi học trị. Ở các trường tiểu học thì hình ảnh
chung về bộ đồng của các học sinh tiểu học thường là áo sơ mi trắng, quần hoặc
váy xanh hoặc tím than thể hiện nét ngây thơ hồn nhiên trong sáng.

Hình 1.3. Ảnh học sinh tiểu học
Kiểu dáng và màu sắc của bộ đồng phục hiện nay đang rất được quan tâm,
mỗi trường đều lựa chọn cho mình những thiết kế mang hình ảnh và phong cách
riêng. Tuy nhiên chất liệu để tạo ra các bộ đồng phục không phải nhà sản xuất
đồng phục nào cũng quan tâm. Nhưng vấn đề về tính tiện nghi, độ bền, sự thoải
mái của đồng phục là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, hoạt
động và thời gian sử dụng của người mặc. Chính vì chưa quan tâm đến các yếu
trên tạo ra một số sản phẩm đồng phục sau khi sử dụng gây dị ứng da, khơng
thống mát với sản phẩm mùa hè và gây cản trở cho các hoạt động của học sinh.
1.2.2

Đồng phục ở một số trƣờng trên thế giới

1.2.2.1. Nước Nga
Mỗi trường ở nước này tùy theo yêu cầu riêng mà có những bộ đồng phục
khác nhau thế nhưng phổ biến vẫn là áo trắng, chân váy và quần tối màu là kiểu

đồng phục chung của học sinh nước Nga. Có một số trường học khác thì học sinh
nữ sẽ mặc áo yếm viền ren bên ngoài và đây là kiểu trang phục đặc trưng của
nước Nga.

7


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.4. Đồng phục một trường ở Nga
1.2.2.2. Nước Cu ba
Ở Cuba các tiêu chuẩn về đồng phục của trường khá nghiêm ngặt. Quần áo
không phù hợp với môt trường giáo dục thì khơng được phép mặc đến trường.
Đồng phục học sinh khác nhau đối với các cấp học khác nhau. Đồng phục học
sinh phải tương thích với tính lịch sự, sạch sẽ, an toàn và phù hợp với môi trường
học tập. Đồng phục Học sinh mẫu giáo thường là áo trắng, quần xanh và khăn
quàng cổ màu xanh. Đối với học sinh tiểu học là áo màu trắng, váy màu đỏ, và
khăn quàng màu đỏ. Đối với các trường trung học, thường là áo màu trắng và váy
màu vàng…
Đồng phục cho học sinh tiểu học tại một số trường ở Cuba khá đơn giản, chỉ
bao gồm một áo trắng cùng một chiếc váy hoặc quần soóc như giới thiệu trong
hình 1.5.

8


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.5. Đồng phục học sinh Cu ba
1.2.2.3. Nước Indonesia
Đồng phục học sinh ở Indonesia tùy thuộc vào các giai đoạn giáo dục khác
nhau. Nếu là học sinh trung học cơ sở thì đồng phục gồm hai màu cơ bản màu
trắng với áo sơ mi ngắn tay kết hợp với váy dài cho nữ sinh và màu xanh hải
quân với quần của nam sinh. Còn đối với các bạn học sinh trung học phổ thông,
sẽ được phân biệt với các em cấp dưới bằng màu quần hoặc váy màu xanh đen.
Khi tốt nghiệp, học sinh Indonesia có truyền thống ăn mừng bằng cách phun sơn
đủ các màu sắc lên áo để ghi lại kỉ niệm với nhau.

Hình 1.6. Đồng phục học sinh trung học Indonesia

9


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Học sinh trường tiểu học thường là áo sơ mi trắng ngắn tay kết hợp với quần
sóc hoặc chân váy màu đỏ trơng thật dễ thương và giản dị.

