Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 47 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH
--------------

ĐINH THỊ HỒNG NHUNG

CHĂM SĨC NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
THỐT VỊ BẸN TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2019


2

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH
--------------

ĐINH THỊ HỒNG NHUNG

CHĂM SĨC NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
THỐT VỊ BẸN TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2019
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Điều dƣỡng ngoại khoa



GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. BÙI THỊ KHÁNH THUẬN

NAM ĐỊNH - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các bạn.
Với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến:
Ban Giám đốc và ban Đào tạo sau Đại học - Đại học điều dưỡng Nam Định
Ban Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Thạc sỹ Bùi Thị Khánh Thuận, Bộ môn Quản lý và nghiên cứu Điều dưỡng trường Đại học điều dưỡng Nam Định, cùng tồn thể q thầy cơ giáo trong bộ
mơn, trong khoa đã dìu dắt, dạy bảo vàtạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Quang Hòa - Trưởng
khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người đã dành nhiều thời
gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn thành chun đề tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh, chị, bạn đồng nghiệp trong
khoa Ngoại tổng hợp nói riêng và trong Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ nói chung
đã ln động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực
hiện chun đề này.
Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè,
những người ln động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này!
Tơi xin trân trọng cảm ơn!



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng tôi và được hướng dẫn của
ThS. Bùi Thị Khánh Thuận. Tất cả nội dung trong báo cáo này là trung thực chưa
được báo cáo trong bất kỳ hình thức nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian
lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung của chuyên đề của mình.

Học viên

Đinh Thị Hồng Nhung


iii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................v
Danh mục hình vẽ ..................................................................................................... vi
Đặt vấn đề....................................................................................................................1
Chương 1. ................................................................................................................... 3
Cơ sở lý luận và thực tiễn .......................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu ống bẹn liên quan đến tổn thương và chăm sóc ............... 3
1.1.2. Phân loại, triệu chứng, chuẩn đoán phân biệt và điều trị của thoát vị bẹn .......5
1.1.3. Các tai biến, biến chứng: .................................................................................10

1.1.4 . Tình hình nghiên cứu về thốt vị bẹn.............................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn: ..................................................................................................12
1.2.1. Nhận định người bệnh ngay sau phẫu thuật ....................................................12
1.2.2. Chuẩn đoán và can thiệp điều dưỡng .........................................................12
1.2.3. Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật ...........................................................15
Chương 2 ...................................................................................................................16
Liên hệ thực tiễn ........................................................................................................16
2.1. Giới thiệu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và khoa Ngoại tổng hợp ...............16
2.2. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn.............................................18
2.2.1. Kế hoạch chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn trong 24h đầu
...................................................................................................................................18
2.2.2. Nhận xét công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn ...........29
2.3. Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân ...................................................31
2.3.1. Ưu điểm:..........................................................................................................31
2.3.2. Nhược điểm: ....................................................................................................32
2.3.3. Nguyên nhân của việc đã làm được và chưa làm được: .................................32
Chương 3 ...................................................................................................................34


iv

Đề xuất các giải pháp ................................................................................................34
3.1. Đối với bệnh viện: ..............................................................................................34
3.2. Đối với Khoa: .....................................................................................................34
3.3. Đối với điều dưỡng viên: ...................................................................................34
Kết luận .....................................................................................................................36
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BS

Bác sỹ

CS

Chăm sóc

ĐD

Điều dưỡng

NB

Người bệnh

WHO

(World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế Giới


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Thiết đồ cắt ngang qua lỗ bẹn sâu ............. Error! Bookmark not defined.
Hình 1.2: Giải phẫu các thành ống bẹn (ở nam giới) ..................................................3

Hình 1.3: Thiết đồ cắt ngang qua ống bẹn ..................................................................4
Hình 1.4 : Khâu lại bao xơ thốt vị ...........................................................................10
Hình 1.5: Lưới Surgical Mesh dùng trong phẫu thuật thốt vị bẹn ..........................10
Hình 2.1: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ...............................................................17
Hình 2.2: Chăm sóc tồn diện của người điều dưỡng ...............................................17
Hình 2.3: Trang thiết bị phục vụ cho phẫu thuật tại phòng mổ ................................17
Hình 2.4: Ca phẫu thuật thốt vị bẹn cho người bệnh ..............................................20
Hình 2.5: Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật .......................................................23
Hình 2.6: Bác sĩ thăm khám người bệnh ...................................................................29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị bẹn là hiện tượng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay qua
điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn ra dưới da hay xuống bìu [2].
Thốt vị bẹn là bệnh lý khá phổ biến, hàng năm có hơn 700.000 trường hợp được
phẫu thuật ở Mỹ và 200.000 trường hợp ở Đức.
Thoát vị bẹn được chia làm thoát vị gián tiếp và thốt vị trực tiếp. Trong đó,
thốt vị gián tiếp lo do sự tồn tại ống phúc tinh mạc, đây là bệnh lý bẩm sinh gặp ở
trẻ em, thường ít khi gây ra biến chứng và điều trị khá đơn giản; ngược lại thoát vị
bẹn trực tiếp chủ yếu do tình trạng yếu thành bụng, là bệnh lý mắc phải gặp ở những
bệnh nhân lớn tuổi, thường gây ra cảm giác khó chịu, có thể gây ra biến chứng
nghẹt ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân và việc điều trị cịn khó phức tạp với
việc lựa chọn phương pháp tái tạo thành bụng ưu việt nhất [9], [10].
Vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị bẹn đã được các nhà phẫu
thuật quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp nào chứng
minh là tối ưu nhất. Cho đến nay, đã có nhiều phương pháp phẫu thuật được ứng
dụng trong điều trị bệnh lý thoát vị bẹn như phẫu thuật mổ mở sử dụng mô tự thân
(Bassini, Shouldice...) hay dùng tấm nhân tạo (Lichtenstein năm 1974) [5], [8], [10].

Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi đã được xem như là một trong những phương pháp
được lựa chọn trong điều trị thoát vị bẹn kể từ khi Arregui báo cáo kỹ thuật đặt tấm
lưới nhân tạo xuyên phúc mạc (TAPP – Transabdominal preperitoneal) trong những
năm đầu thập kỷ 1990 và sau đó là Mackernan và Law giới thiệu kỹ thuật đặt tấm
lưới nhân tạo ngoài phúc mạc (TEP – Totally Extraperitoneal) năm 1993. Với
những ưu điểm như không làm tổn thương phúc mạc và tránh được nguy cơ tổn
thương các tạng cũng như viêm dính ruột sau phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật
nội soi ngoài phúc mạc đã được hầu hết phẫu thuật viên lựa chọn.Tuy nhiên, phẫu
thuật thơi chưa đủ, cơng tác chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật đóng một vai trị rất
quan trọng cho sự thành công của ca phẫu thuật cũng như sự hồi phục của các bệnh
nhân.Trong những ngày đầu nếu khơng chăm sóc tốt sẽ xảy ra các biến chứng như
chảy máu, mưng mủ, có trường hợp mổ lại. Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh, chính vì vậy để đóng góp vào sự thành cơng của q trình
điều trị người điều dưỡng cần phải có kiến thức để chăm sóc người bệnh, thực hành


2

về quy trình chăm sóc người bệnh.Cơng tác chăm sóc hậu phẫu địi hỏi phải được
lên kế hoạch chăm sóc tỉ mỉ, sát sao với các dấu hiệu lâm sàng của người bệnh cùng
với kiến thức chuyên môn và sự nhiệt tình của các điều dưỡng viên ngoại khoa. Sự
phối hợp tốt của bác sỹ phẫu thuật và quy trình chăm sóc chuẩn sẽ giúp người bệnh
sớm hồi phục, sớm ra viện, hạn chế được các biến chứng của phẫu thuật.
Trước đến nay, các đề tài nghiên cứu về bệnh học, lâm sàng, hay kĩ thuật phẫu
thuật cũng như kết quả phẫu thuật của thoát vị bẹn rất nhiều, được tiến hành ở rất
nhiều cơ sở đào tạo y khoa trên cả nước, đề tài nghiên cứu về công tác chăm sóc
hậu phẫu cho phẫu thuật thốt vị bẹn thì lạiít.
Chính vì tầm quan trọng cũng như u cầu mới trong cơng tác chăm sóc hậu
phẫu cho người bệnh, tơi tiến hành nghiên cứu “Chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật thoát vị bẹn tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

2019”với hai mục tiêu như sau:
1. Mơ tả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn tại Khoa Ngoại
tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2019.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
sau phẫu thuật thoát vị bẹn tạiKhoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ năm 2019.


3

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu ống bẹn liên quan đến tổn thương và chăm sóc
Ống bẹn (Canalis Inguinalis) là một khe xẻ ở giữa các cơ của thành bụng trước trên,
ống bẹn ở vùng bẹn bụng trên cung đùi [3].
Ống bẹn có 2 lỗ:

Hình 1.1: Thiết đồ cắt ngang qua lỗ bẹn sâu
– Lỗ bẹn sâu là đầu ngoài.
– Lỗ bẹn nông là đầu trong của ống bẹn, gân kết hợp, giới hạn dưới là cung đùi.
– Ở nam giới: Ống bẹn có thừng tinh.
– Ở nữ giới: Ống bẹn có dây chằng trịn.
Ống bẹn có 4 thành:

Hình 1.2: Giải phẫu các thành ống bẹn (ở nam giới)


4


–Thành trên: Là gân kết hợp (gồm các thớ ngang và thớ chéo dính vào nhau, phía
dưới gân kết hợp là ống bẹn), thành bụng ở đấy chỉ có mạc ngang mỏng nên là điểm
yếu. Phía trên gân kết hợp là cơ nâng thành bụng khỏe.
–Thành dưới: Là rãnh cung đùi do các thớ cơ chéo to cung đùi vòng lại ơm lấy dây
chằng bẹn đùi tạo thành rãnh lịng máng. Trên rãnh cung đùi là ống bẹn, dưới rãnh
cung đùi là vòng đùi.
–Thành trước: Là cân cơ chéo to, dày, trắng như ngà.
–Thành sau: Là mạc ngang, có các thớ đến tăng cường tạo nên dải chậu mu, dây
chằng Hesselbach và dây chằng Henles, phúc mạc ổ bụng
Các hố bẹn:

Hình 1.3: Thiết đồ cắt ngang qua ống bẹn
–Hố bẹn ngồi:
Ở ngồi động mạch trên vị, nơi có lỗ bẹn sâu
Ở hố bẹn ngồi dễ xảy ra thốt vị chếch ngồi
Thốt vị chếch ngồi có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải, túi thoát vị thường ở
trong thừng tinh và dễ xuống bìu, thường liên quan tới động mạch trên vị.
–Hố bẹn giữa:
Ở giữa động mạch trên vị và thừng động mạch rốn, ở bào thai hai động mạch rốn là
hai ngành cùng của động mạch chủ bụng. Từ ổ bụng chui qua rốn đến nhau thai, khi
cuống rốn rụng, đoạn trên động mạch rốn tắc lại thành thừng động mạch, phần dưới
tách ra thành hai ngành bàng trên nuối bàng quang.
Ở đây có thể xảy ra thốt vị trực tiếp, thốt vị chỉ do mắc phải vì thành bụng
yếu.Túi thốt vị nằm trong ống bẹn nhưng ở ngồi bao thừng tinh, thốt vị này ít
khi xuống bìu.


5

–Hố bẹn trong:

Ở phía trong thừng động mạch rốn.
Phía sau là cơ thẳng to rất khoẻ nên hầu như không xảy ra thốt vị ở vị trí này.
1.1.2. Phân loại, triệu chứng, chẩn đoán phân biệt và điều trị của thoát vị bẹn
1.1.2.1.Phân loại thoát vị bẹn
* Phân loại theo giải phẫu:
+Thốt vị chếch ngồi:
–Tạng thốt vị chui ra ở hố bẹn ngoài vào ống phúc tinh mạc để xuống bìu.
–Đa số là bẩm sinh.
–Túi thốt vị nằm trong bao thớ thừng tinh.
+Thoát vị bẹn trực tiếp:
–Tạng thoát vị chui ra ở hố bẹn giữa.
– Là thoát vị mắc phải.
–Túi thốt vị nằm ngồi bao thớ thừng tinh.
+Thốt vị bẹn chếch trong:
–Tạng chui ra ở hố bẹn trong.
– Loại nằy hiếm gặp.
* Phân loại theo nguyên nhân:
+Thoát vị bẩm sinh:
– Do cịn tồn tại hồn tồn hoặc một phần ống phúc tinh mạc.
– Bao giờ cũng là thoát vị chéo ngoài.
– Hay gặp ở trẻ em và vị thành niên.
– Dễ bị nghẹt (vì tạng thốt vị nằm trong bao thớ thừng tinh, chui qua lỗ bẹn nơng
xuống bìu, lỗ bẹn nơng hẹp sẽ gây nghẹt).
+Thốt vị mắc phải:
– Do cân cơ thành bụng yếu, nhẽo, áp lực ổ bụng tăng.
– Tạng thốt vị nằm ngồi bao thớ thừng tinh; tạng thốt vị chui ở hố bẹn giữa,
khơng tụt xuống bìu; là thốt vị trực tiếp.
– Thường gặp ở người già, yếu, suy kiệt.
– Rất ít bị nghẹt vì túi thốt vị hình chóp nón cụt, nhưng sau mổ hay tái phát => Dù
thoát vị bẹn bẩm sinh hay mắc phải thì cổ túi thốt vị bao giờ cũng nằm trên cung

đùi.