Hình 1.7. Học sinh tiểu học ở Indonexia
1.2.2.4. Nước Nhật Bản
Đồng phục học sinh ở Nhật Bản được đưa vào sử dụng vào cuối thể kỷ 19 đến
nay. Tại Nhật đồng phục học sinh được phổ biến hầu hết trong hệ thống giáo dục
công lập, tư thục và cả một số trường đại học. Các trường học ở Nhật bản có các
quy định khắt khe về chiều dài của chiếc váy mà nữ sinh mặc. Hầu hết váy phải

dài qua đầu gối để đảm bảo sự lịch sự và chuẩn mực của một người học sinh khi
đến trường.
Đồng phục nam sinh Nhật Bản mang phong cách quân sự với bộ vest màu tím
than kết hợp với caravat. Trong khi đó trang phục nữ sinh thiết kế theo phong
cách thủy thủ với áo trắng bẻ cổ thủy thủ có thắt nơ kết hợp với tay áo phồng
cùng váy xếp li.

10


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.8. Đồng phục nam nữ sinh trung học Nhật bản
Ngồi ra một số trường cũng chọn cho mình trang phục riêng kết hợp với mũ
cách điệu và sang trọng

Hình 1.9. Đồng phục học sinh tiểu học Nhật bản
1.3 Tiêu chí lựa chọn quần áo đồng phục
1.3.1

Cơ sở để lựa chọn vải cho đồng phục học sinh

Các trường học ngày nay chọn đồng phục với với thiết kế riêng, từ đơn giản
đến cầu kỳ, đơi khi cịn mang xu hướng của các thiết kế nước ngoài như Hàn
Quốc, Nhật bản, tuy nhiên để có được những bộ đồng phục học sinh thật sự phù
11



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

hợp với khí hậu thời tiết Việt Nam, cũng như văn hóa truyền thống phương Đơng
thì thật sự cần dựa trên rất nhiều tiêu chí.
1.3.1.1. Tâm sinh lý người mặc
Học sinh tiểu học có tâm sinh lý chưa ổn định, kiểm soát chưa tốt hành vi,
hoạt động mạnh, nhiều, dễ ra mồ hơi, hay lăn lê bị tồi, da đang phát triển và
nhạy cảm với môi trường, quần áo …
Học sinh thường rất hiếu động, nhất là học sinh tiểu học, do vậy nhà trường
nên chọn các loại vải khó nhăn, ít xù lơng để đảm bảo cho quần áo của học sinh
ln thẳng thớm. Vải ít nhăn cũng tạo cho bộ đồng phục trông gọn gàng, sạch sẽ
hơn.
Vải cho đồng phục phải bền và có độ thấm hút mồ hơi tốt, ít gây kích ứng
da, dễ chăm sóc khi giặt và là phẳng.
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế
Hiện nay trong xã hội, đang tồn tại sự phân hóa giàu nghèo. Đối với những
gia đình khá giả thì con em thường tới trường trong những bộ quần áo đẹp, đắt
tiền. Nhưng với những gia đình nghèo, có hồn cảnh khó khăn thì con em vẫn
phải tới trường trong những bộ quần áo cũ, sờn.
Do vậy, bộ đồng phục học sinh có thể góp phần xóa bỏ sự ngăn cách và mặc
cảm giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.
Ngày nay hầu hết các trường đều quy định học sinh phải mặc đồng phục tất
cả các ngày trong tuần và thường là có đồng phục thường, đồng phục thể dục và
đồng phục theo mùa nên đầu năm học phụ huynh sẽ phải đóng một khoản tiền để
may đồng phục cho con em. Vì vậy nhà trường nên chọn những loại vải có giá
thành phù hợp vừa phải để phụ huynh khơng mất q nhiều chi phí cho việc mua
đồng phục. Các em sẽ phải mặc đồng phục được mua hàng năm, chi phí cho
đồng phục mỗi năm đều tốn kém. Do vậy việc tiết kiệm chi phí khi lựa chọn chất

liệu vải rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến chi phí của thành phẩm cuối cùng.
Vì đối tượng là học sinh nên chọn những loại vải có giá thành phù hợp vừa
phải với điều kiện kinh tế phụ huynh của trường, để phụ huynh đồng thuận mua
đồng phục.