6

* Theo mức độ tiến triển:
– Thoát vị thể chỏm: tạng thoát vị mới chui ra lỗ bẹn ngoái (hố bẹn sâu).
– Thoát vị kẽ: tạng thoát vị đã nằm trong ống bẹn.
– Thoát vị bẹn – mu: tạng thoát vị mới chui qua lỗ bẹn trong (nông) đến gốc bìu.
– Thốt vị bẹn – bìu: tạng thốt vị đã chui xuống bìu và tiếp giáp với tinh hồn.
* Có thể gặp loại thoát vị mà tạng thoát vị nằm giữa các lớp cân cơ: mạc
ngang, phúc mạc, cơ ngang bụng, có chéo bé, cơ chéo lớn…
1.1.2.2. Giải phẫu bệnh
* Túi thoát vị gồm: cổ, thân và đáy túi.
* Các tạng thoát vị: Tất cả các tạng trong ổ bụng đều có thể chui và bao thốt vị
nhưng thường gặp là: ruột non, mạc nối lớn, manh tràng, đại tràng Sigma, bàng
quang, đại tràng ngang.
1.1.2.3 Triệu chứng lâm sàng
* Biện luận chẩn đốn thốt vị bẹn chếch ngồi:
+Triệu chứng cơ năng:
Có khối phồng vùng bẹn bìu có đặc điểm:
– To khi đi lại chạy nhảy, khi có tăng áp lực ổ bụng.
– Khi nằm nghỉ thì nhỏ lại.
+ Triệu chứng thực thể:
– Nằm trên lằn bẹn (cổ túi thoát vị nằm trên cung đùi), căng to khi ho rặn mạnh, nhỏ
hoặc mất đi khi nằm.
– Khối phồng mềm, không đau
– Dùng tay đẩy lên khối phồng mất đi
– Lỗ bẹn nơng rộng
– Sờ nắn, luồn ngón tay vào lỗ bẹn nơng thấy cảm giác khối ruột chạm và đầu ngón

tay.
– Các thăm khám khác vùng bẹn bìu: Gõ vang khi tạng thốt vị là ruột, nắn có thể
thấy tiếng óc ách của nước, gõ đục thoát vị là mạc nối.
* Chuẩn đốn phân biệt:
+Tràn dịch màng tinh hồn:
– Da bìu căng, có dấu hiệu 3 động.
– Khơng sờ được mào tinh hồn và khơng bấu được màng tinh hồn.


7

– Soi đèn pin: Ánh sáng xuyên qua khối dịch màu hang nhạt.
+ U nang thừng tinh:
– Khối phồng khó mất đi khi sờ nắn (do lỗ thông thương với ổ bụng nhỏ).
– Khối phồng có tính chất của một khối dịch.
+ Thoát vị đùi:
– Gặp chủ yếu ở phụ nữ.
– Tạng thoát vị ở dưới nếp lằn bẹn.
– Là thoát vị mắc phải.
– Nguyên nhân do cân, dây chằng vùng đáy tam giác Scarpa yếu.
+Giãn tĩnh mạch thừng tinh.
– Nguyên nhân: do ứ máu vùng tinh hoàn.
– Thường gặp ở bên trái.
– Sờ bìu thấy cảm giác như sờ vào búi giun dưới tay.
– DH Curling (-)
+Viêm hạch bẹn:
– Có H/C nhiễm trùng.
– Sưng, nóng, đỏ, đau
+ Tinh hồn lạc chỗ:
– Tinh hồn nằm ở ống bẹn, khơng sờ thấy tinh hồn cùng bên.

– Có ranh giới rõ, mật độ chắc, ấn đau.
– Khối phồng không mất đi hoặc bé lại khi nắn bóp.
+Áp xe lạnh:
– Do dịch tụ lại, do lao; nằm ngoài động mạch đùi
+Áp xe cơ đáy chậu.
* Thoát vị bẹn trực tiếp:
– Hay gặp ở người già và thường xảy ra ở 2 bên.
– Lỗ thốt vị rộng, tạng thốt vị ngồi ruột non, mạc nối lớn còn co thể gặp manh
tràng, bàng quang, niệuquản…
–Tạng thốt vị chui ra theo hướng từ trong ra ngồi, từ sau ra trước: cân, cơ, mạc
ngang mỏng bị đẩy ra trước, do đó khi dùng một ngón tay đặt vng góc với da đẩy
khối phồng vào dễ dàng.


8

–Lấy ngón tay luồn vào khối thốt vị thì sờ được động mạch thượng vị đập ở phía
ngồi khối phồng và cảm giác sờ được mặt trong của xương chậu.
– Khi mổ thấy túi thốt vị nằm ngồi bao xơ thừng tinh.
1.1.2.4. Điều trị thốt vị bẹn
* Khơng mổ (đeo băng)
Chỉ định: Tạm thời
- Trẻ nhỏ < 6 tuổi
- Người già yếu, tình trạng tồn thân khơng cho phép phẫu thuật.
Nhƣợc điểm:
- Không giải quyết nguyên nhân – gây viêm dính
* Điều trị phẫu thuật
Mục đích:
– Khâu cổ túi và cắt túi thoát vị
– Tái tạo thành bụng

Nguyên tắc:
– Khâu càng cao càng tốt nhưng không được khâu buộc vào ống dẫn tinh.
– Cắt túi thốt vị nếu bóc dễ.
Chuẩn bị mổ:
– Vệ sinh tại chỗ, băng vô khuẩn vết mổ
– Tư thế: Bệnh nhân nằm ngửa, bàn hơi nghiêng thấp về phía đầu.
– Phẫu thuật viên đứng bên có thốt vị, phụ mổ đứng bên đối diện.
– Vơ cảm:
+ Trẻ em: gây mê
+ Người lớn: tê ngoài màng cứng hoặc tiền mê – tê tại chỗ
Kỹ thuật:
Thì 1: Mở ống bẹn
– Rạch da: Rạch theo đường phân giác của góc giữa bờ ngồi cơ thẳng và cung đùi
cùng bên, đầu dưới đường rạch chéo trên gai mu 1cm (tương ứng với lỗ bẹn nông),
đường rạch dài 8 - 12cm, cầm máu kỹ để tránh máu tụ.
– Rạch cân cơ chéo to: Theo hướng rạch da, độ dài như đường rạch da, kẹp giữ 2
mép cân mỗi mép bằng 2 kìm có móng, ở góc vết mổ.
– Bóc tách cân cơ chéo lớn:


9

+ Ở mép dưới bóc tách tận đến dây cung đùi.
+ Ở mép trên bóc tách để thấy rõ gân kết hợp, sẽ thấy rõ thừng tinh chạy qua.
+ Che phủ bảo vệ vết mổ.
Thì 2: Phẫu tích túi thốt vị
* Mở bao xơ chung để tìm túi thốt vị: Theo kỹ thuật mở cân 2.
+ Mở rộng theo chiều dọc.
+ Banh rộng hai mép bằng các kìm cầm máu, tìm thấy bao thốt vị trong lớp mỡ
vàng nhão.

Nếu khơng nhận biết được bao thốt vị (vì tạng thốt vị đã tụt vào trong ổ bụng) thì
bảo bệnh nhân ho, rặn… (nếu khơng gây mê) túi thốt vị sẽ phồng lên, xẹp xuống,
mặt ngồi túi trắng hoặc vàng, có tổ chức mỡ bám vào.
* Mở túi thoát vị 1 lỗ nhỏ như kỹ thuật mở bao xơ chung ở gần cổ túi, thấy mặt
trong bao thoát vị màu hồng nhạt, trơn nhẵn. Mở rộng bao thốt vị về phía đáy túi.
* Khám và giải quyết tạng thoát vị: (mạc nối lớn hoặc ruột non)
–Trong thoát vị bẹn thường: Tạng thoát vị thường không bị tổn thương, chỉ việc đẩy
vào trong ổ bụng.
–Đơi khi gặp mạc nối lớn bị viêm dính: Kéo mạc nối lớn ra ngoài đến phần lành,
kẹp và cắt bỏ chỗ viêm dính, buộc cầm máu rồi đẩy trả vào trong ổ bụng.
–Bóc tách bao thốt vị: Phẫu thuật viên dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái móc vào đáy
túi thốt vị, nâng đáy túi lên.Tay phải dùng gạc có tẩm thanh huyết mặn đẳng, miết
nhẹ lên mặt ngồi của bao thốt vị từ phía đáy đến phía cổ túi để tách hẳn túi ra.
Thì 3: Cắt bao thoát vị
– Khâu 1 sợi chỉ perlon xuyên qua cổ túi ở sát lỗ bẹn sâu, buộc theo kiểu số 8
–Cắt đứt túi thoát vị ở dưới nút chỉ số 8 rồi thả cho mỏm cụt túi tụt lên cao. Cũng có
thể dùng dùng hai đầu chỉ ấy, khâu buộc cố định mỏm cụt vào mặt trong thành bụng
(mối buộc Barker). Khi lỗ thoát vị lớn, cổ túi thoát vị rộng thì nên khâu mối túi ở cổ
túi thốt vị rồi buộc, mới đảm bảo chắc chắn.
– Khâu phục hồi bao xơ chung: bằng mối rời, chỉ lin.


10

Hình 1.4: Khâu lại bao xơ thốt vị
Thì 4: Tái tạo thành bụng chữa thốt vị. Đây là thì quan trọng nhất, quyết định cho
kết quả cuộc mổ. Hiện tại phổ biến nhất là dùng miếng Surgical Mesh

Hình 1.5: Lưới Surgical Mesh dùng trong phẫu thuật thốt vị bẹn
Mục đích: Thu hẹp khoảng trống giữa thành trên và thành dưới của ống bẹn và tăng

cường cho thành sau.
1.1.3.Các tai biến, biến chứng:
+Các tai biến trong mổ:
– Cắt phải ống dẫn tinh
– Tổn thương các tạng trong bao thoát vị
– Chảy máu
– Chọc vào động mạch đùi khi khâu
– Máu tụ ở hạ nang và dương vật: do cầm máu thì 1 không kĩ.
– Thắt nghẹt thừng tinh khi tỏi tạo thành bụng.
+Biến chứng sau mổ:
• Chảy máu
• Phù nề bìu