12


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

1.3.1.3. Điều kiện Văn hóa xã hội địa phương nhà trường
Mỗi trường nằm trên địa bàn tỉnh thành cũng mang phong cách thời trang của
địa phương. Các vùng miền khác nhau sẽ có kiểu dáng, chất liệu khác nhau.Với
các trường ở vùng đồng bằng thì đa phần sử dụng áo trắng, quần đen, xanh, tím
than, cịn ở vùng cao đồng phục thường lấy theo phong cách sự phối hợp giữa
trang phục dân tộc. Nên việc lựa chọn vải để may đồng phục học sinh nên cân
nhắc để lựa chọn sao cho phù hợp với diều kiện Văn hóa xã hội địa phương.
1.3.1.4. Khí hậu
Khí hậu ở Việt Nam được chia thành mùa khác nhau rõ rệt. Thường từ tháng
4 đến tháng 10 được xem là mùa khơ (nóng), cịn các tháng còn lại được xem là
mùa mưa (lạnh ẩm). Chính bởi sự chênh lệch quá khác biệt của nhiệt độ mà trang
phục cũng phải thay đổi sao cho phù hợp.
Với mùa đơng thì đồng phục phải giữ được ấm nên hầu hết đồng phục mùa
đơng sử dụng áo khốc, chất liệu vải giữ nhiệt, chắn gió.
Trong mùa hè nhiệt độ môi trường thường xuyên cao hơn nhiệt độ trên bề
mặt da của cơ thể, đặc biệt trẻ em đùa, nghịch, chạy nhảy ra nhiều mồ hôi nên
chất liệu vải thống mát và dễ chịu, thấm mồ hơi để học sinh dễ hoạt động và vui
chơi tạo cảm giác thoải mái.

Do đó cần lựa chọn loại vải may đồng phục học sinh sao cho đáp ứng được
điều kiện khí hậu theo mùa sử dụng.
1.3.2

Các tiêu chí lựa chọn vải đồng phục

Sự thoải mái, tiện nghi ln là tiêu chí hàng đầu đối với một bộ trang phục,
nhất là ở nơi có khí hậu mùa hè nóng như Việt Nam. Do đó cần lựa chọn loại vải
may đồng phục học sinh tiểu học sao cho thân thiện với da trẻ em, thấm hút tốt,
và có độ bền phù hợp.
1.3.2.1 Dị ứng và kích ứng da do quần áo
Do đặc điểm sinh lý chưa phát triển toàn diện, nên học sinh tiểu học thường
có làn da nhạy cảm hơn các học sinh lớp lớn.
Da nhạy cảm không nhất thiết là da dị ứng, da nhạy cảm là tình trạng da dễ bị
tác động bởi các yếu tố ngoại sinh và gây nên các phản ứng tiêu cực trên da.
Phản ứng nhạy cảm này liên quan trực tiếp đến tình trạng bị kích thích quá mức
của các các mút thần kinh dưới da. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, da
13


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

nhạy cảm sẽ có các biểu hiện khác nhau, ví dụ như cảm giác châm chít, căng kéo,
nóng bừng và thường kèm theo mẩn đỏ.
Phân biệt kích ứng, dị ứng da về mặt biểu hiện bên ngồi thì cả hai trường
hợp này làn da đều bị ngứa, đỏ và sưng. Tuy nhiên, khi bị dị ứng da, các hiện
tượng này sẽ xuất hiện vùng lớn, nơi mà tác nhân dị ứng khơng thể tiếp xúc. Kèm
theo đó là hiện tượng khó thở, mạch rối loạn. Trong khi đó kích ứng chỉ xuất