11

• Vơ sinh
• Nhiễm trùng vết mổ
+Xử trí:
Mức độ thốt vị bẹn Mức 1: Thoát vị bẹn trẻ em.
Mức 2: Thoát vị bẹn đơn giản.
Mức 3: Thoát vị bẹn loại trung gian.
Mức 4: Thoát vị bẹn lớn hoặc tái phát.
*Điều trị thoát vị bẹn trực tiếp:
1-Phương pháp Bassini.
2-Phương pháp Shouldice.
3-Phẫu thuật Hansted.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu về thốt vị bẹn
Tại Việt Nam, năm 2002 đã áp dụng kỹ thuật Lichtenstein điều trị thoát vị
bẹn. Vương Thừa Đức, nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên giữa hai nhóm Lichtenstein

và Bassini. Kết quả cho thấy: nhóm Lichtenstein đau sau mổ ít, phục hồi sinh hoạt
cá nhân sau mổ sớm, thời gian nằm viện ngắn hơn nhóm Bassini. Vương Thừa Đức,
nghiên cứu kết quả lâu dài sau mổ thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein, theo dõi
2-8 năm, tỉ lệ tái phát 0,96%, đau mạn tính vùng bẹn 5,3%, nhiễm trùng tấm lưới
muộn 0,47%. Vương Thừa Đức, mổ 32 thoát vị bẹn tái phát bằng kỹ thuật
Lichtenstein, ghi nhận 1 trường hợp tái phát sớm sau 4 tháng, tỉ lệ tái phát lại 3,1%.
Ngô Thế Lâm, mổ 40 thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein, tỉ lệ tái phát 2,5%.
Phạm Hữu Thông, mổ 43 thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein và Rives, tỉ lệ tái
phát 3,7%. 5
Năm 1986, Lichtenstein, báo cáo kỹ thuật khơng căng, sử dụng tấm lưới
nhân tạo mổ thốt vị bẹn cho 1.000 bệnh nhân với biến chứng tối thiểu và khơng có
tái phát, theo dõi 1-5 năm. Năm 1989, Lichtenstein nghiên cứu trên 1000 trường
hợp với biến chứng tối thiểu và khơng có tái phát sau 1-5 năm theo dõi. Năm 1992,
nhóm của Lichtenstein đã tổng kết 3.019 trường hợp của năm trung tâm với tỉ lệ tái
phát 0,2%. Năm 1995, nhóm 72 phẫu thuật viên khơng chun mổ 16.000 trường
hợp bằng kỹ thuật Lichtenstein cho tỉ lệ tái phát.
Nhiều người bệnh sau phẫu thuật thường không coi trọng việc chăm sóc sức
khỏe cũng như vết mổ bởi họ cho rằng họ có sức khỏe và vết mổ có thể tự lành theo


12

thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, nếu chúng ta lơ là việc chăm sóc bệnh nhân cũng
như vết thương sau phẫu thuật có thể gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của người bệnh. Làm sao để chăm sóc bệnh nhân cũng như vết mổ sau phẫu
thuật hiệu quả và an tồn nhất nói chung và sau phẫu thuật thốt vị bẹn nói riêng?
Theo báo cáo của bệnh viện Vinmec năm 2018, việc áp dụng đúng quy trình chăm
sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn đã giúp người bệnh sau mổ nằm giảm
được số ngày điều trị trung bình từ 10 xuống 5 ngày; Giảm chi phí điều trị từ 2030%; Tỷ lệ áp dụng đúng quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thoát vị
bẹn tại bệnh viện tăng từ 36% lên 70%. Tại khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện đa

khoa tỉnh Phú Thọ đang áp dụng đúng quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật thốt vị bẹn; Trung bình 1 điều dưỡng chăm sóc khoảng 7 bệnh nhân.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn (Quy trình được trích dẫn từ cuốn
Điều dưỡng Ngoại khoa của trường đại học Điều Dưỡng Nam Định- năm 2016)
1.2.1. Nhận định người bệnh ngay sau phẫu thuật
- Tồn thân:
+ Người bệnh có sốc khơng?
+ Có biểu hiện hơn mê gan khơng? Người bệnh tỉnh chưa?
+ Có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc không?
- Cơ năng:
+ Nhận định tư thế người bệnh sau phẫu thuật?. Dấu hiệu sinh tồn.
+ Nhận định tiểu tiện: xem có chảy máu (sau vết mổ hay chảy máu do chức năng
gan kém)? Có nhiễm khuẩn khơng?
+ Nhận định tiểu tiện: xem nước tiểu có vàng sẫm khơng?
+ Nhận định về trung, đại tiện, vận động, dinh dưỡng?
+ Nhận định các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.
1.2.2. Chẩn đốn và can thiệp điều dưỡng
a) Người bệnh không nằm đúng tư thế sau phẫu thuật
- Mục tiêu: Người bệnh nằm đúng tư thế sau phẫu thuật
- Thực hiện chăm sóc: Tư thế nằm của người bệnh:
+ Khi người bệnh chưa tỉnh: cho nằm ngửa đầu tối đa.
+ Khi người bệnh tỉnh: cho nằm tư thế Fowler


13

b) Biến loạn dấu hiệu sinh tồn do nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật
- Mục tiêu: Người bệnh ổn định dấu hiệu sinh tồn sau phẫu thuật.
- Thực hiện chăm sóc

+ Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn.
Tùy theo tình trạng người bệnh, giai đoạn bệnh, tùy vào loại phẫu thuật người điều
dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ngày đầu 30 phút hay 60 phút/lần và thời
gian theo dõi có thể 12 giờ hay 24 giờ sau phẫu thuật. Những ngày tiếp theo nếu dấu
hiệu sinh tồn bình thường theo dõi ngày 2 lần.
+ Chăm sóc về hơ hấp: Theo dõi người bệnh thở đều hay không đều, theo dõi biến
chứng ngạt bằng cách theo dõi số lần thở/1 phút, biên độ thở. Nếu số lần thở ≥ 30
lần/phút hoặc ≤ 15 lần/phút thì phải báo lại với thầy thuốc. Theo dõi liệt cơ hô hấp
do thuốc giãn cơ hoặc tái tác dụng của thuốc giãn cơ (bình thườngsau phẫu thuật
nếu hết tác dụng của thuốc dãn cơ, người bệnh sẽ nâng đầu lên khỏi mặt giường và
giữ tư thế đó trong vịng 30 giây). Nếu có biểu hiện liệt cơ hô hấp người bệnh sẽ thở
yếu hoặc ngừng thở, lúc đó phải tiến hành cấp cứu ngay, báo cáo lại với thầy thuốc.
Người điều dưỡng cần báo cáo với thầy thuốc để dùng thuốc giảm phù nề, để xử trí
kịp thời.
+ Chăm sóc về tuần hồn: Theo dõi xem mạch có đập đều hay khơng đều, số lần
mạch đập/ 1 phút. Đo huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Nếu trong quá trình theo
dõi thấy mạch tăng dần lên, huyết áp giảm dần, niêm mạc nhợt nhạt thì có khả năng
bị chảy máu sau phẫu thuật cần phải báo cáo ngay với thầy thuốc.
+ Chăm sóc về nhiệt độ: Bình thường sau phẫu thuật nhiệt độ tăng lên từ 0,5oC đến
1oC. Sau phẫu thuật người bệnh có thể sốt cao do nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn
nước điện giải trầm trọng. Trường hợp này cần chườm mát vùng cổ, nách, bẹn, cởi
bỏ bớt quần áo, báo cáo thầy thuốc dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên người bệnh có thể
hạ nhiệt độ nguyên nhân do sốc truyền máu- truyền dịch, sốc do nhiễm trùng nhiễm
độc nặng. Trường hợp này phải ngừng truyền dịch, truyền máu, ủ ấm, dùng thuốc
theo y lệnh.
c) Người bệnh vận động kém do mệt mỏi, đau
- Mục tiêu: Người bệnh sau phẫu thuật khơng có các di chứng sau phẫu
thuật.
- Thực hiện chăm sóc: Chăm sóc vận động.