hiện ở vùng da có tiếp xúc với tác nhân, thường có diện tích nhỏ.
Kích ứng da cịn gọi là viêm da tiếp xúc, không liên quan đến phản ứng của
hệ miễn dịch, nó gây viêm, tổn thương bề mặt da. Tác nhân gây nên kích ứng
thường là các hóa chất mạnh trong hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, tĩnh điện và ma
sát với quần áo, hay các phụ trang. Một số người có thể bị kích ứng bởi một chất
hoặc nguyên liệu nào đó, một số khác thì lại khơng bị.
Kích ứng da thường do 3 ngun nhân chính sau:
 Tiếp xúc trực tiếp: sử dụng một loại sản phẩm có thành phần dễ kích
ứng như nước cứng hay một số chất liệu vải có thể gây nên cảm giác
khó chịu cho da: ngứa, châm chít, căng kéo, mẩn đỏ.
 Mơi trường: khí hậu nóng, lạnh, gió, sự thay đổi nhiệt đô đột ngột hay ô
nhiễm không khí có thể dẫn đến cảm giác châm chít, nóng rát, mẩn đỏ
và khó chịu.
 Yếu tố nội sinh: lớp thành của các mạch máu có thể bị suy yếu bởi một
số yếu tố từ bên ngoài (nhiệt độ) hay bên trong cơ thể (thức ăn cay
nóng hay thức uống có cồn) dẫn đến sự xuất hiện của mẩn đỏ, cảm giác
nóng bừng mặt [4]
Tính kích ứng da là một tiêu chí quan trọng hàng đầu cho việc lựa chọn
vải làm đồng phục học sinh tiểu học. Với thời gian sử dụng liên tục nhiều giờ
trong ngày, nhiều ngày trong tuần và với đối tượng có làn da nhạy cảm do vậy
nhà trường nên quan tâm đến tiêu chí này để tạo sự thoải mái cho học sinh khi sử
dụng đồng phục của nhà trường.
1.3.2.2.Độ bền cơ học của vải
Trong thực tế sản phẩm may mặc chịu nhiều tác động của lực kéo bởi cử
động của con người trong quá trình mặc, giặt, giũ, vắt…Thậm trí trong trạng thái
có vẻ như nghỉ ngơi sản phẩm may cũng chịu tác động của trọng trường. Do đó
14


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

sản phẩm may mặc phải đảm bảo độ bền đứt cũng như độ giãn đứt trong quá
trình sử dụng tương ứng với chức năng của chúng. Độ bền đứt của vải chịu ảnh
hưởng nhiều nhất là độ bền đứt của sợi, sau đó là đến kiểu dệt, và mật độ sợi.
Nhưng độ bền của sợi lại phụ thuộc nhiều nhất vào độ bền của xơ tạo ra nó. Vậy
một sợi có cấu trúc và chi số hồn tồn giống nhau nhưng sẽ có độ bền đứt hồn
tồn khác nhau nếu nó được làm ra từ loại xơ khác nhau…
1.3.2.3. Độ thấm hút mồ hôi
Biểu hiện qua khả năng hút hơi nước và mao dẫn của vải
Khả năng hút hơi nước của vải rất quan trọng đối với sản phẩm may mặc, khi
các loại vải tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao hoặc trực tiếp với chất lỏng thì
trọng lượng của các loại vải tăng lên. Điều đó cho thấy vải đã nhận được một
lượng chất lỏng người ta gọi là độ thấm hút hơi nước. Khả năng hấp thụ của vải
khác nhau phụ thuộc vào các loại xơ, sợi tạo nên và sự liên kết của các loại sợi
này.
Vật liệu dệt có khả năng hấp thụ hơi, khí và chất lỏng ở mơi trường xung
quanh và trả trở lại (thải hồi) cho mơi trường thể hiện tính hút ẩm. Trong môi
trường ở nhiệt độ 20oC và độ ẩm tương đối 65%, khơng khí chứa 11,2g/m3 hơi
nước. Lượng nước ấy thực tế đã tạo điều kiện cho vật liệu dệt nhiều lần bị làm
ướt, hong khô tức là vật liệu dệt đã hút ẩm, thải ẩm. Hiện tượng vật lý này ngồi
hấp phụ, hấp thụ cịn có q trình ngưng tụ mao dẫn. Quá trình này xảy ra khi độ
ẩm tương đối của khơng khí cao và giữ vật liệu trong thời gian lâu hàng chục
phút hoặc hàng giờ. [5]
Độ mao dẫn là khả năng dẫn chất lỏng bằng mao quản của vải, theo chiều
thẳng đứng ở điều kiện khí hậu và thời gian qui định. Điều này cho thấy đối với
quần áo mùa hè thì độ mao dẫn càng lớn thì càng tốt cho người khi sử dụng.
1.4 Một số loại vải thƣờng sử dụng may quần đồng phục
Vải sử dụng để may quần đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu học thường là

loại vải dệt thoi.

15


×