14

+ Người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn thường mệt mỏi nên lười vận động vì vậy
người bệnh cần được vận động sớm. Ngay khi người bệnh tỉnh người điều dưỡng
nên hướng dẫn người bệnh tập vận động tĩnh trên giường bệnh. Khi người bệnh ổn
định cho ngồi dậy sớm, vỗ lưng, tập thở sâu, tập ho để phòng ngừa viêm phổi.
d) Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ do viêm phúc mạc
- Mục tiêu: Người bệnh sau phẫu thuật khơng nhiễm trùng vết mổ.
- Thực hiện chăm sóc: Chăm sóc vết mổ.
Vết mổ thường xảy ra biến chứng chảy máu ở những ngày đầu tiên, nhiễm khuẩn ở
những ngày sau. Thay băng vết mổ hàng ngày.Thường vết mổ nhiễm khuẩn vào
ngày thứ 4-5 sau phẫu thuật, khi chẩn đoán là nhiễm khuẩn vết mổ thì cần cắt chỉ
sớm, tách vết mổ cho dịch mủ thốt ra dễ dàng, có thể cắt chỉ cách quãng hay cắt
toàn bộ. Vết mổ khơng nhiễm trùng thì 7 ngày sau cắt chỉ. Vết mổ ướt thay băng,
phù nề cắt chỉ thưa. Vết mổchảy máu, băng ép cầm máu, không cầm máu được báo
bác sĩ xử lý.
e) Người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém
- Mục tiêu: người bệnhđảm bảo dinh dưỡng tốt.
- Thực hiện chăm sóc: Chăm sóc dinh dưỡng:
Đối với trường hợp người bệnh chưa có trung tiện cần đảm bảo dinh dưỡng bằng
truyền dịch, đạm hoặc truyền máu để tránh suy kiệt. Khi người bệnh đã trung tiện
được cần cho ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu.
f) Người bệnh vệ sinh không tốt do không tự vệ sinh được
- Mục tiêu:Người bệnh vệ sinh cá nhân tốt.
- Thực hiện chăm sóc: Chăm sóc vệ sinh, hướng dẫn người bệnh/người nhà vệ sinh
cá nhân, vệ sinh thân thể hàng ngày, thay ga trải giường.
g) Người bệnh thiếu kiến thức về bệnh
- Mục tiêu: người bệnh có kiến thức để tự chăm sóc bản thân.
- Thực hiện chăm sóc: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Hướng dẫn cho người bệnh sau khi xuất viện:
+ Giữ vệ sinh ăn uống, vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng.
+ Vệ sinh môi trường.
1.2.3. Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật
- Chảy máu: Hay gặp nhất là chảy máu dưới da quanh đường mổ. Có khi có máu lan


15

tỏa xuống tận bẹn bìu. Cần phải theo dõi xem khối máu tụ có lan ra khơng, to lên
khơng, nếu có cần báo lại với bác sĩ
- Thủng rách bàng quang: Người bệnh đau, chướng dần, sonde tiểu ra ít nước tiểu
và có máu đỏ.
- Sưng teo tinh hồn: Do mạch ni tinh hồn hoặc đường dẫn bạch huyết bị thắt
hoặc bị cắt phải. Cũng có thể do khâu lõ bẹn quá khít dẫn đến tắc nghẽn thừng tinh.
- Tai biến khâu vào ruột hoặc thủng ruột: Sau phẫu thuật bệnh nhân có biểu hiện
viêm phúc mạc.
- Tai biên thần kinh: Theo dõi hiện tượng mất cảm giác hoặc tê bì ở vùng bẹn, bìu,
đùi.


16

Chƣơng 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Giới thiệu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và Khoa Ngoại tổng hợp
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1965 với tên gọi là
Bệnh viện cán bộ. Từ năm 2006 đến nay, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện tuyến cao nhất của

tỉnh Phú Thọ, được xếp loại Bệnh viện hạng I với quy mô 2.000 giường bệnh, tổng
số cán bộ viên chức Bệnh viện 1.564 cán bộ, trong đó Bác sỹ và Dược sỹ Đại học:
523 người; số điều dưỡng, NHS, KTV: 781 người; cán bộ khác: 260 người.
Bệnh viện có tổng số 39 khoa, phịng, trung tâm trong đó: 08 phịng chức
năng, 05 khoa Cận lâm sàng, 16 khoa Lâm sàng và 10 Trung tâm: Trung tâm Ung
bướu; Trung tâm Đào tạo chỉ đạo tuyến; Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng
cao; Trung tâm tim mạch; Trung tâm xét nghiệm;Trung tâm huyết học - truyền
máu; Trung tâm Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng;Trung tâm Đột quỵ; Trung
tâm Thận - Lọc máu; Trung tâm Sản Nhi.
Bệnh viện có tổng số 40 phịng khám trong đó có 26 phịng khám cơng lập,
12 phòng khám theo yêu cầu, 01 phòng khám OPC và 01 phịng khám Hỗ trợ sinh
sản.
Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại:
Bệnh viện nằm trong khuôn viên rộng 2.94 ha với 3 tòa nhà 7 tầng, 2 tòa nhà 11
tầng (Tòa nhà đa trung tâm và Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao).
Hàng ngày, Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 1.300 – 1.500 lượt người đến khám
bệnh, người bệnh nội trú trung bình 1.600 – 1.800 người. Số lượng người bệnh đến
khám chữa bệnh ngày càng tăng.
Với phương châm “Người bệnh là khách hàng, Khách hàng là Ân nhân”,
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã và đang trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin
cậy hàng đầu của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh thành khu vực
Tây Bắc.
Một số hình ảnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ:


17

Hình 2.1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hình 2.2: Chăm sóc tồn diện của người điều dưỡng


Hình 2.3: Trang thiết bị phục vụ cho phẫu thuật tại phòng mổ
Khoa Ngoại tổng hợp được thành lập từ năm 1975. Hiện tại khoa có 25
cán bộ nhân viên, trong đó có 2 bác sỹ CKII, 1 bác sỹ CKI, 7 bác sỹ đa khoa
và 15 điều dưỡng.


×